Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Phân tích ý nghĩa nhan đề thuốc của lỗ tấn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (57.94 KB, 2 trang )

Phân tích ý nghĩa nhan đề Thuốc của
Lỗ Tấn

Posted in : Văn mẫu lớp 12 on Tháng Bảy 24, 2015 by : admin
Đề bài: Phân tích ý nghĩa nhan đề Thuốc của Lỗ Tấn
Mỗi một tác phẩm ra đời nội dung và nghệ thuật đã rất hay và hấp dẫn rồi nhưng tác giả không thôi
trăn trở về cái tên cho đứa con tinh thần ấy. Một cái tên phải thật nhiều ý nghĩa, cái tên ấy có thể
kêu, cũng có thể rất bình thường, và nhiều khi chỉ là một chữ nhưng lại lạ. Chính vì nhà văn hiểu
được cái tên sẽ gây ấn tượng đầu tiên cho người đọc. Và Lỗ Tấn cũng vậy, với tác phẩm của mình
ông lấy nhan đề là Thuốc. Chỉ một chữ thuốc thôi nhưng người đọc ngẫm ra được biết bao nhiêu là
điều, không biết bao nhiêu là ý nghĩa.
Trước hết chúng ta hiểu từ “thuốc” ấy theo nghĩa đen của nó. Xét một cách khách quan thì thuốc
chính là một thứ để cho con người ta chữa bệnh của mình. Nó mang đến những công dụng chữa
những căn bệnh cho con người. Còn xét hoàn cảnh trong tác phẩm này thì thuốc chính là chiếc
bánh bao tẩm máu người tử tù dùng để chữa bệnh lao. Chỉ xét nghĩa đen thôi thì chúng ta cũng
thấy được một điều rất kì quặc ở đây. Vì phương thuốc kia chưa bao giờ nghe thấy cả. Nếu như có
chữa bệnh thì cũng chỉ nghe đến thảo được phơi khô cắt nhỏ xa sau đó đun lên lấy nước uống, hay
là những viên thuốc của phương Tây thôi chứ lấy đau ra phương thuốc máu người ấy. Chính vì thế
mà chúng ta cần phải hiểu được ý nghĩa nhan đề mà Lỗ Tấn muốn nói đến. Nhan đề rất ngắn chỉ có
một từ thôi thế nhưng chính những từ ngắn ấy lại ẩn chứa những ẩn ý vô cùng lớn.
Vậy thực chất thì ý nghĩa của chiếc bánh bao tẩm máu – một phương thuốc chữa bệnh lao kia là
gì?.
Trước hết thì thứ thuốc ấy thể hiện thực trang sự ngu muội của nhân dân Trung Quốc khi ấy. Tiêu
biểu cho những người nhân dân ấy chính là vợ chồng nhà lão Hoa Thuyên cùng với những người
trong quán ấy. Bánh bao tẩm máu người lại được coi là một vị tiên được có thể cứu những người
bệnh ho lao. Chính vì coi nó như một vị tiên dược cho nên ngay tờ mờ sáng lão Hoa Thuyên đã
thức dậy trong lòng vui sướng mặc dù trời còn rất tối. Lão như đang nhắm nghiền mắt lại mà tin
rằng con trai hắn sau khi ăn thứ thuốc tiên dược kia thì sẽ trở nên khỏe mạnh như bình thường. Một
thằng con trai độc đinh duy nhất của ông. Chính vì thế cứu nó như chính là cứu ông bà vậy. Lão đâu
biết rằng đó chỉ là một trò ngu dân của phát xít Nhật.



Không chỉ lão Hoa Thuyên mà tất cả những người dân đều trở nên ngu muội như thế. Đó chính là lí
do thứ nhất mà Lỗ Tấn quyết định đặt nhan đề cho tác phẩm của mình. Thế rồi vị tiên dược ấy có
cứu nỗi con trai của ông khỏi tử thần hay không? Không những không cứu được mà ông còn mất cả
số tiền dành dụm được cho bọn cướp nước. Trong thâm tâm những người Trung Quốc lúc bấy giờ
đâu có hiểu được chúng đang cướp nước mình đang làm khổ mình mà chỉ biết tin vào những trò vớ
vẩn của chúng. Ngay cả ông chú của Hạ Du một tử tù cộng sản cũng không hiểu được thế cuộc mà
đi tố cáo cháu mình là cộng sản để lĩnh tiền thưởng và buộc người anh hùng ấy đi vào cái chết. Tuy
nhiên đó mới chỉ là ý nghĩa thuốc trong tác phẩm còn trong xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ thì càng
quan trọng.
Về mặt xã hội của Trung Quốc nhan đề mà Lỗ Tấn đặt muốn nói đến một thứ thuốc tinh thần để
chữa bệnh cho những người nhân dân và người cách mạng Trung Quốc. Cái bệnh của họ ở đây là
ngu muội, những người cách mạng thì lại xa rời quần chúng không gần gũi với cuộc sống của nhân
dân. Còn vị thuốc ở đây chính là tác phẩm của nhà văn nhằm cảnh tỉnh chữa bệnh cho những
người Trung Quốc ấy. Có lẽ chính vì lẽ đó mà khi Lỗ Tấn đã sang Nhật học chữa bệnh rồi lại quyết
định quay trở về khi đọc được tin về vị thuốc bánh bao tẩm máu tử tù kia. Nhà văn như dùng chính
đứa con tinh thần ấy là một vị thuốc nhằm cảnh tỉnh người nông dân trước những chính sách ngu
dân của bọn phát xít và đồng thời cũng chữa bệnh cho những người cộng sản đã xa rời quần
chúng. Chính vì không gắn bó gần gũi với nhân dân cho nên Hạ Du trong tác phẩm đã nhận lấy một
kết cục chết chóc.
Đó không phải là cái chết của cá nhân nhân vật trong truyện mà nó chính là cái chết của biết bao
nhiêu chiến sĩ cách mạng kiên cường. Chỉ vì một căn bệnh duy nhất đó là xa rời quần chúng trong
khi một đất nước thì quần chúng chiếm số lượng đông đảo nhất. Không những thế chúng ta còn
chú ý đến những hình ảnh của nghĩa trang liệt sĩ. Trong cùng một khu đất thế mà mộ người chết
chém và người chết vì bệnh ho lao lại được phân tách riêng biệt. Điều đó phần nào thể hiện sự sai
lầm của cách mạng Trung Quốc. và hình ảnh hai người đàn bà bước qua khỏi ranh giới ấy đến nắm
tay nhau mà an ủi thể hiện phương thuốc của Lỗ Tấn. Đó chính là những người cách mạng phải lại
gần hơn những người nông dân chỉ có thế cách mạng mới mong thành công được.
Như vậy chỉ với một từ “thuốc” thôi mà có biết bao nhiêu vấn đề cần bàn luận. Chính vì thế mà mỗi
khi đặt một nhan đề, một cái tên cho tác phẩm của mình thì những nhà văn phải hết sức trăn trở. Vì

một tác phẩm hay thì nhan đề cũng có một sức hấp dẫn nhất định. Mà chưa kể ngay chính nhan đề
cũng là một đặc sắc nghệ thuật không thể thiếu.



×