Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

SKKN giúp trẻ sử dụng các con rối vào trong các hoạt động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.06 MB, 13 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm: Giúp trẻ sử dụng các con rối vào trong các hoạt động

PHẦN GIỚI THIỆU
TÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:

TÁC GIẢ:

TRẦN THỊ THANH THÚY
THỜI GIAN THỰC HIỆN:

Tháng 09/2014 đến tháng 05/2015
KHÔNG GIAN:

TRƯỜNG MẦM NON SƠN CA
THỜI GIAN ÁP DỤNG:
NĂM HỌC : 2014 - 2015
Người thực hiện: Trần Thị Thanh Thúy

Giáo viên: Trần Thị Thanh Thúy - Mầm Non Sơn Ca – Quận 12

1


Sáng kiến kinh nghiệm: Giúp trẻ sử dụng các con rối vào trong các hoạt động

*XÁC NHẬN GIÁ TRỊ CỦA HIỆU TRƯỞNG
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................


.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
............................

NHẬN XÉT CỦA CẤP TRÊN
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

Giáo viên: Trần Thị Thanh Thúy - Mầm Non Sơn Ca – Quận 12

2


Sáng kiến kinh nghiệm: Giúp trẻ sử dụng các con rối vào trong các hoạt động
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

A. PHẦN MỞ ĐẦU

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Mỗi chúng ta đều biết rằng mục tiêu chung của giáo dục mầm non là phát
triển tất cả khả năng của trẻ nhằm hình thành cho trẻ những cơ sở ban đầu về nhân
cách con người, làm tiền đề cho sự phát triển tốt hơn trong những giai đoạn tiếp
theo, vì thế giáo dục mầm non hiện nay đã và đang tiếp tục tìm ra những phương
pháp mới để giảng dạy cho trẻ.
Vì vậy là một giáo viên mầm non tôi luôn nghĩ phải làm thế nào để quá trình
giáo dục trẻ được kết hợp, đan xen lại với nhau không bị rời rạc. Do đó, muốn trẻ
phát triển tốt, một cách toàn diện thì cô phải là người thể hiện tốt nhiệm vụ của
mình, luôn linh động sáng tạo nhằm giúp trẻ thông qua “Chơi mà học, học mà chơi”.
Trong quá trình giáo dục trẻ nói chung, tổ chức cho trẻ chơi nói riêng. Giáo viên cần
phải biết dạy cho trẻ chơi cái gì ? Chơi như thể nào để đem lại kiến thức phục vụ
cho hoạt động học, phục vụ cho sự phát triển tư duy của trẻ.
Chính vì tầm quan trọng muốn giúp cho trẻ có được sự hứng thú chơi trong
các hoạt động ngày càng nhiều hơn, mở mang kiến thức sâu rộng hơn nên tôi đã sưu
tầm và tìm kiếm một số con rối để đưa vào các hoạt động nhằm gây hứng thú và
phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua các câu chuyện kể.
II. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Như chúng ta cũng biết, rối tay là một loại hình nghệ thuật nhằm kích thích tư
duy và sự sáng tạo cho người biểu diễn. Chính vì thế, tôi đã chọn đề tài: “Giúp trẻ
sử dụng các con rối vào trong các hoạt động” nhằm giúp trẻ có thêm những tư duy

Giáo viên: Trần Thị Thanh Thúy - Mầm Non Sơn Ca – Quận 12

3


Sáng kiến kinh nghiệm: Giúp trẻ sử dụng các con rối vào trong các hoạt động
và trí tưởng tượng bay bổng để đưa trẻ vào những xứ sở thần tiên và đắm mình
trong những câu chuyện cổ tích, thần thoại đầy hấp dẫn.

Để trẻ có thể sử dụng được các con rối đưa vào hoạt động thì trước hết đòi hỏi
trẻ phải có kỹ năng chơi thật phong phú và sáng tạo, càng phong phú và sáng tạo
bao nhiêu thì càng kích thích trẻ chơi tốt bấy nhiêu. Từ đó sẽ tạo cho trẻ sự ham
muốn được khám phá mở mang kiến thức về thế giới xung quanh bấy nhiêu.
Vì thế việc giúp cho trẻ sử dụng các con rối vào trong các hoạt động là một
việc làm không mấy dễ so với trẻ. Trẻ phải là người ham thích khám phá và có sự
sáng tạo thì mới có thể sử dụng được các con rối.
Thông qua các con rối sẽ giúp cho trẻ được làm quen với các nhân vật, một số
đặc điểm tính cách của các nhân vật. Đồng thời rối dùng để kể chuyện, giới thiệu
bài, hoặc sử dụng con rối để cho trẻ kể chuyện sáng tạo trong một số hoạt động làm
quen với văn học. Thông qua các con rối phát triển vận động của đôi tay, phát triển
ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ, đồng thời qua đó cũng thu hút được sự chú ý của trẻ.
Tất cả những điều trên cũng là lí do để tôi chọn đề tài: “Giúp trẻ sử dụng các
con rối vào trong các hoạt động”.

B. PHẦN NỘI DUNG:
I. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
Trong quá trình thực hiện đề tài và qua thực tế giảng dạy tại trường tôi đã đề
ra một số biện pháp chung để giải quyết vấn đề như sau:
* Thực trạng trẻ ở lớp:
Qua thực trạng đầu năm tôi nhận thấy trẻ tham gia vào các hoạt động còn một
số hạn chế như sau:
1. Về phía trẻ:
- Trẻ chưa tích cực tham gia vào hoạt động do hoạt động nhàm chán chưa thu
hút được sự chú ý của trẻ.

Giáo viên: Trần Thị Thanh Thúy - Mầm Non Sơn Ca – Quận 12

4



Sáng kiến kinh nghiệm: Giúp trẻ sử dụng các con rối vào trong các hoạt động
-Ngôn ngữ của trẻ khi tham gia vào hoạt động còn hạn chế chưa phát triển
nhiều.
-Trẻ chưa mạnh dạn tự tin khi tham gia vào hoạt động.
-Trẻ không biết sáng tạo khi chơi với các đồ dùng đồ chơi.
-Kỹ năng chơi với các con rối còn hạn chế do chưa biết cách sử dụng.
-Trẻ không biết cách diễn các con rối cho phù hợp với tính cách của từng
nhân vật.
2. Về phía giáo viên:
- Giáo viên chưa quan tâm đến việc trẻ sử dụng các con rối như thế nào là
đúng còn để trẻ chơi tự do.
-Chưa khơi gợi để giúp trẻ sáng tạo trong các hoạt động.
-Giáo viên còn gò ép trẻ vào câu chuyện kể chưa hướng trẻ kể chuyện theo
hướng sáng tạo.
3. Một số biện pháp giúp trẻ sử dụng các con rối:
Để khắc phục những thực trạng và một số hạn chế trên tôi đã đưa ra một số
biện pháp “Giúp trẻ sử dụng các con rối vào trong các hoạt động” như sau:
* Biện pháp 1: Giúp trẻ sử dụng các con rối tay
Con rối tay là dạng con rối mà người biểu diễn có thể dùng tay để điều khiển
bên trong nó. Rối tay giúp cho trẻ cử động tốt các ngón tay đồng thời còn giúp trẻ
đắm mình vào các câu chuyện kể đầy hấp dẫn.
Để sử dụng được các con rối tay cô cần hướng dẫn cho trẻ cách sử dụng rối
sao cho đúng.
+Đầu tiên cô hướng dẫn trẻ trên không là dùng ngón tay cái xỏ vào miệng của
nhân vật còn các ngón tay còn lại sẽ xỏ vào đầu của nhân vật.
+Sau đó, tập cho trẻ cách cử động con rối bằng cách mở và kép các ngón tay
lại sao cho miệng và đầu của nhân vật cử động.

Giáo viên: Trần Thị Thanh Thúy - Mầm Non Sơn Ca – Quận 12


5


Sáng kiến kinh nghiệm: Giúp trẻ sử dụng các con rối vào trong các hoạt động
+Kế tiếp là tập cho trẻ nói lời thoại của nhân vật sao cho phù hợp nghĩa là khi
nói lời thoại thì miệng nhân vật sẽ khép mở, khép mở còn khi không có nói lời thoại
thì miệng nhân vật khép lại và nhân vật lúc này chỉ lắc lư nhẹ nhàng để nghe nhân
vật khác nói.
+Tiếp theo là tập cho trẻ sử dụng rối và cô theo dõi sửa cho trẻ.

Giáo viên: Trần Thị Thanh Thúy - Mầm Non Sơn Ca – Quận 12

6


Sáng kiến kinh nghiệm: Giúp trẻ sử dụng các con rối vào trong các hoạt động

Cô đang hướng dẫn trẻ sử dụng các con rối tay

Giáo viên: Trần Thị Thanh Thúy - Mầm Non Sơn Ca – Quận 12

7


Sáng kiến kinh nghiệm: Giúp trẻ sử dụng các con rối vào trong các hoạt động
Các cháu đang tập nói lời thoại của nhân vật
* Biện pháp 2: Giúp trẻ sử dụng các con rối ngón tay
Con rối ngón tay không phải là con rối tay vì người điều khiển chỉ dùng duy
nhất ngón tay để làm con rối hoạt động. Rối ngón tay giúp cho đứa trẻ phát triển tốt

các vận động tinh một cách khéo léo.
Để sử dụng tốt các con rối ngón tay cô cần hướng dẫn cho trẻ cách sử dụng
như sao:
+Trước tiên cô cần hướng dẫn cho trẻ cử động được các ngón tay thong qua
trò chơi: ngón tay nhúc nhích.
+Sau đó, cô hướng dẫn cho trẻ lồng các nhân vật vào các đầu ngón tay.
+Tiếp theo là hướng dẫn cho trẻ cử động các nhân vật.
+Và cuối cùng là hướng dẫn cho trẻ nói lời thoại của nhân vật sao cho phù
hợp.

Giáo viên: Trần Thị Thanh Thúy - Mầm Non Sơn Ca – Quận 12

8


Sáng kiến kinh nghiệm: Giúp trẻ sử dụng các con rối vào trong các hoạt động
Các cháu đang sử dụng rối ngón tay tham gia vào hoạt động góc
* Biện pháp 3: Giúp trẻ sử dụng các con rối que tay
Con rối que tay là một hình thức khác của con rối ngón tay. Khi điều khiển
rối que tay người điều khiển chỉ việc cầm con rối ở ngay cái que mà điều khiển sau
cho nó hoạt động mà thôi.
Để điều khiển được các con rối que tay cô cần hướng dẫn cho trẻ cách sử
dụng như sao:
+Trước tiên cô tập cho trẻ biết lắc cổ tay không cần phải sử dụng hết cánh
tay.
+Sau đó, cô hướng dẫn cho trẻ cách cầm con rối que sao cho nó cử động và
nhúc nhích là tốt rồi.
+Và cuối cùng là tập cho trẻ nói lời thoại của nhân vật.

Các cháu đang sử dụng rối que


Giáo viên: Trần Thị Thanh Thúy - Mầm Non Sơn Ca – Quận 12

9


Sáng kiến kinh nghiệm: Giúp trẻ sử dụng các con rối vào trong các hoạt động
*Chú ý: Tất cả các con rối sử dụng ở trên thì cô cần động viên khuyến khích
trẻ sáng tạo thêm những những câu chuyện kể hay những câu thoại giao tiếp trong
cuộc sống hằng ngày để hấp dẫn và lôi cuốn trẻ.

Cháu hứng thú tham gia cùng bạn
* Biện pháp 4: Sưu tầm con rối.
Ngoài những biện pháp trên
cô cần sưu tầm thêm cho trẻ một
số các loại rối khác để tránh sự
nhàm chán cho trẻ.

Giáo viên: Trần Thị Thanh Thúy - Mầm Non Sơn Ca – Quận 12

10


Sáng kiến kinh nghiệm: Giúp trẻ sử dụng các con rối vào trong các hoạt động

Bên cạnh đó, cô có thể hướng dẫn cho trẻ làm thêm một số con rối đơn giản
để đưa vào hoạt động nhằm tăng sự hứng thú cho trẻ khi tham gia hoạt động.
Giáo viên: Trần Thị Thanh Thúy - Mầm Non Sơn Ca – Quận 12

11



Sáng kiến kinh nghiệm: Giúp trẻ sử dụng các con rối vào trong các hoạt động

II. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Qua quá trình thực hiện các biện pháp giúp trẻ sử dụng các con rối vào trong
các hoạt động tôi đã đạt được một số kết qủa sau:
* Về phía trẻ:
- Trẻ mạnh dạn tự tin khi giao tiếp.
- Trẻ biết sáng tạo thêm một số trò chơi hay, hấp dẫn khi biểu diễn.
-Trẻ thích thú tham gia vào các hoạt động mà không bị nhàm chán.
-Ngôn ngữ của trẻ được phát triển tốt hơn.
* Về phía giáo viên:
- Khi đưa trẻ vào hoạt động trẻ tham gia một cách tích cực.
-Giờ học thêm sinh động hơn.
-Trẻ tích cực tham gia phát biểu nhiều hơn.
III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Các con rối là một loại hình nghệ thuật giúp cho người biểu diễn và người
xem đắm mình vào thế giới cổ tích một cách nhẹ nhàng, không bị gò bó áp đặt. Vì
vậy muốn tiến hành tốt việc sử dụng các con rối cho trẻ, cô cần phải:
Giáo viên: Trần Thị Thanh Thúy - Mầm Non Sơn Ca – Quận 12

12


Sáng kiến kinh nghiệm: Giúp trẻ sử dụng các con rối vào trong các hoạt động
-Cho trẻ sử dụng các con rối ở mọi lúc mọi nơi.
-Để trẻ chơi tự do, không gò bó áp đặt trẻ khi chơi.
-Cần theo dõi, khuyến trẻ chơi sao cho phù hợp tránh để trẻ chơi quá mức sẽ
làm mất đi tính khéo léo của các đôi bàn tay.

-Cần quan tâm chú ý động viên những trẻ ngôn ngữ kém, những trẻ thụ động ít
giao tiếp chơi nhiều với các con rối để ngôn ngữ có thể phát triển tốt hơn.
VI. KẾT LUẬN:
Cần khẳng định việc đứa trẻ phát triển ngôn ngữ nhanh hay chậm, hình thành
những kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống nhiều hay ít chính là phụ thuộc rất nhiều
vào việc sử dụng các con rối.
Do đó, trên đây là một số biện pháp mà tôi đã thực hiện trong thời gian qua.
Bằng cách này, tôi thấy trẻ có phần mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp, trong cuộc
sống.
Đề tài của tôi chắc chắn sẽ có nhiều thiếu sót, rất mong được sự chỉ dẫn, góp
ý của các cấp lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp để bản thân tôi ngày càng hoàn thiện
hơn trong sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ.
Tôi xin cám ơn.
Quận 12, ngày
Duyệt

tháng

năm 2015.

Người viết

Trần Thị Thanh Thúy

Giáo viên: Trần Thị Thanh Thúy - Mầm Non Sơn Ca – Quận 12

13




×