Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Bài tập học kỳ môn xã hội học đại cương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.83 KB, 17 trang )

Bài tập học kỳ môn xã hội học đại cương

MỤC LỤC.........................................................................................................................1
I. MỞ BÀI.........................................................................................................................2
II. NỘI DUNG..................................................................................................................2
1. Định nghĩa dư luận xã hội..........................................................................................2
2. Các tính chất cơ bản của dư luận xã hội...................................................................3
2.1 Tính khuynh hướng.................................................................................................4
2.2 Tính lợi ích..............................................................................................................5
2.3 Tính lan truyền........................................................................................................7
2.4 Tính bền vững tương đối và tính dễ biến đổi..........................................................8
2.5 Tính tương đối trong khả năng phản ánh thực tế của dư luận xã hội....................11
3. Tác dụng của dư luận xã hội đối với lĩnh vực pháp luật........................................12
III. KẾT BÀI...................................................................................................................17
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................18

1


Bài tập học kỳ môn xã hội học đại cương

I.MỞ BÀI
Dư luận xã hội là đối tượng nghiên cứu không phải của riêng một ngành khoa học
nào mà là của nhiều ngành khoa học như tâm lý học, chính trị học, sử học và đặc biệt là
xã hội học. Nếu như tâm lý học nghiên cứu dư luận xã hội dưới dạng nghiên cứu tâm lý
đám đông, vô thức tập thể, các nhà chính trị học, sử học nhấn mạnh tới vai trò của dư
luận xã hội trong các quá trình quản lý xã hội, và ảnh hưởng của nó đối với các chính
sách của chính phủ, thì xã hội học đi vào bản chất xã hội của dư luận xã hội. Xã hội học
tập trung mối quan tâm của mình vào quá trình hình thành - phổ biến - tiếp nhận dư luận
xã hội, tác động của dư luận xã hội đối với các mặt hoạt động của đời sống xã hội (kinh
tế, chính trị,...) và từng nhóm xã hội, cũng như chú trọng đến việc đo đạc dư luận xã hội.


Tìm hiểu về vấn đề này, trong phạm vi bài chúng ta sẽ đi phân tích các tính chất cơ bản
của dư luận xã hội và từ đó tìm hiểu tác dụng của dư luận xã hội với lĩnh vực pháp luật.

II.NỘI DUNG
1.Định nghĩa dư luận xã hội.
Dư luận xã hội là một thuật ngữ được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Nhưng đến
nay vẫn chưa có định nghĩa hoàn chỉnh được các nhà hoa học thống nhất. Nguyên nhân
là do dư luận xã hội là một hiện tượng tinh thần của xã hội, phức tạp nên việc thể hiện
đầy đủ ý nghĩa nội hàm của nó trong một định nghĩa ngắn gọn là rất khó. Theo B.K.
Paderin (nhà nghiên cứu dư luận xã hội người Nga) cho rằng : dư luận xã hội là tổng thể
các ý kiến, trong đó chủ yếu là các ý kiến thể hiện sự phán xét đánh giá, sự nhận định
(bằng lời hoặc hông bằng lời), phản ánh ý nghĩa của các thực tế, quá trình, hiện tượng,
sự kiện đối với các thể chế, giai cấp xã hội nói chung và thái độ công khai hoặc che đậy
của các nhóm xã hội lớn nhỏ đối với các vấn đề của cuộc sống xã hội có động chạm đến
các lợi ích chung của họ.
Theo trung tâm nghiên cứu dư luận xã hội thuộc Ban tư tưởng văn hóa Trung ương:
Dư luận xã hội là tập hợp các luồng ý kiến cá nhân trước các vấn đề, sự kiện, hiện tượng
có tính thời sự.
2


Bài tập học kỳ môn xã hội học đại cương
Theo Trung tâm xã hội học ( Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh): Dư luận xã
hội là một hiện tượng xã hội đặc biệt biểu thị sự phán xét, đánh giá và thái độ của các
nhóm xã hội đối với những vấn đề có liên quan đến lợi ích của các nhóm xã hội. Dư luận
xã hội được hình thành qua các cuộc trao đổi, thảo luận công khai.
....
Có rất nhiều quan điểm về dư luận xã hội nhưng nhìn chung trong các định nghĩa đều
đề cập tới nội dung chính của khái niệm dư luận xã hội là:
+Là những ý kiến, thái độ mang tính phán xét, đánh giá.

+Phải là những vấn đề có tính thời sự, đụng chạm đến lợi ích của nhóm xã hội,
cộng đồng xã hội.
+Phải thu hút được sự quan tâm, chú ý của nhiều người.
Kết hợp vai trò, ý nghĩa thực tiễn của dư luận xã hội, xuất phát từ đặc trưng về đối
tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu của xã hội học, chúng ta có thể định
nghĩa dư luận xã hội như sau:
Dư luận xã hội là tập hợp các ý kiến, thái độ có tính chất phán xét, đánh giá của
các nhóm xã hội, của cộng đồng xã hội hay xã hội nói chung, nó có tính phổ biến tương
đối, tính mạnh mẽ và bền vững nhất định đối với những vấn đề đụng chạm tới lợi ích
chung, thu hút được sự quan tâm của nhiều người và được thể hiện trong các nhận định
hoặc hành động thực tiễn của họ.
Cần phân biệt dư luận xã hội với tin đồn. Tin đồn là những thông tin, tin tức về
những sự kiện, hiện tượng có thật liên quan đến lợi ích của cộng đồng xã hội. Tuy giống
nhau ở chỗ thông tin đều cũng xuất phát từ một nhóm người nhưng dư luận xã hội thì
thông tin là có thật còn thông tin ở tin đồn thì có thể có hoặc không thể có thật. Chủ thể
của tin đồn không xác định. Tin đồn không phải là sản phẩm của tư duy phán xét của cá
nhân mang nó. Tin đồn có thể chuyển thàn dư luận xã hội khi trên cơ sở của tin đồn
người ta đưa ra những phán xét, đánh giá bày tỏ thái độ của mình; khi thông tin về sự
kiện, hiện tượng được kiểm chứng và các nhóm xã hội có thể được tiếp cận với nguồn
tin, trao đổi, bày tỏ ý kiến của mình thông qua con đường công khai.
3


Bài tập học kỳ môn xã hội học đại cương
2.Các tính chất cơ bản của dư luận xã hội
Để làm rõ khái niệm dư luận xã hội và đi sâu nghiên cứu nó các nhà hoa học đã chỉ
ra 5 tính chất cơ bản của dư luận xã hội mà ta cần tìm hiểu trong phạm vi bài viết đó là:
2.1 Tính khuynh hướng.
Dư luận xã hội tồn tại từ lâu đời cùng với xã hội loài người, được xem là có trước
cả luật pháp, có tác dụng là phương tiện giáo dục, định hướng và điều chỉnh hành vi. Khi

người ta nói đến dư luận xã hội, thường là người ta nghĩ đến thái độ đánh giá của cộng
đồng đối với những sự kiện xã hội nhất định. Thái độ của dư luận xã hội đối với mỗi sự
kiện, hiện tượng , quá trình xã hội có thể khái quát theo các khuynh hướng nhất định: tán
thành, phản đối hay lưỡng lự, chưa rõ thái độ. Khi sự kiện, hiện tượng xảy ra phù hợp
với lợi ích cộng đồng xã hội thì dư luận xã hội có thái độ tán thành và khi các sự kiện,
hiện tượng này đi ngược lại với lợi ích cộng đồng thì bị dư luận xã hội phản đối. Cũng
có thể phân chia dư luận xã hội theo các khuynh hướng như tích cực, tiêu cực, tiến bộ,
lạc hậu,...Ở mỗi khuynh hướng này ta có thể thấy thái độ tán thành hay phản đối lại có
thể phân chia thành các mức độ khác nhau. Cụ thể là: thái độ rất tán thành, tán thành,
lưỡng lự, phản đối, rất phản đối. Chính nhờ tính chất này của dư luận xã hội mà người ta
có thể thấy được sự giống nhau và khác biệt của dư luận xã hội ở mỗi thời kỳ lịch sử,
cũng như ở các không gian xã hội khác nhau. Chẳng hạn cũng là về bảo vệ các giá trị gia
đình như sự thủy chung, dư luận xã hội ở các thời kỳ khác nhau, hoặc trong những bối
cảnh khác nhau (nông thôn - thành thị, các nhóm nghề, nhóm tuổi...) có những thái độ,
đánh giá có thể khác nhau.
Sự thống nhất và xung đột của dư luận xã hội cũng là biểu thị của tính khuynh
hướng. Theo mức độ tán thành hay phản đối được trình bày ở trên, nếu đồ thị phân bố
dư luận theo hình chữ J thì biểu thị sự thống nhất và nếu đồ thị này hình chữ U thì biểu
thị sự xung đột. Biểu đồ dư luận xã hội có dạng phân bố hình chữ U khi trong xã hội hai
loại quan điểm mâu thuẫn, đối lập nhau về một sự kiện, hiện tượng. quá trình xã hội nào
đó để tỷ lệ số người ủng hộ cao. Trong xã hội , nếu thái độ của dư luận xã hội đối với
phần lớn các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội đều có dạng phân bố hình chữ U thì điều đó
4


Bài tập học kỳ môn xã hội học đại cương
có nghĩa xã hội đứng bên bờ vực nội chiến. Còn trong biểu đồ dạng phân bố hình chữ J,
chỉ một loại quan điểm có tỷ lệ số người ủng hộ cao nên đây được coi là điểm khác biệt
tương đối giữa hai dạng biểu đồ này. Sau đây là biểu thị của hai dạng biểu đồ :
BIỂU ĐỒ PHÂN BỐ HÌNH CHỮ U

40%
30%
20%
10%
Rất

Phản đối

phản đối

Lưỡng

Tán thành

lự

Rất tán
thành

BIỂU ĐỒ PHÂN BỐ HÌNH CHỮ J
40%
30%
20%
10%
Rất
phản đối

Phản đối

Lưỡng

lự

Tán thành

Rất tán
thành

2.2 Tính lợi ích
Tính chất này được thể hiện ngay trong định nghĩa dư luận xã hội. Đối tượng của dư
luận xã hội không phải là mọi thực tế xã hội nói chung, mà chỉ là những cái được cộng
đồng xã hội quan tâm tới, vì nó có liên quan đến các nhu cầu, lợi ích về vật chất hay tinh
thần của họ. Vì thế , để trở thành đối tượng của dư luận xã hội, các sự kiện hiện tượng

5


Bài tập học kỳ môn xã hội học đại cương
xã hội đang diễn ra phải được xem xét từ góc độ mối quan hệ mật thiết đến lợi ích của
các nhóm khác nhau trong xã hội.
Không tồn tại một dư luận xã hội không phản ánh những nhu cầu- lợi ích cụ thể của
các nhóm xã hội cụ thể dù là tích cực hay tiêu cực, phản đối hay tán thành thì nguyên
nhân cũng đều có thể tìm thấy ở nhu cầu- lợi ích của từng nhóm xã hội cụ thể. Những
nhu cầu ấy có thể xuất phát từ việc bảo vệ lợi ích của nhóm, sự tồn tại của các giá trị
trong nhóm, hay đảm bảo sự bền vững của các mối quan hệ trong nhóm.
Ví dụ như khi dư luận xã hội lên tiếng về các vụ việc xảy ra đối với các vụ tham
nhũng gần đây với thái độ đồng tình với các chủ trương của Chính phủ trong việc giải
quyết dứt khoát, không tránh né dù đối tượng tham nhũng giữ cương vị, trọng trách cao
đến đâu, cũng có nghĩa rằng nhu cầu công bằng xã hội được nhiều nhóm xã hội ủng hộ;
hoặc như việc tăng giá gaz, xăng dầu được mọi người chú ý vì nó đụng chạm đến mục
đích kinh tế.

Lợi ích vật chất được nhận thức rõ nét khi các hiện tượng diễn ra trong xã hội có liên
quan chặt chẽ đến hoạt động kinh tế và sự ổn định cuộc sống của đông đảo người dân.
Ví dụ như : các chủ trương của Đảng và Nhà nước về khoán nông nghiệp, về cải cách
chế độ tiền lương....có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân. Chẳng hạn như
trong năm 2009 Nhà nước đã nhiều lần điều chỉnh giá xăng, dầu cho phù hợp với bối
cảnh thị trường....Đây là những ví dụ rất sinh động cho mối liên quan này.
Lợi ích tinh thần được đề cập đến khi các vấn đề đang diễn ra đụng chạm đến hệ
thống các giá trị chuẩn mực xã hội, các phong tục tập quán, khuôn mẫu hành vi ứng xử
văn hóa của cộng đồng xã hội hoặc của cả một dân tộc. Ví dụ như những năm trước đây
cuộc chiến tranh do Mỹ và NATO phát động chống lại Liên bang Nam tư đã gây ra dư
luận phản đối mạnh mẽ trên thế giới. Không chỉ bởi những thiệt hại đối với người dân
Nam tư mà còn bởi sự nhận thức đông đảo của người dân thế giới về một nguy cơ tiềm
tàng của chủ nghĩa đế quốc và thực dân mới núp dưới chiêu bài “ can thiệp nhân đạo”,
tạo ra một thứ tiền lệ nguy hiểm cho các cuộc can thiệp sau này. Nhưng năm 2007, với lí
do nghi ngờ Irắc sản xuất vũ khí hạt nhân nguyên tử, Mỹ lại gây chiến với Irắc và điều
6


Bài tập học kỳ môn xã hội học đại cương
này đã khiến cho dư luận thế giới rất bất bình ngay cả đối với những người dân nước
Mỹ. Điều này cho thấy sức mạnh của dư luận xã hội rất lớn. Ở Việt Nam những năm
gần đây trong giới trẻ xuất hiện tình trạng “sống thử”. Hiện tượng này ngay lập tức bị dư
luận lên án vì nó ảnh hưởng đến thuần phong mĩ tục, nếp sống văn hóa truyền thống lâu
đời của người phương Đông...Ở đây dư luận xã hội đã phản đối không chỉ tình trạng này
mà còn phản đối trào lưu của giới trẻ hiện nay coi nhẹ các giá trị truyền thống của cha,
ông, sống buông thả.
Ngay trong bản thân mình thì lợi ích mới chỉ là điều kiện để thúc đẩy việc tạo ra dư
luận xã hội. Điều kiện đủ ở đây phải là sự nhận thức của các nhóm xã hội về lợi ích của
mình và mối quan hệ giữa chúng với các sự kiện, hiện tượng, quá trình xã hội đang diễn
ra. Chỗ này có hai điểm cần lưu ý:

- Bản thân nhận thức về lợi ích là một tiến trình biến đổi và phát triển giữa tính
cá nhân và tính xã hội; giữa tính vật chất và tính tinh thần; giữa tính trước mắt
và tính lâu dài.
- Quá trình trao đổi, thảo luận ý kiến để dẫn đến dư luận xã hội là quá trình giải
quyết mâu thuẫn lợi ích. Trong công việc này, nhóm xã hội nào có tổ chức tốt
thành lực lượng thì nhóm đó sẽ thành công hơn trong công việc bảo vệ quan
điểm, lợi ích của mình và ngược lại.
2.3 Tính lan truyền
Một trong những đặc điểm cơ bản của dư luận xã hội là tính lan truyền. Dư luận xã
hội. là sản phẩm của tư duy phán xét, là sự thể hiện quan điểm, thái độ của các cá nhân
trước các hiện tượng pháp lý. Dư luận xã hội được coi như một biểu hiện của hành vi tập
thể, một hiện tượng được các nhà xã hội học rất quan tâm. Cơ sở của bất kỳ một hành vi
tập thể nào cũng là hiệu ứng phản xạ quay vòng, trong đó khởi điểm từ một cá nhân hay
nhóm nhỏ sẽ gây nên chuỗi các kích thích của các cá nhân khác, nhóm khác. Để duy trì
được chuỗi kích thích này luôn cần có các nhân tố tác động lên cơ chế hoạt động tâm lý
của cá nhân và nhóm. Dư luận xã hội lan truyền bằng các kênh giao tiếp: kênh giao tiếp
trực tiếp như cá nhân trực tiếp truyền đi hoặc thông qua kênh giao tiếp gián tiếp qua các
7


Bài tập học kỳ môn xã hội học đại cương
phương tiện thông tin đại chúng. Đối với dư luận xã hội các nhân tố tác động đó có thể
là các thông tin bằng các hình ảnh, âm thanh sống động trực tiếp có tính thời sự. Dưới
tác động của các luồng tin này, các nhóm công chúng khác nhau sẽ cùng được lôi cuốn
vào quá trình bày tỏ sự quan tâm của mình thông qua các hoạt động trao đổi, bàn bạc,
tìm kiếm thông tin, cùng chia sẻ trạng thái tâm lí của mình với người xung quanh. Đặc
biệt là đối với các sự kiện lớn của đất nước như tình trạng chiến tranh; các cuộc bầu cử;
hay các sự kiện vượt bên ngoài hoạt động sống và làm việc bình thường của con người
như các vụ tôi phạm nguy hiểm, nạn hạn hán, lũ lụt....Chúng ta có thể theo dõi và ghi
nhận được ảnh hưởng của các luồng thông tin đến các hành động quan tâm của công

chúng. Khi đó, sự hình thành mạnh mẽ và lan truyền nhanh chóng của dư luận xã hội
được thể hiện rõ nét. Dư luận xã hội lan truyền càng rộng thì càng có xu hướng thống
nhất về nội dung các phán xét, đánh giá, càng làm cho mọi người trong xã hội nhận thức
sâu sắc.
Ví dụ như: Trong vụ công ty Vê Đan xả nước thải ra sông Thị Vải vụ việc được phát
hiện và đầu tiên nó thu hút được sự quan tâm của người dân khu vực xung quanh bị ảnh
hưởng trực tiếp, của các cấp chính quyền mà khi báo chí lên tiếng, các nhà chức trách
lên tiếng và dư luận cả nước cũng lên tiếng. Khi một vụ án liên quan đến bạo lực trẻ em
thì nó sẽ là mối quan tâm không chỉ của các cơ quan pháp luật mà còn là của nhiều
nhóm dư luận khác nữa của báo chí, của cơ quan bảo vệ trẻ em.
2.4 Tính bền vững tương đối và tính dễ biến đổi.
Dư luận xã hội vừa có tính bền vững tương đối lại vừa có tính dễ biến đổi. Hai tính
chất này tưởng như mâu thuẫn với nhau nhưng tùy vào tính chất của sự kiện hiện tượng
mà dư luận xã hội bộc lộ. Có những dư luận xã hội chỉ qua một đêm là thay đổi, nhưng
cũng có những dư luận xã hội qua hàng thập niên vẫn không thay đổi. Tính bền vững
của dư luận xã hội phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Đối với những sự kiện, hiện tượng hay
các quá trình quen thuộc, dư luận xã hội thường rất bền vững.
Ví dụ như sự đánh giá rất cao của dư luận xã hội về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ
tịch Hồ Chí Minh, về vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong công cuộc giải phóng dân
8


Bài tập học kỳ môn xã hội học đại cương
tộc Việt Nam, về tầm quan trọng của sự nghiệp đổi mới, chính sách khoán nông
nghiệp...tới nay vẫn không thay đổi. Trái lại với sự bền vững ấy khi cái mới ra đời lúc
đầu chỉ được số ít thừa nhận và nó dễ bị phản đối.Ví dụ như trước một trận bóng đá của
đội tuyển chủ nhà dư luận xã hội bày tỏ thái độ rất tin tưởng vào khả năng của đội nhà
nhưng khi đội chủ nhà bị thua thì dư luận xã hội sẽ chỉ trích, phê phán, tức giận. Nhưng
ý kiến của đa số nhanh chóng, dễ dàng thay đổi khi cái mới vươn lên khẳng định mình
trong cuộc sống.

Ví dụ như khi các nước trên thế giới vào cuộc để bảo vệ môi trường thì lúc đó chúng
ta vẫn chưa nhận thức rõ được ảnh hưởng to lớn của việc làm ô nhiễm môi trường. Đến
hiện nay khi vấn đề ô nhiễm đang ngày càng trở lên trầm trọng thì nước ta mới bắt đầu
tiến hành hoạt động để giáo dục ý thức người dân bảo vệ môi trường. Hiện nay vấn đề ô
nhiễm môi trường được dư luận xã hội rất quan tâm. Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm
cũng vậy, ban đầu nó không được nhiều sự quan tâm của dư luận nhưng khi ngày càng
có nhiều căn bệnh liên quan đến việc thiếu ý thức trong vệ sinh an toàn thực phẩm thì nó
lại trở thành vấn đề nóng của xã hội. Và đương nhiên, không phải lúc nào dư luận xã hội
cũng đúng, không phải lúc nào ý kiến của số đông cũng là chính xác.
Tính biến đổi của dư luận xã hội được xem xét trên hai bình diện sau:
- Biến đổi theo không gian và môi trường văn hóa: Sự phán xét đánh giá
của dư luận xã hội về bất kỳ sự kiện, hiện tượng, hay quá trình xã hội nào cũng phụ
thuộc vào hệ thống giá trị, chuẩn mực đang tồn tại trong nền văn hóa của cộng đồng
người. Với cùng một sự việc, sự kiện xảy ra, dư luận xã hội của các cộng đồng người
khác nhau lại thể hiện sự phán xét khác nhau. Ví dụ , hiện tượng tảo hôn, chế độ đa thê
lại là hiện tượng bình thường tại các nước khu vực Trung đông, Nam Sahara (Châu Phi)
hay Ấn Độ, nhưng sẽ gặp phải sự phản ứng gay gắt tại nhiều nước ở châu Âu, Bắc Mỹ,
Đông nam Á...Trong khi đó quan hệ tình dục ngoài hôn nhân lại dễ dàng được chấp
nhận ở châu Âu, Bắc Mỹ mà lại bị phản đối mạnh mẽ, thậm chí bị trừng phạt theo luật lệ
tôn giáo ở Trung đông.

9


Bài tập học kỳ môn xã hội học đại cương
- Biến đổi theo thời gian: Cùng với sự phát triển của xã hội, nhiều giá trị, chuẩn
mực văn hóa, phong tục tập quán biến đổi ngay trong cùng một nền văn hóa –xã hội, dẫn
đến sự thay đổi trong cách nhìn nhận, đánh giá của dư luận xã hội . Trong thời kỳ bao
cấp trước đây, khi nhà nước chịu trách nhiệm chu cấp và đảm bảo cuộc sống tối thiểu
cho người dân thì các hoạt động buôn bán, kiếm lời cho cá nhân bị xã hội lên án mạnh

mẽ và quy kết thành tội đầu cơ, tích trữ. Còn trong thời kỳ kinh tế thị trường hiện nay thì
dư luận xã hội đã thay đổi quan niệm các hoạt động đó không còn bị đánh giá là tiêu cực
mà được cho là hoạt động kinh doanh thương mại bình thường. Nói như thế không có
nghĩa là dư luận xã hội không cảnh giác với những trường hợp đặc biệt, khẩn cấp như
việc đầu cơ tích trữ lương thực để bán kiếm lời sau những vụ bão lụt, mất mùa...Khi các
hoạt động này mang tính trục lợi và gây thiệt hại cho người dân, loại hành vi đó cấu
thành tội đầu cơ được quy định trong Bộ luật hình sự năm 1999( sửa đổi bổ sung năm
2009).
Phụ thuộc vào bối cảnh cụ thể, dư luận xã hội còn biến đổi theo đối tượng của các
phán xét, đánh giá khi công chúng phát hiện thêm các mối liên quan giữa đối tượng ban
đầu với các sự kiện, hiện tượng, quá trình diễn ra kèm theo nó. Mặt khác, xuất phát từ
các phán xét đánh giá bằng lời, dư luận xã hội có thể chuyển hóa thành các hành động
mang tính tự phát hoặc có tổ chức để thể hiện thái độ đồng tình hay phản đối của mình.
Một mặt, dư luận xã hội cực lực lên án, đòi xử lý nghiêm minh( thể hiện bằng các ý
kiến) các vụ tội phạm tấn công vào các chiến sĩ công an khi đang thi hành nhiệm vụ.
Mặt khác chính người dân đã tích cực quyên góp từ thiện( thể hiện bằng hành động để
hỗ trợ một phần cho gia đình của những chiến sĩ công an đã dũng cảm hi sinh trong khi
làm nhiệm vụ).
Không chỉ thể hiện ra bên ngoài, dư luận xã hội về những vấn đề đời sống xã hội có
thể ở trạng thái tiềm ẩn, không bộc lộ bằng lời (dư luận của đa số im lặng). Trong những
xã hội thiếu dân chủ, dư luận xã hội đích thực thường tồn tại dưới dạng tiềm ẩn. Trong
xã hội cũng thường có dư luận xã hội tiềm ẩn về những sự việc, sự kiện sắp tới, chưa
xảy ra hiện thời chưa cấp bách.
10


Bài tập học kỳ môn xã hội học đại cương
2.5 Tính tương đối trong khả năng phản ánh thực tế của dư luận xã hội.
Sự phản ánh thực tế xã hội của dư luận xã hội có thể đúng ( đúng nhiều, đúng ít) có
thể sai ( sai ít, sai nhiều). Dù có đúng đến mấy thì dư luận xã hội vẫn có những hạn chế,

không nên tuyệt đối hóa khả năng nhận thức của dư luận xã hội. Dù có sai đến mấy,
trong dư luận xã hội cũng có những hạt nhân hợp lý, không thể coi thường được. Chân
lý của dư luận xã hội không phụ thuộc vào tính chất phổ biến của nó. Không phải lúc
nào dư luận của đa số cũng đúng hơn dư luận của thiểu số. Cái mới, lúc đầu thường chỉ
có một số người nhận thấy do đó dễ bị đa số phản đối. Đối với những vấn đề trừu tượng,
phức tạp, dư luận của giới trí thức, của những người có trình độ về học vấn cao thường
chín chắn hơn so với những người có trình độ học vấn thấp. Nếu dư luận xã hội xuất
phát từ những nhóm xã hội có khả năng đánh giá khách quan, đưa ra nhận xét đúng đắn
thì dư luận trong trường hợp này thì thường đúng nhưng nếu nó xuất phát từ những
người không nhận thức rõ ràng vấn đề trình độ hiểu biết kém hơn thì sẽ dẫn đến sai, chỉ
có thể là tin đồn.
Ví dụ như: khi có quy định của Nhà nước bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm khi ra đường
thì có rất nhiều ý kiến phản đối vì cho rằng đây là sự bất tiện...và thực hiện một cách
cưỡng ép, đối phó nhưng sau hàng loạt vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra liên
quan đến việc không chấp hành đúng quy định này thì dư luận đã dần dần chấp nhận nó
là một quy định thực tế bảo vệ cho chính họ và họ đã thực hiện tương đối tốt. Như vậy
cái mới bị dư luận phản đối nhưng chưa chắc nó đã sai. Khi nó vươn lên khẳng định vị
trí của mình thì dư luận xã hội lại không hề phản đối. Đối với vấn đề làm đường sắt cao
tốc mặc dù bị dư luận rất phản đối nhưng những nhà chức trách lại có lí do riêng của họ
khi ủng hộ đề án này vì cho rằng đây là dự án phát triển kinh tế giúp cho đất nước ta
phát triển còn đa số người dân lại cho rằng việc này là lãng phí nguồn vốn nhà nước, đối
với vấn đề này thì nhận thức của những người có trình độ học vấn cao chín chắn hơn, họ
nhìn vấn đề trên nhiều phương diện.
Như vậy, ở những nhóm xã hội có học vấn cao họ có thể dễ dàng tiếp cận thông tin,

11


Bài tập học kỳ môn xã hội học đại cương
phân tích một cách khoa học về nội dung, bản chất, nguồn gốc..từ đó mà đưa ra các

đánh giá phán xét phù hợp góp phần hình thành những dư luận xã hội tích cực cho lợi
ích công cộng, cho dân tộc, quốc gia. Ngược lại, ở những nhóm xã hội có trình độ học
vấn thấp người ta có thể dễ dàng tin tưởng vào những điều nhảm nhí, vô tinhg tham gia
vào việc lan truyền những tin đồn nhảm gây hậu quả xấu cho các cá nhân nhóm xã hội.
3. Tác dụng của dư luận xã hội đối với lĩnh vực pháp luật.
Dư luận xã hội là tập hợp các ý kiến, thái độ có tính chất phán xét, đánh giá của các
nhóm xã hội hay của xã hội nói chung trước những vấn đề mang tính thời sự, có liên
quan đến lợi ích chung, thu hút được sự quan tâm của nhiều người và được thể hiện
trong các nhận định hoặc hành động thực tiễn của họ.
Trong bất kỳ một xã hội nào, dư luận xã hội cũng đều có ảnh hưởng nhất định và
trong nhiều trường hợp, còn có tác động mạnh mẽ đến các qua trình chính trị, xã hội,
đến việc lãnh đạo và quản lý xã hội. Trong lịch sử loài người, dư luận xã hội đã đóng vai
trò là yếu tố điều hòa các mối quan hệ xã hội và điều chỉnh hành vi của con người. Sức
mạnh của dư luận xã hội đã được thể hiện ngay cả trong khi xã hội còn chưa xuất hiện
các hiện tượng giai cấp, nhà nước và pháp luật. Trong xã hội nguyên thủy, mặc dù dư
luận xã hội chỉ tồn tại với tư cách những ý kiến, quan điểm, thái độ, sự phán xét chung
của cộng đồng người; nhưng nó đã giữ vai trò vừa là phương tiện giáo dục, vừa là công
cụ định hướng, điều tiết hành vi của con người. Điều đáng sợ nhất đối với mỗi thành
viên trong xã hội nguyên thủy là bị dư luận xã hội lên án, bị cộng đồng ruồng bỏ. Khi
quan sát về chế độ xã hội nguyên thủy, Ph.Ănghen đã nhận xét rằng, trong chế độ này, “
ngoài dư luận công chúng ra, không có một phương tiện cưỡng chế nào cả”. Trong xã
hội có giai cấp, vai trò điều hòa các quan hệ xã hội của dư luận xã hội được thể hiện
cùng với pháp luật. Khi nói về pháp luật, theo C.Mác. dư luận xã hội là “ kết quả của
việc biến ý thức xã hội thành sức mạnh xã hội...nhờ có các luật pháp chung do chính
quyền nhà nước thi hành”. Sự khẳng định này cho chúng ta chiếc chìa khóa để hiểu biết
về cơ chế biến đổi dư luận xã hội thành sức mạnh xã hội và chỉ ra sự ảnh hưởng của dư
luận xã hội đối với hoạt động xây dựng, thực hiện và áp dụng pháp luật.
12



Bài tập học kỳ môn xã hội học đại cương
Dư luận xã hội có vai trò và tác động quan trọng đến nhiều lĩnh vực khác nhau của
đời sống xã hội như kinh tế, chính trị, đạo đức, pháp luật, văn hóa, giáo dục..., trong số
đó, phải kể đến sự tác động , ảnh hưởng của dư luận đối với hành động xây dựng pháp
luật. Ở nước ta hiện nay sự ảnh hưởng đó thể hiện trên những phương diện sau:
Thứ nhất, dư luận xã hội là sự thể hiện lợi ích chung thông qua tiếng nói chung của
nhân dân, nên nó là điều kiện cần thiết để các tầng lớp nhân dân phát huy quyền làm
chủ, mở rộng nền dân chủ xã hội, tích cực tham gia vào hoạt động xây dựng pháp luật.
Như đã nói ở trên, các tầng lớp nhân dân là chủ thể rộng rãi của hoạt động xây dựng
pháp luật. Hiến pháp của Nhà nước ta đã khẳng định nguyên tắc quyền lực Nhà nước
thuộc về nhân dân và luôn nằm dưới sự kiểm soát của nhân dân. Dưới chế độ ta, nhân
dân thực hiện quyền lực Nhà nước thông qua hai hình thức cơ bản là dân chủ trực tiếp
và dân chủ đại diện. Dân chủ trực tiếp là hình thức nhân dân trực tiếp thể hiện ý chí và
nguyện vọng của mình. Đây là hình thức hữu hiệu tạo cho nhân dân, với tính cách là chủ
thể tối cao và duy nhất của quyền lực Nhà nước, khả năng tham gia tích cực và chủ động
vào các hoạt động của Nhà nước trong đó có hoạt động xây dựng pháp luật. Dân chủ đại
diện là hình thức cơ bản mà thông qua đó, nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước, vận
hành bầu theo quy định của Hiến pháp. Theo cơ chế này thì nhân dân bầu ra cơ quan đại
diện. Cơ quan đại diện trực tiếp nhận quyền lực từ nhân dân nên còn được gọi là coq
quan quyền lực Nhà nước, trong đó Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất,
Hội đồng nhân dân là cơ quan nhà nước ở địa phương.
Thứ hai, dư luận xã hội là nguồn thông tin phản hồi có ý nghĩa rất quan trọng và
thiết thực đối với quá trình xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản
quy phạm pháp luật dưới luật, đối với việc ban hành các quy định của các cá nhân, nhà
chức trách có thẩm quyền. Để có được các văn bản sát thực tế, các văn bản quyết định
quản lý hành chính Nhà nước đúng đắn có tính khả thi cao, trước khi xây dựng, soạn
thảo các dự án luật hay ban hành các quyết định, các cơ quan lập pháp, cơ quan quản lý
phải nắm bắt được thực trạng tư tưởng, tâm lý của các đối tượng xã hội mà văn bản pháp
luật, quyết định nhằm vào. Mọi chủ trương, chính sách pháp luật khó có thể trở thành
13



Bài tập học kỳ môn xã hội học đại cương
hiện thực nếu không hợp lòng dân, không được nhân dân ủng hộ. Khi đã có được các dự
án luật, các thông tin phản hồi lại càng quan trọng. Mọi vướng mắc, lệch lạc trong quá
trình triển khai thực hiện các văn bản pháp luật, do nhiều yếu tố khó lường trước, đều
được bộc lộ qua dư luận xã hội. Dư luận xã hội là một trong những cơ sở thông tin phản
hồi giúp cho các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đưa ra các văn bản, quyết định phù
hợp lòng dân. Dư luận xã hội có tác dụng phát hiện những thiếu hụt, những khe hở trong
các văn bản quy phạm pháp luật, giúp cho Nhà nước có biện pháp sửa đổi, bổ sung và
điều chỉnh một cách kịp thời các văn bản pháp luật còn khiếm khuyết, tháo gỡ các
vướng mắ, khó khăn phát sinh trong quá trình tổ chức, thực hiện pháp luật.
Thứ ba, dư luận xã hội không mang tính pháp lý nhưng nó lại có sức mạnh rất to lớn
trong việc định hướng và điều chỉnh hành vi, hoạt động của các thành viên trong xã hội.
Trong hoạt động xây dựng pháp luật, các cá nhân, nhà chức trách có thẩm quyền, với tư
cách là chủ thể xây dựng pháp luật cần phải biết lắng nghe dư luận xã hội một cách
nghiêm túc và phân tích nó một cách khoa học để rút ra được những kết luận chính xác
về thực trạng của những lĩnh vực quan hệ xã hội đang cần có pháp luật điều chỉnh. Nhờ
đó, Nhà nước có thể ban hành pháp luật một cách kịp thời, đồng bộ và hiệu quả, tác
động đúng phạm vi, đúng đối tượng cần điều chỉnh; góp phần tăng cường vai trò và hiệu
lực của công tác quản lý xã hội bằng pháp luật.
Ngoài ra dư luận xã hội còn ảnh hưởng lớn đến ý thức pháp luật của con người:
Ý thức pháp luật là hiện tượng mang tính giai cấp, xuất hiện cùng với sự xuất hiện
của pháp luật. Các giai cấp, tầng lớp xã hội khác nhau có sự thể hiện ý thức pháp luật
khác nhau, trong đó ý thức pháp luật giữ vai trò chủ đạo là ý thức pháp luật của giai cấp
thống trị cầm quyền. Nhưng, trước khi có sự xuất hiện nhà nước, pháp luật và cùng với
đó là ý thức pháp luật, những yếu tố tham gia định hướng và điều chỉnh ý thức, hành vi
xã hội của con người lại chính là đạo đức, phong tục, tập quán, truyền thống, tôn giáo,
tín ngưỡng… đặc biệt là dư luận xã hội.
* Sự tác động của dư luận xã hội đến hệ tư tưởng pháp luật :


14


Bài tập học kỳ môn xã hội học đại cương
Hệ tư tưởng pháp luật là tổng hợp các tư tưởng, quan điểm, quan niệm có tính chất
lý luận và khoa học về pháp luật, phản ánh về pháp luật và các hiện tượng pháp luật một
cách sâu sắc, tự giác dưới dạng các khái niệm, các phạm trù khoa học. Dư luận xã hội
tác động trực tiếp và gián tiếp đến sự hình thành và phát triển của hệ tư tưởng pháp luật.
Với tư cách một hiện tượng xã hội, dư luận xã hội phản ánh tồn tại xã hội nói chung,
đồng thời phản ánh các sự kiện, hiện tượng pháp lý xảy ra trong đời sống xã hội. Sự bàn
luận, trao đổi ý kiến giữa các thành viên trong xã hội về các sự kiện, hiện tượng pháp lý
đưa tới kết quả là, họ đạt tới sự nhận thức chung, thống nhất trong các phán xét, đánh
giá về sự việc, sự kiện pháp lý. Ban đầu, “chuẩn mực” chung chi phối quá trình thảo
luận, bàn bạc giữa họ là những thông tin, kiến thức, hiểu biết về pháp luật mà mỗi thành
viên có được từ những nguồn khác nhau, chủ yếu là những khái niệm cơ sở mang tính
kinh nghiệm. Các ý kiến bước đầu được đưa ra có thể khác nhau vì nhận thức pháp luật
của mỗi thành viên xã hội cũng khác nhau. Khi đã hình thành, dư luận xã hội biểu thị
thái độ, quan điểm, cảm xúc, ý chí tập thể của đại đa số người trong cộng đồng xã hội
trước thực tiễn đời sống pháp luật của xã hội, thể hiện trình độ nhận thức cao, có tính hệ
thống về các vấn đề mang tính bản chất của pháp luật và các hiện tượng pháp luật. Trên
cơ sở của sự phán xét, đánh giá về các sự kiện, hiện tượng pháp luật diễn ra trong đời
sống xã hội, dư luận xã hội làm nảy sinh trong nhận thức của mọi người những khái
niệm cơ sở, mang tính bề ngoài, ngẫu nhiên và sau đó là những tri thức phản ánh đúng
đắn bản chất của các hiện tượng pháp lý. Từ đó, hình thành nên các quan điểm, quan
niệm, tư tưởng phản ánh những vấn đề có liên quan đến pháp luật và các hiện tượng
pháp luật một cách sâu sắc, có tính hệ thống trong xã hội. Điều đó nói lên sự tác động
mạnh mẽ của dư luận xã hội đối với quá trình hình thành và phát triển của hệ tu tưởng
pháp luật. Đối với đại đa số quần chúng nhân dân, lợi ích quốc gia, dân tộc luôn có tầm
quan trọng hàng đầu. Dư luận xã hội đóng vai trò là “người lính canh giữ”, bảo vệ

những quyền lợi, các giá trị phổ biến của xã hội, cũng như các giá trị, lợi ích cá nhân
chính đáng của con người. Mỗi khi quyền lợi, các giá trị của quốc gia, dân tộc bị xâm
hại thì du luận xã hội lập tức xuất hiện với thái độ lên án, phản đối gay gắt. Mỗi khi các
15


Bài tập học kỳ môn xã hội học đại cương
cá nhân hoặc nhóm xã hội nào đó có hành vi xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, dư
luận xã hội cũng lập tức lên án, gây sức ép nhằm ngăn chặn hành vi đó. Chẳng hạn,
những vụ phạm pháp hình sự đặc biệt nghiêm trọng, như giết người dã man, xâm hại an
ninh quốc gia… thường khiến cho dư luận xã hội hết sức công phẫn, đòi trừng phạt
nghiêm khắc kẻ phạm tội. Trong trường hợp này, nội dung phản ánh các sự kiện, hiện
tượng pháp lý của dư luận xã hội phù hợp với hệ tư tưởng pháp luật tiến bộ, đang phổ
biến trong xã hội, đáp ứng được lợi ích, nguyện vọng của đông đảo các lực lượng tiến bộ
trong xã hội.
Như vậy, có thể nói, dư luận xã hội với tư cách một hiện tượng thuộc lĩnh vực tinh
thần của đời sống xã hội luôn có tác động mạnh mẽ đến hệ tư tưởng pháp luật. Một mặt,
thông qua quá trình trao đổi, thảo luận ý kiến giữa các nhóm xã hội về những sự kiện,
hiện tượng pháp luật diễn ra trong xã hội, dư luận xã hội góp phần làm nảy sinh các
quan điểm, quan niệm, tư tưởng phản ánh những vấn đề có liên quan đến pháp luật và
các hiện tượng pháp luật một cách sâu sắc, có tính hệ thống trong xã hội. Mặt khác, dư
luận xã hội có tác dụng phổ biến, tuyên truyền trong các tầng lớp xã hội những giá trị
pháp luật, các tư tưởng, quan điểm pháp luật tiến bộ, nhân văn.

III. KẾT LUẬN
Qua việc phân tích các tính chất của dư luận xã hội ta có thể thấy dư luận xã hội giữ
một vị trí rất lớn trong xã hội. Nó có tác động rất lớn đến đời sống của con người. Nó
mang lại những tác dụng to lớn trên nhiều lĩnh vực đặc biệt là đối với lĩnh vực pháp luật.
Tìm hiểu về dư luận xã hội sẽ làm cho việc xây dựng pháp luật được gần gũi hơn với
cuộc sống của người dân, khắc phục sự xa rời giữa pháp luật và thực tiễn. Chúng ta

không nên coi thường sức mạnh của dư luận xã hội. Việc tìm hiểu về dư luận xã hội là
rất cần thiết. Đặc biệt trong xã hội hiện nay khi con người ta đã nhận thức ngày càng cao
về lợi ích chung của cộng đồng. Trong quá trình trình bày bài viết không tránh khỏi
nhiều thiếu sót mong thầy, cô giúp em hoàn thiện.

16


Bài tập học kỳ môn xã hội học đại cương

1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Tập bài giảng xã hội học, Nxb. CAND, Hà Nội,
2001, tr 184- 195
2. Ngọ Văn Nhân, Xã hội học pháp luật, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2010
3. Ngọ Văn Nhân, “ Vai trò của dư luận xã hội – quan điểm của chủ nghĩa MácLêNin và sự vận dụng của Đảng ta trong công cuộc đổi mới”, Tạp chí khoa học
và xã hội, số 1 (77)/2005, tr 10-18

17



×