Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Bảo dưỡng vệ sinh công nghiệp tàu cá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.31 MB, 79 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

GIÁO TRÌNH
MÔ ĐUN:

BẢO DƯỠNG, VỆ SINH
CÔNG NGHIỆP
MÃ SỐ: MĐ07
NGHỀ: Máy Trưởng Tàu Cá Hạng 4
Trình độ: Sơ cấp nghề



TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham
khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
MÃ TÀI LIỆU: MĐ07


1

LỜI GIỚI THIỆU
Trong những năm gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ
thuật, các loại máy móc cũng có những bước cải tiến vượt bậc. Trong đó động
cơ diesel cũng đã có những thay đổi đáng kể, các hệ thống mới đã được vào,
các công nghệ mới đã được áp dụng triệt để nhằm nâng cao công suất làm việc,
tăng hiệu suất, tăng độ tin cậy của thiết bị, từ đó giảm thiểu chi phí và tăng
năng suất.


Máy móc, thiết bị càng hiện đại thì đòi hỏi người vận hành phải được
trang bị kiền thức càng kỹ. độ bền, độ tin cậy của động cơ phụ thược rất nhiều
vào kiến thức và kỹ năng của người vận hành. Người vận hành phải biết vận
hành máy móc đúng cách, bảo dưỡng và thay thế linh kiện đúng định kỳ. Việc
bảo dưỡng máy có một ý nghĩa rất lớn đến độ bền và độ tin cậy của động cơ,
động cơ có được bảo dưỡng thường xuyên, các linh kiện bên trong có được vệ
sinh, thay thế đúng thời hạn sẽ làm cho động cơ làm việc hết công suất, tiết
kiệm được nhiên liệu và đặt biệt sẽ giảm thiểu các sự cố hỏng hóc ngoài ý
muốn.
Như đã trình bày trong phần mô đun : “Xử lý, khắc phục sự cố máy
chính”, khi sự cố máy chính xảy ra thì thiệt hại là rất lớn và hậu quả của nó đôi
khi không thể khắc phục được. Chính vì vậy, giáo trình mô đun môn học : “Bảo
dưỡng, vệ sinh công nhiệp” này nhằm trang bị cho máy trưởng, thợ máy những
kiến thức và kỹ năng cơ bản đế bảo dưỡng và vệ sinh thiết bị nhằm nâng cao
tính năng của động cơ, tăng tuổi thọ và giảm thiều các sự cố xảy ra đối với máy
chính.
Giáo trình này là phần tiếp theo của các mô đun : “Vận hành máy chính”,
“vận hành hệ thống điện”, ”Vận hành hệ thống lạnh”, “Chuẩn bị vật tư thiết
bị”, “Xử lý, khắc phục sự cố máy chính”.
Mô đun này gồm 6 bài :
+ Bài 1 : Vệ sinh, bảo dưỡng bầu lọc
+ Bài 2 : Vệ sinh, thay nhớt cacte
+ Bài 3 : Vệ sinh, bảo dưỡng bộ sinh hàn
+ Bài 4 : Căn chỉnh supap máy
+ Bài 5 : Kiểm tra, căn chỉnh Bulôgg máy
+ Bài 6 : Vệ sinh buồng máy
Trong quá trình biên soạn tài liệu này, chúng tôi đã nhận được những đóng
góp vô cùng quý báu của các đồng nghiệp, của các máy trưởng, thợ máy đang
làm việc ở xi nghiệp đóng sửa tàu và dưới tàu cá. Nhóm biên soạn chúng tôi



2
xin chân thành cảm ơn những đóng góp quý báu đó và sẽ cố găng hơn nữa
trong những giáo trình sau.
Tham gia biên soạn
1. Chủ biên
2……….
3………..


3
MỤC LỤC
ĐỀ MỤC

TRANG

LỜI GIỚI THIỆU

1

MỤC LỤC

3

MÔ ĐUN BẢO DƯỠNG, VỆ SINH CÔNG NGHIỆP

5

Bài 1: VỆ SINH BẦU LỌC


6

1.

Tầm quan trọng của bầu lọc đến hoạt động ổn định của máy
1.1. Lọc nhiên liệu thô (Lọc tách nước) (hình 1.1)

6

1.2. Lọc nhiên liệu tinh (hình 1.2)

7

1.3. Lọc dầu bôi trơn (nhớt) máy (hình 1.3)

8

2.

Lập lịch bảo dưỡng lọc.

3.

Vệ sinh bầu lọc

4.

9
10


3.1. Vệ sinh lọc dầu thô

10

3.2. Vệ sinh lọc dầu tinh

12

Thay thế lọc

14

4.1. Thay thế lõi lọc dầu thô

14

4.2. Thay thế lõi lọc dầu tinh

14

4.3. Thay thế lọc nhớt

15

Bài 2 : VỆ SINH CACTE VÀ THAY NHỚT MÁY
1.

6

Đặc tính của dầu nhớt


18
18

1.1. Thời gian hoạt động tốt của nhớt máy

18

1.2. Nhận biết chất lượng nhớt

19

2.

Lập lịch vệ sinh và thay mới nhớt.

20

3.

Vệ sinh và thay nhớt máy

21

3.1. Kiểm tra nhớt máy

21

2.2. Vệ sinh cacte và thay nhớt máy


22

Bài 3 : VỆ SINH, BẢO DƯỠNG BỘ SINH HÀN
1.

28

Cấu tạo bình sinh hàn

31

1.1. Sinh hàn nước – nước

31

1.2. Sinh hàn nước – dầu

32


4
2.

Lập lịch bảo dưỡng bộ sinh hàn

33

3.

Vệ sinh, bảo dưỡng bình sinh hàn


34

3.1. Vệ sinh bảo dưỡng sinh hàn nước – nước

34

3.2. Vệ sinh bảo dưỡng sinh hàn nước – dầu

37

Bài 4 : CĂN CHỈNH KHE HỞ SUPAP

42

1.

Thứ tự nổ của các xilanh

42

2.

Supap hút và supap xã

47

3.

Lịch kiểm tra và căn chỉnh


47

4.

Kiểm tra và căn chỉnh

49

Bài 5 : KIỂM TRA, CĂN CHỈNH CÁC BULÔNG BÊN NGOÀI

53

1.

Sự cần thiết phải kiểm tra các Bulông, đai ốc bên ngoài máy

53

2.

Căn chỉnh Bulông, đai ốc bên ngoài máy

53

2.1. Căn lại Bulông chân máy

53

2.2. Căn lại Bulông bích nối trục chân vịt


55

2.3. Căn lại Bulông các đường ống, khớp nối trên máy.

55

2.4. Căn lại Bulông chỉnh độ căng dây đai, xích cho các bộ phận bơm,
quạt
56
Bài 6 : VỆ SINH BUỒNG MÁY
1.

Sự cần thiết của việc vệ sinh

59
59

1.1. Sự cần thiết phải vệ sinh buồng máy

59

1.2. Bố trí chung buồng máy

61

2.

Vệ sinh bộ ngưng của máy lạnh


62

3.

Vệ sinh bơm nước

63

4.

Vệ sinh két dầu

64

5.

Vệ sinh buồng máy

65

HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN

67

DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG

76

DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƯƠNG TRÌNH


76


5
MÔ ĐUN BẢO DƯỠNG, VỆ SINH CÔNG NGHIỆP
Mã mô đun: MĐ07
Giới thiệu mô đun:
- Mô đun này nhằm cung cấp cho học viên một số kiến thức về cách bảo
dưỡng động cơ . Tầm quan trọng và ảnh hưởng của việc bảo dưỡng đến
hiệu suất làm việc của cả hệ thống. Ngoài ra mô đun còn cung cấp cho
học viên kiến thức xây dựng kế hoạch và lịch trình bảo dưỡng các thiết
bị chính của động cơ.
- Mô đun cũng cung cấp các kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc bảo
dưỡng, vệ sinh các thiết bị.
- Trong quá trình học, các học viên sẽ được trang bị thêm các kiến thức và
rèn luyện ý thức an toàn lao động, ý thức bảo vệ môi trường.
- Trong mô đun, phần lý thuyết được trình bày sơ lược và minh họa hình
ảnh, chủ yếu nhằm nâng cao khả năng thực hành của các học viên trên
máy.
- Phần đánh giá kết quả dựa vào kết quả đạt được khi thực hiện các bài
thực hành.


6
Bài 1: VỆ SINH BẦU LỌC
Mục tiêu:
- Biết được tác dụng lọc của các bầu lọc. Ảnh hưởng của nó đến quá trình
làm việc của máy.
- Nhận biết được các loại lõi lọc.
- Lập được lịch bảo dưỡng và vệ sinh lọc dầu, lọc nhớt

- Thực hiện được công việc vệ sinh bầu lọc
- Thực hiện được công việc thay thế lõi lọc mới.
- Có ý thức vệ sinh và bảo vệ môi trường.
A. Nội dung:
1. Tầm quan trọng của bầu lọc đến hoạt động ổn định của máy
- Lọc nhiên liệu lọc bỏ được cặn bẩn và nước có trong nhiên liệu, đảm bảo
chỉ có nhiên liệu sạch đi vào động cơ.
- Điều gì xảy ra nếu lọc nhiên liệu hỏng?
+ Nếu lọc nhiên liệu đã bị tắc mà chưa được thay thế thì động cơ sẽ mất khả
năng lọc nhiên liệu, dẫn đến hư hỏng động cơ.
+ Dấu hiệu dễ nhận biết khi lọc nhiên liệu bị tắc là công suất động cơ giảm,
động cơ dễ chết máy khi tăng công suất.
1.1. Lọc nhiên liệu thô (Lọc tách nước) (hình 1.1)

Hình 1.1. Lọc nhiên liệu thô


7
- Lọc dầu thô nằm liền sau két dầu, thường nằm trên thân tàu, nhiệm vụ
chính của nó:
+ Lọc các tạp chất nặng ra khỏi nhiên liệu
+ Tách nước ra khỏi hệ thống
- Khi hệ thống nhiên liệu bị lẫn nước sẽ :
+ Kẹt, bó ty bơm trong bộ bơm cap áp (heo dầu) và nếu bị nước nhiều
hoặc thời gian lâu sẽ bị rổ ty bơm.
+ Van giảm áp trong bơm cao áp bị rổ mặt, không giữ được áp lực dầu
trong đường ống dẫn đến quá trình phun sớm trong động cơ mất tác dụng
+ Kim phun (béc) phun không tốt, kẹt kim phun (kẹt béc hoặc béc đái).
- Chính vì vậy nó có ảnh hưởng lớn đến độ bền và hiệu suất làm việc của
máy.

- Xem thêm phần : “Xử lý, khắc phục sự cố hệ thống nhiên liệu” trong
giáo trình mô đun : “ Xử lý, khắc phục sự cố máy chính” để biết thêm
các biểu hiện của máy khi hệ thống nhiên liệu bị lẫn nước.
1.2. Lọc nhiên liệu tinh (hình 1.2)

Hình 1.2. Lọc nhiên liệu tinh


8
Một động cơ bình thường hút khoảng 10.000 lít không khí để đốt 1 lít nhiên
liệu lỏng , với động cơ khoảng 300CV trong một giờ hoạt động có thể tiêu tốn
một lượng nhiên liệu là 120 lít nhiêu liệu và khi đó nó cần khoảng 1.2 triệu lít
không khí. Do đó lọc nhiên liệu được xem là lá phổi của động cơ
- Lọc nhiên liệu tinh là phần tử rất quan trong trong hệ thống nhiên liệu.
Nhiệm vụ chính của nó là ngăn chặn toàn bộ các tạp chất rắn vào bên
trong bơm cao áp (heo dầu).
- Khi lọc dầu tinh bị ngẹt sẽ làm giảm lượng nhiên liệu vào bơm cao áp
(heo dầu), làm cho công suất máy giảm, không tăng tải được.
- Khi lọc dầu tinh bị hư, mất khả năng lọc, lúc đó các cặn bẩn sẽ đi vào
bơm cao áp (heo dầu) làm hư ty bơm, van một chiều (lupbê) và làm hư
kim phum (béc)
Chính vì vậy việc bảo dưỡng, vệ sinh lọc dầu đúng định kỳ có ảnh hưởng
lớn đến công suất và độ bền của máy.
Lọc nhiên liệu được thiết kế dạng tổ ong, cho phép giữ được hình dáng
và kéo dài tuổi thọ của lọc nhiên liệu.
1.3. Lọc dầu bôi trơn (nhớt) máy (hình 1.3)
- Để phân biệt với dầu chạy máy (DO) và dầu bôi trơn, thực tế thường gọi
dầu bôi trơn là nhớt máy.
- Vì vậy, từ đây dầu bôi trơn được viết là nhớt máy.


Hình 1.3 - Vị trí lọc nhớt máy


9
- Tương tự như lọc dầu tinh, lọc nhớt là phần tử rất quan trọng trọng hệ
thống bôi trơn máy. Nó có tác dụng lọc tất cả các cặn bẩn trong quá trình
hoạt động của máy thải ra.
- Do lọc nhớt được thiết kế để loại bỏ các tạp chất nhằm duy trì độ sạch
của nhớt động cơ, nên sau một thời gian sử dụng, lọc nhớt bị tắt. Và khi
điều này xảy ra, một lượng nhớt động cơ sẽ đi vòng không qua lọc do tiết
diện lưu thông giảm. Nói một cách khác, nhớt bẩn sẽ đi vào hệ thống bôi
trơn động cơ, gây ra hiện tượng qua nhiệt hoặc thậm chí gây hư họng
nghiêm trọng cho động cơ.
- Sử dụng lọc nhớt bẩn sẽ làm các chất cặn bẩn, bụi than, tạp chất kim loại
không được lọc sạch làm các chi tiết bên trong động cơ mài mòn liên tục
là nguyên nhân làm giảm tuổi thọ hoạt động của động cơ, tiêu hao nhiều
nhiên liệu, động cơ thải ra khói đen, đôi khi gây hư hỏng nặng cần phải
sửa chữa toàn bộ động cơ.
- Khi lọc nhớt bị bẩn sẽ làm giảm áp lực nhớt lên bôi trơn các bộ phận
chuyển động trong máy như: cam, cò, supap, bạc trục chính (ba dê), bạc
tay biên (miễng dên), làm cho các bộ phận này bị hao mòn nhanh chóng
và làm giảm tuổi thọ máy, tăng khả năng hư hỏng của động cơ.
- Khi lọc nhớt bị hư do bộ phận lọc bên trong lâu ngày bị phân hủy, sẽ làm
cho cặn bẩn đi vào các ống dẫn bên trong và làm ngẹt các đường ống dẫn
nhớt, nhớt không thể bôi trơn cho các bộ phận chuyển động dẫn đến các
bộ phận này bị quá nhiệt, bó kẹt và hư hỏng. (Xem thêm phần : Xử lý,
khắc phục sự cố mất áp lực nhớt trong giáo trình mô đun : “Xử lý, khắc
phục sự cố máy chính” để biết thêm các hiện tượng và ảnh hưởng của
việc mất áp lực nhớt bôi trơn)
2. Lập lịch bảo dưỡng lọc.

- Đối với lọc dầu thô: phải xả cặn hằng ngày, vệ sinh lọc sau mỗi 50 giờ
chạy máy (hoặc hàng tuần) và thay mới sau mỗi 500 giờ chạy máy.
- Đối với lọc dầu tinh: phải vệ sinh sau 50 giờ chạy máy và phải thay mới
sau 500 giờ chạy máy.
- Đồi với lọc nhớt: phải thay mới sau 500 giờ chạy máy.
Thời gian bảo dưỡng , thay thế trên là được dùng cho các phụ tùng chính
hãng, với phụ tùng không phải chính hãng, tùy theo chất lượng mà thời gian sẽ
thay đổi theo cho phù hợp, tránh để lọc quá bẩn hoặc bị hư.
Đối với mỗi loại động cơ khác nhau nhà cung cấp sẽ có các tài liệu hướng
dẫn chi tiết thời gian thay lọc cụ thể (xem thêm giáo trình Mô đun 01 để biết
thêm)


10

Bảng 1.1. Mẫu lịch bảo dưỡng thường dùng trên tàu

LỊCH BẢO DƯỠNG MÁY
Model : ……………...
Hiệu : …………… Công suất : …….CV
Hạng mục

Hằng
ngày

50
giờ

250
giờ


500
giờ

1000 1500
giờ
giờ

9

HỆ
Két nhiên liệu
THỐNG Lọc thô
NHIÊN
LIỆU Lọc tinh

9

HỆ
Áp lực nhớt
THỐNG Lượng nhớt cacte
BÔI
TRƠN Lọc nhớt

9
`

Chú thích : … Thay mới 9 Kiểm tra, vệ sinh, châm thêm
đầu


…

…

…

…

…

…

…

…

…

` : Thay cho lần

3. Vệ sinh bầu lọc
3.1. Vệ sinh lọc dầu thô
- Chuẩn bị dụng cụ :
+ Bộ cờ lê (khóa)
+ Bộ tuôt nơ vít
+ Giẻ lau
+ Khay đựng dầu
+ Vòi hơi
+ Súng hơi
Bước 1 : Khóa van dầu từ két đến bầu lọc

Bước 2 : Dùng khay sạch hứng phía dưới lọc dầu thô
Bước 3 : Tháo ốc xả cặn để xả hết dầu bên trong lọc
Bước 4 : Tháo ống dầu nối vào và ra khỏi lọc
Bước 5 : Mở Bulông phía dưới lọc để lấy vỏ dưới và lõi lọc ra ngoài
Bước 6 : Lấy lõi lọc ra ngoài
Bước 7 : Vệ sinh lõi lọc trong khay dầu sạch nhiều lần


11
Bước 8 : Dùng hơi thổi lõi lọc từ trong ra

Hình 1.4 – Các thành phần của lọc dầu thô

Hình 1.5 – Vệ sinh lõi lọc dầu thô


12
Bước 9 : Vệ sinh vỏ bầu lọc
Bước 10 : Lắp lõi lọc vào trong vỏ
Bước 11 : Gắn lại lọc
Bước 12 : Gắn lại ống dầu vào ra lọc
Bước 13 : Xiết chặn ốc xả cặn
Bước 14 : Mở van dầu
Bước 15 : Xả gió bầu lọc (xả e)
Bước 16 : Dọn dẹp và vệ sinh khu vực sửa chữa
3.2. Vệ sinh lọc dầu tinh
- Chuẩn bị dụng cụ :
+ Bộ cờ lê (khóa)
+ Bộ tuôt nơ vít
+ Giẻ lau

+ Khay đựng dầu
+ Vòi hơi + súng hơi

Hình 1.6 – Các phần tử bên trong lọc dầu tinh


13
Bước 1 : Khóa van dầu từ két đến bầu lọc
Bước 2 : Dùng khay sạch hứng phía dưới lọc dầu thô
Bước 3 : Tháo ống dầu nối vào và ra khỏi lọc
Bước 4 : Mở Bulông phía dưới lọc để lấy vỏ dưới và lõi lọc ra ngoài
Bước 5 : Lấy lõi lọc ra ngoài
Bước 6 : Vệ sinh lõi lọc trong khay dầu sạch nhiều lần

Hình 1.7 – Vệ sinh lõi lọc bằng dầu sạch và bằng chải

Hình 1.8 – Vệ sinh bên trong lõi lọc dầu tinh bằng hơi


14
Bước 7 : Dùng hơi thổi lõi lọc từ trong ra
Bước 8 : Vệ sinh vỏ bầu lọc
Bước 9 : Lắp lõi lọc vào trong vỏ
Bước 10 : Gắn lại lọc
Bước 11 : Gắn lại ống dầu vào ra lọc
Bước 12 : Mở van dầu
Bước 13 : Xả gió bầu lọc (xả e)
Bước 14 : Dọn dẹp và vệ sinh khu vực sửa chữa
4. Thay thế lọc
4.1. Thay thế lõi lọc dầu thô

- Khi đến định kỳ theo lịch bảo dưỡng, thay thế lọc, hoặc khi nhận thấy
lọc dầu thô bị bẩn quá không thể sử dụng được nữa. Tiến hành thay lọc
dầu thô. Trình tự chuẩn bị và các bước tiến hành tương tự như quá trình
vệ sinh lọc dầu thô (mục 3.1 bài này)
4.2. Thay thế lõi lọc dầu tinh
- Dựa theo lịch bảo dưỡng đền kỳ ta phải thay thế lọc dầu tinh, hoặc khi
nhận thấy lọc dầu tinh bị bẩn quá không thể sử dụng được nữa. Tiến
hành thay lọc dầu tinh. Trình tự chuẩn bị và các bước tiến hành tương tự
như quá trình vệ sinh lọc dầu tinh (mục 3.2 bài này)

Hình 1.9 – Lọc dầu thô

Hình 1.10 – Lọc dầu tinh


15
Khi thay thế lọc dầu nên thay bằng lọc chính hãng
+ Lọc nhiên liệu chính hiệu được cấu tạo bằng sợi Polyeste và sợi thủy
tinh kết hợp với vật liệu lọc bằng giấy tiêu chuẩn, cho phép giữ lại cặn bẩn nhỏ
mà vẫn không làm tắc dòng nhiên liệu đi vào động cơ.
+ Bề mặt bên trong và ngoài lọc nhiên liệu chính hiệu được xử lý lớp
chống gỉ giúp cho lọc có độ bền và tuổi thọ cao.
+ Lọc nhiên liệu chính hiệu được thiết kế đặc biệt để lắp vào các động cơ
của chính hãng, đảm bảo lượng nhiên liệu đi vào động cơ chính xác và tối ưu
tính năng hoạt động của động cơ.
4.3. Thay thế lọc nhớt
- Lọc nhớt là phần tử lọc khác biệt hơn hai loại lọc dầu trên, nó không có
lịch vệ sinh định kỳ, mà thay vào đó nó phải được thay mới theo lịch đã
lập.
- Khi thay thế lọc nhớt mới nên dùng hàng của chính hãng vì :

+ Diện tích giấy lọc thích hợp với công suất của động cơ trong mọi điều
kiện hoạt động.
+ Sử dụng loại giấy lọc 2 lớp đạt tiêu chuẩn, có tuổi thọ lâu và lọc được
cặn bả rất nhỏ mà không gây tình trạng nghẹt dầu.
+ Nguyên liệu cao su chịu nhiệt, không dính, không bị biến dạng đảm
bảo không có sự rò rỉ nhớt khi sử dụng.
Các bước thay thế lọc như sau :
- Chuẩn bị dụng cụ :
+ Dụng cụ tháo lọc chuyên dụng (hình 1.9)
+ Khay đựng nhớt máy
+ Giẻ lau

Hình 1.9. Dụng cụ tháo lọc nhớt


16
Bước 1 : Đặt khay sạch phía dưới bộ lọc nhớt, tránh nhớt chảy ra ngoài
buồng máy
Bước 2 : Dùng dụng cụ mở lọc chuyên dùng mở lọc (hình 1.10)
Bước 3 : Vệ sinh sơ bộ phần đế lọc, miệng ống nhớt (bằng giẻ tẩm xà
phòng)
Bước 4 : Lắp lọc nhớt mới vào (Đối với một số máy có thể có hai lọc
nhớt, khi đó phải thay cả hai lọc)
Bước 5 : Vệ sinh sạch sẽ khu vực làm việc, dọn dẹp dụng cụ
Bước 6 : Đổ nhớt chảy vào thùng gom nhớt (thùng dựng nhớt bẩn, nhớt
đã qua sử dụng) để đem vào bờ xử lý. Tuyệt đối không được
đổ nhớt ra ngoài môi trường.

Hình 1.10. Mở bộ lọc



17

Hình 1.11 – Thay lọc nhớt mới
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
Bài tập 1: Học viên hãy trình bày cấu tạo và chức năng của từng loại lọc
Bài tập 2: Học viên hãy thực hiện công việc vệ sinh lọc
C. Ghi nhớ:
- Thực hiện đúng lịch bảo dưỡng, thay mới các bộ lọc.
- Nên sử dụng các phụ tùng chính hãng để thay thế, không nên sử dụng
phụ tùng nhái vì chất lượng thấp ảnh mau hỏng hưởng đến tính năng
máy.
- Trong quá trình vệ sinh lọc dầu, lọc nhớt tuyệt đối không được đổ dầu
hoặc nhớt bẩn ra ngoài môi trường.
- Giẻ lau phải được thu gom về một chổ để xử lý theo quy trình xử lý rác
công nghiệp độc hại.


18
Bài 2 : VỆ SINH CACTE VÀ THAY NHỚT MÁY
Mục tiêu:
- Biết được ảnh hưởng chất lượng dầu bôi trơn đến độ bền của máy.
- Nhận biết được chất lượng nhớt máy, thời gian cần thay thế.
- Kiểm tra đượng lượng và chất lượng nhớt máy.
- Lập được lịch vệ sinh, thay mớt dầu bôi trơn máy
- Thực hiện được công việc vệ sinh, thay nhớt máy
- Có ý thức vệ sinh và bảo vệ môi trường.
A. Nội dung:
1. Đặc tính của dầu nhớt
1.1. Thời gian hoạt động tốt của nhớt máy

Nhớt (dầu bôi trơn) dùng trong động cơ có tác dụng chính như sau:
- Làm giảm sự ma sát của các chi tiết chuyển động như : Xilanh- séc măng
(bạc), cốt máy – bạc cốt máy (ba dê), cổ biên cốt máy – bạc biên (miểng
dên), cốt cam, cò, supap, bạc trục Dynamo, bạc trục Turbo tăng áp, …
- Làm mát các chi tiết bên trong máy
- Chống ăn mòn hóa học các chi tiết, do trong dầu đốt (D.O) có chứa các
tạp chất như Lưu huỳnh, … Trong quá trình cháy nó sinh ra các chất có
tính axit và các chất này ăn mòn chi tiết bên trong động cơ.
- Tính chất đặc trưng của dầu nhớt là độ nhớt (Viscosity) sẽ giảm khi nhiệt
độ tăng. Khi động cơ làm việc, nhiệt độ dầu nhớt trong các-te có thể lên
80-100 độ C, còn nhiệt độ màng nhớt trong xilanh khoảng 200 độ C, vì
vậy nếu dầu bị loãng sẽ không bảo đảm được hoàn hảo các chức năng
nói trên. Do đó, đối với dầu nhớt dùng cho động cơ, yêu cầu quan trọng
nhất là độ nhớt không được thay đổi quá nhiều theo nhiệt độ, được đặc
trưng bằng chỉ số nhớt (Viscosity Index). Đối với dầu nhớt dùng bôi trơn
cho các máy móc công nghiệp không đòi hỏi tính chất này.
- Dầu nhớt cho động cơ được phân thành nhiều cấp và có nhiều cách phân
cấp khác nhau. Vào năm 1983, Hiệp hội Kỹ sư ôtô và Viện Dầu mỏ Mỹ
đã cùng xây dựng chung hệ thống phân loại mới, dựa theo độ nhớt, chỉ
số và tính năng làm việc của động cơ chia dầu nhớt động cơ thành 13 cấp
như sau: cho động cơ xăng gồm SA, SB, SC, SD, SE, SF, SG và cho
động cơ diezel gồm CA, CB, CC, CD, CD-II, CE. Mỗi cấp dầu nhớt với
những tính chất quy định thích hợp cho từng đời sản xuất động cơ, chẳng
hạn đối với động cơ chạy dầu diesel, dầu nhớt cấp CA, CB, CC, CD


19
dùng cho các động cơ đời trước 1970; cấp CE dùng cho động cơ đời
1970-1980; cấp CF dùng cho động cơ đời 1980-1990; cấp CG dùng cho
động cơ đời 1990 về sau. Động cơ đời cũ có thể dùng dầu nhớt cấp cao

dành cho động cơ đời mới, nhưng động cơ đời mới không nên dùng dầu
nhớt cấp thấp hơn quy định.

120

100

80

60

40

20

0
0

50

100

150

200

250

300


350

400

450

500

550

600

Hình 2.1. Đồ thị biểu diễn chất lượng nhớt máy theo thời gian
- Như vậy sau một thời gian hoạt động dưới áp lực lớn, nhiệt độ rất cao,
chất lượng nhớt sẽ giảm dần. các chất cặn bên trong nhớt ngày càng
nhiều hơn. Do vậy cần phải vệ sinh cacte và thay nhớt mới.
- Thời gian hoạt động tốt của nhớt máy tùy thuộc vào chất lượng nhớt
được sử dụng, tình trạng hoạt động của động cơ như nhiệt độ chung của
máy, độ kín của buồng đốt, chất lượng của hổn hợp cháy, …
- Với các động cơ đang có trên thị trường hiện nay, loại nhớt mà các hãng
khuyên sử dụng là loại nhớt đơn cấp SAE 40, hoặc đa cấp SAE 15W50,
có độ nhớt đạt cấp API CF trở lên.
1.2. Nhận biết chất lượng nhớt
Nhận biết chất lượng nhớt máy, thông qua màu sắt của nhớt, độ đặc của nhớt,
độ nhớt.
- Máu sắc: Khi nhớt mới nhớt có màu nâu đỏ hoặc trong, nhớt hoạt động
càng lâu thì có màu càng đen. Khi nhớt bị lẫn nước thì có màu cà phê
sữa, kiểm tra bằng cách quan sát bằng mắt.
- Độ đặc của nhớt: khi nhớt còn tốt thì có độ đăc vừa phải. Khi chất lượng
nhớt giảm , độ đặt của nhớt giảm. Kiểm tra bằng cách dùng que nhúng



20
vào nhớt lấy ra và để một thời gian, quan sát xem nhớt có tụ lại thành
giọt và rớt xuống nhanh hay chậm.
- Độ nhớt: Khi nhớt tốt độ nhớt rất cao, khi chất lượng nhớt giảm, độ nhớt
của nhớt thấp. Kiểm tra bằng cách dùng ngón tay nhúng vào nhớt và xoa
nhẹ, cảm giác xem độ nhớt của nó.
2. Lập lịch vệ sinh và thay mới nhớt.
- Thông thường với các động cơ hiện nay trên thị trường, loại nhớt nên
dùng là loại đơn cấp SAE 40 hay đa cấp SAE 15W50, có độ nhớt API Cf
trở lên. Thời gian để thay nhớt mới được khuyên là khoảng 500 giờ chạy
máy.
- Tuy nhiên trong lần chạy máy đầu tiên khi mua mới hoặc sau khi đại tu
máy thì phải thay nhớt sau 50 giờ chạy máy đầu tiên, sau đó theo định
kỳ.
- Tùy theo mỗi loại máy, nhà sản xuất sẽ đưa ra hướng dẫn sử dụng cụ thể.
Bảng 2.1. Lịch bảo trì thay nhớt máy công suất từ 105 CV đến 460 CV
LỊCH BẢO DƯỠNG MÁY
Model : ……………...
Hiệu : …………… Công suất : …….CV
Hạng mục

Hằng
ngày

HỆ
Két nhiên liệu
THỐNG Lọc thô
NHIÊN

LIỆU Lọc tinh

9

HỆ
Áp lực nhớt
THỐNG Lượng nhớt cacte
BÔI
TRƠN Lọc nhớt

9

50
giờ

250
giờ

9

1000 1500
giờ
giờ

…

…

…


…

…

…

`

…

…

…

`

…

…

…

9
9

500
giờ

Chú thích : … Thay mới 9 Kiểm tra, vệ sinh, châm thêm
đầu


` : Thay cho lần

Nguồn: Tài liệu hướng dẫn sửa dụng máy tàu cá Hiệu YAMAR có công suất từ 105
CV đến 460 CV.


21

3. Vệ sinh và thay nhớt máy
3.1. Kiểm tra nhớt máy
Vì nhớt máy có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động ổn định của máy,
nên việc kiểm tra nhớt máy phải được thực hiện hằng ngày và trước khi vận
hành máy.
- Chuẩn bị dụng cụ : giẻ lau sạch
Bước 1 : Rút que thăm nhớt (hình 2.2)

Hình 2.2. Kiểm tra nhớt máy
Bước 2 : Quan sát mức nhớt trên que . Mức nhớt phải nằm ở trong khoản
vạch min – max. nếu thiếu nhớt phải tiến hành châm thêm nhớt
mới.
Bước 3 : Quan sát màu sắc của nhớt, nếu nhớt có màu cà phê sữa phải lập
tức vệ sinh cacte và thay nhớt mới. Đây là dấu hiệu nhớt máy đã
bị lẫn nước , hiện tượng này rất nguy hiểm nếu không phát hiện
kịp thời nó làm mất tác dụng của nhớt máy, nếu tiếp tục để máy
vận hành sẽ dẫn đến tình trạng quá nhiệt các bộ phận chuyển
động như : piston-bạc, cốt cam, cò, bạc biên (miễng dên), bạc
cốt (ba dê), … và làm hư các bộ phận đó của máy (Quy trình
thay và vệ sinh cac te xem ở mục sau)
Bước 4 : Dùng tay xoa nhẹ vào que nhớt để kiểm tra độ nhờn của nhớt,

nếu cảm thấy độ nhờn thấp, phải tiến hành thay nhớt mới.
Bước 5 : Lau sạch nhớt trên que thăm


22
Bước 6 : Đưa (đút) que thăm nhớt vào lại
Bước 7 : Rút que thăm nhớt ra
Bước 8 : Kiểm tra lại mức nhớt lại một lần nữa. Khi xác định lượng nhớt
vẫn đủ thì đút que thăm lại vào máy.

Hình 2.3. Vị trí châm nhớt máy
2.2. Vệ sinh cacte và thay nhớt máy
Trong quá trình kiểm tra nhớt máy hoặc thay bầu lọc nhớt, nếu nhận thấy
nhớt máy quá bẩn ta phải tiến hành thay nhớt máy và vệ sinh cacte máy.
- Chuẩn bị dụng cụ :
+ Bơm nhớt bằng tay hoặc bằng máy.
+ Thùng chứa nhớt củ
+ Giẻ lau
+ Dầu làm sạch máy
Bước 1 : Khởi động động cơ theo trình tự
Bước 2 : Cho động cơ chạy vài phút cho ấm động cơ
Bước 3 : Dừng máy theo trình tự
Bước 4 : Mở nắp châm nhớt (hình 2.3)
Bước 5 : Dùng bơm hút hết nhớt ra ngoài (hình 2.4). Trong trường hợp
không có bơm nhớt có thể dùng thùng không hứng phía dưới


×