Tải bản đầy đủ (.docx) (60 trang)

Chuyên đề giáo dục giới tính vị thành niên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (397.63 KB, 60 trang )

MỤC LỤC

1


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BPTT
BCS
GDGT
HIV/AIDS
KHHGĐ
NPT
QHTD
SAVY

Biện pháp tránh thai
Bao cao su
Giáo dục giới tính
Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải
Kế hoạch hóa gia đình
Nạo phá thai
Quan hệ tình dục
Survey Assessment of Vietnamese Youth - Điều tra quốc gia về

SKSS
STIs

VTN và thanh niên Việt Nam
Sức khỏe sinh sản
Sexually Transmitted Infections - Các bệnh lây truyền qua


THPT
UNICEF

đường tình dục
Trung học phổ thông
United Nations Children's Fund - Quỹ nhi đồng liên hợp

VTN
YTCC
WHO

quốc
Vị thành niên
Y tế công cộng
World Health Organization – Tổ chức Y tế thế giới

2


PHẦN MỞ ĐẦU
1.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Cùng với những thành tựu hết sức to lớn do công cuộc đổi mới đất nước

mang lại, xã hội ta cũng đang đứng trước những cơ hội và thách thức. Đặc biệt
trong lĩnh vực gia đình đang nảy sinh nhiều vấn đề mới, đó không chỉ là các vấn
đề về hôn nhân, dân số, kế hoạch hóa gia đình mà cả vấn đề chăm sóc và giáo
dục giới tính (GDGT) cho trẻ vị thành niên (VTN).
VTN được xác định trong độ tuổi từ 10 – 19 tuổi. Đây là thời kì chuyển

tiếp từ trẻ em thành người lớn, được đánh dấu bằng những thay đổi chưa từng có
trong tất cả các lĩnh vực của đời sống con người, bao gồm cả thể chất, tâm lí và
nhân cách. Đồng thời đây cũng là lứa tuổi rất nhạy cảm và có nhiều đột biến nó chịu sự tác động hết sức mạnh mẽ từ nhiều phía như gia đình, nhà trường và
xã hội. Những vấn đề sức khỏe của VTN có ảnh hưởng và để lại hậu quả nặng
nề cho cả cuộc đời các em về sau. Vì vậy, yếu tố sức khỏe của nhóm người trẻ
tuổi này là yếu tố then chốt cần đầu tư vì sự tiến bộ và phát triển kinh tế - xã hội
một cách toàn diện. Tuy nhiên điều chỉnh để thích ứng với sự phát triển về thể
chất và bảo vệ sức khỏe sinh sản là những thách thức lớn đối với các em.
Do VTN hiện nay bước vào tuổi dậy thì sớm hơn các thế hệ trước và cũng
do quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội, do sự thay đổi về lối sống, sự du nhập
tràn lan chưa kiểm soát được các văn hóa phẩm từ các nước phương Tây và các
khu vực khác trên thế giới đã góp phần thúc đẩy những đảo lộn về chuẩn mực
giá trị và chuẩn mực về đạo đức trong bước chuyển đổi nên VTN đang phải chịu
những tác động cũng như áp lực hết sức mạnh mẽ từ môi trường xã hội, nhất là
khu vực thành thị.
Trong khi đó, vấn đề GDGT cho đối tượng VTN hầu như chưa được các
bậc cha mẹ cũng như các bậc giáo dục, các nhà quản lí xã hội quan tâm đúng
mức. Không ít cha mẹ còn cho rằng GDGT cho các em là “vẽ đường cho hươu
chạy”, còn các nhà giáo dục thì lo ngại rằng đó là vấn đề tế nhị, riêng tư, không
“nghiêm túc”, rất khó trình bày trên bục giảng…Vì những lẽ đó, cho đến nay
3


chúng ta vẫn chưa có một chiến lược, một giáo trình quốc gia chính thức cung
cấp kiến thức về vấn đề giới tính cho lứa tuổi này.
MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI

2.

Cung cấp kiến thức, kĩ năng, thực hành về tình bạn, tình yêu, tuổi dậy thì,

cấu tạo và chức năng cơ quan sinh sản, quan hệ tình dục, quá trình thụ thai và
mang thai, các biện pháp tránh thai, các phương pháp pháp nạo hút thai, các
bệnh lây truyền qua đường tình dục, các hậu quả do mang thai ở độ tuổi VTN.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
3.1.

Đối tượng nghiên cứu
Những kiến thức về GDGT

3.2.

Khách thể nghiên cứu

- Trẻ VTN
- Phụ huynh
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu có kiến thức về tình bạn, tình yêu, tuổi dậy thì, cấu tạo và chức năng
cơ quan sinh sản, quan hệ tình dục, quá trình thụ thai và mang thai, các biện
pháp tránh thai, các phương pháp pháp nạo hút thai, các bệnh lây truyền qua
đường tình dục, các hậu quả do mang thai ở độ tuổi VTN thì các em có thể
liên hệ những kiến thức trong sách vở với thực tế và các bậc phụ huynh có
hướng đi đúng đắn trong việc GDGT cho con em mình.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Tổng hợp các tài liệu liên quan đến GDGT
6.

ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
- Hệ thống được kiến thức cơ bản về GDGT
- Làm tư liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh


4


PHẦN NỘI DUNG
1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
Vị thành niên:



Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO lứa tuổi VTN được giới hạn trong độ tuổi
từ 10-19 tuổi, là một giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi thơ sang người lớn. Đây là
một giai đoạn đặc biệt, duy nhất của cuộc sống có một loạt những thay đổi, bao
gồm: sự hoàn thiện về thể chất, sự biến đổi, điều chỉnh tâm lý và sự biến đổi các
quan hệ xã hội nhằm đáp ứng các nhiệm vụ phát triển. Đây cũng là giai đoạn
nảy simh nhiều rỗi nhiễu tâm lý nhất so với lứa tuổi khác.
Các nhà nghiên cứu sinh lý cũng đã phân chia lứa tuổi này thành 3 giai đoạn:
-

Giai đoạn VTN sớm, tương đương với tuổi thiếu niên sớm (nam: 12-14 tuổi,

-

nữ: 10-12 tuổi).
Giai đoạn VTN giữa, tương đương với tuổi thiếu niên lớn (nam: từ 14-16

-

tuổi, nữ: 13-16 tuổi).
Giai đoạn VTN cuối, tương đương với lứa tuổi thanh niên (nam: từ 17-19
tuổi, nữ: từ 16-18 tuổi).

Độ tuổi 16-18 là giai đoạn thay đổi một cách toàn diện cả về tâm lý và tình

cảm của mỗi cá nhân. Sự tăng trưởng của cơ thể, đặc biệt là sự phát triển của các
cơ quan sinh dục đã xuất hiện năng lực tình dục. Ham muốn tình dục, nhu cầu
tình dục nếu trước đây chỉ tồn tại ở dạng tiềm năng thì nay đã trở thành động lực
thực sự chi phối tình cảm, thái độ và hành vi của chủ thể đối với bạn khác giới.
Hiện nay trên thế giới có khoảng hơn 1,7 tỷ người ở độ tuổi VTN, chiếm
khoảng 1/4 dân số thế giới, ở những nước có nền kinh tế kém phát triển thì dân
số lại càng trẻ hơn. Những nước phát triển thì dân số đang có nguy cơ ngày càng
già đi, có khoảng 80% VTN hiện đang sống ở các nước đang phát triển.
Ở Việt Nam hiện nay VTN chiếm tỷ lệ khá cao và ngày càng tăng, năm
1989 tỷ lệ VTN có 14,3 triệu người chiếm 22,3%, năm 1999 VTN là 17,3 triệu
người chiếm 22,7%, năm 2009 là 27,9%


Giới tính:
5


Giới tính xác định sự khác nhau về mặt sinh học giữa nam và nữ, sinh ra đã
có và không thể thay đổi được.


Giáo dục giới tính (GDGT):
GDGT (sexual education) là quá trình lâu dài giúp mọi người thu được

thông tin, định hình thái độ, tin tưởng và giá trị về nhân dạng, mối quan hệ và sự
thân mật. Bao gồm thông tin về sự phát triển của tình dục, sức khỏe sinh sản,
mối quan hệ cá nhân, tình cảm, hình dung về cơ thể và vai trò của giới. Theo
SIECUS (Hội đồng thông tin và GDGT Mỹ - Sexuality Information and

Education Council of the US), GDGT nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết về sự
phát triển giới tính, sự sinh sản ở người và những hành vi tình dục lành mạnh ở
thanh thiếu niên.


Sức khỏe sinh sản (SKSS):
Tại hội nghị quốc tế về dân số và phát triển tại Cai - rô (Ai Cập) năm 1994

và hội nghị quốc tế về phụ nữ năm 1995 tại Trung Quốc, SKSS được định nghĩa
là: “Sức khỏe sinh sản là một trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất và xã
hội chứ không phải là không có bệnh tật, không tàn phế trong mọi lĩnh vực có
liên quan đến hệ thống chức năng và quá trình sinh sản”
Như vậy, SKSS không chỉ là chuyện sinh con khỏe mạnh mà còn là một
cuộc sống tình dục an toàn, hòa hợp, có khả năng sinh đẻ, tự quyết định thời
điểm sinh đẻ hợp lý với số con mong muốn, có quyền nhận thông tin về SKSS,
quyền tiếp nhận với những phương tiện, dịch vụ chăm sóc SKSS và tự do lựa
chọn dịch vụ phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội và sức khỏe con người.
Sau Hội nghị Cairo, SKSS bao gồm 6 nội dung chính có liên quan mật thiết
với nhau, đó là: SKSS, KHHGĐ, sức khỏe phụ nữ và làm mẹ an toàn, vô sinh,
bệnh nhiễm khuẩn và bệnh lây truyền qua đường tình dục, tình dục. Nhưng mỗi
khu vực, mỗi quốc gia lại có những vấn đề ưu tiên của riêng mình, nên các tổ
chức tham gia vào việc thực hiện chương trình SKSS đã cụ thể hoá 10 nội dung
như sau: (1) Làm mẹ an toàn. (2) KHHGĐ. (3) NPT (giảm NPT ngoài ý muốn).
(4) Bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản. (5) Các STIs. (6) Giáo dục tình dục. (7)
6


Phát hiện sớm ung thư vú và đường sinh dục. (8) Vô sinh (giúp đỡ các cặp vô
sinh, cá nhân vô sinh). (9) Sức khỏe VTN. (10) Giáo dục truyền thông về SKSS,
KHHGĐ.



Biện pháp tránh thai (BPTT)
Biện pháp tránh thai là các biện pháp can thiệp tác động lên cá nhân nhằm

ngăn cản việc thụ thai ở người phụ nữ. Các BPTT thường áp dụng là thuốc, hóa
chất, thiết bị đưa vào cơ thể, các thủ thuật ngoại khoa cắt đứt đường đi, ngăn cản
tinh trùng gặp trứng, hoặc các nỗ lực của các cá nhân nhằm tránh thụ thai. BPTT
giúp cho cá nhân và các cặp vợ chồng thực hiện KHHGĐ.


Bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs)
Bệnh lây truyền qua đường tình dục là những bệnh lây chủ yếu bằng cách

tiếp xúc trực tiếp thân thể, đặc biệt là qua sinh hoạt tình dục. Bệnh có thể lây
truyền giữa nam với nam, nữ với nữ nhưng chủ yếu thường gặp ở những người
QHTD khác giới. Vì vậy, nguyên tắc điều trị là phải điều trị cho cả hai người vợ
và chồng hoặc bạn tình.
Bệnh lây truyền qua đường tình dục là các bệnh lây do QHTD (qua hậu
môn, âm đạo hay miệng) với người nhiễm bệnh.
2. CÁC SỐ LIỆU CƠ BẢN
2.1. Các vấn đề về GDGT ở VTN
Thanh thiếu niên là một bộ phận dân cư đông đảo bao gồm cả VTN (từ 1019 tuổi) và thanh niên (từ 15-24 tuổi). Hiện nay khoảng 30% dân số toàn cầu là
trong độ tuổi từ 10-24. Trên 80% số người trẻ tuổi này sống ở các nước đang
phát triển.
Giai đoạn VTN là thời kỳ chuyển tiếp từ trẻ em thành người lớn, được đánh
dấu bằng những thay đổi đặc tính về mặt thể chất cũng như tâm tư, tình cảm.
Những vấn đề sức khỏe của VTN có ảnh hưởng và để lại hậu quả nặng nề cho cả
cuộc đời của họ về sau. Vì vậy sức khỏe của nhóm người trẻ tuổi này là yếu tố
then chốt cần đầu tư vì sự tiến bộ và phát triển kinh tế - xã hội cho mỗi quốc gia

và toàn cầu. Rất nhiều vấn đề mà VTN phải quan tâm có mối liên hệ qua lại với
7


nhau và cần phải được xem xét và giải quyết một cách toàn diện. Tuy nhiên,
điều chỉnh để thích ứng với sự phát triển về thể chất và bảo vệ SKSS là những
thách thức rất lớn đối với họ. Chính vì vậy, GDGT cho đối tượng VTN là một
vấn đề vô cùng cấp thiết.
Các vấn đề về GDGT cho VTN cần được quan tâm bao gồm kiến thức về
bộ phận sinh dục và dậy thì, quan hệ tình dục (an toàn và không an toàn) và các
bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs), hiểu biết về tránh thai và các BPTT,
hôn nhân, mang thai và sinh con ở lứa tuổi VTN, phá thai, nhu cầu của VTN về
các thông tin liên quan đến GDGT và chương trình GDGT cho VTN hiện nay.
2.2.

Kiến thức về bộ phận sinh dục và dậy thì
Theo kết quả nghiên cứu "Khảo sát VTN và biến đổi xã hội" do Viện Xã

hội học tiến hành năm 1999, khi trả lời câu hỏi "Thời gian nào của chu kỳ kinh
nguyệt là thời gian dễ thụ thai nhất?" chỉ có 13% em gái và 7% em trai trả lời
đúng (đó là vào thời điểm khoảng giữa 2 tuần trước khi có kinh). Còn theo một
nghiên cứu tại huyện Chí Linh, Hải Dương, về kiến thức biết ít nhất 1 dấu hiệu
dậy thì của nữ thì có 60, 3% VTN liệt kê được.
Theo một nghiên cứu của Bộ Y tế, có đến 50% VTN chưa có tri thức đầy
đủ về sinh lý tuổi dậy thì và các vấn đề tình dục, mang thai, 90% không biết
cách áp dụng một biện pháp phòng tránh thai nào. Trong khi đó, tình trạng quan
hệ tình dục trước hôn nhân ở lứa tuổi này ngày một tăng. Điều đó dẫn đến sự gia
tăng các bệnh lây qua đường tình dục, các biến chứng liên quan đến NPT (nhiễm
trùng, tổn thương đường sinh dục, vô sinh, tử vong...).
Xã hội ngày càng phát triển, VTN càng có nhiều cơ hội tiếp cận với các

nguồn thông tin về dậy thì và cách chăm sóc sức khỏe cho bản thân trong thời
kỳ dậy thì. Tuy nhiên, từ việc tiếp cận thông tin đến việc có thực hành đúng là
một khoảng cách rất lớn. Trong nghiên cứu này, đối tượng được quan tâm là
những VTN ở lứa tuổi 16-18 là lứa tuổi VTN cuối, đã qua thời điểm bắt đầu dậy
thì mà đang ở giai đoạn hoàn thiện bản thân để chuyển sang giai đoạn người lớn
nên chúng tôi sẽ không đề cập nhiều đến quá trình dậy thì của các em.
8


2.3.

Quan hệ tình dục và các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs)

Tình dục không phải chỉ đơn thuần là mối quan hệ xác thịt, nó là nền tảng
vững chắc cho hôn nhân và gia đình. Hoạt động tình dục cũng là một thực thể
sức khỏe. Sức khỏe tình dục là “ Sự hòa hợp thành một hệ thống nhất từ nhiều
mặt của cơ thể, cảm xúc, trí thức và xã hội của cuộc sống tình dục theo chiều
hướng tích cực và làm tốt thêm, nhằm nâng cao nhân cách, giao tiếp và tình yêu.
Mỗi người có quyền tiếp nhận thông tin về tình dục và quan tâm đến mối quan
hệ tình dục khoái cảm cũng như sự sinh sản”. Tình dục là đỉnh cao của tình yêu,
tuy nhiên quan niệm về QHTD rất khác nhau qua từng thời kỳ lịch sử, từng xã
hội và từng nền văn hóa khác nhau. Nếu trước đây, hoạt động tình dục được xem
là xấu xa, đáng hổ thẹn, nhất là QHTD trước hôn nhân thì ngày nay đã có những
quan niệm cởi mở, tiến bộ hơn.
Ngày nay, cùng với sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, con người ngày
càng hoàn thiện hơn về thể chất lẫn tinh thần. Thanh thiếu niên dậy thì sớm hơn,
thời gian học tập dài hơn và hoạt động QHTD cũng sớm hơn trước đây. Hậu quả
là các bệnh lây truyền qua đường tình dục có xu hướng gia tăng trên toàn thế
giới.
QHTD trước hôn nhân:

Ở Thái Lan, từ những năm 70 người ta đã nhận thấy rằng hoạt động tình
dục ở thanh thiếu niên ngày càng tăng, trên 60% VTN nam có QHTD với bạn
gái hoặc gái mại dâm, một số mới chỉ 13 tuổi. Số VTN nữ tuy có hoạt động tình
dục ít hơn nhưng số em gái trở thành các bà mẹ trẻ đã tăng lên. Hậu quả của
hoạt động tình dục sớm là STIs và thai nghén không mong muốn không ngừng
tăng lên. Ở Bangladesh 25% VTN nữ 14 tuổi và 34% VTN nữ ở Nepan đã kết
hôn sớm, mặc dù tuổi kết hôn hợp pháp của hai nước này là 16, do đó tai biến do
sinh đẻ của VTN cũng tăng lên. Còn trong một công trình điều tra kéo dài 3 năm
về hành vi tình dục ở thanh thiếu niên ở Hà Lan, có khoảng 42% nam và 33%
nữ ở tuổi chưa lập gia đình đã có quan hệ tình dục. Trong số đó, hơn 70% cả
nam lẫn nữ đã biết sử dụng một phương pháp tránh thai ngay từ lần QHTD đầu
9


tiên. BCS là biện pháp được sử dụng nhiều nhất, chiếm 40% vừa đề phòng tránh
thai vừa để phòng lây nhiễm STIs, HIV/AIDS, 20% dùng viên tránh thai và 10%
dùng phối hợp cả 2 phương pháp trên (Theo tài liệu của CGFED). Báo cáo tình
hình trẻ em năm 2011 của UNICEF có nhan đề “Tuổi VTN – Tuổi của những cơ
hội” nhấn mạnh vào tính cấp thiết của việc đầu tư cho trẻ VTN, nhằm phá vỡ
vòng luẩn quẩn của đói nghèo và bất bình đẳng. Bản báo cáo đã chỉ ra rằng, trẻ
VTN khắp thế giới ngày nay khỏe mạnh hơn so với trước đây. Tuy nhiên, rất
nhiều trẻ VTN khắp thế giới đang có hành vi tham gia QHTD. Tại các quốc gia
đang phát triển, không kể Trung Quốc, khoảng 11% nữ giới và 6% nam giới ở
độ tuổi 15-19 đã từng có QHTD trước khi 15 tuổi. Một tổng kết của viện
Guttmacher, Mỹ đã chỉ ra rằng có ít nhất ba phần tư VTN/TN ở các quốc gia
phát triển có QHTD trước hôn nhân. Ở Mỹ, VTN hầu như có quan hệ trước tuổi
15 và có hơn 1 bạn tình trong vòng 1 năm. Riêng ở Việt Nam, theo SAVY 2
(2009) thì tuổi QHTD lần đầu trung bình của thanh niên là 18,1 tuổi, giảm 1,5
tuổi so với thanh niên trong SAVY 1. Con số này đối với nam là 18,2 tuổi (giảm
1,8 tuổi so với nam trong SAVY 1 có tuổi QHTD lần đầu là 20 tuổi), và đối với

nữ là 18 tuổi (giảm 1,4 tuổi so với nữ trong SAVY 1 có tuổi quan hệ tình dục lần
đầu là 19,4 tuổi) So với SAVY 1, tuổi QHTD của thanh niên trong SAVY 2 có
xu hướng giảm. Ở SAVY 1, tuổi QHTD lần đầu trung bình của toàn mẫu là 19,6;
đối với nam là 20 tuổi, và đối với nữ là 19,4 tuổi. Tỷ lệ thanh niên chưa lập gia
đình nhưng đã có QHTD tăng theo độ tuổi. Ở độ tuổi 14-17 có rất ít thanh niên
nam và nữ cho biết họ đã từng có QHTD. Ở độ tuổi 18-21 đã có 14,8% nam và
2,1% nữ cho biết họ đã có QHTD. Tỷ lệ này tăng lên tương ứng là 29,8% cho
nam và 6,1% cho nữ ở độ tuổi 22-25.
Thanh niên ngày càng có quan niệm thoáng hơn về vấn đề QHTD trước
hôn nhân. Trong một nghiên cứu tiến hành trên đối tượng VTN ở lứa tuổi cấp 2,
có đến 20,3% học sinh đồng ý với ý kiến “QHTD ở tuổi VTN (10-19 tuổi) là
bình thường, miễn sao hai người yêu nhau”. Về hành vi QHTD trước hôn nhân,
có tới gần 10% thanh niên Việt Nam trong độ tuổi 15-24 đã kết hôn cho biết, họ
10


đã có QHTD trước hôn nhân. Ngiên cứu của Nguyễn Thị Xuân Anh (2008) về
kiến thức, thái độ, thực hành về QHTD và một số yếu tố liên quan ở học sinh
trường THPT Tây Hồ, quận Tây Hồ năm 2008 chỉ ra rằng tình trạng thanh thiếu
niên có QHTD ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường là một thực tế.
2.4.

Bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs)
Theo đánh giá của WHO, hàng năm có 250 triệu người mới nhiễm STIs

mà tỷ lệ cao nhất là ở độ tuổi 20-24, thứ hai là ở độ tuổi 15-19. Những người trẻ
tuổi là nhóm có nguy cơ cao của loại bệnh này bởi họ có QHTD mà ít dùng
BCS. Nhiều người lây nhiễm và mắc AIDS từ khi còn dưới 20 tuổi. Nguy cơ
mắc STIs và AIDS cao chung cho cả nam và nữ, nhưng nữ vẫn cao hơn. Cũng
theo WHO, 1/20 số nữ VTN mắc STIs mỗi năm. Nghiên cứu trên phạm vi nhỏ ở

Kenya, Nigieria, Sierra Leone tỷ lệ này này thay đổi từ 16-36%. Ở một thành
phố của Peru, trong một trường trung học, 23% học sinh nam có STIs và ở Mỹ
1/8 VTN đăng ký STIs hàng năm. Hiện nay trên thế giới có 15 triệu người
nhiễm HIV, tỷ lệ cao nhất trong nhóm tuổi 15-25 cho nam giới và 25-35 cho nữ
giới. Một nghiên cứu ở Ruanda cho thấy có hơn 25% phụ nữ có thai trước tuổi
17 dương tính với HIV.
Tại Việt Nam, theo kết quả nghiên cứu "Khảo sát VTN và biến đổi xã hội"
do Viện Xã hội học tiến hành năm 1999, khi được hỏi về tên của các bệnh lây
truyền qua đường tình dục mà các em biết thì có đến 20% các em không kể được
tên một bệnh lây truyền qua đường tình dục nào và có đến 14% các em chưa bao
giờ nghe nói đến bệnh HIV/AIDS. Khả năng nhiễm STIs của VTN cao hơn bình
thường do họ có ít kháng thể hơn, đường sinh dục chưa hoàn chỉnh nên khả
năng lây bệnh cao hơn. Trong nghiên cứu về VTN ở huyện Chí Linh, tỉnh Hải
Dương, tỷ lệ nhận thức đúng về tình dục an toàn chỉ chiếm 44,4% trong tổng số
người biết về STIs (thấp hơn ở những người chưa kết hôn: 42,6%, so với những
người đã kết hôn: 64%).Trong tổng số VTN tại địa bàn Chí Linh, có 69,8% đối
tượng từng nghe về HIV/AIDS, và tỷ lệ này rất thấp so với kết quả của điều tra
quốc gia, thậm chí còn thấp hơn tỷ lệ ở VTN dân tộc thiểu số của mẫu điều tra
11


quốc gia về VTN và thanh niên SAVY (84,7%). Tỷ lệ đối tượng nghe nói về
HIV/AIDS biết ít nhất một biện pháp giảm nguy cơ nhiễm HIV/AIDS là 46,1%.
Tỷ lệ hiểu biết tăng lên theo tuổi, chỉ có 3,5% VTN độ tuổi 10-14 trả lời đúng,
rất thấp so với 28,6% ở độ tuổi 20-24. Trong số người nghe nói về STIs, số
người biết HIV/AIDS là một bệnh STIs chiếm tỷ lệ cao nhất (65,1%), sau đó
đến bệnh giang mai (29,7%) và lậu (23,1%). Những tỷ lệ này rất thấp so với số
liệu quốc gia. Kiến thức về HIV/AIDS của thanh thiếu niên vẫn còn nhiều hạn
chế. Rất nhiều bạn trẻ cho rằng HIV/AIDS không liên quan tới đời sống của họ
cho dù thông tin về HIV/AIDS đã được tuyên truyền rộng rãi trong cả nước.

Theo báo cáo của UNICEF, Việt Nam có khoảng 283 700 trẻ em và trẻ VTN từ
0-15 tuổi bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, nhiều người trong số này đối mặt với
nguy cơ lây nhiễm HIV. Tuy nhiên, theo SAVY II, chỉ có 42,5% thanh niên trong
độ tuổi 15-24 có hiểu biết toàn diện về đường lây truyền HIV so với mục tiêu
quốc gia là 95% trong năm 2010. Tỷ lệ VTN trong tổng số người nhiễm
HIV/AIDS ở Việt Nam đã tăng từ 5% (năm 1997) lên 9,4% (năm 2001). Nhiều
triệu trẻ em trên thế giới bước vào tuổi hoạt động tình dục với nguy cơ có thai
ngoài ý muốn, HIV/AIDS và STIs khác. Rất nhiều người lớn không chấp nhận
một thực tế là con cái họ đang ở tuổi hoạt động tình dục, mặc dù nhiều nghiên
cứu cho thấy rằng bất chấp ràng buộc về văn hóa, tập tục, tôn giáo, phần lớn
thiếu niên đều bắt đầu có hoạt động tình dục dưới các hình thức khác nhau. Ở
hầu hết các quốc gia, trường học, chính phủ và bố mẹ vẫn chưa cung cấp cho trẻ
VTN những thông tin cần thiết để chúng có thể có những quyết định và hành vi
đúng đắn, để khỏi ảnh hưởng đến tương lai về sức khỏe sinh sản.
2.5.

Hiểu biết về tránh thai và các BPTT
Trong một nghiên cứu tại huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, chỉ có khoảng

một nửa số trường hợp được hỏi (49,6%) đã từng nghe nói về các BPTT. Trong
đó, biện pháp được biết đến nhiều nhất là BCS với hơn 4/5 số VTN trả lời, tiếp
theo là thuốc uống tránh thai với tỷ lệ 77,9% và dụng cụ tử cung chiếm tỷ lệ
36%. Khi được hỏi về thời điểm dễ thụ thai nhất, chỉ có 12, 8% VTN trả lời
12


đúng. Trong một nghiên cứu khác, hiểu biết về BPTT của các cô gái tương đối
khá nhưng sử dụng BPTT lại hạn chế: khi được hỏi về BPTT, 91% nói ngay là
BCS, 77% nói về thuốc viên, 56% nói đến xuất tinh ngoài và 54% tính thời kỳ
an toàn. Hầu hết tự trang bị những kiến thức về BPTT thường là qua sách báo

(61%), xem ti vi (47%). Chỉ có 10% được nghe BPTT ở trường học và 56%
chưa bao giờ nói về BPTT với bất kỳ ai, 24% nói rằng họ nhận được thông tin từ
quảng cáo nhưng các kiến thức này không được cụ thể. Trong thực tế 40%
không sử dụng BPTT nào, 36% xuất tinh ngoài và 24% không trả lời, chỉ 15%
đã sử dụng BPTT hiện đại (14% dùng BCS, 1% dùng thuốc viên).
Theo quan điểm của các bác sĩ sản khoa cũng như tâm lý thì các biện
pháp tránh thai cần được áp dụng cả với những em gái VTN. Vì tình trạng quan
hệ tình dục trước hôn nhân của giới trẻ ngày nay ngày càng phổ biến và nằm
ngoài tầm kiểm soát.
2.6.

Vấn đề nạo phá thai
Trên toàn thế giới, nạo phá thai ở lứa tuổi 15-19 ít nhất cũng có khoảng 5

triệu ca trong tổng số ước đoán là 50 triệu ca phá thai hàng năm. Ở các nước
công nghiệp phát triển và nhiều nước châu Phi, những cô gái trẻ chưa kết hôn
chiếm một tỷ lệ lớn của số người nạo thai. Tỷ lệ nạo thai ở VTN rất khác nhau
giữa các nước: 13 ca mỗi năm trên 1000 phụ nữ từ 15-19 tuổi ở Mexico, 36 ca
trên 1000 phụ nữ độ trong tuổi VTN ở Dominique, Đức chỉ có 3 ca nạo phá thai
hàng năm trên 1000 trẻ trong độ tuổi 15-19, tỷ lệ này ở Mỹ là 36/1000. Ở một số
quốc gia như Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Anh và xứ Wales, Phần Lan, Na Uy,
Slovania và Thụy Điển, tỷ lệ phá thai là 10-20‰, tỷ lệ cao nhất ở Nga là 56‰.
Một khi mang thai, các cô gái 15-17 hầu như chọn giải pháp phá thai hơn là tiếp
tục mang thai và sinh con. Tỷ lệ này cũng cao hơn ở lứa tuổi 18-19. Còn theo
tổng hợp của POLICY Project thì ở các nước châu Á, việc phá thai ở độ tuổi
VTN trở nên khá phổ biến vì quan niệm mang thai ở phụ nữ chưa lập gia đình
không được xã hội chấp nhận, đặc biệt là ở các nước Đông Nam Á như
Campuchia, Indonesia, Philipine và Việt Nam. Tỷ lệ phá thai ở nữ VTN chưa kết
13



hôn là 40%. Phá thai đã gây ra nhiều hậu quả nặng nề lên sức khỏe, đặc biệt khi
phá thai là bất hợp pháp ở một số nước nên họ đã phải chấp nhận các dịch vụ
kém chất lượng.
Kết quả điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình (1/4/1993)
cung cấp thông tin về tình trạng hôn nhân của dân số từ 13 tuổi trở lên như sau:
nhóm 13-14 tuổi đã kết hôn là 0,34% chung cho cả nam và nữ, riêng đối với nữ
là 0,38%. Ở nhóm 15-19 tuổi, nữ và nam đã kết hôn tương ứng là 6,6% và
9,76%. Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ phá thai cao trên thế giới.
Theo số liệu của Bộ Y tế, nước ta có khoảng 300.000 ca NPT ở những người trẻ
dưới 19 tuổi vào năm 1992. Tại bệnh viện Phụ sản Trung ương, từ tháng 38/2001 có 2344 trường hợp NPT, trong đó có tới 19,5% là ở độ tuổi VTN. Tuổi
ít nhất trong số này là 16, trong đó học sinh chiếm tới 17,9%, chưa có chồng
chiếm 76,59%. Trong một nghiên cứu khác, theo khảo sát về nạo phá thai ngoài
hôn nhân thì VTN chiếm tỷ lệ 12% tổng số của nhóm chưa kết hôn, một số
không lớn về mặt giá trị tuyệt đối nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn tới xã hội.
Tỷ lệ NPT ở VTN là 2,2% trong tổng số các ca NPT năm 2010 (theo Báo
cáo về sức khỏe sinh sản của Bộ Y tế năm 2010). Trong khi đó, khoảng 1/3
thanh niên và VTN Việt Nam còn gặp khó khăn trong tiếp cận các dịch vụ tư
vấn và chăm sóc sức khỏe sinh sản. Trẻ VTN (từ 10-17 tuổi) ở nước ta có
khoảng 23,8 triệu người, chiếm 31% dân số. Theo thống kê của Hội Kế hoạch
hóa gia đình thì Việt Nam là một trong ba nước có tỷ lệ phá thai cao nhất thế
giới (1, 2-1, 6 triệu ca mỗi năm), trong đó 20% thuộc lứa tuổi VTN, thậm chí có
em mới... 12 tuổi. Điều tra quốc gia về VTN và thanh niên Việt Nam cho thấy,
7,6% trong độ tuổi này có quan hệ tình dục trước hôn nhân. Đó là chưa kể tới rất
nhiều ca NPT tại những cơ sở y tế tư nhân nhưng không thể kiểm soát và thống
kê được.
Các bác sĩ sản khoa luôn tâm niệm rằng NPT thông thường chỉ dùng cho
những trường hợp bất khả kháng. Bởi lẽ những tai biến trước mắt do NPT dễ
xảy ra như: băng huyết, nhiễm khuẩn, sót nhau, thủng tử cung, tắc ống dẫn
14



trứng, rách bàng quang, nhiễm trùng máu và có thể gây tử vong nhất là những
trường hợp các em mang thai ở độ tuổi từ 13-15 tuổi. Hậu quả về sau nữa là các
em sẽ có nguy cơ: nhiễm độc thai nghén, sảy thai, đẻ non, bị sản giật, chuyển dạ
kéo dài, sang chấn thương nặng đường sinh dục, có khi phải tiến hành mổ hoặc
cắt nới âm hộ để lấy thai. Còn nếu giữ thai thì dễ gặp phải nguy cơ về nhiễm độc
thai, tăng huyết áp, thiếu máu, sinh non và nhau tiền đạo. Tỷ lệ nạo phá thai cao
và không an toàn là một vấn đề hết sức đáng lo ngại của SKSS VTN-TN Việt
Nam. Trên 30% các ca nạo phá thai là của các phụ nữ trẻ chưa có gia đình trong
tổng số ước tính khoảng trên 1 triệu các ca nạo phá thai được ghi nhận. Trong
khi tỷ lệ nạo phá thai chung có giảm nhẹ trong những năm gần đây ở Việt Nam,
tỷ lệ phụ nữ trẻ chưa có gia đình nạo phá thai lại tăng đáng kể. Nhiều người
trong số họ đã nạo phá thai tại các cơ sở y tế tư nhân. Kỳ thị xã hội và tính riêng
tư là những nguyên nhân chính khiến những người trẻ tuổi đến với các cơ sở y tế
tư nhân, nơi mà chất lượng dịch vụ có nhiều hạn chế.
Trả lời cho câu hỏi “Nạo phá thai ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?”,
trong số 91,3% học sinh cho rằng nạo phá thai có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe,
21,2% trong số đó lại không biết ảnh hưởng xấu đến cơ thể như thế nào, còn lại
có 66,9% học sinh cho là có thể gây vô sinh, một tỷ lệ ít hơn thì cho là có thể bị
nhiễm trùng (48,3%), ảnh hưởng tâm lý (44,7%), tử vong (38,3%) và một số hậu
quả khác.
2.7.

Các vấn đề liên quan đến hôn nhân, mang thai và làm mẹ ở lứa tuổi
VTN
Kiến thức về mang thai ở thanh thiếu niên còn rất hạn chế. Thanh thiếu

niên chủ yếu biết được thông tin về mang thai hay kế hoạch hóa gia đình qua các
nguồn thông tin đại chúng. Mức độ biết các thông tin này từ nhà trường, gia

đình, nhân viên y tế/dân số hay các cơ sở tư vấn sức khỏe sinh sản còn rất khiêm
tốn. Đối với những câu hỏi đơn giản như "Liệu một bạn gái có thể mang thai sau
lần quan hệ tình dục đầu tiên không?" cũng chỉ có 71% (nam 67% và nữ 74%)
trả lời là "có". Đối với câu "Nếu không muốn mang thai, người ta nên làm gì?"
15


chỉ với những phương án trả lời đơn giản là (1) sử dụng các biện pháp tránh thai,
(2) không quan hệ tình dục, (3) biện pháp khác, và (4) không biết, cũng chỉ có
82% thanh niên (83% nam và 81% nữ) chọn "sử dụng các biện pháp tránh thai".
Tỷ lệ phần trăm nam nữ thanh niên trả lời đúng câu hỏi về thời điểm dễ có thai
trong chu kỳ kinh của phụ nữ là khá thấp. Ở SAVY 2, chỉ có 13% (7% nam và
18% nữ) trả lời đúng câu hỏi này (thời điểm "giữa hai kỳ kinh"). Ở SAVY 1 có
17% (11% nam và 22% nữ) trả lời đúng câu này.
Những hậu quả do mang thai ở lứa tuổi VTN:
-

Trong độ tuổi VTN, cơ thể chưa hoàn thiện đầy đủ hoặc do không đủ chất để
phát triển cơ thể, khi mang thai VTN thường bị suy dinh dưỡng, thiếu máu,
gây ảnh hưởng lớn đến cả sức khỏe của mẹ và con khi sinh ra. Thêm vào đó,
khung chậu còn hẹp, chưa phát triển hoàn thiện sẵn sàng cho việc sinh đẻ nên

-

khi sinh con dễ bị can thiệp.
Tỷ lệ nhiễm độc thai nghén, tiền sản giật, sản giật tương đối cac ở lứa tuổi

-

VTN

Xã hội phải chi trả những trợ cấp về y tế và xã hội, trợ cấp khó khăn cho cả
mẹ và con, đồng thời phải chi trả gián tiếp về học vấn thấp kém dẫn đến việc

-

làm kém hiệu hiệu quả của lực lượng không có tay nghề.
Phần lớn VTN khi mang thai và sinh con sẽ nghỉ học sớm, họ sẽ giảm khả
năng có việc làm vì trình độ thấp kém dẫn đến nguy cơ đói nghèo cho họ và

-

gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Lứa tuổi VTN vẫn đang trong quá trình hoàn thiện bản thân cả về thể chất,
tinh thần lẫn học hỏi những kỹ năng sống cần thiết, họ chưa sẵn sàng để làm
cha mẹ, khi sinh con ra thì người chăm sóc trẻ sẽ là ông bà chứ không phải

-

cha mẹ, như vậy sẽ tạo áp lực cho gia đình.
Hiện nay, dư luận xã hội và nhất là xã hội Việt Nam vẫn chưa chấp nhận việc
VTN mang thai và sinh con, như vậy họ sẽ gặp khó khăn trong cuộc sống sau
này, như vậy không chỉ bản thân VTN mà cả gia đình họ sẽ phải chịu sự
khinh rẻ của dư luận xã hội và sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống.
2.8.
Nhu cầu của VTN về các thông tin liên quan đến GDGT

16


Đa số các điều tra, nghiên cứu tại Việt Nam dù với quy mô lớn hay nhỏ

đều cho thấy nhu cầu cấp thiết của VTN về các vấn đề giới tính và GDGT. VTN
nói chung và đặc biệt tuổi dậy thì nói riêng không phải là người lớn thu nhỏ lại.
Các em cũng có những nhu cầu và ham muốn hiểu biết, tò mò, tìm tòi cái mới
trong xã hội, kể cả trong những lĩnh vực rất tế nhị và nhạy cảm như SKSS và
GDGT.
Đối tượng thanh niên chưa lập gia đình, nhất là đối tượng VTN nhìn
chung chưa được quan tâm giúp đỡ cũng như hướng dẫn về các vấn đề liên quan
đến tình dục và sinh sản, việc tiếp cận các kiến thức và dịch vụ cũng chưa đầy
đủ. Trong khi đó, nhu cầu tìm hiểu thông tin của họ là rất lớn. Các nguồn cung
cấp thông tin về GDGT cho VTN hiện nay chủ yếu vẫn là gia đình, các phương
tiện thông tin đại chúng và nhân viên chuyên môn về các lĩnh vực y tế, giáo dục.
Vai trò của gia đình thông qua giáo dục giữa cha mẹ và con cái đã được coi là
nguồn thông tin giáo dục quan trọng trong giáo dục tình dục và SKSS cho VTN
bên cạnh hai chủ thể khác là nhà trường và xã hội. Giáo dục tình dục và SKSS
trong gia đình không những giúp VTN ngăn ngừa được những hành vi thiếu
lành mạnh mà còn giúp trẻ phát triển những giá trị tính dục bản thân, nâng cao
sức khoẻ tình dục và SKSS không những trong giai đoạn dậy thì mà còn trong
suốt cuộc đời. Theo nghiên cứu của Durex, hầu hết người trả lời đều cho rằng
việc giáo dục sức khỏe liên quan đến tình dục nên được thực hiện là cha mẹ và
kế đến là thầy cô giáo.
Thông tin đại chúng hiện nay ngày càng nhiều hình ảnh về sex, bạo lực,
hút thuốc, uống rượu, ma túy... Thời trang và các buổi biểu diễn thời trang, thi
hoa hậu... trình bày những kiểu thời trang theo khuynh hướng khêu gợi, ở trang
phục cũng như cách biểu diễn. Thông tin đại chúng thường tránh né các vấn đề
về tình dục VTN, dẫn đến những thông tin nhiều mâu thuẫn và không rõ ràng.
Do đó thông tin đại chúng không đáp ứng được nhu cầu của lứa tuổi VTN về
GDGT. Một số quan điểm lo ngại rằng nếu cung cấp cho trẻ VTN những thông
tin và giúp chúng phòng ngừa có thai và các bệnh lây truyền qua đường tình dục
17



sẽ vô tình thúc đẩy trẻ có hoạt động tình dục sớm và bừa bãi. Tuy nhiên, thực tế
thực hiện GDGT ở nhiều nước cho thấy hoàn toàn ngược lại. Tổ chức Y tế thế
giới WHO đã khảo sát 19 chương trình GDGT trường học ở nhiều nước, tất cả
đều cho thấy trẻ VTN có hoạt động tình dục trễ hơn, giảm hoạt động tình dục,
biết cách sử dụng các biện pháp ngừa thai một cách hiệu quả, và hoàn toàn
không thúc đẩy trẻ có hoạt động tình dục sớm và nhiều hơn. GDGT hiệu quả
nhất khi thực hiện trước khi trẻ bước vào tuổi hoạt động tình dục. Các bước tích
cực này sẽ giúp khuyến khích trẻ không hoạt động tình dục sớm và biết cách
sinh hoạt tình dục một cách an toàn, giảm thiểu thai ngoài ý muốn ở các em.
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực kế hoạch hóa gia đình, sự dậy thì sớm
do điều kiện sống cải thiện cùng với quan niệm dễ dãi về tình dục là những
nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tỷ lệ NPT ở trẻ VTN tăng cao. Trong khi đó, vấn
đề GDGT chưa được các bậc cha mẹ cũng như các nhà giáo dục, các nhà quản
lý xã hội quan tâm đúng mức. Không ít cha mẹ cho rằng GDGT, tình dục là “vẽ
đường cho hươu chạy”, còn các nhà giáo dục thì cho rằng đó là vấn đề tế nhị,
riêng tư, không nghiêm túc, rất khó trình bày trên bục giảng... Vì những lẽ đó,
cho đến nay, chúng ta vẫn gặp nhiều khó khăn hay nói đúng hơn là còn “giữ ý”
đối với vấn đề mặc nhiên được coi là “tế nhị” này. Người lớn cần quan tâm tới
các em nhiều hơn nữa, để tạo cho các em một môi trường văn hóa tình dục lành
mạnh, một nhận thức đúng đắn về tình dục với hai chức năng: thỏa mãn nhu cầu
hạnh phúc của con người và duy trì nòi giống.
Ở nước ngoài, trong quan niệm giáo dục về tình dục, khái niệm “an
toàn” đối với họ ngoài vấn đề bệnh tật còn bao gồm cả việc không có thai ngoài
ý muốn. Còn chúng ta hiện nay, “an toàn” là khi con mình không “quan hệ” gì
hết, đây liệu có còn là một quan niệm đúng đắn và hợp thời nữa chăng. Hay chỉ
mang tính cứng nhắc và sẽ lại tiếp tục góp phần “duy trì” hậu quả là tình trạng
nạo phá thai VTN vẫn là vấn đề “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”...
SAVY khuyến nghị các bậc cha mẹ có con ở độ tuổi VTN và thanh niên
cần chú ý nhiều hơn đến việc giáo dục kỹ năng sống cho con, đặc biệt cần thảo

18


luận, trao đổi nhiều hơn với con về các chủ đề quan trọng như tình yêu, tình dục,
hôn nhân, gia đình, kế hoạch hóa gia đình, phòng chống HIV/AIDS và các vấn
đề SKSS khác. Nhà trường cũng cần tăng cường hơn nữa các hình thức giáo dục
kỹ năng sống, cung cấp thông tin về các chủ đề mà học sinh lớn tuổi quan tâm
như tình yêu, tình dục, hôn nhân, gia đình, KHHGĐ, phòng chống HIV/AIDS và
các vấn đề SKSS khác. Cần đẩy mạnh hơn nữa công tác truyền thông dân số,
KHHGĐ, SKSS nhằm cung cấp tốt hơn cho VTN và thanh niên kiến thức cần
thiết về mang thai, KHHGĐ, SKSS, phòng chống HIV/AIDS và các bệnh STIs
khác. Cần cải tiến các hình thức cung cấp dịch vụ SKSS theo hướng thân thiện
hơn đối với lứa tuổi VTN và thanh niên.
2.9.

Chương trình GDGT cho VTN hiện nay
GDGT cho đối tượng VTN đã trở thành một vấn đề cấp thiết bởi lẽ VTN

có những biến đổi nhanh về thể chất và tâm sinh lý nên môi trường tác động tới
lứa tuổi này là điều cần phải xem xét hết sức tỉ mỉ.
GDGT trong gia đình gần đây đã thu hút được sự quan tâm của các bậc
cha mẹ và những người làm công tác xã hội. Đối tượng giáo dục tập trung chủ
yếu vào nam nữ thanh niên, trước hết là tuổi dậy thì. Mục đích của GDGT nhằm
trang bị những kiến thức về tâm sinh lý của hoạt động tình dục cho thanh thiếu
niên.
Tại Mỹ, GDGT bắt đầu từ thế kỷ 20. Thái độ chung của xã hội là lo ngại
và tẩy chay mọi sự bàn luận công khai về tình dục, thậm chí là về cơ thể con
người. hầu như mọi vấn đề liên quan trực tiếp đến tình dục đều bị coi là thô tục
và tà dâm. Thái độ xã hội lúc ấy đã được phản ánh trong những điều luật khắt
khe do Nhà nước và chính phủ liên bang ban hành nhằm chống lại sự dung tục

trong xã hội. Giáo dục tình dục ở Mỹ đã được nhà nước chính thức thừa nhận từ
1964. Đối tượng lúc đầu chủ yếu là trẻ em và VTN. Sau đó cho sinh viên đại học
bắt đầu từ những năm đầu thập kỷ 50.
Ở Việt Nam, từ những năm 60, việc tiếp cận giáo dục SKSS thông qua
cuộc phát động sinh đẻ có kế hoạch được gọi là KHHGĐ. Bản thân việc tuyên
19


truyền, vận động sử dụng BPTT là sự mở đầu cho việc giáo dục sinh sản mặc dù
thời điểm đó chúng ta chưa làm quen với khái niệm SKSS. Ngày nay, giáo dục
sinh sản đã phát triển hơn dưới nhiều hình thức và hoạt động lồng ghép, thu hút
sự tham gia của nhiều đơn vị như Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và đào tạo, ...Tuy nhiên,
nhìn chung vấn đề giáo dục SKSS cho VTN vẫn chưa được quan tâm một cách
tương xứng với sự đòi hỏi của thực tế hiện nay.
Sau hội nghị Cairo và Beijing, nhận thức về vấn đề sức khẻ và SKSS
VTN đã được nâng cao trong các cấp có thẩm quyền và trong nhân dân. Giáo
dục SKSS cho đối tượng VTN nước ta đã và đang được triển khai.
GDGT và tình dục đã được đưa nghiên cứu và bắt đầu đưa vào chương
trình giáo dục phổ thông, đại học từ năm 1984. Sau đó, từ năm 1988 đến năm
1991 bắt đầu thực nghiệm giảng dạy trong nhà trường tại 17 tỉnh và thành phố.
Tiếp sau đó, chương trình được hoàn chỉnh trong giai đoạn 1994-1996. Chương
trình đã chú ý đến GDGT và phần nào tới giáo dục SKSS, song chưa hệ thống.
Mặt khác giáo dục tình dục hầu như bị né tránh, chưa thể hiện trong chương
trình một cách rõ nét, chưa đề cập đến một cách trực diện.
Nội dung giáo dục SKSS VTN trong nhà trường chủ yếu được thể hiện
trong chương trình môn Sinh học và môn Giáo dục công dân, trong đó tập trung
vào chương trình sinh học lớp 8 trung học cơ sở với phần giải phẫu sinh lý
người. Bên cạnh nhà trường, toàn xã hội cũng đang cố gắng làm để giúp đỡ
VTN. Đoàn thanh niên và Hội phụ nữ đã tích cực hỗ trợ nhà trường và gia đình
trong việc giáo dục VTN. Đoàn thanh niên đã và đang đóng góp một vai trò

quan trọng trong việc tham gia tích cực vào chương trình sức khỏe-KHHGĐ. Kể
từ năm 1997 đến nay, Đoàn thanh niên cũng đã và đang tiến hành các chương
trình về giáo dục cuộc sống gia đình cho lứa tuổi thanh niên. Hội phụ nữ cũng
đã tích cực gián tiếp giúp cho các bạn trẻ thông qua định hướng cho các bà mẹ
để họ có thể trực tiếp cung cấp và giáo dục cho con cái mình. Tuy nhiên, vẫn
phải tiếp tục nâng cao nhận thức về SKSS VTN, giúp họ có trách nhiệm trong
cuộc sống của mình về hành vi tình dục, ý thức được những nguy cơ của việc
20


nạo phá thai không an toàn, bảo đảm tiếp cận với thông tin và dịch vụ SKSS, tạo
ra sự ủng hộ đối với vấn đề cung cấp dịch vụ tránh thai cho cả thanh thiếu niên
chưa lập gia đình, phát triển chương trình giáo dục toàn diện cho VTN nhằm
nâng cao học vấn, có nhân cách, có niềm tin vào giá tri đích thực và biết bảo vệ
sức khỏe.
Qua một số nghiên cứu đã chỉ ra được chương trình GDGT hiện nay vẫn
còn những tồn tại và khó khăn.
Trong nhà trường, nội dung giảng dạy còn nhiều hạn chế. Giới tính và
SKSS không phải là một môn học riêng rẽ trong chương trình học tập của học
sinh. Việc giảng dạy về vấn đề này vẫn đang được lồng ghép vào những môn
học chính khóa như Sinh học và Giáo dục công dân. Nội dung giảng dạy cũng
tùy giáo viên quyết định giảng dạy tới mức độ nào. Hướng dẫn giảng dạy về giới
tính chỉ được hướng dẫn một cách sơ sài, không cụ thể. Sự ngại ngùng khi đề
cập đến vấn đề tế nhị là điều khó khăn, tuy nhiên còn có rất nhiều lý do ảnh
hưởng tới việc giảng dạy giới tính không được như mong muốn. Thiếu sách vở
tài liệu minh họa, không có sự chỉ đạo lồng ghép cụ thể và chi tiết cho từng bài
giảng cũng làm hạn chế trong khi giảng dạy.
Theo nghiên cứu của Trung tâm Bà mẹ trẻ em-KHHGĐ, đại đa số các em
cho rằng bố mẹ là người trực tiếp giáo dục, nói cho con gái mình về giới tính,
SKSS. Sự giáo dục của bố mẹ ở đây không phải là những bài giảng như trên lớp

mà thông qua cuộc sống hàng ngày dưới hình thức tâm sự với con.Tuy nhiên,
kết quả của một số cuộc khảo sát xã hội học ban đầu cho thấy, gia đình hiện tại
đang đóng vai trò khá mờ nhạt trong giáo dục cho giới trẻ. Về mặt chủ quan, bản
thân cha mẹ và các bậc lớn tuổi trong gia đình nhất là ở các vùng nông thôn còn
thiếu thông tin trong lĩnh vực này. Vì vậy, gia đình hoặc không quan tâm, hoặc
là gặp rất nhiều khó khăn trong việc GDGT cho con cái họ một cách có hệ
thống. Trả lời câu hỏi cha mẹ đã nói gì với họ về những thay đổi cơ thể khi họ ở
trong độ tuổi dậy thì, rất ít người cho biết cha mẹ chủ động trao đổi với họ về
những vấn đề đó. Hầu hết đều giữ im lặng, lảng tránh hoặc trì hoãn, thậm chí, từ
21


chối giải đáp những thắc mắc của con cái. Bên cạnh gia đình và nhà trường, các
phương tiện thông tin đại chúng cũng là một nguồn cung cấp thông tin chủ yếu
cho VTN. Cùng với sự phát triển của xã hội, đặc biệt là sự phát triển không
ngừng của công nghệ thông tin, mạng internet là một trong những nơi mà VTN
tìm kiếm thông tin nhiều nhất. Tuy nhiên, nguồn thông tin này cũng còn nhiều
bất cập. Ngoài việc đây là nguồn thông tin phổ biến, dễ tìm và đủ các lĩnh vực
kiến thức thì cũng có những điạ chỉ không lành mạnh, trang web sex, web đen.
Việc giáo dục cho VTN sử dụng hiệu quả nguồn thông tin này cũng là một thách
thức rất lớn.
Các chương trình GDGT cần sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã
hội. Cha mẹ, thầy cô, y bác sĩ, đoàn thể thanh niên, thông tin đại chúng là những
đối tượng sẽ phối hợp một cách tích cực trong các chương GDGT cho trẻ. Vì
hầu hết người lớn chưa có được những kỹ năng để tham vấn chính xác và có
hiệu quả, cần có những chương trình huấn luyện cho các đối tượng trên về các
vấn đề liên quan đến tình dục ở trẻVTN, biết cách giao tiếp một cách cởi mở,
chân thành, tôn trọng và có hiệu quả với trẻ. Chăm sóc SKSS VTN là một công
việc phức tạp và tế nhị, vì vậy đây không phải chỉ là nhiệm vụ của ngành y tế
mà đòi hỏi cả xã hội, các tổ chức chính quyền, đoàn thể, nhà trường và gia đình

cùng phối hợp thực hiện. Cuộc sống hoàn toàn không dễ dàng đối với trẻ VTN,
nhất là trong hoàn cảnh kinh tế xã hội hiện nay, đặc biệt đối với những trẻ không
được chuẩn bị đầy đủ để đối mặt với các vấn đề đặc thù của lứa tuổi. Thực trạng
hiện nay đã và đang cho thấy điều đó. Nếu chúng ta mong đợi trẻ VTN những
quyết định đúng đắn, có trách nhiệm trước những cạm bẫy và thách thức của xã
hội, chúng ta phải đảm bảo trẻ VTN được cung cấp đầy đủ thông tin, kỹ năng và
phương tiện để quyết định và các giá trị chúng cần tôn trọng và thực hiện.
Chúng ta cần nhận thức rằng đã đến lúc để đặt kế hoạch cho tương lai và chúng
ta hoàn toàn có thể thực hiện được điều đó. Giáo dục cho trẻ những kiến thức về
sự thay đổi về thể chất cũng như tinh thần, cảm xúc, những kiến thức về quá
trình sinh sản, nghĩa vụ vợ chồng, vai trò làm bố mẹ... chính là sự chuẩn bị tốt
22


nhất cho tương lai khi các em thực sự trưởng thành, trong đó cần chú trọng vào
công tác tư vấn về tình yêu - hôn nhân và gia đình bao gồm cả tư vấn qua điện
thoại để trẻ VTN có nơi được đón tiếp, khuyên nhủ kịp thời. Bên cạnh đó, tổ
chức và phát triển nhiều nơi vui chơi lành mạnh, tập luyện thể dục thể thao giúp
trẻ VTN có điều kiện vận động phát triển thể chất, giảm thời gian nhàn rỗi, buồn
chán dễ dẫn đến ý thức và hành vi tiêu cực. Như vậy, công tác giáo dục về giới
tính và SKSS là hết sức cần thiết, vì rằng thà "vẽ đường cho hươu chạy đúng"
còn hơn để các em tự suy diễn, tìm tòi, và có khả năng bị ảnh hưởng bởi những
nguồn thông tin không đáng tin cậy.
Toàn bộ những con số từ các nghiên cứu trên cho thấy các vấn đề về VTN
là một điểm nóng tại tất cả các nước trên thế giới, nhất là các nước đang phát
triển. Để giải quyết vấn đề này, các nước phải đề ra các chương trình nâng cao
sức khỏe cho VTN. Có như vậy, họ mới có thể có đầy đủ kiến thức và chính xác
để tự chăm sóc bản thân mình cũng như những người xung quanh đúng cách.
SKSS và GDGT của VTN Việt Nam là vấn đề rất đáng được quan tâm do
nước ta có cấu trúc dân số trẻ. Nhóm người trẻ tuổi (10-24 tuổi) chiếm khoảng

32% tổng dân số. Theo ước tính thì tỷ lệ này sẽ không thay đổi đáng kể trong
vòng 15 năm tới.
VTN là lứa tuổi đang trong giai đoạn quyết định hành vi về sức khỏe và
cũng là tiền đề sức khỏe cho cả cuộc đời, vì vậy phải có cái nhìn khách quan
đúng đắn về lứa tuổi này để hướng sự phát triển của VTN được tốt hơn.

23


3.

THỰC TRẠNG GDGT Ở VIỆT NAM
3.1.
Thực trạng kiến thức của học sinh về GDGT
3.1.1. Kiến thức về bộ phận sinh dục và dậy thì
Kết quả nghiên cứu cho thấy có 64,9% học sinh đã từng nghe nói về BPSD

(68,6% nam và 61,2% nữ), trong đó 28,4% trả lời đúng BPSD bao gồm những
gì (câu trả lời đúng chỉ cần nêu được nam là dương vật, tinh hoàn, nữ là buồng
trứng và âm đạo). Tỷ lệ học sinh nam đã từng nghe nói về BPSD tương đương
so với nghiên cứu của Trịnh Công Vinh năm 2005.
Về dấu hiệu dậy thì, nam giới cần trả lời được biểu hiện là mộng tinh, còn ở
nữ giới là có kinh lần đầu, có khả năng mang thai và sinh con. Tỷ lệ học sinh trả
lời đạt yêu cầu là 62,8% nam và 72,4% nữ (xem bảng 1). Điều này cho thấy vẫn
còn một bộ phận không nhỏ VTN còn thiếu hiểu biết hoặc hiểu biết sai lệch về
đặc điểm dậy thì và các đặc trưng về giới tính của bản thân. Tỷ lệ hiểu biết về
dấu hiệu dậy thì của nam giới trong nghiên cứu này cao hơn nhiều tỷ lệ tương tự
trong nghiên cứu tại huyện Chí Linh, Hải Dương. 36,1% nam VTN ở Chí Linh
trả lời đúng câu hỏi tương tự. Có lẽ đối tượng nam VTN trong nghiên cứu của
chúng tôi ở độ tuổi cao hơn (16-18 tuổi) và có trình độ học vấn đồng đều hơn

trong nghiên cứu ở Chí Linh.
Bảng 1 cũng cho thấy có 70,5% học sinh trả lời đúng từ khi có kinh nguyệt
thì một bạn nữ có thể có thai (60,6% nam và 80,6% nữ) nhưng chỉ có 29,2%
(29,9% nam và 28,4% nữ) trả lời đúng thời điểm trong chu kỳ kinh nguyệt bạn
nữ dễ mang thai nhất là giữa chu kỳ kinh nguyệt (khoảng ngày thứ 14-15). Tỷ lệ
nam VTN trả lời đúng thời điểm trong chu kỳ kinh nguyệt bạn nữ dễ mang thai
nhất cũng cao hơn điều tra SAVY 2 (7%). Tỷ lệ VTN nữ trả lời đúng cao hơn kết
quả của SAVY 2 (18%) nhưng lại thấp hơn nghiên cứu ở Chí Linh (56,2%).
Ngoài giải thích ở trên về trình độ học vấn cao hơn của học sinh ở trường
Chuyên Bắc Ninh, việc tiếp cận thông tin của VTN ngày càng dễ hơn trong giai
đoạn hiện nay. Như trong thảo luận nhóm, có nam VTN nói rằng: “em chủ yếu
tìm hiểu qua báo đài, ti vi và nhất là internet”, học sinh nữ lớp 11 cũng có cùng
24


quan điểm “em tìm hiểu trên mạng rất nhiều, vì em thấy tự tìm còn nhanh hơn là
hỏi mẹ”.
3.1.2.

Kiến thức về hôn nhân, QHTD, tình yêu, tránh thai

Về tuổi được phép kết hôn đối với nam và nữ theo luật hôn nhân và gia đình
hiện hành thì có 57,6% nam và 61,9% nữ trả lời đúng là 20 và 18 tuổi. Tỷ lệ này
thấp hơn nghiên cứu ở Vĩnh Phúc năm 2005 với 67,6% nam và 74% nữ trả lời
đúng .
Với câu hỏi mở tự điền về hậu quả của QHTD trước hôn nhân có tới 3/4
các em trả lời được hậu quả "Có thai ngoài ý muốn” trong đó, một số em kể
thêm được một số hậu quả khác kèm theo và tỷ lệ của nam và nữ là gần như
tương đương nhau. Có thể do “Có thai ngoài ý muốn” là hậu quả trực tiếp dễ
xảy ra nhất nếu QHTD trước hôn nhân mà không sử dụng BPTT đúng. Điều này

cũng hoàn toàn phù hợp với tỷ lệ các em đạt kiến thức về BPTT ở trên là 75,1%.
Với các em không trả lời được ý này, đa phần các em nhìn nhận một số hậu quả
xa hơn, gián tiếp như ảnh hưởng sức khỏe, học tập và tương lai sau này... Chỉ có
một tỷ lệ rất nhỏ các em không biết (1,46%) và từ chối trả lời (3,42%). Điều này
cho thấy kiến thức của các em về hậu quả có thể xảy ra khi QHTD trước hôn
nhân là tương đối tốt và đồng đều giữa nam và nữ.
Với câu hỏi “Hãy kể các BPTT mà em biết” thì có 69% các em nói ngay là
BCS. Trong nghiên cứu của Trịnh Công Vinh, khi được hỏi về BPTT, 91% các
em nói ngay là BCS, 77% nói về thuốc viên, 56% nói đến xuất tinh ngoài và
54% tính thời kỳ an toàn. Trong một nghiên cứu khác tìm hiểu kiến thức và việc
sử dụng các BPTT của VTN cũng cho thấy BCS và thuốc tránh thai khẩn cấp
được biết đến nhiều nhất. Như vậy, có thể khẳng định rằng hiện tại thì chỉ có
BCS là phổ biến nhất với các em tại địa bàn nghiên cứu, còn các BPTT khác
như thuốc viên tránh thai khẩn cấp... vẫn chưa phổ biến. Thêm vào đó, chỉ có
19,9% các em biết sử dụng BCS, còn lại tới 80,1% các em là không biết sử
dụng. Như vậy, chúng ta không chỉ cung cấp cho các em kiến thức về tác dụng
mà còn phải chỉ rõ cách sử dụng BPTT, mà ở đây phù hợp và hiệu quả nhất cho
25


×