Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Chuẩn bị và thích nghi với sự thay đổi ở trường đại học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (478.21 KB, 51 trang )

CHUẨN BỊ VÀ THÍCH NGHI VỚI SỰ THAY ĐỔI Ở TRƯỜNG
ĐẠI HỌC
Mục tiêu:
Bài này sẽ mang đến cho bạn những kiến thức liên quan đến:
- Nhận biết tầm quan trọng khi theo học đại học
- Nhận biết những thay đổi ở hệ đại học
- Chuẩn bị để thích ứng với những thay đổi này
- Giải quyết vấn đề tâm lý khi thay đổi
TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC HỌC ĐẠI HỌC
Có bao giờ chúng ta tự đặt cho mình câu hỏi mình vào đại học để làm gì
không? Trả lời được câu hỏi này, chúng ta mới thấy rõ động cơ trong
học tập của mình. Có nhiều lý dẫn dắt các bạn trẻ quyết định chọn con
đường tiếp tục học đại học, ví dụ như:
- Kỳ vọng sẽ có một công việc với mức lương cao
- Nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cần thiết
- Đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động
- Theo đuổi những giấc mơ về một nghề nghiệp trong đời
- Áp lực từ bố mẹ
- ...
Trong số những lý do vào đại học, lý do được sinh viên lựa chọn nhiều
nhất chính là “để có một công việc tốt hơn với mức lương cao hơn”. Tuy
nhiên, trên thực tế khi bước vào giảng đường đại học, không phải tất cả
mọi người đều có chung mục đích kiếm tiền nhiều hơn. Môi trường đại
học là nơi có thể giúp chúng ta có thêm nhiều kiến thức, từng bước hội
nhập với xã hội, hoàn thiện tính cách để có thể vững tin bước vào cuộc
sống và tạo dựng nghề nghiệp.
NHỮNG THAY ĐỔI TRONG MÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC
1


Bước chân vào đại học, bạn cần phải nhận thấy những thay đổi sẽ diễn ra


trong môi trường học tập mới và phải tìm cách thích nghi với những thay
đổi đó để có thể đạt được kết quả cao trong học tập.
Một sự thay đổi lớn mà hầu hết sinh viên đều dễ dàng nhận ra là sự tự
do. Sẽ không có những hình thức điểm danh gắt gao ở Đại học. Bạn có
thể đi học trễ, vắng mặt, thầy cô không kiểm tra bài của bạn mỗi ngày...
Tự do trong cách học sẽ mang đến cho bạn những sáng tạo mới trong
học tập. Bạn có thể phát huy hết khả năng của mình theo cách mình
mong muốn, bạn cũng có thể có thời gian biểu học tập linh động hơn.
Nhưng bên cạnh đó, tự do cũng như con dao hai lưỡi: nó có thể giết chết
thời gian của bạn một cách vô ích. Nhiều sinh viên dành phần lớn thời
gian của mình để chơi game, ngồi quán cà-phê, tán gẫu...thay vì đến lớp
vì họ không chịu bất cứ sự kiểm tra nào trong các buổi học.
Bạn Nguyễn Phụ Thượng Lưu, sinh viên khoa cơ khí động lực học
trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật đã dẫn ra một thực tế: “Nhiều SV
buông thả, trốn tiết hoặc đến lớp chỉ để điểm danh chứ không hề tập
trung nghe giảng, đến mùa thi mới mượn tài liệu học. Nhiều bạn
tuyên bố chỉ đến trường trong buổi đầu và buổi cuối là đủ! Thậm chí
chỉ cần đến trường buổi cuối cùng đề nghe thầy cô ra câu hỏi ôn tập
hoặc lưu ý phần trọng tâm là được rồi” (Tuổi trẻ online, 2006).
Vấp ngã
Ngay từ nhỏ tôi đã theo gia đình lên miền núi theo diện kinh tế mới. Sau
khi tốt nghiệp tiểu học, ba mẹ tôi giửi tôi về thành phố học tập. Từ một
cậu bé miền núi còn bỡ ngỡ, rụt rè trước mọi điều mới lạ, tôi đã nỗ lực
hết mình để có được kết quả học tập tốt nhất. Tôi thi đậu vào trường đại
học sư phạm với một tương lai sáng ngời của nghề nhà giáo. Cha mẹ tôi
rất tự hào.

2



Ở trường mới, tôi được thầy cô tín nhiệm giao các trọng trách trong công
tác Đoàn, Hội của trường. Nhờ vào các mối quan hệ có được trong công
việc, tôi đã nhận nhiều việc làm thêm và cũng nhờ đó mà tôi kiếm được
tiền. Những thành công đến một các dồn dập và bất ngờ, tôi trở thành
một người “nổi tiếng“ trong công việc và cũng “nổi tiếng“ trong các tiêu
tiền hào phóng... Từ một sinh viên ngoan ngoãn, hiền lành và đầy hoài
bão, tôi trở thành một “công tử Bạc Liêu“ trong giới sinh viên. Thời gian
đến lớp của tôi ngày càng ít đi, sách vở và tài liệu học tập cũng dần trở
nên xa lạ. Bấy giờ, tôi chỉ biết nhiều đến các quán cà phê nổi tiếng,
những quán ăn với những buổi say bí tỉ...
Tiền kiếm ra ngày càng ít đi trong khi nhu cầu ăn tiêu thì cứ phình ra
mãi, tôi bắt đầu làm quen với tỉ số, với đề lô. Trúng thì vui chơi với nhau
để ăn mừng, thua cũng nhậu để xả xui, túng thiếu thì mượn tạm bạn bè
đợi lúc trúng sẽ trả. Sau một vài lần may mắn, những ngaỳ xui xẻo cứ
kéo dài. Những chủ nợ của tôi ngày càng tăng dần. Tôi không còn là
“công tử“ mà trở thành chúa- “chúa chổm“. Đến khi rà soát laị các khoản
tiền nợ, tôi mới giật mình vì khi đó số tiền đã lên tới con số trên hai chục
triệu. Sợ các chủ nợ đến đòi, tôi càng lúc càng vắng nhà với nhiều lý do
khác nhau, lúc thì ở nhà bạn, lúc thì học ôn thi....Chỉ tội cho ba mẹ tôi,
thấy con ngày càng gầy ốm, tiều tụy cứ lo lắng: “Tội nghiệp con tôi, lo
học nhiều quá...“
...Cuối cùng, nhờ có ba bên cạnh tôi đã tìm lại chính mình. Tôi đã nhận
ra những sai lầm và cố gắng thay đổi. Giờ đây tôi đã tốt nghiệp đại học
và được nhận vào làm việc tại một cơ quan nhà nước.
(Phạm Ngộ (2006):7)

Tóm lại, môi trường đại học làm cho sinh viên tự do hơn vì họ được coi
như những người đã trưởng thành và không phải chịu bất cứ sự kiểm
3



soát nào, nhưng nó cũng dễ làm cho sinh viên sa ngã nhiều hơn vì những
cám dỗ mà không dễ gì vượt qua được.
Một thay đổi nữa là khối lượng công việc trong học tập. Nếu thật sự học
để nắm bắt kiến thức và làm các bài tập theo yêu cầu của giảng viên, bạn
sẽ thấy có rất nhiều điều cần phải đọc ở nhà. Theo số liệu nghiên cứu của
các học giả về phương pháp học tập, cứ mỗi giờ học ở trên lớp, bạn cần
ít nhất 2 giờ học ở nhà (bao gồm xem lại bài cũ và chuẩn bị bài tiếp theo)
(Sherfield et al., 2002). Tuy nhiên, nhiều sinh viên vẫn có thói quen trì
hoãn đợi đến gần thời hạn nộp bài hay đến lúc thi mới bắt tay vào học,
do đó họ không có đủ thời gian để nghiên cứu, tìm tòi, trao đổi với bạn
bè. Để khắc phục thói quen trì hoãn này, sinh viên ở bậc đại học cần tập
thói quen lên lịch làm việc (quản lý thời gian) cụ thể.
Thay đổi tiếp theo mà sinh viên phải quan tâm đó chính là phong cách
giảng dạy của giảng viên bậc đại học. Hầu hết các trường Đại học hiện
nay đang tiến hành đổi mới phương pháp giảng dạy truyền thống thành
phương pháp khám phá-hợp tác. Phương pháp này yêu cầu nhóm, giảng
viên (GV) trình bày sơ lược phần lý thuyết giúp SV nắm khái niệm trước
khi thảo luận, các đối tượng có liên quan, đưa ra những so sánh, đối
chiếu làm nổi bật vai trò, ý nghĩa của vấn đề, đồng thời phân bổ cách
thức, thời gian một cách phù hợp. Sau đó, lớp học được chia thành các
nhóm thảo luận, giảng viên sẽ di chuyển liên tục để hướng dẫn nhóm.
Nhóm nào thực hiện tốt sẽ được chọn báo cáo và các nhóm còn lại sẽ
đánh giá. Với phương pháp này, sinh viên phải chủ động trong học tập
không thể đợi thầy cô đọc chép như phương pháp học truyền thống và
việc liên hệ thực tế đã tạo nên chất xúc tác, kích thích sự khám phá của
sinh viên.
Theo bạn Trương Văn Ngọc, SV khoa cơ khí động lực: “Trên giảng
đường, nên tập trung nghe giảng một cách chủ động, đặt câu hỏi, so
sánh sự liên quan giữa kiến thức mới và kiến thức đã học. Nên có tinh

4


thần hoài nghi khoa học và sự tự tin trong trình bày ý kiến của mình,
cần tích cực ghi chú đánh dấu các vấn đề quan trọng, trình bày dễ
hiểu” (Tuổi trẻ online, 2006).
Sinh viên cũng cần phải chuẩn bị đó chính là tiếp cận với công nghệ
thông tin. Khác với phổ thông, ở bậc đại học, có những giảng viên yêu
cầu sinh viên nộp bài qua mạng, hướng dẫn nghiên cứu trên Internet, sử
dụng CD-ROM, nộp các báo cáo đánh bằng máy tính. Điều này, đòi hỏi
sinh viên phải không ngừng học tập để nắm bắt kiến thức máy tính và
công nghệ của nó càng nhiều càng tốt.
Cuối cùng, các bạn sinh viên cũng cần lưu ý, ở đại học, thành phần
sinh viên sẽ đa dạng hơn. Nếu ở bậc phổ thông, bạn học của chúng ta là
những người cùng làng, cùng huyện, cùng tỉnh thì khi ở giảng đường đại
học, bạn sẽ thấy có rất nhiều sinh viên đến từ các vùng miền khác nhau
trong cả nước mang theo những khác biệt về giá trị, văn hóa, phong tục,
tập quán, giọng nói.... Điều này đòi hỏi chúng ta phải có sự chuẩn bị, sẵn
sàng học tập và thích nghi với những khác biệt do sự đa dạng mang lại.
ĐẶC TÍNH CHUNG CỦA THAY ĐỔI
Đứng trước những thay đổi, bạn có thể dễ dàng nhận ra do một số đặc
điểm chung như sau:
Thay đổi không bao giờ dễ dàng-Cho dù thay đổi đó là rất tốt cho cuộc
sống của chúng ta, nhưng đôi khi thực hiện không dễ dàng chút nào. Ví
dụ, dẫu biết rằng, mỗi sáng mình nên thức dậy lúc 5 giờ để tập thể dục
như đi bộ, hay chạy bộ... và như vậy là rất tốt cho sức khoẻ, nhưng sao
khó thực hiện đến thế!
Thay đổi thường gặp phải sự cưỡng lại của bản thân- Những điều đã
trở thành thói quen thì chúng ta ít muốn thay đổi. Khi bước vào đại học,
rất nhiều giảng viên mong muốn sinh viên đặt cho mình các câu hỏi hoặc

chất vấn giảng viên về những điều được nghe trên lớp nhưng hầu như rất

5


ít sinh viên có hành động này. Dường như, thói quen học tập thụ động
dưới phổ thông đã làm cho họ không thích thay đổi.
Thay đổi tạo ra một môi trường mới và không còn quen thuộc như
trước kia- Chúng ta đôi khi dễ bằng lòng với những gì đã trở nên quen
thuộc với mình. Những điều không quen thuộc có thể làm cho chúng ta
cảm thấy lo sợ và nguy hiểm. Thật khó có thể học được cách từ bỏ
những điều quen thuộc để đến với những điều mới lạ. Con tàu có thể an
toàn khi neo đỗ ở bến cảng, nhưng con tàu được tạo ra không phải để
đứng yên ở đó (Sherfield et al. (2002)). Chúng ta cần nhận thức rằng
thay đổi là cần thiết để phát triển bản thân và xã hội.
Tôi đang là một viên chức mẫn cán của công ty nọ. Rồi một ngày
tôi nhận được lời mời về làm "chief" của một bộ phận kinh doanh
với mức lương khá hấp dẫn. Tôi rất háo hức, muốn được thỏa sức
bung ra ngoài, nhưng lại e sợ bởi lâu nay vốn quen sống trong "cơ
chế" bảo bọc, sợ không đủ sức đứng vững trước quy tắc chịu trách
nhiệm toàn bộ cho việc mình làm... Tôi có nhiều ước mơ, muốn tự
mình làm chủ một doanh nghiệp, muốn được làm chủ những việc
của mình... Nhưng, tôi không có vốn, lại sợ bị vấp ngã! Không biết
có ai suy nghĩ giống như tôi không? Có phải là tôi quá rụt rè..."
(Tuổi trẻ online, 2006).
Bạn nghĩ sao về dòng tâm sự ở trên. Điều quan trọng là biết mình muốn
gì và nhắm đến kết quả sẽ đạt được, bạn sẽ cảm nhận được thay đổi đang
diễn ra một cách nhẹ nhàng hơn. Tuy nhiên chúng ta cũng cần biết rằng,
đặc tính của thay đổi là cần sự can đảm và thay đổi chẳng dễ dàng chút
nào.

Thay đổi cần can đảm- Đứng trước sự thay đổi, chúng ta phải đấu tranh
với chính bản thân mình và với ngăn cản của một số người cho dù điều
đó là cần thiết cho họ, do đó lòng can đảm khi bắt đầu thay đổi là cần
thiết. Tuy nhiên, cũng đừng tự cô lập mình với những người không cùng
6


suy nghĩ, quan điểm với mình về sự thay đổi bởi vì đôi khi chúng ta vẫn
học được từ họ những bài học quý giá.
THÍCH ỨNG VỚI THAY ĐỔ
Đứng trước sự thay đổi, có người đã có những chuẩn bị trước đó để sẵn
sàng thay đổi, có người gặp phải những thay đổi mới tìm cách thích nghi,
nhưng cũng có những người phản kháng lại sự thay đổi. Tuy nhiên
chúng ta phải nhận thấy một điều, nếu chúng ta không muốn thay đổi
bản thân mình thì chúng ta đã chẳng bước vào giảng đường đại học. Vì
vậy, cách tốt nhất cho chúng ta là nhận biết những thay đổi đang diễn ra
và chuẩn bị để thích nghi với nó. Sau đây là một số gợi ý để thích ứng
với những thay đổi nào đó:
¾ Tham gia vào sự thay đổi
Nhiều người trong chúng ta để cho thay đổi xảy ra và không cố gắng
định hướng kết quả của sự thay đổi. Những sinh viên thành công sẽ tham
gia vào thay đổi đang diễn ra trong cuộc sống của họ và cố gắng định
hướng thay đổi đến kết quả mà họ mong muốn.
Là một cô gái học giỏi và ham học, Hương cũng ước mơ được vào
đại học, ấy nhưng gia đình Hương lại quá khó khăn. Bố mẹ làm
ruộng, Hương lại là chị cả sau Hương còn 3 em đang học. Thấy
Hương đam mê học hành bố mẹ Hương rất thương nhưng “lực bất
tòng tâm” nên đã tìm những lời để an ủi. Hương hiểu được hoàn
cảnh gia đình, hiểu được tấm lòng của bố mẹ, nhưng Hương lại
không nỡ từ bỏ ước mơ mà mình đã ấp ủ. Hương tâm sự: “Giờ em rất

rối bời, em đang sống trong sự giày vò và luôn phải đấu tranh tư
tưởng để lựa chọn. Em không thể nào từ bỏ ước mơ trở thành cô giáo
dạy văn, không nỡ phụ niềm tin của bạn bè đặc biệt là sự kỳ vọng quá
lớn của cô giáo dạy văn. Nhưng em lại không muốn là gánh nặng của
gia đình, không muốn vì mình mà các em phải nghỉ học”. Sau nhiều
đêm suy nghĩ, cuối cùng Hương cũng đi đến quyết định: “Sẽ nghỉ một
7


năm vào Sài Gòn làm thuê kiếm tiền và sang năm nhất định sẽ thi vào
đại học Sư phạm, trở thành giáo viên dạy văn, dù có khó khăn thế
nào Hương cũng không từ bỏ“.
(Quỳnh Lưu-Huệ Anh, 2006)
¾ Yêu cầu giúp đỡ và tâm sự với mọi người
Cách tốt nhất để thích ứng với những thay đổi nhanh chóng là bạn nên
yêu cầu được giúp đỡ. Đừng cảm thấy xấu hổ về điều này. Nhiều người
đã trải qua những thay đổi giống bạn và họ có rất nhiều kinh nghiệm để
giúp đỡ bạn. Những người có thể giúp bạn vượt qua những lo sợ, căng
thẳng khi bắt đầu thay đổi chính là bạn bè, những người tư vấn học tập,
các giảng viên. Bạn có thể tìm đến trung tâm hỗ trợ sinh viên, các câu lạc
bộ sinh viên để được giúp đỡ. Đừng để quá trễ, thay đổi không dễ dàng
và trong quá trình thay đổi, chúng ta vẫn gặp phải nhiều khó khăn. Ngoài
ra, tâm sự với mọi người về những thay đổi này cũng là một cách tốt. Kể
cho bạn bè hoặc những người thân trong gia đình những gì mình đang
làm, đang trải qua sẽ giúp bạn có thêm nghị lực và quyết tâm thay đổi.
¾ Nghĩ đến kết quả đạt được từ thay đổi và nhận thức rằng thay
đổi là để phát triển
Để thích nghi với sự thay đổi, chúng ta hãy hướng tới những kết quả
mình sẽ đạt được trong tương lai và đừng quá bận tâm về những lo lắng,
khó khăn trước mắt. Cầu vồng chỉ xuất hiện sau cơn mưa (Sherfield et al.

(2002)). Và nếu cuộc sống lúc nào cũng bình lặng, bạn sẽ không cảm
nhận được tiến bộ hay những thay đổi từ bản thân.
...Con biết vào Sài Gòn học đại học nghĩa là con phải học cách
sống tự lập. Con phải làm quen với cuộc sống không có những lời
dạy bảo ân cần của ba, không có bàn tay vỗ về yêu thương của mẹ.
Con phải tự khẳng định mình và bước đi bằng chính đôi chân của
mình giữa một môi trường sống nhiều cơ hội nhưng cũng lắm thách
thức và cạm bẫy. Đã không ít lần con thất bại, vấp ngã, đôi lúc mệt
8


mỏi đến rã rời, con tưởng chừng không còn chút sức mạnh nào để
bước tiếp... Và khi ấy, hình ảnh gia đình mình lại hiện lên trong tâm
trí con. Đó là cảnh ba bất chấp căn bệnh đau dạ dày kinh niên,
hằng ngày cặm cụi giữ từng chiếc xe đạp cho học sinh chỉ để kiếm
200 đồng mỗi chiếc; là những năm tháng mẹ oằn vai xách thùng yaua đi bán dạo khắp hang cùng ngõ hẻm. Đến bây giờ, ở cái tuổi 51,
là công nhân lâm trường, ngày nào mẹ cũng phải tưới nước chăm
sóc cây đến nỗi nước ngấm vào người. Mẹ phát bệnh thường hơn,
lúc thì cảm cúm, rồi thấp khớp, chân tay tê dại. Con lại nhớ đến cái
lưng còng vì một đời vất vả lo cho con, cho cháu của bà nội. Con
quên sao được ánh mắt lấp lánh niềm vui và nụ cười móm mém của
bà mỗi lần con nhận được một giải thưởng hay học bổng nào đó!
Và con biết con không có quyền bỏ cuộc, con phải đứng lên, phải
học cách sống tự lập cho thật tốt.
(Bùi Thị Minh Châu (2006), Thanhnien online)
Bên cạnh những thay đổi về hành vi nêu trên, bạn cũng nên tập thói quen
thiết lập các mục tiêu trong học tập, trong cuộc sống cũng như sử dụng
hệ thống quản lý thời gian. Điều này sẽ giúp cho bạn thấy trước được
những thay đổi của mình và quản lý chúng tốt hơn. Nội dung về thiết lập
mục tiêu và quản lý thời gian sẽ được trình bày trong bài 2 và 3.

Câu hỏi thảo luận
1. Hãy liệt kê những lý do chính mà bạn vào đại học. Hãy cố gắng
trung thực với chín bản thân?
2. Là sinh viên mới bước vào đại học, bạn cảm thấy khó khăn nhất
khi thích ứng với sự thay đổi nào ở giảng đường đại học?
3. Hãy nêu cảm xúc tích cực lẫn tiêu cực của bạn khi phản ứng với
thay đổi?
9


THIẾT LẬP MỤC TIÊU TRONG HỌC TẬP VÀ TRONG CUỘC
SỐNG
Sau khi đọc xong bài này, chúng ta sẽ:
− Hiểu ý nghĩa của mục tiêu khi chúng ta thiết lập
− Biết cách thiết lập mục tiêu để có thể đạt được
− Lập kế hoạch và thực hiện được mục tiêu.

Trong cuộc sống, đôi khi chúng ta có những chuyến du lịch. Khi đi,
chúng ta rất mong đến được những nơi mình yêu thích. Nhưng có bao
giờ, bạn chợt dừng lại và nhận ra mình không biết nên đi thế nào mà
trong tay lại không có bản đồ? Trong cuộc sống cũng vậy, đôi khi chúng
ta có nhiều ước mơ mà không thể thực hiện được vì chúng ta thiếu sự
hướng dẫn như là thiếu tấm bản đồ. Mục tiêu khác với ước mơ ở chỗ
mục tiêu sẽ làm cho cuộc sống có ý nghĩa và giúp cho ước mơ của chúng
ta trở thành hiện thực. Trong nội dung bài này, các bạn sẽ tìm hiểu ý
nghĩa của mục tiêu, cách thiết lập các mục tiêu và lập kế hoạch để thực
hiện được những mục tiêu đó.
ĐẶC TÍNH CỦA MỤC TIÊU
1. Đừng đi theo người khác, hãy nghĩ về chính mình.
Khi thiết lập mục tiêu, điều quan trọng nhất mà các bạn cần nhớ là mục

tiêu đó phải phù hợp với giá trị của chúng ta. Vậy giá trị là gì? Giá trị là
niềm tin bền vững và lâu dài về những điều đựơc coi là quan trọng trong
các tình huống khác nhau, niềm tin này sẽ định hướng các quyết định và
hành động của chúng ta (Robbins S., 1999). Khi đặt ra mục tiêu, chúng
ta đừng nên để những người khác lôi kéo, ảnh hưởng đến sự tự do trong
suy nghĩ của mình mà hãy đặt lợi ích bản thân lên trên và làm theo
những điều mình thật sự mong muốn.
10


Thiết lập mục tiêu cho chính mình
Tôi được sinh ra trong một gia đình danh giá, đó là một điều may mắn.
Tôi đã từng rất tự hào vì có ba là một bác sĩ giỏi, mẹ là một luật sư tài
ba, các anh chị đều là những kỹ sư có tiếng. Ba mẹ tôi đã luôn cố gắng
tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi ăn học thành tài, nối tiếp truyền thống
vẻ vang của gia đình. …Ba mẹ tôi không ngần ngại thức khuy, dậy sớm
đưa đón tôi đến nhà những thầy giáo nổi tiếng để tôi học thêm…. Mỗi
ngày tôi mệt lả với chu trình đi đi về về chạy tới chạy lui, rồi còn phải
học bài, làm bài đến mụ cả người…Nhưng rồi mùa thi đã đến, tôi chỉ
muốn thi vào khoa văn một trường cao đẳng sư phạm cho hợp với sở
trường và nguyện vọng của tôi, thế mà ba mẹ lại nhìn tôi như một quái
vật. Anh hai thì cười ngất cho rằng tôi nói đùa. Chị ba nghiêm chỉnh hỏi
tại sao tôi muốn đi “bán cháo phổi”. Nói chung mọi người đều phản đối
gay gắt và bắt tôi phải chọn cả ba nguyện vọng đều là những trường có
danh tiếng. Tôi không biết làm thế nào để đậu trường y, nhưng nếu đậu
rồi thì là thế nào để trở thành một bác sĩ khi tâm hồn tôi lúc nào cũng ở
trên mây. Tôi lài càng không thể trở thành một kỹ sư xây dựng bởi thể
chất yếu đuối của tôi làm sao có thể theo đuổi những công trình nay đây,
mai đó. Làm luật sư ư? Nghe thì có vẻ khá hợp với người giỏi văn ,
nhưng tôi vốn không quen sự cạnh tranh, đấu chọi thì làm sao mà cãi với

người ta.
Tại sao ba mẹ tôi và các anh chị không chịu hiểu rằng tôi chỉ là một đứa
bé sống nội tâm, hay mơ mộng. Tôi thích trở thành một thầy giáo dạy trẻ
thơ vì môi trường ấy hợp với tôi, mà cũng vì tôi yêu tiếng cười trẻ thơ.
Mơ ước ấy bình dị nhưng cũng trong sáng và đáng tự hào, đáng để tôi
phải cố gắng để đạt được lắm chứ. Nhưng tại sao ba mẹ tôi lại cho rằng

11


họ sẽ xấu hổ đến chết khi bạn bè biết rằng tôi chỉ là một sinh viên cao
đẳng? Các anh chị tôi lại cho rằng lương một giáo viên sẽ không đủ nuôi
thân! Và tại sao mọi người lại nghĩ rằng giáo viên cấp 1 thì sẽ không
được trọng vọng? Chính những giáo viên cấp 1 ấy đã dạy cho tôi những
con chữ, những bài toán đầu tiên. Và chính ba mẹ tôi, anh chị tôi cũng đã
trải qua lần đầu tiên đi học với giáo viên cấp 1 ấy. Vả lại như bao nhiêu
người đã nói, chẳng có nghề gì là không cao quý mà chỉ có người không
cao thượng mà thôi.
Cuối cùng tôi đã quyết định. Truyền thống gia đình là đáng tự hào nhưng
nó không thể là chiếc nơm chôn chặt tương lại, hạnh phúc của tôi trong
ấy. Tôi không muốn ba mẹ tôi chạy vạy, gửi gắm làm gì nữa. Tôi chọn
con đường trở thành người lính. Có thể tôi sẽ không giàu có, danh giá
bằng các anh chị của tôi nhưng chưa chắc là tôi không được hạnh phúc
như họ. Nhất là khi nhìn những đôi mắt trẻ thơ trong veo, nghĩ mình là
người đem lại an bình cho mọi người, tôi thấy lòng mình ấm áp lạ…
(Trích “Danh giá gia đình”, Huỳnh Cao Sơn (7/2006)).

2. Định hình tương lai của mình thông qua những mục tiêu
Chúng ta cũng nhận thấy rằng, mục tiêu sẽ giúp cuộc sống của chúng ta
rõ ràng và có ý nghĩa hơn. Mục tiêu cũng là động cơ để thúc đẩy chúng

ta phấn đấu, là con đường dẫn dắt chúng ta đến tương lai. Tuy nhiên, đôi
khi chúng ta cũng không biết tương lai của mình sẽ là gì hay như thế
nào? Vậy hãy đặt cho mình một số câu hỏi trước khi đưa ra mục tiêu, ví
dụ như:
¾

Cách nào tốt nhất để thành công? Khi đưa ra câu hỏi này, phải

xác định đựơc thành công theo bạn là gì. Ví dụ, đối với sinh viên có thể

12


điểm học sẽ là yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công ở giảng
đường đại học.
Có nên sưu tầm bằng cấp?
Nhiều người mới tốt nghiệp đã nhanh chóng vỡ mộng vì cuộc sống đi
làm, họ thấy mình không đi đến đâu, chán ngán với công việc, buồn chán
với những quy định cơ quan, và nghĩ rằng cách duy nhất để cải thiện
hoàn cảnh đó là đi học. Tuy nhiên, nếu bạn đi học một ngành mà bạn
không chắc chính xác có thích hợp không, có thể bạn sẽ có kết cục
không hay, hoặc năng lực của bạn một lần nữa lại bị bỏ qua.
Khi nào thì đi học?
− Khi điều duy nhất làm bạn không với tới chức vụ cao hơn mà bạn
mong đợi là do thiếu một bằng MBA.
− Sau khi làm ngành này nhiều năm, cuối cùng bạn thấy một chỗ
thích hợp cho mình.
− Khi bạn cảm thấy thật cần thiết và khao khát kiến thức trong một
lĩnh vực đặc biệt.
− Khi bạn đã hoàn thành mọi thứ theo cách có thể trong lĩnh vực của

bạn với bằng cử nhân và muốn phát triển ở lĩnh vực đó.
Không đi học
− Khi bạn nản công việc hiện tại và muốn tìm một công việc mới.
− Bạn muốn tạo cho mình là người ấn tượng khi có thêm những
danh xưng đứng phía trước tên bạn, như Thạc sĩ... gì gì đó.
− Đi học như là một cách để lấy lại thời gian.
− Khi bạn nghe lĩnh vực nghề đó đang có nhu cầu cao, nhưng chưa
thực sự cố gắng ở lĩnh vực của mình ngay từ đầu.
(Lê Ngân, 2006)

13


¾ Vai trò của mục tiêu là gì? Trả lời câu hỏi này, chúng ta sẽ biết
mình đang ở đâu. Có bao giờ bạn đổ nhiều thứ như bột, đường,
muối, trứng… vào một cái chén mà không biết để làm gì? Hay bạn
đứng loanh quanh ở bàn đánh bóng bàn nhưng lại không biết chơi
như thế nào? Người làm bánh giỏi cũng như người chơi bóng bàn
giỏi sẽ biết họ đang làm gì và tại sao họ phải làm như vậy. Tóm lại,
họ có mục tiêu trong đầu.
¾ Quan niệm về mục tiêu của bạn là gì? Mục tiêu có 2 dạng: mục
tiêu chính yếu và mục tiêu thứ yếu. Trong cuộc sống, chúng ta có rất
nhiều mục tiêu nhỏ như làm đựơc bài tập nào đó, kết thúc các bài tập
do thầy giao về nhà….Khi hoàn thành những mục tiêu này, có thể
chúng ta có cảm giác thành công dù rất ít nhưng chính điều này sẽ
đưa chúng ta đến được một điều gì đó lớn lao hơn. Hãy hình dung
một người chơi bóng rổ, mỗi lần đánh bóng vào lưới, một cảm giác
thành công xuất hiện. Dĩ nhiên một lần đánh bóng vào lưới không có
nghĩa là đội bạn đã chiến thắng nhưng tích lũy sau nhiều lần, bạn có
thể sẽ là người chiến thắng trong trận đấu. Do đó, chúng ta đừng

xem thường những mục tiêu đơn giản (thứ yếu), chính những mục
tiêu nhỏ này sẽ giúp chúng ta đạt được mục tiêu chính yếu.
¾ Mục tiêu chính yếu giới hạn tới đâu? Mục tiêu chính yếu nên là
mục tiêu dài hạn. Tuy nhiên, mục đích phấn đấu có thể cao nhưng
mục tiêu thiết lập phải cụ thể và rõ ràng. Ví dụ: sức khoẻ, hạnh phúc,
an toàn, tình yêu, và tiền bạc là những điều mà chúng ta hướng đến
trong cuộc sống nhưng không thể coi là mục tiêu vì nó quá mơ hồ.
Thay vào đó, nếu bạn đặt cho mình những mục tiêu như “trở thành
một nhà marketer giỏi nhất có thể” hoặc “nghiên cứu ra một loại
thuốc chữa bệnh ung thư” thì các mục tiêu cụ thể này có thể dẫn dắt
bạn nảy ra những ý tưởng mới để thực hiện chúng.
14


¾ Mình nên làm gì với mục tiêu mình đã chọn? nếu bạn đã chọn
được cho mình mục tiêu nào đó thì nên viết ra giấy. Mục tiêu chỉ ở
trong đầu có thể sẽ vẫn còn rất mơ hồ. Viết ra giấy, bạn sẽ thấy rõ
mình cần làm gì. Ngoài ra, viết ra giấy cũng giúp bạn nhớ lâu hơn
mục tiêu của mình đặt ra. Đôi khi nản chí, nhìn thấy mục tiêu chúng
ta lại có thêm sức lực để phấn đấu.
3. Khi đặt ra mục tiêu, chỉ nên nghĩ đến chất lượng, đừng chạy theo
số lượng
Nhiều người trong chúng ta luôn suy nghĩ trong đầu về một mục tiêu:
làm thế nào để có nhiều tiền. Chính vì vậy, rất nhiều người tham gia vào
các hoạt động giải trí có tính cá cược từ phương tiện truyền hình, chơi
sổ xố, vào casino để thử vận may và hy vọng có thể kiếm được nhiều
tiền với số vốn ít ỏi của mình. Dường như, tiền đem lại hạnh phúc cho
con người. Tuy nhiên vẫn có những câu chuyện được đăng trên tạp chí,
hay sách báo kể về những người có những mục tiêu sống khác ngoài
việc kiếm được nhiều tiền.

Trong giới sinh viên, có rất nhiều bạn đã để cho việc kiếm tiền chi phối
mục tiêu nghề nghiệp của mình. Các sinh viên có khả năng thường cố
gắng đặt ra những mục tiêu nghề nghiệp sao cho có thể kiếm được nhiều
tiền, trở nên danh giá và dễ dàng leo lên những nấc thang cao trong xã
hội. Họ đã bỏ qua những đam mê và khả năng riêng có của bản thân. Có
thể với nghề nghiệp đã lựa chọn để có nhiều tiền, họ sẽ hài lòng trước
mắt nhưng sự hối tiếc sẽ xuất hiện khi tiền không còn là yếu tố quyết
định trong cuộc sống của họ nữa!

15


Chọn con đường chông gai
Những người ở chợ xã Phú Trung, huyện Tân Phú, Đồng Nai vẫn còn
nhớ Nguyễn Thị Thu Sương từ thuở nhỏ đã “máu mê” kinh doanh, luôn
theo cha - một thương gia ngành nông, thủy sản - đi khắp nơi xem và học
cách kinh doanh. Vậy mà để chọn cho mình một con đường đi tới tương
lai, Sương lại chọn mỹ thuật.
Nhưng người cha không đồng ý, ông muốn con gái giỏi giang của ông
trở thành bác sĩ. Sương thi đại học và đậu cùng lúc ba trường: luật, ngoại
thương và mỹ thuật. Người cha “lệnh” cho con gái không học ngành y
như ý muốn của ông thì học ngoại thương để theo nghề kinh doanh của
gia đình. Sương gật đầu, khăn gói đi Sài Gòn. Một năm sau, gia đình
phát hiện: trường Sương đang học không phải là ngoại thương mà là...
mỹ thuật! “Dù rất khâm phục ba, thương ba, nhưng mình nghĩ phải theo
cái mình đam mê. Kế hoạch cả một đời phải do tự mình quyết định thôi”
- Sương nhớ lại.
Kiến thức về ngành mỹ thuật quảng cáo lúc đó đang còn rất mới mẻ đối
với những người trẻ Sài Gòn. Thu thập kiến thức ngành quảng cáo là
mục tiêu đầu tiên của Sương. Tại sao các chương trình quảng cáo, slogan

quảng cáo của các nước lại hay hơn, súc tích và bất ngờ hơn VN?
Quyết đi “săn” tìm bí quyết đó, Sương “săn” được học bổng ngắn thời
gian sang Nhật. Ở xứ Phù Tang, Sương nhận rửa chén cho nhà hàng, một
việc quen thuộc mà cô đã “lành nghề” trong những năm ở Sài Gòn. Sáu
tháng tại Nhật, cô đã thu thập cho mình khá nhiều vốn liếng và kinh
nghiệm về tiếp thị và quảng cáo. Rồi khi được một người bạn nhường
cho “tấm vé may mắn” du lịch Thái Lan, Sương cũng xin gia hạn thêm
thời gian ở lại để tìm kiếm thông tin cho đề tài nghiên cứu khoa học về
quảng cáo mà mình đang làm.

16


Từ những kinh nghiệm này, Sương đã ứng dụng vào những công trình
nghiên cứu và đoạt giải thưởng cao trong các cuộc thi Eureka TP.HCM:
“Thị trường quảng cáo VN: thực trạng và giải pháp” (giải ba, năm 2000)
và “Chợ TP.HCM: thực trạng và xu hướng phát triển” (giải nhất, năm
2001).
Ra trường, được nhiều công ty, tập đoàn quảng cáo tên tuổi săn đón,
Sương trải qua ba năm làm việc ở nhiều công ty quảng cáo hàng đầu ở
VN với mức lương 1.200 USD/tháng. Tên của cô gái trẻ này có lúc nổi
lên như một hiện tượng trong giới copywriter (người viết quảng cáo) khi
viết các slogan và lời quảng cáo cho nhiều nhãn hàng danh tiếng. Trong
đó, giám đốc của Vietnam Marcom rất ưng ý với câu slogan “Copywriter
- ngôn sứ của thương hiệu” do Sương đặt và đã chọn câu đó làm slogan
cho lớp đào tạo copywriter của trường.
Làm lại từ đầu để làm chủ
Nhiều người bất ngờ khi nghe tin Thu Sương xin nghỉ và không làm cho
bất kỳ công ty quảng cáo nào nữa. Sương đã vạch cho mình hai con
đường: hoặc tiếp tục là người làm thuê hoặc tự làm cho mình. Sương

quyết định chọn cho mình con đường làm lại từ đầu để làm chủ. Một kế
hoạch thành lập “Sương Group” ra đời với nhiều hướng phát triển từng
nhánh một: quảng cáo, thời trang, chăm sóc sắc đẹp và nhà hàng...
Quảng cáo là mảng thuận tay nhưng ngay từ khi “ra riêng”, Sương đã
kiệt sức trong sáu tháng đầu. Trong rất nhiều đêm rã rời với công việc
của một bà chủ, nhiều lần cô tự hỏi: “Có nên quay về con đường làm
thuê hay không? Chẳng cần phải mệt sức, mỗi tháng kiếm cả ngàn USD
quá nhàn nhã với một kinh nghiệm và năng lực của mình. Còn bây giờ
con đường làm chủ quá sức chông gai, làm hoài mà thu vẫn không bù
được chi, trong khi đã quá đủ stress?”. Nhưng rồi nghị lực đã chiến
thắng, cô quyết định mở song song nhánh thời trang để “lấy ngắn nuôi

17


dài”. Thuê nhà xưởng, đích thân cô giám đốc vật lộn với vải vóc, từng
cái nút, đường viền, chạy từng chợ đầu mối lùng mẫu ưa thích…
Công ty đặt tại tầng trệt ngôi nhà của cô vừa mua trong hẻm Phan Văn
Trị (Q.5, TP.HCM). Ngày ấy mẹ Sương nhìn con mà nói trong nước
mắt: “Học đại học để đi làm thợ may hả con?”. Bây giờ thì Sương đã có
hai cửa hàng tại TP.HCM và Hà Nội, có xưởng sản xuất riêng với những
nhân viên chuyên nghiệp, những mẫu thời trang do chính cô thiết kế đã
bắt đầu có khách hàng. Từ 100 triệu đồng ban đầu, nay số vốn của
Sương đã tăng gấp 10 lần, nhãn hiệu thời trang “Chuồn Chuồn Ớt” dần
dần trở thành sự lựa chọn của người tiêu dùng. Kế hoạch trong năm 2006
của Sương là mở thêm hai cửa hàng nữa ở TP.HCM; trong vòng ba năm
tới sẽ phát triển tiếp hai nhánh quảng cáo và thời trang của Sương Group
lên một cấp độ mạnh hơn và bắt đầu đầu tư cho các nhánh chăm sóc sắc
đẹp và nhà hàng. Với Sương, con đường ở tuổi 26 dù chông gai nhưng
vẫn còn dài…

(Đặng Tươi, 2006)
CÁCH THIẾT LẬP MỤC TIÊU KHẢ THI
Khi thiết lập mục tiêu, cái khó nhất chính là mục tiêu có thể đạt được hay
không. Có nhiều gợi ý để chúng ta cân nhắc khi đặt ra các mục tiêu.
Trong nội dung bài này, chúng tôi xin giới thiệu với các bạn cách đặt ra
mục tiêu theo quan điểm SMART (Specific: cụ thể- Measurable: có thể
đo lường được- Achievable: có thể đạt được- Relevant: phù hợp- Timed:
có thời hạn)
1. Mục tiêu phải cụ thể:
Điều này rất quan trọng bởi bạn phải đặt ra các mục tiêu mà bạn có thể
kiểm soát được. Mục tiêu càng cụ thể bao nhiêu, con đường đạt được nó
càng rõ ràng bấy nhiêu. Ví dụ: khi bạn đặt ra mục tiêu đời mình là một
cuộc sống hạnh phúc, vậy quan niệm về hạnh phúc của bạn là gì? Những
18


điều gì sẽ mang lại cho bạn hạnh phúc? Càng xác định rõ bạn sẽ càng dễ
dàng đạt được nó. Dĩ nhiên những điều mang lại hạnh phúc cho bạn phải
nằm trong khả năng kiểm soát của bạn mà không chịu tác động quá lớn
của môi trường, của sự may rủi.
2. Mục tiêu phải đo lường được:
Đặt ra mục tiêu có thể đo lường được là khi bạn có thể đạt được tất cả
các điều kiện để thực hiện được mục tiêu đó, bạn có thể cảm thấy tự tin
và thoải mái khi vươn tới nó. Nếu bạn cảm thấy mình thiếu một số yếu tố
nào đó để đạt được ban nên điều chỉnh lại mục tiêu hoặc phân tích những
lý do thất bại từ đó mình sẽ có những biện pháp phù hợp để hoàn thiện
các kỹ năng.
3. Mục tiêu có thể đạt được:
Khi nghĩ đến cách làm thế nào để đạt được mục tiêu đặt ra, bạn hãy cố
gắng trả lời những câu hỏi như sau:

- Mình cần những kỹ năng gì để đạt được mục tiêu này?
- Mình cần có kiến thức hoặc những thông tin gì?
- Mình có cần sự giúp đỡ, hợp tác hay hỗ trợ nào không?
- Mình cần phải có những nguồn lực nào?
- Mình cần đưa ra tiến độ thực hiện như thế nào?
- Mình có cần đặt ra các giả định không?
- Có cách nào tốt hơn để thực hiện mục tiêu này không?
4. Mục tiêu phải phù hợp với bản thân:
Mục tiêu của chúng ta đôi khi không thể đạt được vì những lý do sau:
Do người khác đặt ra: những người này có thể là bố mẹ, xã hội hoặc
các phương tiện truyền thông đại chúng. Họ đặt ra những mục tiêu
này không dựa trên khả năng của bạn mà dựa trên những gì họ muốn.
Thiếu thông tin: nếu bạn không hiểu rõ những gì mình cố gắng đạt
được và cũng không đánh giá đúng kỹ năng và kiến thức của mình thì
bạn khó có thể đưa ra những mục tiêu hiện thực và hiệu quả
19


Luôn kỳ vọng vào kết quả thực hiện công việc tốt nhất của bản thân:
nhiều người đặt ra mục tiêu dựa trên kết quả làm việc tốt nhất của họ.
Họ đã bỏ qua những yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả công việc
trong quá trình thực hiện mục tiêu hoặc khi đạt được kết quả tốt nhất
đó, họ đã may mắn có được những yếu tố thuận lợi mà không chắc
rằng những lần sau họ có thể có được.
Thiếu tôn trọng bản thân: nếu bạn không tôn trọng bản thân, làm việc
theo ý thích, muốn nghỉ ngơi, vui chơi lúc nào cũng được thì mục tiêu
của bạn sẽ gặp nhiều rủi ro.
5. Mục tiêu phải có thời hạn hoàn thành:
Thời hạn hoàn thành mục tiêu sẽ nhắc nhở bạn phải cố gắng, tránh trì
hoàn, né tránh mục tiêu. Thời hạn cũng là yếu tố động viên giúp bạn nỗ

lực hơn trong quá trình thực hiện mục tiêu. Ngoài ra, thời hạn cũng là
một trong những yêu cầu cần thiết của quản lý thời gian và công việc của
bạn.
LẬP KẾ HOẠCH VÀ THỰC HIỆN MỤC TIÊU ĐẶT RA
1. Lập kế hoạch để thực hiện mục tiêu
Sau khi đặt ra mục tiêu thỏa mãn năm yêu cầu nêu trên, bạn cần lên kế
hoạch để thực hiện. Cứ hình dung mục tiêu là đích mà chúng ta cần đi
đến và kế hoạch là những con đường để đi đến đích. Khi đưa ra kế
hoạch, cần phải biết mình bắt đầu từ đâu. Một mục tiêu có thể có nhiều
kế hoạch khác nhau để thực hiện, cái khó là kế hoạch nào là tốt nhất
cũng như con đường nào là ngắn nhất.
Một kế hoạch được coi là có hiệu suất (kết quả cao nhất so với công sức
bỏ ra ít nhất) khi bạn biết cân bằng giữa những gì bạn cần hay muốn với
những điều bạn có thể phải trả giá. Sự trả giá này không chỉ đơn thuần là
tiền bạc, nó còn có thể là thời gian hoặc công sức của bản thân. Ví dụ,
bạn lên kế hoạch phải thức đêm để học bài là cái giá quá đắt để có kiến
20


thức so với sức khỏe của bạn, hay bạn lên kế hoạch xem lại bài học trong
một tuần trong khi kỳ kiểm tra chỉ còn có 2 ngày cũng là sự trả giá vô
ích. Tuy nhiên cũng không nên nghĩ rằng con đường thẳng là con đường
ngắn nhất bởi vì đôi khi ta lại gặp phải khó khăn khi đi trên con đường
này (chúng ta có thể đọc nhắn nhủ của Hoàng Chương về việc đi đường
vòng vẫn đến đích ở phần sau). Do đó, khi lựa chọn kế hoạch để thực
hiện mục tiêu chúng ta nên quan tâm đến vấn đề hiệu suất: có thể mục
tiêu đó đòi hỏi nhiều bước để thực hiện nhưng nó lại nằm trong khả năng
của chúng ta.
Đi đường vòng cũng đến ...đích
“Thi rớt đại học chưa phải là cánh cửa vào đời đã đóng lại. Có nhiều con

đường, tuy phải đi vòng, xa hơn một chút, mất thời gian hơn nhưng bù
lại có nhiều kinh nghiệm hơn và rất nhiều người vẫn thành công”, đó là
kinh nghiệm Nguyễn Hoàng Chương- người đã “đi đường vòng” để rồi
sau 5 năm, anh có một việc làm tương đối ổn định: Trưởng phòng kỹ
thuật của một công ty nước ngoài.
Từ công nhân...
Tốt nghiệp phổ thông trung học, Chuơng không chọn cho mình con
đường phải vào đại học bằng mọi giá mà chọn cho mình con đường làm
công nhân với suy nghĩ: “vừa kiếm tiền vừa trau dồi kinh nghiệm. Khi có
đủ nguồn lực về kinh tế thì sẽ bắt đầu đi học đại học”. Nghĩ là làm,
Chương xin vào làm công nhân cho một công ty chuyên sản xuất khuy
áo xuất khẩu. Anh bắt đầu công việc thợ tiện dưới sự hướng dẫn của một
người thợ có kinh nghiệm. Với sự yêu thích công việc nên chỉ một thời
gian ngắn những chiếc nút áo thô của Chương dần được hoàn thiệnvà
làm ngày một nhanh hơn. Chỉ trong vòng một năm đầu tiên, Chương đã

21


có nhiều sáng kiến đủ để ông chủ người Ý đưa lên làm nhân viên quản lý
chất lượng. Với vốn tiếng Anh tự học, nhiều lần Chương trực tiếp nói
chuyện với chuyên gia người Ý, trình bày những ý kiến của mình về kỹ
thuật, đưa ra các mẫu mã mới và nhiều lần những sáng kiến đó được
chấp thuận. Hòang Chương kể: “Năm 2003, công ty đưa sang Việt nam
một cái máy làm giao tiện tạo hình điều khiển bằng máy vi tính. Đây là
các máy hiện đại, ở Việt nam hầu như chưa có loại máy đó, tài liệu
hướng dẫn điều khiển toàn bằng tiếng Ý nên việc tìm hiểu sử dụng nó là
cả vấn đề, tôi cùng với một anh kỹ sư điện khác mày mò gần nửa tháng
mới sử dụng được. Điều này khiến cho ông chủ người Ý phải phục”. Kết
quả chỉ trong 3 năm, Chương từ một công nhân đã trở thành một trưởng

phòng kỹ thuật của một công ty nước ngoài.
... Đến giảng đường đại học
Công việc đòi hỏi phải có trình độ cao, ý thức được điều đó, Chương ghi
tên học luyện thi đại học, và đã thi đỗ vào trường ĐH dân lập Lạc Hồng
(Đồng Nai). Dù đã có thực tiễn, đã sử dụng những máy móc hiện đại
nhưng với Chương điều đó chưa đủ. Ban ngày đi làm, tối về miệt mài
trên giảng đường đã phần nào giúp Chương giải đáp những thắc mắc về
kỹ thuật mà anh gặp phải ở công ty. Vừa học, vừa làm, anh có thêm
nhiều kinh nghiệm và sự ngưỡng mộ ở bạn bè. Tại hội nghị khoa học
sinh viên của trường, chúng tôi đã chứng kiến phần trình bày khá ấn
tượng của Nguyễn Hoàng Chương về đề tài: “Cải tiến quy trình sản xuất
nút áo từ vỏ sò tự nhiện”. Chương cho biết: “Mình đã đưa những cải tiến
kỹ thuật như chà, khoan lỗ, tiện, đánh axít, khắc laser để hạt nút áo đẹp
hơn và được khách hàng ưa chuộng hơn”...Đến nay từ những sáng kiến
của Chương, công ty của anh đã tận dụng vỏ sò để làm nút áo, bột sò làm
thức ăn cho gia súc, còn phần thừa của con sò thì làm đồ trang sức....
Chương tin rằng “Đi đường vòng vẫn đến đích. Vấn đề là phải đặt ra

22


mục tiêu và định hướng cho đúng”
(Thiên Long, 2006)

Bạn cũng đừng quá kỳ vọng cho một bản kế hoạch mà có thể đạt được
nhiều mục tiêu. Ví dụ, kế hoạch học lập ra cho môn kinh tế vi mô có thể
sẽ không phù hợp với môn toán hoặc môn quản trị học. Mỗi mục tiêu sẽ
có một kế hoạch phù hợp với nó. Sau đây, bạn có thể tham khảo một bản
kế hoạch học tập của sinh viên để đạt được mục tiêu là điểm 8 trong kỳ
thi môn tiếng Anh.

2. Thực hiện mục tiêu theo kế hoạch
Mục tiêu và kế hoạch đặt ra sẽ chẳng còn ý nghĩa nếu nó không được
thực hiện. Tuy nhiên khi đi từ mục tiêu đến thực hiện, đôi khi chúng ta
gặp rất nhiều trở ngại như: trì hõan. Trì hoãn một thói quen xấu. Lý do
chính là đôi khi chúng ta sợ thất bại, ngoài ra còn những vấn đề khác như
trách nhiệm với gia đình, ngại thay đổi những gì đang có, hay sợ những
hậu quả đi kèm...cũng tạo cho chúng ta thói quen trì hoãn. Để khắc phục
điều này, hãy cố gắng nghĩ về những điều mình có thể thay vì những
điều mình không thể. Để thuyết phục bản thân mình hơn, bạn có thể ghi
ra những thuận lợi từ bản thân khi thực hiện mục tiêu và những khó khăn
cản trở cần vượt qua. Với những khó khăn gặp phải, bạn có thể trao đổi
với thầy cô hoặc bạn bè để tìm ra giải pháp và có thêm nghị lực để thực
hiện được mục tiêu của mình (xem bảng 2.1).
Hãy viết các mục tiêu, kế hoạch và hành động của mình vào những tấm
thẻ và đặt nó ở những chổ mình có thể thấy để nhắc nhở chúng ta tiếp tục
theo đuổi và đạt được mục tiêu do mình đặt ra.
Hình 2.1

Mục tiêu kế hoạch thực hiện

Mục tiêu:
Đạt điểm 8 trong kỳ thi môn tiếng Anh

23


Kế hoạch:
- Tự ôn bài:

30 phút để ôn các từ đã học


- Học các từ mới: 15 phút cho từ mới
- Nghe:

15 phút nghe băng

- Viết:

30 phút cho một bài viết ngắn

Hành động:
Bắt đầu tiến hành vào ngày 1 tháng 11 năm 2006, từ lúc 18 giờ đến
19 giờ 30 (thứ 2, 4, 6) và 14 giờ đến 15 giờ 30 (thứ 3, 5, 7)

Câu hỏi thảo luận
1. Hãy đặt ra cho mình mục tiêu và phân tích mục tiêu của mình xem
có thể thực hiện được không? Thảo luận cùng các bạn trong nhóm.
2. Sau khi đặt ra mục tiêu, hãy lên kế hoạch thực hiện và các bước
hành động để đạt được mục tiêu.

24


KỸ NĂNG ĐỌC SÁCH
Mục tiêu
Sau khi học xong bài này, các bạn có thể
- Hiểu rõ những yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ đọc và hiểu và
cách khắc phục.
- Biết thêm một cách đọc để nắm vững những nội dung đề cập
trong quyển sách

- Áp dụng các kỹ thuật ghi chép khi đọc sách để nâng cao hiệu
quả đọc sách.
Trong bài này, chúng tôi muốn giới thiệu đến các bạn các kỹ năng và kỹ
thuật liên quan đến đọc sách. Khi đọc sách, bên cạnh việc luyện tập các
kỹ năng để tăng tốc độ đọc và hiểu, các bạn cũng cần biết những phần
quan trọng của quyển sách cũng như cách đọc quyển sách để nắm được
những nội dung mà tác giả cho là quan trọng hay người đọc cần hiểu.
Cuối cùng, để có thể nhớ lâu hơn những gì chúng ta đã đọc, bạn cũng
nên tập thói quen ghi chép trong lúc đọc.
CẢI THIỆN TỐC ĐỘ ĐỌC VÀ HIỂU
Hầu hết chúng ta khi đọc một quyển sách thường thích đọc thật nhanh
mà vẫn hiểu rõ những điều quyển sách muốn nói. Làm được điều này
thật không dễ chút nào. Trong phần này, các bạn sẽ cùng nhau tìm hiểu
về các kỹ năng mà người đọc có thể sử dụng. Tuy nhiên, trước tiên cũng
cần phải nói sơ qua về hai vấn đề có ảnh hưởng không tốt đến tốc độ đọc
của chúng ta, đó là sự di chuyển của ánh mắt (eye movement) và phát âm
trong lúc đọc (vocalization).
1. Sự di chuyển của ánh mắt trong lúc đọc
Những nghiên cứu về vấn đề này cho thấy trong khi đọc, mắt chúng ta có
những điểm dừng cố định (fixation), với mỗi điểm dừng này, mắt chúng
ta có thể nhìn được khoảng 10 chữ, như vậy nếu một từ quá dài thì có thể
25


×