Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Phân tích hình ảnh bàn tay tnu và cây xà nu trong rừng xa nu của nguyễn trung thành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.71 KB, 3 trang )

Phân tích hình ảnh bàn tay Tnu và cây
xà nu trong rừng xa nu của Nguyễn
Trung Thành

Posted in : Văn mẫu lớp 12 on Tháng Bảy 24, 2015 by : admin
Đề bài: Phân tích hình ảnh bàn tay Tnu và cây xà nu trong rừng xa nu của Nguyễn Trung
Thành
Hẳn khi nhắc đến mảnh đất Tây Nguyên ta không chỉ nhớ đến những cánh chim chao liệng trên bầu
trời, những bài hát ca ngợi núi rừng mà ta còn nhớ đến cả nền văn học dành cho nơi đây nữa. Tây
Nguyên dường như có một sức hút cho nghệ thuật chính vì thế mà không ít nhà văn đã tìm đến
mảnh đất này để sáng tác nghệ thuật. Nhưng tiêu biểu hơn cả chúng ta nhớ đến nhà văn Nguyễn
Trung Thành với tác phẩm rừng xa nu. Trong tác phẩm ấy hẳn ta vẫn ấn tượng với hình ảnh đôi bàn
tay Tnú cùng với cây xa nu. Những hình ảnh ấy mang đậm những giá trị nghệ thuật của tác phẩm.
Trước hết là hình ảnh con người Tây Nguyên thể hiện qua đôi bàn tay của Tnú. Có thể nói chỉ đôi
bàn tay ấy thôi mà nói lên hết những phẩm chất đáng quý của Tnú nói riêng và đồng bào người Tây
Nguyên nói chúng.
Bàn tay Tnú khi còn là một cậu bé. Khi ấy cậu còn nhỏ và đôi bàn tay ấy cũng rất nhỏ thế nhưng lại
làm được rất nhiều việc. Chính đôi bàn tay ấy cầm thư liên lạc vạch lá rừng đem đến cho cán bộ
Quyết. Chính đôi bàn tay ấy đã mang nguồn tri viện của dân làng cho cán bộ khi biết rằng việc đó
rất nguy hiểm. Anh Sút, bà Nhan những người đó đều vì tri viện cho cán bô mà bị chặt đầu chết.


Thế nhưng Tnú thì lại không sợ điều đó. Không những thế khi bị bọn giặc bắt lại, chính đôi bàn tay
ấy đã chỉ vào bụng mình mà nói cộng sản ở đây này. Và sau đó trên lưng là những vết dao chằng
chịt. Có thể nói đôi bàn tay ấy thể hiện phẩm chất của con người Tnú, nhỏ bé nhưng kiên trung, bất
khuất, vượt qua mọi gian nan để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Không chỉ vậy cũng chính đôi bàn tay ấy Tnú học chữ mà anh Quyết dạy, nhưng vì học mãi chẳng
nhớ, anh dùng chính bàn tay của mình lấy đá đập đầu chảy máu. Hành động ấy thể hiện anh là một
người rất ham học và muốn học cái chữ để cứu làm cán bộ cứu đồng bào Xô Man khỏi những áp
bức đàn áp của bọn đế quốc Mỹ tàn bạo kia.
Tnú lớn lên, đôi bàn tay cũng lớn lên to hơn chắc khỏe hơn. Đôi bàn tay ấy rất tay Mai trong buổi


chiều ấy, đôi bàn tay ấy dứt hàng chục trái vả khi chứng kiến mẹ con Mai bị bọn thằng Dục làm cho
đau đớn mà chết đi. Cũng chính đôi bàn tay ấy đã đở lấy mẹ con Mai khi họ ngã xuống. Thế nhưng
mẹ con Mai rồi cũng chết mà Tnú thì bị rơi vào cái bẫy của bọn tay sai kia. Chúng bắt lấy anh, buộc
rẻ vào mười đầu ngón tay ấy rồi sau đó tẩm nhựa xà nu mà đốt. Bàn tay đau thương cháy trong
nhựa xa nu, mười ngón tay giờ đây thành mười ngọn đuốc. Điều đó vừa thể hiện sự đau thương lại
vừa thể hiện sự căm thù bọn giặc. Và ngay cả khi được cứu đôi bàn tay Tnú không còn nguyên vẹn
mỗi ngón mất đi một đốt thế nhưng anh vẫn trở thành một người cán bộ giỏi. Anh vẫn dùng chính
đôi bàn tay ấy mà kết liễu đời thằng Dục và còn giết biết bao nhiêu thằng giống như nó nữa.
Có thể thấy rằng đôi bàn tay của Tnú cũng có cuộc đời giống như chủ nhân của nó vậy. Từ những
đau thương đôi bàn tay ấy đã làm nên những chiến tích vang dội. Đôi bàn tay của yêu thương, của
chiến đấu kiên cường, của tự tôn dân tộc. Nó như thể hiện cho những phẩm chất của Tnú nói riêng
và con người Tây Nguyên nói chung.
Thứ hai là hình ảnh của cây xà nu, nói đến Tây Nguyên thì ta cũng không thể nào quên những rừng
xà nu tươi tốt ấy.
Trong cuộc sống bình thường cây xa nu thuộc họ cây thông, nó gắn bó với cuộc sống, sinh hoạt và
đấu tranh của con người nơi đây.
Thế nhưng chính những đặc trưng tự nhiên của cây xà nu lại trở thành biểu tượng cho phẩm chất
và vẻ đẹp của con người Tây nguyên. Nếu như cây xà nu ham ánh sáng , vươn lên sống mạnh mẽ
thì người Tây Nguyên cũng ham sống, yêu cuộc sống tự do và có nhiều niềm tin. Cây xà nu sinh sôi
mãnh liệt, một cây chết đi thì ở chỗ đó lại có những cây con mọc lên mà những cây con ấy sẽ vươn
lên tới phía ánh sáng một cách nhanh chóng và mãnh liệt. Điều đó tượng trưng cho con người Tây
Nguyên thế hệ này nằm xuống thì thế hệ khác lại mọc lên. Trong rừng xà nu ấy những cây xà nu lớn
vững chắc chính là những thế hệ của Tnú, Mai,Còn những cây xà nu đại thụ thì không ai hết đó
chính là cụ Mết. Những cây xà nu ngã xuống là anh Quyết. còn những cây xà nu con là Dít và bé
Heng. Không những thế khả năng tồn tại kì diệu của cây xà nu còn thể hiện sự kiên cường bất
khuất của nhân dân Tây Nguyên. Không những thế cây xa nu kia cũng chịu nhiều đau thương, có
những vết loét ra như máu biểu tượng cho số phận đau thương của người dân nơi đây. Mở đầu
bằng hình ảnh rừng xà nu và kết thúc cũng bằng hình ảnh ấy nhà văn muốn thể hiên được niềm tin
chiến thắng của cách mạng đánh đuổi bọn xâm lược kia.



Qua đay ta thấy được Nguyễn Trung Thành không những thành công khi kể về cuộc đời số phận
của nhân dân Tây Nguyên trong thời kì chống đế quốc mỹ mà ông còn thành công khi xây dựng
được những hình ảnh nghệ thuật giàu giá trị. Có lẽ chính bởi thế chúng ta dễ dàng nhận thấy những
phẩm chất anh hùng của nhân dân Tây Nguyên.



×