Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

ĐỀ CƯƠNG ôn tập môn địa lí 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.87 KB, 3 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN ĐỊA LÍ 9
1. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ:
- Các tỉnh Đông Bắc: Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Bắc Cạn,
Tuyên Quang, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai.
- Các tỉnh Tây Bắc: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu.
- Diện tích: 100 965 km2.
- Dân số: 11,5 triệu người (2002).
*Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
+ Địa hình
- Miên núi Bắc Bộ: đặc trưng bằng địa hình núi cao và chia cắt sâu ở phía tây bắc, còn ở phía đông bắc
phân lớn là địa hình núi trung bình.
- Chuyển tiếp giữa miền núi bắc bộ và châu thổ sông Hồng là Trung du Bắc Bộ: đặc trưng bằng địa hình
đồi bát úp xen kẽ những cánh đồng thung lũng bằng phẳng chuyên canh CN, xây dựng KCN, đô thị.
+ Khí hậu: Nhiệt đới gió mùa ẩm có mùa đông lạnh.
+ Sông ngòi: một số con sông lớn chảy theo hướng TB-ĐN và hướng vòng cung.
+Tài nguyên thiên nhiên: phong phú và đa dạng.
*Khó khăn:
- Địa hình bị cắt xẻ mạnh, thời tiết diễn biến thất thường, địa hình cao gây khó khăn cho giao thông vận
tảu cũng như tổ chức sản xuất và đời sống.
- Khoáng sản phần lớn có trữ lượng nhỏ, khó cho khai thác.
- Chặt phá rừng bừa bãi gây xói mòn, sạt lở đất, lũ quét, môi trường bị giảm sút nghiêm trọng
Tiểu vùng
Điều kiện tự nhiên
Thế mạnh kinh tế
Đông Bắc
Núi trung bình và núi thấp, hình cánh cung. Khí Khai thác khoáng sản, trồng rừng, cây
hậu nhiệt đới gió mùa ẩm có mùa đông lạnh
công nghiệp , dược liệu,..du lịch sinh
thái
Tây Bắc
Núi cao, hiểm trở, có mùa đông ít lạnh hơn


Phát triển thủy điện. Trồng rững, cây
công nghiệp lâu năm, gia súc lớn
2. Vùng Đồng bằng sông Hồng.
- Các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Nam
Định, Thái Bình, Ninh Bình.
- Diện tích: 14860 km2.
- Dân số: 17,5 triệu người (2002).
*Đặc điểm dân cư, xã hội:
- Đồng bằng sông Hồng là vùng dân cư động đúc nhất nước ta. Mật độ dân số trung bình 1179 người/km 2,
gấp vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ 10 lần, Tây Nguyên 14,5 lần, cả nước 4,8 lần.
- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số, tỉ lệ dân thành thị, thu nhập bình quân đầu người một tháng, tỉ lệ thiếu
việc làm ở nông thôn thấp hơn cả nước.
- Tỉ lệ thất nghiệp ở đô thị, tỉ lệ người biết chữ, tuổi thọ trung bình cao hơn cả nước.
*Nông nghiệp:
- Trồng trọt:
+ Đứng thứ hai về diện tích và tổng sản lượng lương thực trong cả nước.
+ Đứng thứ nhất về năng suất lúa.
+ Phát triển một số cây ưa lạnh đêm lại hiệu quả kinh tế lớn: ngô đông, khoai tây, su hào, bắp cải,...
Vụ đông trở thành vụ chính ở một số địa phương.
- Chăn nuôi: Đàn lợn chiếm tỉ trọng lớn nhất cả nước (27,2%). Chăn nuôi bò, đặc biệt là bò sữa đang phát
triển. Chăn nuôi gia cầm và nuôi trồng thủy sản được chú ý phát triển.
3. Vùng Bắc Trung Bộ.
- Các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế.
- Diện tích: 51 513 km2
- Dân số: 10,3 triệu người (2002)
*Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:


- Thiên nhiên có sự phân hóa giữa phía Bắc và phía Nam của dãy núi Hoành Sơn và có sự phân hóa từ
Tây sang Đông:

+ Từ Tây sang Đông, các tỉnh trong vùng đều có núi, gò đồi, đồng bằng, biển và hải đảo.
+ Giữa phía Bắc và phía Nam của dãy Hoành Sơn:
. Phía Bắc: có nhiều loại khoáng sản (sắt, titan, vàng, crom, thiếc, mangan,…) còn ở phía Nam có ít
tài nguyên khoáng sản.
. Phía Bắc có diện tích rừng lớn hơn phía Nam (phía Bắc: 61%, phía Nam: 39%)
- Thuận lợi: khoáng sản (sắt, titan, vàng, crom, thiếc, mangan khai thác), biển (có đường bờ dài, nhiều
đảo, nhiều vũng, vịnhkhai thác và nuôi trông thủy sản), rừng, di lịch(nhiều bãi biển: Sầm Sơn, Cửu Lò,
Thiên Câm, Nhật Lệ, Lăng Cô, vườn quốc gia: PN-KB, Bạch Mã.).
- Khó khăn: Thiên tai thường xuyên xảy ra: bão, lũ, hạn hán.
*Ảnh hưởng của dãy núi Trường Sơn Bắc đối với vùng: Nằm ở phía Tây của vùng, có hướng Tây BắcĐông Nam.
- Sườn Tây: Vào mùa hạ, nước ta có gió Tây Nam thổi vào, lúc này, sườn Tây của dãy núi Trường Sơn
Bắc là sườn đó gió, vì thế sẽ có mưa lớn ở phần phía tây, sau khi gây mưa, gió Tây Nam trở nên khô và
nóng, khối khí khô, nóng vượt qua dãy núi Trường Sơn Bắc khiến cho vùng Bắc Trung Bộ khô hạn.
- Sườn Đông: Về mùa đông, nước ta có gió mùa Đông Bắc mang tính chất lạnh, khô thổi từ miền Bắc
nước ta xuống, gió mùa Đông Bắc đia qua vùng biển, lúc này, sườn Tây là sườn núi đón gió mùa Đông
Bắc vì thế sẽ gây mưa lớn cho khu vực.
4. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
- Các tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh
Thuận, Bình Thuận.
- Diện tích: 44 254 km2
- Dân số: 8,4 triệu người (2002).
*Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
- Địa hình: Các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ đều có núi, gò đồi ở phía Tây, dải đồng bằng hẹp phía
đông bị cắt xẻ bởi nhiều dãy núi đâm ngang sát biển, bờ biển khúc khuỷu có nhiều vũng, vịnh.
- Thuận lợi:
+ Đường bờ biển dài, có nhiều vùng nước mặn, nước lợ ven biển, có nhiều đảo và quần đảo (quân đảo
Hoàng Sa, Trường Sa) (có hai ngư trường lớn là: ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa;
ngư trường Ninh Thuận, Bình Thuận) phát triển kinh tế biển: nuôi trồng và khai thác.(a)
+ Vùng núi, gò đồi ở phía Tây: phát triển chăn nuôi gia súc lớn (bò đàn), trồng rừng (gỗ, các loại sản vật
quý như quế, trầm,…)

+ Đất nông nghiệp ở các đồng bằng hẹp ven biển thích hợp để trồng lúa, ngô, khoai, sắn, rau quả và cây
công nghiệp ngắn ngày (bông vải, mía đường)
+Có các loại khoáng sản: cát thủy tinh, titan, vàng công nghiệp khai thác.
- Khó khăn:
+ Là vùng thường bị hạn hán kéo dài; thiên tai gây thiệt hại lớn về cuộc sống cũng như sản xuất (mùa
mưa bão).
+ Hiện tượng sa mạc hóa có nguy cơ mở rộng ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ (Ninh Thuận, Bình Thuận).
*Nông nghiệp:
!Thuận lợi:
- Chăn nuôi đàn bò, khai thác và nuôi trồng thủy sản là thế mạnh của vùng:
+ Chăn nuôi đàn bò: có nhiều gò đồi, núi ở phía Tây, các cánh đồng cỏ nhiều thuận lợi để chăn nuôi
bò đàn.
+ Khai thác và nuôi trông thủy sản: (a), chiếm 27,4% giá trị thủy sản khai thác của cả nước.
- Nghề làm muối, chế biến thủy sản khá phát triển (muối Cà Ná, Sa Huỳnh; nước mắm Nha Trang, Phan
Thiết.
!Khó khăn:
- Qũy đất nông nghiệp rất hạn chế (sản lược lương thực bình quân là 281,5 kg/người – cả nước là 463,6
kg/ người).


- Những cánh đồng hẹp ven biển, bị cắt xẻ có diện tích nhỏ, đất xấu, thiếu nước và thường bị bão lũ về
mùa mưa.
*Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung:
- Gồm: Thừa Thiên – Huế, thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngải, Bình Định.
- Diện tích: 27,9 nghìn km2, dân số 6 triệu người (2002).
- Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (có tầm quan trọng) đã tác động mạnh tới sự chuyển dịch cơ cấu
kinh tế ở các vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên.




×