Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Trách nhiệm pháp lí chủ quan trong luật quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.67 KB, 13 trang )

Mục lục
I. Những vấn đề chung về trách nhiệm pháp lí quốc tế…2
II. Trách nhiệm pháp lí chủ quan trong luật quốc tế……3
1. Cơ sở xác định và miễn trách nhiệm pháp lý quốc tế……3
a. Cơ sở xác định trách nhiệm pháp lí quốc tế……………...3
b. Căn cứ miễn trách nhiệm pháp lí quốc tế………………...5
2. Các loại trách nhiệm pháp lý quốc tế…………………….7
a. Trách nhiệm phi vật chất và các hình thức tương ứng….. 7
b. Thể loại vật chất và các hình thức pháp lý tương ứng……8
III. Thực tiễn thực hiện trách nhiệm pháp lý…………… 9

Bài tập học kí môn công pháp quốc tế

1


I. Những vấn đề chung về trách nhiệm pháp lí trong luật
quốc tế.
Trách nhiệm pháp lý quốc tế là tổng thể các nguyên tắc và quy
phạm pháp luật quốc tế điều chỉnh mỗi quan hệ phát sinh giữa các chủ
thể của luật quốc tế (chủ yếu là các quốc gia) do vi phạm luật quốc tế
hoặc trong trường hợp thưc hiện các hành vi pháp luật quốc tế không
cấm), gây thiệt hại cho các chủ thể khác, phải có nghĩa vụ đáp ứng về
mặt chính trị và vật chất của bên bị hại. Trong trường hợp xác định, chủ
thể gây hại có thể bị gánh chịu sự trừng phạt trên cơ sở luật quốc tế, do
bên bị hại hoặc các chủ thể khác của luật quốc tế thực hiện.
Trách nhiệm pháp lí là công cụ pháp lý cần thiết, nhằm đảm bảo
tuân thủ các quy định của pháp luật quốc tế của chủ thể luật quốc tế, nó
có ý nghĩa răn đe và khôi phục lại các quyền cùng trật tự pháp lí bị xâm
hại của chế định này, và nó là công cụ đặc biệt nhằm điều chỉnh quan hệ
quốc tế cấp chính phủ và đảm bảo cho luật quốc tế thực hiện chức năng


của mình.
Chủ thể của trách nhiệm pháp lý quốc tế là các chủ thể của luật
quốc tế bao gồm quốc gia, tổ chức quốc tế, các dân tộc đang trong quá
trình đấu tranh giành độc lậpvà các chủ thể đặc biệt của luật quốc tế.
Quốc gia là chủ thể chủ yếu và phổ biến trong trách nhiệm pháp lý quốc
tế.
Căn cứ vào hành vi của các chủ thể luật quốc tế thì trách nhiệm
pháp lý có thể được phân loại thành trách nhiệm pháp lý chủ quan và
trách nhiệm pháp lí khách quan; căn cứ vào tính chất của trách nhiệm

Bài tập học kí môn công pháp quốc tế

2


pháp lí thì có thể phân loại trách nhiệm pháp lý thành trách nhiệm vật
chất và trách nhiệm phi vật chất.

II. Trách nhiệm pháp lí chủ quan trong luật quốc tế.
1.Cơ sở xác định và miễn trách nhiệm pháp lí quốc tế.
a. Cơ sở xác định trách nhiệm pháp lý quốc tế.
a.1. Cơ sở pháp lí.
Việc xác định trách nhiệm pháp lí quốc tế của chủ thể luật quốc tế
dựa trên các cơ sở của quy phạm pháp luật về hành vi do chủ thể thực
hiện bị coi là hành vi vi phạm pháp luật và phải gánh chịu pháp trách
nhiệm pháp lý quốc tế. Các quy định này được ghi nhận trong Điều ước
quốc tế, tập quán quốc tế, quyết định của tòa án, trong tài quốc tế, các
văn bản bắt buộc của tổ chức quốc tế, và văn bản đơn phương của quốc
gia.
Nghĩa vụ thực hiện trách nhiệm pháp lý của các quốc gia có thể

xuất phát từ việc áp dụng các văn bản pháp luật, Ví dụ như quyết định
của Tòa án quốc tế, Tòa án xác định hành vi vi phạm pháp luật, xác định
các loại hình thức trách nhiệm pháp lý quốc tế của quốc gia vi phạm.
Trong trường hợp đó, Tòa án không tạo ra các quy phạm mới nhưng
trong quyết định của Tòa án chứa đựng những nghĩa vụ cụ thể của quốc
gia vi phạm quyền của quốc gia bị thiệt hại.
Trong một số trường hợp xác định, các văn bản đơn phương của
các quốc gia cũng có thể trở thành cơ sở để truy cứu trách nhiệm pháp lí
quốc tế. Các văn bản này nghi nhận cam kết sự tự nguyện của các quôc
gia đã ban hành và đã được các quốc gia khác thừa nhận.
a.2. Cơ sở thực tiễn.
- Có hành vi trái pháp luật quốc tế.

Bài tập học kí môn công pháp quốc tế

3


Là hành vi vi phạm các nguyên tắc và quy phạm luật quốc tế,
không thự hiện hoặc thực hiện không đúng các cam kết quốc tế, kể cả
không thực hiện những hành vi cần phải thực hiện theo đúng các quy
định của luật quốc tế, nhằm ngăn ngừa, trừng trị kẻ vi phạm. Hành vi trái
pháp luật có thể biểu hiện ở:
Có thể xuất phát từ việc quốc gia không thực hiện hoặc thực hiện
không đúng những nghĩa vụ quốc tế đã cam kết. Tại hội nghị Lahaye
1930, ủy ban pháp điển hóa luật quốc tế đã ghi nhận việc “ quốc gia phải
chịu trách nhiệm về hành vi của cơ quan mình gây tổn hại cho quốc gia
khác vì không tôn trọng nghĩa vụ quốc tế.
Có thể hành vi không phát sinh trong quan hệ tố tụng quốc tế, ví dụ
như nghĩa vu phải chấp hành các phán quyết của tòa án hay trọng tài

quốc tế khi giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia mà các bên tự nguyện
thừa nhận thẩm quyền của những cơ quan này theo đúng quy chế của tòa
án, trọng tài quốc tế
Hành vi trái pháp luật còn bắt nguồn từ việc quốc gia làm trái với
các quy định trong các văn bản pháp luật mà quốc gia đơn phương ban
hành, ngăn cẳn các quốc gia đó thực hiện quyền chính đáng của họ,
chẳng hạn như trường hợp quốc gia đơn phương đình chỉ một cách bất
hợp pháp việc thực hiện chế độ pháp lý trên các vùng lãnh hải, tiếp giáp
lãnh hải, hay vùng đặc quyền kinh tế của mình, gây cản trở cho tàu
thuyền các nước qua lại trong các vùng đó theo quy định thông thường
của pháp luật quốc gia cũng như Luật Biển quốc tế.
Hành vi trái pháp luật luôn được coi là điều kiện cơ bản để có cơ
sở xác định có hay không trách nhiệm pháp lí quốc tế. Thiếu điều kiện
này thì không đặt ra trách nhiệm pháp lý quốc tế.
- Có thiệ hại xảy ra
Bài tập học kí môn công pháp quốc tế

4


Một chủ thể luật quốc tế phải chịu trách nhiệm bồi thường do hành
vi trái pháp luật của mình thì hành vi đó dù ở mức độ hay hình thức nào
thì cũng phải gây ra thiệt hại cho chủ thể khác. Thiệt hại có thể là thiệt
hại vật chất hoặc thiệt hai phi vật chất. Nhiều trường hợp quốc gia phải
gánh chịu cả về thiệt hại vật chất lẫn thiệt hại phi vật chất.
Xác định thiệt hại có ý nghĩa quan trọng để tính toán mức bồi
thường. Quốc gia gây thiệt hại chỉ phải bồi thường những thiệt hại trực
tiếp.
So với điều kiện về hành vi trái pháp luật, yếu tố thiệt hại không có
ý nghĩa quyết định đến việc có trách nhiệm pháp lý quốc tế hay không

nhưng lại là cơ sở để xác định mức bồi thường thiệt hại khi đã có trách
nhiệm pháp lí.
- Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại
xảy ra.
Tuy có hành vi vi phạm pháp luật và thiệt hại xảy ra, nhưng một
chủ thể phải chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế khi có mối quan hệ giữa
hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra.
Mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi vi phạm là mối
quan hệ của sự vận động nội tại mà về nguyên tắc, nguyên nhân phải xảy
ra trước kết quả trong khoảng thời gian xác định. Hành vi trái pháp luật
là nguyên nhân có ý nghĩa quyết định đối với thiệt hại xảy ra.
Ngoài căn ba căn cứ trên thì yếu tố lỗi của chủ thể vi phạm không
được coi là yếu tố có tính điều kiện trong việc xác định trách nhiệm pháp
lí quốc tế. Lỗi trong trách nhiệm pháp lý quốc tế không là yếu tố nhất
thiết bắt buộc phải làm rõ khi xác định có hay không trách nhiệm pháp lí
quốc tế của một chủ thể trong quan hệ pháp luật quốc tế.
b. Các căn cứ miễn trách nhiệm pháp lý quốc tế.
Bài tập học kí môn công pháp quốc tế

5


Miễn trách nhiệm pháp lí quốc tế là khi một chủ thể của luật quốc
tế phải chịu trách nhiệm pháp lý nhưng trong một số trường hợp thì các
chủ thể này không phải chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế. Các trường hợp
đó có thể là: các biện pháp trả đũa sự vi phạm pháp luật, trường hợp bất
khả kháng, thiên tai tự vệ chính đáng.
Tuy nhiên luật pháp quốc tế không cho phép viện đẫn căn cứ miễn
trách nhiệm pháp lý quốc tế để vi phạm quy phạm luật quốc tế mang tính
chất Juis cogen.

Biện pháp trả đũa là hành vi của một quốc gia được thự hiện do có
sự vi phạm pháp luật quốc tế của quốc gia khác. Biện pháp trả đũa về
nguyên tắc có thể vi phạm luật quốc tế. Hay nói cách khác nếu quốc gia
thự hiện biện pháp trả đũa trên cơ sở nguyên tắc vừa mức, thì quốc gia
thực hiện việc trả đũa thì được miễn truy cứu trách nhiệm pháp lí quốc tế.
Điều 51 Hiến chương liên hợp quốc quy định trường hợp tự vệ
chính đáng không làm phát sịnh trách nhiệm pháp lí quốc tế nếu nó được
tiến hành phù hợp với quy định của hiến chương.
Đối với trường hợp bất khả kháng thì trách nhiệm pháp lý quốc tế
không được đặt ra, nếu hành vi xảy ra vượt quá khả năng của quôc gia
hoặc nằmn ngoài kiểm soát của nó. Trong trường hợp bất khả kháng quốc
gia hoàn toàn không có khả năng thể hiện ý chí của mình để thay đổi tình
thế. Ví dụ như do thảm họa thiện nhiên quốc gia không thể thực hiện
được cam kết của mình đối với chủ thể quốc tế.
Quốc gia còn được miễn truy cứu trách nhiệm pháp lí quốc tế trong
trường hợp hành vi của quốc gia, từ góc độ các quy phạm pháp luật quốc
tế chung, là vi phạm pháp luật quốc tế song việc thực hiện hành vi đó
được tiến hành trên cơ sỏ của các quốc gia hữu quan(ví dụ như đưa quân

Bài tập học kí môn công pháp quốc tế

6


đội vào quốc gia này tiến vào lãnh thổ quốc gia khác với sự đồng ý quốc
gia chủ nhà).
2. Các loại trách nhiệm pháp lí quốc tế.
a. Trách nhiệm phi vật chất và các hình thức tương ứng.
Trách nhiệm phi vật chất là trách nhiệm pháp lý quốc tế theo đó,
chủ thể vi phạm luật quốc tế phải có nghĩa vụ đề bù thiệt hại về mặt tinh

thần cho chủ thể luật quốc tế khác và một số trường hợp phải gánh chịu
thiệt hại vật chất do các biện pháp trả đũa hoặc trừng phạt mà một chủ
thể áp dụng trên cơ sở của luật quốc tế. Trách nhiệm phi vật chất có thể
áp dụng một trong ba hình thức truy cứu trách nhiệm pháp lý quốc tế:
Hình thức đòi hỏi của bên bị hại; hình thức trả đũa và hình thức trừng
phạt.
Hình thức đáp ứng yêu cầu của bên bị hại thường được bên gây hại
tiến hành thông qua như hứa không vi phạm tiếp, xin lỗi, bày tỏ sự đáng
tiếc, trừng phạt những người vi phạm. Hình thức trả đũa là hình thức truy
cứu tránh nhiệm pháp lý quốc tế do bên bị hại tiến hành nhằm mục đích
trừng phạt những hành vi vi phạm pháp luật quốc tế. Theo nguyên tắc
chung, việc truy cứu trách nhiệm pháp lý dười hình thức trả đũa cần được
tiến hành một cách vừa mức.
Trong việc xác định hình thức trả đũa cần phân biệt nó với hình
thức đáp lại hành vi thiếu thân thiện. Sự đáp lại hành vi thiếu thân thiện
là sự trả đũa lại hành vi không đạo đúc của chủ thể khác.
Hình thức trừng phạt là hình thức truy cứu trách nhiệm pháp lí
mang tính nghiêm khắc nhất, được áp dụng đối vơi vi phạm luật quốc tế
nghiêm trọng và chỉ được tiến hành mang tính chất tập thể. Hình thức
trừng phạt thường được thự hiện trong khuân khổ của liên hợp quốc, trên
có sở quyết định của hội đồng bảo an, nhằm áp dụng biện pháp trừng
Bài tập học kí môn công pháp quốc tế

7


phạt đối với quốc gia vi phạm hòa bình và đe dọa hòa bình (ví dụ như
nghị quyết của hội đồng bảo an đối với I rắc năm 1991)
Hình thức trừng phạt thường được tiến hành theo ba phương thức
là trừng phạt phi vũ trang, trừng phạt bằng lực lượng vũ trang và trừng

phạt hạn chế chủ quyền. Trừng phạt phi vũ trang thường được tiến hành
bằng cách cắt đứt một phần hoặc toàn bộ quan hệ quốc tế, cắt đứt giao
thông và thông tin, cắt đứt quan hệ ngoại giao. Trừng phạt cũng có thể
được tiến hàng bằng hình thức áp dụng lực lượng vũ trang, như thực hiện
chiến dịch không quân, hải quân và bộ binh nhằm khôi phục hòa bình và
an ninh. Ngoài ra trừng phạt còn bằng cách hạn chế chủ quyền, như
chiếm đóng một phần lãnh thổ, hạn chế quyền có lực lượng vũ trang.
Trong việc áp dụng biện pháp trừng phạt nguyên tắc vừa mức không
được áp dụng. Tuy nhiên theo luật quốc tế hiện nay việc một nhóm quốc
gia thực hiện biện pháp trừng phạt không dựa trên cơ sở quyết định của
hội đồng bảo an là hành vi bất hợp pháp. Luật quốc tế cũng cho phép các
quốc gia tư vệ chính đáng khi bị xâm lược. Tuy nhiên hành vi đó không
phải là biện pháp trừng phạt được thực hiện với ý nghĩa là một trong
nhũng hình thức truy cứu trách nhiệm pháp lý quốc tế.
b. Thể loại vật chất và các hình thức pháp lý tương ứng.
Thể loại trách nhiệm pháp lý quốc tế là một dang trách nhiệm pháp
lí quốc tế, theo đó chủ thể vi pham pháp luật quốc tế có nghĩa vụ đền bù
thiệt hại vật chất cho chủ thể bị hại.
Thể loại vật chất xuất hiện khi có các yếu tố cấu thành vi phạm là
có hành vi vi phạm luật quốc tế, có thiệt hại vật chất trên thực tế, có mối
quan hệ giữa hành vi vi phạm với thiệt hại thực tế. Thể loại vật chất có
hai hình thức: khôi phục nguyên trạng, và đền bù thiệt hại.

Bài tập học kí môn công pháp quốc tế

8


Hình thức khôi phục nguyên trạng là hình thức truy cứu trách
nhiệm pháp lý quốc tế về mặt vật chất, theo đó bên gây thiệt hại có nghĩa

vu khôi phục lại các thiệt hại vật chất cho bên bị thiệt hại gần với hiện
trạng vật chất ban đầu. Hình thức khôi phục nguyên trạng chỉ thực hiện
trong trường hợp có điều kiện(như trả lại đồ vật bị tịch thu)
Hình thức đền bù bằng thiệt hại là là hình thức truy cứu trách
nhiệm pháp lý quốc tế về mặt vật chất, theo đó bên gây hại đề bù các
thiệt hại vật chất cho bên bị hại bằng tài sản hoặc bằng tiền theo giá trị
tương đương với tài sản bị thiệt hại. Hình thức đề bù thiệt hại được thực
hiện theo cách thức, bên gây hại đền bù thiệt hại thực tế về vật chất cho
bên bị hại bằng tài sản hoặc bằng tiền theo giá trị tương đương với tài sản
bị thiệt hại.

III. Thực tiễn thực hiện trách nhiệm pháp lí quốc tế.
Trong thực tiễn thực hiện trách nhiệm quốc tế có những chủ thể
mang trách nhiệm pháp lý quốc tế họ có thể thực hiện trách nhiệm một
cách tự nguyện; không tự nguyện; hoặc chủ thể không gánh chịu trách
nhiệm pháp lí cho dù theo quy định của luật pháp quốc tế thì chủ thể đó
phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý do hành vi vi phạm luật quốc tế của
chủ thể đó.
1. Sự tự giác, tự nguyện trong việc thực hiện trách nhiệm pháp lí quốc tế.
Sau đây là một ví dụ thực tiễn để phân tích sự tự nguyện thực hiện
trách nhiệm pháp lý của bên vi phạm.
Trong chiến dịch chiến dịch quân sự tại Dải Gaza vào năm
2009. chiến dịch quân sự của Israel(từ tháng12/2008-1/2009) đã làm 11
nhân viên Liên hợp quốc bị thương và gây thiệt hại vật chất lên tới 11,2
triệu USD, ngoài ra, việc binh lính Israel đã nã đạn pháo vào trung tâm

Bài tập học kí môn công pháp quốc tế

9



chính của Liên hợp quốc, làm ít nhất 3 trường học do liên hợp quốc điều
hành giành cho người tị nạn Palestine bị phá hủy.
Liên hợp quốc đã yêu cầu Israel phải bổi thường tồn thất cho
liên hợp quốc 10,5 triệu USD cho những thiệt hại mà do hành vi của
Israel gây ra cho liên hợp quốc(1).
Ngày 22/1/2010 Israel đã trả 10, 5 triệu USD tiền bồi thường
cho liên hợp quốc.
Qua sự kiện trên có thể thấy hành vi xâm hại đến sức khỏe nhân
viên và các công trình trụ sở của liên hợp quốc của Israel là hành vi phạm
pháp luật quốc tế. Pháp luật quốc tế đã quy định “Tổ chức quốc tế có thể
đưa ra những yêu cầu đòi hỏi trách nhiệm đối với thiệt hại gây ra cho tổ
chức đó” (Trong kêt luận tư vấn của tòa án liên hợp quốc ngày 11/4/1949
về vấn đề bồi thường thiệt hại cho Liên hợp quốc trong hoạt động chức
năng của tổ chức này). Hành vi trái pháp luật của Israel gây thiệt hại cho
liên hợp quốc vì thể Israel phải có nghĩa vụ bồi thường những thiệt hại
trên theo yêu cầu của Liên hợp quốc.
Việc Israel tự nguyện thực hiện việc bồi thường cho Liên hợp
quốc thể hiện trong quan hệ trách nhiệm pháp lý quốc tế này thể hiện
Israel đã tôn trọng, nghiêm chỉnh chấp hành luật pháp quốc tế, bồi
thường những thiệt hại do hành vi trái pháp luật quốc tế của mình gây ra.
2. Sự thiếu tự nguyện trong việc thực hiện trách nhiệm pháp lí.
Trong cuộc chiến xâm lược của quân đội Irap vào Kuwait ngày
2/8/1990 khi Irap cho rằng(nhưng không chứng minh được) Kuwait đã
khoan nghiêng giếng dầu của họ vào biên giới Irap. Vấn đề này được
Kuwait đưa ra liên hợp quốc, và Liên hợp quốc ngay lập tức Liên hợp
quốc đã áp dụng biện pháp trừng phạt kinh tế với Irap yêu cầu đã yêu cầu
Irap rút quân ra khỏi Kuwait, tuy nhiên Liên hợp quốc phải dùng đến
Bài tập học kí môn công pháp quốc tế


10


biện pháp cưỡng chế cuối cùng là dùng biện phạm quân sự do liên minh
của 30 quốc gia do Mĩ cầm đầu được liên hợp quốc phê chuẩn để giả
phóng Kuwait. Buộc Irap phải rút quân ra khỏi Kuwait(2).
Như vậy ở sự kiện này thì việc không tự nguyện thực hiện trách
nhiệm pháp lí mà đó là yêu cầu Irap phải rút quân ra khỏi Kuwait đã dẫn
tới việc Irap phải chịu trách nhiệm pháp lý mang tính nghiêm khắc biện
pháp quân sự do liên minh quân sự thự hiện được sự đồng ý của Liên hợp
quốc.
Hành vi xâm chiếm của Irap đã vi phạm nguyên tắc “ Cấm đe dọa
dùng vũ lực hay dùng vũ lực được quy định điều 2 của Hiến chương
Liên hợp quốc. Hành vi này đã gây những nhiều thiệt hại cho cho nhân
dân và nhà nước Kuwait, việc áp dụng biện pháp quân sự của Liên hợp
quốc là hoàn toàn cần thiết để giữ gìn hòa bình và an ninh thế giới, để
bảo vệ người dân Kuwait.
3. Chủ thể không gánh chịu trách nhiệm pháp lí do hành vi vi phạm luật
quốc tế của chủ thể đó.( không thuộc trường hợp được miễn).
Nước Mĩ đã thực hiện cuộc chiến tranh xâm lược Iraq năm 2003
lấy lí do là Irap có sản xuất vũ khí hạt nhân, tuy nhiên sau khi cơ quan
thanh sát vũ khĩ hạt nhân của liên hợp quốc đến kiểm tra những nơi mà
nghi ngờ có vũ khi hạt nhân ở Iraq thì không phát hiện thấy vũ khí hạt
nhân, tuy nhiên Mĩ vẫn thực hiện hành vi xâm chiếm Iraq, cuộc chiến
tranh đã kết thúc bằng sự thất bại của quân đội Irap, nhưng nó để lại hậu
quả to lớn cho người dân Irap, tình hình chính trị bất ổn bạo lực ra tăng.(3)
Việc hành vi xâm chiếm của mĩ là hành vi trái pháp luật quốc tế,
trái với nguyên tắc “ Đe dọa dùng vũ lực hay dùng vũ lực trong quan hệ
quốc tế”. Hành vi của xâm chiếm của Mĩ cũng không thuộc các trường
hợp ngoại lệ. Như vậy hành vi xâm chiếm Irap là vi phạm luật quốc tế,

Bài tập học kí môn công pháp quốc tế

11


tuy nhiên Mĩ không phải chịu trách nhiệm pháp lí nào cả đối với hành vi
của mình cho dù hậu quả xảy ra đối với nhân dân Irap là rất nặng nề.
Có rất nhiều nguyên nhân để lí giải cho điều này, nhưng nguyên
nhân chủ yếu ở đây chính là Mĩ đã coi thường luật pháp quốc tế, tự đặt
mình ra khỏi cộng đồng quốc tế, điều này có thể xuất phát từ vị trí của Mĩ
trong quan hệ quốc tế. Mĩ là một cường quốc về kinh tế và quân sự, nền
kinh tế có vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới, sự phụ thuộc về
kinh tế vào Mĩ khiến các chủ thể của luật quốc tế(quốc gia) do dự trong
việc liên kết để lên án, chống lại hành vi trái pháp luật quốc tế.
Nguyên nhân thứ hai khiến mĩ không phải chịu trách nhiệm pháp lí
có thể là mĩ là một trong năm nước thành viên không thường trực của
Liên hợp quốc. Nếu như vấn đền Iraq xâm chiếm Kuwait thì hội đồng
bảo an ra nghị quyết trừng phạt, nếu áp dụng vào trường hợp này đối với
Mĩ thì Hội đồng bảo an chắc chắc không thể ra được nghị quyết trừng
phạt Iraq, vì quyết định của hội đồng bảo an phải được 9/15 nước thông
qua thì mới có hiệu lực thì hành, mà trong đó nếu có một nước thường
trực không thông qua thì Nghị quyết đó cũng không có hiệu lực thi hành
và chắc chắc một điều Mĩ không bao giờ thông qua nghị quyết để trừng
phạt chính bản thân mình.
Việc tự giác thực hiện trách nhiệm pháp lý quốc tế là một điều cần
thiết đối với chủ thể của luật quốc tế, nhằm đảm bảo được uy tín của
mình trên trường quốc tế, tuy nhiên luật pháp quốc tế cũng cần phải có
những chế tài để đảm bảo rằng mọi chủ thể khi vi phạm luật quốc tế đều
phải chịu trách nhiệm pháp lí quốc tế, điều đó thể hiện rằng mọi chủ thể
của luật quốc tế đều bình đẳng trước pháp luật quốc tế.


Bài tập học kí môn công pháp quốc tế

12


Tài liệu tham khảo:
Giáo trình luật quốc tế- Trường đại học Hà nội
Hiến chương liên hợp quốc.
Http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_v%C3%B9ng_V
%E1%BB%8Bnh.(2)
/>name=News&file=article&sid=162524.(1)
/>
Bài tập học kí môn công pháp quốc tế

13



×