Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

Hệ thống báo hiệu số 7 trong MSC server blade cluster

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.21 MB, 67 trang )

Đồ án tốt nghiệp Đại học
MỤC LỤC
MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH VẼ
DANH MỤC BẢNG BIỂU
LỜI NÓI ĐẦU........................................................................................................................................1
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MSC SERVER BLADE CLUSTER..........................................2
Hình 1.1: Cấu trúc của MSC Server R14.1 BC......................................................................................2
Hình 1.5: Signalling Proxy.....................................................................................................................5
SPX là 1 Signaling Gateway:.................................................................................................................6
SPX đảm bảo rằng MSC-S BC chỉ sử dụng truyển tải IP bên trong mạng. Nó cũng chuyển báo hiệu số
7 thành SUA/M3UA................................................................................................................................6
Hình 1.6: SPX là 1 Signaling Gateway..................................................................................................6
Hình 1.7: MSC/TSC blade......................................................................................................................6
Hình 1.9: Sơ đồ tổng quan mạng lõi.....................................................................................................11
Hình 1.10: Hệ thống phần cứng của MSC Server BC.........................................................................12
CHƯƠNG II: HỆ THỐNG BÁO HIỆU SỐ 7......................................................................................12
Hình 2.1: Cấu trúc của hệ thống báo hiệu số 7....................................................................................13
Hình 2.2: Cấu trúc chức năng của SS7................................................................................................14
Hình 2.3: Mối tương quan giữa hệ thống báo hiệu số 7 và OSI...........................................................17
Hình 2.4: Các đơn vị tín hiệu trong SS7...............................................................................................18
Hình 2.5: Trường FC...........................................................................................................................19
Hình 2.6: Cấu trúc chức năng MTP mức 3..........................................................................................20
Hình 2.7: Các trường định tuyến bản tin..............................................................................................21
Hình 2.8 : Dịch vụ không đấu nối........................................................................................................23
Hình 2.10: Khuôn dạng bản tin SCCP.................................................................................................26
Hình 2.11: Sơ đồ cấu trúc chức nang của SCCP..................................................................................27
CHƯƠNG III: HỆ THỐNG BÁO HIỆU SỐ 7 TRONG MSC SERVER BC.........................................29
Hình 3.1: Cấu trúc gói tin SCCP..........................................................................................................32
............................................................................................................................................................. 33
Hình 3.2: Các chức năng SCTP...........................................................................................................33


Hình 3.3: Khuôn dạng tiêu đề SCTP....................................................................................................33
Trường số thứ tự cổng nguồn/đích: 16 bít. Chỉ thị số thứ tự cổng của SCTP gửi/nhận. Trường Tag: 32
bít. Phía thu sử dụng trường này để xác nhận với phía gửi về gói tin SCTP này. ...............................34
Trường CheckSum: 32 bit. Chứa tổng kiểm tra của gói tin SCTP. SCTP sử dụng thuật toán Adler-32
để tính toán tổng kiểm tra....................................................................................................................34
Hình 3.7: Vai trò và vịtrí của M3UA....................................................................................................38
Hình 3.8: Vai trò và vịtrí của M3UA trong kiến trúc toàn IP...............................................................39
Hình 3.9: Vai trò và vị trí của SUA......................................................................................................39
Hình 3.10: Vai trò và vị trí của SUA trong kiến trúc toàn IP...............................................................40
Hình 3.11: Quy trình báo hiệu SCTP để thiết lập một liên kết.............................................................42
Hình 3.12 : Cấu trúc bản tin SCTP......................................................................................................43
Hình 3.13: Kích hoạt kết nối M3UA và SCTP......................................................................................44
Hình 3.14: Tổng quát các chức năng của Signaling Link.....................................................................48
Hình 3.15: Thủ tục chấp nhận SU........................................................................................................51
Hình 3.16: Việc truyền bản tin báo nhận tích cực và tiêu cực..............................................................53
Hình 3.17: Phương pháp sửa sai cơ bản..............................................................................................54
Hình 3.18: Phương pháp sửa sai phòng ngừa......................................................................................55
Hình 3.19: Quá trình xử lý hư hỏng của đường báo hiệu.....................................................................56
KẾT LUẬN...........................................................................................................................................61

Lớp: D08VTA1


Đồ án tốt nghiệp Đại học
DANH MỤC HÌNH VẼ
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MSC SERVER BLADE CLUSTER 2
Hình 1.1: Cấu trúc của MSC Server R14.1 BC 2
Hình 1.5: Signalling Proxy 5
SPX là 1 Signaling Gateway: 6

SPX đảm bảo rằng MSC-S BC chỉ sử dụng truyển tải IP bên trong mạng. Nó cũng chuyển báo hiệu số
7 thành SUA/M3UA 6
Hình 1.6: SPX là 1 Signaling Gateway. 6
Hình 1.7: MSC/TSC blade 6
Hình 1.9: Sơ đồ tổng quan mạng lõi 11
Hình 1.10: Hệ thống phần cứng của MSC Server BC 12
CHƯƠNG II: HỆ THỐNG BÁO HIỆU SỐ 7 12
Hình 2.1: Cấu trúc của hệ thống báo hiệu số 7 13
Hình 2.2: Cấu trúc chức năng của SS7 14
Hình 2.3: Mối tương quan giữa hệ thống báo hiệu số 7 và OSI 17
Hình 2.4: Các đơn vị tín hiệu trong SS7 18
Hình 2.5: Trường FC 19
Hình 2.6: Cấu trúc chức năng MTP mức 3 20
Hình 2.7: Các trường định tuyến bản tin 21
Hình 2.8 : Dịch vụ không đấu nối 23
Hình 2.10: Khuôn dạng bản tin SCCP 26
Hình 2.11: Sơ đồ cấu trúc chức nang của SCCP 27
CHƯƠNG III: HỆ THỐNG BÁO HIỆU SỐ 7 TRONG MSC SERVER BC 29
Hình 3.1: Cấu trúc gói tin SCCP 32
33
Hình 3.2: Các chức năng SCTP 33
Hình 3.3: Khuôn dạng tiêu đề SCTP 33
Trường số thứ tự cổng nguồn/đích: 16 bít. Chỉ thị số thứ tự cổng của SCTP gửi/nhận. Trường Tag: 32
bít. Phía thu sử dụng trường này để xác nhận với phía gửi về gói tin SCTP này. 34
Trường CheckSum: 32 bit. Chứa tổng kiểm tra của gói tin SCTP. SCTP sử dụng thuật toán Adler-32
để tính toán tổng kiểm tra. 34
Hình 3.7: Vai trò và vịtrí của M3UA 38
Hình 3.8: Vai trò và vịtrí của M3UA trong kiến trúc toàn IP 39
Hình 3.9: Vai trò và vị trí của SUA. 39
Hình 3.10: Vai trò và vị trí của SUA trong kiến trúc toàn IP 40

Hình 3.11: Quy trình báo hiệu SCTP để thiết lập một liên kết 42
Hình 3.12 : Cấu trúc bản tin SCTP 43
Hình 3.13: Kích hoạt kết nối M3UA và SCTP 44
Hình 3.14: Tổng quát các chức năng của Signaling Link 48
Hình 3.15: Thủ tục chấp nhận SU 51
Hình 3.16: Việc truyền bản tin báo nhận tích cực và tiêu cực 53
Hình 3.17: Phương pháp sửa sai cơ bản 54
Hình 3.18: Phương pháp sửa sai phòng ngừa 55
Hình 3.19: Quá trình xử lý hư hỏng của đường báo hiệu 56
KẾT LUẬN 61

Lớp: D08VTA1


Đồ án tốt nghiệp Đại học

Chương I: Khái Quát chung MSC Server Blade Cluster

LỜI NÓI ĐẦU
Cùng với sự phát triển của các ngành điện tử - tin học, công nghệ viễn thông
trong những năm vừa qua phát triển rất mạnh mẽ cung cấp ngày càng nhiều các loại
hình dịch vụ mới đa dạng, an toàn, và chất lượng cao đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu
cầu của khách hàng. Mạng thông tin tại Việt Nam đã và đang có nhiều bước phát triển
mới, cố gắng đạt tới đỉnh cao của công nghệ thông tin, nó cũng chính là yếu tố quan
trọng giúp nền kinh tế phát triển và góp phần nâng cao đời sống xã hội.
Với chiến lược ngày càng nâng cao lưu lượng cũng như chất lượng phục vụ cho
nhu cầu viễn thông của người tiêu dùng. Sự phát triển này được thực hiện bằng cách
thay thế hệ thống tổng đài cũ bằng một hệ thống tổng đài mới như MSC Server Blade
Cluster của Ericsson. Mặc dù MSC Server Blade Cluster chỉ mới được đưa vào khai
thác và sử dụng nhưng nó đã có một vị trí quan trọng trong thị trường, quá trình sử

dụng MSC Server Blade Cluster đã chứng minh khả năng to lớn của nó có thể đáp ứng
những yêu cầu của ngành viễn thông nước ta hiện nay và tương lai. Để có thể hiểu biết
hơn về MSC Server Blade Cluster đang được sử dụng trên mạng thông tin Việt Nam.
Với đề tài:
“ Hệ thống báo hiệu số 7 trong MSC Server Blade Cluster ”
Bài báo cáo chia làm ba chương:
Chương I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MSC SERVER BLADE CLUSTER
Chương II: HỆ THỐNG BÁO HIỆU SỐ 7
Chương III: HỆ THỐNG BÁO HIỆU SỐ 7 TRONG MSC-S BC

Lớp: D08VTA1
Trang 1


Đồ án tốt nghiệp Đại học

Chương I: Khái Quát chung MSC Server Blade Cluster

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MSC SERVER BLADE
CLUSTER
1.1.Khái niệm MSC Server blade cluster (MSC-S BC)
MSC Server BC là một MSC, một trong các node quan trọng trong kiến trúc
mạng chuyển mạch vòng trong cả GSM và WCDMA. Dựa trên một cụm các blade
linh hoạt bao gồm SPX và APG sử dụng cho O&M, lưu trữ STS và cước CDR. Đây là
phiên bản phát triển của Ericssons MSC Server, có dung lượng rất cao, không làm gián
đoạn dịch vụ của MSC.
MSC Server BC cấp phát tài nguyên và phân phối lưu lượng cho các thuê bao
di động linh hoạt giữa các MSC blade. MSC blade có thể được cô lập, được thêm vào
hoặc gỡ ra trong thời gian hoạt động mà không cần tác động đến dịch vụ. Nếu số
lượng MSC blade hiện có bị thay đổi, các thuê bao sẽ được phân phối lại.


Hình 1.1: Cấu trúc của MSC Server R14.1 BC
MSC Server R14.1 BC (MSC-S BC) là một MSC Server có khả năng thay đổi. Sự
thay đổi này được thực hiện bằng cách tăng hoặc giảm cluster. MSC Server R14.1 BC
bao gồm những thành phần sau đây:
Lớp: D08VTA1
Trang 2


Đồ án tốt nghiệp Đại học

Chương I: Khái Quát chung MSC Server Blade Cluster

- MSC Blade (Tối đa 18 MSC Blade)
- SPX (bao gồm cả thiết bị RP và SCB)
- APG-IO, STS và APG-CHS (bao gồm SCB)
- IS (bao gồm SIS, EXB, MXB)
- Board giao tiếp IP.
- SIS I/O
Số lượng MSC-S Blade trong cụm các Blade có thể thay đổi được, với MSC Server
14.1 BC thì có thể lắp đặt tối đa 18 MSC-S Blade (điều này phụ thuộc vào tùy chọn
của phần cứng). Trong tương lai, số lượng blade tối đa theo lý thuyết có thể lên đến
64. Cấu trúc và chức năng của từng thành phần sẽ được mô tả rõ hơn ở phần sau.
 Intergrated Site (IS) của hệ thống blade (Blade system - BS):
Phân biệt cấu trúc IS của hệ thống blade và cấu trúc ứng dụng của hệ thống blade
theo hình dưới đây

Hình 1.2: Cấu trúc logic và cấu trúc vật lý của IS trong MSC-S BC

1.2Các thành phần chính của MSC-S BC

1.2.1. MSC Blade:
MSC Blade cung cấp chức năng điều khiển cuộc gọi di dộng, điều này bao gồm
các loại node logic sau:
-

MSC Server
GMSC Server
SMS-IWMSC
SMS-GMSC
SSF/gsmSSF
TSC Server

Lớp: D08VTA1
Trang 3


Đồ án tốt nghiệp Đại học

Chương I: Khái Quát chung MSC Server Blade Cluster

Tất cả các MSC Blade được thiết kế như là CP đơn hướng. MSC Server BC sử
dụng phương pháp dự phòng N+1 trong việc bảo vệ các MSC Blade. Khả năng dự
phòng N+1 được thực hiện bằng cách sử dụng một Primary MSC Blade và 1 Buddy
MSC Blade cho mỗi thuê bao di động được cập nhật.
SPX, IPLB và APG là những giao tiếp đi ra cũng như đi vào MSC-S BC. Ở đây
không có kết nối trực tiếp nào từ bên ngoài đến một MSC Blade cụ thể.
Từ khi các thuê bao được tự động phân phối đến các Blade, thì cụm Blade xuất
hiện như một node riêng biệt.

Hình 1.3: Không có sự khác biệt trong cấu hình giữa các Blade


1.2.2. Signaling Proxy:
Signaling Proxy (SPX) dùng đề xử lý các giao tiếp báo hiệu hướng ra các node
bên ngoài. Giúp các blade thấy được các node mạng bên ngoài. SPX sẽ phân phối lưu
lượng báo hiệu đến các MSC/TSC blade. Phục vụ cho yêu cầu kết nối SCCP, bản tin
SCCP và các yêu cầu tương tác của TCAP, SPX sẽ chọn một MSC/TSC blade để
chuyển tiếp bản tin đến blade này. Hai SPX cung cấp cho MSC-S BC khả năng tương
thích ngược và chuyển đổi các giao tiếp TDM và ATM bên ngoài thành giao tiếp IP
bên trong MSC-S BC. Hai SPX cũng chuyển đổi báo hiệu số 7 thành SIGTRAN.
SPX thực hiện cân bằng tải M3UA thông qua IP và MTP3 và làm cho MSC-S
BC hoạt động như một nốt MSC Server.

Lớp: D08VTA1
Trang 4


Đồ án tốt nghiệp Đại học

Chương I: Khái Quát chung MSC Server Blade Cluster

Hình 1.4: Tất cả giao thức chuyển mạch vòng đều đi qua các SPX
SPX hoạt động như một điểm truyền tải báo hiệu (Signal Transfer Point - STP)
trong chế độ Quasi Associated Mode (QAM) và như một điểm báo hiệu đầu cuối
(Signal End Point - SEP) trong chế độ Associated Mode (AM).
Một SPX có phần cứng là một cặp AXE CP với thiết bị RP. SPX chuyển đổi,
chuyển tiếp và phân phối lưu lượng báo hiệu (dựa trên nền ATM, TDM và IP) nhận từ
RAN, mạng lõi và mạng dịch vụ cho các MSC Blade.
MSC Server BC luôn được trang bị 2 SPX. Mỗi SPX là một cặp APZ. APZ
214 03 là thế hệ mới nhất của dòng sản phẩm APZ.
APZ là nền tản của tổng đài AXE, trong khi đó APT là ứng dụng.


Hình 1.5: Signalling Proxy
Lớp: D08VTA1
Trang 5


Đồ án tốt nghiệp Đại học

Chương I: Khái Quát chung MSC Server Blade Cluster

 SPX là 1 Signaling Gateway:
SPX đảm bảo rằng MSC-S BC chỉ sử dụng truyển tải IP bên trong mạng. Nó cũng
chuyển báo hiệu số 7 thành SUA/M3UA

Hình 1.6: SPX là 1 Signaling Gateway.

1.2.3. MSC Server BC O&M (APG và OSS-RC):
Hệ thống I/O quản lý STS,CDR, là giao diện dùng cho O&M. Để phục vụ cho
vận hành và bảo dưỡng (O&M) của blade và SPX, cần ít nhất 2 APG:
-

Một APG được sử dụng để phục vụ O&M MSC Server BC .
APG còn lại được sử dụng để phục vụ billing MSC Server BC.

1.2.4. IS Framework:

Hình 1.7: MSC/TSC blade

Lớp: D08VTA1
Trang 6



Đồ án tốt nghiệp Đại học
-

-

Chương I: Khái Quát chung MSC Server Blade Cluster

SIS: Hệ thống balde SIS cung cấp các dịch vụ như: Integrated Site
Management (ISM), Quản lý lỗi (Fault Management), giao diện kết nối
đầu cuối, .v.v.
MXB: chức năng của MXB là một switch lớp 2 (Link Layer), hỗ trợ
chức năng chuyển mạch.
EXB: là giao tiếp lớp 2 đến mạng bên ngoài.
ISER – IS Edge Router, là thiết bị định tuyến lớp 3, giao tiếp với mạng
lõi bên ngoài và định tuyên.

1.2.5. IP line board
Khung blade đầu tiên được trang bị với 2 IPLB, nó làm việc như một cấu hình
dự phòng và cung cấp giao diện IP hướng ra mạng bên ngoài. Bảng này có một cổng
Gigabit Ethernet, với giao diện điện 1000Base-T.
MSC-S BC hoạt động như một nốt mạng hoàn toàn IP dựa trên giao tiếp thông
qua IPLB. IPLB làm ẩn cơ cấu nội bộ và cân bằng tải IP.
1.2.6. TSC Blade
Một TSC blade là 1 phía độc lập, IS-adapted blade, được cài đặt để phục vụ cho
TSC Server có nhiệm vụ kiểm soát chức năng đối với mạng lõi và các MSC blade và
quản lý các đường trunk. TSC blade xử lý các giao thức BICC, ISUP và China TUP,
trong khi đó việc xử lý lưu lượng là do các MSC blade thực hiện.
Dựa trên quan điểm cụm phù hợp, TSC blade phân tải với số thuê bao đến các

MSC blade. TSC blade có thể xử lý lưu lượng truyền tải. Sử dụng 2 TSC blade trong 1
MSC blade để có tính dự phòng trong cấp mạng lưới.

1.3.Giao tiếp ngoại vi:
 Các giao diện và giao thức:
MSC-S BC báo hiệu kết nối hướng ra các node bên ngoài dựa trên ATM, IP hoặc
cả 2. Cũng có thể truyền tải trên nền TDM nếu tùy chọn được hỗ trợ. Ngoài ra cũng có
sự kết hợp giữa các cơ chế vận chuyển này.
MSC-S BC hộ trỡ một loạt các giao thức tiêu chuẩn như RANAP, BSSAP, NISUP, BICC, MAP, CAP, INAP, SIP, SIP-I và GCP (H.248). Các giao thức này hoạt
động phù hợp với thông số kỹ thuật của GSM, ITU-T và 3GPP. Giải pháp báo hiệu
trên nền IP dựa vào IETF, 3GPP M3UA/SCTP SIGTRAN và thông số kỹ thuật của
IETF. Một vài giao thức quan trọng của MSC-S BC được chỉ ra trong hình 2.

Lớp: D08VTA1
Trang 7


Đồ án tốt nghiệp Đại học

Chương I: Khái Quát chung MSC Server Blade Cluster

Hình 1.8: Các giao thức và giao diện của MSC-S BC
Bảng dưới đây sẽ làm rõ các giao thức và giao diện của MSC-S BC

Kết nối

Loại
giao
diện


Loại giao
thức

Mô tả

MSC - MSC

E

MAP

Được sử dụng để hỗ trợ MSC di động trong
WCDMA và giữa GSM - WCDMA

G

Lấy thông số nhận dạng và xác thực từ MSC
cũ khi thuê bao di động thực hiện đăng ký vị
trí ở MSC mới.

-

N-ISUP

Cung cấp phương tiện để thiết lập, duy trì và
đưa ra các kết nối giữa Media Gateway và
PLMN cung cấp MSC của PLMN khác được
giải quyết.

Nc


BICC

Là một phiên bản khác của N-ISUP. Cung
cấp dịch vụ vận chuyển thông suốt trong
mạng ISDN.

Mc/MN

GCP

Được sử dụng để cho phép MSC-S BC điều
khiển Media Gateway.

-

DSS1

Được sử dụng để kết nối MSC trực tiếp đến
PABX (thông qua MGW)

MSC - MGw

Lớp: D08VTA1
Trang 8


Đồ án tốt nghiệp Đại học

Chương I: Khái Quát chung MSC Server Blade Cluster


MSC - EIR

F

MAP

Được sử dụng để trao đổi thông tin cần thiết
cho việc xác nhận thiết bị di động.

MSC - SCF

L

CAP

Được sử dụng SCF để cung cấp các dịch vụ
IN cho CAMEL

INAP

Được sử dụng SCF để cung cấp các dịch vụ
IN.

MAP

Được sử dụng để thông báo các dịch vụ được
yêu cầu bổ sung

MAP


Được sử dụng để yêu cầu định vị và thông tin
định vị.

MAP

Được sử dụng để trao đổi dữ liệu về vị trí của
các MS và phục vụ cho việc quản lý dịch vụ
của các thuê bao

MSC - LCS

MSC – HLR

Lg

D
C

MSC – RNC

Iu
(Control
Plane)

Được sử dụng để chất vấn HLR
RANAP

Được sử dụng để điều khiển Radio Access
Bearer trong UTRAN và để điều khiển quản

lý di động và các chức năng quản lý kết nối

MSC – BSC

A
(Control
Plane)

BSSAP

Được sử dụng để điều khiển Radio Access
Bearer trong BSS và để điều khiển quản lý di
động và các chức năng quản lý kết nối

MSC – PSTN

-

N-ISUP

Được sử dụng để thiết lập, duy trì và đưa ra
kết nối giữa các Media Gateway và PSTN

MSC – ISDN

-

N-ISUP

Được sử dụng để thiết lập, duy trì và đưa ra

kết nối giữa các Media Gateway và ISDN

MSC – SMSSC

H

MAP

Được sử dụng bở SMS-SC để gửi/nhận các
tin nhắn ngắn

MSC – OSS

-

TCP/IP

Được sử dụng giữa APG và OSS để truyền dữ
liệu, truyền bản tin và truy nhập hệ thống

MSC – EMM

-

TCP/IP

Được sử dụng giữa APG và EMM để thu thập
và phân phối Call Data Record (CDR)

MSC – IMS


Mg/Mj

SIP

Thay vì sử dụng báo hiệu ISUP giữa mạng lõi
CS và các mạng khác, việc sử dụng báo hiệu
SIP sẽ cho phép hệ thống có được công nghệ
Lớp: D08VTA1
Trang 9


Đồ án tốt nghiệp Đại học

Chương I: Khái Quát chung MSC Server Blade Cluster
đường trục IP ở bên trong và giữa các mạng
lõi

MSC –
PSTN/PLMN

MSC –
(MGW)PABX

NNI

-

SIP-I


DSS1

Được sử dụng để kết nối đến MSC-S BC với
mạng SIP-I mạng (mạng PLMN khác hoặc
mạng dây). Nó kích hoạt các cuộc gọi thoại
giữa các thuê bao CS và các thuê bao trong
mạng này.
Được sử dụng để kết nối MSC trực tiếp đến
PABX (Thông qua MGW)

Bảng 1.1: Các giao diện và giao thức mạng lõi của MSC-S BC

1.4.Các tính năng chính,lợi ích và vai trò của MSC Server BC:
1.4.1. Sự phân tải (Load Distribution)
Các MSC Server Blade là tương đương nhau khi chia sẽ dung lượng của MSC
Server BC, điều này nghĩa là các thuê bao được phân phối đều trên tất cả các MSC
Server Blade ở bên trong Cluster.
Sự phân phối thuê bao xảy ra tại thời điểm bắt đầu cập nhật vị trí. Tất cả bản
tin đến đều được nhận đầu tiên bởi SPX. SPX chọn một MSC Server Blade cho mỗi
bản tin đến. Bằng cách sử dụng rất hiệu quả và đơn giản thuật toán “Round Robin” để
cân bằng tải. Blade được chọn sử dụng phân phối thực bằng cách thực hiện thuật toán
hashing. Thuật toán này nhận dạng Primary Blade, nơi mà dữ liệu VLR của thuê bao
nãy sẽ được đăng ký. Các chuẩn phân phối thuê bao bao gồm: IMSI hoặc TMSI hoặc
IMEI của thuê bao. Thuật toán hashing đảm bảo cân bằng lưu lượng phân phối giữa tất
cả các MSC Server Blade và thiết thực trong việc thay đổi cấu trúc của Cluster (Thêm
vào, bỏ ra các blade). Mỗi MSC Server Blade đều có khả năng thực hiện thuật toán
hashing.

1.4.2. Sao chép dữ liệu VLR (VLR data replication)
Dữ liệu VLR của một thuê bao bất kì, khi bắt đầu đăng kí vào mạng, vừa được

lưu trên Primary blade và Buddy blade. Điều này có nghĩa là khi Primary blade bị lỗi
thì dữ liệu VLR của thuê bao vẫn còn ở Buddy blade.

1.4.3. Các lợi ích của MSC Server BC:
Trong MSC Server thế hệ mới, MSC Server BC có những lợi ích sau:
Lớp: D08VTA1
Trang 10


Đồ án tốt nghiệp Đại học

Chương I: Khái Quát chung MSC Server Blade Cluster

-

Dung lượng cực lớn: lên đến 10 MBHCA (11 triệu thuê bao) với MSS R6.1,
MSC Server R14.1 BC.
- Tiết kiệm chi phí dự phòng cho MSC, vận hành bão dưỡng an toàn tại mọi
thời điểm.
- Có khả năng mở rộng, nâng cấp dễ dàng: Có thể thêm vào hoặc bớt đi blade
dễ dàng, không làm ảnh hưởng đến mạng lưới.
- MSC Server BC với thiết kế nhỏ gọn, không làm tốn không gian ở tổng đài,
ngoài ra còn có mức tiêu thụ năng lượng thấp, giúp tiết kiệm chi phí vận
hành.
MSC Server BC cho phép sự hoạt động dễ dàng từ chuyển mạch IP sang
chuyển mạch TDM và ATM trong cùng một nút mạng.

1.4.4. Vai trò của MSC Server BC trong mạng viễn thông

Hình 1.9: Sơ đồ tổng quan mạng lõi

Trong MSC Server thế hệ mới, MSC Server BC là một phần quan trọng trong
thành công của giải pháp chuyển mạch mềm trong di động. Là bược đột phát trong hệ
thống MSC Server.

Lớp: D08VTA1
Trang 11


Đồ án tốt nghiệp Đại học

Chương I: Khái Quát chung MSC Server Blade Cluster

Ngoài khả năng thực hiện nhiệm vụ như một tổng đài chuyển mạch thông
thường, MSC Server còn cung cấp khả năng điểu khiển hiệu quả và tập trung nhiệm vụ
phân phối chuyển mạch, đảm bảo tính linh hoạt, tiết kiệm chi phí thiết kế mạng lưới,
và khả năng nâng cấp dễ dàng với mạng lõi all-IP. Với MSC Server BC, chúng ta có
thể dễ dàng thay đổi dung lượng truyền tải khi lưu lượng truy cập trung tương lai tăng
lên hoặc nhu cầu kinh doanh thay đổi. Số lượng blade cũng được tăng lên cho phép
vận hành và bảo trì bất cứ lúc nào, lưu lượng truy cập không còn là trở ngại trong
mạng.
Những lợi ích đạt được với cụm các blade dựa trên hệ thống MSC Server đến từ
các nhóm bộ xử lý blade và đến từ công nghệ tích hợp Intergrated Site.

1.5.Phần cứng của MSC Server BC

Hình 1.10: Hệ thống phần cứng của MSC Server BC
MSC Server BC bao gồm:
-

MSC Blade (Tối đa 16 MSC Blade)

SPX (bao gồm cả thiết bị RP và SCB)
APG-IO, STS và APG-CHS (bao gồm SCB)
Board giao tiếp IP

Lớp: D08VTA1
Trang 12


Đồ án tốt nghiệp Đại học

Chương II: Hệ thống báo hiệu số 7

CHƯƠNG II: HỆ THỐNG BÁO HIỆU SỐ 7

2.1.Đặc điểm của hệ thống báo hiệu số 7:
SS7 được đưa ra trong những năm 79/80, hệ thống báo hiệu này được thiết kế tối
ưu cho mạng quốc gia và quốc tế sử dụng các trung kế số tốc độ 64Kb/s. Trong thời
gian này, giải pháp phân lớp giao tiếp thông tin đã được phát triểu tương đối hoàn
thiện, đó là hệ thống giao tiếp mở OSI (Open System Interconnect), và giải pháp phân
lớp trong mô hình OSI này đã đươc ứng dụng báo hiệu số 7. Hệ thống báo hiệu số 7
được thiết kế không những chỉ cho điều khiển thiết lập, giám sát cuộc gọi điện thoại
mà cả các dịch vụ thoại. Với các ưu điểm và nhược điểm sau đây:
-

• Ưu điểm:
Tốc độ báo hiệu cao: Thời gian thiết lập một cuộc gọi giảm đến nhỏ hơn 1s
trong hầu hết các trường hợp.
Dung lượng lớn: Mỗi đường báo hiệu có thể mang báo hiệu cho vài tram cuộc
gọi đồng thời, nâng cao hiệu suất sử dụng kênh thông tin.
Độ tin cậy cao: bằng việc sử dụng các tuyến dự phòng, có thủ tục sửa sai.

Tính kinh tế: so với hệ thống báo hiệu truyền thống, hệ thống báo hiệu số 7 cần
rất ít thiết bị báo hiệu.
Tính mềm dẻo: hệ thống gồm rất ít tín hiệu, do vậy có thể sử dụng trong nhiều
mục đích khác nhau, đáp ứng được sự phát triển của mạng trong tương lai.
Với các ưu điểm này, hệ thống báo hiệu số 7 sẽ đóng vai trò rất quan trọng đối
với các dịch vụ trong mạng như:

-

Mạng điện thoại công cộng – PSTN (Public Switched Telephone Network)
Mạng số liên kết đa dịch vụ - ISDN (Intergrated Service Digital Network)
Mạng thông minh – IN (Intelligent Network)
Mạng thông tin di động - PLMN (Public Land Mobile Network)
• Nhược điểm:
Cần dự phòng cao vì toàn bộ báo hiệu đi chung một kênh, chỉ cần một sai sót
nhỏ là ảnh hưởng đến nhiều kênh thông tin.
Hệ thống báo hiệu số 7 là hệ thông tiêu biểu của báo hiệu kênh chung CCS nên
các thành phần cơ bản, các kiểu báo hiệu cũng giống như báo hiệu kênh chung
mà ta đã trình bày ở trên.

2.2.Cấu trúc của hệ thống báo hiệu số 7:
Báo hiệu số 7 được hình thành như một đường nối riêng trong mạng. Đường nối
này dung để cung cấp những thông tin báo hiệu cho các nhóm người dung khác nhau
được gọi là phần người sử dụng UP (User Part). Đó là:
-

Phần người dùng điện thoại TUP (Telephone User Part).
Lớp: D08VTA1
Trang 12



Đồ án tốt nghiệp Đại học
-

Chương II: Hệ thống báo hiệu số 7

Phần sử dụng cho ISDN (Intergrated Service Digital Network).
Phần sử dụng cho số liệu DUP (Data Unit Part).
Phần sử dụng cho điện thoại di động MTUP (Mobile Telephone User Part).

Tất cả các bộ phận sử dụng đều dùng chung một đường dẫn để trao đổi các thông
tin báo hiệu, đó là phần chuyển giao bản tin MTP (Message Transfer Part). Hiển
nhiên, toàn bộ hoạt động của hệ thống báo hiệu đều gắn liền với các tổng đài. Cơ sở
cấu trúc đó được minh họa như sau:

Hình 2.1: Cấu trúc của hệ thống báo hiệu số 7
Cơ sở cấu trúc này có ý nghĩa rất tổng quát. Nó đặt ra 1 khả năng liên kết theo mô
hình cấu trúc mở OSI thích ứng theo các lớp hay các mức cho phần sử dụng khác
nhau. Đó chinh là thế mạnh của báo hiệu kênh chung số 7.
Phân cấp của hệ thống báo hiệu số 7 gồm 4 mức từ mức 1 đến mức 4, ba mức thấp
hơn đều nằm trong phần chuyên giao bản tin MTP. Các mức này gọi là MTP mức 1,
MTP mức 2. MTP mức 3 được mô tả trong hình 2.2.
MTP cung cấp 1 hệ thống vận chuyển không đấu nối để chuyển giao tin cậy các
bản tin giữa các User.

Lớp: D08VTA1
Trang 13


Đồ án tốt nghiệp Đại học


Chương II: Hệ thống báo hiệu số 7

Hình 2.2: Cấu trúc chức năng của SS7
Mức 4 được gọi là phần khách hang hay còn gọi là phần người sử dụng. phần
khách hang điều khiển các tín hiệu được xử lý bởi các thiết bị chuyển mạch. Các ví dụ
điển hình của phần khách hang là phần người sử dụng điện thoại (TUP) và phần người
sử dụng ISDN (ISUP).

2.2.1. Mối tương quan giữa SS7 và OSI:
 Cấu trúc mô hình tham chiếu OSI:
Tổ chức tiêu chuẩn thế giới ISO đã đưa ra 1 mẫu tổng quát có giá trị tham khảo mở
rộng cho các cấu hình mạng và dịch vụ viễn thông, đó là mô hình đấu nối hệ thống mở
OSI.
OSI cung cấp một cấu trúc hấp dẫn cho thông tin máy tính theo kiểu phân lớp, gồm
7 lớp. Đó là: Lớp ứng dụng, lớp trình bày, lớp phiên, lớp vận chuyển, lớp mạng, lớp
liên kết số liệu, lớp vật lý, nó định ra các yêu cầu kỹ thuật và chức năng trong một thủ
tục thông tin giữa người sử dụng (User):
• Lớp ứng dụng (Application Layer): Cung cấp các dịch vụ để hỗ trợ cho
các thủ tục áp dụng của User và điểu khiển mọi thông tin giữa các ứng
dụng. Ví dụ như chuyển file, xử lý bản tin, các dịch vụ quay số và công
việc vận hành bảo dưỡng.
• Lớp trình bày (Presentation Layer): Định ra cú pháp biểu thị số liệu, biến
đổi cú pháp được sử dụng trong lớp ứng dụng thành cú pháp thông tin cần
thiết để thông tin giữa các lớp ứng dụng, ví dụ teletex sử dụng mã ASCII
• Lớp phiên (Session Layer): Thiết lập đấu nối giữa các lớp trình bày trong
các hệ thống khác nhau. Nó còn điều khiển đấu nối này, đồng bộ hội thoại

Lớp: D08VTA1
Trang 14



Đồ án tốt nghiệp Đại học









Chương II: Hệ thống báo hiệu số 7

và cắt đấu nối. Hiện nay nó còn cho phép lớp ứng dụng định ra điểm kiểm
tra để bắt đầu việc phát lại nếu truyền dẫn bị gián đoạn.
Lớp vận chuyển (Transport Layer): Đảm bảo được chất lượng dịch vụ mà
lớp ứng dụng yêu cầu. Lớp vận chuyển thực hiện các chức năng: Nhận biết
lỗi, sửa lỗi, điều khiển lưu lượng. Lớp ứng dụng tối ưu hóa thông tin số liệu
bằng cách ghép và tách các luồng số liệu trước khi số liệu đến được mạng.
Lớp mạng (Network Layer): Cung cấp 1 kênh để chuyển thông tin số liệu
giữa các lớp vận chuyển trong các hệ thống khác nhau. Lớp này có chức
năng thiết lập, duy trì, cắt đấu nối giữa các hệ thống, xử lý địa chỉ và định
tuyến qua các trung kế.
Lớp liên kết số liệu (DataLink Layer): Cung cấp 1 trung kế không lỗi giữa
các mạng. Lớp này có khả năng nhận biết lỗi, sửa lỗi, điều khiển lưu lượng
và phát lại.
Lớp vật lý (Physical Layer): Cuung cấp các chức năng về cơ điện và các
thủ tục nguồn để hoạt hóa, bảo dưỡng và khóa các trung kế để truyền các
bit giữa các lớp đường số liệu. Lớp vật lý còn có các chức năng biến đổi số

liệu thành các tín hiệu phù hợp với môi trường truyền dẫn.

Trong mỗi lớp đều có 2 kiểu tiêu chuẩn:
• Thứ nhất là tiêu chuẩn xác định dịch vụ: Định ra các chức năng cho từng
lớp và dịch vụ do lớp này cung cấp cho User hoặc cho lớp ngay trên nó.
• Thức hai là tiêu chuẩn về đặc tính của giao thức: Định rõ sự hòa hợp các
chức năng bên trong một lớp trong của hệ thống và với lớp tương ứng trong
hệ thống khác.
Thủ tục thông tin trong mô hình tham chiếu OSI:

Lớp: D08VTA1
Trang 15


Đồ án tốt nghiệp Đại học

Chương II: Hệ thống báo hiệu số 7

Mỗi lớp trong mô hình cung cấp các dịch vụ riêng biệt đến những lớp trên nó.
Các đặc tính ưu việt của cấu trúc phân cấp như trong mô hình tham chiếu OSI là giao
thức trong 1 lớp có thể trao đổi mà không ảnh hưởng đến các lớp khác. Thực chất
thông tin giữa các lớp chức năng luôn luôn được thực hiện trên 1 lớp tương ứng đối
với giao thức của lớp này. Chỉ có các chức năng trên cùng 1 lớp mới hiểu được nhau.
Trong hệ thống phát, giao thức cho từng lớp đưa thêm vài thông tin vào số liệu
nhận được từ lớp trên nó. Trong hệ thống thu, giao thức của mỗi lớp được sử dụng để
giải quyết cho từng lớp tương ứng. Khi số liệu đến được lớp ứng dụng ở phía thu, nó
chỉ gồm số liệu thật mà lớp ứng dụng của phía phát đã gửi.
Thực chất, từng lớp thông tin với lớp tương ứng trong hệ thông khác. Kiểu
thông tin như vậy được gọi là thông tin ngang mức do giao thức lớp điều khiển. Thông
tin được truyền từ lớp này đến lớp khác trong cùng hệ thống và từng lớp sẽ thực hiện

thêm hoặc bớt các thông tin được gọi là dịch vụ nguyên thủy.
 Mỗi tương quang giữa SS7 và OSI:
Hệ thống báo hiệu số 7 là 1 kiểu thông tin số liệu chuyển mạch gói, nó được
cấu trúc theo kiểu module rất giống với mô hình OSI, nhưng nó chỉ có 4 bước. Ba mức
thấp nhất hợp thành phần chuyển giao bản tin MTP, mức thứ tư gồm các phần ứng
dụng. SS7 không hoàn toàn phù hợp với OSI. Mối tương quan giữa SS7 và OSI được
mô tả trong hình vẽ sau.

Lớp: D08VTA1
Trang 16


Đồ án tốt nghiệp Đại học

Chương II: Hệ thống báo hiệu số 7

Hình 2.3: Mối tương quan giữa hệ thống báo hiệu số 7 và OSI
Sự khác nhau lớn nhất giữa SS7 và OSI trong version đầu tiên là thủ tục thông
tin trong mạng. Mô hình OSI mô tả sự trao đổi số liệu có định hướng (Connection
Oriented), gồm 3 pha thực hiện và thiết lập đấu nối, chuyển số liệu và giải phóng đấu
nối. Còn trong SS7, MTP chỉ cung cấp dịch vụ vận chuyển không định hướng
(Connectionless) chỉ có pha chuyển số liệu, do vậy việc chuyển số liệu nhanh hơn
nhưng với số lượng ít.
Để đáp ứng được nhu cầu phát triển các dịch vụ trong các ứng dụng nhất định,
năm 1984 người ta phải đưa thêm phần điểu khiển đấu nối báo hiêu SCCP, SCCP đề
cập đến dịch vụ vận chuyển trong cả mặng có định hướng đấu nối và không đấu nối,
nó cung cấp 1 giao tiếp giữa các lớp vận chuyển và lớp mạng để phối hợp với OSI,
SCCP cho phép sử dụng SS7 dựa trên nền tảng của MTP, coi MTP như phần mạng
chung giữa các ứng dụng, sử dụng giao thức OSI để trao đổi thông tin trong các lớp
cao hơn.

OSI không những tạo ra 1 môi trường mở hơn, mà còn có ý nghĩa sản xuất và
quản lý có thể tập trung trong các ứng dụng và sẽ không còn các vấn đề về đấu nối các
hệ thống với nhau từ các nhà cung cấp khác nhau. Cấu trúc module của OSI còn cho
phép sử dụng trực tiếp các thiết bị cũ trong các ứng dụng mới. OSI kết nối các lĩnh vực
cách biệt là xử lý số liệu và viễn thông lại với nhau.

2.2.2. Cấu trúc chức năng của phần chuyển giao bản tin MTP:
2.2.2.1. Cấu trúc chức năng MTP mức 1:
Lớp: D08VTA1
Trang 17


Đồ án tốt nghiệp Đại học

Chương II: Hệ thống báo hiệu số 7

Đường số liệu báo hiệu là một đường truyền dẫn số liệu hai chiều. Nó bao gồm 2
kênh số liệu hoạt động đồng thời trên hai hướng ngược nhau với cùng một tốc độ.
Đường số liệu báo hiệu có thể là đường tín hiệu số hoặc tương tự. Đường số liệu
báo hiệu được xây dựng trên kênh truyền dẫn số (64 kb/s) và tổng đài chuyển mạch số.
Đường số liệu báo hiệu tương tự được xây dựng trên kênh truyền dẫn tương tự tần số
thoại (4 kHz) và Modem.

2.2.2.2. Cấu trúc chức năng MTP mức 2:
Phần chuyển giao bản tin MTP mức 2 cùng MTP mức 1 cung cấp 1 đường số liệu
cho chuyển giao tin cậy các bản tin báo hiệu giữa 2 điểm báo hiệu được đấu nối trực
tiếp. MTP mức 2 trùng với liên kết số liệu (Lớp 2) trong cấu trúc phân cấp của mô
hình OSI.
Các chức năng điển hình của MTP mức 2 là phát hiện lỗi có thể xảy ra trên đường
truyền, khôi phục lại bằng cách truyền lại và điều khiển lưu lượng.

 Khuôn dạng bản tin:
Có 3 kiểu đơn vị bản tin (ký hiệu SU), chúng được phân biệt nhau bằng giá trị
chứa trong chỉ thị độ dài (LI). Mỗi loại có những chức năng khác nhau nhưng đều cấu
trúc theo bản tin của kỹ thuật chuyển mạch gói. Ba đơn vị tín hiệu đó là:
-

Đơn vị báo hiệu bản tin MSU (Message Signalling Unit)
Đơn vị báo hiệu trạng thái kênh báo hiệu LSSU (Link Status Signalling Unit)
Đơn vị báo hiệu lấp đầy FISU (Fill- in Signalling Unit)

Hình 2.4: Các đơn vị tín hiệu trong SS7
 Ý nghĩa của các trường:

Lớp: D08VTA1
Trang 18


Đồ án tốt nghiệp Đại học

Chương II: Hệ thống báo hiệu số 7

• F (Cờ): là mẫu riêng biệt 8 bit được sử dụng để ký hiệu bắt đầu và kết thúc
1 đơn vị tín hiệu. Cờ không xuất hiện ở nơi nào khác trong đơn vị tín hiệu.
Cần lưu ý, cờ kết thúc cũng là cờ bắt đầu của 1 bản tin mới. Do đó bit đầu
tiên sau cờ F chính là bắt đầu 1 bản tin. Các bit xen giữa 2 cờ F là độ dài
toàn bộ bản tin. Người ta phải đưa ra các phương pháp đo lường, kiểm tra
để tránh cờ giả xuất hiện. Cờ được đặc trưng bởi các từ mã 01111110.
• CK (Mã kiểm tra vòng dư): còn gọi là con số tổng (Checksum). CK được
truyền trong từng đơn vị tín hiệu. Nếu tại điểm báo hiệu thu nhận được
Checksum không phù hợp thì đơn vị tín hiệu đó được coi là có lỗi và phải

loại bỏ.
• SIF (trường thông tin báo hiệu):trường này chỉ có trong đơn vị bản tin
MSSU. SIF gồm các thông tin về định tuyến và thông tin thực tế về báo
hiệu của bản tin.
• SIO (Octet thông tin dịch vụ): gồm chỉ thị dịch vụ và chỉ thị mạng. Chỉ thị
dịch vụ được sử dụng để phối hợp bản tin báo hiệu với một User riêng biệt
của MTP tại 1 điểm báo hiệu có nghĩa các lớp trên mức MTP. Chỉ thị về
mạng được sử dụng để phân biệt giữa các cuộc gọi trong mạng quốc gia và
quốc tế hoặc giữa các sơ đồ định tuyến khác nhau trong 1 mạng đơn.
• FC (Trường điểu khiển khung): trường FC có độ dài 16 bit, bao gồm các
chức năng khác nhau với cấu trúc cơ bản như sau:

Hình 2.5: Trường FC
• FIB (Bit chỉ hướng đi): FIB được sử dụng cho thủ tục sửa lỗi, nó biểu thị
đơn vị bản tin báo hiệu được truyền lần đầu hay được truyền lại. FIB gồm 1
bit.
• FSN (Con số thứ tự hướng đi): FSN được dùng để kiểm tra trình tự đúng
của các đơn vị bản tin báo hiệu nhằm chống ảnh hưởng của lỗi đường
truyền. FSN gồm 7 bit.
• BIB (Bit chỉ thị hướng về): được sử dụng cho thủ tục sửa lỗi cơ bản. Nó
được dùng để yêu cần việc truyền lại các đơn vị bản tin khi bị phát hiện là
sai. BIB gồm 1 bit.

Lớp: D08VTA1
Trang 19


Đồ án tốt nghiệp Đại học

Chương II: Hệ thống báo hiệu số 7


• BSN (Con số thứ tự hướng về): được sử dụng để công nhận các đơn vị tín
hiệu mà đầu cuối của đường báo hiệu phía đối phương nhận được. BSN là
con số thứ tự đơn vị tín hiệu được công nhận gồm 7 bit.
• SF (Trường trạng thái): mang thông tin về trạng thái kênh báo hiệu. Nó chỉ
có trong LSSU để chỉ tình trạng của kênh báo hiệu. SF chứa các thông tin về
trạng thái đồng bộ của các bản tin hướng đi và hướng về nhận biết được.
• LI (Trường chỉ thị độ dài): chỉ ra số lượng Octet có trong 1 đơn vị tín hiệu
tính từ sau trường LI đến trước trường CK. LI được dùng để phân biệt 3 loại
đơn vị bản tin, trong đó với:
LI = 0: Đơn vị báo hiệu lấp đầy FISU.
LI = 1 hoặc 2: Đơn vị báo hiệu trạng thái kênh báo hiệu LSSU.
2 < LI < 63: Đơn vị báo hiệu bản tin MSU.

2.2.2.3. Cấu trúc chức năng MTP mức 3 (Mạng báo hiệu SN):

Hình 2.6: Cấu trúc chức năng MTP mức 3
MTP mức 3 cung cấp các chức năng và thủ tục có liên quan đến định tuyến cho
bản tin và quản trị mạng. MTP mức 3 trùng với lớp mạng (lớp 3) trong 7 lớp của
mô hình OSI. Giả sử các điểm báo hiệu (SP) được nối với các đường báo hiệu (LS)
Lớp: D08VTA1
Trang 20


Đồ án tốt nghiệp Đại học

Chương II: Hệ thống báo hiệu số 7

đã được mô tả trong MTP mức 1 và mức 2. Các chức năng của MTP mức 3 được
phân chia thành 2 laoij cơ bản là các chức năng xử lý báo hiệu và các chức năng

quản trị mạng. Các chức năng này được mô tả trong hình sau:
2.3.1. Chức năng xử lý bản tin báo hiệu:
Việc xử lý bản tin báo hiệu nhằm đảm bảo cho các bản tin báo hiệu từ một User
tại một điểm báo hiệu phát được chuyển tới User tại một điểm báo hiệu thu mà mọi
chỉ thị đều do phía phát định ra. Để thực hiện chức năng này, mỗi điểm báo hiệu
trong mạng được phân nhiệm một mã số phù hợp với một kế hoạch đánh nhãn để
tránh sự nhầm lẫn các yêu cầu với nhau.
Nhãn định tuyến bao gồm:
-

Mã điểm báo hiệu phát (OPC-Orginating Point Code) và mã điểm báo hiệu
thu (DPC- Destination Point Code): Mã điểm báo hiệu phát (OPC) chỉ ra
điểm báo hiệu phát bản tin, còn mã điểm báo hiệu thu (DPC) xá định đích
đến của bản tin.

-

Mã chọn lựa đường báo hiệu (SLS-Signalling Link Selection): Trường
chọn lựa đường báo hiệu (SLS) được sử dụng để phân chia tải khi 2 hoặc
nhiều đường báo hiệu được đấu nối trực tiếp đến các điểm báo hiệu này.
Mỗi một đường báo hiệu được phân nhiệm một giá trị SLS. Các bản tin
được định tuyến trên đường báo hiệu khi MTP thiết lập một giá trị trường
SLS bằng giá trị cảu đường báo hiệu này. Trong một số trường hợp thông
tin dịch vụ cũng được sử dung cho định tuyến. Nhãn định tuyến được nằm
trong trường thông tin báo hiệu SÌ của đơn vị tín hiệu bản tin MSU như mô
tả trong hình sau:

Hình 2.7: Các trường định tuyến bản tin
Lớp: D08VTA1
Trang 21



Đồ án tốt nghiệp Đại học

Chương II: Hệ thống báo hiệu số 7

2.3.Cấu trúc và chức năng phần điều khiển đấu nối báo hiệu SCCP
2.3.1. Cấu trúc và chức năng:
Phần điều khiển đấu nối báo hiệu SCCP hỗ trọ cho MTP để cung cấp các dịch vụ
mang không đấu nối có định hướng, cũng như các khả năng phiên dịch địa chỉ để
truyền các thông tin báo hiệu có liên quan đến mạng chuyển mạch kênh, mạng di
đông, dịch vụ cơ sở dữ liệu. SCCP cùng với MTP mức 3 cung cấp một dịch vụ mạng
tương đương với lớp mạng trong mô hình OSI. Nó cung cấp các chức năng cho việc
chuyển bản tin giữa các tổng đài và các điểm báo hiệu khác chẳng hạn như ngân hàng
dữ liệu. Từ đặc điểm trên của MTP, SCCP là một phần sử dụng với dịch vụ chỉ thị
riêng của nó. Sự kết hợp của SCCP và MTP được gọi là phần dịch vụ mạng (NSP) và
tương đương với lớp 3 của mô hình OSI, SCCP cung cấp chức năng bổ trợ cho MTP
nhằm phục vụ cho cả dịch vụ mạng không kết nối theo định hướng để truyền. Các
thông tin báo hiệu không liên quan đến mạch như dịch vụ di động, dịch vụ cơ sở dữ
liệu.
Mục tiêu của SCCP là cung cấp các phương tiện cho đấu nối báo hiệu theo logic
trong mạng báo hiệu số 7 và cung cấp phương tiện cho khả năng chuyển giao các đơn
vị số liệu báo hiệu.
Phần điều khiển đấu nối báo hiệu SCCP hỗ trọ cho MTP để cung cấp các dịch
vụ mang không đấu nối có định hướng, cũng như các khả năng phiên dịch địa chỉ để
truyền các thông tin báo hiệu có liên quan đến mạng chuyển mạch kênh, mạng di
đông, dịch vụ cơ sở dữ liệu. SCCP cùng với MTP mức 3 cung cấp một dịch vụ mạng
tương đương với lớp mạng trong mô hình OSI.

2.3.2. Các dịch cụ của SCCP:

2.3.2.1. Phiên dịch đánh địa chỉ của SCCP:
Để phân phối các bản tin đến đúng điểm báo hiệu thu, trong định tuyến MTP
phải sử dụng các thông tin chứa trong trường chỉ thị dịch vụ SIF, trong Octet thông tin
dịch vụ SIO và dụa vào mã điểm thu DPC. Do vậy khả năng định tuyến của MTP bị
hạn chế.
SCCP cung cấp một chức năng phiên dịch địa chỉ tiêu đề tổng thể. Một tiêu đề
tổng thể là một địa chỉ không cho phép định tuyến trực tiếp. SCCP phiên dịch địa chỉ
này thành một mã điểm báo hiệu thu DPC và một con số phân trường (SSN). Con số
phân trường này sẽ xác định User của SCCP tại một điểm báo hiệu. SSN cũng tương
tự như chỉ thị dịch vụ trong việc định tuyến của MTP nhưng nó cho phép 255 phân hệ
Lớp: D08VTA1
Trang 22


×