Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Cảm nhận hai câu thơ lom khom dưới núi tiều vài chú lác đác bên song chợ mấy nhà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.45 KB, 2 trang )

Cảm nhận hai câu thơ Lom khom dưới
núi tiều vài chú Lác đác bên song chợ
mấy nhà

Posted in : Văn mẫu lớp 7 on Tháng Bảy 17, 2015 by : admin
Đề bài: Cảm nhận hai câu thơ “lom khom dưới núi tiều vài chú/lác đác bên sông chợ mấy
nhà”trong tác phẩm qua đèo ngang của Bà huyện Thanh Quan.
Bà huyện thanh quan là một nhà thơ gạo cội của dân tộc ta. Bà đã để lại một khối lượng tác phẩn
khá lớn và có giá trị. Nhắc đến bà ta không thể không nhắc đến bài thơ qua đèo ngang. Bài thơ
được sáng tác khi bà đi qua đèo ngang là một địa danh phong cảnh hữu tình. Bài thơ là bức tranh
ngụ tình sâu sắc của nhà thơ qua đó hé lộ cho chúng ta thấy được nỗi nhớ mong tha thiết của tác
giả hiện lên rõ nét. Trong bài thơ ta thấy nổi lên là sự xuất hiện của hai câu thơ.
“Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà”
Tác giả đã vẽ lên một cảnh tượng nơi đèo ngang thật chi tiết nhưng cũng thật ảm đạm. Dưới núi có
vài chú tiểu đang trở về hùa sau một ngày xuống núi vất vả. Hình ảnh những chú tiểu dường như
càng khiến bài thơ thêm phần hiu quạnh và vắng vẻ hơn rất nhiều. Thế giới mà thơ mang đến cho
chúng ta thấy thật nhỏ bé, chỉ đôi ba chú tiểu đang gánh nước hay đốn củi về hay một số nhà bên
con sông.
Đây là một nét vẽ ước lệ mà ta thường thấy trong thơ cổ “vài” nhưng lại rất thần tình tinh tế trong tả
cảnh. Mấy nhà chợ bên kia cũng thưa thớt tiêu điều. Thường thì ta thấy nói đến chợ là nói đến một
hình ảnh đông vui tấp nập nào người bán nào người mua rất náo nhiệt. Thế nhưng chợ trong thơ bà
huyện thanh quan thì lại hoàn toàn khác,chợ vô cùng vắng vẻ không có người bán cũng chẳng
người mua chỉ có vài chiếc nhà lác đác bên sông thì chắc hẳn cuộc sống ở đây làm lũ lắm. Từ “lác
đác” cũng có sức gợi tinh tế như thế. Nó chỉ sự vắng vẻ, thưa thớt, bé nhỏ, thậm chí tiêu điều hoang
vắng mà ở đây là mấy nhà chợ. Điều đặc biệt là hai từ tượng hình độc đáo ấy được đảo lên đầu câu
thơ đã nhấn mạnh vào sự vất vả, lam lũ, đói nghèo của người dân vùng Đèo Ngang. Chẳng những
thế, các từ chỉ lượng rất ít ỏi: “vài”, “mấy” nó nhắc đến sự vắng vẻ, tiêu điều của sự sống. Đã vậy,


các từ chỉ lượng ấy bị tách riêng ra khỏi danh từ để các sự vật “tiều”, “chợ” đứng một mình chơ vơ


giữa câu thơ càng tô đậm sự heo hút, vắng lặng của con người.
Chỉ với hai câu thơ ngắn ngủi tác giả đã vẽ lên cuộc sống nghèo nàn sơ xác nơi chốn thiên nhiên
hoang vu này. Đó là cái tài hiếm có của nữ thi sĩ này. Qua hai câu thơ tác giả cũng bộc lộ sự thương
cảm cho những con người đang phải chịu đựng cảnh sống khó khăn, gian khổ, nhất là với các em
nhỏ.
Nhà thơ đang đi tìm một lối sống nhưng sự sống đó lại làm cảnh vật thêm éo le buồn bã hơn. Sự
đối lập của hai câu thơ khiến cho cảnh trên sông càng trở nên thưa thớt xa vắng hơn. Các từ đếm
càng thấy rõ sự vắng vẻ nơi đây. Chỉ với hai câu thơ ngắn thôi nhưng cũng đủ làm chúng ta thấy
được tình cảnh của người dân nơi đây một cuộc sống thật ảm đạm không màu mè không đặc sắc
và đương nhiên cũng chẳng no đủ gì. Hình ảnh ấy ta thấy thật nhiều trong những ngôi làng những
nơi khó khăn mà rất nhiều bài thơ đã nhắc đến. Thế nhưng trong thơ của bà huyện thanh quan thì
thật khác bà không nhắc đến cái sự nghèo khổ ấy mà bà lại dùng những từ ngữ bình thường giản dị
ở nơi đây giống như một bức tranh. Bà vừa tả vừa kể để cho người đọc tự thấy được những khó
khăn nơi đây chứ không tự nói ra trong thơ ca. Có thể nói khi đọc bài thơ này ta thấy được sự tài
tình trong cách hành văn của bà thật tài ba biết nhường nào.
Chỉ với hai câu thơ ngắn ngủi tác giả đã vẽ lên cuộc sống nghèo nàn sơ xác nơi chốn thiên nhiên
hoang vu này. Đó là cái tài hiếm có của nữ thi sĩ này. Qua hai câu thơ tác giả cũng bộc lộ sự thương
cảm cho những con người đang phải chịu đựng cảnh sống khó khăn, gian khổ, nhất là với các em
nhỏ.



×