Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Động cơ thúc đẩy hãng hàng không quốc gia Việt Nam (VietNam Airlines) đầu tư trực tiếp vào Campuchia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.76 KB, 18 trang )

I. MỞ ĐẦU
Trong suốt chặng đường phát triển đất nước, đầu tư ra nước ngoài ngày
càng khẳng định vị thế và vai trò của mình, đóng góp tích cực vào tổng sản
phẩm quốc nội (GDP) và là bộ phận cấu thành không thể thiếu của nền kinh
tế. Quá trình đầu tư ra nước ngoài giúp doanh nghiệp trưởng thành từng bước
về năng lực tài chính, trình độ công nghệ- kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý,
đầu tư nhưng cũng đem đến không ít khó khăn, thách thức khi mà quy mô vốn
đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp còn nhỏ do tiềm lực tài chính hạn
chế, mới chỉ bước qua giai đoạn thăm dò nên hiệu quả hoạt động đầu tư nhìn
chung còn thấp, công tác dự báo thị trường chưa đủ mạnh để giúp doanh
nghiệp định hướng đầu tư… Bởi vậy, mục tiêu thúc đẩy hiệu quả hoạt động
đầu tư ra nước ngoài không chỉ cần các chính sách khuyến khích, tạo môi
trường đầu tư trong nước và quốc gia sở tại mà cần cả sự nỗ lực tự thân của
mỗi doanh nghiệp; đó là sự nhanh nhạy trong cập nhật thông tin, lựa chọn
ngành và đối tác đầu tư hiệu quả với thế mạnh doanh nghiệp, tăng cường trình
độ quản lý, tích lũy nguồn lực và sử dụng hiệu quả đội ngũ lao động.
Để thấy rõ hơn thực trạng đầu tư ra nước ngoài của một doanh nghiệp
Việt, em đã lựa chọn đề tài: “Động cơ thúc đẩy hãng hàng không quốc gia
Việt Nam (VietNam Airlines) đầu tư trực tiếp vào Campuchia” để nghiên
cứu.
Có nhiều hướng để phân tích đề tài đã chọn, tuy nhiên với bài viết này,
em sẽ đi theo hướng đưa ra tình huống về quá trình đầu tư thành lập hãng
hàng không quốc gia Campuchia- Cambodia Angkor Air của VietNam
Airlines, vấn đề, hướng giải quyết vấn đề trong quá trình đầu tư và kết quả đạt
được.


II. ĐỘNG CƠ THÚC ĐẨY VIETNAM AIRLINES ĐẦU TƯ TRỰC
TIẾP VÀO CAMPUCHIA
2.1. Động cơ thúc đẩy VietNam Airlines đầu tư trực tiếp vào Campuchia:
Đất nước Campuchia giàu tiềm năng đang vươn lên phát triển mạnh mẽ


với các thành tựu kinh tế to lớn, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại và du lịch.
Thực hiện chính sách tự do hóa kinh tế và được coi là một trong những nền
kinh tế cởi mở nhất châu Á, nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển du
lịch của Campuchia mở ra cơ hội hợp tác trong nhiều lĩnh vực, nhất là lĩnh
vực hàng không. Theo ông Lê Minh Điển, chuyên viên Bộ Kế hoạch và Đầu
tư, luật đầu tư tại Campuchia khá thông thoáng, nguồn tài nguyên phong phú.
Campuchia nằm ở vùng trung tâm khu vực Đông Nam Á- khu vực có nền
kinh tế phát triển nhanh và năng động với một thị trường đầy tiềm năng, đầu
tư vào Campuchia, nhà đầu tư không chỉ được hưởng lợi từ thị trường nội địa
mà còn có cơ hội xâm nhập thị trường ASEAN và ưu đãi tiếp cận thị trường
châu Âu cùng các nước phát triển khác. Sự gần gũi về vị trí địa lý, tương đồng
văn hóa giúp các doanh nghiệp Việt, trong đó có VietNam Airlines phát huy
tối đa lợi thế cạnh tranh khi xâm nhập thị trường này.
Từ phía Chính phủ Campuchia, tại diễn đàn nâng cao khả năng hội nhập
của doanh nghiệp Việt Nam ở Campuchia hồi cuối tháng 04/2009, ông Yeav
Kim Hean, Tham tán Thương mại Vương quốc Campuchia tại Việt Nam, kêu
gọi tăng cường đầu tư vào đất nước này để được hưởng ưu đãi, cũng như thúc
đẩy phát triển kinh tế và xã hội hai nước; ngoài ra, việc ban hành các văn bản
pháp quy nhằm bảo về quyền lợi nhà đầu tư như cam kết không phân biệt đối
xử, không bị quốc hữu hóa, không giới hạn vốn đầu tư, không bị can thiệp vào
giá cả, được tự do chuyển tiền về nước cùng với tình hình chính trị tương đối
ổn định trong thập kỷ qua của Campuchia cũng là một trong những nhân tố cơ


bản tạo nên bối cảnh thuận lợi cho hoạt động đầu tư của VietNam Airlines
nhằm đạt được mục tiêu trong tương lai gần.
Cơ hội mở ra cho VietNam Airlines là rất lớn khi hiện nay, 40% khách
quốc tế trước khi vào Campuchia qua trung chuyển tại Việt Nam. Hợp tác
thành lập hãng hàng không quốc gia Campuchia (Cambodian Angkor Air),
VietNam Airlines có lợi thế hơn do khách hàng có thể chọn cách bay thẳng

đến Campuchia hoặc đến Việt Nam rồi nối chuyến. Hiện tần suất bay của
Vietnam Airlines đến Campuchia khá lớn, gồm 10 chuyến đến Siem Reap và
3 chuyến đến Phnom Penh mỗi ngày và dự tính con số này con tăng cao hơn
nữa trong bối hợp tác đầu tư sau này.
Cơ quan “Societe Concessionaire des Aeroports” (SCA- Pháp), hiện quản
lý và điều hành hoạt động hai sân bay quốc tế của Campuchia, dự báo rằng số
chuyến bay và lượng hành khách tới Campuchia bằng đường không trong
năm 2010 sẽ tăng gần 10% so với năm 2009, lượng khách thông qua cảng
hàng không quốc tế Pochentong, thủ đô Phnom Penh tăng 5%, qua cảng hàng
không Siem Reap tăng 8% và số chuyến bay tới sân bay này cũng tăng 4% so
với năm 2009. Đó là cơ hội lớn cho VietNam Airlines khi quyết định đầu tư,
đặc biệt trong bối cảnh khi mà thị trường hàng không của Campuchia còn hạn
chế và hiện tại không có hãng hàng không nào tại đất nước Chùa Tháp này
thực hiện các chuyến bay nội địa, chủ yếu là giữa Siem Reap và Phnom Penh,
sau khi hãng Siem Reap Airways bị Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế
(ICAO) cấm bay vì không đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn quốc tế và chính
thức phá sản năm 2008.
Theo nhận định chung của SCA và ông Kajompoj Suesuwan- phó Giám
đốc hãng hàng không Bangkok Airways, kinh doanh của ngành hàng không
thế giới sẽ tăng trưởng mạnh trong năm 2010 do ảnh hưởng của khủng hoảng
tài chính toàn cầu đối với các nền kinh tế đã giảm nhiệt, đó là động lực rất lớn


cho quyết định đầu tư của VietNam Airlines nhằm mở rộng thị trường, tận
dụng thời cơ tiến tới kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất.
2.2. Quá trình đầu tư trực tiếp vào Campuchia của VietNam Airlines:
2.2.1. Quá trình đầu tư:
Tối 26/07/2009, tại thủ đô Phnom Penh, Vương quốc Campuchia, trước
sự chứng kiến của lãnh đạo Chính phủ Việt Nam và Campuchia, đại diện
Vietnam Airlines và các đối tác của Campuchia đã công bố lễ ký kết hợp

đồng liên doanh thành lập Hãng hàng không Quốc gia Campuchia (Cambodia
Angkor Air) với mục tiêu chia sẻ lợi ích, hợp tác cùng phát triển.
Cambodia Angkor Airlines có số vốn đầu tư ban đầu là 100 triệu USD,
trong đó tỷ lệ góp vốn của Vietnam Airlines là 49%, chính phủ Hoàng gia
Campuchia 29% và các đối tác khác của Campuchia 22%. Theo ông Phạm
Ngọc Minh, Tổng giám đốc VietNam Airlines, doanh nghiệp này sẽ hợp tác
toàn diện và hỗ trợ tối đa cho Cambodia Angkor Air trong quá trình triển khai
hoạt động, mở rộng và phát triển. Theo định hướng, Cambodia Angkor Air sẽ
hoạt động theo mô hình hãng hàng không truyền thống với tiêu chí an toàn,
hiện đại, hiệu quả và được ưa chuộng. Ban đầu, Cambodia Angkor Air chỉ
hoạt động trên các chuyến bay nội địa, từ tháng 11/2009, hãng bắt đầu có các
đường bay quốc tế đến Việt Nam và sau đó là một số nước trong khu vực
châu Á.
Cambodia Angkor Air sẽ có những lợi thế dựa trên quan hệ chặt chẽ của
Vietnam Airlines với các tập đoàn lớn trên thế giới để đi thẳng vào dòng công
nghệ hiện đại, với các thế hệ máy bay mới như Airbus 321-200, ATR 72-500.
Bên cạnh đó, Vietnam Airlines sẽ hỗ trợ Cambodia Angkor Air trong các hoạt
động bảo dưỡng, sửa chữa, hợp tác thương mại thông qua các thoả thuận với


nhiều ưu đãi đặc biệt. Giai đoạn đầu, Vietnam Airlines sẽ ủng hộ về nguồn
lực chất xám với các cán bộ quản lý, kỹ sư, thợ kỹ thuật, phi công, tiếp viên
giàu kinh nghiệm để giúp Cambodia Angkor Air hoạt động hiệu quả và tuyệt
đối an toàn. Đồng thời, Vietnam Airlines sẽ giúp phía Campuchia đào tạo đội
ngũ cán bộ người Campuchia có khả năng làm chủ công nghệ, quản lý một
hãng hàng không hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế.
Đầu tiên, VietNam Airlines đã chuyển giao cho Cambodia Angkor Air
ba máy bay hiện đại thế hệ mới gồm hai máy bay ATR72 - 500 để kịp thực
hiện chuyến bay chuyên cơ VIP đầu tiên phục vụ Chính phủ Hoàng gia
Campuchia; Airbus A321 - 182 ghế sẽ được giao trong đầu tháng 02/0099.

Tháng 03/2010, Cambodia Angkor Air được bổ sung một chiếc ATR72 - 500
mới do hãng ATR trực tiếp bàn giao. Đây là chiếc máy bay mở màn trong kế
hoạch tiếp nhận 5 máy bay hoàn toàn mới mà VietNam Airlines đã chuyển
giao đơn hàng để Cambodia Angkor Air khai thác trong năm 2010, gồm ba
chiếc Airbus A321 - 200 và hai chiếc ATR 72 - 500, nâng tổng số máy bay
của Cambodia Angkor Air lên 8 chiếc khi hãng chưa đầy 12 tháng tuổi. Cũng
theo kế hoạch, đến năm 2015, Cambodia Angkor Air sẽ khai thác một đội bay
gồm 12 chiếc với độ tuổi máy bay trung bình trẻ nhất trong khu vực.
Ngay sau lễ ra mắt, vào ngày 27/07/2009, hãng đã khai trương tuyến bay
Phnom Penh, Siem Reap- chuyến bay nội địa đầu tiên kể từ khi hãng Siem
Reap Airways chính thức phá sản năm 2008.
2.2.2. Khó khăn gặp phải trong quá trình đầu tư:
2.2.2.1. Khó khăn từ cơ sở hạ tầng và hệ thống luật pháp:
Khi hợp tác đầu tư vào Campuchia, VietNam Airlines phải đối mặt với
thực trạng cơ sở hạ tầng còn nhiều yếu kém, đặc biệt là các vấn đề về điện,
viễn thông và công nghệ thông tin. Nguồn điện ở Campuchia đang nhập từ


các nước láng giềng, có giá cao hơn so với Việt Nam và nhiều quốc gia khác
nên ảnh hưởng đến sức mạnh trong cạnh tranh về giá của hãng so với các
hãng hàng không khác có đường bay trực tiếp tới lãnh thổ Campuchia; hệ
thống viễn thông còn lạc hậu làm hạn chế việc thu thập thông tin và kết quả
truyền phát, chuyển đổi thành tín hiệu, do đó tốn kém chi phí trong việc kiểm
tra, đánh giá lại; trình độ công nghệ thông tin còn nhiều yếu kém làm suy
giảm năng lực hoạt động kinh doanh của Cambodia Angkor Air nói chung,
VietNam Airlines nói riêng, vì trình độ công nghệ thông tin thấp nên cơ chế
thanh toán được thiết lập mang tính chất thủ công, chủ yếu dùng tiền mặt, do
vậy không tốt cho các giao dịch lớn về vé, việc giao dịch qua internet gặp
nhiều khó khăn, công nghệ yếu kém làm giảm tỷ lệ giữa sản phầm đầu ra là
lượng khách đi máy bay và doanh thu từ bán vé với sản phầm đầu vào là

nguyên, nhiên, vật liệu, hệ thống máy móc, thiết bị, nhân lực phục vụ cho quá
trình bay...
Khi hợp tác đầu tư, VietNam Airlines còn phải đối mặt với tình hình luật
pháp thiếu nhất quán của Campuchia, các bộ luật có thể thường xuyên bị điều
chỉnh mà không thông qua trước, một số đạo luật liên quan đến các hoạt động
kinh tế được ban hành nhưng chưa có nghị định hướng dẫn thực hiện; các quy
định pháp luật giữa hai quốc gia chậm sửa đổi, đặc biệt là Hiệp định khuyến
khích và bảo hộ đầu tư, chậm tiến hành đàm phán và ký kết các văn kiện pháp
lý mới như hiệp định tránh đánh thuế hai lần, hiệp định hợp tác Lao động,
hiệp định tương trợ Tư pháp… nên doanh nghiệp cần chuẩn bị chu đáo, linh
hoạt để có thể đối mặt với mọi tình huống. Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Đình
Tích, Trưởng ban Thông tin tuyên truyền Hội phát triển hợp tác kinh tế Việt
Nam - Lào - Campuchia, thì cho rằng, theo quy định của Campuchia, các
doanh nghiệp đầu tư nước ngoài chỉ được phép thuê 10% lao động nước
ngoài, trong khi đó lao động có tay nghề ở Campuchia rất thiếu, trình độ văn
hóa hạn chế, đất đai và tài nguyên ở đây chủ yếu thuộc tư nhân nên doanh


nghiệp Việt phải thương thảo với từng người dân, Nhà nước không can thiệp,
do đó bất lợi của VietNam Airlines khi góp vốn đầu tư thành lập liên doanh
Cambodia Angkor Air là quá trình thương thảo, đàm phán ký kết hợp đồng
cung ứng nhiên liệu kéo dài, thiếu nguồn lao động kỹ thuật tay nghề cao, do
đó ảnh hưởng không nhỏ tới cơ hội và kết quả hoạt động kinh doanh.
Ngoài ra, khi thực hiện đầu tư sang Campuchia, VietNam Airlines cũng
gặp không ít khó khăn từ chính các cơ quan chức năng nước nhà. Chính phủ
chưa có chính sách và cơ chế đặc thù để hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp
Việt Nam đầu tư sang Campuchia. Trong quá trình thực hiện, nhiều quy định
còn thiếu cụ thể, đồng bộ, nhất quán, nhiều điều khoản không còn phù hợp,
không bao quát sự đa dạng của các hình thức đầu tư ra nước ngoài. Cụ thể,
theo điều 9 NĐ 78/2006/NĐ-CP, dự án đầu tư của VietNam Airlines buộc

phải được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận và theo điều 18 của cùng nghị
định, lợi nhuận thu được từ quá trình đầu tư này, nếu muốn đầu tư vào một
liên doanh hàng không khác như vậy, VietNam Airlines buộc phải được Bộ
Kế hoạch- Đầu tư cấp giấy chứng nhận… các quy định này thực sự không còn
phù hợp với quá trình và phương thức đầu tư trong giai đoạn hiện nay. Đóng
vai trò như những viên đá tảng mở đường cho dòng đầu tư Việt Nam ra nước
ngoài là các Hiệp định, Nghị định thư, luật, thỏa thuận và các định chế pháp
lý trong nước và quốc tế khác liên quan trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động
đầu tư, lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ, lao động qua biên giới quốc gia; các
Hiệp định kinh tế, thương mại song phương vì thế được sử dụng như “mũi
chủ công” tạo đột phá và mở cửa cho doanh nghiệp Việt thâm nhập vào thị
trường một quốc gia khác. Mặc dù vậy, trên thực tế, Việt Nam chưa có một
quan hệ pháp lý trực tiếp cần thiết để triển khai các hoạt động đầu tư trực tiếp
nước ngoài song phương thuận lợi theo các tiêu chuẩn, nguyên tắc và thông lệ
quốc tế hiện hành, các chủ trương và quy định chính thức mang tính pháp lý
cần thiết nhằm định hướng và hỗ trợ cho các doanh nhân, doanh nghiệp trong


nước đầu tư ra nước ngoài cũng chưa đầy đủ và nhất quán, “khoảng trống”
pháp lý chưa được lấp đầy để tạo ra môi trường đầu tư đồng nhất trong khuôn
khổ quốc tế, do đó rủi ro cho các doanh nghiệp đi đầu tư là tương đối lớn và
VietNam Airlines không nằm ngoài xu thế này.
2.2.2.2. Khó khăn từ đối thủ cạnh tranh:
Với sự phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực thương mại và du lịch,
Campuchia hiện là điểm đến, là thị trường phát triển chiến lược của nhiều
hãng hàng không, đặc biệt là là các hãng mạnh đến từ các quốc gia châu Á
như hãng hàng không quốc gia Hồng Kông (Cathay Pacific), hãng hàng
không quốc gia Hàn Quốc (Korean Airlines), hãng hàng không Phương Nam
và Phương Đông, Trung Quốc, hãng hàng không quốc gia Malaysia (Malaysia
Airlines). Mặt khác, do không có một hãng hàng không lớn của riêng mình

trước khi Cambodia Angkor Airlines ra đời, Campuchia đã áp dụng chính
sách “vùng trời mở” và các hãng giá rẻ được chào đón nhiệt tình, trong đó
phải kể đến Air Asia, Jet Star Asia hay SilkAir… Ngày càng có nhiều hãng
tiến hành đàm phán với Chính phủ Campuchia để sớm mở đường bay trực
tiếp tới nước này trong thời gian sớm nhất. Do vậy sự cạnh tranh gay gắt giữa
các hãng là không thể tránh, ảnh hưởng không nhỏ tới chiến lược hoạt động
của VietNam Airlines khi lần đầu tiên quyết định đầu tư vào đất nước này.
Thời điểm ban đầu sau khi hợp tác thành lập, Cambodia Angkor Airlines
chỉ hoạt động trên các chuyến bay nội địa. Từ tháng 11/2009, hãng mới bắt
đầu có các đường bay quốc tế đến Việt Nam và sau đó là một số nước trong
khu vực châu Á. Trong khi đó, từ Bắc Á, các hãng Cathay Pacific, Korean
Airlines, Japan Airlines và Qatar Airways đều có các chuyến bay trực tiếp đến
quốc gia này. Cạnh tranh vào cửa ngõ khu vực Đông Dương của Vietnam
Airlines có nguy cơ bị đe dọa.


Từ phía Trung Quốc, ngày 12/07/2007, hãng hàng không Phương Nam đã
khai thông tuyến bay từ Quảng Châu tới Angkor (Siem Reap), Campuchia và
ngày 01/10/2007 công ty nhánh Vân Nam của hãng hàng không Phương Đông
cũng đã khai thông tuyến bay từ Nam Ninh tới Phnom Penh, thủ đô
Campuchia, và đây luôn là hai đối thủ lớn của các hãng hàng không thâm
nhập thị trường Campuchia cho tới thời điểm hiện tại.
Trước đó, tháng 12/2001, Đông Nam Á xuất hiện hãng hàng không giá rẻ
đầu tiên là Air Asia (Malaysia) và nhanh chóng phát triển thành hãng hàng
không lớn nhất khu vực, tích cực thu hút một lượng không nhỏ khách hàng
tiềm năng trên toàn thế giới. Điểm đỗ mới trong năm 2006 của họ là
Campuchia, vào tháng 10/2006, Air Asia bắt đầu thực hiện các chuyến bay
đầu tiên từ Phnom Penh và Siem Reap tới Bangkok và Kuala Lumpur và từng
bước gặt hái nhiều thành công to lớn, phát triển mạnh mẽ chiến lược cạnh
tranh về giá. Jet Star Asia được hãng hàng không Qatas của Australia hậu

thuẫn, cũng làm nên hiện tượng tương tự, khi bắt đầu mở các chuyến bay giữa
Signapore và Campuchia. SilkAir, chi nhánh khu vực của Singapore Airlines
từng đưa ra mức giá 400 USD cho một chuyến khứ hồi, nhưng sự xuất hiện
của Jet Star Asia buộc SilkAir phải giảm giá xuống một nửa. Đây có thể coi là
một sự thay đổi đáng mừng cho Campuchia, khi dân chúng có thêm những sự
lựa chọn khác nhau, đồng thời cũng là một thách thức lớn cho các hãng hàng
không khác khi muốn thâm nhập thị trường này, đương nhiên không ngoại trừ
quá trình đầu tư của VietNam Airlines hồi tháng 07/2009 trong bối cảnh
thương mại và du lịch Campuchia phát triển mạnh mẽ, khối lượng hàng hóa,
hành khách chu chuyển bằng đường không ngày càng lớn và không ngừng
tăng lên.
Ngoài đối thủ cạnh tranh là các hãng hàng không đến từ các quốc gia
khác- chủ yếu là các quốc gia châu Á, khi đầu tư vào Campuchia, liên doanh
của VietNamAirlines với các đối tác Campuchia là Cambodia Angkor Air còn


phải đương đầu với Siem Reap Airways- hãng hàng không có trụ sở chính tại
sân bay quốc tế Phnom Penh đã chính thức phá sản năm 2008 do thua lỗ
nhưng trong thời gian gần đây, người phát ngôn chính thức của Siem Reap
Airways cho biết, họ đang ở giai đoạn cuối của quá trình chỉnh trang để trở lại
hoạt động. Có thể nói, cùng với hãng hàng không Thái Lan- Bangkok Airway
hoạt động trên đường bay từ Phnom Penh đến Siem Reap từ nhiều năm nay,
đây là đối thủ chính cạnh tranh các tuyến bay nội địa với Cambodia Angkor
Air khi hãng chính thức đi vào hoạt động.
2.2.3. Hướng giải quyết vấn đề:
2.2.3.1. Đối với cơ sở hạ tầng và hệ thống luật pháp:
Theo những thỏa thuận đã đạt được, VietNam Airlines sẽ hợp tác toàn diện
và hỗ trợ tối đa cho Cambodia Angkor Air trong quá trình triển khai hoạt
động, mở rộng và phát triển. Nhằm khắc phục tình trạng yếu kém về viễn
thông và công nghệ thông tin, giai đoạn đầu, Vietnam Airlines sẽ ủng hộ về

nguồn lực chất xám với các cán bộ quản lý, kỹ sư, thợ kỹ thuật, phi công, tiếp
viên giàu kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại để liên doanh hoạt động nhằm
thu về hiệu quả tối đa với ưu đãi đặc biệt.
Để tránh các rủi ro về luật pháp, chính trị trước khi trực tiếp đầu tư vào
Campuchia, đại diện VietNam Airlines đã chuẩn bị kỹ càng từ khâu nghiên
cứu thị trường, chính sách pháp luật và tập quán, thói quen, tiêu chuẩn kỹ
thuật cũng như chính sách thuế của quốc gia Chùa Tháp để đi đến lựa chọn cơ
hội đầu tư phù hợp nhất, cụ thể là hoạt động đầu tư thành lập liên doanh hàng
không với tên gọi “hãng hàng không quốc gia Campuchia- Cambodia Angkor
Air”; nắm vững những quy định, điều luật của quốc gia, của các tổ chức kinh
tế khu vực và thế giới nhằm hạn chế và tránh các tranh chấp bất ngờ.


Trong quá trình chuẩn bị, lập dự án đầu tư, VietNam Airlines đã tính
toán một cách chi tiết, đáp ứng đầy đủ các thủ tục, yêu cầu theo quy định của
pháp luật quốc tế và pháp luật các quốc gia hiện hành, cụ thể là luật pháp Việt
Nam và Campuchia. Khi dự án đã đi vào hoạt dộng kinh doanh, lãnh đạo
VietNam Airlines luôn tuân thủ nguyên tắc thực hiện chế độ báo cáo tài chính
định kỳ cho cơ quan quản lý đầu tư nước nhà để nắm được tình hình hoạt
động của doanh nghiệp xem vướng mắc như thế nào, vướng mắc ở đâu để
Nhà nước xem xét có sự điều chỉnh các chính sách, quy định cho phù hợp với
yêu cầu thực tiễn, đem lại lợi ích lớn nhất cho doanh nghiệp.
Thực tiễn cho thấy, các nước tiếp nhận đầu tư châu Á thường yêu cầu
một tỷ lệ vốn điều lệ lớn nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra thường
xuyên trong một thời gian dài; do đó, một sự liên kết chặt chẽ giữa ngân hàng
và doanh nghiệp được xem là nhân tố không thể thiếu để thúc đẩy đầu tư phát
triển. Nghiên cứu kỹ quy định và thị hiếu thì trường mục tiêu, VietNam
Airlines đi tới quyết định hợp tác với ngân hàng đầu tư và phát triển Việt
Nam- BIDV để ngân hàng này thực hiện các hỗ trợ về vốn, dịch vụ ngân
hàng, mở tài khoản chuyển vốn và đóng vay trò cầu nối thanh toán cho hãng

khi tiến hành đầu tư thành lập liên doanh hàng không Cambodia Angkor Air.
2.2.3.2. Đối với đối thủ cạnh tranh:
Với mục tiêu hoạt động theo mô hình hãng hàng không truyền thống nên
để có thể cạnh tranh với các hãng hàng không quốc tế có hành trình bay trực
tiếp đến Campuchia và hãng hàng không nội địa Siem Reap Airways đang
dần vực dậy, Cambodia Angkor Air không đi theo chiến lược cạnh tranh về
giá mà chủ trương không ngừng hoàn thiện và nâng cao chất lượng cơ sở hạ
tầng kỹ thuật, chất lượng dịch vụ bay. Nhiều dự án lớn tầm cỡ quốc gia có ý
nghĩa quyết định trong chiến lược phát triển của liên doanh và đất nước được
khởi công xây mới và tu bổ: nâng cấp đường băng hạ, cất cánh, tu bổ sân đậu


máy. Các dự án đều được giám sát chặt chẽ bởi đội ngũ kỹ thuật viên lành
nghề dày dạn kinh nghiệm từ phía VietNam Airlines và Chính phủ
Campuchia, đảm bảo đúng thủ tục pháp lý, chất lượng công trình cao, đưa vào
khai thác đúng tiến độ và phát huy hiệu quả. Dịch vụ phục vụ hành khách
cũng được cải thiện đáng kể tại tất cả các sân bay, đặc biệt là sân bay quốc tế
Angkor (Siem Reap) và sân bay quốc tế Phnom Penh nhằm nâng cao uy tín và
chất lượng phục vụ của đơn vị; đặc biệt, phương thức bán vé điện tử (eticket) được đưa vào áp dụng nhằm đi theo xu hướng phát triển chung của
ngành hàng không dân dụng thế giới góp phần giảm thiểu thời gian giao dịch
trực tiếp, tiết kiệm thời gian và chi phí cho cả hãng và khách hàng, nhờ vậy,
hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu góp phần nâng cao giá trị và sức cạnh
tranh của hãng.
2.2.4. Kết quả đạt được:
Cambodia Angkor Air- liên doanh giữa VietNam Airlines và đối tác
Campuchia đã thu được một vài kết quả khả quan trong những ngày đầu hoạt
động sau lễ khai trương ngày 27/07/2009. Với 4 chuyến bay đi và khứ hồi
hàng ngày từ Thủ đô Phnom Penh tới thành phố Siem Reap, mỗi chuyến luôn
đạt từ 80-100 ghế kín chỗ. Ông Nam Lui, Trưởng phòng vé của Cambodia
Angkor Air tại sân bay quốc tế Pochentong, cho biết lượng hành khách đi trên

các chuyến bay của hãng sẽ tiếp tục tăng trong tháng tới vì giá vé của
Combodia Angkor Air “có sức cạnh tranh”, chất lượng phục vụ của nhân viên
đạt chuẩn quốc tế, cơ sở vật chất tối ưu, hiện đại. Vì mới đi vào hoạt động,
nhiều hành khách còn chưa biết đến nê tới đây, lãnh đạo Cambodia Angkor
Air quyết định đầu tư mạnh tay vào việc xúc tiến quảng bá, mở các cuộc hội
thảo, các hội nghị chuyên đề để giới thiệu rộng rãi dịch vụ và sản phẩm đến
tận tay khách hàng, thực hiện chiến dịch marketing với nhiều hình thức
khuyến mại mới để thu hút khách hàng, một mặt cạnh tranh với "Bangkok
Airway”- hãng hàng không Thái Lan đã hoạt động trên tuyến bay nội địa này


từ nhiều năm nay, mặt khác, đây đồng thời cũng là động thái, cơ hội để hãng
quảng bá mình với du khách trong và ngoài khu vực.
Thủ tướng Campuchia, ông Hu Sen trong cuộc họp báo ngày 24/12/2009
cho hay, hãng hàng không mới của Campuchia- Cambodia Angkor Air bắt
đầu hoạt động có lãi. So với dự báo ban đầu, hãng sẽ lỗ ít nhất trong hai năm
sau khi thành lập và kết quả kinh doanh này hoàn toàn ngoài dự kiến, có tác
dụng lớn trong việc thúc đẩy hãng cố gắng hoàn thiện phát triển hơn nữa để
thu được kết quả cao hơn, góp phần phát triển kinh tế hai nước, thắt chặt tình
hữu nghị, quan hệ hợp tác lâu dài, cùng phát triển.


III. KẾT LUẬN

Sự tăng trưởng nhanh chóng của hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các
doanh nghiệp Việt trong thời gian gần đây là sự phát triển khách quan, phù
hợp với sự phát triển của kinh tế nước nhà cũng như tiến trình hội nhập kinh
tế quốc tế. Vốn thực hiện của các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước
ngoài tăng dần qua các năm cho thấy sự trưởng thành vượt bậc và thể hiện,
đầu tư ra nước ngoài không những không làm phân tán nguồn lực mà ngược

lại đã đem đến những kết quả rất tích cực; tuy nhiên, quá trình đầu tư cũng
còn gặp nhiều khó khăn, dễ dẫn đến rủi ro trong đầu tư và kinh doanh tại nước
sở tại, chưa thể tạo ra được giá trị gia tăng lớn trong tương lai. Bởi vậy, để
hoạt động đầu tư thực sự đem lại kết quả như mong đợi, cả các cơ quan chức
năng có thẩm quyền và bản thân doanh nghiệp cần cố gắng hơn nữa, phát huy
mặt tích cực, sửa đổi và hạn chế khuyết điểm để quá trình đầu tư thực sự là
cuộc chơi dài hạn và thu được kết quả như mong đợi.
Đầu tư vào Campuchia, VietNam Airlines tận dụng được nhiều cơ hội từ
chính sách mở cửa, thu hút đầu tư của nước sở tại nhưng cũng gặp không ít
khó khăn từ cơ sở hạ tầng, hệ thống luật pháp và đối thủ cạnh tranh trên thị
trường. Vượt qua tất cả các khó khăn trước mắt đó, VietNam Airlines đang
dần vươn lên, khẳng định mình, cùng với đối tác đưa liên doanh hàng không
Cambodia Angkor Air phát triển.


Môc lôc

17. : “Doanh nghiệp Việt Nam mạnh tay đầu tư vào Campuchia”. 17


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. .
2. : “BIDV và Vietnam Airlines đầu tư sang
Campuchia”.
3. : “Doanh nghiệp Việt Nam mạnh tay đầu tư vào
Campuchia”.
4. “Tạp chí đầu tư nước ngoài” số 40, tháng 10/2009; số 45, tháng 03/2010; số
47, tháng 05/2010; số 51, tháng 09/2010.
5. “Tạp chí kinh tế đối ngoại” tháng 04/2010.
6. : “Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư vào Campuchia”.

7. “Tạp chí tài chính” số 39, tháng 09/2010.
8. Thời báo kinh tế Việt Nam: “Kinh tế 2009-2010 Việt Nam và thế giới”.
9. Giáo trình “Quản trị dự án và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoàiFDI” tập 1 và 2, nhà xuất bản Thống Kê.
10. “Lợi thế cạnh tranh quốc gia”, tác giả Micheal Porter, dịch giả Nguyễn
Ngọc Toàn.
11. “Tạp chí kinh tế và dự báo” số 13, tháng 07/2009.
12. Bộ kế hoạch và đầu tư, UNDP, Vụ Thương mại Dịch vụ, 2004: “Nghiên
cứu chuyên đề về chiến lược phát triển của một số ngành dịch vụ Việt Nam:
Viễn thông, Tài chính, Vận tải biển, Vận tải hàng không, Du lịch và Ngân
hàng”.
13. “Tạp chí phát triển” số 38, tháng 09/2010.
14. Bộ kế hoạch và đầu tư, Cục đầu tư nước ngoài, 2010: “Tình hình đầu tư ra
nước ngoài năm 2009”.
15. : “Hàng không Campuchia phục hồi mạnh năm
2010”.
16. : “Liên doanh hàng không Campuchia- Việt
Nam có lãi”.


17. : “Doanh nghiệp Việt Nam mạnh tay đầu tư vào
Campuchia”.
18. : “Bảy lĩnh vực nên tăng đầu tư sang
Campuchia”.
19. : “Campuchia rộng cửa mời doanh nghiệp Việt
đầu tư”.
20. : “Hàng không giá rẻ làm nên chuyện ở Đông Nam Á”.
21. : “Cambodia Angkor Air bước đầu đạt kết quả khả
quan”.



NhËn xÐt cña gi¸o viªn
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................



×