Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Tìm hiểu và phân tích văn học ngôn hoài của lộ không thiền sư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.92 KB, 2 trang )

Tìm hiểu và phân tích văn học Ngôn hoài của Lộ Không
Thiền Sư
Tháng Tư 2, 2015 - Category: Lớp 10 - Author: admin

Phan tich bai tho Ngon hoai – Đề bài: Tìm hiểu và phân tích văn học Ngôn hoài của Lộ Không
Thiền Sư.
Trong nền văn học nước ta thì thời kì văn học trung đại khoảng chừng thế kỉ X đến thế kỉ XVIII là
một bộ phận văn học có thêm những bài thơ trữ hán. Đó phần lớn những vần thơ thiền cổ, kệ.
Ngoài những bài thơ như Hoa Mai và một số bài thơ của những nhà thơ nổi tiếng như Trần Thánh
Tông, Nguyễn Trãi thì ta còn biết đên bài thơ Ngôn Hoài của nhà sư Lộ Không Thiền Sư. Ngôn hoài
thể hiện tình yêu đời chan chứa hòa với tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương tạo vật của nhà thơ
Thiền Sư.

Hai câu đầu nói lên niềm vui dạt dào của nhà thơ, niềm vui của quê nhà, đồng ruộng rừng núi:
“Trạch đắc long xà địa khả cư,
Dã tình chung nhật lạc vô dư”
(Kiểu đất long xà chọn được nơi
Tình quê nào chán suốt ngày vui)
Nhà thơ yêu thiên nhiên yêu cuộc đời, yêu quê hương ấy thể hiện niềm vui của mình khi chọn được
một kiểu đất long xà đẹp. Mảnh đất ấy rất thích hợp để xây nhà chính vì thế mà nhà thơ vui lắm.
“Long xà” là mảnh đất có thế ở của rồng và rắn. Mà những con vật ấy lại là những thần linh mang
đến điềm tốt như trở che cho ngôi nhà. Giống như chiếu dời đô cũng vậy kinh thành mới nằm trong
thế “rồng cuộn hổ ngồi”. Vì thế mà nhà thơ đang cảm thấy rất vui ông chia sẻ niềm vui ấy cho mọi
người biết được. “dã tình” ở đây chính là tình quê hương thân thiết đó là mối tình giản dị bình dị
nhất nhưng lại vui vẻ đáng yêu nhất. Những tình cảm khác như tình yêu, tình bạn có thể làm cho


buồn nhưng riêng tình yêu quê hương thì chỉ có đáng nhớ đáng yêu chứ không thể nào là đáng
ghét vì những điều buồn cả. Niềm vui ấy không bao giờ là chán mà vui suốt ngày. Như thế hai câu
thơ đầu nhà thơ đã thể hiện được tình cảm của mình.
Sang tiếp hai câu thơ sau tác giả thể hiện khí phách và sự chan hòa của nhà thơ giữa thiên nhiên


cao rộng, trèo thẳng lên đỉnh núi cao rồi kêu lên một tiếng thật to và dài trấn động cả bầu trời, vũ trụ.
Chữ dùng thật hay, biểu lộ một chí khí. Một tâm thế hào hùng, kỳ lạ :
“Hữu thì trực thướng cô phong đính,
Trường khiếu nhất thanh hàn thái hư. ”
(Có khi đỉnh núi trèo lên thẳng
Một tiếng kêu vang lạnh cả trời)
Đó chính là cách mà nhà thơ thể hiện những tình cảm của mình. Trên đỉnh núi ấy nhà thơ ngắm
nhìn những ngôi nhà, những cảnh đẹp thiên nhiên và con người quê hương mình mà tháy trong
lòng mình vui phơi phới. Có thể thấy tâm trạng của nhà thơ cũng mang cái cao vời vợi phơi phới
như chính ngọn núi mà nhà thơ đang đứng. Tác giả thét lên như vui sướng tột đổ, điều đó thể hiện
sự hạnh phúc của nhà thơ
Bài thơ chỉ có bốn câu thơ thôi nhưng chúng ta thấy được tất cả những gì là hạnh phúc và tình yêu
quê hương thiên nhiên đất nước của Lộ Không Thiền Sư. Chúng ta đã thấy được một tấm lòng của
người xưa ấy. Nhà thơ yêu quê hương mình đến mức vui cả ngày không chán thể hiện được tấm
lòng tâm hồn giao hòa với cuộc sống của nhà thơ.



×