Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Cảm nghĩ về bài thơ rằm tháng giêng của hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.15 KB, 2 trang )

Cảm nghĩ về bài thơ rằm tháng giêng
của Hồ Chí Minh

Posted in : Văn mẫu lớp 8 on Tháng Bảy 17, 2015 by : admin
Cam nghi ve bai tho Ram thang gieng – Đề bài: Em hãy viết bài văn nêu Cảm nghĩ về bài thơ
rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh trong chương trình văn học lớp 8.
Hồ Chí Minh không chỉ được biết đến là vị chủ tịch đáng kính của dân tộc Việt Nam mà người còn
được cả thế giới biết đến về tài văn chương của người. Tâm hồn ấy luôn nói rằng “làm thơ ta vốn
không ham”. Không ham nhưng những câu thơ những bào thơ của bác để lại thật khiến cho chúng
ta cảm thấy cảm phục và trân trọng con người ấy biết bao. Nhắc đến những bài thơ của bác thì có
rất nhiều trong đó có bài thơ “rằm tháng giêng đã để lại trong lòng người đọc rất nhiều ấn tượng.
Bài thơ không những cho người đọc thấy cảnh vật nên thơ mà Bác đang cảm nhận mà còn cho
chúng ta thấy được nỗi lòng vì dân vì nước của Bác thật khiến cho chúng ta cảm động.
Mở đầu bài thơ đưa người đọc đến một không gian vô cùng rộng lớn mênh mông sóng nước.
Rằm xuân lồng lộng trăng soi


Ý thơ thật đẹp và thật tự nhiên. Dường như ngay ở câu thơ đầu tiên Bác đã đưa chúng ta đến dòng
sông ấy ánh trăng ấy để cùng cảm nhận thưởng thức cảnh đẹp cùng Bác. Lời thơ thật tự nhiên
nhưng cũng thật tinh tế khiến cho chúng ta cảm nhận được bài thơ một cách chân thật nhất. Vào
một buổi trăng rằm tháng giêng ,mùa xuân dường như đã làm tăng thêm cảnh đẹp cho cảnh vật nơi
đây ánh trăng như tròn hơn cảnh vật như rộng lớn hơn qua việc Bác sử dụng từ láy “lồng lộng”
được đảo lên nhằm thể hiện cái rộng lớn không gian bao la của đất trời của sông nước nơi đây. Có
thể nói con người ấy con người của đất nước ấy không bao giờ cưỡng lại được trước vẻ đẹp lung
linh huyền ảo của cảnh vật. Tâm hồn ấy dường như lúc nào cũng hướng về thiên nhiên để cảm
nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, tâm hồn ấy thật đáng để chúng ta trân trọng và ngợi ca. Đến câu
thơ thứ hai Bác miêu tả cho chúng ta cảnh vật nơi đây với một phong cách rất riêng.
“Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên”
Câu thơ khá đặc biệt trong cách tả Bác tả từ xa đến gần từ cao đến thấp cùng với sự xuất hiện ba
lần của từ xuân khiến câu thơ tràn ngập sắc xuân tràn ngập không khí rộn ràng của mùa xuân. Chữ
xuân ấy chính là vẻ đẹp là sự trong trẻo là sức sống là tuổi trẻ. Câu thơ thứ ba cho thấy hoàn cảnh


ngắm trăng của Bác.
“giữa dòng bàn bạc việc quân”
Thì ta người thi nhân không ngắm trăng một cách đơn giản chìm đắm như bao người khác mà
người đó đang mang nặng một nỗi lòng đất nước. Giữa dòng nước đang mênh mang giữa đất trời
đang đẹp tươi đang tràn ngập không khí mùa xuân thì bác cùng những người chiến sĩ đang bàn
việc nước. Chẳng những thế, câu thơ còn gợi những ngạc nhiên về tấm lòng của Bác dành cho
thiên nhiên: tại sao vào giờ khắc bận rộn bộn bề việc nước như thế, Bác vẫn dành thời gian cho
thiên nhiên cảnh vật. Điều đó thể hiện tư thế lạc quan yêu đời của Bác, đó là tư thế ung dung tự tại,
không ngại khó khăn gian khổ. Điều này thể hiện nhân cách đạo đức cao đẹp trong con người của
Bác, đó là tấm gương để con cháu chúng ta noi theo.
Câu thơ cuối bài lại gợi thêm một hình ảnh đẹp đẽ, tươi sáng về đêm trăng:
“Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”.
Câu thơ như một lời gợi ý sâu sắc về tương lai sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Con thuyền giữ
dòng sông kia giống như con thuyền cách mạng và đã trở thành con thuyền chở trăng, con thuyền
chở ánh sáng. Và như thế cũng có nghĩa con thuyền ấy đang đi về miền sáng, miền của thành
công, con thuyền sẽ mang những điều tốt đẹp đến cho dân cho nước. Câu thơ như một mong muốn
và cũng là một khẳng định rằng kháng chiến nhất địng sẽ thắng lợi.
Bài thơ thật đẹp gợi cho chúng ta thật nhiều ấn tượng. Bác đã hy sinh tất cả cuộc đời mình để phục
vụ cho đất nước cho dân tộc ta. Con người ấy không một giây một phút nào trong cuộc đời không lo
cho dân tộc không lo cho đất nước kể cả khi cảnh vật đang gọi lòng người thưởng thức. Hiểu được
lòng Bác như thế chúng ta càng phải học tập thật giỏi để có thể báo đáp những suy tư trăn trở của
người.



×