Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

xử lý đất ô nhiễm Asen từ công nghiệp khai khoáng, nhờ thực vật Dương xỉ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 20 trang )

MỤC LỤC

1


LỜI MỞ ĐẦU

Đất là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá và có vai trò quan trọng đối với
sinh vật nói chung và con người nói riêng. Đất cung cấp chỗ ở, nguồn thức ăn
và tiếp nhận đầu ra. Con người ngày càng phát triển, đòi hỏi nguồn tài nguyên
từ đất mẹ càng nhiều, vì thế mà công nghiệp khai khoáng ngày càng phát triển.
Bên cạnh sự phát triển đó là việc môi trường đất ngày càng suy thoái và ô
nhiễm bởi nhiều yếu tố, đáng chú ý nhất là ô nhiễm kim loại nặng.
Ô nhiễm đất có từ rất lâu, nhưng ở Việt Nam, đấy lại là một lĩnh vực môi
trường hoàn toàn mới mẻ và rất ít được quan tâm. Để phục hồi được tính chất
như ban đầu là rất khó khăn và tốn kém, cho nên chúng em chọn đề tài “ xử lý
đất ô nhiễm Asen từ công nghiệp khai khoáng, nhờ thực vật- Dương xỉ”
nhằm giới thiệu quy trình công nghệ sử dụng dương xỉ để xử lý đất bị ô nhiễm
As. Đây là một công nghệ thân thiện với môi trường, có chi phí thấp nhưng
hiệu quả cao. Có thể nói, áp dụng công nghệ này là giải pháp tốt nhất đối với
điều kiện của Việt Nam hiện nay. Quy trình này có thể được chuyển giao cho
các địa phương có hoạt động khai thác và chế biến quặng.
Do kinh nghiệm thực tế chưa có và tài liệu hạn chế cho nên bài tiểu luận còn
nhiều thiếu sót, rất mong cô giúp đỡ để chúng em hiểu rõ hơn về vấn đề này!
2


I.
1.

Lý do chọn đề tài


Giới thiệu về ngành công nghiệp khai khoáng ở Việt Nam
Việt Nam có nguồn tài nguyên khoáng sản tương đối phong phú và đa dạng về
chủng loại gồm các nhóm khoáng sản nhiên liệu (dầu khí, than); nhóm khoáng
sản sắt và hợp kim sắt (sắt, cromít, titan, mangan); nhóm khoáng sản kim loại
màu (bôxit, thiếc, đồng, chì-kẽm, antimon, molipden); nhóm khoáng sản quý
(vàng, đá quý); nhóm khoáng sản hoá chất công nghiệp (Apatít, cao lanh, cát
thuỷ tinh); nhóm khoáng sản vật liệu xây dựng (đá vôi xi măng, đá xây dựng,
đá ốp lát)… Công nghiệp khai khoáng Việt Nam bắt đầu hình thành từ cuối thế
kỷ 19 do Pháp khởi xướng, từ năm 1955, Việt Nam đã tiếp quản, duy trì và
phát triển các cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản. Đến nay, đã tiến hành điều
tra cơ bản, thăm dò và phát hiện mới trên 5.000 điểm khoáng và mỏ. Có thể
nói, công nghiệp khai khoáng là nghành công nghiệp nặng được quan tâm và
phát triển mạnh mẽ nhất.

2. Hiện trạng ô nhiễm do công nghiệp khai khoáng

Hiện nay, công nghệ khai khoáng cũ, chủ yếu là áp dụng hai phương pháp
chính là khai thác lộ thiên và khai thác hầm lò. Trong đó, trình độ công nghệ
khai thác hầm lò của Việt Nam chậm hơn so với các nước có nền công nghiệp
phát triển vài thập niên. Có thể nói, đó chính là nguyên nhân lớn dẫn đến việc
3


môi trường bị ảnh hưởng nặng nề ở những khu vực khai khoáng bởi công nghệ
lạc hậu dẫn đến sự hủy hoại môi trường như: khai thác khoáng sản làm mất đất,
mất rừng, ô nhiễm nước, ô nhiễm bụi, khí độc, lãng phí tài nguyên. Vận
chuyển, chế biến khoáng sản gây ô nhiễm bụi, khí, nước và chất thải rắn. Sử
dụng khoáng sản gây ra ô nhiễm không khí (SO2, bụi, khí độc...), ô nhiễm
nước, chất thải rắn… Nhưng nghiêm trọng và ít được quan tâm hơn cả là ô
nhiễm đất do kim loại nặng. Bề mặt hạt đất và quặng có khả năng hấp phụ các

cation kim loại nặng như: Fe, Asen... Đặc biệt là Asen, As tồn tại ơ ba dạng có
tính kim loại của asen với cấu trúc tinh thể khác nhau cũng được tìm thấy trong
tự nhiên (các khoáng vật asen sensu stricto và hiếm hơn là asenolamprit cùng
parasenolamprit), nhưng nói chung nó hay tồn tại dưới dạng các hợp chất
asenua và asenat tồn tại trong đất dưới dạng khoáng vật như As4S4, As2S3,
As2O3… Hàm lượng As theo kết quả quan trắc của bộ tài nguyên môi trường
nằm ở mức đáng lo ngại ở nhiều vùng khai thác khoáng sản trên thế giới và
Việt Nam. Chúng vốn nằm sâu dưới lòng đất không mấy linh động, ít tác động
đến môi trường cũng như con người. Tuy nhiên, sau quá trình khai khoáng
chúng được đưa lên mặt đất và không hề được quan tâm xử lý sau đó, dẫn đến
những hậu quả khôn lường sau khi đi vào nguồn nước, không khí cũng như
chuỗi thức ăn. Và việc xử lý chúng trở thành không hề dễ dàng và vô cùng tốn
kém.
Bài tiểu luận này giới thiệu về phương pháp phục hồi đất nhiễm Asen bằng
phương pháp sinh học- sử dụng thực vật hấp thụ Asen- Dương xỉ.

II.
1.

Tổng quan về Asen và đất ô nhiễm do asen
Tổng quan về Asen

4


As là á kim trong nhóm V-A có khối lượng phân tử 74,9, có nhiều dạng thù
hình: màu vàng (phân tử phi kim) và một vài dạng màu đen và xám (á kim) .
Tỷ trọng riêng của dạng màu vàng là 1,97 g/cm³; dạng 'asen xám' hình hộp mặt
thoi nặng hơn nhiều với tỷ trọng riêng 5,73 g/cm³; các dạng á kim khác có tỷ
trọng tương tự.Tuy vậy, nó vẫn được xem như là KLN vì các nhà độc tố học

cho rằng, KLN là những kim loại và á kim có liên quan đến vấn đề ô nhiễm
môi trường và có độc tính cao đối với cơ thể sống như Cd, Cu, Cr, Hg, Ni, Pb,
Zn, As,....
Asen về tính chất hóa học rất giống với nguyên tố đứng trên nó là phốtpho. Sự
tương tự lớn đến mức asen sẽ thay thế phần nào cho phốtpho trong các phản
ứng hóa sinh học và vì thế nó gây ra ngộ độc. Tuy nhiên, ở các liều thấp hơn
mức gây ngộ độc thì các hợp chất asen hòa tan lại đóng vai trò của các chất
kích thích và đã từng phổ biến với các liều nhỏ như là các loại thuốc chữa bệnh
cho con người vào giữa thế kỷ 18.
2.

Cơ chế gây độc
As có thể gây độc với mức từ vài µg đến mg/l tùy thuộc vào từng loài sinh vật
và mức độ tác động. Cơ chế gây độc của Asen là phá vỡ việc sản xuất ATP. Ở
cấp độ của chu trình axít citric, asen ức chế pyruvat dehydrogenaza và bằng
cách cạnh tranh với phốtphat nó tháo bỏ phốtphorylat hóa ôxi hóa, vì thế ức
chế quá trình khử NAD+ có liên quan tới năng lượng, hô hấp của ti thể và tổng
hợp ATP. Sản sinh của perôxít hiđrô cũng tăng lên, điều này có thể tạo thành
các dạng ôxy hoạt hóa và sức căng ôxi hóa. Các can thiệp trao đổi chất này dẫn
tới cái chết từ hội chứng rối loạn chức năng đa cơ quan. Khám nghiệm tử
thi phát hiện màng nhầy màu đỏ gạch, do xuất huyết nghiêm trọng. Mặc dù
asen gây ngộ độc nhưng nó cũng có vai trò là một chất bảo vệ. Khi tác động,
As có thể gây chết, ức chế sinh trưởng. Đối với thực vật, As ảnh hưởng đến quá
trình quang hợp, ra hoa, kết quả,… Ở những khu vực bị nhiễm độc As
5


thường có rất ít sinh vật có thể sống được, vì vậy, có thể sử dụng những sinh
vật này như sinh vật chỉ thị.


3.

Đất ô nhiễm do Asen
Sự nhiễm bẩn đất bị ô nhiễm kim loại không chỉ xảy ra trong quá trình khai
khoáng mà còn tồn tại sau khi mỏ đã ngừng hoạt động nhiều năm. Theo kết quả
phân tích đất trồng ở khu vực mỏ thiếc Sơn Dương (Tuyên Quang) có hàm
lượng As là 642mg/kg trong khi quy chuẩn của Việt Nam cho đất dân sinh là
12 mg/kg (QCVN 03: 2008). Kết quả nghiên cứu hàm lượng của KLN tại một
số vùng khai thác mỏ đặc trưng của Việt Nam cho rằng, hàm lượng As trong
hầu hết các mẫu đất và trầm tích tại các mỏ nghiên cứu vượt QCVN 03:2008
cho đất dân sinh nhiều lần.
Sau quá trình khai khoáng, Asen được đưa lên bề mặt đất, qua các quá trình tự
nhiên và cơ học, As theo nước mưa, nước rửa đi vào các nguồn nước mặt đến
chuỗi thức ăn. Hoặc sa lắng trở lại đất, ngấm vào nguồn nước ngầm, gây ô
nhiễm nước ngầm và tạo trầm tích.

III.
1.

Phương pháp xử lý
Mục tiêu
Nhiều người dân sinh sống ở quanh khu vực khai khoáng nhận xét rằng, sau
quá trình khai thác mỏ thường để lại các dạng địa hình có tiềm năng gây sạt lở
cao, làm ô nhiễm môi trường, gây nguy hiểm cho con người, súc vật, động vật
hoang dã trong khu vực sau khai thác. Tại những địa điểm này, hầu hết người
ta chưa có biện pháp gì để phục hồi lại bề mặt và chất lượng đất của khu vực
sau khi đã lấy đi một số lượng lớn khoáng sản. Nghĩa là, hầu hết việc khai
khoáng chỉ dừng lại ở công việc tìm lấy khoáng sản chứ chưa chú trọng đến
việc phục hồi môi trường đất đai và sinh thái thời kỳ hậu khai khoáng khiến


6


những lo ngại các vùng đất đó có thể biến thành những “khu vực chết” bởi hệ
sinh vật khó có thể sinh sống được, sau khi môi trường đã bị biến đổi nặng nề.
Để xử lý đất ô nhiễm có nhiều cách: hóa học, vật lý hoặc kết hợp cả hai, tuy
nhiên, đó đều là những phương pháp tốn kém và hiệu quả xử lý không cao. Vì
vậy, giải quyết vấn đề này còn gặp rất nhiều khó khăn. Hiện nay, công nghệ sử
dụng thực vật được đánh giá là thích hợp nhất cho xử lý ô nhiễm kim loại nặng
(KLN) trong đất do giá thành thấp, vận hành đơn giản và thân thiện với môi
trường. Các nhà khoa học đã phát hiện ra một số nhóm thực vật có khả năng
tích luỹ rất nhiều KLN trong cơ thể gọi là cây siêu tích luỹ. Sau khi tuyển chọn,
các nhà khoa học thực hiện các nghiên cứu sâu về 7 loài thực vật triển vọng
cho xử lý ô nhiễm As, Pb, Cd và Zn trong đất tại 02 vùng khai thác mỏ lựa
chọn là mỏ thiếc Núi Pháo, Đại Từ và mỏ chì, kẽm làng Hích, Đồng Hỷ. Trong
7 loài thực vật này, có 3 loài thực vật bản địa, thu tại khu vực khai thác mỏ
(Dương xỉ Pteris vittata, Dương xỉ Pityrogramma calomelanos và cỏ Mần trầu
Eleusine indica); 02 loài thực vật triển vọng thu thập tại các vùng ô nhiễm kim
loại nặng nghiên cứu của Việt Nam (Ngổ dại và cỏ Voi lai) và 02 loài mà thế
giới sử dụng nhiều cho xử lý ô nhiễm kim loại nặng (cỏ Vetiver và Cải xanh).

Ngổ dại

7


Cỏ Voi lai

Cải xanh
Kết quả nghiên cứu cho thấy, các cây như dương xỉ, cỏ mần trầu, cải xanh,

nghể nước… thích hợp với việc “giải cứu” đất ô nhiễm kim loại nặng.
2.

Tổng quan về dương xỉ

8


Hai loài dương xỉ P.calomelanos - loài bản địa mọc tại xã Hà Thượng (Đại Từ,
Thái Nguyên) và loài dương xỉ P.vittata mọc tại khu mỏ chì - kẽm làng Hích xã
Tân Long (Đồng Hỷ, Thái Nguyên) là những loài siêu tích lũy As.

Pteris vittata là một loài thực vật có mạch trong họ Pteridaceae. Loài này được
L. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1753.

Pityrogramma calomelanos là một loài thực vật có mạch trong
họ Adiantaceae. Loài này được miêu tả khoa học đầu tiên năm 1833.
9


Nhờ sự trợ giúp của dương xỉ, As có thể được tách ra khỏi môi trường đất, As
bị tích tụ trong thân, lá của cây.

3.

Quá trình hút thu kim loại nặng của thực vật
Các yếu tố ảnh hưởng khả năng hấp thu và sinh trưởng của dương xỉ
Sự sinh trưởng và tích lũy Asen của Dương xỉ chịu ảnh hưởng của nhiều yếu
tố.
Đầu tiên phải kể đến sự tác động của các dạng phân bón vô cơ và hữu cơ, công

thức bổ sung hỗn hợp cả vô cơ và hữu cơ theo các tỉ lệ khác nhau thì hiệu quả
loại bỏ As của cây là hơn so với các công thức bổ sung chỉ có phân vô cơ hoặc
hữu cơ.
Kế đến, hiệu quả loại bỏ As ra khỏi đất của hai loại cây ở pH khác nhau cũng
rất khác nhau. P. vittata thích hợp với điều kiện pH từ trung tính đến kiềm nên
khả năng loại bỏ As ở khoảng pH này là rất cao. Còn loài P. calomelanos có
thể sống được ở các điều kiện pH khác nhau từ axit đến kiềm nhưng hiệu quả
loại bỏ As của cây tốt nhất ở môi trường đất chua. Nhìn chung, pH trung tính là
phù hợp cho cả hai loài dương xỉ khi xử lý ô nhiễm As trong đất.
Bên cạnh hai yếu tố trên, khả năng hấp thụ Asen của Dương xỉ còn bị tác động
bởi EDTA. EDTA là một chất tạo phức thường được sử dụng để cô lập ion kim
loại có hóa trị II và III tất cả các phức của ion kim loại và phi kim với EDTA
đều tan tốt trong dung dịch. . EDTA bổ sung từ 1-3 mmol/kg cũng là công thức
tốt nhất để làm tăng khả năng hòa tan As trong đất và lượng này cũng rất phù
hợp cho cây hấp thu cao Cd, Pb và Zn.
10


-Nghiên cứu khả năng tích lũy As theo thời gian của 2 loài dương xỉ chọn lọc:
Bảng 1. Lượng As được dương xỉ tách ra khỏi đất
Thời
gian

1 tháng
2 tháng
3 tháng
4 tháng

Sinh
khối

khô
thân, lá
(g)
0,3±0,1
0,8±0,1
3,9±0,5
4,8±0,6

Peteris vittata
Lượng As tích
lũy trong thân,
lá (mg/kg)

662,7±59,1
2100,4±127,9
2520,5±113,7
3151±116,2

Pityrogramma calomelanos
Lượng
Sinh
Lượng As tích Lượng
As
khối
lũy trong thân,
As
tách ra
khô
lá (mg/kg)
tách ra

khỏi thân, lá
khỏi
đất
(g)
đất
(mg)
(mg)
0,2
0,8±0,1
152,9±110,5
1,2
1,7
2,9±0,5 2269,8±184,2
6,6
9,8
3,5±0,5 3582,6±123,6
12,5
15,1 3,1±0,7 3756,6±157,5
11,7

Kết quả thu được từ bảng 1 cho thấy, nếu trồng đồng thời hai loài dương
xỉ này trong quá trình xử lý thì nên thu hoạch trong khoảng từ tháng thứ 3
đến tháng thứ 4. Do từ tháng thứ 3, cả hai loại cây đã loại bỏ được một
lượng As lớn hơn rất nhiều so với tháng thứ 2. Ở tháng thứ 3 và thứ 4, cây
P.vittata đã loại bỏ được lượng As ra khỏi đất tương ứng là 9,8 và 15,1 mg,
còn cây P.calomelanos loại bỏ được tương ứng là 12,5 và 11,7 mg As ra khỏi
đất.
Bảng 2. Hiệu quả loại bỏ As ra khỏi đất nhờ dương xỉ trong thí nghiệm ảnh
hưởng của pH
Chỉ số

pH đất

Peteris vittata
Pityrogramma calomelanos
Sinh
Lượng As
Lượng
Sinh
Lượng As Lượng
khối khô
tích lũy
As tách khối khô
tích lũy
As tách
thân, lá
trong thân,
ra khỏi
thân, lá trong thân, ra khỏi
(g)
lá (mg/kg) đất (mg)
(g)
lá (mg/kg) đất (mg)

5,1

3,9±0,5
11

2800,4±6


10,9


9
2768,1±41,
2078±54,
7,2
5±0,7
13,8
3,6±0,5
7,5
3
2
2087±69,
9,0
4,13±0,7 2248,9±75
9,3
3,01±0,4
6,3
7
Nhìn chung, pH trung tính là phù hợp cho cả hai loài dương xỉ khi xử
lý ô nhiễm As trong đất. Hiệu quả loại bỏ As của cây P.vittata và
P.calomelanos đạt tương ứng là 13,8 và 7,5 mg ở pH 7,2. Tuy nhiên với đất
ô nhiễm có tính kiềm thì sử dụng P.vittata còn có tính axit thì sử dụng
P.calomelanos để xử lý As là tối ưu nhất.

4.

Mô hình xử lý
Trong một năm đầu, các bước cải tạo đất được tiến hành nhằm mục đích tạo

điều kiện tốt nhất để hai loài dương xỉ có thể phát triển đạt hiệu quả xử lý ô
nhiễm As cao. Phân NPK, phân hữu cơ vi sinh và vôi bột được bón vào đất thí
nghiệm với mục đích làm tăng hàm lượng dinh dưỡng và cải tạo pH của đất.
Trồng cây mồi cải tạo đất là cây điền thanh và cốt khí.

Cây điền thanh
12


Cây cốt khí
Để làm tăng hiệu quả xử lý ô nhiễm As trong đất của hai loài dương xỉ chọn lọc
ứng dụng một số chủng nấm cộng sinh mycorrhiza.

13


Nấm cộng sinh mycorrhiza đã được áp dụng ở 1 số mục đích khác.
Sự xâm nhiễm của nấm AMF vào trong bộ rễ của các cây dương xỉ được đánh
giá thông qua mật độ của nấm trong các mẫu rễ cây. Khi nhiễm nấm rễ cộng
sinh AMF vào rễ dương xỉ thì sinh khối của chúng nhìn chung tăng hơn so với
không bổ sung nấm. Sinh khối P.vittata tăng 30,7% còn sinh khối loài
P.calomelanos tăng 40,2% so với đối chứng không nhiễm nấm rễ cộng sinh
(AMF). Nấm rễ cộng sinh (AMF) ngoài khả năng giúp cây sinh trưởng mạnh
còn giúp tăng tích lũy As. Nhiễm nấm rễ cộng sinh AMF cho 2 loài dương xỉ
P.vittata và P.calomelanos đã có hiệu quả giúp cho cây phát triển, tăng sinh
14


khối từ 30,7 – 40,2%, tăng lượng As tích lũy từ 115,5 – 118,5% so với không
nhiễm AMF.

Quy trình xử lý đất sơ bộ được trình bày theo sơ đồ khối sau:

Xác định hàm lượng, thành phần đất

Cải tạo đất: thay đổi pH, độ xốp, bổ sung phân bón, điều chỉnh hàm
lượng As dễ tiêu (P.vittata <1500mg/kg…), bổ sung VSV…

Trồng Dương xỉ

Thu hoạch định kỳ (3 tháng/1 lần)
Ở thí nghiệm quy mô 1 m2 , với hàm lượng As ban đầu trong đất ô nhiễm là
1400 mg/kg thì hiệu quả xử lý As bằng dương xỉ đạt khoảng 18 % sau 6 tháng
thí nghiệm.
 Giới thiệu về mô hình xử lý đất ô nhiễm As đã được thực hiện ở mỏ thiếc
Núi Pháo, Hà Thượng
Giai đoạn 1 : Trong 1 năm đầu, các bước cải tạo đất được tiến hành nhằm
mục đích tạo điều kiện tốt nhất để 2 loài dương xỉ có thể phát triển đạt hiệu
quả xử lý ô nhiễm As cao.Phân NPK, phân hữu cơ vi sinh và vôi bột được

15


T/gian thu hoạch
(tháng)

3

6

9


12

15

18

441
388,8

461,4
427,8

525
453,6

494,4
427,2

458,4
416,4

469,8
394,2

Sinh khối khô(kg)
P.vitatta
P.calomelanos

bón vào đất với mục đích làm tăng lượng dinh dưỡng và cải tạo pH của đất,

trồng cây mồi cải tạo đất là cây điền thanh và cây cốt khí.
Bảng 3. Một số tính chất trước và sau khi cải tạo để trồng dương xỉ
Ký hiệu đất

As
pH
Tổng N
Tổng P
(mg/kg)
(KCl)
(mg/kg)
(mg/kg)
Đất ban đầu
4521±122,4
3,4
170
230
Đất sau cải tạo
2765,6±23,4
6,5
567,6
425,3
Hàm lượng As đã giảm đi đáng kể được 1755,4 mg As/kg (giảm 38,8% so
với ban đầu).Kết quả này là phù hợp vì đã bổ sung 1 lượng lớn phân bón, vôi
bột vào đất nên hàm lượng As bị ô nhiễm ban đầu ở tầng 0-20 cm đã được
pha loãng. Mặt khác, cây mồi sau khi cải tạo đất ko tách khỏi đất mà đc trộn
vào đất nên một lượng lớn lá và thân cây mục nát cũng làm pha loãng As có
trong đất.
Giai đoạn 2+3 : Trồng cây dương xỉ và thu hoạch sau 3 tháng
Sau mỗi 3 tháng, phần sinh khối phần trên mặt đất của cây dương xỉ được

thu hoạch một lần để tính khối lượng khô và phân tích hàm lượng As tích lũy
trong thân cây. Kết quả thu được thể hiện qua bảng 4

Như vậy, với 1,5 năm thí nghiệm trồng dương xỉ, số lần thu hoạch cây là 06 lần phần sinh
khối bên trên mặt đất của cây. Bảng 4 thể hiện kết quả về sinh khối khô của hai loại cây
dương xỉ nghiên cứu sau các lần thu hoạch. Kết quả thu được cho thấy, sinh khối khô ở
phần trên mặt đất của cây sau 3 tháng thí nghiệm đạt khá cao và sinh khối khô của cây
P.vittata cao hơn của cây P.calomelanos ở các đợt thu hoạch thí nghiệm. Sinh khối cây
P.vittata dao động trong khoảng từ 441 kg - 525 kg và sinh khối cây P.calomelanos dao
16


động trong khoảng từ 388,8 kg-453,6 kg. Nếu tính trung bình sinh khối khô
của các cây sau các lần thu hoạch thì cây P.vittata là 475,2 kg và
P.calomelanos là 418,2 kg.
Sau các đợt thu hoạch phần thân dương xỉ, phân tích hàm lượng As để đánh
giá khả năng tích lũy ngoài thực nghiệm. Các kết quả thu được thể hiện trên
bảng 5.
Tháng thu hoạch
(tháng)

3

6

9

12

4356±10

2
5734±81

4053±11
6
4953±15
5

15

18

Lượng As(mg/kg)
P.vitatta
P.calomelanos

3215±46 3553±5
2
4356±54 4461±5
2

3824±94 3967±78
4589±78 4581±87

Kết quả thu được cho thấy, khả năng tích lũy As của hai loài dương xỉ ngoài
thực tế là khả quan. Khả năng tích lũy As của cây P.vittata thấp hơn so với
cây P.calomelanos và đã chứng tỏ là vai trò của cây dương xỉ bản địa tại Hà
Thượng.

17



P.calomelanos đã phát huy tác dụng tốt hơn so với cây thu thập từ vùng
khác. Cây P.vittata tích lũy As ở phần trên mặt đất dao động trong khoảng từ
3215±46 đến 4356±102,2 mg/kg và cây P.calomelanos tích lũy As ở phần
trên mặt đất là từ 4356±54,7 đến 5734±81,4 mg/kg. Nếu tính trung bình qua
các lần thu hoạch thí nghiệm thì cây P.vittata và P.calomelanos hấp thu As ở
phần trên mặt đất tương ứng là 3828 mg/ kg skk và 4779 mg/kg skk. Đây là
số liệu hấp thu cao As, thể hiện được khả năng xử lý As ngoài thực địa ở Hà
Thượng là rất tốt.

IV.

Kết luận và đề xuất
Hiện trạng ô nhiễm As trong môi trường đất và khả năng tích lũy As trong
thực vật tại bốn vùng khai thác mỏ đặc trưng đã được đề tài nghiên cứu và
đánh giá nhiều mẫu vượt QCVN 03:2008/BTNMT đối với đất
dân sinh nhiều lần. Hai loài dương xỉ Pteris vitatta và Pityrogramma
calomelanos được tìm thấy tại các vùng nghiên cứu này có khả năng tích lũy


As cao ở phần trên mặt đất của cây (tương ứng là 5876,5± 99,6 ppm và
2426,3±104,5 ppm).
Nghiên cứu sử dụng As trong sinh khối thực vật sau thu hoạch để làm thuốc
đông y chữa các bệnh bạch cầu, thấp khớp, hen, giang mai,… có thể là một
hướng đi triển vọng trong tương lai, làm phong phú và hoàn thiện hơn quy trình
sử dụng dương xỉ để xử lý ô nhiễm As trong đất.
Hạn chế tổn thất tài nguyên và tác động tiêu cực đến môi trường trong quá trình
thăm dò, khai thác, chế biến.
Ðiều tra chi tiết, quy hoạch khai thác và chế biến khoáng sản, không xuất thô

các loại nguyên liệu khoáng, tăng cường tinh chế và tuyển luyện khoáng sản.
Ðầu tư kinh phí xử lý chất ô nhiễm phát sinh trong quá trình khai thác và sử
dụng khoáng sản như xử lý chống bụi, chống độc, xử lý nước thải, quy hoạch
xây dựng các bãi thải.

TÀI LIỆU THAM KHẢO



Đỗ Văn Ái, Mai Trọng Nhuận, Nguyễn Khắc Vinh (2005), Một số đặc điểm
phân bố Arsen trong tự nhiên và vấn đề ô nhiễm arsen trong môi trường ở nước
ta, Báo cáo của Cục địa chất và khoáng sản Việt Nam.




Ts. Hoàng Thu Hương, Bài giảng Phục hồi ô nhiễm đất.



Giáo trình “Độc học môi trường”.



/>


/>



×