Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Cảm nhận về sô phận chia li trong trinh phụ ngâm của đặng trần côn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.67 KB, 4 trang )

Cảm nhận về sô phận chia li trong
trinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn


Posted in : Văn mẫu lớp 7 on Tháng Bảy 17, 2015 by : admin
Đề bài: Cảm nhận về sô phận chia lí trong trinh phụ ngâm trong Chinh phụ ngâm khúc của
Đặng Trần Côn.


Tác phẩm chinh phụ ngâm khúc trong nguyên văn chưa Hán là của Đặng Trần Côn nhưng tác giả
được biết đến nhiều nhất lại là Đoàn Thị Điểm do bà có công diễn nó sang thể chữ Nôm. Đoạn trích
sau phút chia lí nói về tâm trạng của người vợ cách xa vời vợi sau phút chia li. Trước hoàn cảnh
phải lên đường ra chiến trận thì tác giả đã viết lên bài thơ để bày tỏ sự xót thương của mình đối vớ
người phụ nữ.
Bốn câu thơ đầu thể hiện tâm trạng lạnh lẽo chơi vơi của người vợ trẻ.
Chàng thì đi cõi xa mưa gió,
Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn.
Đoái trông theo đã cách ngăn,
Tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh.
Đoạn thơ đầu tiên gợi cho chúng ta thật nhiều suy nghĩ. Đoạn thơ không những thể hiện cho chúng
ta thấy rằng người chồng đã đi ra chiến trận đồng thời cũng thể hiện một hình ảnh một người phụ
nữ đang bò bõ một mình chờ đợi người chồng quay trở về. Nơi đây người vợ cô đơn một mình
không biết nương tựa vào ai mỗi khi khó khăn vất vả chỉ biết và võ một mình đợi người chồng quay
trở về. Vẫn căn phòng ấy vẫn chiếc chăn mà đôi ta vẫn hay đắp chung vậy mà sao giờ đây chỉ có
một mình thiếp càn chàng đã khuất xa nơi nào. Đoạn thơ cũng cho ta câu trả lời rằng chàng đã đi
cõi mưa xa mưa gió. Nơi rừng sâu thăm thẳm có lẽ chàng vẫn chưa ngủ vẫn đang phải hành quân
hay là đang thi hành nhiệm vụ. Câu thơ cuối đoạn như kéo dài vang lên âm hưởng của sự chia cách
ngàn trùng ,câu thơ càng nhấn mạnh khoảng cách xa vời vợi của hai vợ chồng.
Nỗi sầu sinh li tràn ngập cõi lòng người ở lại và dường như thấm cả sang đất trời, cây cỏ. Bóng
dáng người đi đã nhạt nhòa, khuất lấp. Cố dõi mắt đoái trông thì cũng chỉ thấy mây biếc, núi xanh
trải dài vô tận như nỗi buồn không thể nguôi ngoai. Cách ngăn đã là sự thật khắc nghiệt và nỗi sầu


chia li tưởng như đã phủ lên màu biếc của mây, màu xanh của núi. Hình ảnh mây biếc, núi xanh
trập trùng có tính ước lệ thường thấy trong thơ cổ đã được cảm xúc chân thành của người trong
cuộc làm cho sống động, tự nhiên.
Bốn câu thơ tiếp theo tiếp tục miêu tả nỗi nhớ nhung, sầu muộn ở mức độ cao hơn. Đó là nỗi nhớ
dằng dặc nối hai đầu xa cách:
Chốn Hàm Dương chàng còn ngoảnh lại,
Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang.
Khói Tiêu Tương cách Hàm Dương,
Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng.
Những địa danh Tiêu Tương, Hàm Dương tác giả mượn trong điển tích Trung Quốc gợi đến sự
cách xa, chia lìa: “cách… mấy trùng”. Phép đối vừa thể hiện tấm lòng sâu nặng dành cho nhau của
đôi vợ chồng người chinh phụ vừa như thể hiện sự rời xa nhau từng giờ từng khắc của họ: “Chốn
Hàm Dương chàng còn ngoảnh lại” – “Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang”, “Bến Tiêu Tương
cách Hàm Dương” – “Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương”. Đặc biệt, phép điệp ngữ khiến những câu
chữ như muốn đan quyện vào nhau chẳng muốn rời: Tiêu Tương – Tiêu Tương, Hàm Dương –
Hàm Dương, thấy – thấy, xanh xanh – xanh, ngàn dâu – ngàn dâu.


Đến khổ thơ này thơ này thì sự cách trở xa thẳm càng tăng lên rất nhiều lần. Đoạn thơ đã diễn tả
cảnh cách xa mấy trùng thể hiện sự xa cách nhạt hòa không thể nhìn thấy nhau không thể nhận ra
nhau khi cách xa mấy trùng khi mây khói ngăn cách khiến đôi vợ chồng không thể nhìn thấy nhau
sự chia li đã diễn ra trong khi tình cảm, tâm hồn vẫn gắn bó khăng khít. Nhà thơ không chỉ nói đến
nỗi sầu chia li mà còn nói đến sự đời oái oăm, nghịch chướng: đôi vợ chồng trẻ muốn gắn bó mà
không dược gắn bó, không muốn chia li mà lại phải chia li.
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy,
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu.
Ngàn dâu xanh ngắt một màu,
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?
Tác giả đã mượn ý câu thành ngữ “Thương hải tang điền” – biển rộng đã biến thành ruộng dâu tít
tắp, ý chỉ những dâu bể cuộc đời. Chẳng những vậy, những sắc thái khác nhau của màu xanh được

sử dụng trong hai câu thơ này cũng góp phần diễn tả sâu sắc nỗi lòng người chinh phụ. “Xanh
xanh” là màu xanh nhẹ, xanh nhạt. “Xanh ngắt” lại là màu xanh đậm. Từ “xanh xanh” đến “xanh
ngắt” là sự tăng tiến, màu xanh thể hiện sự chia li, li biệt; sự tăng tiến đó như thể hiện nỗi buồn ngày
càng đậm nét, ngày càng quằn quại xót xa. Vẫn như những động thai ban đầu một người ở lại dõi
theo còn một người đã đi khuất Bóng người đi đã mất hút vào ngàn dâu xanh ngắt. Trớ trêu thay, cái
màu xanh vốn tượng trưng cho sức sống và hi vọng trong tình cảnh này chỉ gợi nên một không gian
thăm thẳm mênh mông, thấm đẫm môi sầu li biệt. Câu thơ cuối cùng: Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn
ai ? không có ý so sánh mà chỉ nhấn mạnh nỗi sầu thương tột độ trong lòng chinh phụ. Đành gửi
vào gió, vào mây nỗi nhớ niềm thương khó giãi bày cho hết cửa mình.
Qua đoạn trích trên đây, chúng ta có thể thấy được phần nào nỗi sầu chia li của người chinh phụ lúc
tiễn chồng ra trận và tấm lòng đầy thủy chung của người vợ đối vơi người chồng luôn chờ đợi để
đến ngày người chồng quay trở về



×