Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Phân tích nội dung và những chủ ý giàu tính nhân văn của tác giả trong đoạn trích hồn trương ba da hàng thịt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.79 KB, 3 trang )

Phân tích nội dung và những chủ ý
giàu tính nhân văn của tác giả trong
đoạn trích Hồn Trương Ba da hàng thịt

Posted in : Văn mẫu lớp 12 on Tháng Bảy 23, 2015 by : admin
Phân tích nội dung và những chủ ý giàu tính nhân văn của tác giả trong đoạn trích Hồn
Trương Ba da hàng thịt.
Lưu Quang Vũ (1948 – 1988), quê gốc ở Đà Nẵng nhưng sinh tại Phú Thọ. Ông sinh ra trong một
gia đình trí thức. Ông thừa hưởng được tài năng viết kịch của cha mình cho nên khi lớn lên Lưu
Quang Vũ cũng là một nhà viết kịch nổi tiếng mà ai cũng biết đến. Ngoài kịch ra ông còn làm thơ thế
nhưng thành công hơn cả vẫn là kịch. Tác phẩm kịch nổi tiếng của ông phải kể đến vở hồn Trương
ba da hàng thịt. Qua vở kịch ấy tác giả gửi gắm đến độc giả những chủ ý giàu tính nhân văn trong
cuộc sống của con người chúng ta.
Vở kịch được viết vào năm 1981 và công diễn lần đầu tiên năm 1984. Đoạn trích hồn trương ba da
hàng thịt là phần cuối của vở kịch. Thuộc cảnh VII của đoạn kết. Đó cũng là đoạn xung đột kịch
được đẩy lên đỉnh điểm và cuối cùng là giải quyết xung đột và có cái kết tốt đẹp đầy chủ ý nhân văn.
Đoạn mở đầu là cuộc đối thoại đầy căng go giữa hồn và xác. Thoạt đầu Trương Ba ngồi vò đầu gãi
tay và bức bối mong muốn thoát khỏi cái xác thịt xù xì kinh khủng này. Khi ấy hồn thoát ra khỏi xác
và xảy ra cuộc cãi cọ lớn. Cả hai hồn và xác đều đưa ra những quan điểm lý lẽ của mình. Hồn nói
rằng dù sống trong xác thịt đui mù u tối ấy thì ông vẫn có một đời sống nguyên vẹn trong sạch. Hồn
phủ định tất cả những hành động như làm gãy diều của cu Tỵ hay vả người con trai của mình học
máu mồm không phải xuất phát từ hành động suy nghĩ của bản thân mình. Không những thế hồn
cho những cái mà xác nói là những cái ti tiện không thể nào chấp nhận được Thế nhưng chính hồn
lại phải đuối lý trước những câu nói của xác. Xác như khẳng định sự quan trọng của bản thân mình
trong việc chứa đựng linh hồn kia. Hai ta đã hòa làm một không thể tách rời nhau đâu. Xác còn
chứng minh ảnh hưởng ghê gớm của bản thân mình khi nhiều khi lấn át của hồn chứ xác không hề
đui mù như hồn nói. Chẳng phải là nhiều lúc hồn phải cho xác ăn uống thỏa thích với cái thói quen
ăn uống của tên bán thịt lớn kia sao. Mặt khác khi ở gần vợ hắn hơi thở của hồn chẳng nóng lên
nhanh hơn hay sao. Hồn cứ nghĩ mình thanh thiện, cao khiết làm việc gì xấu cũng đổ tội cho xác để



được thoải mái nhưng bù lại phải làm thỏa mãn những gì xác muốn. Chính những lí lẽ mà ngay
chính hồn cũng không thể chối cãi khiến cho hồn nhập lại vào xác một cách tuyệt vọng. Qua cuộc
đối thoại ấy chúng ta nhận ra một chủ ý nhân văn rằng con người chúng ta phải sống hài hòa giữa
thân xác và linh hồn. cái nào cũng quan trọng cho nên không thể quan trọng tinh thần mà bỏ bê thể
xác và ngược lại. Hơn nữa thì phải sống đúng cái thân xác của mình thì mới phù hợp với tâm hồn
của mình được. Và khi sống chung với sự dung tục thì dễ bị dung tục làm cho đồng hóa. Cuộc đấu
tranh giữa hồn và xác giống như cuộc đấu tranh giữa khát vọng và duc vọng vậy. Chính vì thế mà
chúng ta nên biết tự cân bằng giữa hồn và xác để không bị dung tục ngự trị. Còn Trương Ba ở đây
tuy rằng được sống nhưng lại sống một cuộc đời đáng hổ thẹn, không được sống đúng với chính
mình. Vậy nên sống phải là chính mình chứ không thể nào sống nhờ sống gửi được.
Có lẽ chính vì những hậu quả của việc ở nhờ ở đậu vào thân thể người khác cho nên cuộc đời
Trương Ba gặp những bi kịch của cuộc đời với những người thân của mình.
Trước hết là người vợ của mình. Trương Ba yêu thương vợ thế nhưng khi nhập hồn vào xác anh
hàng thịt thì thân xác ấy lại cứ đưa ông về bên người vợ của anh hàng thịt. là một người vợ thì làm
sao có thể chấp nhận được việc ấy. Chính vì thế mà vợ Trương ba quyết ra đi để nhường ông lại
cho vợ của anh hàng thịt.
Sau đó là cuộc đối thoại với người con dâu. Chị có vẻ là người hiểu Trương ba nhất, thông cảm cho
những nỗi khổ của ông thế nhưng chị cũng không thể nào giúp gì cho ông được. Chị cũng nhận ra
sự thay đổi không thể chấp nhận được của Trương Ba. Và khi ấy chị bật khóc trước tình cảnh gia
đình tan nát.
Đến cả đứa cháu gái cũng không thể chấp nhận được ông mình. Nó không nhận ông nó tức ông mà
dám mắng ông cút đi. Cái tiếng nói ấy của nó khiến cho Trương Ba đau xót lắm. Nó không thể chấp
nhận được một người ông mà bàn chân to dẫm tiệt cái chồi non ông nó cố ươm cho được. Nó ghét
cái bàn tay thô lỗ kia đã làm gãy diều của cu Tỵ.
Trước những thái độ của mọi người trong gia đình trương Ba đau khổ, ông nhận ra rằng “mày đã
thắng cái xác thịt kia ạ”. Ông quyết định không cần đến đời sống mà xác thịt mang lại nữa. Cái tự
nhận ra ấy khiến chúng ta thấy rằng cuộc sống nhờ sống gửi thì không bao giờ bền cả. nó khiến ta
rơi vào bi kịch đau đớn.
Ông quyết định đốt hương gọi đế thích lên và bày tỏ cái ý muốn của mình. Vậy là cuộc đối thoại
giữa Trương Ba và Đế Thích lại diễn ra. Trương Ba thể hiện quan điểm của mình không thể sống

bên trong một đằng bên ngoài một nẻo dược. Đế Thích rất ngạc nhiên trước quyết định của Trương
Ba. Ông khuyên Trương Ba nghĩ lại vì cuộc sống này vốn không trọn vẹn. Nhưng trước những bi
kịch và những gì mắc phải thì Trương Ba vẫn quyết định đên cái chết thật sự chả thân xác cho anh
hàng thịt chứ không thể nào sống cuộc sống như thế này nữa. Đế Thích muốn ông nhập vào xác cu
Tỵ nhưng Trương ba tưởng tượng ra cái cảnh gọi mẹ nó là mẹ cho nên càng không thể được. Vậy
là qua cuộc đố thoai ấy ta thấy được thái độ dứt khoát của Trương Ba. Sống mà phải như thế thì
chẳng sống làm gì nữa. Qua đó ta thấy được giá trị nhân văn sâu sắc là phải sống đúng là mình,
sống đúng nghĩa hài hòa giữa thể xác và linh hồn. Con người là một thể thống nhất bao gồm linh
hồn và thể xác vì thế cho nên không thể sống chấp vá được.


Kết thúc câu chuyện Trương ba chết đi trả lại thân xác cho anh hàng thịt và hồn của Trương Ba thì
vẫn ở đâu đó trong ngọn gió. Người thân của ông khi ấy biết là ông đã về, mọi người lại yêu mến
ông như ngày nào. Có lẽ cái chết ấy khiến cho ông được sống đúng là chính mình. Tác phẩm không
chỉ là một vở kịch giàu kịch tính mà còn mang những giá trị nhân văn mà chúng ta phải suy nghĩ.



×