Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Phân tích đất nước của nguyễn khoa điềm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.7 KB, 6 trang )

Phân tích Đất nước của Nguyễn Khoa
Điềm

Posted in : Văn mẫu lớp 12 on Tháng Bảy 24, 2015 by : admin
Đề bài: Phân tích Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Đất nước luôn là đề tài mà không biết bao nhiêu nhà thơ tìm đến để bày tỏ niềm yêu thương, niềm
trân trọng quê cha đất tổ. Cũng không biết bao nhiêu nhà thơ đã làm nên những thiên hùng ca về
đất nước. Nếu như Hoàng Cầm có bài thơ bên kia sông Đuống – đất nước hiện lên trên nền mảnh
đất bắc Ninh đau thương kiên cường giàu giá trị truyền thống, Nguyễn Đình Thi cũng có bài thơ Đất
Nước, cũng “rũ bùn đứng dậy sáng lòa” thì Nguyễn Khoa Điềm chọn đề tài đất nước để gửi gắm tư
tưởng đất nước là của nhân dân. Bài thơ Đất Nước của ông cho đến nay vẫn không hề phai dấu ấn
nó như một lời tuyên ngôn về chủ quyền của nhân dân với đất nước này. Đồng thời nó cũng thể
hiện một đất nước vô cùng gần gũi, thân quen trong chính những gì bình dị nhất của cuộc sống con
người Việt nam.
Mở đầu bài thơ Nguyễn Khoa Điềm giới thiệu cho chúng ta về nguồn gốc của đất nước. Nói cách
khác phần đầu trả lời cho câu hỏi đất nước có tự bao giờ. Nếu như đất nước của Nguyễn Trãi nhắc
đến bắt đầu từ những triều đại lịch sử:
“Từ Triệu, Đinh, Lý Trần bao đời xây nền độc lập”
Thì Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm lại xuất phát từ những gì bình dị gần gũi nhất:
“Khi ta lớn Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái "ngày xửa ngày xưa. . " mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc.


Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó. . ”
Nhà thơ như thể hiện được cái ngàn đời tồn tại của đất nước mình. Không biết đất nước có từ bao


giờ mà chỉ biết rằng khi lớn lên đất nước đã có rồi, đất nước có từ cái câu chuyện cổ tích mẹ
thường hay kể. Có thể nói đất nước của chúng ta không xa vời khó nhớ khó hiểu trong việc tìm
chính xác mốc hình thành nên đất nước cho đến nay mà đất nước chỉ đơn giản xuất hiện qua
những huyền thoại huyền tích thời xưa. Đất nước ấy không khó nhớ mà nó giản dị ngay cả trẻ con
khi được nghe cũng hiểu như thế. Và đất nước bắt đầu bằng miếng trầu của bà, miếng trầu ấy đến
nay đã có bốn nghìn năm tuổi và chắc chắn đến mãi mai sau nó vẫn chiếm một phần trong đời sống
tinh thần của nhân dân. Đất nước bắt đầu từ đó và nó lớn lên, phát triền là khi nhân dân ta biết
trồng tre đánh giặc phát triển kinh tế và bảo vệ từng tấc đất tấc vàng của quê hương. Đất nước ấy
còn xuất phát từ cái hành động bới tóc sau đầu của mẹ. Cả cái tên gọi,cả tình cảm cha mẹ thương
nhau như gừng cay muối mặn. Có thể nói qua đấy ta thấy đất nước không bắt đầu bằng những triều
đại, không bắt nguồn từ những dấu móc thời gian lịch sử chính xác mà bắt nguồn từ những gì đơn
giản, thân quên, bình dị nhất.
Mỗi nhà thơ đều có một cách làm nổi bật đất nước còn Nguyễn Khoa Điềm bước tiếp theo ông phân
tích hai thành tố đất và nước sau đó lại tống hợp lại.
Thứ nhất, đất nước tồn tại trong không gian sinh tồn của nhân dân ta:
“Đất là nơi anh đến trường
Nước là nơi em tắm
Đất Nước là nơi ta hò hẹn
Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm”
Trước hết đất là nơi anh đến trường, nước là nơi em tắm. và kết lại đất nước là nơi ta hò hẹn. Có
thể nói qua đây nhà thơ muốn nói rằng đất nước không tồn tại đầu xa mà ở ngay trong không gian
tình yêu đôi lứa. Đó là một đất nước của tình thủy chung yêu thương mặn nồng, một đất nước có
sự thầm kín của tình yêu.
Đất nước còn tồn tại trong chính không gian sinh hoạt của nhân dân ta:
“Đất là nơi "con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc"
Nước là nơi "con cá ngư ông móng nước biển khơi"
Thời gian đằng đẵng”
Không chỉ có không gian mà đất nước tồn tại trên phương diện thời gian, những câu thơ tiếp theo
như mang ta trở về với thời của tổ tiên Lạc Long Quân và Âu Cơ:
“Đất là nơi Chim về

Nước là nơi Rồng ở


Lạc Long Quân và Âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng”
Dân tộc ta vẫn tự hào về nguồn gốc con rồng cháu tiên và thời vua hùng. Chính đất nước có từ
ngày mẹ Âu Cơ và Lạc Long Quân sinh ra đồng bào ta trong bọc trứng. đó là một khoảng thời gian
đã đằng đẵng trôi qua. Thế nhưng đó lại chính là sự chứng minh cho thời gian hình thành đất nước
của chúng ta đã có từ rất lâu rồi.
Đó là đất nước trong quá khứ, còn đất nước hiện nay thì được biểu hiện trong tình yêu của anh và
em:
“Những ai đã khuất
Những ai bây giờ
Yêu nhau và sinh con đẻ cái
Gánh vác phần người đi trước để lại
Dặn dò con cháu chuyện mai sau
Hằng năm ăn đâu làm đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ
Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần Đất Nước
Khi hai đứa cầm tay
Đất Nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm
Khi chúng ra cầm tay mọi người
Đất Nước vẹn tròn, to lớn”
Những người đã khuất đi thì còn những người bây giờ. Trách nhiệm của những thế hệ mai sau là
gánh vác phần người đi trước để lại dặn dò con cháu chuyện mai sau. Những câu thơ như gợi nhắc
chúng ta về trách nhiệm với đất nước thân yêu của mình. Đồng thời những câu thơ ấy cũng mang
đến cho ta những truyền thống tốt đẹp đó là luôn nhớ về tổ tiên, dù ai có đi ngược về xuôi thì đến
ngày giỗ tổ là về. Đất nước ấy tồn tại trong trách nhiệm của cả anh và em, chúng ta cầm tay nhau
thể thể hiện sự đoàn kết của toàn dân tộc. và khi ấy đất nước vẹn tròn to lớn.

Đất nước trong tương lai sẽ thuộc phần của con chúng ta. Khi ấy nó sẽ mang đất nước đi xa như lời
bác Hồ mong muốn:
“Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang Đất Nước đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời. . ”
Những ngày tháng mơ mộng kia chính là những ngày tháng đất nước yên bình sánh vai với các
cường quốc năm châu trên thế giới. Những câu thơ cuối đoạn mới đọc lên chúng ta cứ ngỡ đó là
một lời giáo huấn nhưng không hề phải. Bằng giọng văn thủ thỉ nhẹ nhàng nhà văn như thể hiện


trách nhiệm của tất cả chúng ta hiện nay đó là phải biết gắn bó san se cho dáng hình xứ sở quê
hương. Để làm nên đất nước muôn đời.
Nguyễn Khoa Điềm không dừng lại ở đó mà mang chúng ta đến với tư tưởng đất nước của nhân
dân và để chứng minh cho luận điểm đó của mình nhà thơ đã lần lượt đi từ bình diện địa lý đến lịch
sử và cuối cùng là văn hóa.
Trước hết là trên phương diện không gian địa lý. Những câu thơ cất lên như một bức tranh vẽ
những danh lam thắng cảnh của đất nước ta mà qua đó chúng ta có thể thấy được những huyền
tích mà chính những người nhân dân tạo nên. Có thể nói rằng bằng việc nêu ra những danh lam từ
bắc chí nam ấy nhà thơ muốn chứng minh đất nước chính là nhân dân làm ra. Chính những phẩm
chất vẻ đẹp tâm hồn họ đã làm nên những địa danh ấy. Và cho đến nay thì đất nước vẫn dáng hình
của họ trên khắp các ruộng đồng gò bãi:
“Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái
Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại
Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương
Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm

Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút non Nghiên
Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh
Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm
Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha
Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta”
Đó là những đức tính chung thủy, cần cù, hiếu học, chống giặc ngoại xâm anh dũng…Ở đây vẫn là
cách khám phá quen thuộc của biết bao nhiêu người nghệ sĩ thế nhưng ta vẫn thấy một điểm mới
mẻ của nhà thơ. Điểm mới mẻ ấy là không gian địa lý đất nước không phải là sự trù phú của thiên
nhiên mà chú ý nhiều đến tên gọi nôm na giản dị bình thường. Và cũng chính lẽ đó mà chúng ta
như siêu lòng trước chứng minh xác thực cho luận điểm đất nước của nhân dân ấy.
Từ cái rộng lớn tươi đẹp của không gian địa lý nhà thơ lại soi vào chiều dài của lịch sử nước ta. Và
từ đó nhà thơ chứng minh cho đất nước chính là của nhân dân.
Trong chiến đấu nhà thơ không kể tên đến những vị anh hùng những tướng tài giỏi giang mà kể đến
những người anh hùng áo vải, quen cày cấy nhưng đến khi có giặc thì lại lên đường. Không chỉ là
con trai mà cả những người con gái cũng vậy. Những người phụ nữ thì ở nhà làm hậu phương
vững chắc cho chồng. Nuôi con chăm mẹ già. Ngày giặc đến nhà thi đàn bà cũng đánh. Những
người ấy có những người đã chết. đó là cái chết giản dị bình tâm, cái chết vô danh không ai nhớ
mặt đặt tên. Thế nhưng chính con người ấy đã làm nên đất nước. thứ nhất họ là phần đông dân cư,
họ không lãnh đạo thế nhưng không có họ thì những người lãnh đạo cũng không thể một mình đánh
thắng xâm lược lược. Thứ hai chính sự hi sinh ấy đã hóa thân để làm nên đất nước hôm nay:


“Em ơi em
Hãy nhìn rất xa
…. .
Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên

Nhưng họ đã làm ra Đất Nước”
Không chỉ chiến đấu chống giặc ngoại xâm mà nhân dân còn làm nên đất nước trên mặt kinh tế,
sản xuất tiếng nói dân tộc. Người dân giữ cho ta những hạt lúa ta trồng hôm nay. Họ truyền hòn
than con cúi. Họ truyền lại tiếng nói cho con cháu để tiếng nói ấy, chữ viết ấy còn lưu mãi đến ngàn
đời nay. Nếu như không có sự truyền nối ấy thì liệu những người phát minh ra chữ viết ngôn ngữ
kia có thể để đến ngày nay không? Vì thế vai trò của người nhân dân vô cùng quan trọng:
“Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng
Họ chuyển lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi
Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói
Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân
Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái
Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm
Có nội thù thì vùng lên đánh bại
Để Đất Nước là Đất Nước nhân dân
Đất Nước của nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại”
Nhân dân còn làm nên một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc cho đất nước:
“Dạy anh biết "yêu em từ thở trong nôi"
Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội
Biết trồng tre đợi ngày thành gậy
Đi trả thù mà không sợ dài lâu
Ôi những dòng sông bắt nước từ đâu
Mà khi về Đất Nước mình thì bắt lên câu hát
Người đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thác
Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi”
Chỉ có mấy câu thơ thôi nhưng ba đức tính tốt đẹp của con người Việt Nam được thể hiện. Đó là sự
thủy chung yêu thương của những cặp vợ chồng.
Là sự bền bỉ trong chiến đâu, là quý lao động công sức của nhân dân ta. Chính những nét văn hóa
vô cùng giản dị nhưng lại nói lên tâm hồn con người Việt Nam ấy mà đất nước ta mang đậm bản
sắc dân tộc nước nhà. Để rồi đất nước ấy lớn lên trên những dòng sông cất lên những câu hát nhớ
thương yêu mến.

Bằng giọng thơ thủ thỉ trữ tình như tâm sự, bằng hệ thống thi liệu với kho tàng văn học dân gian ca
dao tục ngữ Nguyễn Khoa Điềm đã truyền tải những tư tưởng mới mẻ của mình về đất nước. Đồng


thời qua đó ta nhận ra rằng đất nước gần gũi với chúng ta biết nhường nào. Đất nước mãi của nhân
dân của ca dao huyền thoại.



×