Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

Nghiên cứu về công nghệ WAP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 60 trang )

Khoa CNKT điện tử viễn thông

Lớp: ĐHĐT1

LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm qua, trên thế giới đã trải qua nhiều cuộc cách mạng về công
nghệ mang tính chất đột phá đem lại cho con người nhiều lợi ích trong cuộc sống và
nói đến nó chúng ta phải nói đến chiếc điện thoại di động. Nó giúp chúng ta có thể
kết nối mọi người lại với nhau bất kể khoảng cách và giờ đây với sự phát triển vượt
bậc của công nghệ, chiếc điện thoại di động đã và đang đem đến cho con người
những tiện ích cực kì to lớn không chỉ là một công cụ nghe gọi mà nó còn giúp
người sử dụng tìm kiếm thông tin, hình ảnh, bạn có thể tải xuống những bản nhạc
hay những video mà mình yêu thích…Và để có thể làm được những điều đó cũng
rất đơn giản chiếc điện thoại di động của bạn chỉ cần hỗ trợ WAP. Vậy WAP là gì
và tại sao điện thoại lại cần WAP mới có thể giúp bạn làm những việc đó.
Đồ án này sẽ nghiên cứu về công nghệ WAP ở khía cạnh viễn thông, khía cạnh
của những người đã xây dựng lên WAP, đưa bạn đến với internet mà chỉ thông qua
một chiếc điện thoại di động bé nhỏ.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Trịnh Thị Hà đã rất nhiệt tình chỉ bảo
và giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện đồ án.Trong quá trình thực hiện đồ án
em còn nhiều bỡ ngỡ, do chưa có kinh nghiệm thực tiễn nên không tránh khỏi
những sai sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy, cô giáo để em
có thể hoàn thành tốt đồ án tốt nghiệp và nhiệm vụ học tập tại trường.

1


Khoa CNKT điện tử viễn thông

Lớp: ĐHĐT1


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THÔNG TIN DI ĐỘNG
1.1. Lịch sử phát triển của thông tin di động
Trong quá trình phát triển của xã hội loài người, thông tin liên lạc luôn là nhu
cầu cần thiết và đóng một vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Để đáp ứng nhu
cầu này, khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực thông tin đã đưa ra nhiều hình thức liên
lạc ngày càng tiện nghi hơn, chất lượng tốt hơn.
Khi các ngành thông tin quảng bá bằng vô tuyến phát triển thì ý tưởng về thiết
bị điện thoại vô tuyến ra đời và cũng là tiền thân của mạng thông tin di động sau
này. Năm 1946, mạng điện thoại vô tuyến đầu tiên được thử nghiệm tại ST
Louis,bang Missouri của Mỹ. Sau những năm 50, việc phát minh ra chất bán dẫn
cũng ảnh hưởng lớn đến lĩnh vực thông tin di động. Ứng dụng các linh kiện bán dẫn
vào thông tin di động đã cải thiện một số nhược điểm mà trước đây chưa làm được.
Thuật ngữ thông tin di động tế bào ra đời vào những năm 70, khi kết hợp được các
vùng phủ sóng riêng lẻ thành công, đã giải được bài toán khó về dung lượng.
Giai đoạn này gọi là hệ thống di động tương tự thế hệ đầu tiên (1G) với dải tầng
hẹp, tất cả các hệ thống 1G sử dụng điều chế tần số FM cho đàm thoại, điều chế
khoá dịch tần FSK (Frequency Shift Keying) cho tín hiệu và kỹ thuật truy cập được
sử dụng là FDMA (Frequency Division Multiple Access).
Thế hệ thứ 2 (2G) được phổ biến trong suốt thập niên 90. Sự phát triển công
nghệ thông tin di động thế hệ thứ hai cùng các tiện ích của nó đã làm bùng nổ lượng
thuê bao di động trên toàn cầu. Đây là thời kỳ chuyển đổi từ các công nghệ analog
sang digital. Giai đoạn này có các hệ thống thông tin di động số như: GSM900MHZ (Global System for Mobile), DCS-1800MHZ (Digital Cordless System),
PDC - 1900Mhz (Personal Digital Cellular), IS-54 và IS-95 (Interior Standard).
Trong đó GSM là tiền thân của hai hệ thống DCS, PDC. Các hệ thống sử dụng kỹ
thuật TDMA (Time Division Multiple Access)ngoại trừ IS-95 sử dụng kỹ thuật
CDMA (Code Division Multiple Access). Thế hệ 2G có khả năng cung cấp dịch vụ
đa dạng, các tiện ích hỗ trợ cho công nghệ thông tin, cho phép thuê bao thực hiện

2



Khoa CNKT điện tử viễn thông

Lớp: ĐHĐT1

quá trình chuyển vùng quốc tế tạo khả năng giữ liên lạc trong một diện rộng khi họ
di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác.
Thế hệ thứ ba (3G), từ năm 1992 Hội nghị thế giới truyền thông dành cho
truyền thông một số dải tần cho hệ thống di động 3G: phổ rộng 230MHz trong dải
tần 2GHz, trong đó 60MHz được dành cho liên lạc vệ tinh. Sau đó Liên Hiệp Quốc
Tế Truyền Thông (UIT) chủ trương một hệ thống di động quốc tế toàn cầu với dự
án IMT-2000 sử dụng trong các dải 1885-2025MHz và 2110- 2200MHz.
Thế hệ 3G gồm có các kỹ thuật: W-CDMA (Wide band CDMA) kiểu FDD và
TD-CDMA (Time Division CDMA) kiểu TDD. Mục tiêu của IMT-2000 là giúp cho
các thuê bao liên lạc với nhau và sử dụng các dịch vụ đa truyền thông trên phạm vi
thế giới, với lưu lượng bit đi từ 144Kbit/s trong vùng rộng và lên đến 2Mbps trong
vùng địa phương. Dịch vụ bắt đầu vào năm 2001- 2002.
Ở nước ta, mạng thông tin di động đầu tiên ra đời vào năm 1992 với khoảng
5.000 thuê bao. Hai nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động lớn là Mobifone (VMS)
ra đời năm 1993 – liên doanh giữa công ty bưu chính viễn thông VN (VNPT) và tập
đoàn COMVIK (Thuỵ Điển ) và Vinafone của trung tâm dịch vụ viễn thông (GPC)
thuộc VNPT ra đời năm 1996.Đến năm 2002 Sfone của tập đoàn TELECOM của
Hàn Quốc và tháng 6/2004 Viettell của công Ty Viễn Thông Quân Đội cùng bước
vào cuộc. Cuộc chạy đua của các nhà khai thác làm cho giá cước giảm xuống và các
dịch vụ càng đa dạng.
1.2. Quá trình phát triển từ GSM lên 3G
Để đảm bảo đáp ứng được các dịch vụ mới về truyền thông máy tính và hình
ảnh đồng thời đảm bảo tính kinh tế, tính hệ thống, thông tin di động thế hệ hai sẽ
được chuyển đổi từng bước sang thế hệ ba. Tổng quát quá trình chuyển đổi này như
hình vẽ:

GSM

HSCSD

GPRS

EDGE

Hình 1.1: Lộ trình phát triển từ GSM đến 3G W-CDMA

3

W-CDMA


Khoa CNKT điện tử viễn thông

Lớp: ĐHĐT1

Giai đoạn đầu của quá trình phát triển GSM là phải đảm bảo dịch vụ số liệu tốt
hơn. Tồn tại hai chế độ dịch vụ số liệu trong cùng một mạng là chuyển mạch kênh
(CS: Circuit Switching) và chuyển mạch gói (PS: Packet Switching) như sau:
* Các dịch vụ số liệu chế độ chuyển mạch kênh đảm bảo:
- Dịch vụ bản tin ngắn (SMS :Short Message Service).
- Số liệu dị bộ cho tốc độ 14,4 kbps.
- Fax băng tiếng cho tốc độ 14,4 kbps.
* Các dịch vụ số liệu chuyển mạch gói đảm bảo:
- Chứa cả chế độ dịch vụ kênh.
- Dịch vụ Internet, email...
- Sử dụng chức năng IWF/PDSN.

Để thực hiện kết nối vào mạng IP, ở giai đoạn này có thể sử dụng giao thức ứng
dụng vô tuyến (WAP: Wireless Application Protocol). Giai đoạn tiếp theo để tăng
tốc độ số liệu có thể sử dụng công nghệ số liệu chuyển mạch kênh tốc độ cao
HSCSD, dịch vụ gói vô tuyến chung GPRS và tốc độ số liệu tăng cường để phát
triển EDGE. Các bước trung gian này gọi là thế hệ 2,5.
Số liệu chuyển mạch kênh tốc độ cao HSCSD
Số liệu chuyển mạch kênh tốc độ cao HSCSD là một dịch vụ cho phép tăng tốc
độ dịch vụ số liệu chuyển mạch kênh hiện nay 9,6 kbps (hay cải tiến 14,4kbps) của
GSM. Để tăng tốc độ số liệu người sử dụng có thể được cấp nhiều khe thời gian
một lúc hơn. Có thể kết hợp linh hoạt từ 1 đến 8 khe thời gian để đạt được tốc độ số
liệu cực đại là 64kbps cho một người sử dụng. Giao diện vô tuyến của HSCSD
thậm chí còn hỗ trợ tốc độ lên đến 8x14.4 kbps và như vậy có thể đạt được tốc độ
trên 100 kbps.
Một tính năng đặc biệt của HSCSD là nó hỗ trợ cả kết nối đối xứng và không
đối xứng (như hình 1.2). Từ hình 1.2 ta thấy ở chế độ HSCSD đối xứng, số khe phát
từ BTS đến MS bằng số khe thời gian theo chiều ngược lại. Ở chế độ bất đối xứng,
số khe theo đường xuống lớn hơn số khe của đường lên. Chế độ phát không đối
xứng được sử dụng khi người dùng muốn truy nhập mạng internet, thông thường dữ
liệu tải về lớn hơn rất nhiều dữ liệu đưa lên mạng.

4


Khoa CNKT điện tử viễn thông

Lớp: ĐHĐT1
HSCSD ®èi xøng

BTS ®Õn MS


00

10

20

30

40

50

60

70

00

10

20

30

MS ®Õn BTS

50

60


70

00

10

20

30

40

50

60

70

00

§o

HSCSD kh«ng ®èi xøng
BTS ®Õn MS

00

10

20


30

40

50

60

70

00

10

20

30

MS ®Õn BTS

50

60

70

00

10


20

30

40

50

60

70

00

§o

Hình 1.2: Biểu đồ thời gian cho HSCSD đối xứng và không đối xứng.
Dịch vụ gói vô tuyến chung GPRS.

5


Khoa CNKT điện tử viễn thông

Lớp: ĐHĐT1
SMS-GMSC
SMS-IWMSC

SM-SC


C

E
Gd
MSC/VLR

Gs

A

Gr

Gc

Uu

R
TE

HRL

D

MT

Gi
BSS

SGSN


GGSN

PDN

TE

Gn
Gn

Gp
Gf
EIR

SGSN
GGSN
M¹ng PLMN kh¸c

B¸o hiÖu

B¸o hiÖu vµ l­u l­îng

Hình 1.3: Cấu trúc mạng GPRS.
EIR:

Equipment Identity Register.

HLR:

Home Location Register.


SMS:

Short Message Sevice.

SGSN:

Serving GPRS Support Node.

GGSN: Gateway GPRS Support Node.
MT:

Mobile Terminal.

TE:

Terminal Equipment.

PLMN: Public Land Mobile Network.
PDN:

Public Data Network.

BSS:

Base Station System.

IWMSC: InterWorking MSC.
GMSC: Geteway Mobile Services Switching Center.
Dịch vụ GPRS hỗ trợ dịch vụ số liệu gói tốc độ cao cho GSM. GPRS khác với

HSCSD ở chỗ là nhiều người sử dụng có thể dùng chung một tài nguyên vô tuyến vì
thế hiệu suất sử dụng tài nguyên vô tuyến sẽ rất cao. Một MS ở chế độ GPRS chỉ
dành được tài nguyên vô tuyến khi nó thực sự có dữ liệu cần phát và ở thời điểm
khác, người sử dụng khác có thể sử dụng chung tài nguyên vô tuyến này. Nhờ vậy

6


Khoa CNKT điện tử viễn thông

Lớp: ĐHĐT1

băng tần được sử dụng rất hiệu quả. Cấu trúc của một mạng GPRS như trên hình
1.3.
Một người sử dụng GPRS có thể sử dụng đến 8 khe thời gian để đạt được tốc độ
trên 100 kbps. Tuy nhiên đây chỉ là tốc độ đỉnh và nếu đồng thời có nhiều người sử
dụng dịch vụ thì tốc độ sẽ thấp hơn nhiều.
Tốc độ số liệu tăng cường để phát triển GSM (EDGE)
Nói chung cấu trúc EDGE giống như GPRS tuy nhiên ở đây sử dụng kỹ thuật
điều chế nhiều trạng thái hơn (8-PSK) vì thế nâng cao được tốc độ truyền dẫn. Nó
cho phép truyền dữ liệu với tốc độ có thể lên đến 384 kbit/s cho người dùng cố định
hoặc di chuyển chậm và 144kbit/s cho người dùng di chuyển tốc độ cao.
Công nghệ vô tuyến di động 3G tốc độ cao (3G W-CDMA)
Đặc điểm nổi bật so với 2 thế hệ trước là:
- Truy cập internet tốc độ cao.
- Truyền video tốc độ lên đến 2Mbps.
1.3. Các kỹ thuật đa truy nhập
Có 4 kỹ thuật đa truy cập cơ bản sau đây:
1.3.1. Đa truy cập theo phân chia tần số FDMA (Frequency Division Multiple
Access)

Trong hệ thống vô tuyến truyền thông, mỗi một dải tần số được sử dụng cho
những mục đích nhất định. Dải tần số này được chia thành dải tần số nhỏ hơn,và dải
tần số nhỏ này được đưa vào sử dụng ở các thiết bị. Tùy thuộc vào nhu cầu, mà các
trạm phát sóng (nơi tạo, nhận và truyền đi các tần số) sử dụng tần số phù hợp cho
các thiết bị đầu cuối để truyền nhận. Cách phân chia tần số để sử dụng như vậy gọi
là “Đa truy cập phân chia theo tần số” (FDMA ). Trong hệ thống FDMA, có một
thiết bị trung tâm để phân chia các dải tần (hoặc tần số ) đến các thiết bị đầu cuối
khác nhau, dựa trên nhu sử dụng cầu của chúng.
Lấy ví dụ trong hệ thống truyền thông di động. Hệ thống bao gồm một số trạm
phát. Như đã nêu trong hình 1.4, trạm phát sử dụng một dải tần số (ở đây, f1 đến
f4 ). Cả bốn tần số này sẵn sàng được sử dụng cho các thiết bị di động ở gần xung
quanh trạm phát. Các tần số sẽ được phân chia theo nhu cầu sử dụng. Các thiết bị di

7


Khoa CNKT điện tử viễn thông

Lớp: ĐHĐT1

động A sẽ được cấp phát tần số f1, rồi tiếp theo đó thiết bị di động B sễ được cấp
phát tần số f2.
Ở FDMA, các dải tần số được chia thành những dải tần nhỏ hơn, và dải tần này
sẵn sàng cho một số lượng nhất định các thiết bị vô tuyến sử dụng, căn cứ vào nhu
cầu. Máy phát trung tâm sẽ cấp phát các dải tần số cho các thiết bị khác nhau dựa
vào các yêu cầu thực tế từ thiết bị. Để bảo đảm rằng không có chồng chéo băng tần
trong truyền & nhận giữa các thiết bị khác nhau sử dụng dải tần số liền kề,các dải
tần này phải được quy định cụ thể. Việc tạo ra một khoảng cách nhỏ giữa hai dải tần
liền kề được xem là một cách.


Hình 1.4. Đa truy cập phân chia theo tần số.
Theo kỹ thật này, mỗi một người sử dụng trong một tế bào (cell) được phân
chia một dải tần số (băng tần) nhất định, các băng tần của những người sử dụng
khác nhau sẽ không trùng nhau (non-overlap).
Người sử dụng gửi và nhận tín hiệu trong băng tần mình được phân chia và tất
cả mọi người trong mạng đều gửi/nhận tín hiệu đồng thời. Vì rằng mỗi người sử
dụng truyền và nhận tín hiệu trong băng tần của mình cho nên những người sử dụng
trong một tế bào (cell) không gây nhiễu cho nhau (lý tưởng). Tuy nhiên, do yêu cầu
cần có một số lượng lớn người sử dụng trong mạng, các băng tần sẽ được sử dụng

8


Khoa CNKT điện tử viễn thông

Lớp: ĐHĐT1

lại ở các tế bào khác. Chính vì vậy có thể có những người sử dụng ở tế bào A gây
nhiễu cho một người sử dụng ở tế bào B gần đó do hai người sử dụng này dùng
chung một băng tần. Nhiễu này gọi là nhiễu đồng kênh (co-channel interference).
FDMA được dùng trong nhiều hệ thống vô tuyến. Hệ thống truyền thông di
động và hệ thống truyền thông vệ tinh đang sử dụng kỹ thuật truyền thông này.
 Ưu điểm

- Băng thông của mỗi kênh tương đối hẹp lên hạn chế được fading chọn lọc
tần số.
- Các tính toán cho hệ thống sử dụng FDMA khá đơn giản.
- Việc đồng bộ là tương đối đơn giản.
 Nhược điểm
- Mỗi user chỉ được cấp cho một khoảng tần số nhất định lên bit tối đa trên

một kênh là cố định và do đó, hệ thống FDMA không thích hợp với truyền
dẫn số.
- Cần phải có khoảng băng tần bảo vệ để giảm thiểu xuyên nhiễu kênh và để
có thể sử dụng bộ lọc lọc lấy khoảng tần số mong muốn.
- Cần bộ lọc băng hẹp tốt.
1.3.2. Đa truy cập theo phân chia thời gian TDMA (Time Division Multiple
Access)
Ở đa truy cập phân chia theo thời gian (TDMA), một dải tần số được sử dụng
bởi một số các thiết bị đầu cuối. Mỗi trạm được trao cho khoảng thời gian(slot time)
mà nó có thể truyền. Số lượng khoảng thời gian là không đổi, và mỗi trạm truyền
nhận trong những khoảng thời gian đã được cấp phát. Chẳng hạn như, trong hệ
thống tin di động, mỗi dải tần số được chia thành số tám khoảng thời gian riêng biệt
và do đó tám thiết bị đi động sử dụng cùng một tần số, truyền thông trong các
khoảng thời gian khác nhau.
Hình 1.5 minh họa khái niệm này của TDMA. Một thiết bị A truyền nhận trong
rảnh thời gian 1 và sử dụng tần số là f1. Thiết bị B cũng truyền và sử dụng tần số là
f1 nhưng trong một khoảng thời gian khác. Các khoảng thời gian mà các thiết bị sử
dụng được phân chia, cấp phát bởi các trạm thu phát.

9


Khoa CNKT điện tử viễn thông

Lớp: ĐHĐT1

Hình 1.5. Đa truy cập phân chia theo thời gian.
Trong các hệ thống TDMA, các khe thời gian có thể cố định hoặc thay đổi.
Trong hệ thống TDMA có khoảng thời gian cố định, mỗi trạm được cấp các khoảng
thời gian cố định (khoảng thời gian 1 cho trạm A, khoảng thơi gian 2 cho trạm B,

vv). Điều này dẫn đến một thiết kế hệ thống đơn giản, nhưng bất lợi là nếu một trạm
không có dữ liệu để truyền, thì khoảng thời gian trống ra là lãng phí. Trong hệ
thống TDMA có khoảng thời gian thay đổi, mỗi trạm được giao các khoảng thời
gian sao cho phù hợp với các yêu cầu từ thiết bị kết nối gởi về. Điều này dẫn đến
một hệ thống phức tạp hơn, nhưng các kênh được sử dụng hiệu quả.
Một vấn đề quan trọng trong hệ thống TDMA là đồng bộ hóa: mỗi trạm cần biết
chính xác khi nó có thể bắt đầu truyền trong các khoảng thời gian. Rất dễ dàng để
nói với thiết bị A rằng nó phải truyền trong khoảng thời gian 1, nhưng làm thế nào
để thiết bị A biết chính xác khi nào khoảng thời gian 1 bắt đầu? Nếu nó bắt đầu
truyền nhưng sớm hơn thời điểm mà khoảng thời gian 1 bắt đầu, thì dữ liệu sẽ va
chạm với các dữ liệu trong khoảng thời gian 0. Nếu nó bắt đầu truyền nhưng chậm
hơn thời điểm mà khoảng thời gian 1 bắt đầu, các dữ liệu sẽ va chạm với các dữ liệu
trong khoảng thời gian 2. Sự phức tạp của TDMA nằm ở việc đồng bộ hóa. Đồng
bộ hóa được thực hiện bởi các trạm thu phát trung tâm gửi một mẫu bit (101010101

10


Khoa CNKT điện tử viễn thông

Lớp: ĐHĐT1

… mô hình), và tất cả các trạm sử dụng mô hình này để đồng bộ hóa đồng hồ bit
của họ.
Trong TDMA, một dải tần số duy nhất được sử dụng bởi một số thiết bị đầu
cuối. Mỗi thiết bị đầu cuối được chỉ định một khoảng thời gian nhỏ mà trong
khoảng thời gian đó nó có thể truyền tải. Việc cấp phát khoảng thời gian có thể
được cố định, hoặc cấp phát động – các khoảng thời giain được chỉ định chỉ khi
thiết bị có dữ liệu để truyền tải.
Đồng bộ hóa là một vấn đề chính trong các hệ thống TDMA. Để đảm bảo rằng

các thiết bị chỉ truyền trong các khoảng thời gian của nó, việc định thời rất nghiêm
ngặt và phải được tuân theo. Các trạm trung tâm sẽ gửi một mẫu bit cho tất cả các
thiết bị để tất cả các thiết bị này đồng bộ hóa đồng hồ của thiết bị và trạm trung tâm.
Trong hệ thống TDMA có khoảng thời gian cố định, các khoảng thời gian được
cấp phát mỗi thiết bị là vĩnh viễn. Kết quả hệ thống rất đơn giản, nhưng các khoảng
thời gian là lãng phí nếu thiết bị đầu cuối không có dữ liệu để truyền tải. Mặt khác,
Trong hệ thống TDMA có khoảng thời gian thay đổi, khoảng thời gian được chỉ
định bởi một trạm trung tâm dựa trên các yêu cầu của thiết bị gởi về. Do đó, một
khe cắm tín hiệu riêng biệt là việc làm cần thiết để chuyển các yêu cầu giữa các khe
cắm. Trong các hệ thống thông tin di động, hệ thống TDMA có khoảng thời gian
thay đổi được sử dụng.
 Ưu điểm
- Thích hợp với truyền dẫn số do có thể linh động tốc độ bit cho các kênh.
- Không cần khoảng băng tần bảo vệ lên tiết kiệm được băng tần.
- Không cần bộ lọc băng hẹp tốt
- Cho phép tận dụng tất cả những ưu điểm của kỹ thuật số
 Nhược điểm
- Cần phải có sự đồng bộ thời gian chính xác để có thể ghép kênh và tách
kênh ở máy phát và máy thu.
- Bị ảnh hưởng bởi nhiễu đa đường.
1.3.3. Đa truy cập phân chia theo mã CDMA (Code Division Multiple Access)

11


Khoa CNKT điện tử viễn thông

Lớp: ĐHĐT1

Đây là một cách truy cập khác hẳn hai cách trên. Theo cách này, tất cả mọi

người sử dụng trong một tế bào cùng truyền/nhận thông tin một lúc và trên cùng
một băng tần số. Do vậy vấn đề nhiễu lẫn nhau giữa những người sử dụng trong
cùng một tế bào, giữa những người sử dụng ở các tế bào cạnh nhau (do việc sử
dụng lại tần số ở các tế bào cạnh nhau) là một vấn đề lớn nhất trong cách truy cập
CDMA này.
Để khắc phục vấn đề này, mỗi người sử dụng trong một tế bào sẽ được gán một
mã (code) đặc biệt và không có hai người sử dụng nào trong cùng một tế bào có
cùng một mã (có nghĩa là mỗi người có một mã riêng biệt). Máy thu sẽ căn cứ vào
mã của mỗi người sử dụng để khử bớt (không thể khử hết) nhiễu của những người
sử dụng khác trong cùng một tế bào và khôi phục tín hiệu của người đó. Trong kỹ
thật này có nhiễu trong tế bào (intra-cell interference) và nhiễu giữa các tế bào
(inter-cell interference).

Hình 1.6. Đa truy cập phân chia theo mã CDMA
 Ưu điểm
- Sử dụng hiệu quả của băng tần
- Về mặt lý thuyết, hệ thống sử dụng CDMA không giới hạn số lượng user
sử dụng.
- Giảm được ảnh hưởng của nhiễu đa đường.
- Tính bảo mật cao do người ngoài rất khó xác định được quy luật của chuỗi
mã sử dụng, do đó khó khôi phục được tín hiệu thu được.

12


Khoa CNKT điện tử viễn thông

Lớp: ĐHĐT1

 Nhược điểm

- Chất lượng thông tin giảm khi số user tăng.
- Bị ảnh hưởng của hiện tượng gần – xa, do đó cần phải áp dụng kỹ thuật
điều khiển công suất 1 cách chính xác.
- Cần phải có sự đồng bộ mã trải phổ chính xác để thu đúng tín hiệu.
1.3.4. Đa truy cập phân chia theo không gian SDMA (Space Division Multiple
Access)
Bởi vì tần số vô tuyến là một nguồn tài nguyên tự nhiên, chúng ta cần phải sử
dụng nó sao cho hiệu quả nhất. Cùng một tần số nhưng được sử dụng ở các khu vực
khác nhau, nó được gọi là đa truy cập phân chia theo không gian (SDMA). Một lần
nữa, hãy xem xét hệ thống thông tin liên lạc di động. Các trạm phát chuẩn chỉ được
cấp phát một vài tần số. Cũng tần số vừa được cấp phát đó có thể được cấp lại ở một
khu vực khác, miễn sao có một khoảng cách phù hợp giữa hai vùng đó.
Như trình bày trong Hình 1.7, khu vực được bao phủ bởi một hệ thống thông tin
di động có thể được phân chia thành các khu vực nhỏ được gọi là “cells”. Những
khu vực này (cells) được biểu diễn như hình sáu cạnh (giống tổ ong). Trong mỗi
khu vực (cells) này, sẽ có các trạm thu phát dựa vào các dải băng tần được cấp. Tần
số của khu vực (cells) A(1) có thể dùng lại và được đưa vào khu vực (cells) A(2).
Chúng ta sẽ nghiên cứu chi tiết hơn về SDMA khi chúng ta thảo luận về truyền
thông di động trong chương ”Cấu trúc hệ thống truyền thông di động“.

13


Khoa CNKT điện tử viễn thông

Lớp: ĐHĐT1

Hình 1.7: Đa truy cập phân chia theo không gian.
Trong SDMA, vùng hoạt động được chia thành các khu vực nhỏ được gọi là
“cells” và mỗi khu vực này (cells) được chỉ định tần số nào đó. Hai khu vực nhỏ

(cells) này có thể sử dụng cùng một dải tần số, với điều kiện là hai khu vực nhỏ này
được chia tách bởi một khoảng cách phù hợp và được gọi dùng lại khoảng cách.
SDMA được dùng trong hệ thống thông tin liên lạc di động.
Thế mạnh của SDMA là khả năng dùng lại của dải tần số. Dải tần số được cấp
phát cho một khu vực nhỏ (cells) có thể được cấp phát lại cho một khu vực nhỏ
(cells) khác, với điều kiện là có khoảng cách phù hợp giữa hai khu vực đó để tránh
giao thoa. Khoảng cách tối thiểu này được gọi là khoảng cách dùng lại (reuse
distance).
1.4. Tìm hiểu về mạng di động thế hệ thứ 3
1.4.1. Tại sao lại xuất hiện 3G
Với yêu cầu ngày càng cao về tốc độ truy cập internet và truyền dữ liệu thế hệ
mạng 2G đã không thể đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng. Vì vậy, mạng di
động thế hệ thứ 3 đã ra đời với tên gọi là 3G.
Công nghệ 3G ra đời với khả năng cung ứng truyền thông gói tốc độ cao nhằm
triển khai các dịch vụ truyền thông đa phương tiện trên mạng di động. Mạng 3G bao
gồm:
-

Mạng UMTS sử dụng kỹ thuật WCDMA được chuẩn hóa 3GPP.
Mạng CDMA 2000 chuẩn hóa bởi 3GPP2.
Mạng TD-SCDMA được phát triển ở Trung Quốc.
Mạng FOMA được phát triển ở Nhật bởi NTT DoCoMo cuối năm 2001,

dùng kỹ thuật WCDMA.
1.4.2. Sức hút của tính kinh tế 3G
3G có đem lại tính kinh tế cao, tại sao ? Bởi vì 3G cho phép công suất dữ liệu
và thoại cao hơn với cùng một khối lượng phổ song, cũng với những cải thiện trong
chi phí vận hành. Ngay cả trong các trường hợp mà ở đó GSM/GPRS/EDGE không
chuyển sang 3G trong thời gian 10 năm. CDMA 2000 vẫn có thể đạt 12% có lợi
hơn trong một mức tăng trưởng thuê bao khiêm tốn và viễn cảnh tính theo phút sử

dụng. Và, khi viễn cảnh tính theo phút sử dụng tăng trưởng thuê bao tăng lên, mức

14


Khoa CNKT điện tử viễn thông

Lớp: ĐHĐT1

hiệu quả so với chi phí của CDMA 2000 lại càng nổi bật hơn – với mức tiết kiệm
chi phí từ 18% đến 23%.
Các công nghệ 3G ở tần số thấp (450 và 850 MHz) thậm chí còn hấp dẫn hơn
khi xét đến chi phí ngày càng giảm. Ở những tần số này, các trạm cơ sở có thể
truyền tín hiệu song đi xa hơn và độ phủ song được cải thiện cả ở bên trong lẫn bên
ngoài. Điều này có nghĩa rằng người ta cần ít trạm gốc hơn mà vẫn có được tầm phủ
sóng mong muốn, và điều này có nghĩa là nhà khai thác chỉ cần một mức đầu tư cơ
bản thấp.
Các nhà mạng 3G CDMA 2000 và WCDMA có khả năng đem lại các dịch vụ
dữ liệu băng rộng, thoại và đa truyền thông mới mẻ và sinh nhiều thu nhập mà đồng
thời cũng đem lại tính kinh tế ưu việt cho vòng đời của mạng lưới. Ngày nay nhiều
chuyên gia viễn thông cho rằng, đồng tiền khôn là được đặt vào 3G.
1.4.3. Kiến trúc chung của một hệ thống thông tin 3G
Mạng thông tin di động 3G lúc đầu sẽ là mạng kết hợp giữa các vùng chuyển
mạch gói (PS) và chuyển mạch kênh (CS) để truyền số liệu gói và tiếng. Các trung
tâm chuyển mạch gói sẽ là các chuyển mạch sử dụng công nghệ ATM. Trên đường
phát triển đến mạng toàn IP, chuyển mạch kênh sẽ dần được thay thế bằng chuyển
mạch gói. Các dịch vụ kể cả số liệu lẫn thời gian thực (như tiếng và video) cuối
cùng sẽ được truyền trên cùng một môi trường IP bằng các chuyển mạch gói. Hình
1.8 dưới đây cho thấy ví dụ về một kiến trúc tổng quát của thông tin di động 3G kết
hợp cả CS và PS trong mạng lõi.


Hình 1.8: Kiến trúc tổng quát của một mạng di động kết hợp cả CS và PS
RAN: Radio Access Network: mạng truy nhập vô tuyến.

15


Khoa CNKT điện tử viễn thông

Lớp: ĐHĐT1

BTS: Base Transceiver Station: trạm thu phát gốc.
BSC: Base Station Controller: bộ điểu khiển trạm gốc.
RNC: Rado Network Controller: bộ điều khiển trạm gốc.
CS: Circuit Switch: chuyển mạch kênh.
PS: Packet Switch: chuyển mạch gói.
SMS: Short Message Servive: dịch vụ nhắn tin.
Server: máy chủ
PSTS: Public Switched Telephone Network: mạng điện thoại chuyển mạch
công cộng.
PLMT: Public Land Mobile Network: mạng di động công cộng mặt đất.
Các miền chuyển mạch kênh (CS) và chuyển mạch gói (PS) được thể hiện bằng
một nhóm các đơn vị chức năng logic: trong thực hiện thực tế các miền chức năng
này được đặt vào các thiết bị và các nút vật lý. Chẳng hạn có thể thực hiện chức
năng chuyển mạch kênh (MSC/GMSC) và chức năng chuyển mạch gói
(SGSN/GGSN) trong một nút duy nhất để được một hệ thống tích hợp cho phép
chuyển mạch và truyền dẫn các kiểu phương tiện khác nhau: từ lưu lượng tiếng đến
lưu lượng số liệu dung lượng lớn.
3G UMTS (Universal Mobile Telecommunications System: Hệ thống thông tin
di động toàn cầu) có thể sử dụng hai kiểu RAN. Kiểu thứ nhất sử dụng công nghệ

đa truy nhập WCDMA (Wide Band Code Devision Multiple Acces: Đa truy nhập
phân chia theo mã băng rộng) được gọi là UTRAN (UMTS Terrestrial Radio
Network: mạng truy nhập vô tuyến mặt đất của UMTS). Kiểu thứ hai sử dụng công
nghệ đa truy nhập TDMA được gọi là GERAN (GSM EDGE Radio Access
Network: mạng truy nhập vô tuyến dựa trên công nghệ RDGE của GSM).
1.4.4. Công nghệ 3G ở Việt Nam
Chuẩn 3G mà Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam đã cấp phép chính là
WCDMA ở băng tần 2100 MHz. Công nghệ này hoạt động dựa trên CDMA và có
khả năng hỗ trợ các dịch vụ đa phương tiện tốc độ cao như video, truy cập Internet,
hội thảo có hình…WCDMA nằm trong dải tần 1920MHz – 1980 MHz, 2110MHz –
2170 MHz…Đây là sự lựa chọn đúng đắn bởi theo sự phân tích ở trên ta thấy rằng ở
băng tần đã được cấp phép (1900MHz - 2200 MHz cho mạng 3G ở Việt Nam hiện
tại mới chỉ có công nghệ WCDMA là sẵn sang. Các công nghệ khác, kể cả

16


Khoa CNKT điện tử viễn thông

Lớp: ĐHĐT1

CDMA2000 – 1x EV-DO là chưa sẵn sang ở đoạn băng tần này vào thời điểm hiện
nay.
* Công nghệ W-CDMA có các đặc tính cơ sở sau:
- Hoạt động ở CDMA băng rộng với băng tần 5MHz.
- Lớp vật lý linh hoạt để tích hợp tất cả các tốc độ trên một sóng mang.
- Tái sử dụng bằng 1.
* Ngoài ra công nghệ này có các tính năng tăng cường sau:
- Phân tập phát.
- Ăng ten thích ứng.

- Hỗ trợ các cấu trúc thu tiên tiến.
W-CDMA nhận được sự ủng hộ lớn nhất trước hết nhờ tính linh hoạt của lớp
vật lý trong việc hỗ trợ các kiểu dịch vụ khác nhau, đặc biệt là các dịch vụ tốc độ bit
thấp và trung bình. Nhược điểm của W- CDMA là hệ thống không cấp phép trong
băng tần TDD với phát thu liên tục, công nghệ W- CDMA không tạo điểu kiện cho
các kỹ thuật chống nhiễu ở các phương tiện làm việc như máy điện thoại không dây.
Ưu điểm của công nghệ này là hỗ trợ nhiều mức độ khác nhau: 144Kbps khi di
chuyển nhanh, 384Kbps khi đi bộ (ngoài trời) và cao nhất là 2Mbps khi không di
chuyển (trong nhà). Với tốc độ cao, W- CDMA có khả năng hỗ trợ các dịch vụ băng
rộng như truy cập Internet tốc độ cao, xem phim, nghe nhạc với chất lượng không
thua kém kết nối trong mạng có dây. W- CDMA nằm trong dải tần 1920MHz –
1980 MHz, 2110MHz – 2170MHz.
1.5. Ứng dụng của giao thức WAP trong di động
Công nghệ WAP đang là công nghệ chuẩn chủ đạo cho các ứng dụng trên các
thiết bị không dây như điện thoại di động. Một số ứng dụng WAP điển hình đang
được áp dụng: đặt vé; kiểm tra email; xem dự báo thời tiết, tỉ giá, giá cổ phiếu; xem
kết quả bóng đá; tra cứu danh bạ điện thoại…
Để tìm hiểu kỹ hơn về WAP trong di động mời thầy cô và các bạn cùng theo dõi
trong chương II.

CHƯƠNG II: TÌM HIỂU VỀ WAP
2.1. Kiến trúc WAP
2.2.1. WAP là gì?

17


Khoa CNKT điện tử viễn thông

Lớp: ĐHĐT1


WAP là viết tắt của Wireless Application Protocol – Giao thức ứng dụng không
dây.
- Application: Một chương trình máy tính, hoặc một đơn vị của phần mềm
máy tính được thiết kế để làm một nhiệm vụ xác định.
- Wireless: Không có, hoặc không cần thiết phải có dây, liên quan mạt thiết
đến truyền dẫn vô tuyến.
- Protocol: Một tập các quy tắc kỹ thuật về thông tin làm thế nào để truyền
và nhận giữa các máy tính hay thiết bị.
WAP là một tập hợp các quy tắc cho việc truyền và nhận dữ liệu giữa các ứng
dụng máy tính thông qua các thiết bị không dây như điện thoại di động.
Như vậy WAP không đơn thuần là một giao thức đơn lẻ. Nó là một tập hợp của
các giao thức và các chỉ tiêu kỹ thuật mà bao gồm mọi thứ từ làm thế nào các thiết
bị WAP và các tác nhân người dùng có thể làm việc đến việc làm thế nào để các
giao thức vận chuyển tương tác với các vật mang chúng.
WAP là một công nghệ được chuẩn hoá cho các nền tảng ngang hàng, tính toán
phân bố, rất giống với sự kết hợp trong Internet của Hypertext Markup Language HTML và Hypertext Transfer Protocol – HTTP. Ngoại trừ nó bao gồm một số đặc
trưng sống còn: tối ưu hoá cho khả năng hiển thị thấp, bộ nhớ thấp, băng thông thấp
như các PDA, điện thoại di động … Thành tựu chính của WAP là nó đã khắc phục
được các nhược điểm của các thiết bị cầm tay:
* Màn hình hiển thị nhỏ.
- Không có một bộ nhớ đủ lớn để có thể chạy các ứng dụng ở bất kỳ kích cỡ
nào
- Có băng thông hạn chế ở 14.4Kbps.
Tất cả các đặc điểm đó có thể thay đổi bất cứ lúc nào. Tuy nhiên hiện tại chúng
gây khó khăn cho các nhà phát triển WAP.

18



Khoa CNKT điện tử viễn thông

Lớp: ĐHĐT1

Hình 1.9: Mô hình Internet
WAP cho phép các thiết bị không dây xem được các trang xác định đã thiết kế
từ Internet, sử dụng chỉ đơn thuần văn bản phẳng hoặc có sử dụng thêm các hình
ảnh đơn giản. Mã lập trình WAP được thiết kế rõ ràng và ngắn gọn cho các trình
duyệt siêu nhỏ (mini-browser) được sử dụng trong các thiết bị WAP. Các trang tự
chúng phải nhỏ bởi vì tốc độ dữ liệu trên điện thoại di động là giới hạn, nhỏ hơn
nhiều so với một modem gia đình. Hơn nữa các thiết bị WAP có màn hình hiển thị
khác nhau về hình thể và kích cỡ. Vì vậy các trang giống nhau có thể xem rất khác
nhau phụ thuộc các thiết bị mà bạn sử dụng, hoàn toàn độc lập với phiên bản của
mini-browser được sử dụng trên điện thoại đó.

Hình 2.0: Mô hình mạng không dây
Công nghệ WAP là công nghệ kết hợp giữa Internet và mạng không dây, cho
kiến trúc mạng kết hợp như hình vẽ.

Hình 2.1: Mô hình kết hợp Internet/mạng không dây
* Các khách hàng có thể tin tưởng WAP ở các đặc điểm:

19


Khoa CNKT điện tử viễn thông

Lớp: ĐHĐT1

- Khả chuyển

- Dễ sử dụng
- Có thể truy cập đến các dịch vụ phong phú và đa dạng trên thương trường.
- Dịch vụ có thể cá nhân hoá
- Truy nhập nhanh, thuận tiện, hiệu quả tới các dịch vụ
- Các thiết bị WAP là có sẵn trong nhiều dạng khác nhau (ĐTDĐ, PDA,…)
2.2.1. Mô hình về WAP
2.2.1.1. Mô hình World-Wide Web
Kiến trúc World -Wide Web (WWW) cung cấp một sự linh hoạt cùng mô hình
lập trình mạnh (Hình 2.2). Các ứng dụng và nội dung được biểu diễn dưới dạng dữ
liệu chuẩn , và được duyệt bởi các ứng dụng được biết đến như là trình duyệt web
(web browsers). Web browser là một ứng dụng trong mạng, nó gửi các yêu
cầu (request) cho những đối tượng dữ liệu đã được định danh đến network server
và network server trả lời bằng dữ liệu đã được mã hóa dưới dạng các định dạng
chuẩn.

Hình 2.2: Mô hình World-Wide -Web
WWW chuẩn chỉ rõ nhiều kỹ thuật cần thiết để xây dựng một môi trường ứng
dụng tổng quát, bao gồm:
- Mô hình tên chuẩn - Tất cả server và content trên www được định danh
với một Internet-standard là Unifor.
- Loại content – Tất cả content trên WWW được phân loại rõ ràng cho phép web
browser xử lý chính xác content dựa trên dạng của nó.
- Các chuẩn định dạng content – Tất cả web browsers hỗ trợ một tập các chuẩn

20


Khoa CNKT điện tử viễn thông

Lớp: ĐHĐT1


định dạng content. Nó bao gồm: HyperText Markup Language (HTML),
ngôn ngữ script [ECMAScript, JavaScript], và các định dạng khác.
- Các giao thức chuẩn – Các giao thức chuẩn trong mạng cho phép web
browser giao tiếp với bất kỳ web server nào. Giao thức được sử dụng phổ
biến trên WWW là HyperText Transport Protocol (HTTP).
Cấu trúc cơ bản này cho phép các user dễ dàng có được lượng lớn các ứng
dụng third - party và dịch vụ. Nó cũng cho phép nguời ứng dụng dễ dàng tạo
các ứng dụng và dịch vụ cho việc giao tiếp của các khách hàng.
2.2.1.2. Mô hình WAP
Mô hình WAP (Hình 2.3) là mô hình WWW với một vài cải tiến . Kế thừa từ
mô hình WWW cung cấp một số lợi ích cho người phát triển ứng dụng, bao gồm
một mô hình lập trình quen thuộc, một kiến trúc đã đựơc chứng thực, và khả năng
của các công cụ đã tồn tại (Web servers, XML tools, ...). Tối ưu và mở rộng để thỏa
mãn những đặc điểm của của môi trường không dây. Các chuẩn đã được thông qua
hoặc đã được sử dụng là điểm bắt đầu cho kỹ thuật WAP.
Những cải tiến quan trọng nhất mà của mô hình WAP:
- Push
- Telephony Support (WTA)

Hình 2.3: Mô hình WAP

21


Khoa CNKT điện tử viễn thông

Lớp: ĐHĐT1

Kỹ thuật request-response kinh điển được đề cập phổ biến là pull trái ngược

với cơ chế push.
Nội dung và các ứng dụng WAP được định nghĩa trong một tập các định dạng
nội dung nổi tiếng trên cơ sở các định dạng nội dung WWW đã thân thuộc. Nội
dung được truyền tải sử dụng một tập chuẩn các giao thức truyền thông trên cơ sở
các giao thức truyền thông WWW. WAP microbrowser trong là một chuẩn tương
tự như web browser.
WAP xây dựng một tập các chuẩn để truyền thông giữa các mobile
terminal và network server, bao gồm:
- Mô hình tên chuẩn - WWW- chuẩn URL được sử dụng để định dạng
WAP content trên origin server. WWW- chuẩn URL được sử dụng để
định dạng local resource trên một device, gọi các chức năng điều khiển.
- Loại content - Tất cả các WAP content được phân loại rõ ràng , cho
phép WAP user agent xử lý chính xác content dựa trên dạng của nó.
- Các chuẩn định dạng content – Các định dạng WAP content dựa trên kỹ
thuật WWW và bao gồm việc hiển thị tỉ giá, thông tin về lịch biểu, ảnh,…
- Các giao thức truyền thông chuẩn – các giao thức này cho phép truyền
thông giữa mobile terminal và web server.
Dạng của WAP content và các giao thức đã được tối ưu hoá đối với các thiết bị
cầm tay không dây.
2.2.1.3. Mô hình tham chiếu WAP
Hình 2.4 là mô hình tham chiếu WAP trong đó các thực thể quản lý lớp điều
khiển việc khởi tạo giao thức, cấu hình và các điều kiện lỗi (giống như mất kết nối
của các trạm do các di động đi ra ngoài vùng phủ sóng) mà không được điều khiển
bởi chính giao thức.

22


Khoa CNKT điện tử viễn thông


Lớp: ĐHĐT1

Hình 2.4: Mô hình tham chiếu WAP
2.3.
Các lớp của giao thức WAP
2.3.1.
Lớp truyền tải: giao thức datagram vô tuyến (WDP)
2.3.1.1. Nhiệm vụ của WDP
Tầng WDP hoạt động trên dữ liệu có khả năng dịch vụ bearer hỗ trợ bởi nhiều
loại mạng khác nhau. Như một datagram dịch vụ nói chung, WDP cung cấp một
dịch vụ phù hợp tới giao thức tầng cao hơn của WAP và giao tiếp trong suốt trên
một trong số những dịch vụ bearer.
WDP hỗ trợ một vài giao tiếp đồng thời ví dụ trong trường hợp từ một tầng cao
hơn với một tầng dịch vụ nằm dưới. Cổng số xác định sự tồn tại của các tầng cao
hơn trên WDP. Nó có thể là một giao thức tầng khác như WTP (Wireless
Transaction Protocol) hoặc WSP (Wireless Session Protocol) hoặc một ứng dụng
như thư điện tử. Bằng cách sử dụng lại các phần tử của các tầng phía dưới, WDP có

23


Khoa CNKT điện tử viễn thông

Lớp: ĐHĐT1

thể được bổ xung để hỗ trợ nhiều tầng và đã tối thiểu cho những thao tác hiệu quả
trong vòng tài nguyên hạn hẹp của một thiết bị di động.
Hình dưới đưa ra một mô hình của kiến trúc giao thức của WAP và cách mà
WDP phù hợp với kiến trúc đó:


Hình 2.5: Kiến trúc chung của WDP
Trong hình 2.5 ở trên, vùng tối là những tầng của giao thức mà đặc tả WDP có
thể áp dụng một cách rõ rang cụ thể. Ở các thiết bị di động, WDP cung cấp những
phần tử WDP phổ biến được đưa ra bởi tầng có nhãn WDP. Tầng thích nghi khác là
tầng của giao thức WDP mà sắp đặt chức năng của giao thức WDP trực tiếp với mỗi
bên riêng biệt. Tầng thích nghi là khác nhau đối với mỗi bên phù hợp với khả năng
riêng biệt cũng như tính năng của mỗi bên dịch vụ. Tầng Bearer là bên dịch vụ như
GSM SMS, hoặc USSD hoặc ANSI-136 R-Data hoặc gói dữ liệu CDMA. Ở cổng
nối tầng thích nghi kết thúc và chuyển gói WDP sang một WAP Proxy/server qua
giao thức Tunnelling mà giao diện giữa cổng hỗ trợ dịch vụ khách hàng và WAP
Proxy-server. Ví dụ, nếu như bên dịch vụ là GSM SMS, cổng sẽ phải là GSM
SMSC và có thể hỗ trợ một giao thức đặc trưng (giao thức Tunnelling) với giao
diện của SMSC hay giao diện của các nhà cung cấp khác. Mạng con có thể là một
kỹ thuật mạng bất kì nào đó mà có thể sử dụng để nối hai thiết bị giao tiếp nào đó,

24


Khoa CNKT điện tử viễn thông

Lớp: ĐHĐT1

ví dụ mạng vùng rộng dựa trên TCP/IP hay X25 hoặc LAN vận hành TCP/IP ở
mạng Ethernet. WAP proxy/server có thể cung cấp nội dung ứng dụng hoặc có thể
thực hiện vai trò giống như một cổng nối giữa tập giao thức WTP không dây và
mạng Internet dây dẫn.
2.3.1.2. WDP quản lý thực thể
WDP quản lý thực thể được sử dụng như một giao diện giữa tầng WDP và môi
trường của các thiết bị. WDP quản lý thực thể cung cấp thông tin cho tầng WDP về
môi trường thiết bị, cái mà có thể tác động đến sự chính xác của hoạt động của

WDP.
Giao thức WDP được thiết kế xung quanh một giả định hoạt động của môi
trường có khả năng truyền tải và nhận dữ liệu.
Ví dụ, giả định bao gồm những khả năng cơ bản sau và phải được cung cấp bởi
thiết bị di động:
- Thiết bị di động phải ở trong vùng phủ sóng mà thuê bao có thể gọi được.
- Thiết bị di động phải đủ nguồn và nguồn phải bật.
- Đủ tài nguyên (xử lý và bộ nhớ) với phạm vi sẵn sàng với WDP.
- Giao thức WDP phải được định cấu hình chính xác.
- Người dùng sẵn lòng gửi và nhận dữ liệu.
WDP quản lý thực thể có thể giám sát trạng thái của các dịch vụ và khả năng kể
trên của môi trường di động và có thể thông báo cho tầng WDP nếu như một hoặc
nhiều điều kiện đảm bảo đó không sẵn sàng.
Ví dụ: khi thuê bao ngoài vùng phủ song. Quản lý thực thể thuê bao có thể
thông bao cho quản lý thực thể WDP là sự truyền nhận với thuê bao vùng đó không
thể tiếp tục. Tiếp đó, quản lý thực thể WDP có thể chỉ ra cho tầng WDP để đóng bất
cứ kết nối nào đang hoạt động với vùng thuê bao đó. Một ví dụ khác khi yếu pin,
mọi chuyện cũng tương tự như vậy.
Trong việc bổ xung sự giám sát trạng thái của môi trường di động, WDP quản
lý thực thể có thể được sử dụng như một giao diện với người dùng để cài đặt nhiều
tham số cấu hình được sử dụng bởi WDP, như một thiết bị địa chỉ. Nó cũng có thể

25


×