Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Phân tích nhân vật hoàng trong đôi mắt của nam cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.54 KB, 3 trang )

Phân tích nhân vật Hoàng trong Đôi
mắt của Nam Cao

Posted in : Văn mẫu lớp 12 on Tháng Bảy 24, 2015 by : admin
Đề bài: Phân tích nhân vật Hoàng trong truyện ngắn Đôi mắt của Nam Cao
Trong nền văn học hiện thực bên cạnh những nhà văn nổi tiếng như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công
Hoan, Vũ Trọng Phụng…thì chúng ta còn biết đến Nam Cao. Dù là người đến sau nhưng bằng tài
năng cũng như quan điểm nghệ thuật tiến bộ “khơi những nguồn chưa ai khơi, sáng tạo những gì
chưa ai có” Nam Cao đã thật sự đem đến những tác phẩm khó quên trong lòng người đọc. Đôi mắt
là một trong những tác phẩm hấp dẫn ấy. Đặc biệt trong truyện nhà văn đã xây dựng thành công
hình ảnh nhân vật Hoàng.
Nhan đề ó ý nghĩa rất lớn, nhan đề ấy có ý nghĩa nói lên cái nhìn của những văn nghệ sĩ về đời
sống của những người nông dân. Và trong truyện ta chú ý đến cách nhìn nhân dân và kháng chiến
của Hoàng. Một người nghệ sĩ văn học như thế nhưng sống trong cuộc sống giàu sang cho nên anh
đã có cái nhìn rất khác so với nhân vật Độ về người nông dân.
Có thể nói Hoàng giống như một lớp trí thức chưa chuyển mình theo nhân dân theo kháng chiến.
Về lai lịch của Hoàng thì nhà văn giới thiệu ông ta từng là một nhà văn có tên tuổi thuộc lớp đàn anh
trong văn giới. Chính vì thế mà Độ cũng rất kính phục tài năng của ông ta. Ông kiêm cho mình cả tài
“một tay chợ đen rất tài tình”. Hoàng có một cuộc sống vô cùng tiện nghi, dù nhân dân ngoài kia có
khổ sở như thế nào đi chăng nữa thì con chó nhà ông vẫn có thịt bò để ăn. Cuộc sống nhà ông
khép kín chẳng quan hệ với ai tránh nhờ vả.
Về ngoại hình của Hoàng cũng rất khác so với tình hình đất nước đang phải trải qua. Biết bao nhiêu
con người không có cơm ăn gầy tong teo thế nhưng Hoàng vẫn giữ cho mình thân hình phốp pháp
dáng đi khệnh khạng, khuôn mặt thi béo tốt, bộ mặt thì đầy vẻ kịch…Chính ngoại hình ấy đã cho ta
thấy được cuộc sống ấm no dư thừa của gia cảnh nhà văn Hoàng.
Qua tất cả những ngoại hình và tính cách lai lịch ấy quả thật ông ta là một người có tài nhưng
trưởng giả. Hoàng quen sống trong tiện nghi ích kỉ không thích giúp đỡ người khác chỉ biết nghĩ cho


bản thân mình. Chính vì thế mà khi chiến tranh xảy ra ông cắt đứt liên lạc với nhà văn Độ. Không
những thế thì khi Độ đến tìm Hoàng còn phải hé cửa nhìn xem ai xong đâu đó mới mở cửa mời


khách vào.
Kháng chiến nổ ra thế Hoàng đưa vợ con đi tản cư xuống quê hương ở thế nhưng ở đây Hoàng vẫn
không quên đi thói tiện nghi xưa cũ mà vẫn ăn uống đầy đủ trong khi những người bên cạnh thì đói
nghèo không hề giúp đỡ. Đã thế cả con chó nhà Hoàng cũng được ăn sướng hơn cả những người
nông dân ngoài kia. Bình thường nó vẫn được ăn vài lạng thịt bò. Có thể nói kháng chiến mà đến
con chó còn có cuộc sống sung sướng hơn cả con người.
Cách nhìn của Hoàng về người nông dân và kháng chiến không có chút thiện cảm nào.
Trước hết là với người nông dân, Hoàng chỉ thấy những cái xấu mà không thấy được cái đẹp của
họ. Hoàng thấy họ là người tàn nhẫn , thiếu tình người. Không chỉ thế mà người nông dân trong mắt
nhà văn ấy còn là những người tò mò tọc mạch. Hễ cứ có chuyện gì là ngày hôm sau cả làng ào ào
nói đến, người nông dân chỉ biết buôn chuyện và hóng hớt chuyện nhà khác mà thôi. Đã thế lại còn
ngố và nhặng xị nữa. Thái độ bao chùm khi Hoàng nhắc đến những tật xấu của người nông dân là
chê bai, dè bỉu, khinh bỉ giễu cợt. Qua đó ta thấy Hoàng tuy là một nhà văn những lại không có cái
nhìn đa chiều thấu đáo. Một tâm hồn của nhà văn thì phải biết thương người nhưng riêng chuyện
Hoàng cất của ăn mình không giúp đỡ cho đất nước đã là không nên đằng này Hoàng còn nhìn
nhận người nông dân ở những thói hư tật xấu của họ. Quả thật nhìn cái sai cái xấu của người khác
thì nhanh mà nhìn cái sai của chính mình thì lại không nhận ra.
Không chỉ có cái nhìn sai về nhân dân mà Hoàng còn có cái nhìn sai về kháng chiến cách mạng của
ta. Anh tỏ ra coi thường những người cán bộ Đảng xuất thân từ những người nông dân mà ông coi
là tọc mạch kia. giễu cợt kháng chiến nghĩ rằng những lời hứa hẹn của kháng chiến chỉ là hứa
suông chưa chắc đã làm được. Anh thiểu niềm nin vào quần chúng mà họ lại chính là những người
nòng cốt nhất. Hoàng đề cao chủ nghĩa cá nhân. Có lẽ chính vì thế mà Hoàng không tham gia vào
hoạt động cách mạng cũng như văn học nghệ thuật để ca ngợi nhân dân và Đảng ta. Anh chỉ biết
sống cho riêng anh mà thôi. Cái nhìn ấy là một cái nhìn thiếu khoa học, thiếu biện chứng của anh về
cách mạng và người dân. Hoàng chỉ suốt ngày trong nhà không ra khỏi nhà không quan tâm đến ai,
không giao tiếp với ai thì lại có thể biết cách mạng ta diễn ra như thế nào mà lại có thể nói ra những
lời như thế. Một kẻ chỉ biết chăn ấm đệm êm cho mình, hàng ngày chùm trăn ngủ ngon trước bao
nhiêu gian khổ của nhân dân thì biết gì mà nói. Thế mà anh vẫn giữ đôi mắt, cái nhìn ấy nói người
nhân dân và cách mạng đầy chua chát.
Tóm lại qua cách nhìn của Hoàng về người nông dân và cách mạng ta thấy đó là cái nhìn của một

trí thức nhạy cảm, sắc bén trước hiện thực. Nhưng qua cách nhìn ấy ta cũng thấy đáng tiếc cho
Hoàng vì anh đã mất đi một tấm lòng một niềm tin vào nhân dân, vào Đảng và cuộc sống. Từ đó
Hoàng đã trở thành người sống ngoài cuộc , dửng dưng trước số phận của nhân dân và đất nước,
đi ngược lại dòng chảy của nhân dân và kháng chiến.
Qua đây ta thấy Nam Cao đã thành công khi xây dựng nhân vật Hoàng. Đồng thời ông cũng vẽ nên
những nét hiện thực mà sau cách mạng tháng Tám năm 1945 nhiều người trí thức nghệ sĩ lại có
thái độ không tin vào Đảng vào nhân dân và kháng chiến. Bộ phận ấy cũng là một vấn đề cần quan
tâm của đất nước.


Từ khóa tìm kiếm:
Phân tích nhân vật Hoàng trong truyện ngắn Đôi mắt của Nam Cao
Phan tich nhan vat hoang trong truyen ngan doi mat cua nam cao
Phân tích nhân vật Hoàng trong tác phẩm Đôi mắt của Nam Cao
Phan tich nhan vat hoang trong tac pham doi mat cua nam cao



×