Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh trong sản xuất cà phê của hộ nông dân ở huyện cư kuin, tỉnh đắk lắk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (787.43 KB, 106 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO

TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
-------

-------

NGUYỄN VĂN LÂM

ðÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SỬ DỤNG PHÂN HỮU CƠ
VI SINH TRONG SẢN XUẤT CÀ PHÊ CỦA HỘ NÔNG DÂN
Ở HUYỆN CƯ KUIN, TỈNH ðẮK LẮK

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI, 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO

TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
-------

-------

NGUYỄN VĂN LÂM

ðÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SỬ DỤNG PHÂN BÓN
HỮU CƠ VI SINH TRONG SẢN XUẤT CÀ PHÊ CỦA HỘ
NÔNG DÂN Ở HUYỆN CƯ KUIN, TỈNH ðẮK LẮK


CHUYÊN NGÀNH : KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
MÃ SỐ

: 60.62.01.15

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN MẬU DŨNG

HÀ NỘI, 2013


LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong báo cáo luận văn
này là trung thực và chưa hề ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam ñoan mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này ñều ñã
ñược cảm ơn và mọi thông tin trích dẫn trong luận án ñã ñược chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả

Nguyễn Văn Lâm

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế

i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các tập thể và các cá nhân ñã
giúp ñỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực tập.
Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới thầy giáo
PGS. TS Nguyễn Mậu Dũng - người ñã trực tiếp hướng dẫn tận tình ñể tôi

có thể hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các cán bộ làm việc tại UBND huyện Cư
Kuin và UBND các xã Ea Tiêu, Ea Ktur và các cô chú, anh chị ñang làm việc
tại các cơ sở ñến ñiều tra ñã tận tình giúp ñỡ tôi trong thời gian thực tập.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia ñình, bạn bè và những
người thân ñã hết sức giúp ñỡ tôi cả về vật chất và tinh thần trong ñợt thực tập
này cũng như trong suốt quá trình học tập của tôi.
Do thời gian, trình ñộ, năng lực bản thân có nhiều hạn chế nên báo cáo
của tôi còn nhiều thiếu sót và chưa hoàn chỉnh. Kính mong các thầy giáo, cô
giáo, các anh chị và các bạn tiếp tục nghiên cứu ñể nội dung nghiên cứu này
ngày càng hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà nội, ngày… tháng… năm 2014
Tác giả

Nguyễn Văn Lâm

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ðOAN

i

LỜI CẢM ƠN


ii

MỤC LỤC

iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

vi

DANH MỤC BẢNG

vii

DANH MỤC ðỒ THỊ

ix

1.

MỞ ðẦU

1

1.1.

Tính cấp thiết của ñề tài

1


1.2.

Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1. Mục tiêu chung

2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

2

1.3.

3

ðối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1. ðối tượng nghiên cứu

3

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu

3

2.


CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ
SỬ DỤNG PHÂN HỮU CƠ VI SINH TRONG SẢN XUẤT CÀ
PHÊ CỦA HỘ NÔNG DÂN

2.1.

4

Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế sử dụng phân hữu cơ vi sinh trong
sản xuất cà phê của hộ nông dân

4

2.1.1. ðặc ñiểm kinh tế kỹ thuật của sản xuất cà phê

4

2.1.2. Hiệu quả kinh tế sử dụng phân hữu cơ vi sinh trong SX cà phê của hộ
nông dân

9

2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng ñến HQKT sử dụng phân hữu cơ vi sinh trong
SX cà phê của hộ nông dân
2.2.

20

Cơ sở thực tiễn về sử dụng phân hữu cơ vi sinh trong sản xuất cà phê
của hộ nông dân


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế

22

iii


2.2.1. Tình hình sử dụng phân hữu cơ vi sinh trong SX cà phê ở các nước
trên thế giới

22

2.2.2. Tình hình sử dụng phân hữu cơ vi sinh trong SX cà phê ở Việt Nam24
2.2.3. Bài học kinh nghiệm nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng phân hữu cơ
vi sinh trong SX cà phê.
3.

ðẶC ðIỂM ðỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU

3.1.

27
28

ðặc ñiểm và tình hình phát triển kinh tế huyện Cư Kuin, tỉnh ðắk Lắk 28

3.1.1. ðiều kiện tự nhiên (Phòng thống kê huyện Cư Kuin, 2012)


28

3.1.2. ðiều kiện kinh tế - xã hội (Phòng thống kê huyện Cư Kuin, 2012) 32
3.3.

Phương pháp nghiên cứu

36

3.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu

36

3.3.2. Phương pháp xử lý thông tin

38

3.3.3. Phương pháp phân tích số liệu

39

3.3.4. Các nhóm chỉ tiêu trong ñề tài

39

4.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

42


4.1.

Khái quát tình hình sử dụng phân hữu cơ vi sinh trong sản xuất cà
phê của hộ nông dân huyện Cư Kuin.

4.1.1. Khái quát tình hình sản xuất cà phê huyện Cư Kuin

42
42

4.1.2. Khái quát tình hình sử dụng phân hữu cơ vi sinh trong sản xuất cà phê
của hộ nông dân huyện Cư Kuin
4.2.

43

ðánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng phân HCVS trong sản xuất cà phê
của hộ nông dân CưKuin

45

4.2.1. Thông tin cơ bản của các hộ ñược ñiều tra

45

4.2.2. Tình hình sử dụng phân HCVS các hộ ñược ñiều tra

49


4.2.3. Kết quả sản xuất cà phê của các hộ ñiều tra

53

4.2.4.

HQKT sử dụng phân HCVS trong sản xuất cà phê của các hộ ñiều tra 53

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế

iv


4.3.

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng ñến HQKT sử dụng phân HCVS
trong sản xuất cà phê.

4.3.1. Mức sử dụng phân HCVS trong sản xuất cà phê.

58
58

4.3.2. Ảnh hưởng của yếu tố dân tộc ñến hiệu quả sử dụng phân HCVS
trong sản xuất cà phê
4.3.3

61

Ảnh hưởng của yếu tố ñất canh tác tới HQKT sử dụng phân HCVS

trong sản xuất cà phê

64

4.3.4

Mức ñộ tuân thủ quy trình phân HCVS trong sản xuất cà phê

66

4.3.5

Ảnh hưởng của yếu tố trình ñộ học vấn của chủ hộ ñến HQKT sử
dụng phân HCVS trong sản xuất cà phê

4.3.6

Ảnh hưởng của yếu tố tập huấn kỹ thuật ñến HQKT sử dụng phân
HCVS trong sản xuất cà phê

4.3.7

71

Ảnh hưởng của yếu tố tuổi cây cà phê tới HQKT sử dụng phân HCVS
trong sản xuất cà phê

4.4

69


73

Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao HQKT sử dụng phân HCVS
trong sản xuất cà phê ở huyện Cư Kuin

4.4.1. Nhóm giải pháp nhằm nâng cao nhận thức cho người dân:

74
74

4.4.2. Giải pháp về chính sách hỗ trợ ban ñầu phân HCVS vào sản xuất 76
4.4.3. Nhóm giải pháp nâng cao HQKT sử dụng phân HCVS.

76

4.4.4. Một số giải pháp khác

77

5.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

79

5.1.

Kết luận


79

5.2.

Kiến nghị

81

TÀI LIỆU THAM KHẢO

83

PHỤ LỤC

85

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế

v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVTV

Bảo vệ thực vật

CNSH

Công nghệ sinh học


ðVT

ðơn vị tính

HCVS

Hữu cơ vi sinh

HQKT

Hiệu quả kinh tế

KSD

Không sử dụng phân HCVS

HCSH

Hữu cơ sinh học

TNHH

Thu nhập hỗn hợp

ðVT

ðơn vị tính

SA


Sunphat amoni

Ha

Hecta

BQ

Bình quân

SX

Sản xuất

DT

Diện tích

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế

vi


DANH MỤC BẢNG
STT

Tên bảng

Trang


2.1.

ðịnh lượng phân cho 1 ha cà phê vối (kg/ha/năm)

6

2.2.

Lượng nước và chu kỳ tưới

7

2.3.

Hiệu quả sản xuất phân vi sinh ở Trung Quốc

24

3.1.

Tình hình ñất ñai của huyện từ năm 2010 – 2012

31

3.2.

Cơ sở vật chất hạ tầng

33


3.3.

Giá trị sản xuất các ngành kinh tế huyện từ năm 2010 – 2012

34

3.4.

Tình hình sản xuất một số loại cây trồng chính 2010-2012

35

4.1.

Biến ñộng của diện tích, sản lượng và năng suất cà phê trong những
năm gần ñây

43

4.2.

Tình hình sử dụng các loại phân bón ở huyện qua các năm

44

4.3.

Thông tin cơ bản của hộ ñiều tra

46


4.4.

Thiết bị máy móc phục vụ sản xuất cà phê

47

4.5.

Nguồn nước tưới của các hộ nông dân ñiều tra

48

4.6.

Tình hình sử dụng phân HCVS trong sản xuất cà phê hộ ñiều tra. 50

4.7.

Số lượng phân và thuốc BVTV sử dụng cho 1 ha cà phê

51

4.8.

So sánh chi phí sử dụng phân HCVS

52

4.9.


Chi phí sản xuất bình quân trên 01 ha ñối với cà phê

52

4.10. Diện tích, sản lượng năng suất cà phê các hộ ñiều tra

53

4.11. HQKT sử dụng phân HCVS trong sản xuất cà phê ở các hộ

55

4.12. Tỷ lệ số lượng cà phê ñược thu hoạch qua các ñợt thu

56

4.13. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu dinh dưỡng trong ñất trước và sau
khi thu hoạch
4.14.

57

Ảnh hưởng của mức sử dụng phân HCVS ñến HQKT sản xuất cà phê 60

4.15. Chi phí sản xuất bình quân trên 01 ha ñối với cà phê

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế

62


vii


4.16. HQKT trên 01 ha cà phê.

63

4.17. Loại ñất ảnh hưởng ñến kết quả và hiệu quả kinh tế của hộ (tính cho 1
ha cà phê kinh doanh)

65

4.18. Mức ñộ tuân thủ quy trình sản xuất và sử dụng phân HCVS của các
hộ ñược ñiều tra.
4.19.

67

Hiệu quả kinh tế sử dụng phân HCVS theo mức ñộ tuân thủ quy trình 68

4.20. Hiệu quả kinh tế sử dụng phân HCVS theo trình ñộ học vấn của
chủ hộ

70

4.21. Tập huấn khuyến nông ảnh hưởng ñến hiệu quả kinh tế của hộ (tính
cho 1ha cà phê kinh doanh)
4.2.


72

Tuổi cây cà phê ảnh hưởng ñến kết quả và hiệu quả kinh tế của hộ
(tính cho 1 ha cà phê kinh doanh)

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế

73

viii


DANH MỤC ðỒ THỊ
ðồ thị 4.1. Cơ cấu nguồn nước tưới của các hộ dân ñược ñiều tra.

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế

49

ix


1. MỞ ðẦU
1.1. Tính cấp thiết của ñề tài
Sự phát triển của nền nông nghiệp nước ta hiện nay ñang ñi vào mức ñộ
thâm canh cao với việc sử dụng ngày càng nhiều phân hóa học, thuốc bảo vệ
thực vật hóa học và hàng loạt các biện pháp như trồng lúa ba vụ, tái canh cà
phê, hồ tiêu, ñiều… với mục ñích khai thác, chạy theo năng suất và sản
lượng và giá bán. Hình thức canh tác trên ñã làm cho ñất ñai ngày càng thoái
hóa, dinh dưỡng bị mất cân ñối, mất cân bằng hệ sinh thái trong ñất, hệ vi

sinh vật trong ñất bị phá hủy, tồn dư chất ñộc trong ñất ngày càng cao,
nguồn bệnh tích lũy trong ñất càng nhiều dẫn ñến phát sinh một số dịch hại
không dự báo trước.
Chính vì vậy, xu hướng quay trở lại nền nông nghiệp hữu cơ với việc
ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất như tăng cường
sử dụng chế phẩm sinh học, phân hữu cơ trong canh tác cây trồng ñang là xu
hướng chung của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung - một hướng ñi
ñúng ñắn của phát triển nông nghiệp bền vững.
Phân bón hữu cơ vi sinh (phân bón HCVS) là sản phẩm ñược tạo ra từ các
chủng vi sinh vật và chất hữu cơ ñã qua xử lý. Vai trò của nó trong sản xuất
nông nghiệp ñã ñược thừa nhận là có những ưu ñiểm: cân bằng hệ sinh thái (vi
sinh vật, dinh dưỡng …) trong môi trường ñất; không ảnh hưởng tiêu cực ñến
sức khỏe con người, vật nuôi cũng như cây trồng; giảm thiểu ô nhiễm môi
trường sinh thái; tăng ñộ phì nhiêu của ñất, tăng năng suất và chất lượng nông
sản; tăng cường sức chống chịu của của cây trồng ñối với sâu bệnh và ñiều
kiện thời tiết bất thuận, ñặc biệt còn là việc hạn chế bệnh vùng rễ cây trồng.
Nhận thức ñược vai trò quan trọng của phân hữu cơ vi sinh trong những
năm gần ñây, các hộ nông dân ngày càng tăng cường sử dụng loại phân này
nhất là cho những vùng chuyên canh trồng cây công nghiệp.

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế

1


Cư Kuin là một huyện của tỉnh ðắk Lắk, cách thành phố Buôn Ma
Thuột 19 km, với diện tích tự nhiên 28.830 ha, là vùng ñất giàu tiềm năng
phát triển cây công nghiệp như: cà phê, cao su và hồ tiêu. Nơi ñây có nguồn
nguyên liệu dồi dào ñể sản xuất phân hữu cơ vi sinh với chi phí thấp, hạn chế
bệnh hại và ô nhiễm môi trường.

Trên thực tế phân hữu cơ vi sinh ñang ñược người dân quan tâm, ñón
nhận như một loại phân thiết yếu trong quá trình canh tác. Trong những năm
qua mức ñộ sử dụng phân HCVS tại các hộ nông dân huyện Cư Kuin liên
tục tăng. Sử dụng phân HCVS ñem lại HQKT cho người nông dân nhưng
vẫn cần ñẩy mạnh việc sử dụng phân HCVS trong sản xuất cà phê của hộ
nông dân.
Xuất phát từ thực tế trên, ñược sự cho phép của bộ môn Kinh tế tài
nguyên môi trường, khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, trường ðại học
Nông Nghiệp Hà Nội, chúng tôi tiến hành nghiên cứu ñề tài “ ðánh giá hiệu
quả kinh tế sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh trong sản xuất cà phê của hộ
nông dân ở huyện Cư Kuin, tỉnh ðắk Lắk”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
ðánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng phân hữu cơ vi sinh trong SX cà phê
của hộ nông dân, từ ñó ñề xuất các giải pháp nhằm nâng cao HQKT sử dụng
phân hữu cơ vi sinh trong SX cà phê của hộ nông dân trên ñịa bàn huyện Cư
Kuin, tỉnh ðắk Lắk.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về HQKT sử dụng phân HCVS
trong sản xuất cà phê của hộ nông dân.
- ðánh giá HQKT sử dụng phân HCVS trong sản xuất cà phê của hộ
nông dân trên ñịa bàn huyện Cư Kuin.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng ñến HQKT khi sử dụng phân HCVS

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế

2


trong sản xuất cà phê của hộ nông dân trên ñịa bàn huyện Cư Kuin.

- ðề xuất các giải pháp góp phần nâng cao HQKT trong sản xuất cà phê
của hộ nông dân tại ñịa bàn nghiên cứu trong thời gian tới.
1.3. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. ðối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn ñề lý luận và thực tiễn về HQKT sử dụng
phân HCVS trong sản xuất cà phê của hộ nông dân ở huyện Cư Kuin, tỉnh
ðắk Lắk.
ðối tượng nghiên cứu của ñề tài là sử dụng phân HCVS trong sản xuất
cà phê của hộ nông dân tại ñịa bàn huyện Cư Kuin tỉnh ðắk Lắk.
ðánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng phân HCVS trong sản xuất cà phê
nhân của hộ nông dân trên ñịa bàn huyện.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung:
+ ðề tài tập trung nghiên cứu HQKT sử dụng phân HCVS trong sản
xuất cà phê trên ñịa bàn nghiên cứu.
+ Nghiên cứu HQKT ñược tập trung vào việc phân tích, so sánh HQKT
của việc sử dụng và không sử dụng phân HCVS.
+ Phân tích các yếu tố chi phí ñầu vào và kết quả sản xuất gồm: chi phí
sản xuất, năng suất, chất lượng, giá bán, thu nhập từ vườn cây sử dụng và
không sử dụng phân HCVS.
+ Phân tích ảnh hưởng của chi phí các yếu tố ñầu vào ñến thu nhập của
hộ nông dân có diện tích cà phê kinh doanh sử dụng phân HCVS.
+ ðưa ra các giải pháp góp phần nâng cao HQKT sử dụng phân HCVS
trong sản xuất cà phê tại ñịa bàn nghiên cứu trong thời gian tới.
- Phạm vi không gian: Trên phạm vi huyện Cư Kuin, tỉnh ðắkLắk.
- Phạm vi thời gian: Từ tháng 8/2012 ñến tháng 8/2013.

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế

3



2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ
KINH TẾ SỬ DỤNG PHÂN HỮU CƠ VI SINH TRONG
SẢN XUẤT CÀ PHÊ CỦA HỘ NÔNG DÂN
2.1. Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế sử dụng phân hữu cơ vi sinh trong
sản xuất cà phê của hộ nông dân
2.1.1. ðặc ñiểm kinh tế kỹ thuật của sản xuất cà phê
Cây cà phê có nguồn gốc mọc trong rừng châu Phi, trên cao nguyên
Kaffa của Ethiopia (ở ñộ cao 1370 - 1830 m). Từ ñó cây cà phê ñược con
người phát hiện và di canh ñến các ñịa lục khác (ðoàn Triệu Nhạn, 1999).
Ở Việt Nam, cây cà phê do các cha ñạo người Pháp mang ñến ñể trồng
làm cảnh từ những năm 1857. Từ năm 1930, cây cà phê bắt ñầu ñược trồng
thành những ñồn ñiền ñể khai thác nhân. Từ ñó ñến nay, diện tích, năng suất,
sản lượng cà phê ở nước ta không ngừng tăng lên.
Thời vụ trồng cà phê Tây Nguyên bắt ñầu từ mùa mưa 15 tháng 5 tới
15 tháng 8. ðất trồng cà phê có ñộ dốc thấp hơn 150 ñiều kiện nước tưới thuận
lợi, tầng ñất dày trên 70 cm và thoát nước tốt. Hàm lượng mùn của lớp ñất
mặt (0 - 20 cm) trên 25%, ñất bazan là loại ñất thích hợp nhất. Khoảng cách
trồng 3m x 3m, ñối với ñất xấu 3 m x 2,5 m.
Tiếp theo cần ñào bồn xung quanh gốc cà phê ñể hạn chế xói mòn về
mùa mưa và chứa nước tưới mùa khô. Trong năm ñầu, bồn cà phê phải ñược
ñào theo hình vuông với kích thước 1 m2, sâu từ 0,15- 0,2 m, các năm sau bồn
ñược mở rộng ra theo tán là cho ñến khi tán lá ñạt kích thước ổn ñịnh.
Cần phải trồng các cây ñai rừng chắn gió, cây che bóng cùng hoặc
trước khi trồng cà phê. ðai rừng chính gồm 2 hàng muồng ñen cách nhau 2
m, cây cách cây 2 m, khoảng cách giữa 2 ñai rừng chính từ 200 - 300 m ñược
thiết kế thẳng góc với hướng gió chính. ðai rừng phụ gồm một hàng muồng
ñen hoặc cây trái cách nhau khoảng 6 - 9 m và ñược thiết kế thẳng góc với ñai


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế

4


rừng chính. Cây chắn gió tạm thời là cây muồng hoa vàng có tác dụng chắn gió
cho cây cà phê trong thời kỳ kiến thiết cơ bản. ðối với cây cà phê trong thời kỳ
kiến thiết cơ bản phải làm sạch cỏ thành băng dọc theo hàng cà phê với chiều
rộng lớn hơn tán lá mỗi bên khoảng 0,5 m, mỗi năm từ 5 - 6 lần, cà phê thời kỳ
kinh doanh phải làm sạch cỏ 3 - 4 lần trong năm trên toàn bộ diện tích.
Thông thường lượng phân hữu cơ, phân chuồng hoại mục ñược bón ñịnh
kỳ 2 - 3 năm một lần với khối lượng từ 10 - 15 m3/ha (9 - 14 tấn/ha), bình quân
11,5 tấn/ha. Phân hữu cơ ñược bón theo rãnh vào ñầu hay giữa mùa mưa, rãnh
ñược ñào dọc theo một bên thành bồn rộng 20 cm, sâu 20 - 30 cm và sau khi bón
phân cần lấp lại, sang các năm sau rãnh ñược ñào theo hướng khác.
Công việc ñào hố và bón lót phải hoàn thành ít nhất 01 tháng trước
khi trồng. Bón lót bằng: phân chuồng hoai mục (18 kg phân chuồng + 1 kg
vôi + 0,5 kg lân nung chảy/hố); những nơi không có ñủ phân chuồng: bón 10
kg phân chuồng + 3 kg phân hữu cơ vi sinh hoặc hữu cơ sinh học + 1 kg vôi +
0,5 kg lân nung chảy/hố.
Vào cuối mùa mưa, tiến hành tủ gốc, ép xanh bằng vật liệu hữu cơ như
rơm rạ, cây phân xanh, cây ñậu ñỗ..., vật liệu tủ phải cách gốc cà phê 10 - 15
cm. Hố ép xanh ñào ở vị trí mép tán cà phê (Phan Quốc Sủng, 1999).
Với vườn cà phê kiến thiết cơ bản phải làm sạch cỏ theo băng dọc theo
hàng cà phê với chiều rộng lớn hơn tán cây cà phê mỗi bên 0,5 m. Mỗi năm
làm cỏ 5 - 6 lần. Cà phê kinh doanh, làm cỏ 3 - 4 lần trong năm trên toàn bộ diện
tích. ðể diệt trừ các loại cỏ lâu năm có khả năng sinh sản vô tính như cỏ tranh,
cỏ gấu… có thể dùng hóa chất diệt cỏ có hoạt chất glyphosate (nồng ñộ và
liều lượng theo khuyến cáo của nhà sản xuất). Hàng năm vào ñầu mùa khô
phải tiến hành làm cỏ dại xung quanh vườn cà phê ñể chống cháy.

Phân chuồng ủ hoai mục ñịnh kỳ 2 - 3 năm bón một lần với lượng 10 15 kg/cây. Nếu không có phân chuồng, bón phân hữu cơ sinh học hoặc hữu
cơ vi sinh 2 - 3 kg/cây/năm. Có thể bón kết hợp với một số chế phẩm sinh học
có tác dụng hạn chế phát triển của tuyến trùng và ñối kháng với một số nấm

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế

5


bệnh gây hại trong ñất. Sau khi vườn cây ổn ñịnh, giao tán có thể bón phân
chuồng với chu kỳ 3 - 4 năm một lần.
Phân hữu cơ ñược bón theo rãnh vào ñầu hay giữa mùa mưa, rãnh ñược
ñào dọc theo một bên thành bồn rộng 20 cm, sâu 25 – 30 cm, cần lấp ñất lại
sau khi bón phân. Các năm sau rãnh ñược ñào theo hướng khác.
Bảng 2.1. ðịnh lượng phân cho 1 ha cà phê vối (kg/ha/năm)
Phân hỗn

Lượng phân thương phẩm
Năm

hợp

Sunphat

Lân nung

Clorua

amon (SA)


chảy

Kali

130-150

-

550

70

Năm 2

200

100

550

150

Năm 3

250

150

550


200

- ðất bazan (3 tấn/ha)

400 - 450

200 - 250

450 - 550

350 - 400

- ðất khác (2 tấn/ha)

350 – 400

200 – 250

550 - 750

300 - 350

Urê
Kiến thiết cơ bản
Năm trồng mới

Kinh doanh

NPK
Có lượng

dinh
dưỡng
tương
ñương với
phân ñơn

(Bộ NN và PTNN, 2013)
Thời kỳ bón phân hóa học:
- Riêng năm thứ nhất (trồng mới): toàn bộ phân lân ñược bón lót. Phân
urê và phân kali ñược chia ñều và bón 2 lần trong mùa mưa.
- Lượng phân trên (sau năm trồng mới) ñược chia làm 4 lần /năm như sau:
+ Lần 1 (giữa mùa khô kết hợp với tưới nước lần 2): bón 100 % phân
SA (sunphat amoni).
+ Lần 2 (ñầu mùa mưa): 30 % phân urê, 30 % phân kali, 100 % phân lân.
+ Lần 3 (giữa mùa mưa): 40 % phân urê, 30 % phân kali.
+ Lần 4 (trước khi kết thúc mùa mưa 1 tháng): 30 % phân urê, 40 %
phân kali.

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế

6


- Trong thời kỳ kinh doanh, nếu năng suất cao hơn mức bình quân nói
trên, cần bón tăng thêm cho 1 tấn cà phê nhân tăng thêm trên 1 ha là 150 kg
Urê + 100 kg lân nung chảy + 120 kg kali clorua/ha.
Bón phân khi ñất ñủ ẩm. Phân lân rải ñều trên mặt cách gốc 30 - 40 cm,
không nên trộn phân lân nung chảy với phân ñạm. Phân kali và ñạm có thể
trộn ñều và bón ngay. Vào thời kỳ kiến thiết cơ bản hoặc các vườn cà phê
trồng trên ñất dốc phải ñào rãnh ñể bón phân. Ở vườn cà phê kinh doanh khép

tán, phân ñược rải theo tán cà phê, xới ñể lấp ñất trên phân.
Sử dụng các loại phân lá có hàn lượng S, Mg, Zn, B cao. Phun ñều mặt
trên và mặt dưới lá vào lúc trời mát và không có mưa và khi ñất ñủ ẩm. Phun
phân lá 2 - 3 lần/năm.
Bảng 2.2. Lượng nước và chu kỳ tưới
Lượng nước tưới
Loại vườn

Chu kỳ tưới

Tưới phun *

Tưới gốc *

(m3/ha/lần)

(lít/gốc/lần)

Cà phê KTCB

300 - 500

150 - 400

20 - 25

Cà phê kinh doanh

600 – 700


400 – 500

20 – 25

(ngày) **

(Bộ NN và PTNN, 2013)
* Lượng nước tưới lần ñầu cao hơn ñịnh mức trên từ 10 - 15 %.
** Căn cứ vào ñiều kiện thời tiết cụ thể ñể ñiều chỉnh thời gian tưới và lượng
nước tưới cho phù hợp.

Có thể tưới trực tiếp vào gốc vào nơi tạo bồn chứa nước tưới cho cà
phê hoặc tưới phun mưa. Không áp dụng kỹ thuật tưới tràn. Lượng nước
tưới và chu kỳ tưới như bảng 2.2
Thời ñiểm tưới lần ñầu ñược xác ñịnh khi mầm hoa ñã phát triển ñầy ñủ ở
các ñốt ngoài cùng của cành, thông thường xảy ra sau khi kết thúc mùa mưa 2,0
- 2,5 tháng. Trong vụ tưới cần theo dõi lượng mưa ñể ñiều chỉnh lượng nước tưới
hay chu kỳ tưới (lượng mưa 35 - 40 mm có thể thay thế cho 1 lần tưới).

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế

7


Việc thực hiện tạo hình, tạo tán cho cây cà phê phải ñược thực hiện ngay
là ở thời kỳ kiến thiết cơ bản. Hãm ngọn lần ñầu phải ñược thực hiện khi cây
cao 1,3 - 1,4 m, hãm ở ñộ cao 1,2 - 1,3 m. Hãm lần thứ 2 khi cây cao từ khi cây
cao từ 1,7 - 1,8 m, chồi vượt phải ñược cắt tỉa thường xuyên trong năm, ñặc
biệt là trong mùa mưa chồi vượt phát triển rất nhanh, lần 2 vào giữa mùa mưa
và có thể thường xuyên trong mùa mưa kết hợp với việc vặt chồi vượt.

Cây cà phê hàng năm cũng phải ñược phòng trừ sâu bệnh hại như sâu
ñục thân, mọt ñục cành, ñục trái, rệp vảy xanh, rệp sáp hại rễ v.v… bệnh rỉ
sắt, thối rễ, khô cành v.v.. Tùy từng sâu bệnh cụ thể mà dùng loại thuốc
BVTV thích hợp (Phan Quốc Sủng, 1999).
Quả cà phê ñược thu hoạch bằng tay và ñược thực hiện làm nhiều ñợt
(ít nhất 2 ñợt) trong một vụ ñể thu hái kịp thời những quả chín trên cây.
Không thu hái quả xanh non, không ñược tuốt cả cành, không làm gãy cành.
Phải ngừng thu hái trước và sau khi nở hoa 3 ngày. Sản phẩm thu hoạch có tỷ
lệ quả chín ñạt từ 95 % trở lên (bao gồm cả quả chín vàng và chín ñỏ) và tỷ lệ
tạp chất không quá 0,5 %. ðợt tận thu cuối vụ, tỷ lệ quả chín ñạt trên 80 %.
Cà phê quả sau khi thu hoạch phải ñược chuyên chở kịp thời về cơ sở
chế biến. Nếu chế biến ướt không ñể quá 24 giờ. Nếu chế biến khô phơi
trên sân bê tông hoặc sân ñất nện, vải bạt, ñộ dày không quá 30 cm và
thường xuyên cào ñảo, phải có phương tiện che mưa. Phương tiện vận
chuyển và bao bì ñựng cà phê quả phải sạch, không nhiễm phân, hóa chất...
Trường hợp không vận chuyển hay chế biến kịp thời cà phê phải ñược ñổ
trên nền khô ráo, thoáng mát và không ñược ñổ ñống dày quá 30 cm và
phải cào ñảo thường xuyên (Bộ NN và PTNN, 2013).

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế

8


2.1.2. Hiệu quả kinh tế sử dụng phân hữu cơ vi sinh trong SX cà phê của
hộ nông dân
2.1.2.1. Khái niệm về phân hữu cơ vi sinh
a. Phân vi sinh vật (phân VSV) Theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6169:1996:
Phân vi sinh vật (gọi tắt là phân vi sinh) là sản phẩm chứa một hay nhiều
chủng vi sinh vật sống, ñã ñược tuyển chọn có mật ñộ ñạt theo tiêu chuẩn hiện

hành. Thông qua các hoạt ñộng của chúng sau quá trình bón vào ñất tạo nên
các chất dinh dưỡng mà cây trồng sử dụng ñược (N, P ,K,...) hay các hoạt chất
sinh học, góp phần nâng cao năng xuất và chất lượng nông sản. Phân vi sinh
bảo ñảm không gây ảnh hưởng xấu ñến người, ñộng thực vật, môi trường sinh
thái và chất lượng nông sản (Bộ NN và PTNN,1996).
Hoạt chất sinh học là các sản phẩm của vi sinh vật có trong phân vi
sinh, ñược tạo ra thông qua các hoạt ñộng sống của chúng khi bón vào ñất, có
tác dụng tốt ñến sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng, năng suất, chất
lượng nông sản hoặc hệ sinh học của ñất. Trên cơ sở tính năng tác dụng của
các VSV chứa trong phân, phân VSV còn ñược gọi dưới các tên:
- Phân vi sinh vật cố ñịnh nitơ (tên thường gọi: phân ñạm vi sinh vật cố
ñịnh ñạm) là sản phẩm chứa một hay nhiều chủng vi sinh vật sống, ñã ñược
tuyển chọn với mật ñộ ñạt theo tiêu chuẩn hiện hành, có khả năng cố ñịnh nitơ từ
không khí cung cấp các hợp chất chứa nitơ cho ñất và cây trồng, tạo ñiều kiện
nâng cao năg suất và (hoặc) chất lượng nông sản, tăng ñộ màu mỡ của ñất. Phân
vi sinh vật cố ñịnh nitơ và các chủng vi sinh vật này không gây ảnh hưởng xấu
ñến người , ñộng thực vật, môi trường sinh thái và chất lượng nông sản.
Vi sinh vật cố ñịnh nitơ là vi sinh vật sống cộng sinh hay hội sinh với
cây trồng, hoặc vi sinh vật sống tự do trong ñất, nước, không khí, có khả năng
tạo khuẩn lạc ñặc trưng trên môi trường nuôi cấy không chứa hợp chất nitơ.
- Phân vi sinh vật phân giải hợp chất photpho khó tan (tên thường gọi:
phân lân vi sinh) là sản phẩm chứa một hay nhiều chủng vi sinh vật sống ñã

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế

9


ñược tuyển chọn với mật ñộ tế bào ñạt tiêu chuẩn hiện hành, có khả năng
chuyển hoá hợp chất photpho khó tan thành dạng dễ tiêu cung cấp cho ñất và

cây trồng, tạo ñiều kiện nâng cao năng suất và hoặc chất lượng nông sản.
Phân lân vi sinh và các chủng vi sinh vật này không ảnh hưởng xấu ñến
người, ñộng thực vật, môi trường sinh thái và chất lượng nông sản
Vi sinh vật phân giải hợp chất photpho khó tan là vi sinh vật thông qua
hoạt ñộng của chúng với các hợp chất photpho khó tan ñược chuyển hoá
thành dễ tiêu ñối với cây trồng. Vi sinh vật phân giải hợp chất khó tan tạo
vòng tròn trong suốt bao quanh khuẩn lạc (vòng phân giải) trên môi trường
chứa nguồn photpho duy nhất là Ca3(PO4) hoặc lơ-xi-tin.
-Phân vi sinh vật phân giải xenluloza (tên thường gọi: phân vi sinh phân
giải xenluloza) là sản phẩm chứa một hay nhiều chủng vi sinh vật sống, ñã ñược
tuyển chọn với mật ñộ ñạt theo tiêu chuẩn hiện hành có khả năng phân giải
xenluloza, ñể cung cấp chất dinh dưỡng cho ñất và cây trồng, tạo ñiều kiện nâng
cao năng xuất và hoặc chất lượng nông sản, tăng ñộ màu mỡ của ñất. Phân vi
sinh vật phân giải xenluloza và các chủng vi sinh vật này không ảnh hưởng xấu
ñến người, ñộng thực vật, môi trường sinh thái và chất lượng nông sản.
Vi sinh vật phân giải xenluloza có khả năng phát triển trên môi trường
chứa nguồn cacbon duy nhất là xenluloza tự nhiên
- Phân VSV kích thích, ñiều hoà sinh trưởng thực vật chứa các VSV có
khả năng sinh tổng hợp các hoạt chất sinh học có tác dụng ñiều hoà hoặc kích
thích quá trình trao ñổi chất của cây.
- Phân VSV ñối kháng vi khuẩn, nấm bệnh vùng rễ cây trồng chứa
các VSV có thể ức chế, kìm hãm sự phát sinh, phát triển của một số bệnh
vùng rễ cây trồng do vi khuẩn và vi nấm gây nên (Phạm Văn Toản, 2004).
b. Phân hữu cơ vi sinh vật (phân HCVS)
Trong tiêu chuẩn Việt Nam 6169:1996, bên cạnh khái niệm “Phân vi
sinh vật”, còn có khái niệm “Phân hữu cơ vi sinh vật” (tên thường gọi: phân
hữu cơ vi sinh). ðây là sản phẩm ñược sản xuất từ các nguồn nguyên liệu hữu

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế


10


cơ khác nhau, nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng, cải tạo ñất, chứa
một hay nhiều chủng vi sinh vật sống ñược tuyển chọn với mật ñộ ñạt tiêu
chuẩn qui ñịnh, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng nông sản. Phân hữu
cơ vi sinh vật không gây ảnh hưởng xấu ñến người, ñộng vật, môi trường sinh
thái và chất lượng nông sản (Phạm Văn Toản, 2004).
2.1.2.2. Các vấn ñề cần chú ý khi sử dụng phân hữu cơ vi sinh trong SX cà
phê của hộ nông dân
* Cách thức sử dụng phân HCVS cho cây cà phê
ðối với cà phê trồng mới, bón lót 2 - 3 kg phân HCVS cho mỗi hố
trước khi trồng.
Phương pháp bón: khi hố ñã ñào xong lấy lượng phân HCVS nói trên
trộn ñều với lớp ñất mặt, phân chuồng sau ñó cho vào ñầy hố, lấp một lớp ñất
mỏng 5 cm lên trên, sau 20 ngày trồng cà phê con vào hố.
ðối với cà phê giai ñoạn kinh doanh: hàng năm ñầu mùa mưa bón cho
mỗi cây cà phê từ 4 - 5 kg phân HCVS (từ 5 - 6 tấn/ha) ñể cải thiện cấu trúc
ñộ phì ñất, ổn ñịnh năng suất cà phê.
Phương pháp bón: Cách tốt nhất là rạch những rãnh với ñộ sâu của rãnh
là 15cm, rộng 25cm, dài tuỳ ý ñể bón phân vi sinh vào và lấp lại. Có thể bón
phân HCVS theo cách vãi ñều trên mặt bồn của mỗi cây cà phê, cách này tốn
ít công hơn nhưng hiệu quả kém hơn (Phan Quốc Sủng, 2003).
2.1.2.3. Khái niệm và nội dung hiệu quả kinh tế
a. Khái niệm HQKT
Mục ñích của sản xuất và phát triển kinh tế xã hội là thỏa mãn nhu
cầu ngày càng tăng về vật chất và tinh thần của toàn xã hội, trong khi
nguồn lực sản xuất có hạn và ngày càng khan hiếm. Do vậy nâng cao hiệu
quả sản xuất xã hội là một ñòi hỏi khách quan với mọi nền kinh tế xã hội.
Từ các nghiên cứu khác nhau, các nhà nghiên cứu ñưa ra ba quan ñiểm hệ

thống về hiệu quả kinh tế (Phạm Vân ðình, 2004):

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế

11


- Quan ñiểm 1: HQKT ñược xác ñịnh bởi tỷ số giữa kết quả ñạt ñược và chi
phí bỏ ra. Công thức:
H= Q/C
Trong ñó H: Hiệu quả kinh tế
Q: Kết quả
C: Chi phí sản xuất
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể
chúng ta sẽ có các chỉ tiêu ñánh giá hiệu quả kinh tế. Khi lấy tổng sản phẩm chia
cho vốn sản xuất ta ñược hiệu suất vốn. Khi lấy giá trị sản lượng trên một ñồng
chi phí. Hệ số H phản ánh ñược trình ñộ sử dụng ñầu vào nhưng không phản ánh
ñược quy mô của hiệu quả sử dụng ñầu vào.
- Quan ñiểm 2: HQKT ñược ño bằng hiệu số giữa giá trị sản xuất ñạt
ñược và lượng chi phí bỏ ra ñể ñạt kết quả ñó.
Công thức : H= Q - C
Thể hiện quan ñiểm này, có tác giả nêu khái niệm chung nhất của
HQKT là ñại lượng thu ñược của hiệu số giữa kết quả thu ñược và hao phí
(chi phí bỏ ra) ñể thực hiện mục tiêu ñó.
- Quan ñiểm 3: HQKT ñược xem xét trong phần biến ñộng giữa chi phí
và kết quả sản xuất.
Theo quan ñiểm này, HQKT biểu hiện ở quan hệ tỷ lệ giữa phần tăng
thêm của kết quả và phần tăng thêm của chi phí, hay quan hệ tỷ lệ giữa kết
quả bổ sung và chi phí bổ sung.
Một số ý kiến chú ý ñến quan hệ tỷ lệ giữa mức ñộ tăng trưởng kết quả

sản xuất với mức ñộ tăng trưởng chi phí của nền sản xuất xã hội.
HQKT =

∆K
∆C

∆K : Phần tăng thêm của kết quả sản xuất
∆C : Phần tăng thêm của chi phí sản xuất

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế

12


Ngoài ra còn có ý kiến, quan ñiểm nhìn nhận HQKT trong tổng thể
kinh tế - xã hội. Theo L.N.Carirốp “Hiệu quả của sản xuất xã hội ñược tính toán
và kế hoạch hoá trên cơ sở những nguyên tắc chung ñối với nền kinh tế quốc
dân bằng cách so sánh các kết quả của sản xuất với chi phí hoặc nguồn dữ trữ
ñã sử dụng” (Ngô Văn Hải, 1996).
+ Kinh tế thị trường tuân theo quy luật kinh tế cơ bản nhằm thu ñược
lợi nhuận tối ña cho từng doanh nghiệp thì HQKT chủ yếu ñược ñánh giá
bằng những chỉ tiêu phản ánh lợi ích kinh tế của từng doanh nghiệp.
+ Ngày nay, nền kinh tế của nhiều nước trên thế giới tạo ñiều kiện cho
thành phần chủ yếu của các doanh nghiệp tư nhân phát triển trong cơ chế thị
trường, nhưng luôn có sự can thiệp, ñiều chỉnh của Nhà nước ñể ñáp ứng yêu
cầu của thể chế chính trị kinh tế và xã hội hiện tại. Ở Việt Nam, Nghị quyết
ðại hội VIII ðảng Cộng sản Việt Nam xác ñịnh nền kinh tế hiện nay sẽ có
nhiều thành phần tham gia và quản lý theo “cơ chế thị trường có ñịnh hướng
xã hội chủ nghĩa” cũng là xu hướng ñó.
Do vậy, khái niệm về HQKT ở các nền kinh tế khác nhau sẽ không

ñồng nhất. Tùy ñiều kiện và mục ñích của từng ñơn vị sản xuất cũng như
yêu cầu ñặt ra của xã hội mà khái niệm HQKT ñược phát biểu theo giác ñộ
khác nhau. Như vậy, tiêu chuẩn của HQKT thể hiện ở trình ñộ ñáp ứng yêu
cầu của xã hội. Nó cũng không chỉ dừng lại ở mức ñộ nào ñó mà khoa học
kinh tế còn phải có nhiệm vụ giải quyết cụ thể mức ñộ ñáp ứng yêu cầu của
quy luật cơ bản ñó biểu hiện ở mỗi thời kỳ, mỗi giai ñoạn phát triển kinh tế
của từng nước.
Nếu chỉ ñánh giá HQKT ở khía cạnh lợi nhuận thuần tuý (kết quả sản
xuất - chi phí) thì chưa xác ñịnh ñược năng suất lao ñộng xã hội và so sánh
khả năng cung cấp của cải vật chất cho xã hội của những cơ sở sản xuất ñạt
ñược hiệu số của kết quả sản xuất - chi phí như nhau.

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế

13


Tuy nhiên, nếu tập trung vào các chỉ tiêu chỉ số giữa kết quả sản xuất
với chi phí hoặc vật tư và lao ñộng ñã sử dụng thì lại chưa toàn diện bởi lẽ chỉ
tiêu này chưa phân tích ñược sự tác ñộng, ảnh hưởng của các yếu tố nguồn lực
tự nhiên (ñất ñai, khí hậu, thời tiết …). Hai cơ sở sản xuất ñạt ñược tỷ số trên như
nhau nhưng ở những không gian và thời gian khác nhau thì tác ñộng của nguồn
lực tự nhiên là khác nhau và như vậy HQKT cũng sẽ không giống nhau. Với quan
ñiểm xem xét HQKT chỉ ở phần kết quả bổ sung và chi phí bổ sung thì chưa ñầy
ñủ. Trong thực tế kết quả sản xuất ñạt ñược luôn là hệ quả của cả chi phí sẵn có
cộng chi phí bổ sung.
Như vậy, HQKT là một phạm trù kinh tế phản ánh trình ñộ khai thác
các yếu tố ñầu tư, các nguồn lực tự nhiên và phương thức quản lý. Nó ñược
thể hiện bằng hệ thống các chỉ tiêu nhằm phản ánh các mục tiêu cụ thể của
các cơ sở sản xuất phù hợp với yêu cầu xã hội (Phạm Vân ðình, 2004).

b. Nội dung và bản chất HQKT
HQKT ñược biểu hiện là mối tương quan so sánh giữa kết quả ñạt ñược và
lượng chi phí bỏ ra. Bản chất của HQKT xuất phát từ mục ñích của sản xuất và
phát triển kinh tế xã hội là ñáp ứng ngày càng cao cho nhu cầu về vật chất và
tinh thần của mọi thành viên trong xã hội: (Phạm Vân ðình, 2004)
+ Hiệu quả kỹ thuật: là số sản phẩm thu thêm trên ñơn vị ñầu vào ñầu tư
thêm. Nó ñược ño bằng tỷ số giữa số lượng sản phẩm tăng thêm trên chi phí
tăng thêm. Tỷ số này gọi là sản phẩm biên. Nó chỉ ra rằng một ñơn vị nguồn
lực dùng vào sản xuất ñem lại bao nhiêu ñơn vị sản phẩm. Hiệu quả kỹ thuật
của việc sử dụng các nguồn lực ñược thể hiện thông qua mối quan hệ giữa
ñầu vào và ñầu ra, giữa các ñầu vào với nhau và các sản phẩm khi nông dân
quyết ñịnh sản xuất.
+ Hiệu quả phân bổ: là giá trị sản phẩm thu thêm trên một ñơn vị chi phí
ñầu tư thêm. Nó là hiệu quả kỹ thuật nhân với giá trị sản phẩm và giá ñầu
vào.Nó ñạt tối ña khi doanh thu biên bằng chi phí biên. Thực chất hiệu quả

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế

14


×