Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Vận dụng nghị định 432006NĐCP vào việc tạo lập quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với đơn vị sự nghiệp khoa học và công nghệ công lập thuộc ngành y tế ( Nghiên cứu trường Bệnh viện Đa khoa tỉnh Long An)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 101 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

---------------------------------

VÕ THỊ NGỌC HƢƠNG

VẬN DỤNG NGHỊ ĐỊNH 43/2006/NĐ-CP VÀO VIỆC TẠO LẬP
QUYỀN TỰ CHỦ, TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ
SỰ NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CÔNG LẬP
THUỘC NGÀNH Y TẾ
(Nghiên cứu trƣờng hợp Bệnh viện Đa khoa tỉnh Long An)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Hà Nội - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-------------------------------

VÕ THỊ NGỌC HƢƠNG

VẬN DỤNG NGHỊ ĐỊNH 43/2006/NĐ-CP VÀO VIỆC TẠO LẬP
QUYỀN TỰ CHỦ, TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ
SỰ NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CÔNG LẬP
THUỘC NGÀNH Y TẾ
(Nghiên cứu trƣờng hợp Bệnh viện Đa khoa tỉnh Long An)



LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
MÃ SỐ: 60 34 04 12

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Ngọc Song

Hà Nội - 2014


LỜI CẢM ƠN

-----Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám
hiệu cùng các Thầy, Cô giáo trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn –
Đại học Quốc gia Hà Nội đã cung cấp cho tôi kiến thức thật bổ ích và
phương pháp nghiên cứu thật tốt, đồng thời đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận
lợi cho tôi trong quá trình học tập tại trường.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Ngọc
Song, người thầy đã tận tình hướng dẫn, cho tôi nhiều ý tưởng trong suốt quá
trình thực hiện, hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, lãnh đạo các khoa phòng và
toàn thể nhân viên Bệnh viện đa khoa tỉnh Long An – nơi tôi tiến hành nghiên
cứu đã tạo điều kiện giúp đỡ, cung cấp số liệu cho luận văn của tôi.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, các anh
chị em lớp Cao học Quản lý Khoa học và Công nghệ đã động viên, giúp đỡ
tôi trong suốt thời gian học tập.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng

năm 2014


Võ Thị Ngọc Hƣơng


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................4
DANH MỤC CÁC BẢNG..........................................................................................5
DANH MỤC CÁC BIỂU............................................................................................5
DANH MỤC CÁC HÌNH ...........................................................................................5
PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................6
1. Lý do nghiên cứu .................................................................................................6
2. Tóm tắt lịch sử vấn đề nghiên cứu ......................................................................8
3. Mục tiêu nghiên cứu ..........................................................................................12
4. Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................................13
5. Mẫu khảo sát......................................................................................................13
6. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................13
7. Giả thuyết nghiên cứu .......................................................................................13
8. Phƣơng pháp chứng minh giả thuyết .................................................................14
9. Kết cấu của luận văn..........................................................................................14
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CHẾ TỰ CHỦ, TỰ CHỊU TRÁCH
NHIỆM ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CÔNG
LẬP THUỘC NGÀNH Y TẾ ...................................................................................15
1.1.Một số khái niệm .............................................................................................15
1.1.1. Khái niệm y tế .......................................................................................15
1.1.2. Vai trò của y tế ......................................................................................16
1.1.3. Vai trò của khoa học và công nghệ trong Ngành Y tế ..........................17
1.1.4. Khái niệm tự chủ ...................................................................................22
1.1.5. Khái niệm trách nhiệm ..........................................................................22
1.1.6. Mối quan hệ giữa tính tự chủ và tính trách nhiệm ...............................23
1.1.7. Khái niệm về tự chịu trách nhiệm và trách nhiệm giải trình ................23

1.1.Khái quát về đơn vị sự nghiệp khoa học và công nghệ công lập thuộc ngành y
tế thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm ....................................................24
1.2.1. Đơn vị sự nghiệp khoa học và công nghệ công lập thuộc ngành y tế ..24
1.2.2. Công tác nghiên cứu khoa học- công nghệ là nhiệm vụ của
bệnh viện ............................................................................................................25
1.2.3. Cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm ở đơn vị sự nghiệp khoa học và
công nghệ công lập thuộc ngành y tế ................................................................28
1.3. Nội dung thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong các đơn vị sự
nghiệp khoa học và công nghệ công lập thuộc ngành y tế ....................................30
1.3.1. Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ ...................32
1.3.2. Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, biên chế,
nhân sự ...............................................................................................................32
1.3.3. Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính ....................................33
1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm
trong các đơn vị sự nghiệp khoa học và công nghệ công lập thuộc ngành y tế ....35
1


1.4.1. Chính sách của Bộ ban ngành liên quan...............................................35
1.4.2. Công tác tổ chức quản lý thu, chi ..........................................................35
1.4.3. Trình độ quản lý ....................................................................................35
1.5. Kinh nghiệm trong nƣớc và quốc tế về thực hiện tự chủ ...............................36
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VẬN DỤNG NGHỊ ĐỊNH 43/2006/NĐ-CP ĐỐI
VỚI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CÔNG LẬP BỆNH
VIỆN ĐA KHOA TỈNH LONG AN ........................................................................39
2.1. Thực trạng thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế ............................39
2.1.1. Về thực hiện nhiệm vụ ..............................................................................39
2.1.2. Về tổ chức bộ máy, biên chế ....................................................................41
2.2. Thực trạng thực hiện tự chủ tài chính ............................................................52
2.2.1. Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ.............................................................52

2.2.2. Huy động vốn để đầu tư trang thiết bị y tế ..............................................52
2.2.3. Thực trạng nguồn thu, chi .......................................................................54
2.2.4. Kết quả hoạt động tài chính.....................................................................59
2.3. Ảnh hƣởng của việc thực hiện Nghị định 43 đến công tác chăm sóc sức khỏe
nhân dân.................................................................................................................60
2.3.1. Kết quả thực hiện chỉ tiêu chuyên môn ....................................................61
2.3.2. Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ ..........................................................62
2.3.3. Phát triển kỹ thuật mới ............................................................................63
2.3.4. Nâng cao chất lượng dịch vụ ...................................................................64
CHƢƠNG 3: ĐÁNH GIÁ VÀ KHUYẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ VẬN
DỤNG HIỆU QUẢ CƠ CHẾ TỰ CHỦ, TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM THEO NGHỊ
ĐỊNH 43/2006/NĐ-CP TẠI BỆNH VIỆN ...............................................................68
3.1. Những mặt ƣu điểm ........................................................................................68
3.1.1. Những kết quả đạt được từ sự tác động của các chính sách ...................68
3.1.2. Những kết quả đạt được về thực hiện nhiệm vụ ......................................68
3.1.3. Những kết quả đạt được về tổ chức bộ máy và biên chế .........................69
3.1.4. Những kết quả đạt được về tự chủ tài chính ............................................70
3.2. Những hạn chế, bất cập trong quá trình thực hiện Nghị định 43 ...................72
3.2.1. Những hạn chế, bất cập của các chính sách ...........................................72
3.2.2. Những hạn chế, bất cập về thực hiện nhiệm vụ .......................................72
3.2.3. Những hạn chế, bất cập về tổ chức bộ máy và biên chế ..........................73
3.2.4. Những hạn chế, bất cập về tự chủ tài chính ............................................75
3.3. Một số giải pháp thúc đẩy triển khai Nghị định 43 tại Bệnh viện..................78
3.3.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy về cơ chế tự chủ, tự chịu trách
nhiệm và các văn bản pháp quy có liên quan........................................................78
3.3.2. Đổi mới cơ chế hoạt động ........................................................................79
3.3.3. Giao quyền tự chủ về tổ chức bộ máy và biên chế ...................................79
3.3.4. Đối mới phương thức cấp kinh phí và khai thác nguồn tài chính
Bệnh viện ...............................................................................................................80
3.3.5. Nâng cao năng lực quản lý bệnh viện ......................................................82

2


3.3.6. Xây dựng bệnh viện hướng về khách hàng ...............................................83
KẾT LUẬN ...............................................................................................................85
KHUYẾN NGHỊ .......................................................................................................85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................87
PHỤ LỤC ..................................................................................................................90
Phụ lục 1 Hƣớng dẫn phỏng vấn sâu dành cho cán bộ quản lý phòng TCKT ..........90
Phụ lục 2 Hƣớng dẫn phỏng vấn sâu dành cho cán bộ quản lý phòng TCCB ..........93
Phụ lục 3 Số lƣợng TTB thực hiện liên kết lắp đặt theo hình thức xã hội hóa .........96

3


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BN

:

Bệnh nhân

BS

:

Bác sĩ

BV


:

Bệnh viện

BVĐK

:

Bệnh viện đa khoa

CBYT

:

Cán bộ y tế

CĐHA

:

Chẩn đoán hình ảnh

CP

:

Chính phủ

CNTT


:

Công nghệ thông tin

CT

:

Chụp cắt lớp (Computed Tomography)

DVYT

:

Dịch vụ y tế

ĐD

:

Điều dƣỡng



:

Hội đồng

HHTM


:

Huyết học truyền máu

KCB

:

Khám chữa bệnh

KH&CN

:

Khoa học và công nghệ

KTV

:

Kỹ thuật viên

LDLK

:

Liên doanh liên kết

NB


:

Ngƣời bệnh

NVYT

:

Nhân viên y tế

NHS

:

Nữ hộ sinh



:

Nghị định

NSNN

:

Ngân sách nhà nƣớc




:

Quyết định

TCTC

:

Tự chủ tài chính

TTB

:

Trang thiết bị

TTBYT

:

Trang thiết bị y tế

WHO

:

Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization)

4



DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Thống kê công tác nghiên cứu khoa học từ năm 2007 – 2013 ............ 40
Bảng 2.2: Tình hình nhân lực tại BVĐK Long An từ năm 2007 – 2013............. 43
Bảng 2.3: Biên chế đƣợc giao và thực hiện theo TT08 tại BVĐK Long An ....... 46
Bảng 2.4: Trình độ NVYT tại BVĐK Long An từ năm 2007 – 2013 ................. 49
Bảng 2.5: Cơ cấu chuyên môn tại BVĐK Long An từ năm 2007 – 2013 ........... 51
Bảng 2.6: Tổng hợp nguồn thu sự nghiệp và NSNN cấp cho hoạt động thƣờng
xuyên tại bệnh viện .............................................................................................. 54
Bảng 2.7: Tổng hợp các mục chi thƣờng xuyên và chi dịch vụ tại bệnh viện ..... 57
Bảng 2.8: Phân tích kết quả hoạt động tài chính .................................................. 59
Bảng 2.9: Thu nhập ngoài lƣơng trung bình/ngƣời/tháng của NVYT ................. 60
Bảng 2.10: Một số chỉ tiêu hoạt động của BVĐK Long An từ năm
2006 – 2013 .......................................................................................................... 61
Bảng 2.11: Một số chỉ số cận lâm sàng tại bệnh viện từ năm 2006 – 2013......... 62
Bảng 2.12: Danh mục kỹ thuật tại các khoa có liên kết lắp đặt TTB .................. 63
Bảng 2.13: Kết quả thực hiện chỉ tiêu chuyên môn từ năm 2006 – 2013 ............ 65
DANH MỤC CÁC BIỂU
Biểu đồ 2.1: Tuyển dụng NVYT tại BVĐK Long An từ năm 2007 – 2013........ 44
Biểu đồ 2.2: Số lƣợng NVYT tại BVĐK Long An từ năm 2007 – 2013 ............ 45
Biểu đồ 2.3: Chỉ tiêu NVYT tại BVĐK Long An từ năm 2006 – 2013 .............. 45
Biểu đồ 2.4: Số lƣợng TTB LDLK tại các khoa .................................................. 53
Biểu đồ 2.5: Tổng giá trị TTB LDLK tại các khoa .............................................. 53
Biểu đồ 2.6: Định mức cấp NSNN trên giƣờng kế hoạch các năm ..................... 55
Biểu đồ 2.7: Cơ cấu nguồn thu sự nghiệp tại BV các năm .................................. 56
Biểu đồ 2.8: Cơ cấu chi thƣờng xuyên tại BV các năm ....................................... 58
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của BVĐK Long An ........................................ 42


5


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, Ngành y tế đang phải đối mặt với nhiều thách thức, khó
khăn. Một trong những khó khăn lớn là phải đảm bảo công bằng, hiệu quả
trong chăm sóc sức khoẻ và phát triển trong bối cảnh nền kinh tế thị trƣờng;
điều chỉnh cơ chế tài chính theo hƣớng công bằng trong khi khả năng đầu tƣ
công còn hạn chế. Việc đảm bảo nguồn lực tài chính và nâng cao hiệu quả
hoạt động của các bệnh viện (BV) là những vấn đề đang đƣợc quan tâm hàng
đầu. Chính sách giao quyền tự chủ theo Nghị định 10/2002/NĐ-CP và sau này
là Nghị định 43/2006/NĐ-CP cho các bệnh viện công lập đƣợc hy vọng sẽ
làm tăng hiệu quả hoạt động, tiết kiệm chi phí, tăng nguồn thu cho bệnh viện
đồng thời nâng cao tính đáp ứng của cơ sở y tế đối với nhu cầu khám chữa
bệnh thực tế của địa phƣơng. Việc thực hiện chính sách tự chủ tạo ra những
tác động nhất định trong cung ứng, sử dụng và chi trả dịch vụ y tế.
Bệnh viện có 07 chức năng, nhiệm vụ trong đó nhiệm vụ chính là cấp
cứu, khám bệnh, chữa bệnh, ngoài ra còn có nhiệm vụ là nghiên cứu khoa
học. Theo quy chế bệnh viện [1], nghiên cứu khoa học – công nghệ và ứng
dụng các tiến bộ kỹ thuật mới là một nhiệm vụ quan trọng của bệnh viện.
Hàng loạt bệnh viện tổ chức ra các viện nghiên cứu, vì vậy tác giả xem Bệnh
viện nhƣ là một tổ chức khoa học và công nghệ.
Chủ trƣơng tạo lập quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong các tổ chức
KH&CN công lập đã có Nghị định 115/2005/NĐ-CP, vậy mà ngành Y tế
không chọn Nghị định 115 mà chọn Nghị định 43 là do:
Tổ chức KH&CN là đối tƣợng áp dụng Nghị định 115 và nếu có đủ các
điều kiện áp dụng Nghị định 115 thì không đƣợc chuyển đổi tổ chức và hoạt
động theo quy định của Nghị định 43 với lý do: Khoản 3, Điều 1, Nghị định

43 đã quy định: “Các tổ chức KH&CN thực hiện theo quy định tại Nghị định
115”.
Ngoài ra, khi thực hiện Nghị định 43 có một số thuận lợi:
6


Huy động sự đóng góp của cộng đồng xã hội để phát triển các hoạt
động sự nghiệp, giảm dần sự bao cấp từ ngân sách Nhà nƣớc có nghĩa là chƣa
cắt hoàn toàn kinh phí chi cho hoạt động thƣờng xuyên, nhà nƣớc vẫn cấp
kinh phí cho hoạt động này và phân biệt rõ cơ chế quản lý nhà nƣớc đối với
đơn vị sự nghiệp với cơ chế quản lý đối với đơn vị KH&CN công lập.
Đến nay, hầu hết các bệnh viện công trên cả nƣớc đã triển khai thực
hiện tự chủ tự chịu trách nhiệm theo Nghị định (NĐ) 43 về giao quyền tự chủ
cho bệnh viện. Qua đó, đã góp phần nâng cao vai trò, trách nhiệm của lãnh
đạo bệnh viện, phát huy tính sáng tạo, năng động, sắp xếp lại tổ chức bộ máy
của bệnh viện theo hƣớng tinh giản, gọn nhẹ và hiệu quả. Thực hiện tốt tự chủ
trong các bệnh viện công sẽ tăng cƣờng tính cạnh tranh giữa bệnh viện công
và tƣ, ngƣời bệnh có quyền lựa chọn những bệnh viện tốt hơn, đồng thời làm
thay đổi văn hoá ứng xử của bệnh viện.
Bệnh viện đa khoa tỉnh Long An là Bệnh viện hạng II trực thuộc Sở Y
tế Long An với chỉ tiêu giƣờng bệnh là 900 giƣờng. Là bệnh viện tuyến cao
nhất của tỉnh Long An, Bệnh viện phải tiếp nhận hầu hết các bệnh nhân nặng
do tuyến dƣới chuyển lên. Trong nhiều năm nay do nhu cầu KCB của nhân
dân ngày một tăng cả về quy mô và chất lƣợng đã đặt ra cho Bệnh viện những
thách thức và khó khăn rất lớn, đó là thiếu kinh phí hoạt động; cơ sở vật chất
xuống cấp; trang thiết bị đặc biệt là TTB chẩn đoán và điều trị thiếu và không
đồng bộ; thu thập thấp nên đời sống của NVYT còn khó khăn. Đây cũng là
khó khăn lớn nhất của tất cả các bệnh viện công lập mà một trong những
nguyên nhân chính là cơ chế hoạt động hiện hành không còn phù hợp.
Nhằm tháo gỡ khó khăn cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh Long An, căn cứ

Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ban hành ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính
Phủ , Ủy Ban Nhân dân tỉnh Long An đã ký Quyết định số 103/QĐ-UBND
ngày 09/1/2007 giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm
vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính cho Bệnh viện [30]. Đây là một thay
đổi lớn về cơ chế hoạt động của Bệnh viện.
7


Đến thời điểm này, Bệnh viện Đa khoa Long An chƣa có nghiên cứu
nào về thực hiện tự chủ Bệnh viện để đánh giá kết quả đạt đƣợc tại Bệnh viện.
Để có đƣợc những số liệu cụ thể mang tính chất khoa học, giúp lãnh đạo BV
trong việc điều hành và quản lý có hiệu quả hoạt động của mình, cần có một
nghiên cứu tại Bệnh viện về vấn đề này.
Vì vậy, tác giả thực hiện đề tài “Vận dụng nghị định 43/2006/NĐ-CP
vào việc tạo lập quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với đơn vị sự nghiệp
khoa học và công nghệ công lập thuộc Ngành Y tế (Nghiên cứu trường hợp
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Long An) ”.
1.2. Ý nghĩa lý thuyết của nghiên cứu
Đề tài đƣợc nghiên cứu sẽ góp phần làm sáng tỏ về đơn vị sự nghiệp
khoa học và công nghệ công lập thuộc ngành y tế thực hiện cơ chế tự chủ, tự
chịu trách nhiệm, các yếu tố ảnh hƣởng đến việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự
chịu trách nhiệm và kinh nghiệm trong nƣớc và quốc tế về thực hiện tự chủ.
1.3. Ý nghĩa thực tế của nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần giúp cho lãnh đạo Bệnh viện
Đa khoa tỉnh Long An hoàn thiện cơ chế quản lý và điều hành hoạt động của
bệnh viện, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân.
Những luận cứ khoa học và thực tế đƣợc trình bày có thể đƣợc sử dụng
làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu.
2. Tóm tắt lịch sử vấn đề nghiên cứu
Trên thế giới, năm 1998, Trƣờng Đại học y tế công cộng Havard đã

thực hiện một số nghiên cứu về tự chủ bệnh viện tại 5 nƣớc đang phát triển,
Ấn Độ, Indonesia, Ghana, Zimbabwe, Kenya [32]. Nghiên cứu kết hợp cả
phân tích định lƣợng và định tính, những kinh nghiệm dựa trên khung lý
thuyết mà nhóm nghiên cứu đƣa ra với bốn tiêu chí đánh giá tự chủ bệnh viện
là hiệu quả, công bằng, chất lƣợng KCB và độ tin tƣởng của cộng đồng. Tại
Bang Andhra Pradesh Ấn Độ, mô hình Chính phủ Bang này sử dụng để trao
quyền tự chủ cho bệnh viện là thông qua việc tạo ra một tổ chức độc lập thay
thế cho BYT trong quản lý Bệnh viện nhƣng vẫn nằm dƣới sự quản lý của
8


Chính phủ bang thay vì trao quyền tự chủ cho từng bệnh viện. Trong mô hình
này, bệnh viện có một mức độ tự quyết về tài chính và quản lý, tuy nhiên
không đáng kể. Các bệnh viện đã tìm đƣợc một số hình thức để tăng thu nhƣ
thu viện phí, quyên góp, xổ số, và nhận các hỗ trợ từ bên ngoài. Một số kết
quả thu đƣợc là thời gian bảo trì và sửa chữa TTB y tế giảm mạnh, số lƣợng
TTB y tế đƣợc đầu tƣ tăng nhanh, đặc biệt trong cấp cứu và hồi sức; cơ sở hạ
tầng, điện, nƣớc đều đƣợc cải thiện. Chất lƣợng KCB cũng đƣợc đánh giá tốt
lên thông qua nghiên cứu định tính trên phản hồi của bệnh nhân. Một số điểm
chƣa đạt đƣợc trong tự chủ bệnh viện ở mô hình này là chế độ khuyến khích
về lƣơng cho nhân viên không thay đổi so với cơ chế cũ do bệnh viện vẫn
không có quyền tự chủ về nhân lực.
Indonesia bắt đầu thực hiện tự chủ tài chính từ năm 1991 tại Bệnh viện
đơn vị Swadana [32]. Đây là một bệnh viện trực thuộc chính phủ, chịu sự
quản lý của BYT, Bộ Nội vụ và chính quyền địa phƣơng. Mô hình tự chủ tại
Swadana và tính chất của hệ thống quản lý về cơ bản rất tƣơng đồng với Việt
Nam. Bệnh viện có quyền giữ lại viện phí, đƣợc mua phụ kiện thiết bị, thuốc,
tăng lƣơng cho cán bộ và thuê cán bộ hợp đồng. Bệnh viện đƣợc tổ chức đấu
thầu cho thuê dịch vụ ăn uống, giặt và vệ sinh. Tuy nhiên, Bệnh viện không
đƣợc dùng viện phí để đầu tƣ CSHT và TTB. Giá viện phí đƣợc quy định và

quá trình lên kế hoạch vẫn tập trung ở mức quản lý cao hơn. Sau khi thực hiện
tự chủ tài chính, nguồn kinh phí của Bệnh viện đã tăng lên đáng kể. Điều
đáng ngạc nhiên là nguồn thu từ NSNN hỗ trợ cũng tăng lên, công bằng tiếp
cận dịch vụ giảm do viện phí tăng, bằng chứng là số giƣờng bệnh phục vụ
ngƣời nghèo giảm và mức viện phí gần đạt mức tại bệnh viện tƣ. Số lƣợng
cán bộ y tế khá ổn định vì tự chủ bệnh viện không cho phép thuê hay sa thải
cán bộ biên chế. Nếu chất lƣợng dịch vụ KCB đƣợc đánh giá dựa trên tiêu chí
tỷ lệ sử dụng giƣờng bệnh và thời gian sử dụng dịch vụ thì hầu nhƣ không có
nhiều thay đổi. Bằng chứng rõ ràng cho tự chủ bệnh viện là thu nhập tăng
thêm cho bác sỹ từ đó số ngày nghỉ của bác sỹ giảm (nghiên cứu chỉ nhắc đến
đối tƣợng bác sỹ mà không đề cập tới những loại hình NVYT khác).
9


Tại Việt Nam, năm 2009, Viện Chiến lƣợc và Chính sách y tế phối hợp
với Vụ Kế hoạch tài chính Bộ Y tế đã tiến hành nghiên cứu đánh giá tình hình
thực hiện Nghị định 43 trong hệ thống bệnh viện công lập [31]. Nghiên cứu
gồm 3 mục tiêu, trong đó có mục tiêu đánh giá kết quả triển khai thực hiện
Nghị định 43 tại các bệnh viện công lập về các mặt: Thực hiện nhiệm vụ, tổ
chức bộ máy, biên chế và tài chính. Nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp điều tra
cắt ngang kết hợp với hồi cứu các số liệu hoạt động của bệnh viện trong
khoảng thời gian từ năm 2005 đến năm 2008. Nghiên cứu đƣợc thực hiện tại
18 bệnh viện gồm 7 bệnh viện tuyến Trung Ƣơng, 5 bệnh viện tuyến
tỉnh/thành phố và 6 bệnh viện tuyến quận huyện. Kết quả nghiên cứu cho
thấy, hầu hết các bệnh viện đều mở rộng các loại hình dịch vụ KCB, do đó có
sự thay đổi rõ rệt về các hoạt động chuyên môn. So sánh số liệu 2008 và 2005
tại các bệnh viện Trung ƣơng cho thấy: Công suất sử dụng giƣờng bệnh tăng
17%, số lƣợt nhập viện tăng 1,2 – 1,4 lần, số xét nghiệm bình quân/lƣợt bệnh
nhân tăng 1,4 lần và chụp CT Scanner trung bình/lƣợt bệnh nhân tăng 2 lần.
Tự chủ tài chính đã tạo điều kiện cho các bệnh viện chủ động hơn về tài

chính. Tổng nguồn thu của các bệnh viện tăng nhanh qua các năm từ khi thực
hiện tự chủ. So sánh năm 2008 với năm 2005, nguồn thu của bệnh viện tuyến
trung ƣơng tăng gần 3 lần, trong đó mức tăng chủ yếu là từ nguồn thu sự
nghiệp bao gồm viện phí trực tiếp, viện phí BHYT và nguồn thu khác.
Các bệnh viện đã tăng cƣờng đầu tƣ TTB theo hình thức xã hội hóa với
các hình thức đa dạng. Số TTB y tế đƣợc đầu tƣ tăng qua các năm, đặc biệt là
các TTB kỹ thuật cao nhƣ CT Scanner và MRI.
Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc thực hiện tự chủ có nhiều tác
động tích cực song cũng cho thấy một số hạn chế nhƣ nguy cơ lạm dụng dịch
vụ để tận thu dƣới các hình thức sử dụng thuốc không hợp lý, tăng nhập viện
nội trú, tăng thời gian điều trị nội trú và đặc biệt là tăng chỉ định các xét
nghiệm và TTB kỹ thuật cao.
Nghiên cứu của Trƣơng Đông Giang về Một số tác động của việc thực
hiện nghị định 43/2006/NĐ-CP đến nguồn nhân lực Bệnh viện Đa khoa quận
10


Hải Châu, thành phố Đà Nẵng [20], với phƣơng pháp nghiên cứu mô tả cắt
ngang, kết hợp định lƣợng và định tính, kết quả nghiên cứu cho thấy việc thực
hiện Nghị định 43 đã có những tác động tích cực đến nguồn nhân lực của
bệnh viện. Bệnh viện có nhiều nỗ lực nhằm đảm bảo sự bao phủ (số lƣợng,
chất lƣợng, cơ cấu chuyên môn). Động lực làm việc của cán bộ viên chức
tăng; thể hiện qua việc thu nhập tăng thêm tăng dần qua các năm; thực hiện
tốt các chế độ đãi ngộ đối với nguồn nhân lực chất lƣợng cao; hỗ trợ kinh phí
cho ngƣời đi học, đau ốm, tham quan; công tác đánh giá nhân viên và cải
thiện đáng kể về môi trƣờng làm việc. Năng lực làm việc của cán bộ viên
chức cũng đƣợc nâng cao nhờ sự bố trí nhân viên phù hợp và chú trọng công
tác đào tạo. Tuy nhiên, sự quá tải về khối lƣợng công việc cũng cần có những
giải pháp kịp thời.
Những tác động tích cực trên đã kéo theo những chuyển biến trong việc

cung cấp các dịch vụ y tế theo phân tuyến kỹ thuật, tạo nhiều thuận lợi cho
ngƣời dân trong việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ, nâng cao chất lƣợng dịch vụ
bệnh viện.
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Hƣờng về Đánh giá một số kết quả
sau 5 năm thực hiện tự chủ tài chính tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức (2007
– 2011) [22], với phƣơng pháp mô tả cắt ngang, kết hợp định lƣợng và định
tính, kết quả nghiên cứu cho thấy: Hoạt động tài chính của bệnh viện tăng rõ
rệt sau 5 năm thực hiện tự chủ tài chính. Đến năm 2011, bệnh viện đã đầu tƣ
đƣợc 18 trang thiết bị từ nguồn vốn huy động với giá trị 83,302 tỷ đồng, bằng
27,5% tổng nguyên giá trang thiết bị của bệnh viện. Sau 5 năm thực hiện tự
chủ tài chính, thu viện phí tăng tƣơng đƣơng cùng kỳ (296,4%); thu hoạt động
dịch vụ tăng mạnh bằng 539,3% trong khi nguồn NSNN cấp giảm mạnh, chỉ
bằng 53,0% kỳ gốc; chi tăng, bằng 258,3% kỳ gốc, trong đó chi chuyên môn
nghiệp vụ chiếm tới 79,4% và có xu hƣớng tăng, còn chi cho con ngƣời khá
thấp (12,5%). Kết quả hoạt động tài chính tăng, chênh lệch thu chi bằng
710,2% kỳ gốc, chủ yếu do tăng từ hoạt động dịch vụ (70,1%). Thu nhập bình
11


quân của NVYT tăng với hệ số lƣơng tăng thêm là 2. Số lƣợng cung cấp dịch
vụ tăng về cả số lƣợng và danh mục; giƣờng thực kê bằng 151,8% kỳ gốc.
Hầu hết các nghiên cứu về tự chủ Bệnh viện chƣa xem xét đầy đủ và
toàn diện về tất cả các mặt của Nghị định 43 nhƣ Viện Chiến lƣợc và Chính
sách y tế đã thực hiện một nghiên cứu lớn, đánh giá khá toàn diện kết quả
thực hiện tự chủ ở các bệnh viện và đề xuất một số giải pháp khắc phục các
hạn chế khi thực hiện tự chủ tài chính. Tuy nhiên, nghiên cứu mới thực hiện
dựa vào số liệu thứ cấp và đánh giá của NVYT, nghiên cứu chƣa thực hiện
đánh giá kết quả từ phía ngƣời sử dụng dịch vụ. Còn nghiên cứu của Trƣơng
Đông Giang và nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Hƣờng thì chỉ đánh giá một
phần của việc thực hiện tự chủ bệnh viện theo Nghị định 43.

3. Mục tiêu nghiên cứu
a. Mục tiêu
Khảo sát thực trạng vận dụng nghị định 43/2006/NĐ-CP vào việc tạo
lập quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với đơn vị sự nghiệp khoa học và
công nghệ công lập thuộc Ngành Y tế. Đánh giá và đƣa ra những giải pháp để
vận dụng hiệu quả cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo nghị định
43/2006/NĐ-CP tại Bệnh viện.
b. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu của nghiên cứu, luận văn có các nhiệm vụ sau:
Nghiên cứu cơ sở lý luận về tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với đơn vị
sự nghiệp khoa học và công nghệ công lập thuộc Ngành Y tế.
Khảo sát thực trạng vận dụng nghị định 43/2006/NĐ-CP vào việc tạo
lập quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với đơn vị sự nghiệp khoa học và
công nghệ công lập Bệnh viện Đa khoa tỉnh Long An.
Đánh giá và khuyến nghị một số giải pháp để vận dụng hiệu quả cơ chế
tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo nghị định 43/2006/NĐ-CP tại Bệnh viện.

12


4. Phạm vi nghiên cứu
a. Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu khoa học – công nghệ và ứng dụng
các tiến bộ kỹ thuật mới là một nhiệm vụ quan trọng của bệnh viện. Hiện nay,
hàng loạt các Bệnh viện tổ chức ra các viện nghiện cứu nên tác giả xem bệnh
viện nhƣ là một tổ chức khoa học và công nghệ. Tuy nhiên, tại BVĐK tỉnh
Long An chƣa đủ cơ sở vật chất và nguồn lực để thành lập ra viện nghiên cứu,
vì vậy, đề tài chủ yếu giải quyết 03 nhiệm vụ của mục tiêu nghiên cứu đã đề
ra ở mục 3 trên.
b. Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu, khảo sát, đánh giá thực trạng về
triển khai quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với đơn vị sự nghiệp khoa

học và công nghệ công lập Bệnh viện Đa khoa tỉnh Long An trong thời gian
từ năm 2007 - 2013.
c. Phạm vi về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu tại Bệnh viện Đa
khoa tỉnh Long an.
5. Mẫu khảo sát
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Long An.
6. Câu hỏi nghiên cứu
Thực trạng vận dụng Nghị định 43/2006/NĐ-CP tại các đơn vị sự
nghiệp khoa học và công nghệ công lập thuộc Ngành Y tế nhƣ thế nào?
Giải pháp nào để vận dụng hiệu quả cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm
theo nghị định 43/2006/NĐ-CP tại các đơn vị sự nghiệp khoa học và công
nghệ công lập thuộc Ngành Y tế?
7. Giả thuyết nghiên cứu
Vận dụng Nghị định 43/2006/NĐ-CP đã giúp cho đơn vị sự nghiệp
khoa học và công nghệ công lập thuộc Ngành Y tế chủ động trong việc cung
cấp các dịch vụ y tế với chất lƣợng cao và đa dạng cho nhân dân, đồng thời
góp phần tăng nguồn thu cho Bệnh viện, giảm chi phí và sử dụng hiệu quả
hơn các nguồn lực con ngƣời và cải thiện thu nhập cho ngƣời lao động.

13


Bên cạnh đó, NĐ 43 cũng còn một số vấn đề bất cập, vƣớng mắc liên
quan đến tính thiếu đồng bộ trong chính sách nhƣ chế độ viện phí, tiền lƣơng,
biên chế,... cũng nhƣ những điểm chƣa phù hợp của NĐ 43.
Giải pháp để vận dụng hiệu quả Nghị định 43/2006/NĐ-CP: Hoàn thiện
hệ thống văn bản pháp quy về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm và các văn
bản pháp quy có liên quan; Đổi mới cơ chế hoạt động; Giao quyền tự chủ về
tổ chức bộ máy và biên chế; Đổi mới phƣơng thức cấp kinh phí và khai thác
nguồn tài chính bệnh viện; Nâng cao năng lực quản lý bệnh viện; Xây dựng

bệnh viện hƣớng về khách hàng.
8. Phƣơng pháp chứng minh giả thuyết
Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài, các phƣơng pháp nghiên
cứu đƣợc triển khai bao gồm:
- Nghiên cứu, tổng kết tài liệu.
- Khảo sát, điều tra thu thập thông tin: Hồi cứu số liệu thứ cấp liên quan
đến hoạt động của bệnh viện từ năm 2006 – 2013 qua các tài liệu, báo
cáo, sổ sách của bệnh viện. Dùng bảng hỏi, phỏng vấn trực tiếp với các
đối tƣợng đã đƣợc chọn khảo sát.
- Xử lý thông tin, số liệu: Tập hợp các thông tin, số liệu điều tra, tiến
hành phân tích, đánh giá việc vận dụng Nghị định 43 đối với đơn vị sự
nghiệp công lập Bệnh viện Đa khoa tỉnh Long An.
9. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung của đề tài gồm 3 chƣơng chính
có kết cấu nhƣ sau:
- Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với
đơn vị sự nghiệp khoa học và công nghệ công lập thuộc Ngành Y tế.
- Chƣơng 2: Thực trạng vận dụng Nghị định 43/2006/NĐ-CP đối với đơn
vị sự nghiệp khoa học và công nghệ công lập Bệnh viện Đa khoa tỉnh
Long An
- Chƣơng 3: Đánh giá và khuyến nghị một số giải pháp để vận dụng hiệu
quả cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo nghị định 43 tại Bệnh viện.
14


PHẦN 2: NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CHẾ TỰ CHỦ, TỰ CHỊU
TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ CÔNG LẬP THUỘC NGÀNH Y TẾ


1.1.

Một số khái niệm

1.1.1. Khái niệm y tế
Y tế là hoạt động phòng, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe con ngƣời
nhƣ các hoạt động khám và điều trị bệnh tật, các hoạt động phòng bệnh, điều
dƣỡng, chăm sóc sức khỏe và thẩm mỹ con ngƣời.
Trong các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực y tế của Việt
Nam , cho đến nay vẫn chƣa có định nghĩa chính thức y tế hay sức khỏe là gì.
Khi nói đến sức khỏe, nhiều ngƣời, kể cả cán bộ y tế, nghĩ ngay đến việc
khám, phát hiện, chẩn đoán và điều trị bệnh. Hoặc xa hơn, đó là dự phòng
bệnh tật, nghiên cứu khoa học. Nhƣng yếu tố tinh thần và xã hội của sức khỏe
hình nhƣ chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Do vậy, các hoạt động và phát triển
y tế Việt Nam, thực sự còn lúng túng, do thiếu một triết lý [24].
Tổ Chức Y tế Thế Giới (WHO, 1947) định nghĩa : “Sức khỏe là sự vẹn
toàn về thể chất, tinh thần và xã hội, chứ không chỉ là không có bệnh tật”. Có
thể xem định nghĩa này nhƣ là triết lý y tế. Chúng ta có thể dùng định nghĩa
này đề soi rọi lại sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân trong nhiều năm qua.
Ngay từ lúc còn trong trƣờng Y, sinh viên chủ yếu học về sức khỏe thể
chất. Theo đó, chƣơng trình giảng dạy chú tâm vào việc huấn luyện cho các
sinh viên y khoa việc truy tìm , xử lý bệnh tật bằng thuốc men, tham gia dự
phòng bệnh tật. Hệ quả là khi ra trƣờng trở thành Bác sĩ, kiến thức và nhận
thức về tâm lý, kỹ năng kém trong cách đối nhân xử thế với bệnh nhân, thân
nhân, đồng sự, cấp trên, cấp dƣới trong môi trƣờng bệnh viện cũng nhƣ ở
cộng đồng.
Tập trung vào sức khỏe thể chất dẫn đến một nền Y tế thiếu toàn diện.
Nhiều bác sĩ khi ra trƣờng họ chỉ biết đến “bệnh” mà ít chú ý đến “ngƣời
15



bệnh”, tập trung trí tuệ để xử lý tốt bệnh tật mà quên đi những giá trị mang
tính nhân văn đó là tâm lý và xã hội. Họ tự cho mình là “mẹ”, có toàn quyền
ra lệnh, quyết định, la rầy “con bệnh” của mình mà quên rằng, thực sự họ chỉ
là “ngƣời bạn” của bệnh nhân. Họ nhận lƣơng bổng, thậm chí trang thiết bị,
cả chiết ghế ngồi của họ đều đƣợc đóng góp bằng tiền thuế và các khoản khác
của ngƣời dân, trong đó, có những ngƣời bệnh đang trƣớc mặt của họ. Khi ra
toa thuốc, họ không biết đƣợc giá của ngày công lao động tay chân là bao
nhiêu, không biết đƣợc giá của một kilogram lúa gạo là bao nhiêu nên “vung
tay quá trán”.
Chúng ta quen đánh giá nền y tế bằng những chỉ số tỷ trọng thầy thuốc
trên vạn dân, số giƣờng bệnh trên vạn dân , và dựa vào đó, các quan chức y tế
kết luận rằng chúng ta thiếu bác sĩ, thiếu giƣờng bệnh, bệnh viện quá tải.
Những kết luận đó không hẳn sai, nhƣng trên thực tế thì không bao giờ cho đủ
số lƣợng bác sĩ theo yêu cầu, chứ chƣa kể chất lƣợng bác sĩ, lại còn phải hòa
nhập với khu vực, quốc tế. Nhƣng chúng ta ít quan tâm đến cái gốc xã hội của
tình trạng quá tải, của thiếu giƣờng bệnh [24].
1.1.2. Vai trò của y tế
Vai trò của y tế trƣớc tiên đƣợc thể hiện trong việc nâng cao sức khỏe
con ngƣời, điều này có ý nghĩa rất lớn đối với sự nghiệp phát triển kinh tế xã
hội.
Khi chúng ta xây dựng mục tiêu “dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh” thì con ngƣời là chủ thể, là yếu tố quyết định sự
thành, bại. Song để thực hiện đƣợc vai trò của mình trong sự nghiệp đó, trƣớc
hết con ngƣời phải có sức khỏe. Nếu một xã hội nhiều bệnh hoạn, dân chúng
yếu ớt thì các mục tiêu phát triển của các quốc gia cũng không có cơ hội để
thực hiện đƣợc. Bởi vậy, trong Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân của nƣớc ta đã
nêu: “Sức khỏe là vốn quý nhất của con ngƣời, là một trong những điều kiện
cơ bản để con ngƣời sống hạnh phúc, là mục tiêu cũng là nhân tố quan trọng
trong việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và bảo vệ tổ quốc”.

16


Bên cạnh đó, hoạt động y tế còn làm cho dân số và sức lao động xã hội
đƣợc kéo dài, yếu tố dùng chức năng riêng có của mình để thỏa mãn nhu cầu
một cơ thể khỏe mạnh, trƣởng thành, cung cấp liên tục ngƣời lao động cho
các lĩnh vực sản xuất và phi sản xuất. Thông qua việc phòng và chữa bệnh
cho ngƣời lao động, nâng cao năng suất lao động, tăng thêm của cải cho xã
hội.
Tác dụng của y tế không chỉ bó hẹp trong lĩnh vực y tế, nó còn liên
quan đến sự phồn vinh và hƣng thịnh của một quốc gia hay một dân tộc. Một
dân tộc có một số lƣợng dân số ổn định, thích ứng với tài nguyên xã hội và
kinh tế là môt điều kiện cần thiết để xã hội đó tồn tại và phát triển.
Tiến bộ của y tế bản thân nó là sự phát triển kinh tế xã hội. Vì thế Liên
Hiệp Quốc đã chọn 3 chỉ tiêu đặc trƣng nhất để xác định sự phát triển của
mỗi quốc gia, đó là: tổng sản phẩm quốc dân (GDP) tính theo đầu ngƣời, tuổi
thọ bình quân và số năm đi học bình quân. Trong đó, tuổi thọ bình quân là chỉ
tiêu tổng hợp về sức khỏe.
Y tế còn có vai trò góp phần thực hiện thành công chiến lƣợc xóa đói
giảm nghèo. Bởi vì bệnh tật, ốm đau và chi phí chữa bệnh có thể là một trong
những lý do chính dẫn đến bần cùng hóa những ngƣời nghèo nhất là khi nền
kinh tế chuyển sang cơ chế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, ngƣời
nghèo là nhóm đối tƣợng dễ bị thiệt thòi nhất. Nếu Đảng và Nhà nƣớc có
những chính sách đúng hƣớng và quan tâm hơn nữa về vấn đề y tế thì công
tác xóa đói giảm nghèo của chúng ta sẽ đạt mục tiêu đề ra.
Nhƣ vậy, trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc,
ngành y tế có một vị trí đặc biệt quan trọng, vừa là ngƣời lính xung kích mở
đƣờng trong việc phát triển nguồn nhân lực (ở góc độ nâng cao thể chất của
con ngƣời Việt Nam), vừa là ngƣời chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân
trong cộng đồng các dân tộc trên những chặng đƣờng của đất nƣớc.

1.1.3. Vai trò của khoa học và công nghệ trong Ngành Y tế
Trong xã hội hiện đại, vai trò của KH&CN ngày càng trở nên quan
trọng. Những tiến bộ nhƣ vũ bão của KH&CN trong hai thập kỷ qua, đặc biệt
17


là trong lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ Nano,
tự động hóa đã làm thay đổi tƣ duy và chiến lƣợc của nhiều quốc gia. Không
ai còn có thể hoài nghi về vai trò của KH&CN trong phát triển kinh tế toàn
cầu và mỗi quốc gia. Trong xu thế ấy, bất kỳ quốc gia nào hay địa phƣơng
nào khi xây dựng một kế hoạch chiến lƣợc phát triển cũng phải chú ý tới vai
trò đặc biệt của KH&CN và mối quan hệ mật thiết của chúng đối với tăng
trƣởng và phát triển kinh tế.
Thế giới luôn luôn phát triển không ngừng, luôn hƣớng tới những cái
mới, ngày càng tạo ra nhiều tri thức mới để phục vụ cho cuộc sống con
ngƣời. Tri thức KH&CN là một tri thức khoa học mà sản phẩm của nó là các
thành tựu vô cùng quý giá.
Việc tạo ra tri thức KH&CN nhƣ là bƣớc đột phá trong sự phát triển
loài ngƣời, nó thể hiện đƣợc những gì tinh túy nhất của tri thức con ngƣời.
Giờ đây KH&CN đã không thể thiếu trong cuộc sống con ngƣời, nó đã đi sâu
vào mọi mặt mọi lĩnh vực của cuộc sống trong xã hội. Nhờ có nó mà cuộc
sống con ngƣời hoàn toàn thay đổi.
Từ việc con ngƣời phải dùng tay tính các phép tính đơn giản thì ngày
nay có phát minh của máy vi tính mà việc tính toán hàng tỷ phép tính chỉ
trong vài giây đã trở nên hết sức đơn giản phục vụ cho các nghiên cứu và dự
toán. Từ việc liên lạc với nhau bằng những bức thƣ viết tay thì giờ đây đã có
hệ thống internet toàn cầu thì con ngƣời có thể nói chuyện với nhau ở bất cứ
đâu trên trái đất. Trong doanh nghiệp, trƣờng học, bệnh viện,… thì việc quản
lý trở nên dễ dàng hơn rất nhiều nhờ phần mềm quản lý do con ngƣời tạo ra.
Cũng nhƣ trong y học thì việc khám và chữa bệnh nhờ các kỹ thuật hiện đại

đã thực sự không thể thiếu, nhờ có nó mà các căn bệnh trƣớc đây y học phải
bó tay mà giời đây đã trở nên hết sức dễ dàng.
Ta có thể thấy vai trò không thể thiếu của các tri thức KH&CN trong
tất cả các lĩnh vực trong đời sống hiện đại. Việc ứng dụng các thành tựu khoa
học vào mục tiêu phát triển là một điều tất yếu không thể thiếu vì những gì
18


mà KH&CN đem lại là hết sức to lớn, góp phần cho sự phát triển nhanh
chóng và hiệu quả.
Ngành Y tế là một ngành khoa học, một khoa học có vai trò, nhiệm vụ
đặc biệt cao cả, đó là chăm sóc sức khoẻ cho con ngƣời - mục tiêu và động
lực của quá trình phát triển; Quá trình phát triển do chính con ngƣời thực
hiện và nhằm mục đích nâng cao chất lƣợng đời sống con ngƣời. Vì vậy việc
nghiên cứu phát triển cũng nhƣ ứng dụng các thành tựu mới về KH&CN
trong lĩnh vực Y tế cần đƣợc hết sức coi trọng.
Trong những năm qua, ngành Y tế đã có những bƣớc phát triển nhanh,
vƣợt bậc, đó là nhờ có vai trò không nhỏ của việc nghiên cứu, ứng dụng
KH&CN vào công tác y tế dự phòng, khám chữa bệnh, sản xuất thuốc, vật tƣ
và trang thiết bị y tế. Với sự trợ giúp của các trang thiết bị sử dụng công nghệ
hiện đại, nhiều kỹ thuật mới đã đƣợc ứng dụng vào công tác khám chữa
bệnh, công tác y tế dự phòng, sản xuất dƣợc phẩm - vật tƣ y tế.
Cụ thể ta có thể thấy việc áp dụng CNTT vào lĩnh vực y tế nhƣ thế nào.
Vai trò của CNTT với sự phát triển của ngành Y tế là hết sức to lớn và cần
thiết. CNTT đã trở thành một trong những yếu tố không thể thiếu trong sự
phát triển của ngành Y tế của một quốc gia, nó nắm giữa vai trò chủ đạo.
CNTT đang dần chứng tỏ tầm ảnh hƣởng rất lớn đến mọi mặt đời sống xã
hội. Đối với hoạt động của ngành Y tế, có thể thấy rằng, CNTT ngày càng
đóng vai trò quan trọng, không chỉ là mũi nhọn cho quá trình cải cách hành
chánh trong công tác quản lý, điều hành của cơ quan quản lý mà còn “đỡ

đầu” cho việc triển khai và ứng dụng thành công trong KCB nhƣ chụp cắt
lớp, mổ nội soi, thăm khám cho bệnh nhân qua hệ thống điện tử…
Trong công cuộc đổi mới đất nƣớc hơn 10 năm qua, dƣới sự lãnh đạo
của Đảng, sự quan tâm chỉ đạo, đầu tƣ của Chính phủ cho sự nghiệp chăm
sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân và sự phấn đấu vƣợt lên trên mọi gian khó
của đội ngũ cán bộ khoa học, các giáo sƣ, tiến sĩ, bác sĩ, dƣợc sĩ, điều dƣỡng,
kỹ thuật viên trong ngành, Ngành Y tế Việt Nam đã giành đƣợc nhiều thành
tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực phòng bệnh, chữa bệnh, các chỉ tiêu tổng
19


quát về sức khỏe con ngƣời Việt Nam đã đạt đƣợc mục tiêu đề ra. Trong đó,
khoa học và kỹ thuật công nghệ đã đóng góp vai trò quan trọng giải quyết
những vấn đề thiết thực, cấp bách về y tế y học, góp phần to lớn nâng cao
chất lƣợng, hiệu quả trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân .
KH&CN thực sự là động lực phát triển Y tế và Y học Việt Nam.
KH&CN đã góp phần tích cực để khống chế, đẩy lùi và từng bƣớc
thanh toán một số dịch bệnh nguy hiểm ở Việt Nam trong 10 năm cuối thế kỷ
XX, giảm tỷ lệ tử vong của nhiều bệnh nhƣ: sốt rét, tiêu chảy, nhiễm khuẩn
cấp tính đƣờng hô hấp ở trẻ em, khống chế không để xảy ra các dịch bệnh
lớn ngay cả trong và sau thiên tai lũ lụt lớn .
Trong lĩnh vực khám chữa bệnh: Ứng dụng nhiều kỹ thuật mới hiện đại
đã thiết thực nâng cao chất lƣợng khám chữa bệnh. Các kỹ thuật hiện đại về
chẩn đoán hình ảnh đã đƣợc áp dụng tại các trung tâm y tế chuyên sâu Hà
Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh, Huế…góp phần phát hiện chính xác một số
căn bệnh mà trƣớc kia chƣa chẩn đoán đƣợc. Các kỹ thuật hiện đại nhƣ phẫu
thuật nội soi, tán sỏi, ghép thận, ghép tủy, thay chỏm xƣơng đùi, hồi sức cấp
cứu, phẫu thuật lấy thể thủy tinh ngoài bao (phƣơng pháp Pha-co), các kỹ
thuật vi phẫu tạo hình, công nghệ cao về nha khoa, ứng dụng công nghệ laser
vào y học, ứng dụng máy gia tốc trong điều trị ung thƣ, về sản khoa, đã thành

công thụ tinh trong ống nghiệm. Đặc biệt, trong chuyên ngành Tim mạch đã
tiếp thu, ứng dụng thành công vào nhiều kỹ thuật tiên tiến. Đó là kỹ thuật
không xâm hiện đại nhƣ siêu âm Doppler màu, siêu âm ba chiều, siêu âm
trong thực quản. Ngành tim mạch Việt Nam đã thành công nhiều kỹ thuật
can thiệp nhƣ mổ tim hở, thay van tim, chụp buồng tim, nong động mạch
vành, bắc cầu nối động mạch vành, nong van 2 lá bằng bóng Inoue, ghi điện
sinh lý trong buồng tim và triệt bỏ các cầu nối phụ để điều trị loạn nhiệp tim.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin đã giúp các bệnh viện quản lý và sử
dụng hiệu quả các nguồn lực, chống thất thu viện phí, công khai minh bạch tài
chính bệnh nhân, giúp kiểm soát sử dụng thuốc hợp lý an toàn.
20


Chẩn đoán hình ảnh đã góp phần quan trọng nâng cao tính chính xác,
kiệp thời và hiệu quả cao trong chẩn đoán bệnh. Nhƣ dựa trên hình ảnh siêu
âm, ngƣời thầy thuốc có thể đo đƣợc tƣơng đối chính xác kích thƣớc các tạng
đặt trong ổ bụng (gan, lách, thận, tụy,…) và phát hiện các khối bất thƣờng nếu
có. Từ hình ảnh siêu âm tim có thể phát hiện cấu trúc, kích thƣớc các buồng
tim, van tim và các mạch máu lớn. Trong sản khoa, siêu âm giúp xác định và
theo dõi sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ; hình ảnh CT Scanner giúp
thầy thuốc xác định các bệnh lý về sọ não, đặc biệt là xác định máu tụ nội sọ,
khối u não; chụp cộng hƣởng từ hạt nhân xác định chính xác hơn các hình thái
và các khối bất thƣờng trong cơ thể (nếu có).
Các thiết bị và máy y tế về chẩn đoán hình ảnh ngày càng ứng dụng
nhiều về công nghệ thông tin, các phần mềm cho các máy Y tế ngày càng
đƣợc nâng cấp, nhất là kỹ thuật số ra đời và phát triển đã ghi nhận và phân
tích tín hiệu rất tốt, cho hình ảnh sâu hơn.
Hơn nữa việc giao diện giữa các thiêt bị và máy y tế kỹ thuật cao với
hệ thống máy tính dùng trong quản lý tại bệnh viện và giữa các bệnh viện với
nhau ngày một nhiều, nên các giao thức truyền ảnh trên mạng đƣợc đƣa ra (có

một chuẩn chung thống nhất, chất lƣợng ảnh đủ để chẩn đoán, giảm nhẹ gánh
nặng đƣờng truyền), tạo nên phòng “hội chuẩn ảo” giữa các chuyên gia y tế ở
xa nhau.
Trong X quang việc ứng dụng CNTT cũng đã góp phần hiệu quả hơn
rất nhiều. Việc trợ giúp chẩn đoán, lƣu trữ tƣ liệu và nghiên cứu hình ảnh X
quang là một trong những ứng dụng tin học phổ biến nhất trong các mạng
PACS và Telemedicine. Việc chuyển tín hiệu từ máy chụp X quang lên phòng
mổ Chấn thƣơng chỉnh hình đã đƣợc nhiều nƣớc áp dụng phổ biến, ở Việt
Nam một số cơ sở đã áp dụng phƣơng pháp này, việc ứng dụng này đã cung
cấp cho kỹ thuật viên trong khi mổ có hình ảnh trực tiếp giúp cho việc mổ đạt
kết quả hơn, tốt hơn. Có thể nói việc áp dụng CNTT trong các thiết bị y tế và
máy y tế với các phần mềm chuyên dụng đã tạo ra bƣớc đột phá trong việc
ghi hình ảnh có chất lƣợng cao các cơ quan bị bệnh của cơ thể con ngƣời,
21


giúp cho các chuyên gia y tế chẩn đoán bệnh khách quan hơn, nhanh chóng
hơn và chính xác hơn nhiều. Với việc lƣu trữ và truyền hình ảnh các khoa,
phòng trong bệnh viện và các bệnh viện với nhau đã tạo ra phòng “Hội chuẩn
ảo”, góp phần quan trọng vào việc áp dụng trí tuệ tập thể, đặc biệt là áp dụng
các chuyên gia y tế giỏi, chuyên gia đầu ngành trong chẩn đoán và điều trị
bệnh cho mọi ngƣời bệnh ở nhiều vùng đất nƣớc khác nhau, thậm chí giữa các
nƣớc khác trên thế giới.
Do vậy, có thể thấy đƣợc vai trò vô cùng to lớn của CNTT trong sự
phát triển của ngành Y học. Đảng và Nhà nƣớc ta đã khẳng định phát triển
KH&CN cùng với sự phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là
nền tảng và động lực đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Y tế
với nhiệm vụ quan trọng là chăm sóc sức khỏe con ngƣời, động lực chính của
sự phát triển, vì vậy phát triển KH&CN trong lĩnh vực y tế là yếu tố quan
trọng góp phần công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.

1.1.4. Khái niệm tự chủ
Theo từ điển tiếng Việt: “tự chủ là tự điều hành, quản lý một công việc
của mình, không bị ai chi phối”; “tự làm chủ tình cảm, hành động của mình,
không để bị hoàn cảnh chi phối”.
Theo các từ điển tiếng Anh tự chủ (autonomy) cũng có nghĩa là tự quản
hoặc tự trị (self-government), khái niệm này có thể đƣợc áp dụng cho cá nhân
hay tập thể hoặc một cơ sở. Một nhân vật tự chủ là một con ngƣời có thể hành
động theo định hƣớng riêng của mình. Một tổ chức tự chủ là tổ chức có khả
năng điều hành các công việc của riêng mình.
Theo Bách khoa toàn thƣ về quản lý tự chủ là mức độ tự quyền và độc
lập mà một công việc cho phép ngƣời làm đƣợc xác định xem sẽ thực hiện
công việc đó nhƣ thế.
1.1.5. Khái niệm trách nhiệm
Theo Bách khoa toàn thƣ Việt Nam năm 2005 “trách nhiệm” đƣợc hiểu
là “khái niệm của ý thức đạo đức và ý thức pháp quyền nói lên một đặc trƣng
của nhân cách trong việc thực hiện nghĩa vụ do xã hội đề ra. Trách nhiệm là
22


×