Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Tìm hiểu chuẩn mực kiểm toán VSA 520 và VSA 580

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.13 KB, 19 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
KHOA KẾ TOÁN KIỂM TOÁN

TIỂU LUẬN

TÌM HIỂU CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN
VSA 520 VÀ VSA 580

GVHD: PGS.TS Trần Thị Giang Tân

SVTH: nhóm 1

TP.HCM, ngày 20 tháng 11 năm 2013


Lời mở đầu 2
LỜI MỞ ĐẦU
Từ những năm 30 của thế kỷ XX, khi mà nền kinh tế thế giới ngày càng phát triển, quá trình
chọn lọc các thông tin tài chính trở nên khó khăn. Nhằm đáp ứng tình hình đó, hoạt động kiểm
toán xuất hiện, các chuẩn mực kiểm toán (ISA) ra đời và dần dần được áp dụng rộng rãi trong
nền tài chính quốc tế với mục đích làm sáng tỏ các mối gian lận tài chính, tạo niềm tin cho nhà
đầu tư.
Ở Việt Nam, sau khi chuyển đổi nền kinh tế, nhằm đáp ứng quá trình phát triển và hội nhập Quốc
tế, Hệ thống Chuẩn mực Kiểm toán Việt cũng đã ra đời dựa trên cơ sở các chuẩn mực kiểm toán
quốc tế (có sự chỉnh sửa để phù hợp với điều kiện Việt Nam).
Trải qua sự phát triển của nền kinh tế, các chuẩn mực kiểm toán Quốc tế dần dần được sửa đổi và
hoàn thiện để phù hợp với sự phát triển tài chính. Năm 2009, IAASB đã cho ban hành hệ thống
Chuẩn mực kiểm toán mới áp dụng trên toàn thế giới. Không nằm ngoài xu thế đó, vừa qua Bộ
Tài chính đã chính thức ban hành 37 chuẩn mực kiểm toán Việt Nam để thay thế hệ thống chuẩn
mực kiểm toán hiện hành, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2014. Đây là biến tiến quan trọng
trong lộ trình nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán Việt Nam.


Trong quá trình thực hiện kiểm toán có hai chuẩn mực tương đối quan trọng mà kiểm toán viên
cần xem xét đó là VSA 520 – Các thủ tục phân tích và VSA 580 – Giải trình của Giám đốc, đặc
biệt là thủ tục phân tích được sử dụng xuyên suốt trong tất cả các giai đoạn của quá trình kiểm
toán. Nhận thức được tầm quan trọng của chuẩn mực VSA 520 và VSA 580, bài tiểu luận sẽ đưa
ra sự so sánh những thay đổi của hệ thống chuẩn mực mới với các chuẩn mực hiện hành cũng
như là các bài nghiên cứu có liên quan để chúng ta cái nhìn rõ ràng hơn về hai chuẩn mực trên.

GVHD: Trần Thị Giang Tân


Mục lục 3

Mục lục

A. Lịch sử hình thành và phát triển chuẩn mực kiểm toán
I.

Hệ thống chuẩn mực kiểm toán quốc tế (ISA)

1. Trước 1991
Quyết định để tạo ra Ủy ban thực hành kiểm toán quốc tế (IAPC) được thực hiện bởi Hội đồng
quản trị của IFAC vào ngày 08/10/1977. Là một trong những ủy ban quan trọng nhất của IFAC,
IAPC phát triển Hướng dẫn Kiểm toán Quốc tế (IAGs), trong thực tế, là tiền thân của các chuẩn
mực kiểm toán (ISA).Các IAGs đại diện cho "thực hành tốt nhất" trong các công ty kiểm toán
vào thời điểm đó trong lĩnh vực kiểm toán và xem xét lịch sử các thông tin tài chính. IAPC ban

hành Hướng dẫn kiểm toán quốc tế giữa năm 1980 và 1991. IAG đầu tiên xử lý mục đích và
phạm vi của một cuộc kiểm toán và đã được phê duyệt trong tháng 10/1979.
2. 1991 – 1994
Sau một thời gian tăng lên sự quốc tế hóa của các hoạt động kinh doanh và thị trường vốn trong

những năm 1980, IFAC đã có 106 tổ chức thành viên trên 78 quốc gia vào cuối năm 1991, so với
72 tổ chức thành viên trên 55 quốc gia vào cuối năm 1978. Trong bối cảnh của sự phát triển này
và sự mong đợi rằng IAGs sẽ sớm được công nhận bởi tổ chức chứng khoán chính thức, IAPC
cải cách khuôn khổ các chuẩn mực, theo hiến pháp của IFAC tháng 11/1991. Từ thời điểm đó,
"Hướng dẫn Kiểm toán Quốc tế" (IAGs) sẽ được đổi tên thành "chuẩn mực kiểm toán quốc
tế"(ISA).Như vậy, IAPC đã thừa nhận rằng chuẩn mực của nó đã đạt được một trạng thái chuẩn
cho kiểm toán và xem xét các cam kết liên quan đến lịch sử thông tintài chính. Vì vậy, IAPC, là
một trong những Ủy ban của IFAC, đã trở thành tổ chức ban hành chuẩn mực kiểm toán trên thị
trường quốc tế.
Trong tháng 10/1992, Ủy ban các tổ chức chứng khoán quốc tế (IOSCO) công bố một nghị
quyết, theo đó ISA sẽ được công nhận trên thị trường vốn như là một chấp nhận thay thế cho các


Mục lục 4

chuẩn mực kiểm toán quốc gia, trong bối cảnh các dịch vụ xuyên quốc gia liên tục được báo cáo
bởi các tổ chức phát hành nước ngoài.
3. 1994 – 2004

Trong tháng 7/1994, IAPC đặt nền móng cho cấu trúc của một ISA, bao gồm các nguyên tắc cơ
bản và thủ tục cần thiết sẽ được trình bày bởi các đoạn chữ đậm, giải thích và thông tin hướng
dẫn sẽ được trình bày bởi các đoạn chữ màu xám. Hơn nữa, ISA sẽ được đánh số cho mỗi chủ đề
theo trình tự hợp lý của việc thực hiện một cuộc kiểm toán báo cá tài chính (chuẩn mực 200 về
trách nhiệm của kiểm toán viên, cho đến chuẩn mực 700 và 800 về báo cáo).
4. 2004 – 2009
Trong thời gian 2004-2008, IAASB quan tâm “Dự án Clarity”
Cái được gọi là "Dự án Clarity" của Hội đồng chuẩn mực kiểm toán và đảm bảo quốc tế
(IAASB) được tạo ra theo các ý kiến năm 2003 về Dự thảo tiếp xúc (ED), "Chính sách hoạt động
số 1 –Dự thảo tiếp xúc các đoạn in đậm". ED này, sự cần thiết phải sử dụng đoạn màu đen và
màu xám trong ISA gây tranh cải tranh cãi.Ý kiến quan trọng đã được đưa ra bởi Ủy ban các Tổ

chức chứng khoán quốc tế (IOSCO). Dự án này được thiết lập để xứ lý các ý kiến trong việc thiết
lập chuẩn mực kiểm toán đó, trở lại năm 1994, liên quan những của IAPC về ý kiến này, đã
không được tiếp theo sau bởi một sự sửa đổi tương ứng của ISA.
Trong tháng 9/2004, IAASB đã ban hành một Báo cáo Chính sách "Làm rõ các yêu cầu chuyên
môn trong các chuẩn mực quốc tế ban hành bởi IAASB", tiếp theo là một Hồ sơ tư vấn "Nâng
cao Sự rõ ràng và cấu trúc của chuẩn mực IAASB và sự liên hệ tới sự xem xétcác Báo cáo thực
hành".
ISA (bao gồm cả ISQC-1) sẽ được làm rõ theo kế hoạch được cung cấp bởi dự án "Clarity":


11 chuẩn mực được sửa đổi hoàn toàn (làm rõ cấu trúc + sửa đổi hoàn toàn nội dung,
nghĩa là "làm rõ và sửa đổi", cụ thể là ISA 260, 320 (450), 402, 450, 505, 540 (545), 550,



580, 600, 620 và 800;
Các chuẩn mực khác sẽ chỉ được làm rõ. Một phần của những chuẩn mực này gần đây đã
được viết lại và do đó chỉ thực hiện làm rõ (ví dụ nhưISA 230, 240, 300, 315, 330, 500,
700 và 701). Trong bối cảnh thời hạn cuối cùng giả định của dự án Clarify là tháng
12/2008, còn lại các chuẩn mực sẽ chỉ được làm rõ, mà không có nội dung của các chuẩn


Mục lục 5

mực này lệ thuộc vàosự sửa đổi hoàn toàn (ví dụ như ISA 210, 510, 520, 530, 710 và
720). Việc sửa đổi có thể sẽ được xem xét bởi IAASB trong giai đoạn sau.
5. 2009 –nay

Trong năm 2009, IAASB đã hoàn tất “Dực án Clarify”. Kiểm toán viên trên khắp thế giới giờ
đây có thể sử dụng 36 chuẩn mực kiểm toán quốc tế (ISA) mới và một chuẩn mực về kiểm soát

chất lượng, có hiệu lực từ 15 tháng 12 năm 2009. Trong 36 chuẩn mực, có 16 chuẩn mực được
sửa đổi và bổ sung, 19 chuẩn mực được bổ sung và 1 chuẩn mực được xây dựng mới.
Các ISA mới được xây dựng với những yêu cầu chi tiết hơn được coi là sẽ có những ảnh hưởng
lớn tới bản chất và phạm vi các thủ tục kiểm toán, ghi chép hồ sơ kiểm toán và chi phí của cuộc
kiểm toán.
Với mục đích chung nhất là nâng cao chất lượng kiểm toán, hệ thống chuẩn mực kiểm toán quốc
tế mới đã được sửa đổi, bổ sung thêm nhiều yêu cầu chi tiết đối với kiểm toán viên. Việc áp dụng
hệ thống chuẩn mực này được cho là sẽ có những ảnh hưởng đáng kể đối với hoạt động kiểm
toán.Chất lượng sẽ được nâng cao, rủi ro sẽ được kiểm soát chặt chẽ hơn, tuy nhiên chi phí kiểm
toán cũng sẽ gia tăng.

Chuẩn
mực

Tên

Ký hiệu chuẩn mực
Thời
điểm ban
Tương Trước Trước Trước
hành lần
lai
2004
1994
1992
đầu

ISA
520


Analytical
Procedures

7/1983

ISA
520

ISA
520

ISA
12

IAG
12

ISA
580

Management
Representatio
ns

10/1985

ISA
580

ISA

580

ISA
22

IAG
22

II.

Ngày
cuối
Các lần sửa
cùng
đổi
trong
dự án
2/22004,
6/1993,
9/2008
10/1990

2/2004,
11/1990

12/200
7

Hệ thống chuẩn mực Việt Nam (VSA)


1. Giai đoạn hình thành ban đầu
Việc biên soạn hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam dưa trên tiêu chí của các chuẩn mực
quốc tế về kiểm toán cùng với những điều chỉnh phù hợp với đặc điểm riêng của Việt Nam đã
giúp cho tiến trình xây dựng và ban hành diễn ra một cách nhanh chóng. Ngày 27/9/1999 Bộ tài


Mục lục 6

chính đã chính thức ban hành 4 chuẩn mực đầu tiên trong hệ thống chuẩn mực kiểm toán VIệt

Nam là 200,210, 230, 700; có thể nói đây là những chuẩn mực nền móng cho sự phát triển tiếp
theo của hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam.
Hai chuẩn mực chính yếu trong bài tiểu luận của chúng tôi đã được soạn thảo, hoàn thiện và
công bố vào đợt thứ hai trong quá trình xây dựng hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, bao
gồm 6 chuẩn mực được ban hành vào ngày 29/12/2000 theo Quyết định số 219/2000/QĐ – BTC:
-

Chuẩn mực 250: “ Xem xét tính tuân thủ pháp luật và các quy định trong kiểm toán báo
cáo tài chính”
Chuẩn mực 310: “ Hiểu biết về tình hình hoạt động kinh doanh”
Chuẩn mực 500: “Bằng chứng kiểm toán”
Chuẩn mực 520: “Các thủ tục phân tích”
Chuẩn mực 510: “Kiểm toán năm đầu tiên, số dư năm tài chính”
Chuẩn mực 580: “Giải trình của Giám đốc”

Nội dung chuẩn mực 520 và 580 được tóm tắt ngắn gọn như sau:
 Chuẩn mực 520
Ngày ban hành: 29/12/2000 theo quyết định 219/2000/QĐ-BTC
Mục đích chung: quy định các nguyên tắc, thủ tục cơ bản và hướng dẫn thể thức áp dụng các
nguyên tắc, thủ tục cơ bản liên quan đến quy trình phân tích trong quá trình kiểm toán báo cáo tài

chính.
Nội dung chính:







Quy trình phân tích bao gồm các công việc so sánh các thông tin tài chính cũng như xem
xét các mối quan hệ giữa thông tin tài chính với nhau và với thông tin phi tài chính.
Phương pháp được áp dụng để thực hiện quy trình phân tích và việc xét đoán của kiểm
toán viên để lựa chon quy trình phân tích, phương pháp và mức độ áp dụng.
Vận dụng quy trình phân tích trong các giai đoạn của cuộc kiểm toán từ lập kế hoạch
kiểm toán đến quy trình phân tích trong thử nghiệm cơ bản và đến quy trình phân tích
trong giai đoạn soát xét tổng thể cuộc kiểm toán.
Mức độ tin cậy của quy trình phân tích.
Điều tra các yếu tố bất thường.
 Chuẩn mực 580

Ngày ban hành: 29/12/2000 theo quyết định 219/2000/QĐ-BTC
Mục đích chung: Quy định các nguyên tắc, thủ tục cơ bản và hướng dẫn áp dụng việc thu thập và
sử dụng các giải trình của giám đốc đơn vị được kiểm toán như những bằng chứng kiểm toán,
các thủ tục được áp dụng để đánh giá và lưu trữ các giải trình của giám đốc đơn vị các biện pháp
xử lý khi giám đốc đơn vị từ chối cung cấp giải trình thích hợp.


Nội dung chính:






Mục lục 7

Sử dụng các giải trình của Giám đốc như những bằng chứng kiểm toán.
Lưu vào hồ sơ kiểm toán các giải trình của Giám đốc.
Các yếu tố cơ bản của giải trình: Thông tin phải giải trình, ngày tháng, họ tên, chữ ký của
người lập hoặc xác nhận.
Các biện pháp xữ lý nếu Giám đốc từ chối cung cấp giải trình.

6. Sự điều chỉnh hệ thống chuẩn mực kiểm toán hiện hành theo thông tư
214/2012
Việc ban hành một hệ thống 37 chuẩn mực kiểm toán mới là một xu thế tất yếu trong quá trình
phát triển của nghề nghiệp kế toán kiểm toán. Hơn nữa, đây cũng là một việc được đánh giá rất
cần thiết bởi hệ thống chuẩn mực kiểm toán là cơ sở để đào tạo, thực hành kiểm toán và kiểm tra,
kiểm soát nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như nâng cao chất lượng báo cáo tài chính. Tuy
nhiên, theo đánh giá về thực trạng triển khai hệ thống chuẩn mực ban hành 1999 – 2005 đã bộc
lộ nhiều vấn đề không còn phù hợp với điều kiện phát triển của nền kinh tế, đặc biệt là nền kinh
tế phát triển theo cơ chế thị trường.
Năm 2009, Ủy ban chuẩn mực quốc tế đã banh hành lại hệ thống chuẩn mực kiểm toán và xuất
phát từ đó Bộ tài chính cũng nhận thấy Việt Nam phải ban hành lại hệ thống này. Trước yêu cầu
thực tiễn phát triển của các loại hình cùng với hoạt động hợp tác kinh tế quốc tế gia tăng, năm
2010 Bộ tài chính đã giao việc nghiên cứu soạn thảo hệ thống chuẩn mực mới cho hội nghề
nghiệp VACPA.
Viêc áp dụng hệ thống chuẩn mực mới có khá nhiều ưu điểm mang tính đột phá cao, một trong
số đó là việc nâng cao hiệu quả quản lý, phòng ngừa những vụ việc vi phạm trong lĩnh vực kiểm
toán đã và đang xảy ra. Các sai phạm này xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do
cuộc khủng hoảng kinh tế đẩy tới tình trạng khó khăn cho hầu hết các doanh nghiệp và việc làm
đẹp báo cáo tài chính là một hệ quả tất yếu.

Với việc ban hành mới này, hai chuẩn mực chính được nghiên cứu trong bài tiểu luận của chúng
tôi cũng có những thay đổi đáng kể về mặt hình thức lẫn nội dung trình bày. Những thay đổi chi
tiết sẽ trình bày riêng trong phần 3 : “So sánh chuẩn mực hiện hành và chuẩn mực có hiệu lực
1/2014”, trong đó:
 Chuẩn mực 520 trong chuẩn mực hiện hành với tên gọi là Quy trình phân tích sẽ được
thay đổi thành Thủ tục phân tích trong chuẩn mực mới


Mục lục 8

 Chuẩn mực 580 – GIải trình của Giám đốc sẽ được đổi tên thành Giải trình bằng văn
bản trong hệ thống chuẩn mực mới

Trong tương lai việc áp dụng triệt để hệ thống chuẩn mực mới được kỳ vọng chắc chắn sẽ nâng
cao hơn nữa chất lượng quy trình kiểm toán, tạo nên bước ngoặt lớn đối với hoạt động nghề
nghiệp đặc biệt này.


Các bài nghiên cứu liên quan 9
B. Các bài nghiên cứu có liên quan
I.

Chuẩn mực kiểm toán 520
BÀI NGHIÊN CỨU 1: “ ĐÁNH GIÁ RỦI RO VỚI THỦ TỤC PHÂN TÍCH: LIỆU
NHỮNG CÔNG CỤ TƯ DUY HỆ THỐNG CÓ GIÚP KIỂM TOÁN VIÊN TẬP
TRUNG VÀO CÁC MẪU CHẨN ĐOÁN HAY KHÔNG?”
 Tác giả: Ed O’Donnel – Phó giáo sư tại Đại học Carbondale Southern Illinois
Jon D. Perkins – Phó giáo sự tại Đại học Iowa
 Ý nghĩa thực tiễn:


Những sơ đồ được sử dụng trong bài nghiên cứu này chứa đựng những thông tin tương tự về các
thay đổi trong những tài khoản; tuy nhiên, kiểm toán viên nào sử dụng biểu đồ minh họa thông
tin theo cách mà tóm lược những mối liên kết trong các tài khoản một cách rõ ràng sẽ đưa ra
những kết luận khác nhau về rủi ro so với những người chỉ sử dụng sơ đồ quy trình hoạt động
đơn giản. Thay đổi cách các thông tin được trình bày đối với kiểm toán viên trong suốt giai đoạn
lập kế hoạch của cuộc kiểm toán có thể giúp họ phát triển những đánh giá rủi ro đáng tin cậy hơn
và có thể cải thiện việc thực hành kiểm toán một cách đáng kể
 Mục đích của bài nghiên cứu:
Kiểm toán viên được chỉ định đảm nhận một hợp đồng đảm bảo phải thực hiện những thủ tục
phân tích để xác định bất cứ tình huống nào có thể làm gia tăng rủi ro có sai sót trọng yếu trong
các khoản mục. Tuy nhiên, ngay cả khi kiểm toán viên thực hiện các thủ tục phân tích đầy đủ và
hợp lý thì họ vẫn có thể thất bại trong việc nhận ra những điều kiện làm tăng rủi ro có sai sót.
Điều này có thể diễn ra khi bằng chứng biểu đạt thông qua sự dao động không nhất quán của các
khoản mục có liên quan thay vì biểu đạt thông qua những sự dao động không nhất quán cho một
khoản mục đơn lẻ. Bài nghiên cứu này viết cho kiểm toán viên về yếu kém bằng đánh giá liệu
các mà thông tin được trình bày trong các sơ đồ được sử dụng để để thực hiện các thủ tục phân
tích có tác động đến đánh giá rủi ro của kiểm toán viên trong suốt giai đoạn lập kế hoạch của một
hợp đồng kiểm toán hay không. Các tác giả khuyến nghị rằng một cách có thể thay thế trong việc
trình bày thông tin có thể cho phép kiểm toán viên ghi nhận và phản hồi một cách thích hợp hơn
với những mẫu thay đổi của các khoản mục. Hai cách trình bày thông tin khác nhau được trình
bày trong bài nghiên cưu này là:
-

Sơ đồ vòng nhân quả - một công cụ tư duy hệ thống mình họa một cách rõ ràng những
mối liên kết trong số những thành phần của quy trình..
GVHD: Trần Thị Giang Tân


-


Các bài nghiên cứu liên quan 10

Sơ đồ quy trình hoạt động – một biểu đồ cung cấp những thông tin tương đương so với
các thông tin được trình bày theo sơ đồ vòng nhân quả nhưng trình bày theo một hình

thức khác không có sự minh hoạt rõ ràng.
 Thiết kế/ Phương pháp/ Tiếp cận:
Tác giả đã thu thập những thông tin cho bài nghiên cứu này trước tháng 11 năm 2011. Những thử
nghiệm đã được tiến hành, sử dụng những kiểm toán viên mà có kinh nghiệm kiểm toán trong
khoảng từ 20 đến 84 tháng, với mức trung bình là 41.7 tháng. Những kiểm toán viên này được
chỉ định một nhiệm vụ một cách ngẫu nhiên mà đòi hỏi vửa phải xác định những biến động vừa
phải giải tích những biến động đó bằng việc thực hiện các thủ tục phân tích dựa trên thông tin tài
chính sẵn có với sự biến động không nhất quán đã được lựa chọn trong những khoản mục có liên
quan. Một nửa số tham gia đã sủ dụng sơ đồ quy trình hoạt động trong khi nửa số còn lại đã sử
dụng sơ đồ vòng nhân quả để đi đến kết luận.
 Các phát hiện:
- So sánh với những người tham gia thử nghiệm đã sử dụng sơ đồ quy trình hoạt động,
những người sử dụng sơ đồ vòng nhân quả đã tìm thấy bằng chứng về các mẫu trong
những sự biến động không nhất quán trong số những khoản mục có liên quan quan trọng
hơn và thích hợp hơn với rủi ro.
- So sánh với những người tham gia thử nghiệm đã sử dụng sơ đồ quy trình hoạt động,
những người sử dụng sơ đồ vòng nhân quả kết luận rằng có một mức độ cao hơn đối với
rủi ro có sai sót trọng yếu những biến động không phù hợp trong các khoản mục có liên
quan.
- Những phát hiện này khuyến nghị thay đổi cách thông tin được tổ chức và trình bày có
thể gia tăng sự tập trung vào mẫu của kiểm toán viên khi họ thực hiện thủ tục phân tích
trong suốt giai đoạn lập kế hoạch của cuộc kiểm toán và có thể cải thiện một cách hiệu
quả sự đánh giá của họ về rủi ro có sai sót trọng yếu.
- Những kết quả từ bài nghiên cứu này nên được đánh giá đối với nhữn giới hạn tiềm ẩn
trong thử nghiệm mang tính thí nghiệm. Nghiên cứu này cho thấy những kiểm toán viên

sử dụng những biểu đồ khác nhau dường như có thể đưa ra những kết luật giống nhau về
rủi ro khi mà họ có nhiều bằng chứng như nhau được thu thập một cách tiêu biểu từ các
thủ tục phân tích trong các hợp đồng có thật. Các nghiên cứu tương lai nên nhắm đến vấn
đề này để đưa ra kết luận mang tính định nghĩa về sự hữu ích của các công cụ kiểm toán
tư duy hệ thống trong việc đánh giá các rủi ro có sai sót trọng yếu.
BÀI NGHIÊN CỨU 2: “ VÌ SAO KIỂM TOÁN VIÊN QUÁ PHỤ THƯỢC VÀO
NHỮNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH YẾU KÉM? VAI TRÒ CỦA KẾT QUẢ VÀ TÍNH
CHÍNH XÁC”
 Tác giả: Steven M. Glover, Douglas F. Prawitt và T. Jeffrey Wilks – Các giáo sư tại Đại
học Brigham Young
 Ý nghĩa thực tiễn
GVHD: Trần Thị Giang Tân


Các bài nghiên cứu liên quan 11

Những thủ tục phân tích mà được sử dụng một cách thường xuyên và ngày càng được tin cậy

như là một bằng chứng quan trọng. Dựa trên bài nghiên cứu này, kiểm toán viên không nhạy cảm
với sự không chính xác của thủ tục phân tích khi kết quả cho ra là có lợi và có thể là một nguyên
nhân cho việc quá phụ thuộc vào bằng chứng yếu kém. Thực hiện các thủ tục phân tích chính xác
hơn, mạnh hơn gây cho những người tham gia trong các kết quả có lợi tình huống nhằm trở nên
ý thức hơn với những yếu kém của các thủ tục ban đầu và đánh giá lại mức độ mạnh trong bằng
chứng của họ. Hơn nữa, có bằng chứng cho rằng khi kiểm toán viên xem xét yếu kém có thể có
của một thủ tục phân tích trước khi thực hiện thủ tục có thể giúp cho họ đánh giá sức mạnh của
bằng chứng đối với một thủ tục phân tích với mức yếu kém thấp hơn. Nhìn chung, việc này đề
xuất ra một nhu cầu nhằm đào tạo tốt hơn kiểm toán viên trong việc thực hiện và giải thích cá thủ
tục phân tích.
Trong một cuộc thảo luận của Glover và các cộng sự trên một bài báo, Mc Donnel hỏi liệu những
phát hiện có chỉ ra rằng kiểm toán viên đối với những kết quả bất lợi ( ví dụ như có sự khác nhau

trọng yếu ) sẽ không quá phụ thuộc vào bằng chứng như là những kiểm toán viên đối với những
kết quả thuận lợi lại quá phụ thuộc vào chúng. Glover và các cộng sự đã trả lời rằng việc quá phụ
thuộc vào bằng chứng là mối quan tâm đối với những người điều chỉnh và nguồn thay thế không
giải thích hết tất cả các kết quả.
 Mục đích của bài nghiên cứu
Vào năm 2000, bảng điều khiển Ban Giám sát Công cộng đã xem xét các giấy tờ làm việc kiểm
toán và xác định 20% thủ tục phân tích quan trọng là yếu kém và cung cấp bằng chứng không
đầy đủ để hỗ trợ cho việc đưa ra kết luận. Bài nghiên cứu này nhắm đến việc xem xét một trong
những lý do vì sao các kiểm toán viên lại quá phụ thuộc vào thủ tục phân tích yếu kém và không
đáng tin cậy. Các tác giả đưa ra giả thuyết rằng các kiểm toán viên đã không xem xét kiến thức
hiện tại của họ về chất lượng của thủ tục khi kết quả chỉ ra rằng số dư “ được công bố không hợp
lý “.
 Thiết kế/ Phương pháp/ Tiếp cận:
Các tác giả đã thực hiện hai thử nghiệm trước năm 2005 nơi một sai sốt trọng yếu tồn tại và một
thủ tục phân tích yếu kém và không đáng tin cậy đượ sử dụng. Trong thử nghiệm thứ nhất, các
kiểm toán viên chính từ một công ty kiểm toán Big4 đã được yêu cầu thưc hiện một thủ tục phân
tích lãi doanh thu tại mức tổng cộng hàng năm và so sánh kết quả đó với số dư chưa được kiểm
toán của khách hàng. Số dư được vận dụng để chỉ ra một vài kết quả của những người tham gia
rằng không có khác nhau đáng kể ( tức là kết quả có lợi) và những số còn lại cho rằng có sự khác
GVHD: Trần Thị Giang Tân


Các bài nghiên cứu liên quan 12

biệt đáng kể ( như là kết quả bất lợi ). Những người tham gia đã đánh giá độ mạnh của thủ tục
phân tích và kết luận cho ra có sự sai sót. Những tính toán tách biệt ( những tính toán về lãi

doanh thu được phân chia theo các loại nợ và thực hiện trên cơ sở hàng quý và hàng năm ) được
cung cấp sau đó. Những người tham gia phản hồi lại về độ manh của thủ tục phân tích tổng hợp.
Trong thử nghiệm thứ 2, kiểm toán viên cao cấp của một công ty kiểm toán Big4 được yêu cầu

tài liệu hóa những yếu kém của thủ tục phân tích trước khi thực hiện các thủ tục phân tích.
 Các phát hiện
- Thử nghiệm 1:
• Kiểm toán viên cho là độ mạnh thuộc về bằng chứng nhiều hơn đối với những kết quả
của các thủ tục phân tích yếu kém nếu các kết quả chỉ ra không có khác biệt trọng yếu so
với thủ tục giống nhau nơi mà các kết quả chỉ ra một sự khác biệt trọng yếu. Thêm vào
đó, kiểm toán viên trong các kết quả có lợi gần như đảm nhận một rủi ro có sai sót trọng
yếu thấp hơn và đánh giá số dư được công bố một cách hợp lý, so với những kiểm toán


viên nhận phải một kết quả bất lợi.
Sau khi xem xét các phân tích mạnh hơn và tổng hợp, các kiểm toán viên với kết quả có
lợi dường như là viết lại kết luận ban đầu của họ nhưng kiểm toán viên với kết quả bất lợi
lại không làm vậy. Hơn nữa, các kiểm toán viên với kết quả có lợi thường gần như hạ



thấp đánh giá sức mạnh bằng chứng của thủ tục phân tích ban đầu.
Tóm lại, các tác giả tin rằng điều này chỉ ra một khả năng cho sự quá phụ thuộc vào thủ
tục phân tích với mức yếu kém cao và điều đó trong một số tình huống nơi mà thủ tục
phân tích chỉ ra không có khác biệt đáng kể, kiểm toán viên gần như ít nhận thấy được
các thủ tục của họ có thể rạo ra những mong đợi thiếu chính xác và cho nó là một thủ tục

mạnh hơn so với thực tế của nó.
- Thử nghiệm 2:
• Những kiểm toán viên được yêu cầu xem xét những yếu kém tiềm tàng của thủ tục phân
tích trước khi thực hiện công việc phân tích thường gần như đánh giá độ mạnh của bằng


chứng thấp hơn so với kiểm toán viên không được yêu cầu.

Thời hạn để xem xét những yếu kém tiềm lực của thủ tục phân tích không làm giảm các
đánh giá về độ manh bằng chứng nhiều như là việc yêu cầu thủ tục phân tích bổ sung như
trong thử nghiệm 1.

III.

Chuẩn mực kiểm toán 580
BÀI NGHIÊN CỨU: ẢNH HƯỞNG CỦA RỦI RO GIAN LẬN VÀ GIẢI TRÌNH
CỦA GIÁM ĐỐC TRÊN THẾ HỆ GIẢ THIẾT CỦA KIỂM TOÁN VIÊN.
 Tác giả: Terence Bu-Peow Ng – Đại học Công nghệ Nayang
GVHD: Trần Thị Giang Tân


Wendy Green – Đại học New South Wales
Roger Simnett – Đại học New South Wales
 Nguồn: Tạp chí Abacus
 Tóm lược

Các bài nghiên cứu liên quan 13

Việc tạo ra giả thuyết được xem là mang tính quyết định đối với sự hiệu quả và hữu hiệu của
những quy trình xét đoán trong kiểm toán. Bằng việc sử dụng một thiết kế thử nghiệm giữa các
đối tượng, công việc này đã rà soát ảnh hưởng của rủi ro gian lận và giải trình của ban quản trị về
sự chính xác trên kết quả của việc tạo giả thuyết mà kiểm toán viên đã thực hiện. Phạm vi giám
đốc đảm nhận những thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán. Những kết quả
chỉ ra rằng kiểm toán viên khá nhạy cảm với rủi ro gian lận gia tăng bằng việc đưa ra nhiều giả
thuyết gian lận hơn, trong khi số lượng những giả thuyết về sai sót được tạo ra không bị tác động
bởi rủi ro gian lận. Sự sẵn có của lởi giải trình ban giám đốc về tính chính xác đươc nhận thấy
không gây trở ngại cho kết quả việc tạo giả thuyết của kiểm toán viên, nhưng đã đơn giản hóa
việc tạo ra nhiều hơn những giả thuyết gian lận và sai sót một cách cân xứng từ chu kỳ giao dịch

giống nhau như đã được chỉ ra qua lời giải trình của ban giám đốc. Tóm lại, những phát hiện này
cung cấp một số hiểu biết sâu sắc về sự nhạy cảm của việc tạo giả thuyết đối với rủi ro gian lận
của kiểm toán viên và liệu sự nhạy cảm này có thể được thuyết phục bởi những giải trình sẵn có
của ban giám đốc hay không.

GVHD: Trần Thị Giang Tân


So sánh chuẩn mực hiện hành và chuẩn mực mới 14
C. So sánh chuẩn mực kiểm toán hiện hành và chuẩn mực kiểm toán
có hiệu lực 1/1/2014
I.

Tóm tắt nội dung chuẩn mực kiểm toán có hiệu lực 1/1/2014
1. Chuẩn mực kiểm toán 520

Mục đích: Quy định và hướng dẫn kiểm toán viên trong việc sử dụng các thủ tục phân tích như
các thử nghiệm cơ bản và thực hiện các thủ tục phân tích vào giai đoạn gần kết thúc cuộc kiểm
toán để hình thành kết luận tổng thể về báo cáo tài chính.
Các yêu cầu của chuẩn mực:
-

Thủ tục phân tích cơ bản: Các thử nghiệm cơ bản thực hiện ở cấp độ cơ sở dẫn liệu có thể

-

là kiểm tra chi tiết, thủ tục phân tích cơ bản hoặc kết hợp cả hai.
Thủ tục phân tích hỗ trợ khi hình thành kết luận tổng thể: Kiểm toán viên phải thiết kế và
thực hiện các thủ tục phân tích vào giai đoạn gần kết thúc cuộc kiểm toán để hình thành


-

kết luận tổng thể về báo cáo tài chính.
Điều tra kết quả của các thủ tục phân tích: Khi phát hiện các biến động hay các mối quan
hệ không nhất quán với các thông tin khác, có giá trị chênh lệch đáng kể so với dự tính,
kiểm toán phải phỏng vấn Ban Giám đốc hoặc thực hiện các thủ tục kiểm toán khác nếu
thấy cần thiết.

7. Chuẩn mực kiểm toán 580
Mục đích: Quy định và hướng dẫn trách nhiệm của kiểm toán viên trong việc thu thập giải trình
của Ban Giám đốc, Ban quản trị của đơn vị được kiểm toán.
Các yêu cầu của thủ tục:
-

Kiểm toán viên phải yêu cầu Ban Giám đốc và cấp quản lý có trách nhiệm phù hợp giải

-

trình bằng văn bản về báo cáo tài chính và hiểu biết về các vấn đề có liên quan.
Các giải trình bằng văn bản về trách nhiệm của Ban Giám đốc:
• Lập và trình bày báo cáo tài chính; Thông tin được cung cấp và tính đầy đủ của các

-

giao dịch.
• Mô tả trách nhiệm của Ban Giám đốc trong các giải trình bằng văn bản.
Các giải trình bằng văn bản về các vấn đề khác : Nếu xác định cần thì kiểm toán viên yêu
cầu Ban Giám đốc đơn vị giải trình bằng văn bản thêm các vấn đề khác nhằm bổ sung.
cho các bằng chứng kiểm toán liên quan báo cáo tài chính hoặc các cơ sở dẫn liệu cụ thể.



So sánh chuẩn mực hiện hành và chuẩn mực mới 15

-

Ngày ký văn bản giải trình và giai đoạn được giải trình : Văn bản giải trình được ký càng

sát càng tốt nhưng không ngày ký báo cáo kiểm toán và bao gồm giải trình tất cả các báo
-

cáo tài chính và giai đoạn được kiểm toán.
Hình thức của văn bản giải trình là thư giải trình. Thư giải trình không cần nêu lại các vấn

-

đề đã trình bày trong báo cáo công khai (nếu có).
Nghi ngờ về độ tin cậy của văn bản giải trình, văn bản giải trình không được cung cấp
hoặc nội dung giải trình không đầy đủ:
• Nghi ngờ về độ tin cậy của văn bản giải trình : Nếu kết luận văn bản giải trình


không đáng tin cậy thì kiểm toán viên phải có biện pháp xử lý phù hợp.
Văn bản giải trình không được cung cấp hoặc nội dung giải trình không đầy đủ :
Trao đổi với Ban Giám đốc, đánh giá tính chính trực của Ban Giám đốc và thực



hiện các biện pháp thích hợp.
Giải trình bằng văn bản về trách nhiệm của Ban Giám đốc : Từ chối đưa ra ý kiến
kiểm toán nếu kết luận đã xảy ra các vấn đề trên.


IV.

So sánh sự khác nhau giữa hai hệ thống chuẩn mực
1. So sánh chung toàn bộ hệ thống chuẩn mực kiểm toán

Ngoài 37 chuẩn mực như hệ thống hiện hành, hệ thống chuẩn mực mới có hiệu lực tháng 1/2014
có bổ sung một chuẩn mực về Kiềm soát chất lượng số 1.
Hệ thống chuẩn mực mới được thiết kế rõ ràng, cụ thể hơn với ba phần lớn: Quy định chung, nội
dung chuẩn mực và hướng dẫn áp dụng trong khi chuẩn mực hiện hành chỉ có hai phần Quy định
chung và nội dung chuẩn mực ( phần hướng dẫn thực hiện được lồng ghép trong nội dung chuẩn
mực).
Hệ thống chuẩn mực có hiệu lực 1/2014 có một số chuẩn mực trình bày những lưu ý khi thực
hiện kiểm toán trong lĩnh vực công trong khi các chuẩn mực hiện hành không có.
Một số thuật ngữ được thay đổi
-

“Công ty kiểm toán” được thay bằng “Doanh nghiệp kiểm toán”.
“Công ty kiểm toán đã thực hiện trước đó” thay bằng “Kiểm toán viên tiền nhiệm”.
“Ý kiến chấp nhận từng phần” được thay bằng “Ý kiến ngoại trừ”.
“Ý kiến không chấp nhận” được thay bằng “Ý kiến trái ngược”.
“Thông tin về lĩnh vực hay khu vực địa lý” được thay bằng “Thông tin bộ phận”.

8. So sánh giữa chuẩn mực hiện hành và chuẩn mực mới
Chuẩn mực hiện hành
CHUẨN MỰC 520

Chuẩn mực mới



Tên gọi

So sánh chuẩn mực hiện hành và chuẩn mực mới 16
Quy trình phân tích

Thủ tục phân tích

Quy trình phân tích khi lập kế
hoạch tìm hiểu tình hình kinh
doanh của đơn vị và xác định
vủng có thể có rủi ro

Không hướng dẫn quy định
này

Xác định giá trị chênh lệch khi
điều tra yếu tố bất thường

Không hướng dẫn điều này

Kiểm toán viên phải xác định
bất kỳ giá trị chênh lệch nào
có thể chấp nhận được giữa số
liệu đã ghi nhận và giá trị dự
tính mà không cần điều tra
thêm khi thực hiện các thủ tục
phân tích

CHUẨN MỰC 580
Tên gọi


Giải trình của Giám đốc

Giải trình bằng văn bản

Hình thức

Bảng liệt kê của kiểm toán
viên được giám đốc xác nhận
là đúng, Biên bản họp Ban
Giám đốc, Ban quản trị, báo
cáo tài chính được duyệt

Thư giải trình, không bao gồm
báo cáo tài chính

Người giải trình

Giám đốc hoặc người đứng
đầu đơn vị

Ban Giám đốc, Ban quản trị
hoặc cấp quản lí có trách
nhiệm

Ngày ký văn bản giải trình

Cá biệt ngày văn bản giải trình
có thể sau ngày báo cáo kiểm
toán.


Ngày văn bản giải trình phải
trước ngày báo cáo kiểm toán.

Biện pháp xử lý nếu Giám đốc
từ chối cung cấp giải trình

Nếu giám đốc không cung cấp
hoặc cung cấp không đầy đủ
giải trình thì kiểm toán viên
đưa ra ý kiến “chấp nhận
từngphần” hoặc “ý kiến từ
chối”.

Nếu bị từ chối hoặc cung cấp
không đầy đủ giải trình thì
kiểm toán viên từ chối đưa ra
ý kiến kiểm toán.

Không hướng dẫn

Trường hợp Ban Giám đốc
hiện tại không đảm nhận
nhiệm vụ trong tất cả các kỳ
trong báo cáo kiểm toán thì
vẫn phải giải trình về các kỳ
có liên quan.

Quy trình phân tích


Trường hợp Ban Giám đốc kỳ
hiện tại không đảm nhiệm
chức vụ này trong tất cả các
kỳ được đề cập trong báo cáo
kiểm toán


So sánh chuẩn mực hiện hành và chuẩn mực mới 17


Kết luận 18
KẾT LUẬN
Qua bài phân tích trên, chúng ta đã phần nào nhận ra quá trình sửa đổi phát triển Hệ thống chuẩn
mực kiểm toán là một quá trình dài và đòi hỏi sự nỗ lực góp sức của nhiều phía. Hơn thế nữa,
các công trình nghiên cứu phần nào nói lên tâm huyết xây dựng một chuẩn mực hoàn chỉnh, phù
hợp với xu thế phát triển kinh tế toàn cầu. Việc ban hành hệ thống dự thảo chuẩn mực kiểm toán
của Bộ tài chính đã chứng minh được sự hội nhập kinh tế, chứng tỏ được tiểm năng phát triển
của lĩnh vực Kiểm toán Việt Nam nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung.
Chuẩn mực kiểm toán 520 và 580 mới sẽ phát huy được thế mạnh của nó, góp phần làm sáng tỏ
những gian lận tài chính, xây dựng một nền kinh tế vững mạnh, đẩy mạnh quá trình đầu tư của
nước ngoài vào Việt Nam, góp phần vào sự phát triển thịnh vượng của nước nhà.


Tài liệu tham khảo 19
TÀI LIÊU THAM KHẢO
Bài nghiên cứu “International Standards on Auditing within the European Union” của Dries
Schockaert và Nathalie Houyoux (8/2007)
Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam hiện hành.
Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam có hiệu lực ngày 1/1/2014






×