Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

tuyển tập các đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn ngữ văn có đáp án chi tiết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.09 KB, 25 trang )

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
ĐỀ CHÍNH
THỨC

KỲ THI CHỌN HSG LỚP 11 THPT NĂM HỌC 20122013
ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN
(Dành cho học sinh THPT chuyên)
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề

Câu 1 (3,0 điểm).
Có ý kiến cho rằng: Cuộc sống là nguyên liệu thô, chúng ta là những nghệ nhân.
Nhào nặn nên một tác phẩm tuyệt đẹp hay một vật thể xấu xí tất cả đều nằm trong tay chúng
ta.
Suy nghĩ của Anh/chị về nhận định trên.
Câu 2 (7,0 điểm).
Tư tưởng nhân đạo của Nam Cao và Thạch Lam qua hai truyện ngắn Đời thừa và
Hai đứa trẻ.
----------Hết----------

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh………..…….…….….….; Số báo danh………………………….



SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
(Đáp án có 04 trang)

KỲ THI CHỌN HSG LỚP 11 THPT NĂM HỌC 2012-2013
ĐÁP ÁN MÔN: NGỮ VĂN
(Dành cho học sinh THPT chuyên)


Câu 1 (3,0 điểm).
I. Yêu cầu về kĩ năng
Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. Biết vận dụng phối
hợp nhiều thao tác nghị luận. Hành văn trôi chảy. Lập luận chặt chẽ. Dẫn chứng chọn lọc,
thuyết phục. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả.
II. Yêu cầu về kiến thức
Thí sinh có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng phải đảm bảo được những nội dung
cơ bản sau:
1 Giải thích.
- Cuộc sống là nguyên liệu thô: Cách nói hình ảnh để chỉ những bộn bề phức hợp của
cuộc sống: thuận lợi và khó khăn, tốt đẹp và ác xấu, bình lặng và bão giông.
- Nghệ nhân: con người tài năng, tâm huyết đạt đến độ tinh tuý trong công việc của mình.
- Nhào nặn nên một tác phẩm tuyệt đẹp hay một vật thể xấu xí tất cả đều nằm trong
tay chúng ta: Từ nguyên liệu cuộc sống mỗi người sẽ tạo nên tác phẩm cuộc đời của mình.
- Câu nói đã khẳng định và đề cao vai trò quyết định của mỗi cá nhân đối với cuộc
sống của chính mình. Chính thái độ sống, năng lực sống của bản thân sẽ làm nên giá trị, ý
nghĩa cuộc sống của mỗi người.
2. Bàn luận, mở rộng.
- Đây là một quan điểm sống tích cực, mạnh mẽ và sâu sắc.
- Cuộc sống luôn mang trong mình những bộn bề, phức tạp, nếu chúng ta sống một
cách chủ động và tích cực, biết gạn lọc những cái xấu, tận dụng và phát huy những điều tốt
đẹp, biến khó khăn, thử thách thành cơ hội thì ta sẽ có một tác phẩm cuộc đời mình thật
tuyệt đẹp.
- Nếu buông xuôi và phó mặc, bị động và để cuộc sống trôi đi, khi ấy tác phẩm cuộc
đời của mỗi chúng ta chỉ là những vật thể xấu xí.
- Mở rộng và nêu phản đề: Tuy nhiên, không phải lúc nào, không phải với bất cứ ai,
muốn trở thành thế nào cũng được. Tác phẩm cuộc đời của mỗi người còn chịu sự tác động
không nhỏ của hoàn cảnh khách quan.
3. Liên hệ bản thân và rút ra bài học.
Mỗi người phải chủ động trang bị kiến thức, rèn luyện cách sống bản lĩnh, có lí

tưởng, có ước mơ. Hãy cố gắng trở thành những nghệ nhân chuyên tâm và tài hoa nhất để
làm nên tác phẩm tuyệt đẹp cho cuộc đời mình.
III. Biểu điểm:
- Điểm 3,0: Đáp ứng được các yêu cầu nêu trên; Văn viết có cảm xúc. Dẫn chứng chọn lọc
và thuyết phục.
- Điểm 2,0: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu nêu trên. Dẫn chứng chưa thật phong phú. Có
thể còn một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 1,0: Chưa hiểu chắc yêu cầu của đề bài. Kiến thức sơ sài. Còn mắc nhiều lỗi.
- Điểm 0: Không hiểu đề, sai lạc phương pháp.
Câu 2 (7,0 điểm)


I. Yêu cầu về kĩ năng
Hiểu đề, biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Biết phân tích dẫn chứng để làm
sáng tỏ vấn đề. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ. Hành văn trôi chảy. Văn viết có cảm xúc.
Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả.
II. Yêu cầu về kiến thức
Thí sinh phải làm rõ tư tưởng nhân đạo của hai nhà văn lớn Nam Cao và Thạch Lam
qua hai tác phẩm Đời thừa và Hai đứa trẻ trong sự đối sánh. Từ đó thấy rõ những điểm
tương đồng và khác biệt. Thí sinh có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng cần đảm
bảo được các ý sau:
1. Giải thích:
- Nhân đạo là đạo lí hướng tới con người, vì con người, là tình yêu thương giữa
người với người.
- Nhà văn chân chính là những nhà nhân đạo chủ nghĩa, phất cao ngọn cờ đấu tranh
giải phóng con người và bênh vực quyền sống cho con người.
- Trong tác phẩm văn học, tư tưởng nhân đạo là tình cảm, thái độ của chủ thể nhà văn
đối với cuộc sống con người được miêu tả trong tác phẩm thể hiện cụ thể ở lòng xót thương
những con người bất hạnh; phê phán những thế lực hung ác áp bức, chà đạp con người; trân
trọng những phẩm chất và khát vọng tốt đẹp của con người, đòi quyền sống, quyền hạnh

phúc cho con người... Đồng thời, tư tưởng nhân đạo được thể hiện qua các hình tượng nghệ
thuật, qua cảm hứng, cảm xúc, giọng điệu...
- Cảm hứng nhân đạo cùng với cảm hứng yêu nước là hai sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn
bộ nền văn học Việt Nam. Về cơ bản có những biểu hiện chung song ở mỗi thời kì, giai
đoạn, do hoàn cảnh lịch sử xã hội, do ý thức hệ tư tưởng của các nhà văn khác nhau nên có
những biểu hiện riêng. Hai đứa trẻ của Thạch Lam và Đời thừa của Nam Cao là những tác
phẩm điển hình thể hiện cảm hứng nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của văn học hiện đại Việt Nam
giai đoạn 1930 - 1945.
2. Tư tưởng nhân đạo của nhà văn Thạch Lam và Nam Cao qua Hai đứa trẻ và Đời
thừa.
2.1, Sự gặp gỡ:
a. Thạch Lam và Nam Cao đều thể hiện thái độ đồng cảm, xót thương với những số phận
bất hạnh trong xã hội cũ trước năm 1945.
- Hai đứa trẻ: Qua khung cảnh phố huyện nghèo đói, lụi tàn, Thạch Lam muốn bày
tỏ niềm xót thương đối với những kiếp người nhỏ bé vô danh, không bao giờ biết đến ánh
sáng hạnh phúc. Họ phải sống cuộc đời tẻ nhạt, vô nghĩa, đời sống cạn kiệt, mỏi mòn về cả
vật chất và tinh thần.
- Đời thừa: Qua số phận nhân vật văn sĩ Hộ, một con người có khát vọng, có ước mơ
hoài bão cao đẹp. Con người coi tình thương là lẽ sống, nhưng vì gánh nặng cơm áo mà phải
chịu tấn bi kịch đời thừa, vi phạm lẽ sống tình thương. Nam cao bày tỏ niềm xót thương với
người trí thức tiểu tư sản.
b. Gián tiếp tố cáo, lên án xã hội thực dân nửa phong kiến đẩy con người vào cuộc sống
khốn cùng.


- Hai đứa trẻ: Gián tiếp tố cáo, lên án xã hội thực dân nửa phong kiến đẩy con người
vào cuộc sống mòn mỏi, vô nghĩa nơi phố huyện , miền đất bị lãng quên trong đói nghèo
tăm tối.
- Đời thừa: Gián tiếp tố cáo xã hội thực dân nửa phong kiến đày đoạ con người trong
sự nghèo đói, vùi dập những ước mơ làm chết mòn đời sống tinh thần, lẽ sống, nhân cách

cao đẹp của con người.
c. Cả hai nhà văn đều trân trọng tình người, đồng cảm với những ước mơ, nguyện vọng
chính đáng, ý thức cuộc sống hạnh phúc cá nhân của con người.
- Hai đứa trẻ: Thạch Lam muốn đánh thức, lay tỉnh những tâm hồn đang uể oải, lụi
tàn ngọn lửa của lòng khát khao được sống một cuộc sống có ý nghĩa hơn, khao khát được
thoát ra khỏi cuộc sống tăm tối, tù đọng, mòn mỏi đang muốn chôn vùi họ.
- Đời thừa: Nam Cao thức tỉnh sâu sắc ý thức cá nhân về sự tồn tại có ý nghĩa của
mỗi cá nhân trên đời. Viết Đời thừa, Nam Cao đã đồng tình với khát vọng được cống hiến
được sáng tạo của người nghệ sĩ chân chính. Qua tấn bi kịch tinh thần của nhân vật Hộ,
Nam Cao thể hiện khát vọng của con người vươn tới một cuộc sống có ích, có ý nghĩa, được
phát huy cao độ khả năng tiềm tàng chứa đựng trong mỗi con người.
d. Cùng yêu thương con người, trân trọng con người nhưng cả Thạch Lam và Nam Cao
đều chưa chỉ ra con đường để nhân vật của mình đi từ thung lũng đau thương ra cánh
đồng vui của cuộc đời mới. Họ nhìn đời, nhìn người bằng con mắt tình thương nhưng
chưa gắn với tinh thần đấu tranh cách mạng.
- Hai đứa trẻ: Kết thúc với chi tiết phố huyện lại chìm trong sự tĩnh mịch và đầy
bóng tối.
- Đời thừa: Kết thúc bằng lời ru ai oán của Từ.
e. Nguyên nhân của sự gặp gỡ.
- Do hoàn cảnh lịch sử xã hội: Nam cao và Thạch Lam sống và sáng tác trong môi trường
xã hội thực dân nửa phong kiến thiếu sinh khí, ngột ngạt và tăm tối về tinh thần.
- Do ảnh hưởng của ý thức hệ tư tưởng phương Tây, đề cao cái tôi cá nhân của con người.
- Thạch Lam và Nam Cao đều là các nhà văn chân chính, đều là những nhà nhân đạo
từ trong cốt tuỷ (Sê-khốp).
2.2. Những khám phá riêng:
a. Thể hiện thái độ đồng cảm, xót thương với những số phận bất hạnh trong những hoàn
cảnh khác nhau.
- Hai đứa trẻ: Thạch Lam sống gắn bó và nặng lòng với tầng lớp thị dân nghèo,
những kiếp người nhỏ bé sống quẩn quanh. Nên ông viết về họ với một niềm chân tâm,
chân cảm, thấu hiểu tột cùng với muôn nỗi khốn khó trong cuộc sống của họ.

- Đời thừa: Nam Cao viết về người tri thức tiểu tư sản trong trạng thái căng nọc
mình trên trang giấy, nên mỗi trang văn của ông đã khơi dậy những bi kịch tinh thần thầm
kín, day dứt của người trí thức tiểu tư sản hay cũng chính là những day dứt của nhà văn.
b. Khám phá những sắc thái, cung bậc khác nhau trong nỗi đau tinh thần của con người.
- Hai đứa trẻ: Trước đây văn học chú ý đến cái đói vật chất (như nỗi đau dân nô, thời
thế...) giờ văn học của ý thức cá nhân mới chạm đến được cái buồn chán cá nhân, tới nỗi
đau riêng của mỗi người. Cái nghèo là cái đói vật chất, cái buồn chán là cái đói tinh thần,


âm ỉ hơn, tê tái hơn. Nỗi đau tinh thần của con người nơi phố huyện được Thạch Lam miêu
tả trong một sắc thái nhẹ nhàng nhưng gieo vào lòng người đọc rất nhiều bận bịu.
- Đời thừa: Nam Cao cũng miêu tả cái nghèo đói về vật chất và tinh thần nhưng cả
cuộc đời Hộ đau nỗi đau triền miên dai dẳng, âm ỉ và dày vò. Nó tàn phá cuộc sống của Hộ
khiến cuộc sống của anh mòn mục, rỉ ra trong kiếp đời thừa.
c. Thái độ thấu hiểu, tin yêu vào con người khác nhau.
- Hai đứa trẻ: Ngòi bút của Thạch Lam tin yêu vào con người nên trong tác phẩm
của ông, dù nhân vật phải sống cuộc sống mòn mỏi, tù túng thì nhà văn vẫn dẫn dắt nhân vật
hướng về phía ánh sáng của sự sống. Vì thế, Hai đứa trẻ mang âm hưởng lãng mạn bay
bổng.
- Đời thừa: Trong khi miêu tả con người bị đẩy vào tình trạng có những hành động
tàn nhẫn, nằm bên bờ vực của sự tha hoá, Nam Cao vẫn dứt khoát không chấp nhận cái ác,
vẫn kiên định giữ vững nguyên tắc tình thương của mình, quyết không bỏ lòng thương. Nam
Cao đặt niềm tin sâu sắc vào con người. Những giọt nước mắt đầy xót thương chảy dài cuối
tác phẩm đã cho ta thấy điều đó.
d. Nghệ thuật thể hiện khác nhau.
- Hai đứa trẻ: Truyện ngắn của Thạch Lam thường không có cốt truyện, mỗi truyện như
một bài thơ. Trong “Hai đứa trẻ”, Thạch Lam chú trọng đi sâu vào nội tâm nhân vật với những
cảm xúc, cảm giác mơ hồ mong manh. Thạch Lam đã sử dụng thành công thủ pháp nghệ thuật
đối lập tương phản. Thạch Lam có một phong cách, một giọng điệu rất riêng. Đó là lối kể chuyện
thủ thỉ, tâm tình thấm đượm chất thơ. Người đọc thấy ẩn hiện, kín đáo, lặng lẽ sau những hình

ảnh, những dòng chữ, một tâm hồn Thạch Lam đôn hậu, tinh tế, hết sức nhạy cảm với mọi biến
thái của tạo vật và lòng người.
- Đời thừa: Tư tưởng nhân đạo của Nam Cao được truyền tải tới người đọc qua thể
loại truyên ngắn mang tính luận đề. Nam Cao đã khéo léo tạo tình huống đầy kịch tính để
đẩy xung đột nội tâm nhân vật đến đỉnh điểm. Cách xây dựng truyện rất tự nhiên, dung dị
nhưng vẫn gây được ấn tượng sâu đậm và tạo được hiệu quả nghệ thuật cao. Cách dẫn
chuyện linh hoạt, phóng túng mà vẫn nhất quán chặt chẽ. Nghệ thuật miêu tả, phân tích tâm
lý đạt đến bậc thầy. Giọng văn lạnh lùng đôi khi tàn nhẫn nhưng ẩn chứa trong đó tinh thần
nhân đạo thống thiết.
e. Nguyên nhân của nét khác biệt:
- Bản chất của văn chương là sáng tạo.
- Mỗi nhà văn cá tính riêng, phong cách riêng. Nam Cao là nhà văn hiện thực xuất
sắc còn Thạch Lam là cây bút tiêu biểu cho Tự lực văn đoàn.
3. Đánh giá:
- Vừa kế thừa tư tưởng nhân đạo truyền thống, mặt khác lại có thêm những nét sâu
sắc, mới mẻ. Thạch Lam và Nam Cao xứng đáng là những nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn. Họ
đã làm phong phú thêm chủ nghĩa nhân đạo trong văn học Việt Nam.
- Bài học cho sáng tạo nghệ thuật: Có được một giọng điệu riêng, phong cách độc
đáo là hết sức khó, nhưng đó là điều kiện và yêu cầu của sáng tạo nghệ thuật. Muốn có được
điều đó cần tạo ra được cách cảm và đặc biệt cách thể hiện khác nhau. Tuy nhiên cái gốc của
nhà văn vẫn là tấm lòng “chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài” vì thế trên hết nhà văn phải viết
vì cuộc đời, vì con người, tức là phải là nhà văn nhân đạo chủ nghĩa


III. Biểu điểm:
- Điểm 7,0: Đáp ứng được yêu cầu nêu trên, văn viết sâu sắc, diễn đạt trong sáng. Bài viết
thể hiện sự sáng tạo, cảm thụ riêng.
- Điểm 5-6: Cơ bản đáp ứng được yêu cầu trên, văn viết chưa thật sâu sắc nhưng diễn đạt
trong sáng. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 3-4: Cơ bản hiểu yêu cầu của đề. Bố cục bài viết rõ ràng. Chọn và phân tích được

dẫn chứng song ý chưa sâu sắc. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 1-2: Chưa hiểu rõ yêu cầu của đề. Diễn đạt lúng túng, trình bày cẩu thả.
- Điểm 0: Sai lạc cả nội dung và phương pháp.
* Lưu ý:
- Giám khảo nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm
của thí sinh. Cần khuyến khích những bài viết có chất văn, có những suy nghĩ sáng tạo.
- Việc chi tiết hóa điểm số của các câu, các ý phải đảm bảo không sai lệch với tổng
điểm của câu và được thống nhất trong hội đồng chấm. Điểm lẻ được làm tròn đến 0,25
điểm sau khi đã chấm xong và cộng tổng điểm toàn bài.
----------Hết---------SỞ GD&ĐT VĨNH
PHÚC
ĐỀ CHÍNH THỨC

KÌ THI CHỌN HSG LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2014-2015
ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN - THPT
Thời gian: 180 phút, không kể thời gian giao đề

Câu 1 (3 điểm):
Pythagos từng nói: “Im lặng là cấp độ cao nhất của sự khôn ngoan. Ai không biết im lặng
là không biết nói”. Còn Martin Luther King Jr lại phát biểu: “Cuộc sống chúng ta bắt đầu
chấm dứt ngay trong cái ngày mà chúng ta giữ im lặng trước những vấn đề hệ trọng”.
Từ hai ý kiến trên, anh (chị) hãy viết một bài luận bàn về vấn đề cần im lặng hay lên tiếng
trong cách xử thế của con người trong cuộc sống.
Câu 2 (7 điểm):
Đánh giá về văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 có ý kiến cho rằng:
“Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn đã làm cho văn học giai đoạn này thấm
nhuần tinh thần lạc quan, đồng thời đáp ứng được những yêu cầu phản ánh hiện thực đời
sống trong quá trình vận động và phát triển cách mạng.”
(SGK Ngữ văn, Ban cơ bản, NXB giáo dục Việt Nam, 2010, trang 14).
Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ bằng việc phân tích các tác

phẩm “Tây Tiến” (Quang Dũng), “Việt Bắc” (Tố Hữu) và “Đất nước” (trích trường ca
“Mặt đường khát vọng” – Nguyễn Khoa Điềm).


------------- HẾT ------------(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

Họ tên học sinh…………………….....………..Số báo danh…………
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC

KÌ THI CHỌN HSG LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2014-2015
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: NGỮ VĂN - THPT
Thời gian: 180 phút, không kể thời gian giao đề
(Đáp án gồm 05 trang)

A. YÊU CẦU CHUNG
- Giám khảo cần nắm được nội dung trình bày trong bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm.
Vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí, khuyến khích
những bài viết có cảm xúc, sáng tạo.
- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng nếu đáp ứng những yêu cầu cơ bản của đề, diễn
đạt tốt vẫn cho điểm tối đa.
- Điểm bài thi làm tròn đến 0,25 điểm.
B. YÊU CẦU CỤ THỂ
Câu 1 (3,0 điểm)
a. Về kĩ năng:
- Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội, bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, vận dụng tốt các thao
tác lập luận, dẫn chứng tiêu biểu, chọn lọc.
- Bài viết trong sáng, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b.Về kiến thức:
- Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
Ý


Nội dung

1

Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề (0,25 điểm)

2

Giải thích hai ý kiến (1,0 điểm)

Điểm

* Giải thích câu nói: “Im lặng là cấp độ cao nhất của sự khôn ngoan. Ai không
biết im lặng là không biết nói”.
- Im lặng là không nên nói trong những lúc không cần thiết vì lời nói đó có thể
đem lại tai hoạ cho bản thân hoặc làm tổn hại đến người khác.
0,25
- Câu nói đề cao giá trị của sự im lặng, xem im lặng là cách xử thế khôn ngoan
nhất của con người trong cuộc sống. Từ nền tảng của sự im lặng khôn ngoan đó,


con người sẽ biết nên nói lúc nào và nói những gì.

0,25

* Giải thích câu nói: “Cuộc sống chúng ta bắt đầu chấm dứt ngay trong cái ngày
mà chúng ta giữ im lặng trước những vấn đề hệ trọng”.
- Lên tiếng là bày tỏ chính kiến của bản thân truớc những vấn đề quan trọng của
cuộc sống, là tiếng nói của chân lí, của lẽ phải, của tình yêu đối với con người và 0,25

cuộc sống.
- Câu nói của Martin Luther King Jr nói về tác hại của sự im lặng trước những vấn
đề hệ trọng. Từ đó mong muốn con người cần phải lên tiếng trước những vấn đề
quan trọng liên quan đến vận mệnh quốc gia, đời sống con người, liên quan đến
0,25
cuộc sống gia đình, bản thân.
3

Bình luận, chứng minh (1,0 điểm)
* Từ câu nói của Pythagos, luận bàn về giá trị của sự im lặng:
0,5
- Im lặng là một cách xử thế khôn ngoan vì:
+ Im lặng để giữ bí mật cho quốc gia, cho công việc, cho một ai đó.
+ Im lặng để lắng nghe người khác, để học hỏi, để thể hiện sự tôn trọng.
+ Im lặng thể hiện sự điềm tĩnh, suy nghĩ chín chắn, nhận thức bản thân, cuộc
sống trước khi nói hay hành động.
+ Im lặng để giữ hoà khí trong những xung đột, va chạm.
+ Im lặng còn là một cách thể hiện thái độ đồng tình hay phản đối trước một vấn
đề nào đó.
+ Im lặng để đồng cảm sẻ chia với những nỗi đau của người khác.
+ Im lặng để cảm nhận vẻ đẹp của cuộc sống quanh mình, để di dưỡng tâm hồn...
* Từ câu nói của Martin Luther King Jr luận về giá trị của việc lên tiếng trước 0,5
những vấn đề hệ trọng:
- Lên tiếng trước những vấn đề hệ trọng là một cách sống đẹp vì:
+ Lên tiếng để khẳng định giá trị, khẳng định bản lĩnh, thể hiện sự chủ động tự tin
của bản thân, bày tỏ nguyện vọng, mơ ước của mình.
+ Lên tiếng để đấu tranh chống lại cái ác, cái xấu, cái bạo ngược chà đạp lên cuộc
sống của con người.
+ Lên tiếng để bênh vực cho cái tốt, cái yếu bị chà đạp.
+ Lên tiếng để bày tỏ tình yêu thương, động viên, chia sẻ, giúp đỡ người khác.

+ Lên tiếng để mang niềm vui, tiếng cười cho cuộc đời.

4

Mở rộng, nâng cao vấn đề (0,5 điểm)
- Hai ý kiến không đối lập mà bổ sung cho nhau: Con người cần phải vận dụng 0,25
linh hoạt để “im lặng” hay “lên tiếng” trước những hoàn cảnh cụ thể trong cuộc
sống.
- Cần hiểu và phân biệt im lặng khác với sự nhu nhược, vô tâm, thờ ơ, vì đó
không phải là “cấp độ cao nhất của sự khôn ngoan”. Cần hiểu sự lên tiếng xuất
phát từ thiện ý tốt đẹp của bản thân, lên tiếng đúng nơi, đúng lúc, đúng thời điểm 0,25
và lời nói phải đi kèm với hành động...

5

Liên hệ bản thân, rút ra bài học nhận thức và hành động (0,25 điểm)

Câu 2 (7,0 điểm)


a. Về kĩ năng:
- Biết cách làm bài văn nghị luận văn học, bố cục rõ ràng, vận dụng tốt các thao tác lập luận.
- Biết cách phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận.
- Bài viết mạch lạc, trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b. Về kiến thức:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
Ý
1
2


3

Nội dung
Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề (0,5 điểm)
Giải thích nhận định (1,5 điểm)
- Khuynh hướng sử thi: Văn học đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và có
tính chất toàn dân tộc. Nhân vật chính thường là những con người đại diện cho tinh
hoa và khí phách, phẩm chất và ý chí của dân tộc, tiêu biểu cho lí tưởng của cộng
đồng hơn là lợi ích và khát vọng của cá nhân. Con người chủ yếu được khám phá ở
bổn phận, trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, ở lẽ sống lớn và tình cảm lớn. Lời văn
sử thi cũng thường mang giọng điệu ngợi ca, trang trọng và đẹp một cách tráng lệ,
hào hùng.
- Cảm hứng lãng mạn là cảm hứng khẳng định cái tôi đầy tình cảm, cảm xúc và
hướng tới lí tưởng. Cảm hứng lãng mạn trong văn học từ năm 1945 đến năm 1975
chủ yếu được thể hiện trong việc khẳng định phương diện lí tưởng của cuộc sống
mới và vẻ đẹp của con người mới, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng và tin
tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc.
→ Ý kiến đã khẳng định: Khuynh hướng sử thi kết hợp với cảm hứng lãng mạn
làm cho văn học giai đoạn này thấm nhuần tinh thần lạc quan, đồng thời đáp ứng
được yêu cầu phản ánh hiện thực đời sống trong quá trình vận động và phát triển
cách mạng. Tất cả yếu tố trên hòa hợp với nhau, tạo nên đặc điểm cơ bản của văn
học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 và giúp văn học thời kì này thực hiện tốt
yêu cầu, nhiệm vụ mà lịch sử, thời đại đặt ra.
Phân tích, chứng minh (4,0 điểm)
* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm:
- Quang Dũng, Tố Hữu, Nguyễn Khoa Điềm là những tác giả tiêu biểu của văn học
giai đoạn 1945 – 1975.
- “Tây Tiến”, “Việt Bắc”, “Đất nước” (trích “Mặt đường khát vọng”) là ba tác
phẩm mang đậm khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
* Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn làm cho văn học 1945 – 1975 thấm

nhuần tinh thần lạc quan:
- Hiện thực kháng chiến chồng chất khó khăn, gian khổ: thiếu thốn về vật chất; chịu
nhiều mất mát, hy sinh…
- Con người vẫn tràn đầy mơ ước, tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc: lạc
quan, lãng mạn, dí dỏm, yêu đời; xác định lí tưởng sống cao đẹp; tin tưởng vào sức
mạnh, chiến thắng của dân tộc và khát vọng xây dựng đất nước hòa bình, tươi
đẹp…
* Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn làm cho văn học 1945 – 1975 đáp
ứng yêu cầu phản ánh hiện thực đời sống trong quá trình vận động và phát triển

Điểm
0,5

0,5

0,5

0,5

1,0

1,5


của cách mạng:
- Phán ánh được những vấn đề sống còn của dân tộc, những bức tranh hiện thực
rộng lớn: cả ba bài thơ đều tập trung thể hiện hình tượng Tổ quốc; phản ánh quá
trình vận động cách mạng đi từ cuộc kháng chiến chống Pháp đến cuộc kháng
chiến chống Mĩ – cả dân tộc không chịu áp bức, nô lệ, chiến đấu hy sinh giành độc
lập tự do cho đất nước.

- Thể hiện lẽ sống lớn, tình cảm lớn: lòng yêu nước, tình cảm cách mạng, tình quân
dân, tình đồng chí đồng đội…
- Viết về những con người đại diện cho tinh hoa và khí phách, phẩm chất và ý chí
của cả dân tộc; tiêu biểu cho lí tưởng của cả cộng đồng: người lính, người cán bộ
cách mạng, quần chúng cách mạng, trong đó đặc biệt đề cao thế hệ trẻ với trách
nhiệm bảo vệ Tổ quốc…
* Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn tạo nên giọng điệu ngợi ca, trang 1,0
trọng, tráng lệ, hào hùng: thể hiện qua cách sử dụng hình ảnh, ngôn ngữ, các thủ
pháp nghệ thuật (đối lập, cường điệu…)…

4

* Lưu ý: Học sinh lựa chọn dẫn chứng phù hợp trong ba tác phẩm: “Tây Tiến”,
“Việt Bắc”, “Đất nước” – trích trường ca “Mặt đường khát vọng”, phân tích để
làm sáng tỏ những luận điểm trên.
Đánh giá chung (1,0 điểm)
- Lí giải nguyên nhân khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trở thành đặc
điểm cơ bản của văn học giai đoạn 1945 – 1975: Văn học giai đoạn này tồn tại và
phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt – cuộc
chiến tranh giải phóng dân tộc vô cùng ác liệt kéo dài suốt 30 năm. Không khí cách
mạng và kháng chiến đã khơi dậy mạnh mẽ tinh thần công dân, tinh thần chiến sĩ
của người cầm bút.
- Khuynh hướng sử thi đòi hỏi người cầm bút cần nhìn con người và cuộc đời
không chỉ bằng con mắt của cá nhân mình mà chủ yếu là bằng con mắt có tầm bao
quát của lịch sử, dân tộc và thời đại.
- Người đọc cần đặt giai đoạn văn học này vào hoàn cảnh ra đời để đánh giá đúng
vai trò, giá trị của nó trong lịch sử văn học dân tộc.
- Tuy nhiên khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn cũng dẫn đến những hạn
chế nhất định của văn học giai đoạn này như cái nhìn một chiều và một số tác phẩm
thiếu tính nghệ thuật, thiên về sự minh họa giản đơn…

------------- HẾT -------------

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VĨNH PHÚC

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 12 THPT
NĂM HỌC 2012-2013

0,25

0,25
0,25
0,25


Môn: NGỮ VĂN
Thời gian: 180 phút, không kể thời gian giao đề.

ĐỀ THI CHÍNH THỨC

Ngày thi: 02/11/2012.

Câu 1 (3,0 điểm).
W. Whitman từng tâm niệm: Hãy nhìn về phía mặt trời, bóng tối sẽ khuất sau lưng
bạn.
Suy nghĩ của anh (chị) về nhận định trên.

Câu 2 (7,0 điểm).
Phân tích vẻ đẹp lãng mạn và chất bi tráng của hình tượng người lính Tây Tiến trong
bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.


----------------HẾT---------------Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Họ tên học sinh……………………………..Số báo danh……………………………..
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2012-2013
VĨNH PHÚC
Môn: NGỮ VĂN – THPT


HƯỚNG DẪN CHẤM
(Gồm 03 trang)
Câu 1 (3,0 điểm)
I.
Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội: Bố
cục và hệ thống ý sáng rõ. Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận.
Hành văn trôi chảy. Lập luận chặt chẽ. Dẫn chứng chọn lọc, thuyết phục.
Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả.
II.
Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách
khác nhau nhưng cần đảm bảo những ý cơ bản sau:
1. Giải thích ý nghĩa của lời nhận định.
Mặt trời là nguồn sáng đem lại hơi ấm và sự sống cho muôn loài.
Mặt trời còn là biểu tượng cho những điều tươi sáng, đẹp đẽ, là niềm tin và hi
vọng tốt đẹp ở tương lai trong cuộc đời con người.
Bóng tối là màn đêm âm u, tăm tối. Bóng tối cũng là biểu tượng
cho sự đen đủi, bi đát, bất hạnh, thiếu may mắn, những thất bại trong đường
đời của con người.
◊ Ý nghĩa nhận định: Lời nhận định là một phương châm sống tích cực, một

lời khuyên sâu sắc nhắc nhở ta phải biết vượt lên những bất hạnh, rủi ro, đau
buồn, thất bại trong cuộc đời. Phải biết quên đi quá khứ đen tối mà hướng về
tương lai tươi sáng, tốt đẹp ở cuộc sống phía trước.
2. Bàn luận, mở rộng vấn đề.
Cuộc sống không phải lúc nào cũng là thảm đỏ trải đầy hoa
hồng, cuộc sống là một trường tranh đấu. Bởi thế, cuộc đời mỗi con người
cũng không thể tránh khỏi những gian nan, trắc trở, những khó khăn, thất bại.
Mỗi người cần phải có ý chí, nghị lực, dũng khí để vượt lên
những thất bại. Phải xem những gian nan, trắc trở như một thử thách để ta
được rèn luyện, trưởng thành.
Cần biết hướng về phía trước, lạc quan, tin tưởng vào tương lai,
có bản lĩnh vững vàng để vượt lên những vấp ngã của bản thân. Đây là xu
hướng phát triển, là yêu cầu tất yếu phù hợp với quy luật khách quan của cuộc
sống. Nếu cứ đắm chìm trong những thất bại, đau buồn là tự hại mình.
Phê phán những người không có niềm tin, không có ý chí phấn
đấu vươn lên trong cuộc sống.
3. Bài học nhận thức và hành động.
Cần phải có ý chí, nghị lực, niềm lạc quan tin tưởng vào tương
lai để vững bước trong cuộc đời.


Trong cuộc sống cũng như trong học tập phải biết vượt lên chính
mình, không nên chùn bước trước những khó khăn thử thách. Sống cần có lý
tưởng, khát vọng và ước mơ.
Câu 2 (7,0 điểm)
I. Yêu cầu về kĩ năng

1
Hiểu đề, biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Biết phân tích dẫn chứng để
làm sáng tỏ vấn đề. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ. Hành văn trôi chảy. Văn

viết có cảm xúc.
Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả.
II. Yêu cầu về kiến thức
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải làm nổi bật
được những ý cơ bản sau:
1. Khái quát về hình tượng người lính, vẻ đẹp lãng mạn và chất bi
tráng
Hình tượng người lính là nguồn cảm hứng lớn của thơ ca cách
mạng Việt Nam. Tuy nhiên, hình tượng người lính được cảm nhận từ nhiều
phương diện với nhiều cảm xúc khác nhau: có hình tượng người lính được viết
theo cảm hứng hiện thực mang vẻ đẹp hồn nhiên, chân chất, giản dị; có hình
tượng người lính được viết theo cảm hứng lãng mạn với vẻ đẹp oai phong,
sang trọng, hào hoa.
Vẻ đẹp lãng mạn thể hiện trên những phương diện: cái tôi trữ
tình tràn đầy tình cảm, cảm xúc, phát huy cao độ trí tưởng tượng, sử dụng
những yếu tố cường điệu, thủ pháp đối lập để tô đậm cái phi thường, tạo nên
ấn tượng mạnh mẽ về cái hào hùng, tuyệt mĩ. Vẻ đẹp lãng mạn thể hiện ở cảm
hứng hướng tới cái cao cả, sẵn sàng hi sinh cho lí tưởng chung của dân tộc, thể
hiện ở vẻ đẹp tâm hồn hào hoa, thơ mộng.
Cái bi là sự gian khổ, hi sinh. Cái tráng là sự hào hùng, tráng lệ.
Chất bi tráng hòa quyện vào nhau, sự gian khổ, hi sinh được thể hiện qua màu
sắc hào hùng, tráng lệ, bi mà không lụy.
2. Vẻ đẹp lãng mạn và chất bi tráng của hình tượng người lính Tây
Tiến trong bài thơ Tây Tiến
a. Vẻ đẹp lãng mạn
Bằng bút pháp lãng mạn, Quang Dũng đã dựng lên chân dung
người lính được đặt trong khung cảnh miền Tây vừa hùng vĩ, vừa hoang sơ dữ
dội, lại hết sức thơ mộng. Ngòi bút của nhà thơ chú trọng đến những nét độc



đáo, khác thường làm nổi bật vẻ đẹp hào hùng, hào hoa của người lính Tây
Tiến.
Vẻ đẹp hào hùng của người lính qua bức tượng đài tập thể. Cảm
hứng lãng mạn khiến cách nhìn những người lính có vẻ tiều tuỵ, tàn tạ trong
hình hài nhưng lại chói ngời vẻ đẹp lí tưởng, mang dáng dấp của những tráng
sĩ thời xưa. Đó là ý chí, tư thế hiên ngang vượt lên, coi thường gian khổ, hi
sinh.
Vẻ đẹp hào hoa thể hiện ở tâm hồn của người lính: nhạy cảm
trước thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, hoang sơ dữ dội mà huyền ảo thơ mộng;
đằm thắm tình người; những khao khát, mộng mơ mãnh liệt.
b. Chất bi tráng
Quang Dũng không hề che dấu sự gian khổ, khó khăn trên những
chặng đường hành quân, những căn bệnh hiểm nghèo và cả những hi sinh mất
mát của người lính.
Những câu thơ khẳng định mạnh mẽ khí phách của tuổi trẻ.
Người lính Tây Tiến không chỉ tự nguyện chấp nhận mà còn vượt lên cái chết,
sẵn sàng hiến dâng cả tuổi thanh xuân cho Tổ quốc. Đó là dũng khí tinh thần
và hành động cao đẹp. Tư thế ra trận, lý tưởng lên đường hào hùng mà bi
tráng.
Tuy nhiên, những người lính không hề chìm trong bi thương, bi
luỵ. Bài thơ viết về sự hi sinh của người lính một cách thấm thía bằng cảm
hứng bi tráng. Cái chết của người
2
lính gợi lên sự bi thương nhưng họ đã “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, đó là
cái chết hợp với trời đất, lòng người và trở nên thiêng liêng, bất tử.
3. Đánh giá
Bài thơ có sự kết hợp một cách hài hoà giữa cái nhìn hiện thực
với cảm hứng lãng mạn. Thể thơ 7 chữ chắc khoẻ mang giọng điệu hào hùng
như một khúc quân hành. Thủ pháp đối lập tương phản đặc trưng của chủ
nghĩa lãng mạn được sử dụng triệt để, phát huy cao độ trí tưởng tượng, sử dụng

những yếu tố cường điệu để tô đậm vẻ đẹp khác thường, phi thường của người
lính. Hình ảnh thơ, ngôn ngữ thơ vừa gân guốc, khỏe khoắn vừa mềm mại, trữ
tình. Những vần thơ giàu chất nhạc, chất hoạ…
Quang Dũng đã dựng lên bức tượng đài người lính cách mạng
vừa chân thực vừa có sức khái quát, tiêu biểu cho vẻ đẹp, sức mạnh của dân
tộc ta trong thời kỳ đầu chống thực dân Pháp. Đó là bức tượng đài được kết
tinh từ âm hưởng bi tráng của cuộc kháng chiến, được khắc tạc bằng cả tình
yêu của Quang Dũng đối với những người đồng đội, đối với đất nước mình.


Tây Tiến được ví như “một thứ quả lạ trái mùa” trong thơ ca
kháng chiến còn bởi lẽ bài thơ đã góp vào nền thi ca hiện đại Việt Nam hình
tượng người lính hào hoa, thanh lịch, lãng mạn mang đậm chất Hà Thành.
Bài thơ tiêu biểu cho thơ ca dân tộc trong thời kì đầu cuộc kháng
chiến chống Pháp và thơ ca cách mạng Việt Nam, là một trong những thi phẩm
hay nhất viết về người lính. Từ hình ảnh người lính Tây Tiến đã gửi đến người
đọc thông điệp về lòng yêu nước và lí tưởng sống cao đẹp của con người.
III. Biểu điểm
* Lưu ý: - Giám khảo nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá
tổng quát bài làm của thí sinh. Cần khuyến khích những bài viết có chất văn,
có những suy nghĩ sáng tạo.
- Việc chi tiết hóa điểm số của các câu, các ý phải đảm bảo không sai lệch
với tổng điểm của câu và được thống nhất trong hội đồng chấm. Điểm lẻ được
làm tròn đến 0,5 điểm sau khi đã chấm xong và cộng tổng điểm toàn bài.

3
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2013-2014

Môn: NGỮ VĂN THPT CHUYÊN

ĐỀ CHÍNH THỨC

Thời gian: 180 phút, không kể thời gian giao đề


Ngày thi:
25/10/2013
Câu 1 (3,0 điểm)
Niềm tự hào của số 0
Nhờ rất nhiều số 0 đi theo mà số 1 trở thành khổng lồ. Thành khổng lồ,
những số 0 vinh dự và tự hào lắm, đi đâu cũng kể lể, vỗ ngực rằng: Ta là
khổng lồ.
( Theo Ngụ ngôn chọn lọc - NXB Thanh niên, 2003)
Suy nghĩ của anh (chị) về ý nghĩa gợi ra từ câu chuyện trên.
Câu 2 (7,0 điểm)
Nhà văn Nguyễn Khải cho rằng:
Một tác phẩm văn học hay, theo tôi quan niệm, lõi phải dày, vỏ phải
mỏng; mọi vấn đề đặt ra trong đó phải thẳng căng, những tình cảm phải
được đẩy tới mức tột cùng. Đó là những điều kiện tất yếu để tạo ra những
nhân vật có bộ mặt tinh thần hoàn toàn riêng biệt, những tình huống có
chiều sâu triết học và tâm lí, những tư tưởng nhọn sắc.
(Các nhà văn nói về văn, NXB Tác phẩm mới, 1985)
Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng sự hiểu biết về truyện ngắn Vợ
nhặt (Kim Lân), hãy làm sáng tỏ quan niệm trên.

…………..Hết…………
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì
thêm.

Họ và tên thí sinh: .................................................. Số báo
danh: ....................................


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP
TỈNH
VĨNH PHÚC LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2013-2014

ĐỀ CHÍNH THỨC HƯỚNG DẪN CHẤM NGỮ VĂN - THPT CHUYÊN
(gồm 04 trang)
A. YÊU CẦU CHUNG
- Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của thí

sinh, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt Hướng dẫn chấm, sử dụng
nhiều mức điểm một cách hợp lí, khuyến khích những bài viết có cảm xúc,
sáng tạo.
- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng nếu đáp ứng những

yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho điểm tối đa.
- Điểm bài thi làm tròn đến 0,25 điểm.

B. YÊU CẦU CỤ THỂ
Câu 1 (3,0 điểm)
a. Về kĩ năng:
- Biết cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm
văn học, bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, vận dụng tốt các thao tác lập
luận, dẫn chứng tiêu biểu, chọn lọc.
- Bài viết trong sáng, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ


pháp. b.Về kiến thức:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo
các ý cơ bản sau:
Ý

Nội dung

1.

Dẫn dắt và nêu vấn đề (0,25 điểm)

2.

Phân tích truyện và rút ra ý nghĩa (1,0 điểm)

Điểm


-

Số 0 nếu đứng riêng một mình thì chẳng có ý nghĩa gì, cũng có thể nói là vô nghĩa.

Nghĩa bóng chỉ con người và sự vật không có giá trị.

-

Số 0 chỉ có ý nghĩa khi đứng sau số 1, như những cá nhân đứng trong một tập thể có
người đứng đầu tài năng.


-

Con số 0 trong câu chuyện không hiểu điều này nên lại tự coi mình là con số khổng lồ,
và đi đâu cũng vinh dự, tự hào, vỗ ngực khoe mình là khổng lồ.

-

Câu chuyện là một thông điệp: Trong cuộc sống, mỗi người cần nhận thức đúng về giá
trị của bản thân trong mối quan hệ với những người xung quanh. Nếu không nhận thức đúng
giá trị của mình và của những người khác, con người rất dễ trở nên ảo tưởng,
huênh hoang, tự đắc và kiêu ngạo một cách lố bịch.
3.

Bình luận về ý nghĩa câu chuyện (1,0 điểm)

Câu chuyện gợi ra cho ta nhiều suy nghĩ về lẽ sống và cách ứng xử ở đời:

-

Trong thực tế, nếu con số 0 đứng một mình sẽ trở thành vô nghĩa. Số 0 chỉ trở nên có
giá trị khi nó đứng sau các số khác. Trong câu chuyện này, số 0 đã phạm sai lầm vì nó không tự
nhận thức được giá trị của bản thân và cũng không thấy được giá trị của những con số đứng
trước nó (dù nhỏ bé như con số 1). Cũng như vậy, trong cuộc sống, nhiều người không tự nhận
thức được giá trị của bản thân và những giá trị của người khác. Họ quá đề cao mình và xem
thường mọi người. Đó là một sai lầm và càng sai lầm hơn khi huênh hoang, kiêu ngạo, tự hào
về những gì mình không có (dẫn chứng minh họa).

- Ngược lại, nếu ý thức đúng về mình thì ngay cả số 0 cũng trở nên rất có ý nghĩa. Nó
góp phần tạo nên sự vĩ đại. Con người cũng vậy, khi đứng trong một tập thể, dù bình thường,
nhưng nếu ý thức được về bản thân và có người định hướng, dẫn dắt sẽ có cách sống, cách

ứng xử giản dị, khiêm nhường, đúng mực góp phần tạo nên sức mạnh, giá trị lớn lao (dẫn
chứng minh họa).
4.

Mở rộng, nâng cao vấn đề (0,5 điểm)

-

Trong cuộc sống, giữa cá nhân và tập thể có mối quan hệ gắn bó với nhau. Mỗi cá nhân
dù bình thường nhất cũng góp phần xây dựng nên sức mạnh tập thể và sức mạnh của tập thể
được tạo nên từ mỗi cá nhân.

-

Thực tế, có những con người nhận thức đúng giá trị bản thân và biết trân trọng người
khác, có ý thức xây dựng tập thể vững mạnh. Nhưng cũng có nhiều người quá đề cao bản thân,
tự cho mình là nhất, không biết quý trọng giá trị của những người xung quanh. Những con
người như thế sẽ không được mọi người yêu quý và tự đánh mất giá trị của chính mình.
5.

Bài học nhận thức và hành động (0,25 điểm)


Câu 2 (7,0 điểm)
a. Về kĩ năng:
- Biết cách làm bài văn nghị luận văn học, bố cục rõ ràng, vận dụng tốt

các thao tác lập luận.
- Biết cách phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận.
- Bài viết mạch lạc, trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng


từ, ngữ pháp. b. Về kiến thức:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo
các ý cơ bản sau:
Ý

Nội dung

1.

Dẫn dắt và nêu vấn đề (0,5 điểm)

2.

Giải thích (1,5 điểm)

-

Một tác phẩm hay trước hết lõi phải dày, vỏ phải mỏng: Lõi có thể hiểu là nội dung
tư tưởng, là chiều sâu bên trong; còn vỏ là hình thức bề ngoài, là dung lượng câu chữ của tác
phẩm. Một tác phẩm văn học hay phải mang tính hàm súc cao, có sức chứa lớn, ẩn giấu
những tầng ngầm văn bản, những lớp nghĩa phong phú như một tảng băng trôi (Earnest
Hemingway). Đó là cái tinh anh của nhà văn và tinh chất của tác phẩm.

-

Mọi vấn đề đặt ra trong đó phải thẳng căng, những tình cảm phải được đẩy tới mức
tột cùng: Tác phẩm văn học là sáng tạo nghệ thuật, là kết tinh cái tâm, cái tài của nghệ sĩ mà
trước hết là của tình cảm, cảm xúc mãnh liệt, những tình cảm phải được đẩy đến mức tột
cùng, phản ánh được những vấn đề thẳng căng quan trọng, cấp thiết của đời sống. Đó cũng

là những điều kiện tất yếu để người nghệ sĩ có thể tạo ra được những nhân vật có bộ mặt
tinh thần hoàn toàn riêng biệt, mang tính độc đáo; những tình huống có chiều sâu triết học
và tâm lí, góp phần thể hiện nhận thức và cách lí giải mang tính phát hiện mới mẻ, nhọn sắc
của nhà văn về con người và đời sống.

-

Đây là một quan niệm đúng đắn, sâu sắc với tác phẩm văn học nói chung và càng xác
đáng hơn với thể loại truyện ngắn. Truyện ngắn thường ít nhân vật, sự kiện, thường hướng
tới một vài mảnh nhỏ của đời sống, ghi lại những khoảnh khắc trong cuộc đời con người
nhưng vẫn có khả năng khái quát những vấn đề lớn lao, thể hiện những tư tưởng nhân sinh
sâu sắc. Quan niệm trên của Nguyễn Khải đã đặt ra yêu cầu, bài học cho người sáng tác cũng
như người tiếp nhận.

3.

Chứng minh qua tác phẩm Vợ nhặt (4,5 điểm)

Điểm


a. Vợ nhặt là tác phẩm hay, có lõi dày, vỏ mỏng, giản dị, ngắn gọn, cách kể chuyện tự nhiên,
sinh động, hấp dẫn,… nhưng đã đặt ra những vấn đề nóng bỏng nhất về hiện thực lịch sử và
đời sống của người nông dân những năm trước Cách mạng tháng Tám với một tình cảm chân
thành, sâu sắc, mãnh liệt.

b. Trong tác phẩm Vợ nhặt, Kim Lân đã tạo ra những nhân vật có bộ mặt tinh thần hoàn toàn
riêng biệt, những tình huống có chiều sâu triết học và tâm lí, những tư tưởng nhọn sắc:
- Về tình huống truyện: Vợ nhặt xây dựng được tình huống độc đáo, kì lạ, éo le vừa
bi thảm vừa thấm đẫm tình người.

+ Chỉ ra và lí giải sự độc đáo, éo le của tình huống truyện.
+ Phân tích ý nghĩa, giá trị của tình huống

-

Về nhân vật: Kim Lân đã xây dựng được những nhân vật có bộ mặt tinh thần riêng
biệt; trong đó, mỗi nhân vật là một cá tính sinh động, mang một vẻ đẹp riêng:
+

Vẻ đẹp của nhân vật Tràng.

+ Vẻ đẹp của nhân vật người vợ nhặt.
+ Vẻ đẹp của nhân vật bà cụ Tứ.

-

Về tư tưởng: Thông qua hệ thống nhân vật, tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn, tư
tưởng nhọn sắc của Kim Lân được thể hiện qua giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc:
+ Chọn bối cảnh của truyện là khung cảnh xóm ngụ cư trong nạn đói khủng khiếp năm
1945, không cần đến những lời kết tội to tát, Kim Lân tố cáo tội ác dã man của bọn thực dân,
phát xít và tay sai đã đẩy con người vào vòng đói khổ, biến con người thành bèo bọt, rơm
rác.
+ Song, người lao động dù trong tình huống bi thảm đến đâu, dù cận kề bên cái chết
vẫn khát khao hạnh phúc, vẫn hướng về ánh sáng, vẫn tin ở sự sống, vẫn hi vọng ở tương lai.
Kim Lân đã thể hiện niềm tin vào phẩm giá con người, vào sức sống tiềm tàng của những
người khốn khổ.
+ Qua tác phẩm, Kim Lân còn nêu lên một quan niệm có ý nghĩa nhân sinh và triết học
sâu sắc: sự sống chẳng bao giờ chán nản, sự sống mạnh hơn cái chết. Vì thế, có thể coi Vợ
nhặt là bài ca sự sống.
3.


Đánh giá nâng cao vấn đề (0,5 điểm)


-

Để tạo nên một tác phẩm văn học hay, nhà văn phải gắn bó với đời sống, đồng cảm
sâu sắc với số phận, cuộc đời con người, trân trọng ước mơ, khát vọng của họ; đồng thời
phải có tài năng, tâm huyết mới có thể tạo ra được những nhân vật có bộ mặt tinh thần hoàn
toàn riêng biệt, những tình huống độc đáo và tư tưởng sâu sắc.

-

Vợ nhặt là một tác phẩm xuất sắc, kết tinh tài năng và tâm huyết của nhà văn một
lòng đi về với đất với người, với thuần hậu nguyên thủy (Nguyên Hồng); đáp ứng đầy đủ yêu
cầu của một tác phẩm hay theo quan niệm của Nguyễn Khải.

..................Hết................

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 12 THPT NĂM HỌC
2013-2014


Môn: NGỮ VĂN THPT
ĐỀ CHÍNH THỨC
Thời gian: 180 phút, không kể thời gian giao đề
Ngày thi: 25/10/2013
Câu 1. ( 3,0 điểm)
Trình bày suy nghĩ của anh/chị về quan niệm sau:

Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được, con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi.
Câu 2. (7,0 điểm)
Trong bài Cảm tưởng đọc Thiên gia thi (trích Nhật kí trong tù), Hồ Chí Minh viết:
Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp,
Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông;
Nay ở trong thơ nên có thép,
Nhà thơ cũng phải biết xung phong.
Anh/chị hãy giải thích quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh trong bài thơ trên và phân tích
đoạn thơ sau để làm sáng tỏ quan điểm ấy:
Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái
Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại
Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương
Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm
Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút, non Nghiên
Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh
Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm
Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha
Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta...
(Nguyễn Khoa Điềm - Đất Nước - Ngữ văn 12 - Tập 1- trang 120 - NXB Giáo dục - 2008)
-------------Hết-------------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.

Họ và tên thí sinh: ........................................ Số báo
danh: .............................................
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VĨNH PHÚC
ĐỀ CHÍNH THỨC


KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2013-2014
HƯỚNG DẪN CHẤM NGỮ VĂN - THPT
(gồm 04 trang)


A. YÊU CẦU CHUNG
- Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho

điểm. Vận dụng linh hoạt Hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí,
khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo.
- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng nếu đáp ứng những yêu cầu cơ bản của đề,

diễn đạt tốt vẫn cho điểm tối đa.
- Điểm bài thi làm tròn đến 0,25 điểm.

B. YÊU CẦU CỤ THỂ
Câu 1 (3,0 điểm)
a. Về kĩ năng:
Biết cách làm bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí, bố cục rõ ràng, lập
luận chặt chẽ, vận dụng tốt các thao tác lập luận, dẫn chứng tiêu biểu, chọn lọc.
Bài viết trong sáng, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

-

b.Về kiến thức:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ
bản sau:
Ý


Nội dung

1.

Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề (0,25 điểm)

2.

Giải thích quan niệm (0,75 điểm)

- Trí tuệ là khả năng nhận thức của lí tính, giúp con người đạt đến một trình độ
hiểu biết nhất định. Muốn trí tuệ giàu lên, con người phải thường xuyên trau dồi, học
hỏi, thu nhận, tích lũy kiến thức từ bên ngoài. Đó là cách thức nhận để làm giàu cho trí
tuệ.
- Con tim là biểu hiện của đời sống tình cảm, cảm xúc. Cách làm giàu của con
tim khác với trí tuệ, nó chỉ trở nên giàu có khi cho đi tình yêu thương, sự chia sẻ niềm
vui, nỗi buồn với người khác. Đây là cách thức cho để làm giàu trái tim.
- Ý chung: Quan niệm trên đề cập đến cách thức làm giàu trái tim và khối óc của
mỗi con người. Trí tuệ chỉ giàu có khi con người chịu khó học hỏi, tích lũy kinh nghiệm
phong phú từ đời sống. Trái tim chỉ thực sự giàu có khi con người biết yêu thương,
chia sẻ, hi sinh,...
3.

Bình luận (1,0 điểm)

- Tri thức của con người không phải tự nhiên mà có, trong khi đó kho tri thức
của nhân loại thì vô tận, luôn vận động và phát triển không ngừng. Vì vậy, muốn làm
giàu tri thức cho mình, mỗi người cần phải học tập, trau dồi, tích lũy kiến thức.
- Trái tim biết sẻ chia, biết yêu thương, biết rung động sẽ đem đến hạnh phúc
cho mọi người và cho chính mình. Từ đó, con người sẽ cảm nhận được những ý vị

ngọt ngào của cuộc sống, tâm hồn sẽ trở nên nhạy cảm, tinh tế, phong phú hơn.

Điểm


4.

Mở rộng, nâng cao vấn đề (0,5 điểm)

- Con người chỉ hoàn hảo khi cả trí tuệ và trái tim cùng giàu có:
+ Nếu trái tim không có trí tuệ dẫn đường sẽ dễ lạc lối.
+ Nếu có trí tuệ mà không có sự rung động, nhạy cảm, tinh tế của trái tim thì
cuộc sống sẽ trở nên đơn điệu, tẻ nhạt thậm chí con người có thể gây ra tội ác.

- Phê phán lối sống lười biếng, không chịu học hỏi, ích kỉ, vô cảm… đang có nguy
cơ lây lan trong xã hội hiện nay.
5.

Bài học nhận thức và hành động (0,5 điểm)

Câu 2 (7,0 điểm)
a. Về kĩ năng:
- Biết cách làm bài văn nghị luận văn học, bố cục rõ ràng, vận dụng tốt các thao tác lập luận.
- Biết cách phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận.
- Bài viết mạch lạc, trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b.

Về kiến thức:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
Ý


Nội dung

1.

Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề (0,5 điểm)

2.

Giải thích (1,5 điểm)

- Hai câu đầu nói về thơ xưa: Thơ xưa chú trọng nhiều đến vẻ đẹp của thiên nhiên
như mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông,... Mỗi hiện tượng thiên nhiên gợi lên một vẻ
đẹp.
- Hai câu cuối nói về thơ nay: Thơ nay nên có chất thép, có tính chiến đấu và nhà
thơ là người chiến sĩ tiên phong trên mọi mặt trận. Tuy nhiên, cần hiểu chất thép một
cách linh hoạt, "không phải cứ nói chuyện thép, lên giọng thép thì mới có tinh thần thép"
(Hoài Thanh).
- Như vậy, hai câu đầu nói lên nhận xét của Hồ Chí Minh về thơ xưa. Hai câu sau
nói lên nguyện vọng của nhà thơ đối với thơ và vai trò, sứ mệnh của người nghệ sĩ. Cả
hai ý bổ sung cho nhau tạo nên một quan niệm sáng tác hoàn chỉnh, vừa phát huy
truyền thống văn thơ đuổi giặc của cha ông vừa nâng cao trong thời đại cách mạng vô
sản. Quan niệm của Hồ Chí Minh không chỉ có tác dụng định hướng toàn bộ sáng tác văn
học của Người mà còn là đường lối văn nghệ của Đảng: văn học là vũ khí, nhà văn là
chiến sĩ.
3.

Phân tích đoạn thơ (3,5 điểm)

Điểm



×