Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

Tài liệu máy XD Kĩ thuật thi công

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (374.98 KB, 31 trang )

Máy xây dựng & kỹ thuật thi công
CBGD: Trần Hoàng Tuấn
-------------------------------------------------------------------------------------------------------

Máy xây dựng & kỹ thuật thi công
–&—
Điểm đánh giá môn học:
Thực tập tại công trường: 40%
Bài tập trên lớp: 10%
Thi cuối kì: 50%
Y/cầu báo cáo tại công trường:
Tổng quan về bố trí công trường: vẽ sơ bộ mặt bằng công trường ( nơi làm
việc, nơi để vật liệu, w.c, nhà nghỉ công nhân,…..)
Ghi nhận về giai đoạn đang thi công, có điều kiện thì hỏi them về các phần
khác
Làm báo cáo cuối thực tập:
.File Powerpoint
.In ra văn bản
Chụp hình làm báo cáo, bình luận nhận xét về hình ảnh chụp.
Thời gian thực tập 1 hk.
Tài liệu và kiến thức chuẩn bị:
Kiến thức chuẩn bị: vật liệu xây dựng, trắc đạt,….
Tài liệu tham khảo: TCVN tập 7, bài giảng máy XD & kỹ thuật thi công, …..

v PHẦN 1: KỸ THUẬT THI CÔNG
CHƯƠNG I: CÔNG TÁC CHUẨN BỊ VÀ CÔNG TÁC ĐẤT
1. Công tác đất:
-Phân loại công trình đất:
+ Theo mục đích sử dụng: đê, đập, kênh mương rảnh, đường ống, hố
móng,…..
+ Theo thời gian sử dụng: công trình vĩnh cửu, công trình tạm thời.


+ Theo hình dáng công trình: tập chung, chạy dài,….

H
Độ dốc i = tgj = B
1 B
Hệ số mái dốc m= i = H

------------------------------------------------------------------------------------------------------SVTH: Nguyễn Phước Lộc
MSSV: 1097334
Trang 1 / 31
Email:


Máy xây dựng & kỹ thuật thi công
CBGD: Trần Hoàng Tuấn
------------------------------------------------------------------------------------------------------Khối lượng riêng, độ ẩm ảnh hưởng đến công tác đầm chặt
Khối lượng thể tích ảnh hưởng đến đào, vận chuyển đất
Góc ma sát trong và lực dính ảnh hưởng đến công tác đào đất
1.1 Tính khối lượng hố móng:
Nguyên tắc tính khối lượng đất là phân chia thành nhiều khối có hình dạng hình
học đơn giản để tính khối lượng, sau đó cộng lại.
Khối lượng hố móng có mặt trên và mặt dưới hình chữ nhật thì tính như sau: phân
các hình lăng trụ và các hình tháp để tính rồi cộng dồn lại.

V= (a*b*H) +

H(d-b)a H(c-a)b 1
+
+ 3 H(d-b)(c-a)
2

2

Tổng quát:

H
V= 6 [ab +(a + c)(b + d) + cd]

Trong đó:
a,b: là chiều dài và chiều rộng mặt đáy
c,d: chiều dài và chiều rộng mặt trên
H là chiều sâu hố móng
1.2 Khối lượng công trình đất chạy dài:

V=

(F1+F2)
L
2

------------------------------------------------------------------------------------------------------SVTH: Nguyễn Phước Lộc
MSSV: 1097334
Trang 2 / 31
Email:


Máy xây dựng & kỹ thuật thi công
CBGD: Trần Hoàng Tuấn
-------------------------------------------------------------------------------------------------------

1.3 Độ dốc của đất phụ thuộc vào các yếu tố nào?

Góc ma sát trong , lực dính, độ ẩm, mực nước ngầm
1.4 Đất như thế nào được dùng để đắp?
Đất phải đủ cường độ, ổn định lâu dài và độ lún đồng đều cho công trình.
1.5 Đất nào không dùng để đắp được?
Đất phù sa, cát chảy, đất bùn, đất bụi, đất mùn (giảm khả năng chịu lực khi gặp
ẩm). Đất thịt, đất sét (khó thoát nước khi đầm). Đất chứa 5% thạch cao, đất thấm
muối mặn (do hút nước và ẩm ướt). Đất chứa nhiều rể cây, rơm rạ, xác thực vật
(thực vật phân hủy, thời gian sau lún lệch công trình).
1.6 Các tính chất của đất:
Đất khô lực ma sát giữa các hạt lớn, muốn đầm chặt tốn nhiều công, đôi khi
không thực hiện được.
Đất đủ ẩm, ma sát giữa các hạt giảm làm chúng dịch chuyển dễ dàng, công đầm
ít, hiệu quả đầm cao.
Nếu lượng nước thừa (nước chiếm chỗ rổng), lực ma sát giảm nhiều, lực dính
không còn, đất chảy không đầm được
1.7 Công thức tính lượng nước tưới để đất đạt độ ẩm tối thuận (wop):
V= (Wop-Wo).h.g (lít/m2)
1.8 Đầm lăn (không chấn đông) mặt nhẵn:
Từ 3÷4 tấn " h= 10÷20 cm; Từ 15 tấn " h= 30 cm
Khi đầm thì lớp đầm sau đè lên lớp đầm trước theo phương 10÷15 cm, tại mỗi
vị trí lăn từ 8÷16 lượt, khi đầm thì lớp đất phía trên trở thành vỏ cứng có khả năng
chịu tải trọng của đầm làm hạn chế việc truyền lực phía bên dưới. Do đó phải lăn
nhẹ vài lượt rồi mới tăng tải trọng. (đầm quá nặng gây trượt).
------------------------------------------------------------------------------------------------------SVTH: Nguyễn Phước Lộc
MSSV: 1097334
Trang 3 / 31
Email:


Máy xây dựng & kỹ thuật thi công

CBGD: Trần Hoàng Tuấn
------------------------------------------------------------------------------------------------------1.9 Đầm chân cừu:
Tạo áp lực lớn trên nền đất. Thích hợp cho loại đất dính và đất cuội (đất rời hiệu
quả kém), đầm nhiều lần, sự liên kết giữa các lớp với nhau tốt. Chiều dày tốt nhất
h=1,5 L (L: chiều dài vấn đầm).
1.10 Nghiệm thu hạn mục thi công đất gồm các phần sau:
Kiểm tra lại cao độ, độ tin cậy của mốc cao độ.
Kiểm tra cao trình đất đắp theo cao độ hay cao trình.
Kiểm tra độ bằng phẳng, mái dốc, kích thước khu đất đắp.

CHƯƠNG II: GIA CỐ NỀN MÓNG
2.1 Cọc gỗ:
Gia cố nền bằng cọc gỗ (có thể là cừ tràm, tre,….)
Được sử dụng cho: công trình nhỏ (nhà từ 3÷4 tầng), ở những nơi mực nước
ngầm cách mặt đất vào khoảng 1÷1,5 mét
Đóng cọc gỗ theo hình xoắn ốc (spiral) từ ngoài vào trong.
Tác dụng của cọc gỗ: lèn chặt đất, làm giảm lỗ rỗng trong đất.
2.1.1 Cọc tre:
Tre được dùng làm cọc: f 6cm, chiều dày thớ thịt 1cm, được trồng hơn 2 năm
tuổi, tre còn tươi.
2.1.2 Cọc tràm:
Trên thị trường có các loại : cừ 3, 4, 5,…
-Cừ 5: | đường kính gốc ≥10 cm (thực tế khoảng 9,5 cm)
| đường kính ngọn ≥ 5 cm (4,7 cm)
| chiều dài ≥ 5 mét (4,7÷4,8 mét)
Thực tế đo đường kính cừ ở thị trường thì tính luôn vỏ. Cừ sử dụng phải còn
tươi.
Mật độ làm việc có hiệu quả: 18÷32 cây/m2 , kinh nghiệm cho biết ở đồng bằng
sông Cửu Long khi đóng 25 cây/m2 " chịu tải được 5,5÷7 tấn/m2.
Thi công cừ tràm: đóng thủ công hoặc máy đóng chuyên dùng. Đóng theo hình

xoắn ốc (ít làm bên ngoài) do khó thi công, có thể đóng bao trước rồi sau đó đóng
theo kiểu gì cũng được. Sau khi đóng xong, làm vệ sinh đầu cừ (vét đi lớp bùn), cho
lớp đệm xuống.
2.2 Đệm cát có tác dụng gì khi chiều dày của nó nhỏ hơn 3m:
Cát đóng vai trò là một lớp chịu lực, truyền tải.
Làm tăng tính ổn định công trình khi có tải trọng ngang (do ma sát của đất lớn).
Giảm độ lún (kể cả lún không đều), thời gian cô kết nhanh.
Chiều sâu chon móng giảm (áp lực tiêu chuẩn truyền vào cát tăng).
Thi công đơn giản.

------------------------------------------------------------------------------------------------------SVTH: Nguyễn Phước Lộc
MSSV: 1097334
Trang 4 / 31
Email:


Máy xây dựng & kỹ thuật thi công
CBGD: Trần Hoàng Tuấn
------------------------------------------------------------------------------------------------------2.2.1 Kinh nghiệm chiều dày của lớp điệm cát là bao nhiêu?
Từ 25÷40 cm, lu bằng xe bánh xích, hoặc các phương tiện khác. Đồng thời kết
hợp độ ẩm của cát.
2.3 Cọc cát:
Sử dụng có hiệu quả khi xây dựng các công trình chịu tải trọng lớn trên nền đất
yếu dày và trải rộng như nền đường, đường dẫn cầu.
Tác dụng của cọc cát là: làm cho lỗ rỗng, độ ẩm của đất nền giảm đi; trọng
lượng thể tích, môđun biến dạng, lực dính, và góc ma sát tăng lên. Làm cho sức chịu
tải tăng lên về nhiều phương diện. Tăng khả năng chịu tải của nền từ 2÷2,5 lần.
Cọc cát có tiết diện 30÷60 cm, còn lớn hơn thì gọi là giếng cát.
Cọc cát chỉ thích hợp với đất dính, các loại đất rời hoặc ít dính thì chỉ tạo được
lỗ cọc nông. Đất có hệ số thấm k lớn (đất cát pha, sét pha, bùn pha cát).

2.4 Cọc khoan nhồi:
Ưu điểm: đổ tại chỗ không phải vận chuyển, có tiết diện lớn chịu được tải trọng
lớn, đưa cọc tới cao trình thiết kế dễ dàng. Xung quanh có nhiều công trình khó thi
công các loại cọc khác.
2.4.1 Dung dịch bùn khoan:
- Dung dịch Bentonite: (bùn khoan) khi dùng trộn với nước khuấy đều, ngâm 90
phút.
+ Cơ chế làm việc: tạo màn mỏng, bám vào thành vách, giữ cho thành hố
khoan không bị sập.
- Dung dịch thành phần polyme: do hố khoan có axit, khi đổ bentonite vào sẽ bị
đông cứng không dùng được, nên dùng dung dịch polyme.
- Dung dịch hỗn hợp: polyme + bentonite.
Dung dịch bùn khoan bơm suốt trong quá trình khi đào sâu qua mực nước ngầm.
Chiều cao của bùn khoan cao hơn mực nước ngầm từ 1÷1,5m
2.4.2 Chỉ tiêu kiểm tra dung dịch bùn khoan:
- Dung trọng: Lớn hơn tỉ trọng của nước, tỉ trọng khoảng 1,05÷1,15 " thi công
thuận lợi. Ngoài thực tế có thể cho phép 1,2. Kiểm tra bằng cách rút lên lấy mẫu thử.
- Độ nhớt:
+ Dùng nhớt kế (trong phòng thí nghiệm)
+ Dùng phiễu Marsh (ngoài hiện trường). Chú ý: dùng phiễu Marsh không
chính xác cho dung dịch polyme
2.4.3 Cọc khoan nhồi không dùng ống vách khi nào?
Loại đất sét mềm, nửa cứng nửa mềm, đất cát mịn, cát thô có lẫn sỏi cỡ hạt từ
2÷10cm.
2.4.4 Đổ bêtông cọc khoan nhồi:
Bêtông dùng bơm đổ cọc: mác tối thiểu 300, độ sụt 10±2.
Chiều sâu của ống đổ bêtông ngậm vào lớp bêtông trước đó từ 1,5÷2,5 mét.
Thời gian rút ống vách tạm lên từ 15÷30 phút sau khi đổ bêtông.

------------------------------------------------------------------------------------------------------SVTH: Nguyễn Phước Lộc

MSSV: 1097334
Trang 5 / 31
Email:


Máy xây dựng & kỹ thuật thi công
CBGD: Trần Hoàng Tuấn
------------------------------------------------------------------------------------------------------2.5 Cọc bêtông cốt thép:
Được sử dụng cho công trình từ 3 tầng trở lên, và nhỏ hơn 9 tầng.
Sức chịu tải từ 20÷60 tấn/1 tim cọc.
Cọc được đúc thành bãi, và được tách cọc khi đạt 70% R.
-Hạ cọc:

Búa tác dụng va đập

búa diezen (nổ)
búa thủy lực
búa hơi nước

Máy ép

ép đỉnh
ép ôm
Búa rung- va rung
Xối nước

2.5.1 Hạ cọc bằng búa Diezen:
Công thức tính năng lượng va đập:
Q.v2
2g


Trong đó: E : năng lượng va đập (kg.m)
Q : trọng lượng búa (kg)
V: vận tốc rơi của búa (m/s)
Điều kiện E ≥ a.P (a=1,25) P: khả năng chịu tải của cọc (kg)
Theo kinh nghiệm E ≥ 0,025.P
Sau khi chọn búa theo công thức trên, kế tiếp đi kiểm tra lại hệ số thích dụng k
Q+q+q1
k=
Trong đó: k: hệ số thích hợp khi dùng búa (tra bảng)
E
Q: trọng lượng bộ xung kích của búa (kg)
q: trọng lượng của cọc (kg)
q1: trọng lượng mũ cọc và đệm cọc (kg)
Độ chối (e) của cọc dưới những nhát búa cuối cùng cho biết khả năng chịu tải
của mỗi cọc
E=

2.5.2 Ép cọc:
- Máy ép gồm:
+ Dàn đế.
+ Tháp ép (lồng ép).
+ Hệ thống gia tải:
. Kích thủy lực
. Máy bơm
. Đồng hồ đo áp
. Đường ống dẫn
+ Đối trọng
-Các điều kiện:
Pép min= (1,5÷2) Ptk

Pép max= (2÷3) Ptk nhưng Pép max ≤ Pvật liệu
Pđổi trọng ≥ 1,5 Pép ngoài thực tế có thể (1,2÷1,4)
Pkích (thiết bị) ≥ 1,2 Pép
------------------------------------------------------------------------------------------------------SVTH: Nguyễn Phước Lộc
MSSV: 1097334
Trang 6 / 31
Email:


Máy xây dựng & kỹ thuật thi công
CBGD: Trần Hoàng Tuấn
------------------------------------------------------------------------------------------------------1
Độ nghiêng cho phép của cọc là 1% hoặc theo tiêu chuẩn củ 75
Đoạn cọc đầu tiên tốc độ ép ≤ 1cm/s. Vị trí nối cọc không nên dừng quá 20
phút.
2.5.3 Các vấn đề cần lưu ý khi đóng cọc:
Dùng 2 máy kinh vĩ đặt vông góc nhau, hoặc dùng dây dọi.
Những nhát búa đầu tiên phải đóng nhẹ
Sơ đồ bố trí đóng cọc sao cho thuận tiện cho việc di chuyển hệ thống búa.
Những nơi đất yếu đóng cọc xuống nhanh dễ bị lệch hướng, hay âm sâu vào
trong đất gây khó khăn trong quá trình thi công.

CHƯƠNG III: CÔNG TÁC VÁN KHUÔN & GIA CÔNG CỐT
THÉP
3.1 Ván khuôn phải đáp ứng các yêu cầu sau:
Có kích thước đúng theo kích thước của các bộ phận kết cấu công trình.
Bền, cứng, ổn định và không công vênh.
Gọn nhẹ, tiện dụng và dễ tháo lắp.
Các khe nối ván phải kính khít để nước xi măng không chảy ra ngoài.
Dùng được nhiều lần. (ván khuôn gỗ dùng 5÷7 lần, ván khuôn nhựa dùng

50÷100 lần,…..)
3.2 Những điểm cần chú ý khác:
Ván khuôn bằng gỗ, có độ ẩm không quá 13% để tránh hiện tượng ván khuôn bị
biến dạng do co ngót.
Khi dùng ván khuôn thép, cần phải bôi trơn chất chống dính như dầu, nhớt hoặc
phụ gia chống dính. Cần lưu ý là không dùng các chất này quá nhiều, vì phần dư sẽ
lẫn vào bê tong, làm bêtông giảm cường độ cục bộ.
3.3 Yêu cầu khi chế tạo ván khuôn:
Số lượng mối nối phải ít nhất và đơn giản.
Số lượng tấm phải tối thiểu cho một kết cấu xây dựng.
Không nên sản xuất tấm có trọng lượng lớn không tiện cho lắp ghép và vận
chuyển, khi dùng phương tiện cơ giới để lắp ghép ván khuôn thì trọng lượng mỗi ván
khuôn phải nhỏ hoặc bằng sức nâng của máy.
3.4 Yêu cầu cốp pha sàn trong thi công:
Có đủ khả năng chịu tải trọng của người và phương tiện thi công
Đảm bảo độ an toàn cho công nhân.
Thuận tiện cho việc di chuyển trong quá trình thi công.
3.5 Gia công cốt thép và uốn:
Khi uốn cong 45o " dài ra 0,5d
Khi uốn cong 90o " dài ra 1d
Khi uốn cong 180o " dài ra 1,5d
------------------------------------------------------------------------------------------------------SVTH: Nguyễn Phước Lộc
MSSV: 1097334
Trang 7 / 31
Email:


Máy xây dựng & kỹ thuật thi công
CBGD: Trần Hoàng Tuấn
------------------------------------------------------------------------------------------------------3.6 Nối thép:

Vị trí nối thép: | cổ cột (phía trên của sàn)
| dầm: lớp trên nối ở giữa dầm, lớp dưới nối ở gối
Hàm lượng thép nối không vượt quá
| 25% đối với thép tròn trơn
| 50% đối với thép có gờ.
Phương pháp nối: buộc (chịu nén), hàn, ren ốc.
- Chiều dài đoạn thép nối:
+Thép chịu kéo nối 35÷45d
+Thép chịu nén nối 20÷30d
+Nối buộc 30÷35d
+Nối hàn: chiều dài đoạn thép nối phụ thuộc vào đường hàn.
. Hàn chập : hàn một mặt tối thiểu 10d
hàn hai mặt tối thiểu 5d
. Hàn máng ốp:
. Hàn bó:
3.7 Tạo lớp bảo vệ cốt thép:
Tạo con kê bằng bêtông (mác bêtông của con kê ≥ mác bêtông của cấu kiện),
mật độ bố trí con kê theo lưới rãi (1con kê/1m2). Ở ngoài thực tế thường dùng đá 1x2
để kê.
Tạo thép chân chó.

3.8 Khoảng cách thông thủy :
Khoảng cách thông thủy ≥ 2,5 cm, tốt nhất là ≥ 3 cm. Ở ngoài thực tế thường
không được đảm bảo ở vị trí: dầm giao với cột, điểm nối thép ở cột,….." tăng cường
đầm thủ công.

3.9 Đoạn neo, ngàm:

Neo dầm vào cột


Neo dầm nhỏ vào dầm lớn

------------------------------------------------------------------------------------------------------SVTH: Nguyễn Phước Lộc
MSSV: 1097334
Trang 8 / 31
Email:


Máy xây dựng & kỹ thuật thi công
CBGD: Trần Hoàng Tuấn
-------------------------------------------------------------------------------------------------------

Đoạn cột trên nhỏ hơn thì uốn thép theo tỉ lệ 1:6
neo

Nếu uốn lớn hơn 1:6 thì phải

3.10 Nghiệm thu trước khi đổ bêtông:
Nghiệm thu ván khuôn:
| độ ổn định (kiểm tra cảm tính)
| kiểm tra độ kín khít.
| Vệ sinh.
Nghiệm thu thép:

| kiểm tra mật độ.
| kiểm tra buộc thép. ====è
| khoảng cách thông thủy.
| vệ sinh thép,……
Nghiệm thu nội bộ trước " mời giám sát nghiệm thu. (kinh nghiệm: tưới nước
lên thép để không thấy sét rỉ)


CHƯƠNG IV: CÔNG TÁC ĐÚC BÊTÔNG
4.1 Tiêu chuẩn để chọn xi măng cho công tác chế tạo bêtông:
Điều kiện kỹ thuật.
Tính chất và đặc điểm của kết cấu về phương diện chịu lực.
Môi trường làm việc.
Xi măng cần quan tâm về:
.đúng loại, chỉ tiêu chất lượng: cường độ, thời gian bắt đầu và kết thúc liên
kết, độ mịn, tỷ trọng,….
. số lô, ngày sản xuất.
. Thời gian cho phép sử dụng 90 ngày kể từ ngày sản xuất. Tốt nhất là ≤ 60
ngày kể từ ngày sản xuất.
. Chất xi măng: kê cao khỏi mặt đất 20 cm, không chồng quá 10 bao.
4.2 Chất lượng xi măng:
Xi măng phải được kiểm tra chất lượng từ lô xi măng nhập vô.
Nếu ở tại hiện trường chúng ta có thể thiết kế cấp phối, qua đó có thể dự đoán
chất lượng lô xi măng.
------------------------------------------------------------------------------------------------------SVTH: Nguyễn Phước Lộc
MSSV: 1097334
Trang 9 / 31
Email:


Máy xây dựng & kỹ thuật thi công
CBGD: Trần Hoàng Tuấn
------------------------------------------------------------------------------------------------------4.3 Nước “không” dùng trộn xi măng:
Nước thải từ các nhà máy.
Nước bẩn trong hệ thống nước thải sinh hoạt.
Nước do có nhiều bùn.
Nước lẫn dầu mỡ.

4.4 Cốt liệu:
4.4.1 Cát:
Cỡ hạt 0,15÷5 mm. Sỏi lẫn vào cát không quá 10%
Hàm lượng bùn sét có trong cát:
. bêtông chịu áp lực ≤ 2% bùn sét.
. bêtông thường ≤ 3% bùn sét.
Kho lưu chứa cát: đống cát không cao quá 3m.
4.4.2 Cốt liệu to: (đá dăm, sỏi).
Cường độ của đá ≥ 1,5 lần cường độ của bêtông. Một số cường độ đá ngoài thực
tế:
. đá Biên Hòa : 1200
. đá Tri Tôn : 800÷1000
. đá đen ≥ 300, …….
Cỡ hạt của đá : 5÷150 mm, thường gặp: đá mi (0,5x1), đá 1x2,….
Chọn đá có cỡ hạt ¾ khoảng cách thông thủy.
Khi sử dụng máy bơm bêtông " cỡ hạt ≤ 1/3 đường kính ống bơm.
Kiểm tra hàm lượng bùn.
4.5 Yêu cầu cơ bản khi vận chuyển bêtông:
N
Không để vữa rơi vãi và rò rỉ nước xi măng (tỉ lệ X không đổi).
Tránh phân tầng.
Thời gian vận chuyển cố gắng rút ngắn nhất nếu có thể, nhưng không để vượt
quá thời gian đông kết của bêtông(thời gian bắt đầu đông kết của xi măng 60÷120
phút). (cho nên thời gian vận chuyển tốt nhất là ≤ 30 phút).
Dung tích phương tiện vận chuyển lấy theo bội số hay ước số của một lần trộn
bêtông.
Bố trí dây truyền đúc bêtông hợp lý tránh bị ứ đọng.
4.6 Đúc bêtông:
Vữa bêtông phải trộn thật đều.
Kiểm tra độ sụt của bêtông.

Thời gian đổ bêtông.
Chiều cao đổ bêtông.
Thời gian ngưng tạm thời tùy thuộc vào loại xi măng, nhiệt độ và phụ gia.
4.7 Mạch dừng:
Bố trí mạch dừng ở những vị trí có nội lực nhỏ.
Mạch dừng cột: nằm dưới dầm, cách đáy dầm 2÷3 cm.
Mạch dừng trong sàn: 1/4 ÷ 1/3 nhịp.
Ở vị trí mạch dừng, bêtông đổ sau đổ thẳng góc với bêtông trước đó.
------------------------------------------------------------------------------------------------------SVTH: Nguyễn Phước Lộc
MSSV: 1097334
Trang 10 / 31
Email:


Máy xây dựng & kỹ thuật thi công
CBGD: Trần Hoàng Tuấn
------------------------------------------------------------------------------------------------------4.8 Bảo dưỡng bêtông & tháo dở cốp pha:
Bảo dưỡng bêtông nhằm tạo điều kiện thuận lợi giúp bêtông phát huy cường độ,
hạn chế nứt bêtông.
Phương pháp bảo dưỡng bêtông:
. che nắng
. giữ ẩm: cát, tưới nước, dùng bao bố phủ lên bề mặt rồi tưới nước.(giảm nhiệt,
tăng ẩm)
. thời gian bảo dưỡng 7÷14 ngày. (7 ngày đầu Rbê tông đạt 70÷75% )
. không được tác dụng lực lớn lên bề mặt bêtông.
Nguyên tắc tháo cốp pha: Chúng ta chuyển dần sức chịu tải của cốp pha lên kết
cấu bêtông cốt thép. Do đó khi dở cốp pha cần dựa vào:
. cường độ bê tông.
. loại kết cấu.
. sử dụng cốp pha đợt trước để rút ngắn tiến độ.

Tháo dở cốp pha đứng: sau 24h, cường độ bêtông không nhỏ hơn 50 kg/ cm2,
đảm bảo không bị sứt mẻ khi va chạm nhẹ.
Bêtông khối lớn: không được tháo dở cốp pha < 4 ngày.
Tháo ván khuôn chịu lực khi :
| khẩu độ < 2m ; Rbt ≥50%
| khẩu độ 2÷8m ; Rbt ≥80%
| khẩu độ 9m ; Rbt ≥90%
Bảo dưỡng sàn sênô bằng cách ngâm nước xi măng chứ không tưới ẩm.
Bêtông khối lớn: chiều cao, bề rộng > 2m ; sử dụng đá hộc để hạn chế nứt
bêtông.
4.9 Lấy mẫu bêtông:
Ý nghĩa của việc lấy mẫu bêtông: lấy mẫu đại diện ngẫu nhiên để kiểm tra
bêtông.
Nguyên tắc lấy mẫu:
. kết cấu mỏng:
| 20m3 bêtông lấy một tổ mẫu ( cột, dầm, sàn,..).
| ít hơn cũng lấy một tổ mẫu.
. kết cấu lớn: 50m3 lấy một tổ mẫu (móng,..)

v PHẦN 2: MÁY XÂY DỰNG
CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ MÁY XÂY DỰNG
1. Động cơ đốt trong có những đặc điểm sau:
- Thường dùng trong các máy di chuyển, máy làm đất,…
- Hiệu suất từ 30-37%
- Hệ số thay đổi độ dốc thay đổi từ 2,5 ÷ 5
- Nhược điểm động cơ Diezel là chịu tải kém

------------------------------------------------------------------------------------------------------SVTH: Nguyễn Phước Lộc
MSSV: 1097334
Trang 11 / 31

Email:


Máy xây dựng & kỹ thuật thi công
CBGD: Trần Hoàng Tuấn
------------------------------------------------------------------------------------------------------2. Động cơ điện có những đặc điểm sau:
- Sử dụng rộng rãi trong các máy cố định hoặc trong các máy di
chuyển ngắn theo quỹ đạo nhất định (vd: máy nghiền sàng đá, máy
trộn bêtông, cần trục,…)
- Hiệu suất từ 70 ÷ 97%
- Gọn nhẹ, thay đổi chiều quay dễ dàng, khởi động nhanh, giá thành
hạ, dễ tự động hóa, ít gây ô nhiễm môi trường.
- Hệ số thay đổi độ dốc l= 1,3
- Nhược điểm: khó thay đổi tốc độ quay, mômen khởi động nhỏ,
phải có nguồn mạng lưới cung điện
3. Công thức bơm bánh răng:
- Q= 2p.Z.m2.b.n (cm3/phút)
- Số vòng quay của bánh răng 500 ÷ 2500 vòng/phút
4. Công thức bơm píttông:
- Q= 0,785. d2.i.Do.n.tgg (cm3/phút)
5. Máy khí nén có tác dụng và các loại máy sau, thường áp suất, năng
suất bao nhiêu:
- Dùng để sơn hay cung cấp cho hệ thống điều khiển máy.
- Kiểu píttông, kiểu roto, kiểu vít.
- Áp suất 0,8 ÷ 1,5 Mpa, năng suất tới 10 m3/giờ.
6. Truyền động ma sát là gì?
- Trực tiếp giữa các bánh răng.
- Gián tiếp nhờ đai truyền.
7. Truyền động ăn khớp
- Truyền trực tiếp bằng bánh răng, bánh vít.

N
n
- HS: h= 2 tỉ số truyền i= 1
N1
n2
8. Công thức truyền động ma sát:
- F= f.Q
Trong đó:
f : hệ số ma sát , phụ thuộc vào vật liệu
Q : lực pháp tuyến tại tiếp điểm
n
d
- Tỉ số truyền i= 1 = 2
n2 d1
Trong đó:
n1, n2 : số vòng quay
d1, d2 : đường kính bánh chủ động, bánh bị động
9. Truyền động đai có các đặc điểm sau:
n
D2
- i= 1 =
x : hệ số trượt 0,5 ÷ 1%
n2 D1(1-x)
Ưu điểm:
- Có khả năng truyền công suất giữa các trục khá xa.
------------------------------------------------------------------------------------------------------SVTH: Nguyễn Phước Lộc
MSSV: 1097334
Trang 12 / 31
Email:



Máy xây dựng & kỹ thuật thi công
CBGD: Trần Hoàng Tuấn
------------------------------------------------------------------------------------------------------- Làm việc không ồn do đai có tính đàn hồi.
- Giữ an toàn cho chi tiết máy khi quá tải.
- Giá thành hạ, kết cấu đơn giản, dễ bảo quản.
Nhược điểm:
- Tỉ số truyền không ổn định.
- Lực tác dụng lên trục lớn vì phải căn đai.
- Tuổi thọ thấp khi làm việc với tốc độ cao.
10. Công thức truyền động bánh răng:
n Z
- i= 1 = 2 Z1,Z2 : Răng của bánh nhỏ và bánh lớn.
n2 Z1
11. Công thức động cơ trục vít:
n Z
- i= 1 = 2 Z1,Z2 : Răng của trục vít và răng của bánh vít.
n2 Z1
12. Công thức truyền động cáp:
- Lc= Ha + (1,5 ÷ 2,0 ) p(Dtg + dc )
13. Truyền động thủy lực:
- Có 2 dạng: truyền động thủy tĩnh (thể tích) và truyền động thủy lực
động (thủy động).
4.Q
p.D2
- Nếu đầu từ bơm tới đỉnh píttông V1=
2 ; F1=
4
pD
- Nếu đầu dẫn tới vùng có cần đẩy thì tốc độ của cần đẩy

4.Q
p(D2-d2)
V2=
; F1=
p.h
2 2
4
p(D -d )
CHƯƠNG II: MÁY NÂNG VẬN CHUYỂN
1. Kích:
- Có các loại: Kích thanh răng, kích thủy lực , kích vít (kí hiệu: thr,
thl, kv)
- Nâng vật có khối lượng lớn. Vd: 3÷6 tấn (thr); 2÷50 tấn (kv)
- Chiều cao nâng nhỏ, thường 0,5÷0,7m . Vd 0,4÷0,6m (thr)
- Hiệu suất vd 0,75÷0,8 (thl)
2. Tời xây dựng:
- Có các loại: tời tay quay, tời điện đảo chiều (kí hiệu: ttq, tđđc)
- Kéo hay nâng vật nặng. Vd: 5÷10 tấn cáp cuộn trên tang
100÷300m còn 0,25÷0,5 tấn, tang 50÷100m (ttq).
- Chiều cao nâng vật khá lớn.
3. Palang:
- Treo vào một điểm tựa.
- Nâng hay kéo vật nặng.
------------------------------------------------------------------------------------------------------SVTH: Nguyễn Phước Lộc
MSSV: 1097334
Trang 13 / 31
Email:


Máy xây dựng & kỹ thuật thi công

CBGD: Trần Hoàng Tuấn
------------------------------------------------------------------------------------------------------4. Thang nâng xây dựng:
- Có hệ thống dẫn hướng, cứng theo phương thẳng đứng.
- Nâng vật có khối lượng khá lớn.
5. Cần trục tháp cố định:
- Cần trục nhỏ: kích thước nhỏ, đơn giản về kết cấu, lắp tháo dễ
dàng, an toàn trong làm việc.
+ Các thông số m= 0,5÷0,8 tấn, h= 3÷6 m, R= 3÷3,65m
- Cần trục tháp: nâng được tải trọng lớn, tầm với lớn, kết cấu hợp lí
để lắp và vận chuyển (ctl)
+ Các thông số m= 3÷10 tấn, tầm với 25m, h= 50m, có tính cơ
động cao. Có cần trục cao 150m, R= 50m. Cần trục m= 80 tấn, R=
25÷45 m, h= 50÷80 m
- Cả 2 đều có thể quay xung quanh được 360o, nhưng không di
chuyển.
6. Cần trục tự hành:
- Tự di chuyển, nâng khối lượng từ bên ngoài, làm việc độc lập, tính
cơ động cao.
7. Cần trục kiểu cầu:
- Nâng vật nặng lên cao và di chuyển trong 1 khu vực định trước.
8. Máy vận chuyển:
- Gồm các loại: băng tải, xích tấm tải, vít tải, gầu tải, máy vận
chuyển khí nén, máy bốc xúc,..

CHƯƠNG III: MÁY LÀM ĐẤT
1. Các loại máy xúc gầu đơn:
- Máy đào gầu ngửa (gầu thuận), máy gầu sấp (gầu nghịch), máy đào
gầu ngoạm, máy đào gầu quăng (gầu dây), & máy đào gầu bào.
2. Tác dụng của gầu THUẬN & dung tích:
- Đào ở mức cao hơn nó, phục vụ cho việc khai thác đất, đá, xúc vật

liệu rời, …. Nơi đào (chỗ đặt máy đào) thấp hơn hoặc bằng chỗ
đào.
- Dung tích 3,2 m3 (dẫn động cơ khí), 1,6 m3 (dẫn động thủy lực).
3. Các cách đào gầu THUẬN:
- Đào dọc đổ bên, đào ngang.
4. Tác dụng máy đào gầu NGHỊCH:
------------------------------------------------------------------------------------------------------SVTH: Nguyễn Phước Lộc
MSSV: 1097334
Trang 14 / 31
Email:


Máy xây dựng & kỹ thuật thi công
CBGD: Trần Hoàng Tuấn
------------------------------------------------------------------------------------------------------- Đào rảnh, kênh mương, hố móng,….nơi đào cao (chỗ đặt máy đào)
hơn chỗ đào.
5. Dùng gầu NGHỊCH tiện lợi và kinh tế đào như thế nào?
- Đào đất đổ sang bên cạnh hố đào (hiểu: khi ấy máy xúc đứng đào
dọc với rảnh và đổ sang 2 bên rảnh hoặc 1 bên rảnh đào)
6. Máy cạp dùng để làm gì?
- Dùng chuyển đất trong các công trình dân dụng công nghiệp, giao
thông vận tải,… đào đắp với lượng đất lớn, tương đối tập trung nên
hiệu quả cao.
7. Tác dụng của máy làm đất:
- Dùng để bốc lớp ẩm thực vật có chiều dày từ 10÷30 cm trong
phạm vi 10÷20 m; dọn mặt bằng, đào lắp hố, rảnh, bạt ta luy, san
nền đường sân bay,… (có 2 loại: vận hành hay không vận hành).
8. Chất lượng của đất nền sau khi đầm phụ thuộc vào các yếu tố nào?
- Lực đầm, thời gian đầm, độ ẩm của đất.
9. Đầm như thế nào là tốt?

- Ban đầu đầm không được chất tải quá nặng, phải tăng tải từ từ,
phải đầm nhiều lần.
10. Đặc điểm của lu bánh trơn:
- Có chiều sâu đầm nhỏ 0,15÷0,2m, bề mặt đất đắp sau khi lu
thường nhẵn mịn làm cho lớp đất đắp tiếp khó kết dính với lớp cũ.
Sức bám của máy kém, cồng kềnh, nặng và chậm chỉ phù hợp khi
đầm mặt đất có lẫn trong thi công đường ôtô, đầm lớp đất hoàn
thiện kể cả lớp áo đường BT nhựa.
11. Đặc điểm của lu chân cừu:
- Làm cho lớp đất phía trên có thể tiếp xúc với lớp phía dưới tốt, giá
thành rẻ, năng suất lao động cao.
12. Trong thi công đầm người ta làm như thế nào?
- Những mặt bằng rộng, người ta thường nối nhiều thiết bị với nhau,
làm như thế sẽ tăng năng suất và lượng đầm lèn.
13. Bánh lốp có mấy loại & ưu điểm của nó:
- Có 2 loại: tự hành hoặc không tự hành.
- Có thể thích ứng với mọi loại đất, có thể thay đổi được trọng lượng
và áp suất hơi của bánh lốp. Chất lượng đầm tốt, vận chuyển dễ
dàng, chiều sâu ảnh hưởng lớn từ 40÷45cm.

------------------------------------------------------------------------------------------------------SVTH: Nguyễn Phước Lộc
MSSV: 1097334
Trang 15 / 31
Email:


Máy xây dựng & kỹ thuật thi công
CBGD: Trần Hoàng Tuấn
------------------------------------------------------------------------------------------------------14. Máy đầm động (máy đầm rơi) có hiệu quả gì?
- Chiều sâu của lớp đầm dính hoặc không dính theo từng lớp sâu từ

1÷1,5m và không đòi hỏi chặt chẽ lắm( đất khô hay ướt đều đầm
được) nhưng năng suất thấp.

CHƯƠNG IV: MÁY ĐÓNG CỌC
1. Búa hơi có một số đặc điểm sau:
- Số dao động cao, 200÷300 lần/phút, có khi tới 500 lần/phút, cọc
đóng không bị vỡ, có nhược điểm là quá cồng kềnh, hiện nay ít
dùng.
2. Búa Diezel, búa rung, búa thủy lực, tại sao được dùng rộng rãi?
- Gọn nhẹ, cơ động, độc lập, hiệu quả đóng cọc cao.
3. Ưu điểm & nhược điểm búa hơi đơn động:
- Cấu tạo đơn giản, chuyển động lên xuống ổn định – Trọng lượng
hữu ích chiếm 70% trọng lượng búa.
- Số nhát đóng trong một phút nhỏ (50 nhát/phút) năng suất thấp,
ống cao su chuyển động theo búa nên chóng bị hư.
4. Ưu điểm & nhược điểm búa hơi song động:
- Số nhát đóng khá lớn, van hơi điều khiển tự động, thay đổi xung
lực đóng cọc được.
- Trọng lượng hữu ích chiếm 20÷30% trọng lượng búa.
- Khuyết điểm chung của búa hơi là máy cồng kềnh và di chuyển
khó khăn.
5. Ưu điểm & nhược điểm búa Diezel:
- Trọng lượng chết (phần xilanh) nhỏ, gọn nhẹ hơn búa hơi, búa thủy
lực, vận chuyển dễ dàng, tiêu tốn nhiên liệu rẻ.
- Nhược điểm: năng suất hữu ích nhỏ, búa hay bị câm (không nổ
được), tần số thấp (50÷70 nhát/phút) …..
6. Búa rung có đặc điểm sau:
- Đóng cọc không bị vỡ, giá thành hạ 2÷3 lần so với búa khác.
- Nhược điểm: ảnh hưởng tới các công trình lân cận.
7. Búa đóng thủy lực có một số đặc điểm sau:

- Áp suất chất lỏng trong ống cao 10÷16Mpa (100÷160 kg/cm2),
loại búa này không gây ô nhiễm môi trường, làm việc trên nền đất
yếu.

------------------------------------------------------------------------------------------------------SVTH: Nguyễn Phước Lộc
MSSV: 1097334
Trang 16 / 31
Email:


Máy xây dựng & kỹ thuật thi công
CBGD: Trần Hoàng Tuấn
------------------------------------------------------------------------------------------------------CHƯƠNG V: MÁY PHỤC VỤ CÔNG TÁC BÊTÔNG
1. Khi vận chuyển bêtông (vài km) trong quá trình vận chuyển ta phải:
- Để tránh bêtông bị phân tầng thì thùng trộn quay từ 9÷12
vòng/phút trong quá trình vận chuyển.
2. Máy bơm bêtông có một số đặc điểm sau:
- Dùng để vận chuyển bêtông có độ lưu động >12, vận chuyển cao
h=70m, vận chuyển xa 500m, để vận chuyển xa và cao hơn ta lắp
bơm nối tiếp (bơm pittông thủy lực là chủ yếu).
3. Máy đầm bêtông có tác dụng gì?
- Làm chặt khối bêtông, làm giảm lượng xi măng trong 1m3 là 20kg.
4. Đầm bàn dùng đầm cấu kiện gì? Bao lâu?
- Đối với chỗ bêtông có diện tích rộng như: nền nhà, sàn,……, chiều
sâu tác dụng 20÷25cm, thời gian 12÷20s
5. Đặc điểm đầm thước:
- Một thanh sắt dài từ 2÷4m đối với cấu kiện mỏng, hẹp, dài,…….thời
gian 30s

v PHẦN 3: CÂU HỎI ÔN TẬP THI

1. Để tăng độ lưu động bêtông ta phải:
a. Giảm cát và xi măng so với liều lượng đã đưa ra trong thiết kế cấp
phối.
b. Tăng nước và giảm đá so với liều lượng đã đưa ra trong thiết kế
cấp phối.
c. Giảm đá dăm và cát so với liều lượng đã đưa ra trong thiết kế cấp
phối.
d. Tăng nước và xi măng theo tỉ lệ nhất định so với liều lượng đã đưa
ra trong thiết kế cấp phối.
2. Ưu điểm cơ bản của động cơ điện là:
a. Cấu tạo đơn giản, gọn nhẹ, tự đảo chiều, ít gây ô nhiễm môi trường
b. Khả năng quá tải lớn.
c. Cơ dộng
d. Cả a và b.
3. Độ chối của cọc dùng để xác định:
a. Độ di chuyển của cọc ở nhát búa cuối cùng.
b. Sức chịu tải của cọc.
c. Tốc độ đóng cọc.
d. Cả a, b, c đúng.
------------------------------------------------------------------------------------------------------SVTH: Nguyễn Phước Lộc
MSSV: 1097334
Trang 17 / 31
Email:


Máy xây dựng & kỹ thuật thi công
CBGD: Trần Hoàng Tuấn
------------------------------------------------------------------------------------------------------4. Phương pháp đầm nào thường có thời gian đầm lâu và không theo ý muốn:
a. Đầm sử dụng máy.
b. Đầm do người và máy móc đi lại.

c. Đầm tự nhiên.
d. Cả b, c đúng.
5. Nguyên tắc để xác định trình tự đóng cọc là:
a. Móng sâu đóng trước- nông đóng sau, cọc lớn đóng trước- cọc nhỏ
đóng sau, cọc dài đóng trước- cọc ngắn đóng sau, cọc có yêu cầu
chính xác thấp đóng trước- cọc có yêu cầu chính xác cao đóng sau.
b. Móng nông đóng trước- móng sâu đóng sau, cọc nhỏ đóng trướccọc lớn đóng sau, cọc có yêu cầu chính xác cao đóng trước- cọc có
yêu cầu chính xác thấp đóng sau.
c. Móng sâu đóng trước- móng nông đóng sau, cọc nhỏ đóng trướccọc lớn đóng sau, cọc ngắn đóng trước- cọc dài đóng sau, cọc có
yêu cầu chính xác thấp đóng trước- cọc có yêu cầu chính xác cao
đóng sau.
d. Móng nông đóng trước- móng sâu đóng sau, cọc lớn đóng trướccọc nhỏ đóng sau, cọc dài đóng trước- cọc ngắn đóng sau, cọc có
yêu cầu chính xác cao đóng trước- cọc có yêu cầu chính xác thấp
đóng sau.
6. Để đầm đất dính nên sử dụng loại đầm nào?
a. Lu bánh cứng tròn.
b. Lu bánh lốp.
c. Đầm chân cừu.
d. Đầm rung.
7. Khi hàn chập hai bên, hai thanh thép nối được đặt chập nhau một đoạn là
bao nhiêu?
a. L ≥ 3d.
b. L ≥ 5d.
c. L ≥ 10d
d. L ≥ 15d.
8. Máy bơm bêtông dùng để vận chuyển bêtông có độ sụt.
a. >12 cm.
b. >15 cm.
c. >8 cm
d. Từ 8 đến 10 cm.

9. Đất đào phù hợp với thi công
a. Ẩm
b. Khô
c. Ướt
d. Câu a, b, c sai.

------------------------------------------------------------------------------------------------------SVTH: Nguyễn Phước Lộc
MSSV: 1097334
Trang 18 / 31
Email:


Máy xây dựng & kỹ thuật thi công
CBGD: Trần Hoàng Tuấn
------------------------------------------------------------------------------------------------------10. Để bảo vệ mặt đáy hố móng, khi đào hố móng là phải để lại một lớp đất
mặt bằng bao nhiêu?
a. 15÷20 cm.
b. 20÷30 cm.
c. Đào lên hết.
d. Bao nhiêu cũng được.
11. Khi chiều sâu lớp đất yếu quá dày nên sử dụng loại cọc nào?
a. Cọc chống.
b. Chịu mũi.
c. Cọc treo.
d. Cả a, b đúng.
12. Muốn kiểm tra xác định tim hay kích thước móng ta chỉ việc:
a. Căng dây và thả dọi.
b. Căng dây và dùng thước dây.
c. Thả con dọi và dùng thước dây.
d. Câu a, b, c đúng.

13. Khi cọc đang đóng còn xa mới tới cao trình thiết kế mà độ chối của cọc đã
đạt hoặc độ chối nhỏ hơn thiết kế là hiện tượng gì?
a. Độ chối giả do đất xung quanh bị nén chặt.
b. Độ chối giả do cọc gặp trở ngại nào đó trong lòng đất.
c. Cọc đi vào tầng đất sét.
d. Cả a, b đúng.
14. Đối với đầm dùi mỗi bước đầm:
a. l ≤ 0,5R.
b. l ≤ R.
c. l ≤ 1,5R.
d. l ≤ 2R.
15. Khoảng cách bố trí cọc được qui định như thế nào?
a. 3d - 6d đối với cọc ma sát, 3d – 4d đối với cọc chịu mũi.
b. 2d – 3d đối với cọc ma sát, 3d – 6d đối với cọc chịu mũi.
c. 3d – 6d đối với cọc ma sát và cọc chịu mũi.
d. 3d – 6d đối với cọc ma sát, 2d – 3d đối với cọc chịu mũi.
16. Sự khác biệt giữa cần trục nối và cần trục liền:
a. Cơ động.
b. Ổn định.
c. Chính xác.
d. Cả a, b, c đúng.
17. Đối với cốt thép có gờ trong một mặt cắt ngang của tiết diện không nối quá
bao nhiêu phần trăm diện tích tổng cộng của cốt thép chịu lực:
a. 2÷6%
b. 30%
------------------------------------------------------------------------------------------------------SVTH: Nguyễn Phước Lộc
MSSV: 1097334
Trang 19 / 31
Email:



Máy xây dựng & kỹ thuật thi công
CBGD: Trần Hoàng Tuấn
------------------------------------------------------------------------------------------------------c. 10%
d. 50%
18. Nếu hố móng bị đào sâu hơn cao trình thiết kế thì phải xử lí như thế nào?
a. Lắp cát đen, tiến hành tiêu nước, đầm kỹ đạt cao trình đáy móng.
b. Lắp đất vừa mới đào lên và cho xe lu vài lượt để trả lại cao trình
đáy móng.
c. Không cần lắp mà cứ tiếp tục các công việc tiếp theo.
d. Lắp đất vừa mới đào lên trả lại cao trình đáy móng.
19. Các chỉ tiêu nào được dùng để kiểm tra chất lượng cừ tràm (khi gia cố nền
móng)
a. Đường kính gốc, đường kính ngọn, chiều dài, độ tươi.
b. Đường kính gốc, đường kính ngọn, chiều dài, cong vênh.
c. Đường kính gốc, đường kính ngọn, chiều dài, độ tươi, cong vênh.
d. Tùy theo yêu cầu sử dụng và tình hình thực tế mà kiểm tra.
20. Máy đào đất nào sau đây mức cao hơn mặt phẳng máy đứng:
a. Gầu (nghịch) sấp.
b. Gầu (thuận) ngửa.
c. Gầu dây.
d. Gầu ngoạm.
21. Cấu tạo bêtông dự ứng lực nhằm mục đích gì?
a. Thiết kế thép.
b. Cọc ít bị nứt khi vận chuyển và thi công.
c. Tận dụng khả năng chịu nén của bêtông.
d. Cả a, b, c đúng.
22. Tác dụng của đòn treo:
a. Giúp cho các dây cẩu không dính vào nhau.
b. Giúp cho các dây cẩu làm việc với sức kéo có lợi nhất.

c. Giúp cho các dây cẩu nâng vật cao hơn.
d. Cả a, b, c đúng.
23. Trong công tác thi công mẫu để gia cố nền móng thì cọc gỗ, cọc tre được
đóng theo sơ đồ nào?
a. Sơ đồ cọc có dạng dài.
b. Hình xoắn ốc từ ngoài vào trong.
c. Hình xoắn ốc từ trong ra ngoài.
d. Sơ đồ khóm cọc.
24. Khi gia công cốt thép để thép giãn dài 1d thì phải uốn thép bao nhiêu độ?
a. 30o
b. 45o
c. 90o
d. 180o

------------------------------------------------------------------------------------------------------SVTH: Nguyễn Phước Lộc
MSSV: 1097334
Trang 20 / 31
Email:


Máy xây dựng & kỹ thuật thi công
CBGD: Trần Hoàng Tuấn
------------------------------------------------------------------------------------------------------25. Số lượng cọc trong thí nghiệm nén tĩnh được qui định như thế nào?
a. 1% số lượng cọc, lấy > 3 cọc; nếu < 50 cọc lấy 2 cọc.
b. 1% số lượng cọc, lấy > 3 cọc; nếu < 50 cọc lấy 1 cọc.
c. 2% số lượng cọc, lấy > 3 cọc; nếu < 50 cọc lấy 2 cọc.
d. 2% số lượng cọc, lấy > 3 cọc; nếu < 50 cọc lấy 1 cọc.
26. Việc nối buộc đối với loại thép được thực hiện như thế nào?
a. Không nối chỗ chịu lực lớn và chỗ uốn cong.
b. Đối với cốt thép tròn trơn trong một mặt cắt ngang của tiết diện

không nối quá 50% diện tích tổng cộng của cốt thép chịu lực.
c. Đối với cốt thép có gờ trong một mặt cắt ngang của tiết diện không
nối quá 20% diện tích tổng cộng của cốt thép chịu lực.
d. Cả a, b, c đúng.
27. Để giảm tính ma sát giữa cọc và đất khi đóng cọc nên sử dụng loại búa:
a. Rung
b. Rơi
c. Diesel
d. Thủy lực.
28. Loại cần trục nào dùng để di chuyển các thiết bị trong nhà máy thủy điện,
nhiệt điện năng lượng:
a. Cần trục tháp di chuyển giữa nâng.
b. Cần trục tự hành ôtô, bánh xích, bánh lốp.
c. Cần trục tháp cố định có đĩa quay.
d. Cần cẩu trục.
29. Hỗn hợp bêtông được qui định:
a. Đầm máy 4÷6 cm, tay 6÷8 cm.
b. Đầm máy 6÷8 cm, tay 4÷6 cm.
c. Đầm máy 5÷8 cm, tay 8÷12 cm.
d. Đầm máy 8÷12 cm, tay 5÷8 cm.
30. Loại cốp pha nào thường không tháo dở khi các cấu kiện đủ cường độ
a. Cốp pha sắt.
b. Cốp pha nhựa.
c. Cốp pha bêtông.
d. Cốt pha gỗ.
31. Dung dịch Bentonite có tác dụng:
a. Làm cho hố khoan không bị sập.
b. Môi trường nhẹ giữa đất, bùn thành nhóm lại.
c. a, b đúng.
d. a, b sai.

32. Hiện tượng thấu kính cát nằm ngay trong thi công cọc nhồi là:
a. Kết quả tầng cát trong nước không có ống vách.
b. Khi đổ bêtông, ống đổ bêtông rơi khỏi mặt bêtông.
c. Độ sụt bêtông thấp
d. Không làm sạch được bùn khoan.
------------------------------------------------------------------------------------------------------SVTH: Nguyễn Phước Lộc
MSSV: 1097334
Trang 21 / 31
Email:


Máy xây dựng & kỹ thuật thi công
CBGD: Trần Hoàng Tuấn
------------------------------------------------------------------------------------------------------33. Điểm nổi bật của việc thay đổi tầm với di chuyển con lăn trên cần nằm
ngang so với việc thay đổi tầm với bằng trụ cầu là gì?
a. Ít tốn năng lượng.
b. Thuận lợi cho việc điều chỉnh vật nặng tạo vị trí lắp.
c. Tạo được dầm nhỏ.
d. Câu a, b, c đúng.
34. Chọn câu phát biểu sai:
a. Đối với palăng đơn thì bội suất palăng bằng số nhánh cáp.
b. Đối với palăng đơn thì bội suất palăng bằng số palăng.
c. Đối với palăng kép thì bội suất palăng bằng số nhánh cáp chia 2.
d. Câu a, c đúng.
35. Trong xây dựng nhà cao tầng sử dụng loại cần trục nào?
a. Cần trục tháp di chuyển trên ray.
b. Cố định có đầu quay.
c. Tự hành, ôtô, bánh xích, lốp.
d. Cần trục, cổng trục.
36. Trình tự thi công cọc khoan nhồi:

a. Lắp đặt cố thép, lắp ống đổ, thổi rửa hố khoan, đổ bêtông.
b. Rửa hố khoan, lắp ống đổ, lắp cốt thép, đổ bêtông.
c. Thổi rửa, lắp cốt thép, lắp ống đổ, đổ bêtông.
d. Lắp ống đổ, rửa hố khoan, lắp đặt cốt thép, đổ bêtông.
37. Mục đích nén bêtông trong 14 & 28 ngày.
a. Xác định cường độ 7, 14, 28 ngày.
b. Xác định cường độ ở những ngày trung gian.
c. Đưa bản đồ quan hệ giữa cường độ bêtông với thời gian, dự đoán
số ngày cần theo dõi.
d. Cả a, b, c sai.
38. Chu kì làm việc của máy cạp được thực hiện
a. Xả đất, vét đất, cắt đất.
b. Vét đất, xúc đất, cắt đất.
c. Cắt đất, vét đất, xúc đất.
d. Cắt đất, xả đất, vét đất.
39. Loại búa nào thi công cần thiết bị trung gian phụ trợ vào công trình:
a. Rơi
b. Diesel
c. Hơi
d. Câu b, c đúng
40. Cường độ bêtông cho phép tính….. và dùng đóng cọc so với cường độ
thiết kế là:
a. 50%
b. 70%
c. 80%
d. 85%
------------------------------------------------------------------------------------------------------SVTH: Nguyễn Phước Lộc
MSSV: 1097334
Trang 22 / 31
Email:



Máy xây dựng & kỹ thuật thi công
CBGD: Trần Hoàng Tuấn
------------------------------------------------------------------------------------------------------41. Kiểm tra chất lượng cọc khoan nhồi bằng phương pháp:
a. Gia tĩnh tải
b. Siêu âm.
c. Khoan lấy mẫu.
d. Câu a, b đúng.
42. Khối lượng bêtông lấy mẫu để thử như thế nào là đúng qui cách?
a. 10m3 bêtông cho một mẫu thử.
b. 20m3 bêtông cho một mẫu thử.
c. 25m3 bêtông cho một mẫu thử.
d. 30m3 bêtông cho một mẫu thử.
43. Chiều dài nối buộc cốt thép:
a. Chịu kéo 30-45d, chịu nén 20-30d.
b. Chịu kéo 20-30d, chịu nén 40-45d.
c. Chịu kéo 30-40d, chịu nén 30-45d.
d. Chịu kéo 30-45d, chịu nén 30-45d.
44. Neo cố định phải dựa trên cơ sở kiểm tra điều kiện gì?
a. Chống uốn.
b. Chống cắt.
c. Chống xoắn.
d. Cả a, b, c đúng.
45. Đào cọc đổ sau, nhược điểm:
a. Máy đào quay một vòng cần tốn thời gian, xe ôtô chỉ được lùi.
b. Máy đào quay nửa vòng cần tốn thời gian, xe ôtô chỉ được lùi.
c. Tốn thời gian, xe ôtô chỉ được lùi.
d. Đào them đường cho máy và phương tiện vận tải lên xuống.
46. Chất lượng của nền đất sau khi đầm phụ thuộc vào các yếu tố:

a. Lực, độ ẩm của đất.
b. Thời gian đầm.
c. Số lần đầm.
d. Cả a, b, c đúng.
47. Đầm đất là đầm cho đất bị:
a. Biến dạng đàn hồi.
b. Biến dạng dư.
c. Biến dạng đủ lớn.
d. Biến dạng đàn hồi lớn nhất.
48. Tên máy trộn bêtông là được gọi theo:
a. Thể tích sản xuất phối liệu.
b. Thể tích thùng trộn.
c. Cả a, b đúng.
d. Cách khác.

------------------------------------------------------------------------------------------------------SVTH: Nguyễn Phước Lộc
MSSV: 1097334
Trang 23 / 31
Email:


Máy xây dựng & kỹ thuật thi công
CBGD: Trần Hoàng Tuấn
------------------------------------------------------------------------------------------------------49. Khi đi nghiệm thu công tác đất cần thực hiện các bước:
a. Kiểm tra cao độ, chiều dày lớp đất.
b. Kiểm tra độ chắc đất đắp.
c. Kiểm tra độ bằng phẳng mái dốc, kiểm tra khu đất đắp.
d. Cả a, b, c đúng.
50. Gia cường lắp ráp giàn nhằm mục đích:
a. Tăng cường chiều dài tính toán của thanh trong dàn.

b. Tính giàn thép không bị mất ổn định trong hệ thống.
c. Tăng độ cứng cho các thanh giàn.
d. Cả a, b, c đúng.
51. Mỗi giàn vì kèo sau khi lắp dựng phải cố định sơ bộ vào gối tựa ít nhất là
bao nhiêu?
a. 20%
b. 50%
c. 75%
d. 100%
52. Thép có hàm lượng Cacbon càng lớn thì:
a. Càng dẻo.
b. Khó hàn.
c. Bền.
d. Cứng.
53. Cường độ bêtông cho phép tách và di chuyển cọc so với cường độ thiết
kế:
a. 50%
b. 60%
c. 70%
d. 80%
54. Trong hệ ván khuôn chịu lực cường độ bêtông cho phép tháo dở ván
khuôn là:
a. Đạt 50% cường độ thiết kế.
b. Đạt 75% cường độ thiết kế.
c. Đạt 85% cường độ thiết kế.
d. Đạt 100% cường độ thiết kế.
55. Thời hạn tối đa cho phép sử dụng của xi măng là:
a. 30 ngày kể từ ngày sản xuất.
b. 60 ngày kể từ ngày sản xuất.
c. 90 ngày kể từ ngày sản xuất.

d. 120 ngày kể từ ngày sản xuất.
56. Thời gian dưỡng hộ bêtông trong mùa khô tối thiều là:
a. 6 ngày.
b. 7 ngày.
c. 14 ngày.
------------------------------------------------------------------------------------------------------SVTH: Nguyễn Phước Lộc
MSSV: 1097334
Trang 24 / 31
Email:


Máy xây dựng & kỹ thuật thi công
CBGD: Trần Hoàng Tuấn
------------------------------------------------------------------------------------------------------d. 28 ngày.
57. Cỡ hạt của đá dăm tối đa dùng cho bêtông thi công bằng cách bơm:
a. 1/4 lần đường kính ống bơm.
b. 1/3 lần đường kính ống bơm.
c. 1/5 lần đường kính ống bơm.
d. 2/3 lần đường kính ống bơm.
58. Độ ẩm của đất tính như thế nào?
a. Dung trọng khô chia dung trọng ướt.
b. Khối lượng nước chia khối lượng đất ướt.
c. Khối lượng nước chia khối lượng hạt đất khô.
d. Khối lượng đất khô chia cho khối lượng đất ướt.
59. Cấp phối bêtông dùng trong công trình như thế nào là hợp lí?
a. Cấp phối theo định mức nhà nước.
b. Theo kinh nghiệm nhà thi công.
c. Thiết kế tại phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng.
d. Tùy theo yêu cầu của chủ đầu tư.
60. Độ lưu động của bêtông thi công bằng cách bơm:

a. 2÷4 cm
b. 6÷8 cm
c. 8÷12 cm
d. ≥ 12 cm
61. Chiều cao rơi tự do cho phép khi đổ bêtông:
a. 1 mét.
b. 1,5 mét.
c. 2 mét.
d. 2,5 mét.
62. Nguyên tắc chung để tính khối lượng đất thi công
a. Chỉ tính một cách gần đúng, xem khối lượng đất cần tính có kích
thước gần bằng một khối đất nào đó.
b. Chia nhỏ khối đất thành những khối đất có kích thước hình học
quen thuộc.
c. Đáy lớn cộng đáy bé cùng nhân với trung bình độ cao (hoặc độ
sâu).
d. Trung bình diện tích mặt cắt nhân với trung bình độ cao (hoặc độ
sâu).
63. Trong cách nối thép bằng phương pháp buộc, số mối buộc ít nhất trên đoạn
thép nối là:
a. 2 mối buộc.
b. 3 mối buộc.
c. 4 mối buộc.
d. 6 mối buộc.

------------------------------------------------------------------------------------------------------SVTH: Nguyễn Phước Lộc
MSSV: 1097334
Trang 25 / 31
Email:



×