Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu ứng xử của nhà đầu tư chứng khoán đối với thông tin trên báo cáo tài chính của các công ty cổ phần niêm yết công bố trên thị trường chứng khoán thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (888 KB, 112 trang )

ĐINH THỤY TIẾT HẠNH

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG
***

ĐINH THỤY TIẾT HẠNH

KẾ TOÁN

NGHIÊN CỨU ỨNG XỬ CỦA NHÀ ĐẦU TƢ CHỨNG KHOÁN
ĐỐI VỚI THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC
CÔNG TY CỔ PHẦN NIÊM YẾT CÔNG BỐ TRÊN THỊ
TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Luận văn thạc sĩ Kế Toán

2012-2014
Đồng Nai – Năm 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG
***
ĐINH THỤY TIẾT HẠNH

NGHIÊN CỨU ỨNG XỬ CỦA NHÀ ĐẦU TƢ CHỨNG KHOÁN ĐỐI VỚI
THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY CỔ
PHẦN NIÊM YẾT CÔNG BỐ TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


Chuyên ngành : Kế Toán

Luận văn thạc sĩ Kế Toán

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :
TS. TRẦN VĂN THẢO

Đồng Nai – Năm 2014


LỜI CẢM ƠN
***
Để hoàn thành tốt nghiệp bài nghiên cứu này, ngoài sự nổ lực của bản thân, tác
giả còn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của nhiều người. Với tất cả sự chân thành, tác
giả xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến:
- Ban giám hiệu, Khoa Sau đại học cùng toàn thể Thầy Cô Trường Đại Học Lạc
Hồng đã hết lòng truyền đạt những kiến thức sâu rộng cho tác giả trong suốt quá trình
học cao học tại trường.
- Tiến sĩ Trần Văn Thảo – Giảng viên hướng dẫn đề tài – đã trực tiếp hướng
dẫn tận tình cũng như có những ý kiến đóng góp quý báu để tác giả có thể hoàn thiện
bài nghiên cứu tốt nhất.
- Các tác giả là những tập thể, cá nhân của những tài liệu tham khảo đã giúp tác
giả có được những kiến thức nền tảng cần thiết và tiết kiệm rất nhiều thời gian trong
quá trình thực hiện đề tài.
- Các chuyên gia trong lĩnh vực chứng khoán, cùng các nhà đầu tư trên thị
trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh đã thảo luận và đóng góp ý kiến quý
báu cho tác giả cũng như tham gia nhiệt tình giúp trả lời phiếu khảo sát.
- Và cuối cùng, tac giả xin được bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè đã
động viên, đóng góp ý kiến, giúp đỡ tác giả trong giai đoạn này.
- Tuy đã có rất nhiều cố gắng nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác

giả xin chân thành đón nhận sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến quý báu của quý Thầy Cô để
đề tài được hoàn thiện hơn. Xin kính chúc quý Thầy Cô dồi dào sức khỏe để luôn có
thể truyền đạt cho thế hệ sau những kiến thức bổ ích.
Tác giả luận văn
Đinh Thụy Tiết Hạnh


LỜI CAM ĐOAN
***

Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung của luận văn “Nghiên cứu ứng xử của nhà
đầu tư chứng khoán đối với thông tin trên báo cáo tài chính của các công ty cổ phần
niêm yết công bố trên thị trường chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh” hoàn toàn
được hình thành, nghiên cứu và phát triển từ những quan điểm của chính cá nhân tôi
dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Trần Văn Thảo. Các số liệu và kết quả có được
trong luận văn tốt nghiệp hoàn toàn trung thực.
Đồng Nai, ngày 30 tháng 11 năm 2014
Tác giả luận văn

Đinh Thụy Tiết Hạnh


TÓM TẮT LUẬN VĂN
***
Báo cáo tài chính (BCTC) là sản phẩm của kế toán dùng để cung cấp thông tin
hữu ích cho các đối tượng sử dụng thông tin như nhà đầu tư, chủ nợ, nhà quản trị …và
các cơ quan chính phủ mà chủ yếu là đối tượng bên ngoài doanh nghiệp trong đó có
nhà đầu tư chứng khoán. Tuy nhiên, ứng xử của nhà đầu tư chứng khoán Việt Nam
đối với BCTC như thế nào vẫn còn là một dấu hỏi và trở thành vấn đề cần nghiên
cứu. Và thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những thị

trường chứng khoán sôi động nhất ở Việt Nam.
Do đó, tác giả đã chọn đề tài: “Nghiên cứu ứng xử của nhà đầu tƣ chứng
khoán đối với thông tin trên báo cáo tài chính của các công ty cổ phần niêm yết
công bố trên thị trƣờng chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh” để nghiên cứu,
với mong muốn góp phần giúp cho nhà đầu tư chứng khoán nhìn nhận lại mức độ
quan tâm đến BCTC cũng như chất lượng của các BCTC hiện nay. Qua đó tác giả
cũng xin đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng BCTC nhằm đáp ứng nhu cầu
của nhà đầu tư chứng khoán để các nhà đầu tư chứng khoán và những nhà quản lý
tham khảo.


MỤC LỤC
***

Trang
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Tóm tắt luận văn
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục hình
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ............................. 1 1.1
Lý do chọn đề tài .................................................................................................... 1 1.2
Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 2 1.3
Câu hỏi nghiên cúu ................................................................................................. 2
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 3
1.5 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 3
1.6 Dự kiến kết quả đạt được của đề tài ............................................................... 4

1.7 Kết cấu của đề tài ........................................................................................... 5
Tóm tắt chƣơng 1................................................................................................ 6
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ............ 7
2.1 Cơ sở lý thuyết về hành vi, tâm lý học và xã hội học .................................... 7
2.1.1 Khái niệm hành vi ................................................................................. 7
2.1.2 Khái niệm tâm lý................................................................................... 7
2.1.3 Khái niệm tâm lí đám đông và những yếu tố hình thành tâm lí
đám đông .............................................................................................. 8
...............................................................................................................
2.1.3.1 Khái niệm tâm lý đám đông ...................................................... 8


2.1.3.2 Những yếu tố hình thành tâm lí đám đông ............................... 8
2.1.4 Khái niệm xã hội học ............................................................................ 9
2.2 Tài chính hành vi (Behavioral Finance) ......................................................... 9
2.2.1 Tài chính hành vi là gì?......................................................................... 9
2.2.2 Điều kiện tồn tại lý thuyết tài chính hành vi ......................................... 9
2.2.3 Những nguyên lý và lý thuyết cơ bản của tài chính hành vi .............. 10 2.3
Nghiên cứu kế toán hành vi .................................................................................. 12
2.3.1 Định nghĩa và phạm vi nghiên cứu của nghiên cứu kế toán hành vi .. 12
2.3.1.1 Định nghĩa nghiên cứu kế toán hành vi .................................. 12
2.3.1.2 Phạm vi nghiên cứu của nghiên cứu kế toán hành vi.............. 13
2.3.2 Lý thuyết kế toán thực chứng (positive theory) .................................. 13
2.3.3 Các mô hình xử lý thông tin kế toán để đề ra quyết định của nhà
đầu tư ................................................................................................... 14
2.3.3.1 Mô hình thấu kính Brunswik (Brunswik lens model) ............. 14
2.3.3.2 Mô hình Process tracing (Mô hình truy tìm dấu vết) .............. 15
2.3.3.3 Mô hình Probabilistic judgement
(Mô hình phán đoán xác suất) ................................................ 16
2.4 Nhà đầu tư chứng khoán ................................................................................. 16

2.4.1 Khái niệm nhà đầu tư chứng khoán .................................................... 16
2.4.2 Phân biệt nhà đầu tư chuyên nghiệp và nhà đầu tư không
chuyên nghiệp ..................................................................................... 16
2.5 Tổng quan về báo cáo tài chính ...................................................................... 18
2.5.1 Khái niệm báo cáo tài chính ............................................................... 18
2.5.2 Yêu cầu lập và trình bày báo cáo tài chính ......................................... 18
2.5.3 Các nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính ............................. 20
2.5.4 Báo cáo tài chính của các công ty niêm yết ........................................ 22
2.5.4.1 Bảng cân đối kế toán ............................................................... 22
2.5.4.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ................................... 23
2.5.4.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ...................................................... 24
2.5.4.4 Thuyết minh báo cáo tài chính ................................................ 25
2.5.5 Tính hữu ích của thông tin kế toán ..................................................... 25


2.5.5.1 Tính đầy đủ của thông tin kế toán được công bố .................... 25
2.5.5.2 Ảnh hưởng của thông tin đến quyết định ................................ 26
2.5.5.3 Thông tin kế toán và giá cổ phiếu ........................................... 26
2.5.5.4 Khả năng dự đoán căn cứ trên thông tin kế toán .................... 27
2.6 Tổng quan về thị trường chứng khoán và công ty cổ phần niêm yết
trên Sở Giao Dịch Chứng Khoán Thành phố Hồ Chí Minh ....................... 28
2.6.1 Tổng quan về thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh ....... 28
2.6.1.1 Định nghĩa thị trường chứng khoán ........................................ 28
2.6.1.2 Lịch sử hình thành Sở Giao Dịch Chứng Khoán
Thành phố Hồ Chí Minh ........................................................ 28
2.6.1.3 Chức năng của Sở Giao Dịch Chứng Khoán
Thành phố Hồ Chí Minh ....................................................... 29
2.6.1.4 Thành tựu và hạn chế của thị trường chứng khoán
Thành phố Hồ Chí Minh ........................................................ 29
2.6.2 Tổng quan về công ty cổ phần niêm yết ........................................... 30

2.6.2.1 Khái niệm công ty niêm yết .................................................... 30
2.6.2.2 Sơ lược về tình hình hoạt động của các công ty cổ phần
niêm yết trên thị trường chứng khoán Thành phố
Hồ Chí Minh .......................................................................... 31
2.7 Mô hình nghiên cứu ..................................................................................... 32
2.8 Các giả thuyết nghiên cứu ............................................................................ 33
Tóm tắt chƣơng 2.............................................................................................. 37
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................... 38
3.1 Quy trình thực hiện nghiên cứu .................................................................... 38
3.2 Thiết kế nghiên cứu ...................................................................................... 41
3.2.1 Nghiên cứu định tính .......................................................................... 41
3.2.2 Nghiên cứu định lượng ....................................................................... 42
3.2.2.1 Thiết kế mẫu ............................................................................ 42
3.2.2.2 Thu thập, cập nhật và làm sạch dữ liệu ................................... 43
3.3 Thiết kế thang đo và kỹ thuật kiểm định ...................................................... 43
3.3.1 Thiết kế thang đo cho bảng câu hỏi .................................................... 43


3.3.1.1 Nội dung bảng câu hỏi ............................................................ 43
3.3.1.2 Thang đo cho bảng câu hỏi ..................................................... 43
3.3.2 Kỹ thuật đánh giá thang đo ................................................................. 44
3.3.3 Kỹ thuật phân tích nhân tố EFA ......................................................... 44
3.3.4 Kỹ thuật phân tích hồi quy.................................................................. 45
Tóm tắt chƣơng 3.............................................................................................. 46
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................... 47
4.1 Thông tin mẫu nghiên cứu............................................................................ 47
4.1.1 Thống kê mô tả mẫu theo các đặc điểm cá nhân ................................ 47
4.1.1.1 Về đối tượng trả lời khảo sát ................................................... 47
4.1.1.2 Về Ngành nghề đầu tư............................................................. 48
4.1.1.3 Về thời gian đã tham gia thị trường chứng khoán .................. 49

4.1.1.4 Về số phiên giao dịch tham gia bình quân trong ngày ............ 50
4.1.1.5 Về số ngày tham gia tại sàn giao dịch chứng khoán
`

bình quân trong tháng .......................................................... 51
4.1.1.6 Về trình độ văn hóa ................................................................. 52
4.1.1.7 Về trình độ chuyên môn .......................................................... 53
4.1.1.8 Về giới tính ............................................................................. 54
4.1.2 Thống kê mô tả mẫu về các yếu tố ảnh hưởng đến ứng xử của
nhà đầu tư chứngkhoán ..................................................................... 54
4.1.2.1 Thống kê mô tả các yếu tố ...................................................... 54
4.1.2.2 Thống kê mô tả mẫu cho các biến quan sát của từng yếu tố .. 55
4.1.2.3 Thống kê mô tả về ứng xử của nhà đầu tư đối với BCTC ...... 57

4.2 Đánh giá độ tin cậy của thang đo ................................................................. 57
4.3 Phân tích nhân tố khám phá (EFA- ExploratoryFactor Analysis) ............... 59
4.3.1 Phân tích thang đo 4 nhân tố độc lập .................................................. 59
4.3.2 Phân tích nhân tố thang đo ứng xử của nhà đầu tư đối với BCTC ..... 62
4.4 Phân tích hồi quy và mô hình hiệu chỉnh ..................................................... 63
4.4.1 Kiểm định thang đo của mô hình ........................................................ 63
4.4.2 Kiểm định giả thuyết về hệ số tương quan tuyến tính ........................ 63
4.4.3 Kết quả chạy hồi quy tuyến tính ......................................................... 64


4.4.4 Mô hình hiệu chỉnh ............................................................................. 68
4.5 Kiểm định các giả thuyết của mô hình nghiên cứu ...................................... 69
Tóm tắt chƣơng 4.............................................................................................. 71
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................. 72
5.1 Kết luận


................................................................................................ 72

5.2 Kiến nghị

................................................................................................ 73

5.2.1 Kiến nghị cho yếu tố Khả năng đọc hiểu BCTC ................................ 73
5.2.2 Kiến nghị cho yếu tố Nhận thức về BCTC ......................................... 75
5.2.3 Kiến nghị cho yếu tố Môi trường xã hội ............................................ 76
5.2.4 Giải pháp nâng cao chất lượng thông tin tài chính của công ty
niêm yết trên thị trường chứng khoán Thành phố
Hồ Chí Minh ....................................................................................... 77
5.3 Hạn chế của đề tài ........................................................................................ 78 5.4
Hướng nghiên cứu tiếp theo ................................................................................. 78
Tóm tắt chƣơng 5.............................................................................................. 80
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
***
Cụm từ viết tắt
BAR

Nghĩa tiếng Anh
Behavioural accounting

Nghĩa tiếng Việt
Nghiên cứu kế toán hành vi.


research.
BCTC
EFT

Báo cáo tài chính.
Exchange Traded Fund.

HÌnh thức quỹ đầu tư thụ động
mô phỏng theo một chỉ số cụ thể
Phương pháp bình phương bé

OLS

nhất.
KMO

Kaiser-Meyer-Olkin

Chỉ số dùng để xem xét sự thích

Measure of Sampling

hợp của phân tích nhân tố.

Adequacy.
THPT

Trung học phổ thông.



DANH MỤC CÁC BẢNG
***

STT
1

2

Bảng
Bảng 2.1
Bảng 2.2

Tên bảng
Bảng so sánh nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp
và nhà đầu tư chứng khoán không chuyên nghiệp
Quy mô niêm yết thị trường chứng khoán Thành phố
Hồ Chí Minh đến tháng 11 năm 2014

Trang
17

32

3

Bảng 2.3

Các biến đo lường “Nhận thức về BCTC”

33


4

Bảng 2.4

Các biến đo lường “Tâm lý đầu tư”

34

5

Bảng 2.5

Các biến đo lường “Khả năng đọc hiểu BCTC”

34

6

Bảng 2.6

Các biến đo lường “Môi trường xã hội”

35

7

Bảng 4.1

Thống kê mẫu theo Đối tượng trả lời khảo sát


47

8

Bảng 4.2

Thống kê mẫu theo Ngành nghề đầu tư

48

9

Bảng 4.3

10

Bảng 4.4

11

Bảng 4.5

12

Bảng 4.6

Thống kê mẫu theo Trình độ văn hóa

52


13

Bảng 4.7

Thống kê mẫu theo Trình độ chuyên môn

53

14

Bảng 4.8

Thống kê mẫu theo Giới tính

54

15

Bảng 4.9

Thống kê mô tả 4 nhân tố độc lập

54

16

Bảng 4.10

Thống kê mô tả cho yếu tố Nhận thức về BCTC


55

17

Bảng 4.11

Thống kê mô tả cho yếu tố Tâm lý đầu tư

55

18

Bảng 4.12

Thống kê mô tả cho yếu tố Khả năng đọc hiểu BCTC

56

19

Bảng 4.13

Thống kê mô tả cho yếu tố Môi trường xã hội

56

20

Bảng 4.14


Thống kê mô tả cho yếu tố về ứng xử của nhà đầu tư

Thống kê mẫu theo Thời gian đã tham gia thị trường
chứng khoán
Thống kê mẫu theo Số phiên giao dịch tham gia bình
quân trong ngày
Thống kê mẫu theo Số ngày tham gia tại sàn giao
dịch chứng khoán bình quân trong tháng

đối với BCTC

49

50

51

57


21

Bảng 4.15

Đánh giá độ tin cậy các thang đo

58

22


Bảng 4.16

Độ tin cậy của thang đo.

59

23

Bảng 4.17

Kết quả các hệ số KMO, tổng phương sai trích,
Eigenvalues của 4 nhân tố độc lập

24

Bảng 4.18

Kết quả phân tích EFA của 4 nhân tố độc lập

25

Bảng 4.19

Kết quả các hệ số KMO, tổng phương sai trích,
Eigenvalues thang đo ứng xử của nhà đầu tư chứng

60
60


62

khoán đối với BCTC
26

Bảng 4.20

Kết quả phân tích EFA của thang đo ứng xử của nhà
đầu tư đối với BCTC

62

27

Bảng 4.21

Bảng phân tích phương sai ANOVA

64

28

Bảng 4.22

Kết quả R bình phương

64

29


Bảng 4.23

Các hệ số của mô hình hồi quy

65


DANH MỤC CÁC HÌNH
***

STT

Hình

Tên hình

1

Hình 2.1

Giả thuyết cây quyết định cho nhà đầu tư

15

2

Hình 2.2

Mô hình lý thuyết nghiên cứu


32

3

Hình 2.3

Mô hình nghiên cứu

36

4

Hình 3.1

Quy trình nghiên cứu

40

5

Hình 4.1

Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa

66

6

Hình 4.2


Biểu đồ tần số P-P plot về phân phối chuẩn phần dư

67

7

Hình 4.3

Biểu đồ tần số Scatterplot về phân phối chuẩn phần dư

68

8

Hình 4.4

Mô hình hiệu chỉnh ứng xử của nhà đầu tư chứng khoán
đối với BCTC.

Trang

69


CHƢƠNG 1
TỒNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Lý do chọn đề tài
Báo cáo tài chính (viết tắt là BCTC) là sản phẩm của kế toán dùng để cung cấp
thông tin hữu ích cho các đối tượng sử dụng thông tin như nhà đầu tư, chủ nợ, nhà
quản trị …và các cơ quan chính phủ mà chủ yếu là đối tượng bên ngoài doanh nghiệp

trong đó có nhà đầu tư chứng khoán.
Những thông tin trình bày trên BCTC của các công ty thể hiện tình hình tài
chính và kết quả sau một quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh trong một kỳ báo
cáo, thông qua những thông tin này các nhà đầu tư sẽ phân tích tình hình tài chính và
hiệu quả hoạt động, từ đó đưa ra quyết định là có đầu tư hay không đầu tư. Và đối với
những nhà đầu tư chứng khoán thì BCTC của những công ty cổ phần đã được niêm
yết là một kênh thông tin cần thiết. Tuy nhiên, đứng trước thực tế hiện nay có tình
trạng có công ty lập báo cáo tốt nhưng cũng có những công ty do nhiều mục tiêu khác
nhau đã cố tình trình bày sai lạc các thông tin trên BCTC (công ty kiểm toán không
phát hiện hoặc ủng hộ), việc đánh giá tài sản trên BCTC cũng có những bất cập, mặt
khác những nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán lại có thành phần đa dạng như nhà
đầu tư cá nhân, nhà đầu tư tổ chức và các nhà phân tích tài chính. Trong số họ có
những người đã được đào tạo qua trường lớp nên có thể đọc và hiểu được các thông
tin trình bày trên BCTC, nhưng cũng có một số nhà đầu tư chỉ đầu tư theo đám đông
mà không quan tâm BCTC.
Từ những điều trên đã đặt ra vấn đề: Các nhà đầu tư đã ứng xử với những
BCTC của những công ty niêm yết mà họ đã hoặc sẽ đầu tư như thế nào?
Theo trung tâm đào tạo Vietsourcing (2014), ở nước ngoài, cụ thể là tất cả các
tập đoàn của Mỹ coi BCTC là nguồn thông tin quan trọng nhất cho các quyết định đầu
tư. Ở Anh, chỉ có các nhà đầu tư là tổ chức mới xem trọng BCTC, các nhà phân tích
tài chính coi những thông tin mà họ liên hệ được với nhà quản lý là nguồn quan trọng
nhất, trong khi các nhà đầu tư cá nhân ưa thích những thông tin trên báo và tạp chí.
Ở Việt Nam, BCTC cũng không kém phần quan trọng trong việc cung cấp
thông tin tài chính cho các nhà đầu tư chứng khoán. Tuy nhiên, ứng xử của nhà đầu tư
chứng khoán Việt Nam đối với BCTC như thế nào vẫn còn là một dấu hỏi và trở


thành vấn đề cần nghiên cứu. Và thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh là
một trong những thị trường chứng khoán sôi động nhất ở Việt Nam. Do đó nghiên cứu
ứng xử của nhà đầu tư chứng khoán đối với BCTC của các công ty cổ phần niêm yết

công bố trên thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh là hết sức cần thiết đối
với giới đầu tư và cho xã hội.
Xuất phát từ thực tế trên tác giả đã chọn đề tài: “Nghiên cứu ứng xử của nhà
đầu tƣ chứng khoán đối với thông tin trên báo cáo tài chính của các công ty cổ
phần niêm yết công bố trên thị trƣờng chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh”
để nghiên cứu, với mong muốn góp phần giúp cho nhà đầu tư chứng khoán nhìn nhận
lại mức độ quan tâm đến BCTC cũng như chất lượng của các BCTC hiện nay. Qua đó
tác giả cũng xin đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng BCTC nhằm đáp ứng
nhu cầu của nhà đầu tư chứng khoán để các nhà đầu tư chứng khoán và những nhà
quản lý tham khảo.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu thực hiện với mục tiêu chính như sau:
-

Hiểu được nhân tố nào ảnh hưởng đến hành vi ứng xử của nhà đầu tư chứng
khoán đối với BCTC.

-

Nhận dạng các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi ứng xử của nhà đầu tư chứng
khoán đối với BCTC.

-

Đề xuất mô hình nghiên cứu ứng xử của nhà đầu tư chứng khoán đối với báo
cáo tài chính của các công ty cổ phần niêm yết công bố trên thị trường chứng
khoán Thành Phố Hồ Chí Minh

-


Nghiên cứu lý luận về hành vi, kế toán hành vi, BCTC

-

Khảo sát và đánh giá thực trạng ứng xử của nhà đầu tư chứng khoán đối với
BCTC.

-

Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng BCTC nhằm đáp ứng yêu cầu của
nhà đầu tư chứng khoán.

1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Các câu hỏi được đặt ra để nghiên cứu bao gồm:
-

Các nhân tố nào ảnh hưởng đến hành vi ứng xử của nhà đầu tư chứng khoán
đối với BCTC ?


-

Có mối quan hệ nào giữa các nhân tố như Nhận thức về BCTC, Tâm lý đầu tư,
Khả năng đọc hiểu BCTC và Môi trường xã hội với ứng xử của nhà đầu tư
chứng khoán đối với BCTC ?

-

Những nhân tố này có ảnh hưởng như thế nào đến hành vi ứng xử của nhà đầu
tư chứng khoán đối với BCTC ?

1.4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

-

Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi ứng xử của nhà đầu
tư chứng khoán đối với BCTC.

-

Đối tượng khảo sát: tập trung chủ yếu là nhà đầu tư cá nhân đang đầu tư vào
các công ty cổ phần niêm yết công bố trên thị trường chứng khoán Thành phố
Hồ Chí Minh.

-

Phạm vi nghiên cứu:
 Về không gian: Sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh
 Về thời gian: từ năm 2007 đến tháng 11/2014
1.5 Phƣơng pháp nghiên cứu:
Các phương pháp nghiên cứu cơ bản được sử dụng trong quá trình thực hiện đề

tài này gồm: phương pháp nghiên cứu tại bàn, phương pháp nghiên cứu tại hiện
trường (quan sát, sử dụng bảng câu hỏi, phỏng vấn), phương pháp phỏng vấn chuyên
gia. Một số phương pháp cụ thể được thể hiện trong quá trình nghiên cứu như sau:
-

Phƣơng pháp nghiên cứu tại bàn
Phương pháp nghiên cứu tại bàn được áp dụng để:
 Hệ thống hóa lý luận, kinh nghiệm trong và ngoài nước, xác định cơ sở
lý luận và thực tiễn của đề tài.

 Xử lý, phân tích các thông tin, số liệu thu được qua bảng câu hỏi và
phỏng vấn.
 Xây dựng các kết luận về ứng xử của nhà đầu tư chứng khoán đối với
BCTC của các công ty cổ phần niêm yết công bố trên thị trường chứng
khoán Thành phố Hồ Chí Minh.
 Đề xuất các kiến nghị và giải pháp nâng cao chất lượng BCTC nhằm
đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư chứng khoán.


Các phương pháp cụ thể gồm: phương pháp phân tích, phương pháp
tổng hợp, phương pháp so sánh và phương pháp nghiên cứu tình huống.
-

Phƣơng pháp phỏng vấn
Phương pháp phỏng vấn được sử dụng để thu thập thông tin về ứng xử của nhà

đầu tư chứng khoán đối với BCTC của các công ty cổ phần niêm yết công bố trên thị
trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, giải pháp nâng cao chất lượng BCTC
nhằm đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư chứng khoán. Phỏng vấn được tập trung vào
các đối tượng:
 Đại diện nhà đầu tư một số sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ
Chí Minh
 Đại diện chuyên gia trong lĩnh vực chứng khoán
-

Phƣơng pháp sử dụng bảng câu hỏi
 Bảng câu hỏi được sử dụng để thu thập thông tin, số liệu về thực trạng
ứng xử của nhà đầu tư chứng khoán đối với BCTC của các công ty cổ
phần niêm yết công bố trên thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí
Minh

 Mẫu điều tra: đối tượng được gửi mẫu điều tra là các nhà đầu tư chứng
khoán đang giao dịch tại các sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ
Chí Minh.
 Xử lý kết quả điều tra bằng bảng câu hỏi được tác giả thực hiện bằng
phần mềm EXCEL, SPSS
1.6 Dự kiến kết quả đạt đƣợc của đề tài
Đề tài nghiên cứu mang lại một số kết quả có ý nghĩa về lý thuyết và thực tiễn

cho những nhà đầu tư chứng khoán và nhà quản lý cụ thể như sau:
- Về lý thuyết: Hệ thống hóa lý thuyết về kế toán hành vi.
- Về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần giúp cho nhà đầu tư
chứng khoán của các công ty cổ phần niêm yết công bố trên thị trường chứng khoán
Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và của cả nước nói chung có cái nhìn tổng thể về
ứng xử của nhà đầu tư chứng khoán đối với BCTC. Từ đó, các nhà đầu tư chứng
khoán có cơ sở để quan tâm, sử dụng BCTC, đánh giá chất lượng thông tin kế toán
được tốt hơn.


Giúp cho nhà quản lý đánh giá những yêu cầu về thông tin của nhà đầu tư
chứng khoán từ đó nâng cao chất lượng thông tin trình bày trong BCTC. Sự thay đổi
theo hướng tích cực về lâu về dài của cả nhà đầu tư chứng khoán và của nhà quản lý
sẽ góp phần làm cho thị trường chứng khoán ngày càng sôi động và phát triển.
Nghiên cứu thực hiện thành công sẽ là nguồn tài liệu tham khảo tốt cho nhà đầu
tư chứng khoán trong việc so sánh, đánh giá thông tin trên BCTC và nhà quản lý trong
việc trình bày BCTC đáp ứng nhu cầu về thông tin của nhà đầu tư chứng khoán.
1.7 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, bài
nghiên cứu có kết cấu 5 chương với nội dung như sau:
 Chương 1: Tổng quan đề tài nghiên cứu
 Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu

 Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
 Chương 4: Kết quả nghiên cứu
 Chương 5: Kết luận và kiến nghị


TÓM TẮT CHƢƠNG 1
BCTC đối với một số nước trên thế giới và đối với Việt Nam rất quan trọng
trong việc cung cấp những thông tin tài chính cho các nhà đầu tư trong đó có nhà đầu
tư chứng khoán. Tuy nhiên, ứng xử của nhà đầu tư chứng khoán Việt Nam đối với
BCTC như thế nào vẫn còn là một dấu hỏi và trở thành vấn đề cần nghiên cứu. Và thị
trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những thị trường chứng
khoán sôi động nhất ở Việt Nam. Do đó, nghiên cứu ứng xử của nhà đầu tư chứng
khoán đối với BCTC của các công ty cổ phần niêm yết công bố trên thị trường chứng
khoán Thành phố Hồ Chí Minh là hết sức cần thiết đối với giới đầu tư và cho xã hội.
Vì lý do này nên đề tài “Nghiên cứu ứng xử của nhà đầu tư chứng khoán đối với thông
tin trên báo cáo tài chính của các công ty cổ phần niêm yết công bố trên thị trường
chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh” được hình thành.
Mục tiêu của đề tài này là: Đánh giá những yêu cầu về thông tin của nhà đầu tư
chứng khoán. Đánh giá chất lượng thông tin kế toán có đáp ứng yêu cầu của nhà đầu
tư chứng khoán hay không trên cơ sở khảo sát tâm lý nhà đầu tư chứng khoán và
BCTC hiện hành của các công ty cổ phần niêm yết. Từ đó đề xuất các giải pháp nâng
cao chất lượng BCTC nhằm đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư chứng khoán.
Đối tượng nghiên cứu: Tâm lý nhà đầu tư chứng khoán, thông tin trình bày trên
BCTC.
Nghiên cứu thực hiện theo hai giai đoạn: nghiên cứu định tính và nghiên cứu
định lượng.
Kết cấu luận văn gồm 5 chương: Tổng quan về đề tài nghiên cứu, cơ sở lý
thuyết và mô hình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, kết quả nghiên cứu, kết luận
và kiến nghị.



CHƢƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý thuyết về hành vi, tâm lý học và xã hội học
2.1.1 Khái niệm hành vi
Hành vi được xem xét với nhiều giác độ khác nhau. Sau đây là một số khái
niệm điển hình
Theo bách khoa toàn thư mở (2014): "Hành vi là một chuỗi các hành động lặp
đi lặp lại. Hành động là toàn thể những hoạt động (phản ứng, cách ứng xử) của cơ thể,
có mục đích cụ thể là nhằm đáp ứng lại kích thích ngoại giới" là hành động hoặc phản
ứng của đối tượng (khách thể) hoặc sinh vật, thường sử dụng trong sự tác động
đến môi trường, xã hội. Hành vi có thể thuộc về ý thức, tiềm thức, công khai hay bí
mật, và tự giác hoặc không tự giác. Hành vi là một giá trị có thể thay đổi qua thời
gian".
Theo các nhà sinh học (2014): "Hành vi là cách sống và hoạt động trong một
môi trường nhất định dựa trên sự cần thiết thích nghi tối thiểu của cơ thể với môi
trường".
Theo chủ nghĩa hành vi (2012): "Hành vi là tổ hợp các phản ứng cơ thể trả lời
kích thích tác động vào cơ thể".
Theo tâm lý học Mác xít (2011): "Hành vi của con người bao giờ cũng có mục
đích. Hành vi đó không chỉ bảo đảm cho con người tồn tại mà còn đảm bảo cho con
người phát triển".
Như vậy, hành vi được hiểu là “một chuỗi hành động nối tiếp nhau một cách
tương đối nhằm đạt được mục đích để thỏa mãn nhu cầu của con người”.
2.1.2 Khái niệm tâm lý
Theo bách khoa toàn thư mở (2014): "Tâm lý con người là sự phản ảnh chủ
quan thế giới khách quan, có cơ sở tự nhiên là hoạt động thần kinh và hoạt động nội
tiết được nãy sinh từ các hoạt động sống của từng người và gắn bó với các quan hệ xã
hội, là tất cả những hiện tượng tinh thần nảy sinh trong đầu óc chúng ta, nó tham gia
điều khiển, điều chỉnh những hành vi, hành động, hoạt động của con người". Nói cách

khác tâm lý là nhận thức, trí tuệ, cảm xúc, tình cảm, ý chí đến tính cách, ý thức và tự ý


thức, là nhu cầu, năng lực, đến các động cơ hành vi, đến những hứng thú và khả năng
sáng tạo, khả năng lao động đến các tâm thế xã hội và định hướng giá trị v.v...
Tâm lý phản ánh thế giới khách quan giúp con người nhận biết được thế giới
khách quan, phân tích, đánh giá các sự vật hiện tượng xảy ra xung quanh. Và khi đã
hình thành thì nó tác động trở lại thế giới hiện thực khách quan. Hiện tượng tâm lý
liên quan chặt chẽ với hiện tượng khác trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã
hội... Cùng với các hiện tượng khác tâm lý giúp con người có động lực để hành động,
định hướng, điều chỉnh mọi hoạt động của mình làm cho các hoạt động đó thích nghi
với thế giới, tiến tới cải tạo thế giới, hoàn thiện thế giới và hoàn thiện cá nhân mình.
2.1.3 Khái niệm tâm lí đám đông và những yếu tố hình thành tâm lí đám đông
2.1.3.1 Khái niệm tâm lí đám đông
Theo nhóm tác giả Nguyễn Hồng Việt Thành, Nguyễn Văn Thịnh, Đỗ Quốc
Thịnh, Nguyễn Hoàng Lâm (2010): "Tâm lý đám đông là hiện tượng tinh thần chung
của nhiều cá nhân, phát sinh do sự tương tác tâm lý giữa các thành viên trong đám
đông hay cộng đồng; hoặc bởi tâm lý nào đó nổi trội, có sức ảnh hưởng". Tức là ý
thức cá nhân biến mất và có sự xoay chuyển tình cảm, suy nghĩ của các cá nhân về
cùng một hướng. Một tâm hồn chung được hình thành, nó dĩ nhiên có thể biến đổi,
nhưng hoàn toàn là một thể loại xác định, điều này không phải lúc nào cũng đòi hỏi sự
có mặt đồng thời của nhiều thành viên tại một địa điểm duy nhất.
Hiệu ứng bầy đàn là thuật ngữ dùng để chỉ cách mà con người bị ảnh hưởng bởi
những người xung quanh trong việc lựa chọn hành vi, xu hướng và cách thức ra quyết
định.
2.1.3.2 Những yếu tố hình thành tâm lí đám đông
Sự xuất hiện những đặc tính riêng biệt của đám đông được quyết định bởi ba
nguyên nhân khác nhau:
 Nguyên nhân đầu tiên nằm ở chỗ các thành viên của đám đông chỉ nguyên
với cái cảm giác là số đông đã có một sức mạnh vô địch, cho phép nó hiến

mình cho bản năng, điều mà khi chưa là thành viên của đám đông nó nhất
thiết phải kiềm chế.
 Nguyên nhân thứ hai là sự lây nhiễm tinh thần, thành viên có thể hy sinh
mong muốn cá nhân cho mong muốn của tập thể.


 Nguyên nhân thứ ba là nguyên nhân quan trọng nhất, nó làm cho thành
viên của đám đông bộc lộ những cá tính đặc biệt hoàn toàn mâu thuẫn với
những cá tính của những người đó khi họ chưa là thành viên của đám đông.
2.1.4 Khái niệm xã hội học
Theo bách khoa toàn thư mở (2014): " Xã hội học là khoa học về các quy luật
và tính quy luật xã hội chung, và đặc thù của sự phát triển và vận hành của hệ thống
xã hội xác định về mặt lịch sử; là khoa học về các cơ chế tác động và các hình thức
biểu hiện của các quy luật đó trong các hoạt động của cá nhân, các nhóm xã hội, các
giai cấp và các dân tộc".
2.2 Tài chính hành vi (Behavioral Finance)
2.2.1 Tài chính hành vi là gì?
Theo nhóm tác giả Trần Ngọc Hạnh, Lê Bùi Hồng Khanh (2010): "Tài chính
hành vi là một cách tiếp cận thị trường tài chính nhằm giải thích các mô hình lý luận
của nhà đầu tư với những diễn biến cảm xúc và mức độ ảnh hưởng của chúng lên các
quyết định đầu tư".
2.2.2 Điều kiện tồn tại lý thuyết tài chính hành vi
Theo trang công ty cổ phần chứng khoán KIS Việt Nam (2014) lý thuyết tài
chính hành vi xuất hiện khi thị trường tồn tại một trong những điều kiện cơ bản sau:
 Một là, hành vi không hợp lí của nhà đầu tư. Các nhà đầu tư sẽ có hành vi
không hợp lý khi họ không phân tích và xử lý “đúng” những thông tin mà họ có (và
thị trường cung cấp), hoặc tiếp nhận những thông tin sai lệch, không chính thống từ đó
dẫn đến những kỳ vọng lệch lạc về tương lai của cổ phiếu mà họ đầu tư vào.
 Hai là, hành vi không hợp lý mang tính hệ thống. Chỉ khi hành vi không hợp
lý là mang tính hệ thống (nghĩa là một nhóm nhiều nhà đầu tư cùng có một hành vi

không hợp lý như nhau) thì khi ấy việc định giá sai sẽ xuất hiện và có thể bắt đầu kéo
dài.
Lý thuyết tài chính hành vi cho rằng tính “bất hợp lý” trong hành vi là khá phổ
biến đối với nhiều nhà đầu tư, và do đó, nó tạo thành một dạng thường gọi là “hiệu
ứng bầy đàn”, khiến cho giá một số cổ phiếu không phản ánh giá trị “thực” hay “hợp
lý” của chúng. Như vậy, “hiệu ứng bầy đàn” là không tốt cho thị trường trong trường


hợp chúng ta xem “hiệu ứng bầy đàn” là tất cả đều hành động theo một mẫu hình hành
vi lệch lạc, không hợp lý.
 Ba là, giới hạn khả năng kinh doanh chênh lệch giá trên thị trường tài
chính. Lý thuyết thị trường hiệu quả tin rằng nếu tồn tại định giá sai thì sẽ tồn tại cơ
hội để kinh doanh chênh lệch giá thu lợi nhuận, và chính hành vi kinh doanh chênh
lệch giá sẽ điều chỉnh giá trên thị trường về cân bằng
2.2.3 Những nguyên lý và lý thuyết cơ bản của tài chính hành vi
Theo trang công ty cổ phần chứng khoán KIS Việt Nam (2014) sau đây là một
số nguyên lý và lý thuyết cơ bản nhằm lý giải phần nào những hành vi bất thường của
các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán.
 Lý thuyết kỳ vọng: nhà đầu tư có khuynh hướng xem khả năng bù đắp một
khoản lỗ quan trọng hơn khả năng kiếm được nhiều lợi nhuận hơn. Khi khoản đầu tư
có khuynh hướng mang lại lợi nhuận, họ thích nắm ngay khoản lợi nhuận hiện tại hơn
là tiếp tục đầu tư để thu được nhiều lợi nhuận hơn trong tương lai. Nhưng ngược lại,
khi khoản đầu tư có nguy cơ thua lỗ, thì họ lại cố gắng duy trì với hy vọng sẽ nhận
được khoản lời trong tương lai, mặc dù lúc này rủi ro thua lỗ nhiều hơn là rất lớn, bởi
họ cho rằng, cổ phiếu đang sụt giá sẽ tốt hơn cổ phiếu đang lời của họ trong tương lai.
Nhà đầu tư đã mua cổ phiếu vì những thông tin có triển vọng do thị trường
cung cấp và sẽ nhanh chóng bán cổ phiếu đó khi giá cổ phiếu tăng. Bởi vì họ tin rằng
giá cổ phiếu hiện đã phản ánh đầy đủ thông tin này. Khi cảm thấy đạt được lợi nhuận
mong muốn thì sẽ bán cổ phiếu đi để kiếm lời mà không phân tích khả năng tăng thêm
lợi nhuận.

 Sự không yêu thích rủi ro: tính không cân xứng trong tâm lý rõ ràng giữa
những giá trị mà con người kỳ vọng vào lợi nhuận và thua lỗ, được gọi là sự ghét rủi
ro . Những bằng chứng thực nghiệm chỉ ra rằng thua lỗ thì được cân nặng gấp nhiều
lần so với lợi nhuận. Điều này có thể diễn tả như là khái niệm mà mọi người có xu
hướng đánh cược trong việc mất mát, chẳng hạn, nhà đầu tư có xu hướng giữ ở vị thế
lỗ với hy vọng rằng giá cuối cùng sẽ phục hồi.
Không yêu thích rủi ro cũng có thể giải thích rằng xu hướng của nhà đầu tư giữ
chứng khoán bị lỗ quá lâu trong khi bán chứng khoán lời quá sớm.


 Tính toán bất hợp lý (mental accounting): Xu hướng tách riêng các quyết định
mà đúng ra phải được kết hợp lại với nhau vào các tài khoản ảo trong trí tưởng tượng
và tối đa hóa lợi ích từng tài khoản. Và vì thế, đôi khi chúng ta đưa ra các quyết định
nhìn tưởng là hợp lý, mà thật ra là sai lầm.
 Định nghĩa hẹp (narrow framing): cô lập một khái niệm hay phân tích một vấn
đề trong một khuôn khổ hạn hẹp, tách biệt, và cố gắng đưa ra quyết định tối ưu cho
khuôn khổ hạn hẹp ấy, thay vì cho toàn cục.
 Quá tự tin và phản ứng thái quá hay bi quan: nhà đầu tư thường xem bản thân
họ tốt hơn những nhà đầu tư khác, đánh giá cao bản thân hơn những gì người khác
đánh giá, và họ thường phóng đại những hiểu biết của mình. Những nhà đầu tư quá tự
tin đã được chứng minh rằng, họ giao dịch nhiều hơn những nhà đầu tư khác. Sự quá
tự tin làm tăng các hoạt động giao dịch bởi vì nó là lý do khiến nhà đầu tư sẵn sàng về
quan điểm của họ, không cần tham khảo thêm những quan điểm thích đáng của những
nhà đầu tư khác.
Sự quá tự tin cũng làm tăng tính không đồng nhất trong niềm tin của nhà đầu tư.
Nhà đầu tư quá tự tin cho rằng, hành động của họ ít rủi ro hơn các nhà đầu tư khác
cảm nhận. Những nhà đầu tư quá tự tin nhiều khi hiểu sai giá trị thông tin họ nhận
được, không những tính chính xác của thông tin mà còn hiểu sai ý nghĩa của thông tin.
Sự cả tin thái quá mà một người có càng lớn


, rủi ro càng cao và họ rất ít đa dạng

hóa đầu tư và chỉ tập trung vào những cổ phiếu mà cho là mình đã quen thuộc.
 Lệch lạc do tình huống điển hình: Xu hướng không quan tâm nhiều đến những
nhân tố dài hạn, mà thường đặt nhiều quan tâm đến những tình huống điển hình ngắn
hạn.
 Thận trọng: Khi điều kiện thay đổi (thông tin mới về nền kinh tế chẳng hạn),
người ta có xu hướng chậm phản ứng với những thay đổi và gắn giả định của mình
với tình hình chung trong một giai đoạn dài hạn trước đó.
 Phụ thuộc vào kinh nghiệm hay thuật toán: Dựa dẫm quá nhiều vào các quy tắc
đôi khi sẽ dẫn đến sai lầm, đặc biệt là khi các điều kiện bên ngoài thay đổi. Và đặc
biệt người ta thường đề cao hiệu quả của những quy tắc đơn giản, gần gũi và dễ nhớ,
kiểu hiệu ứng.


×