Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Chiến lược kinh doanh trong nền kinh tế toàn cầu của công ty general motors

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.86 KB, 21 trang )

Bài tập nhóm
I.

Chiến Lược Kinh Doanh trong nền Kinh tế toàn cầu của Công ty General Motors
Giới thiệu chung về General Motors
Lịch sử hình thành và phát triển .
Những năm 1900
Với kinh nghiệm dày dạn trong việc sản xuất xe ngựa kéo, William "Billy" Durant
sáng lập ra thương hiệu General Motors (GM) vào năm 1908 tại thành phố Flint,
bang Michigan (Mỹ). Ngay từ những ngày đầu, Durant muốn tập hợp các nhà sản
xuất xe hơi riêng lẻ về một mối, thay vì cạnh tranh với nhau trên thị trường. Trong
đó, mỗi thành viên sẽ đảm nhiệm những khâu nhất định. Với ý tưởng này, Durant
tăng quy mô GM lên gấp đôi vào năm 1908 bằng cách mua lại Công ty Oldsmobile.
Sau đó, ông tiếp tục mua Cadillac, Cartercar, Elmore, Ewing và Oakland vào năm
1909, rồi Welch và Rainier vào những năm 1910.
Những năm 1910
Do quá mải mê đi thu mua các công ty khác, GM gánh khoản nợ khổng lồ 1 triệu
USD. Năm 1910, Durant bị một nhóm các ngân hàng "truất ngôi". Nhưng không hề
nản chí, ông đứng ra đồng sáng lập thương hiệu Chevrolet và dần mua lại từng cổ
phần trong GM. Đến năm 1916, ông thừa đủ quyền lực để quay lại làm Chủ tịch
General Motors.
Những năm 1920
General Motors bắt đầu kế hoạch bành trướng ra quốc tế, bắt đầu bằng nhà máy tại
Copenhagen (Đan Mạch) năm 1923. Hai năm sau đó, GM thâu tóm Vauxhall
Motors và mua lượng cổ phần lớn tại nhà máy ôtô Opel vào 1929. Đến tận ngày
nay, Vauxhall và Opel vẫn là hai con bài "đinh" của GM tại thị trường châu Âu.
Cũng trong thời kỳ này, GM xây dựng nhà máy tại Argentina, Pháp và Trung Quốc.

Những năm 1930
Yếu tố chính trị bắt đầu dính dáng đến GM vào năm 1936, khi tổ chức Công đoàn
ngành ôtô Mỹ (UAW) kêu gọi công nhân của GM tại Flint xuống đường biểu tình.


Cuộc đình công kéo dài đến tận tháng 2/1937 mới kết thúc khi GM nhượng bộ và
đồng ý gia nhập UAW.
Những năm 1940
1

1


Trong thời kỳ chiến tranh thế giới, GM chuyển đổi một số dây chuyền sang sản xuất
máy bay, xe tăng và xe tải phục vụ quân đồng minh. Nhà máy của GM tại Vauxhall
(Anh) được dùng để chế tạo xe tăng cho Thủ tướng Anh Churchill. Nhà máy tại
Detroit được Tổng thống Mỹ lúc đó, Franklin D Roosevelt, ca ngợi là "kho vũ khí
của nền dân chủ". Tuy nhiên, tình tiết khiến lịch sử lưu tâm là đứa con người Đức
của GM, Opel, lại được trưng dụng để sản xuất thiết bị chiến tranh cho phía Đức.
Do đó, nhiều người tự hỏi GM có còn quyền quyết định đối với Opel kể từ năm
1939.
Những năm 1950
Sau một thập kỷ tiến bộ kỹ thuật, GM đã có nhiều bước phát triển đáng kể. Năm
1953, hãng ra mắt xe thể thao đầu tiên, Chevrolet Corvette với giá 3.498 USD. Năm
tiếp sau đó đánh dấu chiếc xe hơi thứ 50 triệu của hãng.
Những năm 1960
Đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các nhà sản xuất nhỏ châu Âu, GM
cố gắng đáp trả bằng việc tung mẫu xe Chevrolet Corvair năm 1960. Tuy nhiên, dư
luận lo ngại về độ an toàn của chiếc xe mới. Đặc biệt sau khi luật sư Ralph Nader,
được mệnh danh là nhà đấu tranh cho quyền lợi người tiêu dùng, xuất bản cuốn
sách "Unsafe at Any Speed", Mỹ đã mở một cuộc điều tra quy mô về chất lượng của
chiếc xe. Tình hình căng thẳng đến mức năm 1969, GM phải điều trần trước Quốc
hội. Hậu quả là trong năm đó, số phận của chiếc Chevrolet Corvair đi đến hồi kết.
Những năm 1970
Ngành công nghiệp ôtô bị rối loạn, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng năng lượng

năm 1973. Giá xăng vùn vụt tăng cao sau khi Tổ chức Các nước Xuất khẩu dầu mỏ
(OPEC) áp dụng lệnh cấm vận dầu thô với Mỹ. Tình hình mới buộc GM và các nhà
sản xuất khác lao vào chế tạo những chiếc xe nhỏ tết kiệm nhiên liệu.
Những năm 1980
Lần đầu tiên kể từ khi thành lập, GM gặp thua lỗ do bị cạnh tranh gay gắt và lãnh
đạo yếu kém. Để xoay chuyển tình thế, GM đã gửi kỹ sư và nhà quản lý của họ sang
Nhật Bản để học hỏi cách làm kinh doanh mới. Tuy nhiên, điều tiên quyết GM cần
thay đổi là cung cách sản xuất thì họ không làm được. Giá trị cổ phiếu của GM bắt
đầu lao dốc. CEO lúc đó là Roger B. Smith thất bại trong việc cải tổ bộ máy sản
xuất. Gần đây, ông này được CNBC xếp vào danh sách 13 CEO Mỹ tệ nhất mọi
thời đại.
2

2


Những năm 1990
GM suýt rơi xuống vực phá sản vào năm 1991 khi doanh thu sụt giảm gây thua lỗ
tới 4,45 tỷ USD. Trong nỗ lực tuyệt vọng để cứu GM, Chủ tịch mới Robert
Stempel, người thay thế Roger Smith, quyết định đóng cửa tới 21 nhà máy và sa
thải 24.000 nhân công. Tuy nhiên, phải đến đời Chủ tịch sau đó là Jack Smith, số
phận GM mới được cứu vớt. Thay vì đóng cửa và sa thải, vị Chủ tịch mới áp dụng
một loạt chính sách cắt giảm chi phí, thay đổi bộ máy lãnh đạo. Tuy nhiên, những
quyết định của ông gây ra một cuộc biểu tình kéo dài 7 tuần tại nhà máy thành phố
Flint.
Giai đoạn 2000-2008
Rick Wagoner trở thành CEO của GM vào năm 2000. Ông quyết tâm cải tổ GM
bằng một loạt hành động cắt giảm mạnh tay. Tuy nhiên, chúng không ngăn được
việc GM bị thua lỗ tới 8,6 tỷ USD trong năm 2005 và mất danh hiệu nhà sản xuất
xe hơi hàng đầu thế giới vào tay Toyota năm 2007. Cũng trong năm 2007, thua lỗ

của GM lên tới 38,7 tỷ USD. Cơn sốt giá dầu vào giữa năm 2008, và ngay sau đó là
đà suy giảm kinh tế là hai đòn mạnh liên tiếp giáng xuống GM cũng như các nhà
sản xuất ôtô khác.
Tính đến tháng 10/2008, GM cùng hai đối thủ Chrysler và Ford đều bị cuốn vào
cuộc chiến khốc liệt để duy trì sự tồn tại. Cổ phiếu của 3 hãng không ngừng lao dốc
trên sàn phố Wall. Các nhà đầu tư không còn tin vào khả năng phục hồi của ba
người khổng lồ ngành xe hơi Mỹ. Chính quyền Bush từ chối chi 10 tỷ USD tiền cứu
trợ mặc dù GM đã tuyên bố họ có thể bị phá sản nếu không được chi viện.
Sau khi thắng cử, Tổng thống Barack Obama bắt đầu nỗ lực cứu ba nhà sản xuất xe
hơi. Tuy nhiên, nguồn viện trợ 17 tỷ USD của chính quyền đi kèm với một loạt yêu
cầu cải tổ khác, mà lúc này đã trở nên khó khả thi.
Năm 2009
2009 là năm chứng kiến doanh số bán ra của GM xuống mức thấp nhất trong vòng
26 năm. Tại Đức, các lãnh đạo công đoàn gây áp lực buộc GM châu Âu phải tách ra
khỏi công ty mẹ trước khi nó sụp đổ. Khó khăn ngày càng chồng chất trên vai GM.
Cuối tháng 3, trong nỗ lực cao nhất để cứu vớt GM, Tổng thống Mỹ Obama đã sa
thải Chủ tịch Wagoner, tuy nhiên cũng cảnh báo rằng GM và Chrysler vẫn có thể bị
phá sản.

3

3


Đến tháng 4, một hãng ôtô từ Italy thổ lộ tham vọng thâu tóm hai đứa con châu Âu
của GM là Opel và Vauxhall, đồng thời muốn mua một lượng cổ phần lớn trong đối
thủ của GM là Chrysler.
Đối diện với hạn chót 1/6, GM dành toàn bộ thời gian của tháng 5 để cắt giảm hàng
loạt đại lý. Cổ phiếu của GM xuống mức thấp nhất kể từ thời đại suy thoái những
năm 1930.

Sứ mệnh
General Motors là tập đoàn đa quốc gia đã tham gia vào các tổ chức chuyên trách
xã hội,rộng khắp thế giới. Công ty tận tâm cung cấp những sản phẩm và dịch vụ với
chất lượngcao để những khách hàng của chúng tôi sẽ nhận được những giá
trị tốt nhất. Trong khiđó những nhân viên và những đối tác kinh doanh của
chúng tôi sẽ chia sẻ những thànhcông của chúng tôi và những cổ đông sẽ
nhận được một khoản lợi cổ tức tốt nhất được duy trì liên tục cho việc đầu tư
của họ
Tầm nhìn
Hơn 100 năm qua, GM đã lãnh đạo ngành công nghiệp ô tô toàn cầu. Và
100 năm tớisẽ không có gì khác biệt. GM sẽ tận tâm đi đầu trong những ngành
công
nghiệp
sản
xuấtđộng

sử
dụng
chất
đốt
khác.”
“ T ầ m n h ìn c ủa G M l à n gư ờ i đ i đ ầ u t h ế g i ớ i t r o n g v i ệ c s ả n x u ấ t
n hữ n g p hư ơ n g t i ện chuyên chở và những dịch vụ liên quan khác. Chúng tôi
mang đến những cảm giác thíchthú cho khách hàng qua việc cải tiến công
nghệ liên tục được thực hiện bởi tinh thần chính trực, làm việc nhóm và sự
cách tân của những con người GM.”
II.
1.

Chiến lược cạnh tranh trên thị trường Việt Nam

Giới thiệu về GM Việt Nam
GM là một trong những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu tiên tại Việt
Nam, Công ty TNHH Ô tô GM Việt Nam (gọi tắt là GM Việt Nam) được thành lập
vào ngày 14/12/1993 chuyên hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, lắp ráp và kinh
doanh ô tô, phụ tùng các loại mang nhãn hiệu Daewoo và Chevrolet. GM Vietnam
là doanh nghiệp giữa Daewoo Motor và Xí Nghiệp Liên Hiệp Cơ Khí 7983 (của Bộ
Quốc Phòng). Công ty được thành lập ngày 14 tháng 12 năm 1993, theo giấy phép
đầu tư số 744/GP cấp ngày 14 tháng 12 năm1993. GM Vietnam đã mua lại phần

4

4


vốn của đối tác Việt Nam trong liên doanh và trở thành công ty ô tô đầu tiên 100%
vốn nước ngoài tại Việt Nam kể từ tháng 4 năm 2000.
GM Vietnam có trụ sở chính tại Km12, Quốc lộ 1, Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội với
nhà máy lắp ráp rộng 48.044 mét vuông và khu văn phòng rộng 26.532 mét vuông.
Nhà máy của GM Vietnam có công suất là 10.000 sản phẩm xe con và 500 xe buýt
một năm theo 1 ca ngày công.
Vốn pháp định của công ty là 10 triệu đô la Mỹ và vốn đầu tư là 32 triệu đô la Mỹ.
Công ty tuyển dụng và đào tạo hơn 272 nhân viên bao gồm ban lãnh đạo, kỹ sư,
công nhân kỹ thuật và nhân viên bán hàng tiếp thị.
Kể từ khi thành lập, GM Vietnam chịu trách nhiệm sản xuất bán hàng và các hoạt
động hậu mãi cho các sản phẩm xe nhãn hiệu DAEWOO tại Việt Nam . Hiện nay,
GM Vietnam tập trung vào hai dòng sản phẩm chính bao gồm xe con và xe thương
mại. Công ty đang tiếp thị dòng sản phẩm xe con và xe thương mại bao gồm các
nhãn hiệu như Magnus, Nubira, Lanos và Matiz, BS105, BS 090.
Ngày 11/7/2011, công ty chính thức đổi tên thành GM Việt Nam, thành viên của
GM Global. Các sản phẩm của GM Việt Nam được sản xuất theo tiêu chuẩn của

GM toàn cầu với nhãn hiệu Chevrolet danh tiếng thế giới.
Trải qua một chặng đường hơn 20 năm lịch sử, GM Việt Nam đã có nhiều đóng góp
tích cực cho sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam với những dòng sản
phẩm đa dạng:
- Xe ô tô du lịch 5 chỗ: Chevrolet Aveo, Chevrolet Lacetti, Chevrolet Spark,
Chevrolet Cruze
- Dòng SUV: Chevrolet Captiva
- Dòng MPV: Xe Chevrolet Vivant
- Xe tải Van: Chevrolet Spark Van
Với đội ngũ gần 600 cán bộ công nhân viên, GM Việt Nam luôn không ngừng nỗ
lực và cải thiện để phát triển toàn diện. Hiện tại, GM Việt Nam có mạng lưới gồm
5

5


22 đại lý ủy quyền chính hãng và 23 phòng trưng bày và nhiều trung tâm dịch vụ
sau bán hàng hiện đại trải khắp các thành phố lớn trên cả nước.








Ban lãnh đạo GM Việt Nam đã thực sự chú trọng tới việc thực hiện những giá trị
mà công ty phải phát triển và trung thành, bao gồm:
Trách nhiệm
Tinh thần làm việc tập thể

Khách hàng là trọng tâm phục vụ
Chúng tôi đáp ứng sự nhiệt tình của khách hàng
Nhanh chóng
Thách thức
Cùng với tầm nhìn: “Thiết kế, sản xuất và bán những chiếc xe tốt nhất thế giới GM
Việt Nam đang xây dựng và hoàn thiện hình ảnh của mình trong lòng khách hàng
Việt Nam cũng như củng cố vững chắc vị thế kinh doanh của mình trên thị trường.
Trong nền kinh tế hiện nay, cạnh tranh là một yếu tố bắt buộc trong thị trường có
nhiều nhà cung cấp một sản phẩm một tính năng. Một doanh nghiệp cần có sức
cạnh tranh ổn định lâu dài trong nền kinh tế thị trường, giúp doanh nghiệp đứng
vững trong môi trường cạnh tranh khốc liệt. Mỗi doanh nghiệp cần thấu hiểu nhu
cầu và mong muốn của khách hàng để đưa ra chiến lược cạnh tranh phù hợp. Chiến
lược cạnh tranh phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp phát huy tối đa các điểm mạnh của
mình, đồng thời tự bảo vệ để chống lại các ảnh hưởng từ người bán, nhà cung cấp,
đối thủ, người mua và sản phẩm thay thế. Trên cơ sở đó GM Việt Nam đã sử dụng
chiến lược cạnh tranh dẫn đầu về chi phí thấp, tập hợp trọng tâm vào phân khúc thị
trường khách hàng trẻ tuổi.
2. Các vị thế cạnh tranh
2.1 Giá bán: Thấp hơn và thấp nhất
GM tập trung nỗ lực để đạt được mức chi phí sản xuất và phân phối thấp nhất, vì
vậy có thể định giá thấp hơn các đối thủ cạnh tranh và giành được thị phần lớn. Sở
dĩ làm được điều này vì GM có đội ngũ nhân viên giỏi về kỹ thuật cung ứng, sản
xuất, phân phối sản phẩm và có chiến lược marketing tốt.GM không giấu giếm

6

6


chiến lược giành thị phần bằng giá. Các sản phẩm của họ luôn thấp hơn hàng cùng

phân khúc của Toyota, Honda hay Ford.
Chẳng hạn, mẫu Chevrolet Cruze được định vị ở phân khúc tầm trung, cạnh tranh
với các đối thủ Honda Civic, Ford Focus hay Toyota Corolla. Giá bán của
Chevrolet Cruze được định ở mức 523 triệu đồng cho bản số sàn và 649 triệu đồng
cho bản số tự động. Trong khi đó, Honda Civic và Ford Focus đều có giá từ 689
triệu đồng còn Toyota Corolla thấp nhất là 723 triệu đồng.. Tháng 5.2013, Công ty
đã ra mắt phiên bản số tự động của chiếc Chevrolet Spark cỡ nhỏ với giá bán 377
triệu đồng. Ngày 16.9.2013, GM ra mắt sản phẩm Chevrolet Aveo có giá bán 435
triệu đồng. Trong khi đó, 2 mẫu xe cạnh tranh ở phân khúc này là Nissan Sunny và
Honda City có giá lần lượt là 540 và 580 triệu đồng.
Tuy nhiên, chiến lược cạnh tranh về giá thường xuất hiện những đối thủ cạnh tranh
đạt được chi phí sản xuất và phân phối thấp hơn gây trở ngại đáng kể cho doanh
nghiệp.
2.2 Đa dạng hóa
GM luôn chú trọng đến chất lượng sản phẩm theo sứ mệnh “thiết kế, sản xuất và
bán những chiếc xe tốt nhất thế giới” đồng thời xây dựng những giải pháp giúp
giảm giá thành sản phẩm và tăng cường dịch vụ chăm sóc khách hàng. Trong bất cứ
một ngành công nghiệp nào thì uy tín về chất lượng cũng là vấn đề được đặt lên
hàng đầu.
Để đáp ứng được điều đó, khoảng hai năm gần đây, GMV liên tục điều chỉnh nhằm
hội nhập với tiêu chuẩn của GM toàn cầu. Trong đó, phải kể đến các hoạt động
nâng cao chất lượng sản phẩm trong quy trình sản xuất, chuỗi cung ứng, nguồn
nhân lực, chính sách đối với nhân viên, mạng lưới đại lý, quy trình bán hàng và gần
đây là những thay đổi trong chiến lược dịch vụ hậu mãi nhằm đáp ứng cao nhất
những nhu cầu của khách hàng. GM đã khai trương Trung tâm Đào tạo dành cho
các kỹ thuật viên, nhân viên cố vấn dịch vụ và nhân viên tư vấn bán hàng tại các đại
lý của GMV vào đầu năm 2014. Trung tâm này nằm trong khuôn viên trụ sở chính
và nhà máy của GMV tại xã Tứ Hiêp, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Ông Gaurav Gupta
– Tổng giám đốc GM Việt Nam chia sẻ: “Việc đầu tư của GMV vào nguồn nhân
lực là khẳng định cam kết “Con người là cốt lõi của sự phát triển”. Chú trọng đầu tư

vào chất lượng dịch vụ nhằm đáp ứng cao nhất sự hài lòng của khách hàng là bước
tiếp theo mà GMV thể hiện sự thay đổi của mình. Tôi mong rằng Trung tâm đào tạo
7

7


3.

của chúng tôi sẽ giúp các kỹ thuật viên và nhân viên nâng cao tay nghề cũng như kỹ
năng quản lý, đồng thời trở thành đội ngũ nhân viên tuyến đầu của hệ thống các đại
lý GMV”.
Uy tín cùng dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt sẽ giúp GM xây dựng hệ thống khách
hàng và nhà cung cấp trung thành nhằm giảm thiểu chi phí sản xuất và phát triển thị
trường xe của công ty.
2.3 Tập trung
GM chú trọng giảm tối đa chi phí sản xuất nhằm giảm giá thành sản phẩm, giảm
thiểu tối đa chi phí sử dụng cho khách hàng đồng thời cho ra thị trường nhiều dòng
xe phù hợp với các đối tượng khác nhau.
GM cho ra mắt nhiều dòng xe ở các phân khúc khác nhau Chevrolet Aveo nổi bật
với phong cách sang trọng phù hợp với các doanh nhân thành đạt. Chevrolet
Lacetti, sản phẩm chiến lược của GM trên toàn cầu là lựa chọn lý tưởng của các
doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chevrolet Vivant, chiếc xe đa dụng 7 chỗ với những tính
năng ưu việt và thiết kế tinh tế . Chevrolet Captiva với những tiêu chuẩn mới của
một chiếc xe thể thao đa dụng là biểu tượng của công nghệ hiện đại của GM, được
bán với giá cả cạnh tranh, xứng đáng là sự lựa chọn hoàn hảo cho phong cách sống
hiện đại. Mẫu xe Chevrolet Captiva Maxx ra mắt vào tháng 2/2009 tại Hà Nội và
TPHCM, là chiếc xe thể thao đa dụng 7 chỗ được GM giới thiệu vào thị trường Việt
Nam. Với 2 phiên bản máy xăng và máy dầu (diesel), Captiva Maxx được trang bị
thêm các linh phụ kiện và cải tiến các tính năng phù hợp hơn với hệ thống giao

thông tại Việt Nam đó là những cải tiến mang tính thân thiện môi trường và tiết
kiệm nhiên liệu. Chevrolet Spark được giới thiệu vào thị trường Việt Nam gồm hai
loại: Xe du lịch và xe tải nhằm đáp ứng nhu cầu cụ thể của từng đối tượng khách
hàng, ...
GM Việt Nam hứa hẹn sẽ trong tương lai không xa sẽ mang lại cho người tiêu dùng
Việt Nam cơ hội tiếp cận với những dòng xe ưu việt, tiết kiệm nhiên liệu và hoàn
toàn sạch, thân thiện với môi trường mà mẫu xe điển hình đã được GM chính thức
giới thiệu trên thị trường ôtô thế giới là Chevrolet Volt.
Chiến lược marketing cạnh tranh
Chính thức đổi tên thành GM Việt Nam ngày 11/7/2011, thành viên của GM
Global. Các sản phẩm của GM Việt Nam được sản xuất theo tiêu chuẩn của GM
toàn cầu với nhãn hiệu Chevrolet danh tiếng thế giới. Đây là bước chuyển biến có
8

8


tầm quan trọng đặc biệt, nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn với những sản phẩm
chất lượng của hãng xe số 1 thế giới. “Sự thay đổi này là một khởi đầu mới cho GM
tại thị trường Việt Nam, đồng hành phát triển với chiến lược mới của tập đoàn” Tổng giám đốc GM Việt Nam, ông Gaurav Gupta cho biết. “Chúng tôi mong muốn
sẽ tận dụng được nguồn lực của GM toàn cầu để giới thiệu những sản phẩm mới và
dịch vụ chất lượng cao, cho phép người tiêu dùng Việt Nam mua sắm và sở hữu ô
tô thương hiệu Chevrolet – sản phẩm chất lượng và uy tín toàn cầu.” Chính vì vậy
đòi hỏi GM cần hoạt động theo hai hướng:
Thứ nhất, tìm cách mở rộng thị trường, tức là tăng tổng cầu thị trường lên bằng cách
tìm kiếm nhiều khách hàng mới. GM cải thiện hệ thống phân phối. Để bù vào điểm
yếu có quá ít số đại lý so với đại lý các hãng xe Nhật, GM chọn đi vào ngách.
Chẳng hạn, nếu như Toyota tập trung vào các điểm nóng xe hơi là Hà Nội với 10
đại lý và TP.HCM cũng 10 đại lý thì Chevrolet chỉ có 4 đại lý ở Hà Nội và 7 ở
TP.HCM. Bù lại, hãng này có mặt ở cả Buôn Ma Thuột lẫn Pleiku (Gia Lai) trong

khi Toyota không có mặt ở Pleiku. Họ chấp nhận len vào những ngách còn trống
của thị trường để gia tăng thị phần. Những thị trường như Gia Lai tuy xa xôi nhưng
lại là nơi có khá nhiều người giàu lên theo từng vụ cà phê.
Trên thực tế, điều khiến thị trường ô tô Việt Nam có nhiều biến động chính là yếu
tố giá. Với mức giá trong khoảng 250 triệu đồng đến 950 triệu đồng GM có lợi thế
về giá sản phẩm, phù hợp với tài chính của người tiêu dùng Việt Nam. Sự chuyển
mình của GM Việt Nam diễn ra vào đúng cuộc khủng hoảng, tới mức doanh số
chung của toàn thị trường giảm tới trên 40%. Mặc dù vậy, doanh số cộng dồn của
GM Việt Nam với thương hiệu duy nhất Chevrolet, đạt 4.601 xe, chiếm 6,3% thị
phần và đứng thứ ba trong số các hãng kinh doanh xe con.
Thứ hai là tăng công dụng, luôn đặt người sử dụng lên hàng đầu, sản phẩm mang lại
nhiều lợi ích cho khách hàng như tiết kiệm nhiên liệu, thân thiện với môi trường.
Tại triễn lãm Vietnam Motor Show 2011 GM Việt Nam ra mắt mẫu xe gia đình mới
7 chỗ ngồi Chevrolet Orlando với giá bán thấp nhất là 630 triệu. Xe Orlando trang
bị động cơ DOHC, 16 valve, bốn xy lanh, dung tích 1.8 lít kết hợp với hộp số tự
động 6 số. Động cơ sản sinh công suất tối đa 104 ps tại vòng quay 6200 vòng/phut
với mô men xoắn cực đại là 176 Nm tại vòng quay 3800 vòng/ phút. Chevrolet
Orlando được thiết kế với dáng vẻ khỏe khoắn, có đường nóc thấp mang phong
cách của dòng crossover trong khi đó vẫn duy trì “ khuôn mặt” đặc trưng của dòng
9

9


xe Chevrolet: lưới tản nhiệt kép và lô gô chữ thập chạy ngang. Thêm vào đó phải kể
đến cụm đèn trước với viền đen và pa-ra-bôn mạ crôm. Đường bao ngoài của xe đặc
trưng bởi đường nóc thấp và vòng trên bánh xe khẻo khoắn, nhô ra có thể chứa
được bánh xe đến 17 inches. Không gian nội thất có rất nhiều khoang, hộc chứa đồ,
như hộp đựng xu, hai giá đựng cốc lớn ở dưới bảng điều khiển trung tâm hộc để bản
đồ, cốc trên cửa, và rất nhiều ngăn có thể để vật dụng ở khoang hàng lý. Chevrolet

Orlando có các cửa gió cho hàng ghế sau và kính chiêu hậu có chức năng chống lóa
đảm bảo tầm nhìn của lái xe khi có xe bật đèn pha phía sau. Gương quan sát trên xe
còn cho phép phụ huynh có thể giám sát trẻ ngồi hàng hàng ghế thứ hai và thứ ba,
đặc điểm này nhấn mạnh thêm định hướng về gia đình của xe Orlando.
Đảm bảo về chất lượng đồng thời đặt lợi ích của khách hàng lên trên sẽ giúp GM
mở rộng thị trường và tạo ra khách hàng trung thành, từ đó sẽ tăng tổng mức bán
hàng của doanh nghiệp.
Để giữ vững thị trường của mình, GM phải không ngừng thay đổi thông qua các ý
tưởng về sản phẩm mới, tổ chức phân phối, sản xuất hiệu quả, giảm chi phí sản
xuất, dịch vụ khách hàng,... điều này làm tăng giá trị cạnh tranh trước khách hàng,
bên cạnh đó khai thác các điểm yếu của đối thủ như Toyota, Ford, Hyundai,
Honda,... GM cần làm tốt khâu đảm bảo chắc chắn chất lượng sản phẩm, tăng
cường các cố gắng nghiên cứu, phát triển. Đồng thời tạo ra những dịch vụ chăm sóc
khách hàng như khuyến mãi, dịch vụ sau bán. GM cũng đã đưa ra những chương
trình khuyến mãi nhằm thúc đẩy cầu khách hàng.
Các hãng xe ở Việt Nam đều liên tục tung ra các chương trình khuyến mãi. Nếu lựa
chọn đúng thời điểm, người mua xe có thể được giảm từ 5 cho tới vài chục triệu
đồng mỗi xe, chưa kể quà tặng. Tuy nhiên, nếu mua xe của Chevrolet, họ không cần
phải chọn thời điểm. Các chương trình khuyến mãi dù được đại lý nói là chỉ áp
dụng trong tháng này, nhưng thật ra tháng nào cũng có gói khuyến mãi.
Chẳng hạn, trong tháng 8 và tháng 9 này, người mua xe Cruze được giảm tới 20
triệu đồng. Các đại lý trong tháng 8 đều giục người mua nhanh tay đặt hàng kẻo hết
khuyến mãi, song tháng 9 lại có gói khuyến mãi tương tự với tên gọi khác.
Bên cạnh đó còn là những gói khuyến mãi theo mùa vụ. Chẳng hạn, dịp khai trường
Chevrolet có gói khuyến mãi “Chevrolet cùng thầy cô lái xe tới trường”. Tất cả các
giáo viên khi mua xe Chevrolet từ 5.9 - 30.11.2013 đều được tặng 5 triệu đồng/xe.

10

10



III.
1.

GM Việt Nam cũng là công ty đầu tiên tung ra chương trình khuyến mãi "Chăm sóc
đặc biệt Chevrolet" (Chevrolet Special Care). Theo đó, lần đầu tiên tại Việt Nam, xe
Chevrolet được bảo trì và bảo dưỡng miễn phí tại các đại lý và được công ty ủy
quyền trong một khoảng thời gian xác định. Ngoài việc tiếp cận khách hàng, hãng
này mở rộng mạng lưới đại lý trên toàn quốc gia. Với việc hỗ trợ khách hàng qua
điện thoại, trang Facebook và website, GM Việt Nam cho thấy tinh thần luôn quan
tâm lắng nghe và tương tác với khách hàng.
4.
Kết luận
Như vậy với chiến lược cạnh tranh chi phí thấp, các sản phẩm của GM Việt Nam
được phân bố trên toàn quốc với mạng lưới bán hàng gồm khoảng 22 đại lý, 23
phòng trưng bày và nhiều trung tâm dịch vụ khách hàng tại các thành phố lớn. Với
phương châm “Luôn tìm ra hướng đi đúng”, GM mang đến cho khách hàng các sản
phẩm và dịch vụ hoàn hảo, có những đóng góp tích cực cho xã hội để trở thành
hãng sản xuất ôtô được yêu thích nhất trên thị trường Việt Nam. Cùng với toàn hệ
thống GM toàn cầu, GM đang nỗ lực xây dựng mục tiêu sản xuất ô tô có chất lượng
tiêu chuẩn cao nhất trong các loại xe cùng đẳng cấp.
Chiến lược kinh doanh và gia nhập thị trường quốc tế
Cơ sở chiến lược
Các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế gặp nhiều sức ép phải điều chỉnh hoạt động
của mình theo các điều kiện của thị trường địa phương. Chúng ta cũng nhận ra sự
khác biệt trong môi trường kinh doanh ở các nước khác nhau trên phương diện
chính trị, luật pháp, kinh tế, văn hóa. Những khác biệt này có tác động tới hoạt động
kinh doanh quốc tế như vấn đề về tiêu chuẩn sản phẩm, các quy định về tài chính,
hệ thống kênh phân phối và nguồn nhân lực. Chính những sự khác biệt này tạo nên

sức ép cho doanh nghiệp phải điều chỉnh, phải địa phương hóa các hoạt động của
mình để thích nghi với môi trường kinh doanh địa phương.
Ngoài ra, có hai yếu tố cơ bản làm tăng sức ép đối với doanh nghiệp trong việc
phải điều chỉnh, địa phương hóa các hoạt động của mình, đó là sự khác biệt trong
thị hiếu và sở thích của từng cá nhân người tiêu dùng và chính sách của chính phủ
nước sở tại.
Đặc biệt với những công ty đa quốc gia như GM, khi thị trường mở rộng trên
phạm vi toàn quốc tế, thì sức ép đáp ứng nhu cầu địa phương càng lớn và mạnh mẽ.
Thêm đó, sản phẩm mà GM mang lại là ô tô lại phản ảnh khá rõ nét đặc trưng tiêu
11

11


2.
2.1
a)

dùng của mỗi khu vực, song vẫn phải dựa trên cơ sở tiêu chuẩn quốc tế chung. Vì
vậy, dù khác biệt hóa sản phẩm từng đoạn thị trường cung ứng, nhưng General
Motors cũng phải cố gắng thiết kế và chế tạo những chiếc xe có chung một nền tảng
toàn cầu.
Như vậy với sức ép giảm chi phí thấp, sức ép đáp ứng nhu cầu địa phương cao,
General Motors đã lựa chọn cho mình chiến lược đa nội địa khi thâm nhập vào thị
trường quốc tế. Có thể nói, General Motors là một công ty sản xuất ô tô thế giới khá
bền bỉ với chiến lược này.
Thực thi chiến lược
Sức ép về chi phí
Sức ép của công ty
Bài toán cắt giảm chi phí hiện nay không chỉ là nhiệm vụ quan trọng liên

quan đến việc sống còn ở các doanh nghiệp tư nhân. Về lý thuyết, một đơn vị đầu
vào với giả thiết khấu hao trong quá trình sản xuất bằng không, thì sản phẩm đầu ra
cũng phải bằng một đơn vị.Và bài toán được đặt ra lúc này là: làm thế nào để doanh
nghiệp vừa có thể đồng thời cắt giảm chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh, nhưng
vẫn đảm bảo được chất lượng sản phẩm, dịch vụ và đồng thời sử dụng hiệu quả các
nguồn lực để tăng năng suất lao động, góp phần tạo thêm lợi nhuận cho doanh
nghiệp?
Và một trong những sức ép đối với GM đó là sức ép từ công ty, từ chi phí sản
xuất .Do tình trạng ế ẩm của các mẫu xe tải và SUV, GM buộc phải cắt giảm sản
xuất tại một số nhà máy đồng thời rao bán thương hiệu Hummer. Hãng xe số 2 thế
giới này cũng đang xem xét đến việc khai tử một thương hiệu khác mà nhiều khả
năng là GMC.Trong thời buổi giá cả thép và phụ tùng liên tục leo thang, việc tăng
giá là xu hướng không tránh khỏi của các hãng xe. Chrysler LLC cũng thông báo
tăng giá xe đời 2008 lên 2%
Bất chấp tình trạng ế ấm tại sân nhà, hãng xe số 1 nước Mỹ General Motors
tăng giá xe của tất cả các mẫu xe đời 2009, lên trung bình 3,5% tương đương với
hơn 1.000 USD đồng thời cắt giảm sản xuất đối với các mẫu SUV và xe tải cỡ
lớn.Phó giám đốc phụ trách bán hàng tại khu vực Bắc Mỹ, Mark LaNeve cho biết,
mức chênh lệch giá chỉ đủ giúp hãng giải quyết chi phí phát sinh trong quá trình sản
xuất do giá thép và phụ tùng tăng. Mức tăng trung bình vào khoảng 1.000 USD/
mẫu xe. Tuy nhiên, GM cũng thông báo về chính sách cho vay tín dụng để mua xe
với mức lãi ưu đãi 0% trong vòng 72 tháng. Chính sách này áp dụng cả với tất cả
12

12


b)

các mẫu xe kể cả những mẫu xe cao cấp như Cadillac Escalade và STS.Ông lớn Mỹ

hi vọng chính sách ưu đãi này sẽ kéo người mua tới các showroom khi mà việc kinh
doanh tại Mỹ ngày càng trở nên khó khăn. Chi phí sản xuất tăng khiến cho GM phải
2 lần điều chỉnh giá của các mẫu xe đời 2008
Và đối với các dòng xe cao câp của General motor , để sản xuất các dòng đấy đòi
hỏi chi phí cao . Các thương hiệu Saturn, Chevrolet, Pontiac, Buick và Cadillac là
các thương hiệu xe nổi tiếng của GM. Và tùy từng dòng xe mà có giá khác nhau là
Chevrolet: 450 – 600 USD; Pontiac: 600 – 900 USD; Oldsmobile: 900 – 1200
USD; Buick: 1.200 – 1.700 SSD; Cadillac: 1.700 – 2.500 USD. Các dòng xe cao
câp cần chi phí cao cho sản xuất lắp ráp, đồng nghĩa với việc GM phải đầu tư bỏ số
vốn lớn cho sản xuất. Và tại châu Âu, GM đã tăng chi phí gấp đôi cho hoạt động
thiết kế sản xuất thêm vào đó là thất bại cho việc chia sẻ kỷ năng và công nghệ cho
các công ty của mình.Chính vì lẽ đó vào năm 2009, General Motors (GM) đã công
bố cắt giảm hơn 1.100 đại lý, nhưng có lẽ tất cả chưa dừng ở đó. GM “khai tử”
thêm 450 đại lý .Nhiều hợp đồng đại lý của GM sẽ hết hạn vào cuối năm và khi đó,
khoảng 450 đại lý có thể không được ký hợp đồng mới. Giám đốc bán hàng của
GM, ông Mark LaNeve, cho biết những đại lý có nguy cơ bị loại khỏi mạng lưới đại
lý của GM là do họ có “một số vấn đề rất cụ thể”. Những vấn đề này bao gồm thực
tế là một số đại lý có thể còn tồn quá nhiều xe Pontiactrong khi thương hiệu này đã
bị GM tuyên bố khai tử, hoặc hoạt động quá kém hiệu quả.GM thực hiện đúng kế
hoạch này thì tổng số đại lý bị tập đoàn tuyên bố cắt giảm tính từ ngày 15/5 đến nay
sẽ là 1.500. Tuy nhiên, GM không chính thức thừa nhận con số cắt giảm đại lý lớn
như vậy. Ông LaNeve khẳng định chỉ có thêm khoảng 200 đại lý có thể bị loại bỏ.
Nhiều đại lý có nguy cơ bị đóng cửa khi GM bán các thương hiệu Hummer và
Saturn, và có thể là cả Sabb.
Sức ép từ thị trường
Năm 1982, trong tình thế cạnh tranh gay gắt, trước sức ép gay gắt từ thị trưởng, GM
đã tiến hành cắt giảm giá thành xe dẫn đến việc các xe của Chevrolet và Cadillac
nhìn không hề khác nhau. Áp lực gánh chịu sự thua lỗ đầu tiên trong vòng vài thập
kỷ khiến GM phải tìm cách cắt giảm chi phí. Chiến lược chia sẻ công nghệ giúp tiết
kiệm chi phí sản xuất nhưng sẽ làm lu mờ bản sắc của 5 thương hiệu độc lập của

GM, vốn được Alfred P. Sloan đưa ra làm tiêu chí từ những năm 1920. GM chọn
cách cho các thương hiệu độc lập chia sẻ cơ sở gầm bệ và cả chi tiết phụ tùng, động
13

13


c)

cơ. Cách làm vội vã của GM dẫn đến hậu quả các sản phẩm của GM mất hết bản
sắc: chiếc Cadillac Cimmaron nhìn không khác gì chiếc Chevrolet Cavalier. Do đó,
GM đã thiết lập quan hệ đối tác với Toyota để bán Chevrolet Cavalier tại Nhật.
Còn ở thị trường Mỹ, hãng giới thiệu nhãn hiệu Saturn, một mẫu xe bình dân giá rẻ
với hy vọng tân binh của mình sẽ nhanh chóng trở thành đối thủ nặng ký của các
mác xe Corolla (Toyota), Civic (Honda) hay Lancer (Mitsubishi) tại thị trường Mỹ ,
sẽ vực dậy niềm tin vào chất lượng ôtô trong giới tiêu dùng Mỹ. Tại thị trường Úc,
trong năm 2013, lấy lý do chi phí sản xuất cao và đồng tiền Úc tăng giá mạnh, GM
quyết định sẽ ngưng toàn bộ dây chuyền sản xuất tại Úc. Việc thị trường nội địa
đang chịu ảnh hưởng của việc tăng giá của đồng Đô la Úc, thị trường bị xâu xé,
cạnh tranh gay gắt, phân mảnh, do vậy khiến cho sức ép về chi phí sản xuất, giá
thành sản phẩm bị tăng lên, khiến giảm lợi thế cạnh tranh của GM.
Cách đây 30 năm, GM chiếm tới 50% tổng doanh số xe tải và xe du lịch của Mỹ.
Nhưng mùa hè vừa rồi, thị phần của hãng cũng giảm xuống chỉ còn 21%. Bởi một
đối thủ đáng gờm khác là Toyota. Sau hơn nửa thế kỷ thống trị ngành công nghiệp
ôtô thế giới, nay General Motors đã phải nhường lại ngôi vị cho Toyota. Gã khổng
lồ GM từng giữ danh hiệu nhà sản xuất ôtô bán chạy nhất thế giới gần 8 thập kỷ,
nhưng bị Toyota qua mặt vào năm 2008. Ba năm sau, GM trở lại ngôi vị số 1 khi
Toyota chịu ảnh hưởng nặng nề từ thảm họa động đất. Tuy nhiên, khi ổn đinh, với
chính sáchToyota một lần nữa vượt GM trong năm 2012. Toyota đã làm rất tốt việc
phát triển công nghệ, thay đổi công nghệ tiên tiến trong lắp ráp, chế tạo để sản xuất

ra được những sản phẩm xe có chất lượng cao, hạ giá thành, thân thiện hơn với môi
trường. Còn GM thì vẫn chủ trương, chính sách cũ, ít đổi mới công nghệ nên sản
phẩm thiếu sự cạnh tranh, Ngay tại quê nhà là Mỹ, Toyota vẫn chiếm được thế độc
tôn với dòng Camry đang được bán chạy nhất tại thị trường Mỹ.Việc vẫn cứ tập
trung vào các dòng bán tải hạng nặng, xe sang tốn kém nhiều nguyên liệu, giá thành
cao dẫn đến sự mất dần thị phần cũng như hình ảnh thương hiêu của công ty. Biểu
hiện: sản lượng tiêu thụ trên toàn thế giới của Toyota trong năm 2013 là 9,98 triệu
xe, tăng 2,4% so với 1 năm trước đó. GM đứng vị trí thứ 2 với 9,71 triệu xe bán ra
trên toàn cầu.
Mối quan hệ với nhà cung ứng
GM gặp khó khăn trong việc thiết lập mối quan hệ với một số nhà cung cấp chính
àgây sức ép về chi phí. General Motors ngày 2/7 đã ký thỏa thuận chuyển phần lớn
14

14


hoạt động hậu cần của hãng này tại châu Âu cho một đơn vị thuộc PSA Peugeot
Citroen của Pháp bắt đầu từ năm tới để tập trung vào mảng kinh doanh ôtô chủ
chốt, thỏa thuận hậu cần này sẽ góp phần giúp GM nâng cao hiệu quả và tiết kiệm
chi phí. Tuy nhiên, sau một thời gian, liên minh của hãng này với hãng sản xuất xe
hơi Mỹ GM bị thu hẹp về quy mô, Peugeot liên kết với hãng xe hơi của trung Quốc,
tạo ra sức ép chi phí lên GM. Không những vậy, năm 2010, một nhà cung ứng khác
của GM là Cadence Innovation LLC cũng tuyên bố phá sản, không cung cấp phụ
tùng theo kế hoạch, ảnh hưởng đến mức sản xuất cũng như tiến độ sản xuất của
hãng.

15

15



d)

Lao động
Trước việc nền kinh tế đang khủng hoảng, doanh số bán hàng liên tục giảm, sức ưa
chuộng của người tiêu dùng với các dòng xe của GM đang kém dần, trước sức ép về
giảm chi phí, công ty đã có kế hoạch sa thải nhân viên. Kế hoạch sa thải nhân viên
của General Motors cũng nằm một phần trong kế hoạch giảm thiểu những thua lỗ ,
cắt giảm chi phí hoạt động của đại gia xe hơi Mỹ này.
Trong thông báo ngày 31/10, General Motors (GM) châu Âu nêu rõ công ty trước
đó đã cắt giảm 2.300 vị trí thông qua các gói biện pháp về hưu sớm và tình nguyện
nghỉ việc. Công ty cũng có kế hoạch giảm 500 triệu USD chi phí ở châu Âu từ năm
2013-2015. Năm 2012, các chi phí cố định của GM châu Âu ước tính sẽ giảm
khoảng 300 triệu USD. GM đã giảm lượng hàng tồn kho của công ty và các đại lý ở
châu Âu ở mức 100.000 chiếc kể từ tháng Hai và đã lên kế hoạch giảm thêm 20.000
chiếc nữa vào cuối năm. Công ty cũng đang lên kế hoạch đóng cửa nhà máy ở
Bochum, Đức vào năm 2016 để khắc phục những vấn đề về dư thừa công suất.

2.2

Sức ép đáp ứng nhu cầu địa phương
Để thích ứng với sức ép mạnh mẽ này, ở từng khu vực thị trường, GM chủ
động cho ra những dòng xe đặc trưng để phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng
bản địa.
Tại Mỹ
Tại thị trường Bắc Mỹ (Mỹ, Canada): Cuối những năm 1990, kinh tế Mĩ phát
triển, GM đối đầu với Ford trong cuộc chiến bán xe tải nhỏ và xe thể thao. GM đã
từng thông báo kế hoạch đầu tư hơn 500 triệu USD để chế tạo dòng xe con mới
Chevy Cruze tại Mỹ. Cruze dự kiến sẽ được bán tại châu Âu và châu Á trong năm

2009, trước khi được đưa ra thị trường Mỹ vào năm 2010. GM nói rằng mẫu xe mới
này sẽ được sản xuất các nhà máy ở Mỹ, châu Âu và châu Á, và khẳng định Cruze
là dòng xe “mẫu mực” của ngành ô tô toàn cầu.
Tại Châu Âu
Tại thị trường Châu Âu: Năm 1968, nhóm GM Motorsports yêu cầu Delco
Electronics Corporation (DEC), công ty con của GM Hughes Electronics ( trụ sở
chính Kokomo. Ấn Độ) phát triển hệ thống kiểm soát năng lượng cho động cơ chiếc
Chevy Indy V8 đựoc sử dụng trong giải đua xe CART open- wheel race. Thế hệ đầu
tiên của động cơ tự điều khiển không thành công trong giải CART, và không bao

2.2.1

2.2.2

16

16


2.2.3

2.2.4

giờ được sử dụng nữa,nhưng thế hệ thứ 2 lại rất thành công tại giải CART IndyCar
World series. Bắt đầu từ năm 2009, hai thế hệ động cơ hiệu suất cao hoàn toàn mới
sẽ được GM trang bị trên những chiếc xe của hãng được phân phối tại thị trường
như châu Âu, và một số thị trường khác
Tại Đông Nam Á
General Motors đặt chân vào thị trường Đông Nam Á từ năm 1993 với địa
điểm đầu tiên là Thái Lan. Và nhanh chóng, các dòng xe của GM đã đến tay người

tiêu dùng ở các quốc gia khác cùng khu vực này. Chevrolet đã hiện diện tại các thị
trường trong khu vực Đông Nam Á như Malaysia, Singapore, Indonesia,
Philippines và Việt Nam. Bên cạnh đó, GM cũng luôn ủng hộ chính sách của Chính
phủ Thái khi lên kế hoạch phát triển các dòng xe cỡ nhỏ thân thiện môi trường.
Tại một số thị trường khác
GM công bố kế hoạch sản xuất ôto giá rẻ để cung cấp cho các thị trường mới
nổi lên như Ấn Độ, Trung Quốc, Nga
Theo kế hoạch, GM đang thiết kế một mẫu ôtô nhỏ, dự kiến sẽ được bán với giá
7.000-8.000 USD/chiếc, và một mẫu ôtô có kích thước trung bình - tương tự mẫu
ôtô Logan cỡ trung bình giá rẻ của Renault - bán với giá 9.000 USD/chiếc.
Ông Reilly cho biết GM đang xem xét lại "dây chuyền chi phí toàn bộ", từ nguyên
liêu đến cơ sở và phương pháp sản xuất và phân phối để hạ giá thành sản xuất ô tô.
Trước mắt, đối với những xe ô tô giá rẻ mới, GM sẽ sản xuất chúng tại chính những
thị trường mới nổi.
Tại Đức: công ty đang phát triển một mẫu ôtô cực nhỏ giá rẻ để bán cho các
thị trường đang nổi lên như Ấn Độ và Trung Quốc cũng như Tây Âu.
Tại Pháp: Renault (Pháp) cũng tuyên bố họ đang sản xuất loại ô tô Logan giá rẻ
mới, sẽ đưa ra thị trường bán với giá khoảng 9.200 USD và được xem như một mẫu
xe "lý tưởng" trong ngành công nghiệp sản xuất ô tô giá rẻ.
Taị Trung Quốc: Từ rất sớm GM đã nhận ra được nhu cầu sử dụng xe hơi cao cấp
của khách hàng tại các thành phố lớn của Trung Quốc nên đã nhanh chóng tung vào
những mác xe sang trọng của mình, trong đó có Buick, tiếp theo là Chevrolet và
cuối cùng là Cadillac. Đáng chú ý nhất đó chính là những model của Cadillac.
17

17


Người dân tại Thượng Hải và Bắc Kinh cũng như nhiều thành phố lớn khác đã biết
đến tiếng tăm của Cadillac và rất ưa chuộng mác xe sang trọng này cùng với Audi,

BMW và Mercedes-Benz.
 Nhu cầu về ô tô tại các nước đang phát triển đang ngày càng lớn hơn so với những

nước phát triển, nơi các nhà sản xuất ôtô đang phải đối mặt với sức ép về lợi nhuận
trước sự cạnh tranh gay gắt và những quy định ngày càng chặt chẽ..
2.2.5

Phát triển công nghệ
Năm 1968, nhóm GM Motorsports yêu cầu Delco Electronics Corporation
(DEC), công ty con của GM Hughes Electronics ( trụ sở chính Kokomo. Ấn Độ)
phát triển hệ thống kiểm soát năng lượng cho động cơ chiếc Chevy Indy V8 đựoc
sử dụng trong giải đua xe CART open- wheel race. Thế hệ đầu tiên của động cơ tự
điều khiển không thành công trong giải CART, và không bao giờ được sử dụng
nữa,nhưng thế hệ thứ 2 lại rất thành công tại giải CART IndyCar World series. Bắt
đầu từ năm 2009, hai thế hệ động cơ hiệu suất cao hoàn toàn mới sẽ được GM trang
bị trên những chiếc xe của hãng được phân phối tại thị trường như châu Âu, và một
số thị trường khác
Vừa qua GM thông báo về việc áp dụng hai thế hệ động cơ tiên tiến của hãng
trên những chiếc xe trong tương lai
Hiện nay xe hơi chạy bằng điện của GM
General Motors đã cho ra mắt ý tưởng xe Volt, một chiếc xe hybrid gây nhiều
sự chú ý cho giới sản xuất ôtô và đặc biệt là những người dân Hoa Kỳ khi đây là
chiếc xe rất ấn tượng về kiểu dáng và thiết kế và nhất là nó mang nhãn hiệu. Với
tình trạng khủng hoảng về xăng dầu tại đất nước này, những chiếc xe hybrid đều trở
thành trung tâm chú ý của khách hàng. GM đã mang đến triển lãm ôtô tại Detroit,
Hoa Kỳ một sự bất ngờ và chính chiếc Volt cũng đã đạt được rất nhiều đánh giá cao
mặc dù nó chỉ mới là một ý tưởng.
Không có sự chuẩn bị nào thích hợp trước khi lái Chevrolet Volt hơn là lái
Nissan Leaf. Nhược điểm lớn nhất của Leaf là giới hạn tầm hoạt động và thời gian
18


18


sạc điện quá lâu. Không giống với Leaf chỉ hoàn toàn dựa trên bộ ắc-quy, Volt cũng
có thể chạy điện nhưng lại có lợi thế nhờ sự bổ sung một động cơ/máy phát điện
chạy xăng. Do đó, Volt đã giải quyết được vấn đề về tầm hoạt động và có tầm hoạt
động với động cơ xăng là 434km với một bình xăng (nhỏ).

Mặc dù cụm ắc-quy của Volt nhỏ và yếu hơn của Leaf, nhưng Volt có thể chạy
56km chỉ nhờ năng lượng từ ắc-quy, đủ cho một chặng đường ngắn đi lại hàng
ngày. Và nếu bạn muốn đi xa hơn, xe có thể chạy ngon lành với động cơ xăng, và
đây cũng là lý do tại sao đây lại là chiếc xe điện đầu tiên mang tính thực tế.
Dựa trên bộ khung của GM Delta (cũng được sử dụng cho Astra) nhưng đã được cải
tiến và mở rộng khá nhiều, Volt có cụm ắc-quy hình chữ T, nặng 198kg và dài
1,67m, chạy dọc theo chính giữa thân xe và nằm dưới hàng ghế sau. Ở phía trước là
động cơ xăng 1.4L nằm ngang có công suất 85 mã lực, cung cấp năng lượng cho
một máy phát điện 72 mã lực, có khả năng truyền điện trực tiếp cho mô-tơ điện dẫn
động đến bánh trước.
Để đánh giá khả năng vận hành trên đường, điều cần quan tâm duy nhất là
công suất của mô-tơ điện. Nó có công suất 149 mã lực và mô-men xoắn 370Nm.
Mô-tơ điện này vận hành êm ái, mượt mà.
Cũng giống như Leaf, khả năng tăng tốc dễ dàng và sự tinh chỉnh của hệ
động lực ở chế độ chạy điện của Volt có thể khiến một chiếc xe cao cấp cũng phải
hổ thẹn, mặc dù Volt không hoàn toàn có được độ êm ái vượt trội khi di chuyển
trong nội đô như Leaf. Và khi Volt chạy nhờ máy phát điện, sự yên tĩnh trong cabin
đôi khi bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn động cơ. Tuy nhiên, khi so sánh với một chiếc
diesel thông thường, Volt có được độ yên tĩnh như xe cao cấp.
Đây không phải là một chiếc xe để tận hưởng sự phấn khích, nhưng khung gầm
đã tinh chỉnh cho cảm giác luôn sẵn sàng và nằm trong tầm kiểm soát, với khả năng

bẻ lái chính xác và độ ổn định cao khi chạy ở tốc độ lớn. Xét toàn diện, Volt có sự
cân bằng tốt và có thể chạy dễ dàng với tốc độ của đường cao tốc - điều mà Leaf
không làm được.

19

19


 công nghệ xe hơi chạy điện của GM tụt hậu quá xa so với Toyota và Honda cho nên

triển vọng thương mại của dự án Chevy Volt vẫn là một câu hỏi chưa có lời đáp.
IV)








3.

Đánh giá việc áp dụng chiến lược đa nội địa của GM
1. Thành tựu
Nhờ áp dụng chiến lược này, GM đã giành được không ít giải thưởng lớn như:
1994: Mario Illien, Mercedes 209 CID Engine với Delco Electronics Gen-4
controller.
1996: Dave Schnelker, Ning wu, I-Fu Shih của Delco Electronics & Ed Rothrock of
Bell Sports (thiết kế Racing EyeCue).

General Motors – Nhà sản xuất xe của năm 2008.
2008 Chevrolet Malibu – Xe tốt nhất của năm và sedan tốt nhất của năm.
2008 Chevrolet Silverado – Xe Pick-up tốt nhất của năm và giải Hispanic Choice.
2008 Saturn Astra – Xe tiết kiệm nhất
2. Hạn chế
Có một thực tế rằng, General Motors đã và đang đứng trước bờ vực phá sản.
Và một nguyên nhân quan trọng tạo nên thất bại đó chính là chiến lược đa nội địa
mà công ty áp dụng, theo đuổi trong suốt thời gian dài qua.
Cùng tham gia vào thị trường ô tô và là một đối thủ đáng gờm của General
Motors, Ford có cách làm cũng không khác là mấy so với cách của GM. Tuy nhiên,
vấn đề cần bàn ở đây là chọn lựa chiến lược đúng là điều thách thức nhưng từ bỏ
chiến lược không còn phù hợp cũng là thách thức không kém với các công ty.
Như đã biết, khi khủng hoảng kinh tế (2008) nổ ra, nhu cầu tiêu dùng ô tô thế
giới giảm sút rõ rệt điều này đã khiến nhiều công ty sản xuất ô tô lâm vào tình cảnh
khó khăn nhưng thảm hại nhất vẫn là GM, gần nhưng đứng bên bờ vực phá sản nếu
không được sự hỗ trợ từ Chính phủ Mỹ. Vấn đề ở đây là gì ? Nhu cầu mua ô tô
giảm sút là ảnh hưởng chung đến cả ngành nhưng Ford có thể vượt cạn bởi lãnh đạo
của Ford đã có những thay đổi nhất định về chiến lược đa quốc gia của mình bằng
cách đóng cửa một số nhà máy sản xuất, thu hẹp một số thị trường, và chỉ tập trung
cho thị trường Bắc Mỹ. Trong khi đó, GM ôm đồm quá nhiều thị trường, điều này
đồng nghĩa với việc vẫn phải chi trả cho hoạt động ở nhiều thị trường kinh doanh
kém hiệu quả. Rõ ràng quá bền bỉ với chiến lược không còn phù hợp với bối cảnh
hiện tại là nguyên nhân chủ yếu khiến GM không thể vượt cạn trong giai đoạn
khủng hoảng kinh tế vừa qua.
Bài học rút ra
20

20



Từ thực tế của GM, chúng ta nhận thức rõ hơn về việc áp dụng các chiến lược
kinh doanh khi tham gia thị trường quốc tế. Có thể nói với bất kì chiến lược nào,
cũng đều có hai mặt tốt và xấu. Điều tạo nên sự khác biệt, thể hiện khả năng lãnh
đạo tài tình đem đến thành công chính là các vận dụng khéo léo và linh động các
chiến lược và từng hoàn cảnh, môi trường cụ thể. Nhất là với môi trường kinh
doanh đầy biến động như ngày hôm nay, sự nhạy cảm với chiến lược là điều cần
thiết. Cần nghiên cứu, dự báo môi trường kinh doanh để có những giải pháp chiến
lược đề xuất phù hợp, cũng như cần linh hoạt trong sử dụng chiến lược khi nắm bắt
được những dấu hiệu thay đổi của thị trường.

21

21



×