Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Phân tích, so sánh các đặc trưng cơ bản của lối sống đô thị và lối sống nông thôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.64 KB, 11 trang )

Mục lục

Trang

A.Mục lục.........................................................................................................1
B.Nội dung.....................................................................................................1-10
I.Một số khái niệm............................................................................................1
II.So sánh các đặc trưng cơ bản ...................................................................2-9
III. Ý nghĩa của nghiên cứu xã hội học nông thôn.....................................9-10
C.Kết bài

Phân tích, so sánh các đặc trưng cơ bản của lối sống đô thị và lối
sống nông thôn? Ý nghĩa của việc nghiên cứu xã hội học nông
thôn với pháp luật

1


A. Lời mở đầu
Dưới khía cạnh xã hội học, đô thị và nông thôn là hai khái niệm về mặt nội dung
có hàng loạt đặc điểm có tính đối lập nhau. Các nhà xã hội học đã đưa ra rất nhiều
cơ sở khác nhau để phân biệt đô thị và nông thôn. Sự phân chia đó có thể dựa trên
cơ sở các lĩnh vực hoạt động sống của xã hội như lĩnh vực công nghiệp, nông
nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp, giao thông,vận tải, dịch vụ,... hoặc dựa
trên các thiết chế chủ yếu của xã hội như thiết chế kinh tế, văn hóa, giáo dục, chính
trị, gia đình,... hoặc theo các nhóm, các giai cấp, tầng lớp xã hội, hay theo bình
diện lãnh thổ. Bài viết dưới đây, em xin đưa ra sự phân tích và so sánh các đặc
trưng cơ bản của lối sống đô thị và lối sống nông thôn và ý nghĩa của nghiên cứu
xã hội học nông thôn đối với pháp luật.
B. Nội dung
I.



Một số khái niệm chung

1. Lối sống đô thị
“Lối sống đô thị là tổng thể các nét cơ bản, đặc trưng cho phương thức hoạt động
sống có ý nghĩa xã hội, đặc thù của các cá nhân và các nhóm xã hội , các giai cấp,
tầng lớp xã hội tại các đô thị; điểm độc đáo của nó là hình thành dưới ảnh hưởng
trực tiếp của đời sống xã hội dô thị với tư cách là môi trường không gian xã hội
đặc biệt, phân biệt rõ nét với môi trường xã hội nông thôn.”
2. Lối sống nông thôn :
Lối sống nông thôn được hình thành dưới sự tác động và ảnh hưởng trực tiếp của
các điều kiện sống, sản xuất và sinh hoạt của người dân nông thôn bao gồm : lao
động nghề nông, điều kiện cư trú ở nông thôn, sử dụng thời gian nhàn rỗi.
2


II.

So sánh những đặc trưng cơ bản của lối sống đô thị và lối sống nông thôn

1. Những đặc trưng cơ bản của lối sống đô thị:
- Tính cơ động nghề nghiệp – xã hội, không gian – xã hội ở đô thị tương dối
cao. Đặc trưng này được quy định bởi sự đa dạng và phong phú trong cơ cấu
nghề nghiệp ở đô thị. Chính sự đa dạng và phong phú đó đã tạo cho các cá
nhân và các nhóm xã hội có thể có nhiều cơ hội lựa chọn, chuyển dổi nghề
nghiệp cho phù hợp với sở thích, năng lực và điều kiện của mình. Nhà ở tại
đô thị cũng có thể dễ dàng thay đổi (mua, bán, chuyển đổi....) theo nguyện
vọng, mong muốn của các hộ gia đình đô thị, miễn là sự thay đổi đó tạo
thuận lợi cho công việc lao động và sinh hoạt của họ. Trong khi đó ở nông
thôn điều này khó thực hiện vì nhà ở thường gắn liền với đất đai cha ông để

lại, liên quan đến việc thờ cúng tổ tiên, chịu sự chi phối của họ hàng.
- Tại các đô thị, các hoạt động sống và sinh hoạt, nhất là hoạt động sinh hoạt
gia đình phụ thuộc nhiều vào hệ thống dịch vụ công cộng và thị trường. Tại
các thành phố, với đặc điểm cơ bản là mật dộ dân số cao và chủ yếu hoạt
động sản xuất phi nông nghiệp, nên thị trường các nhu yếu phẩm như lương
thực , thực phẩm, rau xanh, hàng tiêu dùng...... phục vụ đời sống sinh hoạt
của nhân dân phát triển rất đa dạng, thuận tiện cho nhu cầu của thị dân. Do
không trực tiếp sản xuất ra các mặt hàng nhu yếu phẩm kể trên nên người
dân đô thị phải dựa vào hệ thống dịch vụ và thị trường. Chỉ cần quan sát sự
phát triển nhanh chóng của các chợ và các siêu thị tại các thành phố của
nước ta là đủ thấy điều đó: hầu như ở bất cứ khu dân cư nào cũng có chợ và
chợ thường họp cả ngày. Trong khi đó, ở nông thôn theo truyền thống lại
chủ yếu phổ biến lối sống tự cấp tự túc vì các gia đình nông thôn thường tự
sản xuất ra các nhu yếu phẩm phục vụ sinh hoạt hàng ngày.

3


- Hoạt dộng giao tiếp xã hội, với tư cách một mặt cơ bản của lối sống đo thị
cũng có nhiều điểm khác biệt với giao tiếp xã hội ở nông thôn. Tại các thành
phố, phạm vi giao tiếp xã hội về cơ bản tương dối rộng, cường dộ giao tiếp
cao và mang tính ẩn danh trong giao tiếp. Ở dô thị, các hoạt dộng giao tiếp
chủ yếu nhằm vào những nội dung, mục đích cụ thể; được xây dựng hoặc
thiết lập giữa những người có cùng sở thích (clb tennis, hội sinh vật cảnh...),
có cùng nơi làm việc ( những người cùng cơ quan). Chính vì vậy mà ở các
thành phố có sự suy giảm các giao tiếp truyền thống, tăng cường giao tiếp
theo nhóm sở thích hoặc nhóm vai trò.
- Ở đô thị, nhu cầu văn hóa – giáo tương dối cao, việc sử dụng thời gian nhàn
rỗi diễn ra đa dạng dưới nhiều hình thức (dạo chơi công viên, sinh hoạt clb,
đọc sach báo, thưởng thức nghệ thuật...). Điều này được quy định chủ yếu

bởi sự vượt trội về cơ sở hạ tầng và các công trình văn hóa, phúc lợi công
cộng ở đô thị so với nông thôn. Trên phương diện này, một trong những yếu
tố khác biệt giữa đo thị và nông thôn mà chúng ta dễ nhận thấy nhất là cuộc
sống và sinh hoạt về đêm. Tại hầu hết các làng quê Việt Nam thì khoảng
21h00 tối đã được coi là khuya và khoảng và khoảng 22h00 là rất khuya và
các sinh hoạt ngày thường chấm dứt và người dân đã đi ngủ. Nhưng các đô
thị lớn như Hà Nội, TP HCM thì lúc 23h00 đường phố vẫn nhộn nhịp, các
nhà hát ngoài trời, quán cà phê vẫn còn đông khách. Tuy còn có những khác
biệt giữa các nhóm xã hội , khác nhau theo khối lượng, cơ cấu và cách thức
sử dụng thời gian nhàn rỗi, song nó góp phần phát triến cá nhân, phát triển
nhân cách, cá tính. Bầu không khí đô thị làm con người trở nên tự do, thoải
mái hơn, sự kiểm soát xã hội yếu đi.
- Tính tích cực chính trị - xã hội ở đo thị cũng tương đối cao. Cư dân đô thị có
điều kiện nhạy bén với các thông tin chính trị - xã hội và tích cực tham gia
vào các hoạt động xã hội mà phần nhiều được tổ chức tại các đô thị. Các
4


phong trào có sức huy động quần chúng ở các đo thị nhanh hơn ở nông thôn.
Đây cũng là điều dễ hiểu vì đo thị là thường là nơi tập trung nhiều thành
phần xã hội có trình độ học vấn tương đối cao như tầng lớp trí thức, cán bộ
viên chức nhà nước. Thêm vào đó là sự tập trung hoạt động của các cơ quan
thông tin đại chúng càng làm cho tốc độ và chất lượng tiếp thu thông tin
chính trị - xã hội của cư đân đo thị phát triển cao.
- Ở Việt nam, nếu người dân chỉ quan tâm đến chuyện cơm áo, gạo tiền,
những vấn đề xung quanh vật chất, khó khăn thì hiện nay khi kinh tế đã phát
triển ở mức độ nhát định, người dân, đặc biệt là dân cư đô thị, đã quan tâm
nhiều hơn đến tình hình chính trị thời sự trong nước và quốc tế. Điều đó gián
tiếp thể hiện ở hiệu quả của những thông tin chính trị - xã hội trên các kênh
thông tin đại chúng như báo chí, phát thanh, truyền hình. Qua đó có thể thấy

rõ tính tích cực và sự nhạy bén thông tin chính trị - xã hôi của người dân,
nhất là dân cư đo thị đã được nâng lên đáng kể.
Các đặc trưng mang tính chất tiến bộ của lối sống đô thị nêu trên góp phần
quy định vai trò lịch sử của các đô thị trong sự phát triển, tiến bộ của xã hội
nói chung và đối với xã hội nông thôn nói riêng.
2. Một số đặc trưng cơ bản của lối sống nông thôn
- Lao động trong lĩnh vực nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi ) là nghề cơ
bản và chiếm lực lượng lao động chủ yếu ở nông thôn. Ở nước ta, nghề nông
trồng lúa nước trong điều iện khí hậu nóng ẩm, nhiệt đới, gió mùa, nhiều
thiên tai ( hạn hán, bão lũ) nên con người nông thôn trong giao tiếp, ứng xử
nghề nghiệp đã thể hiện rõ nét ảnh hưởng của các yếu tố đó. Hầu hết người
dân nông thôn đều cần cù, chăm chỉ, chịu khó trong lao động, thể hiện sự
thích nghi cao với các điều kiện lao động và sinh hoạt. Nghề nông vốn vất
vả, mang tính thủ công, phương tiện lao động thô sơ và phụ thuộc nhiều vào

5


thời tiết. Nền sản xuất hàng hóa ở nông thôn còn ít mở mang và phát triển
nghề lao động sản xuất vẫn chủ yếu dồn vào nghề nông.
Sản xuất nông nghiệp thường diễn ra theo mùa vụ và dàn trải trên không
gian nên gia đình là đơn vị cơ bản trong tổ chức và đảm bảo cho sản xuất
nông nghiệp. Quan hệ gia đình họ hàng có vai trò quan trọng trong tổ chức
sản xuất nông nghiệp và các ngành nghề khách ở nông thôn. Điều đó quy
định lối sống và cách ứng xử của con người nông thôn. Ngoài ra nghề nông
trồng lúa nước đòi hỏi phải chống trọi với thiên tai khắc nghiệt, chống hạn,
chống úng làm thủy lợi, đắp đê.......nên đòi hỏi sự hợp tác rộng lớn hơn
ngoài phạm vi dòng họ làng xã.. Đồng thời lối ứng xử còn đặt cá nhân trong
tập thể, đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân, đã là thói quen là khuôn
mẫu hành động của dân cư nông thôn.

- Điều kiện cư trú ở nông thôn quy định thái độ và cách ứng xử của con người
với môi trường tự nhiên xung quanh. Điều kiện cư trú của người dân nông
thôn thường xuyên bị tác động và chịu sự chi phối của môi trương tự nhiên.
Với công cụ lao động thô sơ, năng lượng dựa vào sức cơ bắp, sưc kéo của
trâu bò là chính nên con người nông thôn dựa vào thiên nhiên nhiều hơn là
cải tạo nó. Xã hội phát triển đã làm thay đổi điều kiện kinh tế xã hội ở nông
thôn, Trước hết là dân số gia tăng và sau đó là nhu cầu của con người vượt
qua khả năng đáp ứng sẵn có của thiên nhiên, nên người ta phải tận dụng
triệt để đất đai, khai thác tích cực khả năng sản xuất của nó. Các tiến bộ
khoa học kĩ thuật được áp dụng và quá trình sản xuất để nâng cao năng suất,
chất lượng cây trồng vật nuôi, không gian cư trú được mở rộng và sắp xếp
lại. Ở các vùng đồng bằng mật độ dân cư thường cao, trong khi ở vùng nông
thôn, miền núi mật độ dân cư lại thấp, vậy là vấn đè sắp xếp phân bô lại dân
cư, thay đổi điều kiện cư trú là vấn đề tất yếu phải giải quyết.
Liên quan đến vấn đề điều kiện cư trú còn có vấn đề kết cấu cơ sở hạ tầng
nông thôn. Nhìn chung kết cấu cơ sở hạ tầng nông thôn còn ở trình độ thấp
6


kém, lạc hậu, thiếu tiện nghi. Do địa bàn nông thôn phân bố trên không gian
rộng, rái rác nên sự đầu tư của Nhà nước để phất triển cơ sở hạ tầng thường
không thể đáp ứng được nhu cầu thực tế của nông thông, nhất là nông thôn
miền núi. Chính vì thế, nhiều vấn đề khó khăn đang đặt ra cho nông thôn
như vấn đề giao thông nông thôn, cung cấp điện năng, mạng lưới bưu chính,
hệ thông trường họ, bệnh viện, vấn đề tiêu thụ các mặt hàng nông sản, lâm
sản... Những khía cạnh đó ít nhiều sẽ tác động tới sự hình thành lối sống
nông thôn
- Do sống với nghề nông là chủ yếu, các hoạt động lao động khác của gia đình
nông nghiệp hoặc phi nông nghiệp về cường độ và nhịp điệu thời gian gần
như cũng phụ thuộc vào hoạt động sản xuất nông nghiệp. Sản xuất nông

nghiệp mang tính thời vụ tương đối nghiêm ngặt, việc gieo trồng, chăm bón,
thu hoạch diễn ra theo mùa theo vụ nên thời gian ở nông thôn không tính
theo ngày, giờ, tuần tháng, mà tính theo mùa vụ. Việc sử dụng thời gian
nhàn rỗi của người dân nông thôn, do đó, gắn với nhịp điệu sản xuất nông
nghiệp. Thực tế ở nông thôn không có thời gian nhàn rỗi mang tính định kì
và ổn định, diễn ra đều đều như ở các khu công nghiệp và đô thị.
Do nhịp điệu thời gian công việc nhà nông theo mùa vụ, do môi trường sống
là nông thôn, do truyền thống văn hóa giáo dục nên việc dân cư nông thôn
dành thời gian nhàn rỗi cho những mục đích riêng như vui chơi, giải trí, xem
báo để nâng cao trình độ học vấn....còn rất hạn chế. Ngay trong thời gian
nhàn người nông dân cũng ít quan tâm đến việc học hành của con em mình.
Rõ ràng là ở nông thôn thời gian nhàn rỗi được người dân dành cho các hoạt
động chung có tính cộng đồng chung có tính cộng đồng ( hội làng, hội chùa)
còn chiếm phần ưu tiên hơn so với cho cá nhân và gia đình
- Lối sống nông thôn là lối sống mang tính cộng đồng xã hội rất cao. Điều đó
thể hiện ở mối quan hệ gắn bó, sự quan tâm giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành
viên trong gia đình, trong dòng họ, trong lối xóm nông thôn. Con người
7


nông thôn thường sống đoàn kết, gắn kết với quê hương, rất coi trọng tình
nghĩa làng xóm. Họ luôn sẵn sàng giúp đỡ, che chở, đùm bọc, chia sẻ với
nhau niềm vui, nỗi buồn theo tinh thần “ lá lành đùm lá rách” biết đặt lợi ích
chung của cộng đồng lên lợi ích của cá nhân. Có thể nói đay là biểu hiện rất
riêng, rất đặc thù của lối sống nông thôn.
- Phong cách giao tiếp ứng xử mang tính chân thật, cởi mở, chan hòa là đặc
trưng cơ bản của lối ông nông thôn. Mặc dù có những ý kiến cho rằng phạm
vi và môi trường giao tiếp ở nông thôn thường bị khép kín, hạn chế trong
khôn gian và thời gian nhưng người ta đều thừa nhận rằng sự giao tiếp xã
hội đó xuất phát từ tình cảm chân thành, mộc mạc tuân theo những chuẩn

mực xã hội và khuôn phép truyền thống lâu đời. Ở đó sự giả dối thường
không có đất để tồn tại. Cách xưng hô giữa mọi người với nhau thường tùy
theo quan hệ gia tộc hoặc lứa tuổi trong làng xóm cũng thể hiện sự trân trọng
và thân mật như những người trong cùng gia đình, dòng họ. Nó hoàn toàn
khác với thói dửng dưng xã giao trong giao tiếp đo thị. Chính sự chân tình,
cởi mở trong giao tiếp xã hội ở nông thôn là đặc trưng nổi bật nhất của lối
sống nông thôn
- Lối sống được hình thành trên cơ sở những điều kiện sinh hoạt vật chất nhất
định. Phương thức sản xuất như thế nào thì phương thức sống thể hiện như
thế ấy. Khi điều kiện sản xuất nông nghiệp và nghề thủ công truyền thống ở
nông thôn còn có nhiều khó khăn, vướng mắc phương tiện sản xuất còn ở
trình độ thô sơ, hạn chế thì con người nông thôn còn phải vất vả để lao động,
sản xuất ra của cải vật chất ( lương thực, thực phẩm, hàng thủ công) đảm
bảo cuộc sống của bản thân, gia đình họ và đóng góp cho xã hội. Trong hoàn
cảnh đó, mọi người đều phải cố gắng lao động, phải tiết kiệm tiêu dùng,
cùng nhau lo tính công việc. Hoàn cảnh đó tất yếu làm nảy sinh ở nông thôn

8


lối sống cần cù, chịu khó, giản dị và sáng tạo, đó đồng thời là những tính
cách phẩm chất tốt đẹp của con người nông thôn
- Mức sống là một chỉ báo quan trọng về lối sống, phản ánh trình độ con
người đã đạt được về mặt sản xuất và nói lên mực độ sinh hoạt vật chất của
con người. Mặc dù trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế xã
hội của đất nước, đời sống sinh hoạt vật chất của người dân nông thôn đã
được cải thiện nhiều nhưng mức sống ở nông thôn nói chung và của các hộ
gia đình nông thôn nói riêng vẫn còn nhiều khó khăn, túng thiếu, nhất là ở
các vùng trung du, miền núi. Những địa bàn này còn có nhiều gia đình thiếu
đói, cơm chưa đủ ăn, áo chưa đủ mặc; con em họ phải làm lụng vất vả thay

vì được cắp sách đến trường đi học. Hơn nữa, ở một số vùng nông thôn nếp
sống nông thôn vẫn bộc lộ nhiều yếu kém như việc tổ chức hội hè, đình dám,
ma chay, giôc chạp nhiều lúc, nhiều nơi còn cồng kềnh, tốn kém và lãng phí,
những hủ tục lạc hậu, lỗi thời còn tồn tại, trình dộ dân trí còn thấp , thói hư
tật xấu và tệ nạn xã hội phát sinh; tính tích cực chính trị xã hội của mỗi
người dân còn hạn chế.
III. Ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu xã hội học nông thôn đối với
lĩnh vực pháp luật
- Nghiên cứu xã hội học nông thôn có nhiệm vụ bảo đảm cơ sở, nền tảng lí
luận thực tiễn khoa học cho việc hoạch định chiến lược xây dựng nông thôn
mới. Phát triển nông thôn, xây dựng xã hội nông thôn mới văn minh và giàu
có là vấn đề luôn được Đảng và Nhà nước ta xác định là nhiệm vụ trọng
tâm. Đảng và Nhà nước ta đã yêu cầu nhiều nhà nghiên cứu khoa học xã hội
và nhân văn tham gia vào việc phân tích và xác định các mục tiêu chiến lược
xây dựng nông thôn. Riêng các nhà xã hội học cần định hướng lí giải cơ sở lí
luận và thực tiễn để giải quyết vấn đề lao động dư thừa. Thông qua sự phát
triển đa dạng kinh tế nông thôn và công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa
9


nông nghiệp và nông thôn để tăng thu nhập, cải thiện một bước cơ bản đời
sống vật chất, tinh thần của người dân khắc phục cơ bản nạn suy dinh
dưỡng, tăng thêm số hộ giàu có và đủ ăn, thu hẹp diện nghèo và vùng nghèo.
Đồng thời các nhà xã hội học cũng cần dự báo những vấn đề phát sinh khi
thực hiện các biện pháp kinh tế- xã hội để đạt được các mục tiêu đã đề ra.
- Nghiên cứu xã hội học nông thôn tạo cơ sở khoa học để Nhà nước dựa vào
đó ban hành các chính sách xã hội phù hợp, đúng đắn và kịp thời đối với
nông thôn nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp dân cư nông thôn.
Nhà nước ta đã xây dựng và triển khai chính sách khoán nông nghiệp, giao
quyền sử dụng ruộng đất ổn định, lâu dài cho các hộ nông dân, giao việc

phát triển, chăm sóc, bảo vệ rừng, phủ xanh đất trồng, đồi núi trọc tới từng
hộ dân. Chính sách đó đã và đang tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp
lí, sắp xếp lại cơ cấu lao động phù hợp ở nông thôn, từ đó kích thích nền
kinh tế xã hội nông thôn phát triển. Chính sách xóa đói giảm nghèo và đi tới
xóa nghèo được xây dựng trên các nghiên cứu xã hội học về sự phân tầng xã
hội và phân hóa giàu nghèo ở nông thôn. Đó là vấn đề kinh tế xã hội, vì thế,
xóa đói giảm nghèo phải được thực hiện song song với việc khuyến khích
người dân làm giàu một cách chính đáng. Riếng đối với các vùng khó khăn,
các gia đình có công với đất nước cần có sự giúp đỡ cả về các biện pháp
kinh tế và những biện pháp mang tính xã hội
C. Kết bài
Bài viết trên đây em đã đưa ra sự so sánh giữa những đặc trưng lối sống đô
thị và lối sống nông thôn dưới những mặt sản xuất, lối sống, văn hóa xã
hội....đồng thời cũng chỉ ra ý nghĩa của việc nghiên cứu xã hội học nông
thôn đối với xã hội. Bài làm của em còn nhiều thiếu sót mong thầy cô thông
cảm.
10


11



×