Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Phép biện chứng duy tâm của FRIEDRICH HEGEL những giá trị và hạn chế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (378.19 KB, 16 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

PHÉP BIỆN CHỨNG DUY TÂM
CỦA FRIEDRICH HEGEL
NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ
Tiểu luận Triết học

GVHD : BÙI XUÂN THANH
SVTH : NGUYỄN THỊ THẮM
MSSV : 7701230973

[01/2014]


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 - HỆ THỐNG TRIẾT HỌC DUY TÂM KHÁCH QUAN CỦA
FRIEDRICH HEGEL .............................................................................................. 3
1.1 Sơ lược tiểu sử của Friedrich Hegel (1770 - 1831) .......................................... 3
1.2 Hệ thống triết học duy tâm khách quan của Hegel: ....................................... 3
1.2.1 Giai đoạn Logic ........................................................................................... 4
1.2.2 Giai đoạn tự nhiên ....................................................................................... 6
1.2.3 Giai đoạn Tinh thần ..................................................................................... 6
1.3 Phép biện chứng trong triết học Hegel ........................................................... 8
CHƯƠNG 2 - GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ TRONG PHÉP BIÊN CHỨNG DUY
TÂM CỦA HEGEL ................................................................................................ 10
2.1 Giá trị ............................................................................................................. 10
2.1.1 Tiến bộ hơn những tư tưởng Triết học cùng thời ........................................ 10
2.1.2 Tạo tiền đề cho Triết học Mác – Lênin:...................................................... 10


2.1.3 Ý nghĩa của phép biện chứng đó đối với sự phát triển của các khoa học khác
........................................................................................................................... 11
2.2 Hạn chế ........................................................................................................... 13
2.2.1 Ảnh hưởng của thế giới quan duy tâm ........................................................ 13
2.2.2 Hệ thống triết học đóng.............................................................................. 13
2.2.3 Mâu thuẫn khi tìm cách lý giải các vấn đề xã hội ....................................... 14
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 15

Trang | 1


LỜI MỞ ĐẦU
Quá trình phát triển của Triết Học thế giới gắn với quá trình phát triển của lịch
sử nhân loại, từ thời Trung cổ đã xuất hiện các tư tưởng biện chứng nhưng các tư
tưởng này chưa phát triển có hệ thống và luôn đứng trên lập trường duy tâm để giải
thích quá trình vận động, phát triển của sự vật hiện tượng. Đến cuối thế kỷ XVIII đầu
thế kỷ XIX, triết học cổ điển Đức đã tạo ra một giai đoạn phát triển mới về chất, làm
nên đỉnh cao của thời kỳ Triết học cổ điển phương Tây và có ảnh hưởng to lớn đến
Triết học hiện đại. Một số đại diện lớn của Triết học cổ điển Đức thời bấy giờ như
Immanuel Kant (1724-1804), Friedrich Hegel (1770-1831), Ludwig Feuerbach (18041872)…Trong đó, với hệ thống Triết học phức tạp của mình, F.Hegel đẫ phát triển có
hệ thống các phép biện chứng theo lối duy tâm, làm nền tảng to lớn cho sự phát triển
Triết học hiện đại, các học thuyết và phép biện chứng của ông sau này Marx đã kế
thừa và phát triển thành phép biện chứng duy vật, một công cụ không thể thiếu trong
lý luận và thực tiễn ngày nay. Chính vì thế em đã chọn đề tài “Phép biện chứng duy
tâm của Friedrich Hegel – Những giá trị và hạn chế”. Tuy đã có nhiều cố gắng
nhưng do hạn chế về kiến thức, thời gian và nguồn tham khảo nên các vấn đề nghiên
cứu trong tiểu luận chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Kính mong Thầy góp ý để bài tiểu
luận được hoàn thiện.
Em xin chân thành cám ơn.


Trang | 2


CHƯƠNG 1 - HỆ THỐNG TRIẾT HỌC DUY TÂM KHÁCH QUAN CỦA
FRIEDRICH HEGEL
1.1 Sơ lược tiểu sử của Friedrich Hegel (1770 - 1831)
Friedrich Hegel sinh ra Stuttgart trong một gia đình công chức cao cấp, sau khi
tốt nghiệp đại học Tubingơ, từ 1800 – 1807, ông giảng dạy tại Đại học Inna và từng
cộng tác với Selinh xuất bản tạp chí “Phê phán triết học”. Hegel bắt đầu xây dựng hệ
thống triết học duy tâm khách quan của mình trong tác phẩm “Hiện tượng học tinh
thần”. Từ 1808-1816, ông là hiệu trưởng trường Đại học Nurămbe và viết tác phẩm
khoa học logic. Từ năm 1816, ông giảng dạy tại trường Đại học Hendenbe, tại đây
ông viết bách khoa toàn thư các khoa học triết học. Năm 1818, Chính phủ Phổ mời
Hegel làm giáo sư triết học tại Đại học Berlin. Tại đây, ông chính thức trở thành nhà
triết học của nhà nước phổ. Thời kỳ này, ông xuất bản Triết học Pháp quyền. Sau khi
Hegel mất, các tác phẩm của ông tiếp tục được xuất bản như: Những bài giảng về lịch
sử triết học (1836-1838); Triết học về lịch sử (1837); Những bài giảng về mỹ học hay
triết học về nghệ thuật (1836 – 1838)…Hegel không chỉ là đại biểu lớn nhất của triết
học cổ điển Đức mà ông còn là nhà biện chứng lỗi lạc, bậc tiền bối của của C.Mác.
1.2 Hệ thống triết học duy tâm khách quan của Hegel:
Hegel đã xây dựng hệ thống triết học đồ sộ của mình dựa trên quan điểm duy
tâm khách quan về ý niệm. Quan điểm về ý niệm của ông khác với quan điểm ý niệm
của Platon. Nếu ý niệm của Platon là tồn tại bất động, bất biến (không phát triển), thì
ý niệm của Hegel luôn nằm trong trạng thái vận động, biến đổi. Nó phát triển trải qua
các giai đoạn khác nhau. Thông qua sự vận động, biến đổi (phát triển) của ý niệm, thế
giới vật chất và đời sống tinh thần của con người được biểu hiện ra.
Hegel chia quá trình vận động của ý niệm ra thành 3 giai đoạn lớn. Mỗi giai
đoạn lớn này được nghiên cứu bởi một phần trong hệ thống triết học đồ sộ của ông.
Do ý niệm bắt nguồn từ Logic trải qua giới Tự nhiên rồi kết thúc trong tinh thần con
người nên hệ thống triết học của Hegel có 3 bộ phận cấu thành là: Logic học; triết học

tự nhiên; triết học tinh thần.

Trang | 3


1.2.1 Giai đoạn Logic
Giai đoạn Logic học gồm 3 học thuyết: Học thuyết về tồn tại; học thuyết về bản
chất và học thuyết về khái niệm.
 Học thuyết về tồn tại:
Theo Hegel, tồn tại xuất phát không phải là không phải là tồn tại hiện hữu mà là
tồn tại thuần túy; nghĩa là, tồn tại ở một phương diện nhất định đồng nhất với hư
vô,tồn tại dẫn đến sinh thành. Quá trình chuyển từ tồn tại thuần tuý sanh sinh thành là
sự thống nhất giữa chất, lượng, độ.
 Chất là tính quy định bên trong của sự vật, hiện tượng, quá trình.
 Lượng là tính quy định bên ngoài của chúng.
 Độ là sự thống nhất của chất và lượng với nhau trong sự vật để sự vật đó là nó.
 Khi lượng của sự vật thay đổi vượt quá độ (quan điểm nút) thì chất này chuyển
thành chất khác (qua bước nhảy vọt).
Tồn tại thuần tuý – Hư vô – Sinh thành.
Trong học thuyết về tồn tại của mình, Hegel đã trình bày các quy luật, phạm trù
của phép biện chứng mà cho đến nay người ta chưa tìm ra được một quy luật, phạm
trù nào khác. Đó là, mọi sự vật hiện tượng sinh ra và mất đi là do những thay đổi về
lượng dẫn đến những thay đổi về chất. Nhưng đây mới chỉ là học thuyết về sự phát
triển của ý niệm.
 Học thuyết về bản chất:
Nếu trong học thuyết về tồn tại, Hegel trình bày các cách thức vận động phát
triển, thì trong học thuyết về bản chất của ông trình bày cái gì dẫn đến sự phát triển
đó. Ở đây ông đã đưa ra khái niệm nguồn gốc của sự vận động phát triển, điều này các
nhà triết học trước ông chưa ai làm được. Đó là sự giải quyết các mâu thuẫn của các
mặt đối lập bên trong sự vật. Khi nghiên cứu quá trình vận động phát triển của ý niệm,

ông cho rằng, trong bản thân ý niệm vốn có sẵn cái khác biệt được sinh ra từ cái đồng
nhất. Lúc đầu là khác biệt nhỏ, do tích lũy dần dần đến khác biệt cơ bản (đối lập); từ
dây mâu thuẫn hình thành và phát triển dẫn đến chuyển hóa
Trang | 4


Đồng nhất – khác biệt – khác nhau cơ bản (đối lập) – mâu thuẫn – chuyển hóa.
Hegel cho rằng, trong lòng bất cứ sự vận động nào cũng chứa mâu thuẫn. Coi
mâu thuẫn là là nguồn gốc của vận động, nguyên lý của sự phát triển. Tuy nhiên, ông
không đề cập đến mâu thuẫn thực sự của tự nhiên và xã hội; mâu thuẫn giải quyết một
cách hòa bình, cái mới thỏa hiệp với cái cũ; “tinh thần tuyết đối” phát triển cao đã
hình thành vận động biện chứng là các mặt đối lập phù hợp nhau. Ông cũng đề vập
đến sự chuyển hóa giữa cái chung và cái riêng. Học thuyết của ông đã mở ra một giai
đoạn mới trong học thuyết về sự phát triển.
 Học thuyết về khái niệm:
Hegel cho rắng khái niệm không phài đứng im chết cứng, mà nó có đời sống của
nó. Khái niệm trải qua các giai đoạn khác nhau của sự nhận thức là giai đoạn trực
quan cảm tính (với cảm giác, tri giác, biểu tượng) và giai đoạn lý tính (với khái niệm,
phán đoán, suy lý). Theo ông, do khái niệm luôn biến đổi mà phán đoán được xây
dựng trên khái niệm ngày càng sâu sắc hơn. Hegel đã nêu lên phép biện chứng về khái
niệm:
 Một là, mỗi khái niệm đều nằm trong mối liên hệ với khái niệm khác, mỗi khái
niệm đều làm trung giới cho nhau.
 Hai là, mỗi khái niệm đều có mối liên hệ nội tại, chứa đựng mâu thuẫn nội tại,
bao hàm sự thâm nhập, chuyển hóa nhau.
 Ba là, mỗi khái niệm đều trải qua quá trình phát triển theo 3 nguyên tắc: (1)
Chất, lượng quy định nhau; (2) thống nhất và đầu tranh giữa các mặt đối lập;
(3) phủ định của phủ định tạo nên con đường phát triển xoáy ốc.
Đóng góp to lớn của Hegel cho lịch sử nhận thức của nhân loại là sự khắc phục
tính siêu hình trong lý luận nhận thức trước đó (tuyệt đối hóa một giai đoạn nhận

thức) bằng cách chỉ ra sự thống nhất biện chứng của hai quá trình nhận thức. Ý niệm
qua các giai đoạn tha hóa (từ học thuyết về sự tồn tại, đến học thuyết về bản chất, học
thuyếtvề khái niệm) đã sản sinh ra giới tự nhiên.

Trang | 5


1.2.2 Giai đoạn tự nhiên
Theo Hegel, giới tự nhiên chẳng qua là sự “tha hóa” của ý niệm tuyệt đối. Triết
học tự nhiên gồm 3 học thuyết: Cơ học, vật lý và sự sống (hữu cơ). Cơ học ông nghiên
cứu về không gian, thời gian, vật chất và vận động; vật lý nghiên cứu về tính cá biệt
của vật chất, thuyết động lực; sự sống nói về sự tồn tại trực tiếp của ý niệm.
 Về cơ học
Theo ông, vật chất không phải là thực tế khách quan; không gian và thời gian là
những khái niệm mà đó “ý niệm tuyệt đối” chuyển sang hình thức tồn tại khác và sáng
tạo ra tự nhiên. Trong tư tưởng của ông có sự thống nhất giữa vật chất và vận động,
ông dự đoán được có mâu thuẫn ở bên trong không gian, thời gian và vận động.
 Về vật lý:
Hegel bác bỏ học thuyết nguyên tử hóa học bằng cách phủ nhận sự tồn tại khách
quan của nó; ông truyền bá thuyết động lực duy tâm, chống lại nguyên tử luận duy
vật, nhưng lại thừa nhận sự thay đổi, sự chuyển hóa của các nguyên tố.
 Về sự sống:
Theo ông, sự sống là sự tồn tại trực tiếp của ý niệm, quan điểm này của ông bộc
lộ sự mâu thuẫn gay gắt giữa duy tâm và phép biện chứng, ông đặt vận động sự sống
thì biện chứng nhưng khi giải quyết nó lại duy tâm. Ông coi cơ thể động vật và giới tự
nhiên là sự tồn tại khác của ý niêm nhưng lại phủ nhận khả năng phát triển của cơ
thể.Trong triết học tự nhiên, Hegel cho rằng, không chỉ giới vô cơ mà ngay cả đời
sống hữu cơ cũng là sự tha hóa của ý niệm. Nếu ý niệm luôn tự vận động, biến đổi
và phát triển; thì ngược lại giới tự nhiên không tự vận động, không biến đổi và cũng
không phát triển theo thời gian. Nó chẳng qua chỉ là sản phẩm thụ động (tha hóa) của

ý niệm năng động. Dù thụ động nhưng giới tự nhiên vẫn vận động biến đổi trong
không gian, vì vậy nó chuyển sang tinh thần.
1.2.3 Giai đoạn Tinh thần
Triết học tinh thần của Hegel gồm 3 học thuyết: Học thuyết về tinh thần chủ
quan, học thuyết về tinh thần khách quan và học thuyết về tinh thần tuyệt đối. Ông
Trang | 6


cho rằng, các giai đoạn tinh thần chỉ là hiện thân của ý niệm tuyệt đối trên trần
gian.Chúng có thể nhận thức được (khả tri).
 Tinh thần chủ quan: thể hiện sự tồn tại trước hết của mình trong linh hồn con
người (đối tượng nhận thức của Nhân loại học); sau đó nó thể hiện trong ý thức (đối
tượng nhận thức của Hiện tượng học) để phân biệt với cơ thể; và sau cùng nó thể hiện
tri thức (đối tượng nhận thức của Tâm lý học) cái tinh thần bắt thế giới bên ngoài phục
tùng nó.
Trong nhân loại học, Hegel không chỉ lấy linh hồn làm đối tượng mà còn phát
triển những quan niệm chủng tộc phản động, ông cho rằng người Đức là dân tộc tối
cao. Trong hiện thực học, những hiện tượng thực tế đều bị coi là những thực thể trừu
tượng thể hiện những tính quy định của tinh thần thế giới.
 Tinh thần khách quan: là sự phủ định biện chứng tinh thần chủ quan. Nó thể
hiện ý niệm tuyệt đối – tinh thần thế giới mang tính tự do trước hết trong pháp quyền.
Hegel cho rằng triết học pháp quyền lấy ý niệm pháp quyền và việc thực hiện của nó
làm đối tượng. Khi cá nhân pháp lý trở thành chủ thể đạo đức thì tinh thần khách quan
tự do tự phát triển nâng lên lĩnh vực đạo đức. Đạo đức là pháp quyền của hành vi.
Tinh thần khách quan hoàn thành quá trình tự phát triển của phong hóa. Phong
hóa là sự hiện thực và cụ thể hóa của tự do; trong đó hình thức cao nhất của nó là nhà
nước. Trong học thuyết về tinh thần khách quan, Hegel trình bày sự đối lập bản chất
của tinh thần tự do với bản chất của vật chất. Từ đó ông cho rằng, lịch sử phát triển
tiến bộ của thế giới chỉ có thể là sự tiến bộ trong ý thức tự do.
 Tinh thần tuyệt đối: là sự thống nhất của tinh thần chủ quan và tinh thần khách

quan. Hegel có kỳ vọng làm cho triết học của ông đem lại chân lý tuyệt đối cho nên
ông đặt tinh thần tuyệt đối vào kết thúc toàn bộ hệ thống. Nó bắt đầu thể hiện trong
Nghệ thuật (hình ảnh), sao đó nó thể hiện trong Tôn giáo (biểu tượng), và cuối củng
nó hoàn thiện chính mình trong Triết học Hegel (khái niệm).
Hegel cho rằng triết học của ông là học thuyết về tinh thần tuyệt đối. Nó là sự
tổng hợp toàn bộ giá trị của mọi học thuyết có giá trị trước đây thuộc mọi nghiên cứu
về lĩnh vực tinh thần của con người. Nó là khoa học của mọi khoa học. Trong triết học
của mình, ý niệm tuyệt đối đã hoàn thành quá trình nhận thức, đã khám phá ra chính
Trang | 7


mình và quay trở lại về với chính mình trong học thuyết về tinh thần tuyệt đối. Tinh
thần tuyệt đối là kết quả tối cao triệt để của lịch sử thế giới và chứa đựng trong lòng
nó tất cả sự phát triển của tương lai.
Giai đoạn tinh thần của Hegel là học thuyết duy tâm về đời sống và xã hội của
con người. Nó biện hộ cho chế độ của nhà nước Phổ; theo ông, nhà nước là hiện thân
của ý niệm; chiến tranh là hiện tượng vĩnh viễn và tất yếu của lịch sử và chiến tranh
ngăn ngừa được hủ nát về đạo đức. Ông cũng nêu lên được bản chất của nhà nước là
do mâu thuẫn; mọi hoạt động của con người đều gắn với lợi ích và sự phát triển tự do
của con người là ưu việt của mỗi thời đại.
1.3 Phép biện chứng trong triết học Hegel
Phương pháp mà Hegel sử dụng để xây dựng hệ thống triết học duy tâm khách
quan của mình là phương pháp biện chứng.
Phương pháp này đòi hỏi xem xét sự vật trong tiến trình lịch sử của nó, trong sự
vận động, phát sinh, biến đổi, phát triển và diệt vong của nó. Phương pháp biện chứng
là cơ sở phương pháp luận để ông xây dựng phép biện chứng – “sợi chỉ đỏ” xuyên
suốt toàn bộ hệ thống triết học của ông. Phép biện chứng không chỉ được thể hiện
trong nội dung các vấn đề nghiên cứu mà còn thể hiện trong hình thức trình bày các
vấn đề đó.
Phép biện chứng của triết học Hegel là thành tựu vĩ đại của triết học Đức cũng

như nhân loại thời trước Mác. Luận điểm xuyên suốt phép biện chứng của Hegel là tất
cả những gì hiện thực đều hợp lý và tất cả những gì hợp lý đều là hiện thực.
Có thể nêu lên một số quan niệm biện chứng của Hegel trong toàn bộ hệ thống
của ông như:
 Mối quan hệ biện chứng giữa chất, lượng, độ.
 Mâu thuẫn là nguồn gốc động lực của sự phát triển.
 Vận động là tự thân vận động.
 Sự thống nhất và chuyển hóa của các mặt đối lập.

Trang | 8


 Sự thống nhất à chuyển hóa giữa bản chất và hiện tượng; giữa nguyên nhânvà
kết quả; giữa quy nạp và diễn dịch; giữa phân tích và tổng hợp; giữa logic và
lịch sử…
 Sự thống nhất giữa (ý niệm) lý luận và (ý niệm) thực tiễn.
 Sự thống nhất giữa logic học, nhận thức luận và phép biện chứng.
 Sự thống nhất giữa chủ thể và khách thể…
 Sự thống nhất của giới tự nhiên, tinh thần và tư duy trong ý niệm tuyệt đối tự
phát triển…
Rất nhiều vấn đề đã được Hegel đặt ra cho đến nay vẫn còn là đề tài mang tính
thời sự.
Trong hệ thống của Hegel, mọi cái đều nằm trong tính quá trình, nghĩa là trải
qua các giai đoạn. Giai đoạn sau phủ định giai đoạn trước để xác lập mình ở trình độ
cao hơn. Phép biện chứng của Hegel không chỉ là lý luận về sự phát triển của thế giới
mà còn là phương pháp nghiên cứu biện chứng thế giới ý niệm. Thông qua phép biện
chứng của ý niệm, Hegel đã đoán được phép biện chứng của sự vật. Vì vậy, nó là
phép biện chứng duy tâm.
Sau này, C.Mác đã cải tạo nó và xây dựng phép biện chứng duy vật – phép biện
chứng của sự vật (thế giới khách quan) được phản ánh trong óc hình thành phép biện

chứng của ý niệm (khái niệm).
Phương pháp của Hegel là tích cực, cách mạng; song nó bị giam hãm trong hệ
thống triết học duy tâm thần bí của ông. Vì vậy, nó không thể không sinh ra các mâu
thuẫn, không thể không đẻ ra chủ nghĩa tự biện. Cứu lấy phép biện chứng, giải phóng
hạt nhân biện chứng ra khỏi lớp vỏ duy tâm thần bí của hệ thống Hegel là một nhiệm
vụ cấp bách của triết học. C.Mác là người giải quyết được yêu cầu này.

Trang | 9


CHƯƠNG 2 - GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ TRONG PHÉP BIÊN CHỨNG DUY
TÂM CỦA HEGEL
2.1 Giá trị
2.1.1 Tiến bộ hơn những tư tưởng Triết học cùng thời
Có thể khẳng định triết học Heghel là đỉnh cao của triết học Tây Âu thời kì cận
đaiạ đúng như ông đã từng thừa nhận. Và cốt lõi để tạo nên sự tiến bộ ấy chính là
phép biện chứng của ông.
Mặc dù phương pháp tư duy siêu hình trong thời kỳ phục hưng là một tiến bộ lớn
để chống lại những tư tưởng của thần quyền. Tuy nhiên, đến thời kì cận đại cùng sự
phát triển của nền sản xuất tư bản và của khoa học tự nhiên, triết học Tây Âu đã quá
coi trọng tư duy siêu hình, đề cao phương pháp thực nghiệm. Điều này khiến cho triết
học Tây Âu cận đại sa vào bế tắc khi giải quyết một số vấn đề mang tính chất thời đại
lúc bấy giờ. Điển hình như quan điểm siêu hình không thể lý giải nổi những biến động
đang diễn ra trong nền kinh tế, không thấy được nguyên nhân xu thế của các cuộc
cách mạng tư sản Tây Âu… Hegel với phương pháp biện chứng của mình mà chủ yếu
là tư tưởng về sự vận động và phát triển đã lý giải nguyên nhân đồng thời đưa ra
những xu hướng phát triển cho giới tự nhiên và xã hội. Ông là người đầu tiên trình
bày toàn bộ thế giới tự nhiên, lịch sử và tinh thần dưới dạng một quá trình vận động,
biến đổi phát triển và cố gắng vạch ra mối liên hệ bên trong của sự vận động và phát
triển ấy. Ví dụ: Bản thân ông cũng đã từng ví triết học của mình là đỉnh cao bởi ông

cho rằng các triết học trước bản thân chúng cũng có sự mâu thuẫn và luôn có sự đấu
tranh thay thế để đạt đến đỉnh cao. Và đỉnh cao đó chính là Triết học Hegel. Mặc dù
sự tự phong này là mâu thuẫn với tư duy về sự vận động và phát triển của mình song
qua cách lý giải đó có thể thấy được cạc thức giải quyết các vấn đề hóc búa của triết
học thời kỳ đó của Hegel là hợp lý.
2.1.2 Tạo tiền đề cho Triết học Mác – Lênin:
Triết học Mác – Lênin với phương pháp biện chứng duy vật là đỉnh cao của triết
học của thời đại ngày nay. Và chính những người sáng tạo nên hệ thống triết hóc đó
Trang | 10


đã thừa nhận sự kế thừa và phát triển cái nhân hợp lí của triết hóc của Hegel. Cái nhân
ấy chính là phép biện chứng, là hệ thống các quan điểm của ông C.Mác không những
chỉ phê phán một cách sâu sắc phép biện chứng của Hegel mà còn cải tạo phép biện
chứng đó xây dựng nên phép biện chứng duy vật duy nhất và thực sự khoa học với
mẫu mực tuyệt vời của nó là tác phẩm chủ yếu của ông – bộ “ Tư bản”. C.Mác viết:
“Tính chất thần bí mà phép biện chứng đã mắc phải ở trong tay Hegel tuyệt nhiên
không ngăn cản Hegel trở thành người đầu tiên trình bày một cách bao quát và có ý
thức những hình thái vận động chung. Phép biện chứng ấy ở Hegel là phép biện chứng
bị lộn người đầu xuống đất, Chỉ cần dựng nó lại là sẽ phát hiện được cái hạt nhân hợp
lý của nó ở đằng sau lớp vỏ thần bí”.
Nhiều nhà Triết học đã đánh giá: nếu loại bỏ đi cái xuất phát điểm trong thế giới
quan duy tâm của Hegel, người ta sẽ không thể phân biệt được đâu là triết học Mac
đâu là triết học Hegel. Mặc dù việc phát triển của triết học C.Mác không đơn thuần là
“ chỉ cần dựng nó lại” nhưng hệ thống triết học rõ ràng và khoa học của Hegel cũng
chính là cái hệ thống cơ bản để triết học Mác hoàn thiện nên phương pháp biện chứng
duy vật với dưới một hệ thống gồm hai nguyên lý (nguyên lí về mối liên hệ phổ biến
và nguyên lý về sự phát triển), 3 quy luật cơ bản (quy luật thống nhất và đấu tranh
giữa các mặt đối lập, quy luật phủ định của phủ định, quy luật từ những thay đổi và
lượng dẫn đến thay đổi về chất và ngược lại) và 6 cặp phạm trù với tính cách là những

quy luật không cơ bản (cái chung và cái riêng, nội dung và hình thức, nguyên nhân và
kết quả, bản chất và hiện tượng, tất nhiên và ngẫu nhiên, khả năng và hiện thực).
2.1.3 Ý nghĩa của phép biện chứng đó đối với sự phát triển của các khoa học khác
Cho dù có những ý kiến đánh giá khác nhau về triết học Hegel song không thể
phủ nhận được rằng cái có giá trị nhất và có sức sống mạnh mẽ nhất trong triết học
của ông cũng chính là phép biện chứng mà thực chất đó là học thuyết về sự phát triển
toàn diện với tư cách là sự vận động tiến tới và sự chuyển hóa về chất, với tư cách là
sự đi lên theo thang bậc logic có tuần tự về bản chất mâu thuẫn sụ tự phát triển bao
gồm sự tương tác giữa các mặt đối lập sự phủ định tồn tại hiện có và đồng thời là sự
phát triển bao gồm sự tương tác giữa các mặt đối lập sự phủ định tồn tại hiện có và
đồng thời là sự giữ lại cái tích cực từ quá khứ.
Trang | 11


Hệ vấn để phép biện chứng hiện nay trở nên đặc biệt cấp bách là do tính chất
biện chứng trong sự phát triển của xã hội và của sự nhận thức khoa học hiện đại ngày
càng bộc lộ rõ nét hơn. Những chuyển biến mang tính lịch sử toàn cầu và vô cùng đa
dạng đang diễn ra hết sức mạnh mẽ trong đời sống xã hội trên khắp hành tinh chúng ta
hiện nay. Bên cạnh đó trong sự phát triển của mình chính là sự phát triển. Giờ đây sự
tiến hóa của giới tự nhiên đang được nghiên cứu owr mọi cấp độ cấu trúc. Quan điểm
biện chứng về sự phát triển đã xâm nhập vào nhận thức khoa học tự nhiên cả ở mức
độ vĩ mô lẫn mức độ vi mô. Nguyên tắc phát triển thực sự đã trở thành nguyên tắc phổ
biến trong nghiên cứu khoa học.
Sự tiến bộ và những thành công tuyệt vời của sinh học mấy năm gần đây đánh
dấu bước ngoặt mới của sự xâm nhập ngày càng sâu hơn vào các bí mật trong cấu trúc
và trong sự phát triển của thế giới vật chất sống. Điều nổi bật nhất về mặt này chính là
ở chỗ sinh học phân tử ngày càng quay trở lại mạnh hơn với tư tưởng về sự phát triển
và sự tự phát triển.
Bí mật của sự tự phát triển của các cơ thể sống đang dần dần được mở ra qua
những thành công của kỹ thuạt di truyền của công nghệ sinh học. Công nghệ nhân bản

vô tính, công nghệ tế bào phôi… tạo ra sự phát triển mạnh mẽ trong việc chữa bệnh
cho con người. Cơ sở phân tử và dưới phân tử của sự phát triển cá thể và của sự tiến
hóa nói chung vì vậy đang thu hút mạnh mẽ trí tuệ của nhiều nhà sinh học và nhiều
phòng thí nghiệm lớn của thế giới.
Nguyên tắc phát triển đang trở thành nguyên tắc cơ bản của toàn bộ nhận thức
sinh học hiện đại. Vai trò to lớn của tư tưởng phát triển đối với sự tiến bộ của khoa
học sinh thái và của thực tiễn khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại đã làm bộc lộ
những mâu thuẫn của sự tiến bộ trong quá khứ thường được xem là sự thống trị của
con người đối với tự nhiên. Tiếc rằng trên thực tế sự làm chủ đó sự thống trị đó không
chỉ đem lại toàn những cái hay cái tốt mà còn gây nên cả những tổn thất không nhỏ
cho chính con người lẫn cho giới tự nhiên một khi con người không kiểm soát được
nó. Đồng thời: việc áp dụng hợp lý các thành tựu khoa học và công nghe mới nhằm
góp phần bảo vệ giới tự nhiên phát triển bản thân con người thúc đầy sự phát triển xã
hội trên nền tảng chủ nghĩa nhân dạo chỉ có thể thực hiện được một khi đặt chứng
Trang | 12


trong mối quan hệ biện chứng. Chính sự biến đổi cải tạo môi trường tự nhiên và xã
hội một cách hợp lí và trển cơ sở nhân đạo là chiếc chìa khóa để giải quyết các vấn đề
bức bách đang được đặt ra trước nhân loại.
2.2 Hạn chế
2.2.1 Ảnh hưởng của thế giới quan duy tâm
Nguyên lí xuất phát và xuyên suốt toàn bộ triết học Hegel là sự đồng nhất giữa
tư duy và tồn tại. Toàn bộ thực tại khách quan (tự nhiên và lịch sử thế giới) là biểu
hiện của “lí tính thế giới” hay “tinh thần thế giới” mà Hegel gọi là “ý niệm tuyệt đối”.
“Ý niệm tuyệt đối” có trước tự nhiên và loài người, trải qua một quá trình phát triển
lịch sử - tự nhận thức về bản thân. Hệ thống duy tâm, bảo thủ, khép kín và giả tạo của
triết học Hegel mâu thuẫn sâu sắc với phương pháp biện chứng có tính chất cách
mạng của triết học này. Và đó là lí do để nhận xét Phép biện chứng của Hegel là bị lộn
ngược đầu xuống đất. Tất cả cái tài tình, cái hợp lí của Phép biện chứng của ông là bị

sử dụng để tô điểm, bao phủ cho một thế giới quan đầy mâu thuẫn và lầm lạc. Phép
biện chứng duy tâm của ông như một tấm áo giáp hoàn hảo nhưng lại khoác lên mình
một chiến binh ốm yếu và đầy hoang mang. Chính vì thế, khi Mác phát hiện ra phép
biện chứng, khi sử dụng nó trở thành phương pháp luận cho thế giới quan duy vật, ông
đã có thể đạp tan mọi luận điệu sai lầm và phản động của Hegel, mang lại thắng lợi
lớn lao cho chủ nghĩa duy vật biện chứng.
Chính thế giới quan duy tâm đã làm cho triết học của Hegel yếu ớt và đầy mâu
thuẫn. Đó lại chính là nguồn gốc khiến cho nó gặp phải những hạn chế vốn có của
triết học duy tâm cũng như một số hạn chế riêng có.
2.2.2 Hệ thống triết học đóng
Hegel đã tuyên bố triết học của mình là đỉnh cao của nền triết học và không thể
phát triển hơn học thuyết của mình. Và điều đó làm cho phép biện chứng của ông đã
trở thành một hệ thống triết học đóng. Điều này có lẽ do hai nguyên nhân. Về mặt chủ
quan, có lẽ cái nhận định về Hegel là ông quá tài giỏi so với người cùng thời là một
trong những lý do để ông cho triết học của mình là đỉnh cao. Song cái chính phải xuất
phát từ chính thế giới quan của ông khi thừa nhận Ý niệm tuyệt đối là có trước và
Trang | 13


quyết định thế giới tự nhiên và xã hội chẳng qua là quá trình đến hoàn chỉnh và cuối
cùng cái nhận thức ấy phản ứng chính xác Ý niệm tuyệt đối. Khi đã đạt được điều đó,
nó không thể tiến lên được nữa.
Khẳng định của ông mâu thuẫn với chính cái biện chứng của ông. Nó làm cho
chính phép biện chứng của ông giảm đi sức sống và vĩ đại vốn có.
2.2.3 Mâu thuẫn khi tìm cách lý giải các vấn đề xã hội
Nếu thế giới quan duy tâm là nguyên nhân dẫn đến một hệ thống triết học đóng
thì chính cái tư tưởng đó cũng là nguồn gốc đưa đến rất nhiều quan điểm mâu thuẫn
khác trong phép biện chứng duy tâm, trong việc giải thích các vấn đề trong xã hội.
Quan điểm chính trị phản động của Hegel, đặc biệt trong thời kì hoạt động cuối đời
của ông, phản ánh tình trạng mâu thuẫn của giai cấp tư sản Đức, khuynh hướng thỏa

hiệp của nó với các thể lực phong kiến. Hegel ủng hộ chế độ quân chủ lập hiến, bênh
vực nhà nước quân chủ phản động Phổ, cho đó là đỉnh cao của sự phát triển xã hội.
Như vậy ông đã nhận thức sai lầm về khái niệm nhà nước, thừa nhận cái tuyệt đối của
nó. Do đó, ông cũng như các nhà triết học trước đó, chỉ tìm cách giải thích mà không
thể tìm ra con đường đúng đắn để cải tạo xã hội hiện thực. Điều đó một lần nữa phản
ánh cái hệ thống triết học đóng, cái duy tâm và cái không biện chứng của nhà triết học
biện chứng duy tâm Hegel.

Trang | 14


KẾT LUẬN
Triết học của Hegel là hệ thống phong phú nhất trong lịch sử triết học trước C.Mác.
Hegel đã tổng kết hầu như toàn bộ tư tưởng cũ ở Tây phương, trình bày mọi chủ nghĩa
với ý nghĩa lịch sử của nó, bộc lộ những mâu thuẫn nội bộ xuất hiện trong tư tưởng ở
mỗi giai đoạn, những mâu thuẫn ấy bắt phải thủ tiêu hình thái cũ và tiến lên một trình
độ cao hơn. Tuy nhiên, Hegel lại diễn tả quá trình đó một cách trừu tượng trong phạm
vi tinh thần, và do đấy xây dựng chủ nghĩa duy tâm tuyệt đối. Quá trình diễn biến tư
tưởng trong tinh thần được coi như là một vận động hoàn toàn độc lập và tự túc, tách
rời cơ sở thực tế khách quan, thậm chí lại phủ định thực tế khách quan. Hệ thống biện
chứng pháp theo lối duy tâm của Hegel đã được C.Mác thừa kế và phát triển thành
phép biện chứng duy vật một công cụ không thể thiếu trong lý luận.

Trang | 15



×