Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Tính cách nam bộ của các nhân vật trong tác phẩm đất của anh đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.8 KB, 2 trang )

Tính cách Nam Bộ của các nhân vật
trong tác phẩm Đất của Anh Đức

Posted in : Văn mẫu lớp 12 on Tháng Bảy 24, 2015 by : admin
Đề bài: Phân tích tính cách Nam Bộ của các nhân vật trong tác phẩm Đất của Anh Đức
Không biết đã có bao nhiêu nhà văn nói về tính cách của những con người miền Nam. Và phải
chăng trong nền văn học nước nhà tính cách của họ trở thành đề tài cho biết bao nhiêu người nghệ
sĩ. Nếu như Nguyễn Quang sáng nói về vẻ đẹp tính cách của người dân Nam Bộ qua truyện chiếc
lược ngà, Nguyễn Thi nói về một gia đình miền nam có truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại
xâm mà biểu hiện rõ nhất ở hai chị em Chiến và Việt thì Anh Đức lại nói đến tính cách con người
miền Nam trong tác phẩm Đất của mình.
Tác phẩm của Anh Đức cũng giống như tác phẩm của Nguyễn Thi đều dựa trên hoàn cảnh của đất
nước. Đó là cuộc chiến tranh kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Thế nhưng với Nguyễn Thi thì chỉ
nói về cuộc đấu tranh và sức trẻ tiến công cho chiến trường thì Anh Đức lại nói về những người dân
miền Nam trong việc chống lại kế hoạch dồn dân lập ấp của giặc Mỹ. Tác phẩm Đất giúp chúng ta
hiểu thêm được những nét tính cách và tâm hồn của người dân Nam Bộ mà cụ thể ở đây là nhân
dân Xẻo Đước.
Điều ấn tượng trong phẩm chất của con người miền Nam mà Anh Đức nói đến là hình ảnh những
con người bộc trực, thẳng thắn, yêu ghét rạch ròi. Họ yêu thiết tha mảnh đất mà mình đang sống,
họ dám xả thân mình vì chính nghĩa, luôn gắn bó với cuộc kháng chiến của dân tộc chứ không đầu
hàng quân giặc vì sợ hãi.
Và trước hết trong tính cách của con người Xẻo Đước nói riêng và con người miền Nam nói chung
là tình yêu thiết tha mảnh đất của mình. Tính cách này thì cả dân tộc ta đều có cả và miền nam như
thể hiện khẳng định thêm lòng yêu nước của nhân dân ta. Và chính vì yêu quê hương thiết tha cho
nên họ sẵn sáng chiến đấu. Họ yêu quê hương mảnh đất của họ sinh sống bằng cách kiên cường
chống lại chính sách dồn dân lập ấp của giặc. Hòng làm cho chúng vấp phải khó khăn. Tuy nhiên
điều cơ bản là họ yêu mảnh đất ấy và không muốn rời bỏ nó đồng thời cũng không muốn những
người xa lạ tán ác kia chiếm đất của họ. Đâu đâu cũng tràn đấy khí thế đấu tranh. Họ lập ra những
chiến lũy cho riêng mình thành lập lên những làng cách mạng. “Dây thép gai không vo cuộn mà dàn



ra, vây kín lấy xóm ấp”. Không chỉ chiến tranh mặt trận mà những người nông dân ấy còn giơ cao
những biển thể hiện ý chí của họ. Đó là “Quyết tử giữ làng”. Chính vì thế họ bắt tay vào xây dựng
thành lũy, đào lỗ châu mai để chuẩn bị đánh giặc. Lòng yêu nước của họ được thể hiện như thế
đấy. Họ sẵn sàng đón đầu bọn giặc bất kể khi nào chúng đến. Họ thà chết chứ không chịu để cho
chúng thực hiện âm mưu cướp đất của họ.
Không chỉ thế họ còn là những người gan góc dũng cảm mà nổi bật là nhân vật ông Tám. Tính cách
của ông tiêu biểu cho tính cách của người dân Nam Bộ bởi vì khi giặc Mỹ tiến hành âm mưu ấy ông
tỏ ra là một người gương mẫu để cho dân làng noi theo. Ông thể hiện tình yêu mảnh đất quê hương
ở chỗ nhất định bám đất không chịu rời đi. Ông nhất định không đi và trước mặt quân thù ông nói
dõng dạc: “ Tôi nói thiệt chứ không nói giỡn đâu. Chú nào leo lên rút một cọng lá tôi chém cho coi”.
Việc làm ấy, lời nói ấy thể hiện ông là một người cương trực thăng thắn và không hề sợ điều gì.
Thế nhưng bọn Mỹ cũng đâu có để yên như thế, đồn trưởng mới đến lại ác ôn hơn cả đồn trưởng
cũ. Vậy là ông Tám phải trải qua một cuộc đấu tranh sinh tử với tên ác ôn vô loại kia. Cái hung tàn
kia không làm cho ông Tám run sợ mà trái lại ông vẫn gan dạ và quyết định bám đất đến cùng. Và
thế rồi bon chúng tức giận hét man rơ và hỏi ông với những tiếng thét lớn hòng nhằm cho ông sợ
mà lui. Nhưng chúng không nghĩ rằng ông Tám lại là người gan dạ đến thế. mặc cho chúng có hét
như thú rừng thì ông vẫn thản nhiên đáp lại chúng bằng những câu trả lời cộc lốc. Ngắn gọn và
đanh thép. Để cho chúng thấy rằng chúng không hề làm ông run sợ. Và điều đó một lần nữa thể
hiện tình yêu quê hương đất nước của ông Tám. Và sau không nói năng gì trước hàng loạt súng
ông Tám đứng lên mặc chiếc áo mà chỉ có đám giỗ mới mặc. Và ông thắp nhang cũng ông bà tổ
tiên. Những lời nói của ông thể hiện sự yêu quý mảnh đất, tôn thờ và trân trọng những gì cha ông
để lại. Bọn chúng không hề hiểu hành động ấy của ông. Còn ông thì ông tự biết rằng cái chết đang
gần kề thế nhưng ông vẫn không lùi bước. Và người đàn ông ấy đã xả thân mình để thể hiện niềm
yêu thương trân trọng mảnh đất quê hương.
Phải nói rằng gia đình ông là cả một tấm gương sáng cho lòng thủy chung. Ngoài ông ra những
thành viên trong gia đình ông vẫn bám đất mà sống. Không những thế họ còn tham gia cách mạng
để đánh đuổi bọn cướp nước kia đi. Đó chính là phẩm chất đáng quý của người dân Nam Bộ.
Ông Tám mất đi nhưng còn rất nhiều người dân Nam bộ vùng Xẻo Đước ấy và họ lại tiếp tục thay
ông bám đất giữ làng xóm. Họ cứ kiên trì như thế để cho quân thù dù cho tàn ác đến đâu cũng
không thể nao giết chết hết những con người nơi đây được.

Như vậy ta có thể thấy rằng Anh Đức cũng khá thành công khi xây dựng nhân vật con người Miền
Nam trong kháng chiến chống mỹ cứu nước. Qua đây ta càng hiểu thêm về những phẩm chất đáng
quý mà con người miền Nam có nhất là khi có chiến tranh.



×