LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời tri ân đến quý thầy cô tham gia giảng dạy tại Trường Đại học Lạc
Hồng – Khoa Sau đại học đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt cho tôi nền tảng kiến thức
trong suốt hai năm qua, tại đây tơi có dịp được lắng nghe, được chia sẽ cùng thầy cô và
bạn bè những kiến thức vô cùng quý báu.
Tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến Thầy TS. PHAN ĐỨC DŨNG – giáo
viên hướng dẫn khoa học của luận văn tốt nghiệp. Thầy đã dành nhiều thời gian hướng
dẫn, truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm và giúp đỡ tơi hồn thành luận văn
nghiên cứu này.
Cuối cùng xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo, tồn thể nhân viên các phịng
ban, trung tâm thuộc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Nai đã nhiệt tình cung cấp
tài liệu và tham gia trả lời bảng khảo sát để tơi có thể hồn thành luận văn của mình.
Và xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, các anh chị, bạn bè đồng mơn đã góp ý và ủng hộ
tơi trong suốt q trình làm luận văn này.
Chân thành cám ơn.
Đồng Nai, ngày
tháng 11 năm 2014
Phan Thị Hồng Thái
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn Thạc sỹ là cơng trình nghiên cứu của tơi dưới
sự hướng dẫn của TS. Phan Đức Dũng.
Các số liệu trong luận văn được sử dụng trung thực. Kết quả nghiên cứu
được trình bày trong luận văn này chưa được công bố trong bất kỳ cơng trình
khoa học nào.
Tác giả luận văn
Phan Thị Hồng Thái
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục hình, biểu đồ
PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .........................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................3
5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài...................................................................................3
6. Tổng quan nghiên cứu đề tài ……………………………………………………...3
7. Kết cấu của đề tài................................................................................................. 7
CHƯƠNG 1: ...............................................................................................................9
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ....................................9
1.1 TỔNG QUAN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ .......................................................9
1.1.1 Hệ thống quản lý và nhu cầu của kiểm soát nội bộ của một tổ chức .............9
1.1.2 Khái niệm kiểm soát nội bộ........................................................................10
1.1.3 Hệ thống kiểm soát nội bộ trong khu vực công (theo INTOSAI) ................14
1.2 CÁC NHÂN TỐ CẤU THÀNH NÊN HỆ THỐNG KIỂM SỐT NỘI BỘ 16
1.2.1 Mơi trường kiểm soát.................................................................................16
1.2.2 Đánh giá rủi ro ........................................................................................... 18
1.2.3 Hoạt động kiểm sốt ..................................................................................19
1.2.4 Thơng tin và truyền thơng ..........................................................................22
1.2.5 Giám sát.....................................................................................................23
1.3 SỰ CẦN THIẾT VÀ LỢI ÍCH CỦA KIỂM SỐT NỘI BỘ ....................... 23
1.4 NHỮNG HẠN CHẾ CỦA KIỂM SOÁT NỘI BỘ ........................................24
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ......................................................................................... 25
CHƯƠNG 2: .............................................................................................................26
THỰC TRẠNG VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ......................................26
TẠI SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH ĐỒNG NAI ................................ 26
2.1 GIỚI THIỆU VÀI NÉT SƠ LƯỢC VỀ SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
TỈNH ĐỒNG NAI.................................................................................................26
2.1.1 Lịch sử hình thành Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Nai ...................26
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy Sở Khoa học và Công
nghệ tỉnh Đồng Nai............................................................................................. 26
2.2 THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KIỂM SỐT NỘI BỘ TẠI SỞ KHOA HỌC
VÀ CƠNG NGHỆ TỈNH ĐỒNG NAI:................................................................ 34
2.2.1 Mơ hình đề xuất nghiên cứu:......................................................................34
2.2.2 Giới thiệu quy trình nghiên cứu:.................................................................38
2.2.3 Thiết kế nghiên cứu: ..................................................................................41
2.2.4 Phương pháp xử lý số liệu khảo sát: ........................................................... 44
2.2.5 Kết quả khảo sát:........................................................................................ 49
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ......................................................................................... 65
CHƯƠNG 3: .............................................................................................................66
GIẢI PHÁP HỒN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SỐT NỘI BỘ TẠI SỞ
KH&CN TỈNH ĐỒNG NAI.....................................................................................66
3.1 QUAN ĐIỂM HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI SỞ
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH ĐỒNG NAI...........................................66
3.1.1 Quan điểm kế thừa .................................................................................. 546
3.1.2 Quan điểm tiếp cận các quy định của COSO 1992 .....................................55
3.1.3 Quan điểm hội nhập ................................................................................. 567
3.1.4 Quan điểm phù hợp ................................................................................ 588
3.2 TÍNH TẤT YẾU PHẢI HỒN THIỆN HỆ THỐNG KSNB TẠI SỞ KHOA
HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH ĐỒNG NAI ....................................................... 68
3.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SỐT NỘI BỘ
TẠI SỞ KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ TỈNH ĐỒNG NAI............................. 70
3.3.1 Mơi trường văn hóa của tổ chức ................................................................ 70
3.3.2 Xây dựng kế hoạch và thực hiện công việc ................................................71
3.3.3 Năng lực, thu nhập và chế độ đãi ngộ......................................................... 72
3.3.4 Tuân thủ quy định của pháp luật ................................................................ 73
3.3.5 An ninh thông tin, truyền thông và giám sát. ..............................................74
3.4 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÁC CƠ QUAN CÓ LIÊN QUAN .........75
3.4.1 Kiến nghị đối với Bộ Khoa học và Công nghệ ...........................................75
3.4.2 Kiến nghị đối với UBND tỉnh Đồng Nai ....................................................75
3.4.3 Kiến nghị đối với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Nai.....................77
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ......................................................................................... 78
KẾT LUẬN...............................................................................................................79
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AICPA :
American Institute of Certified Public Accountants
BCTC:
Báo cáo tài chính
BHXH:
Bảo hiểm xã hội
CB CNV:
Cán bộ công nhân viên
COBIT:
Control Objectives for Information and Related Technology
COSO:
Committee of Sponsoring organization
ERM:
Enterprise Risk Management Framework
FEI:
the Financial Executives Institute
GAO:
u.s Government Accountability Office
HTKSNB:
Hệ thống kiểm soát nội bộ
IIA:
the Institute of Internal Auditors
IMA:
Institute of Management Auditors
INTOSAI:
International Organization of Supreme Audit Institutions
ISA:
International Standard on Auditing
ISACF:
Information Systems Audit and Control Foundation
ITGI:
Information technology Governance Institute
KSNB:
Kiểm soát nội bộ
SAS:
Statement of Auditing Standard
SPSS:
Statistical Package for the Social Sciences
UBND:
Ủy ban nhân dân
DANH MỤC BẢNG
Bảng
Tên bảng
Trang
Bảng 2.1
Các biến quan sát được sử dụng trong mơ hình
40-41
Bảng 2.2
Ký hiệu biến quan sát
50-51
Bảng 2.3
Bảng thống kê tần suất của hai biến định danh là chức
54
vụ và bậc học
Bảng 2.4
Kết quả thống kê mô tả các biến định lượng
Bảng 2.5
Kết quả kiểm định thang đo (Cronbach’s Alpha
55-57
60
DANH MỤC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ
Hình/
Tên hình/ sơ đồ
Trang
Sơ đồ
Sơ đồ 1.1
Các yếu tố của mơi trường kiểm sốt
14
Sơ đồ 2.1
Sơ đồ tổ chức bộ máy Sở Khoa học và Cơng nghệ tỉnh
37
Đồng Nai
Sơ đồ 2.2
Quy trình nghiên cứu
43
Hình 2.1
Mơ hình đề xuất nghiên cứu
39
1
PHẦN MỞ ĐẦU
Trong phần này đề cập đến những nội dung chủ yếu như giới thiệu tổng quan cũng
như lý do hình thành đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu,
phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn của đề tài và kết cấu của đề tài.
1. Lý do chọn đề tài
Trong khu vực công tại Việt Nam hiện nay, khái niệm kiểm soát nội bộ vẫn chưa
được phổ biến rộng rãi. Các nhà quản lý trong khu vực công thường dựa trên các quy
định của pháp luật, kinh nghiệm cá nhân để hành xử hơn là một cái nhìn tổng qt và
có hệ thống về cơng tác kiểm sốt. Ngồi ra, việc thiếu một kỹ năng phân tích từ mục
tiêu, rủi ro đến các hoạt động kiểm soát sẽ dẫn đến tổn hao nguồn lực vào những thủ
tục kiểm sốt khơng cần thiết trong khi lại bỏ sót những rủi ro quan trọng. Nếu các đơn
vị trong khu vực công xây dựng được hệ thống kiểm sốt nội bộ tốt thì có thể ngăn
ngừa và phát hiện những sai phạm, yếu kém, giảm thiểu tổn thất, nâng cao hiệu quả
hoạt động của đơn vị và hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Nai là cơ quan chuyên môn thuộc UBND
tỉnh Đồng Nai có chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện các chức năng quản
lý Nhà nước về hoạt động khoa học và công nghệ, bên cạnh mục tiêu hoàn thành các
chức năng nhiệm vụ được giao, thì việc quản lý tốt các nguồn lực, kiểm sốt hoạt động
một cách chặt chẽ để giúp đơn vị quản lý tốt hoạt động của mình. Để làm được điều
này thì hệ thống kiểm sốt nội bộ là một cơng cụ đắc lực. Vì hệ thống kiểm sốt nội bộ
tốt sẽ là một công cụ quản lý hữu hiệu để kiểm soát và điều hành hoạt động của đơn vị
nhằm đảm bảo đạt được các mục tiêu đề ra với hiệu quả cao nhất. Việc hồn thiện hệ
thống kiểm sốt nội bộ giúp ích cho đơn vị bảo vệ mình trước các rủi ro và kiểm soát
hoạt động, nắm chắc thời cơ phát triển là yêu cầu cần thiết của các nhà quản lý hiện
nay.
Tuy nhiên, thời gian qua do chưa chú trọng nghiên cứu, cũng như có những hạn chế
về hệ thống lý luận và kinh nghiệm thực tiễn nên hệ thống KSNB tại Sở Khoa học và
Công nghệ tỉnh Đồng Nai chưa phát huy được tính hữu hiệu và còn bộc lộ nhiều thiếu
2
sót. Đứng trước những vấn đề này, để góp phần vận hành trơi chảy hệ thống kiểm sốt
bội bộ tại Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Nai, tôi đã chọn đề tài “Hồn thiện
hệ thống kiểm sốt nội bộ tại Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Nai” để làm
luận văn tốt nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa lý luận về hệ thống kiểm sốt nội bộ của COSO 1992 và bản hướng
dẫn tiêu chuẩn kiểm sốt nội bộ cho khu vực cơng (INTOSAI 1992).
- Tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực trạng hệ thống kiểm sốt nội bộ tại Sở Khoa
học và Cơng nghệ tỉnh Đồng Nai.
- Từ kết quả nghiên cứu, đề xuất các giải pháp để khắc phục những mặt hạn chế của
hệ thống kiểm soát nội bộ của Sở Khoa học và Cơng nghệ tỉnh Đồng Nai, giúp cho đơn
vị hồn thiện hệ thống kiểm sốt nội bộ của mình.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hệ thống kiểm soát nội bộ tại Sở Khoa học và
Công nghệ tỉnh Đồng Nai và các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu và hiệu quả hoạt
động của hệ thống kiểm soát nội bộ tại đơn vị. Thông qua việc thu thập thông tin thứ
cấp và bảng câu hỏi khảo sát được trả lời từ các CB CNV tại đơn vị để đánh giá mức
độ hữu hiệu của hệ thống KSNB tại Sở Khoa học và Cơng nghệ tỉnh Đồng Nai. Các
khía cạnh cụ thể của từng nhân tố được thể hiện bởi các chỉ số (biến quan sát) cũng
được xem xét và kiểm định. Cuối cùng, thơng qua phân tích thống kê, mức độ ảnh
hưởng của từng nhân tố đối với sự hữu hiệu của hệ thống KSNB sẽ được xem xét và
xác định.
Phạm vi nghiên cứu chỉ giới hạn ở mục tiêu về sự hữu hiệu và hiệu quả của hoạt
động hệ thống KSNB và mục tiêu về sự tuân thủ các luật lệ và quy định; không bao
hàm mục tiêu về sự tin cậy của BCTC. Nội dung của đề tài chỉ khảo sát thực trạng hệ
thống kiểm soát nội bộ tại Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Nai chứ khơng bao
qt hết tồn bộ Sở ngành khác trong tỉnh.
3
4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện kết hợp giữa hai phương pháp, đó là: phương pháp
định tính và định lượng (thống kê mơ tả) , cụ thể:
Sử dụng phương pháp tham khảo và tổng hợp những tài liệu về hệ thống KSNB
để xây dựng bảng câu hỏi khảo sát sơ bộ, nhằm xác định các nhân tố có ảnh
hưởng đến hiệu quả của hệ thống KSNB tại Sở KH&CN Đồng Nai.
Điều tra qua khảo sát và thống kê mơ tả (có sử dụng phần mềm SPSS phiên bản
20.0 để chạy số liệu điều tra) nhằm đánh giá thực trạng hệ thống KSNB tại Sở
KH&CN Đồng Nai
So sánh, phân tích và suy luận để đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống
KSNB tại Sở KH&CN Đồng Nai
5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Đề tài góp phần mang lại một số ý nghĩa cho Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng
Nai và cho các cơ quan hành chính nhà nước, cụ thể như sau:
-
Thứ nhất, kết quả này hy vọng cung cấp cho Ban Lãnh đạo Sở Khoa học và
Công nghệ cái nhìn sâu sắc và tồn diện hơn về các nhân tố có thể mang lại hiệu
quả cho hệ thống kiểm sốt nội bộ tại đơn vị. Giúp đơn vị hồn thiện hệ thống
KSNB để đảm bảo đạt được những mục tiêu, kế hoạch của mình.
-
Thứ hai, nghiên cứu này làm cơ sở giúp cho các đơn vị hành chính nhà nước,
đơn vị sự nghiệp xây dựng cho đơn vị mình một mơ hình hệ thống kiểm sốt nội
bộ phù hợp hơn, đạt hiệu quả cao hơn.
-
Thứ ba, làm cơ sở để nghiên cứu sâu hơn về mức độ hiệu quả của hệ thống
kiểm soát nội bộ ở nhiều lĩnh vực, nhiều khía cạnh khác.
6. Tổng quan nghiên cứu đề tài
Hệ thống KSNB và những vấn đề liên quan đến hệ thống KSNB là một trong
những đề tài phổ biến đã được các học viên của nhiều trường cao học thực hiện nghiên
cứu làm đề tài luận văn cao học. Với mỗi đề tài nghiên cứu có những đối tượng và hình
4
thức nghiên cứu khác nhau nhưng đối với hệ thống kiểm sốt nội bộ trong khu vực
cơng tác giả đã tìm hiểu được những đề tài như sau:
Thứ nhất, nghiên cứu của tác giả Bùi Thanh Huyền (2011) “Hệ thống kiểm soát
nội bộ tại kho bạc nhà nước quận 10 TPHCM – thực trạng và giải pháp hoàn thiện”.
Thứ hai, Nghiên cứu của tác giả Phạm Hồng Thái (2011) “Một số giải pháp
hồn thiện hệ thống kiểm sốt nội bộ của ngành y tế tỉnh Long An”.
Thứ ba, nghiên cứu của tác giả Võ Thị Minh Thư (2012) “Hoàn thiện hệ thống
kiểm sốt nội bộ tại tổng cơng ty điện lực miền trung”.
Thứ tư, nghiên cứu của tác giả Võ Thị Thiên Trang (2013) “Một số giải pháp
hoàn thiện hệ thống kiểm sốt nội bộ tại Cơng ty cấp thốt nước Bến Tre”.
Với những nghiên cứu này, các tác giả tìm hiểu các yếu tố cấu thành nên hệ
thống KSNB tại các đơn vị thông qua việc nghiên cứu các văn bản quy định, quan sát
thực tiễn các hoạt động tại đơn vị và khảo sát thông qua bảng hỏi. Đây là những đề tài
nghiên cứu về hệ thống KSNB của các ngành đặc thù như: kho bạc, điện lực, cấp nước,
y tế và các tác giả đã đưa ra được các ưu và nhược điểm của hệ thống KSNB tại các
đơn vị này như sau:
* Qua khảo sát và phân tích thực trạng về hệ thống KSNB tại cơng ty cấp thoát
nước Bến Tre, tác giả đã nhận định rằng:
- Công ty chưa thấy được sự cần thiết, lợi ích và hữu hiệu của hệ thống KSNB
- Hệ thống KSNB của công ty vận hành kém hiệu quả.
- Các bộ phận cấu thành còn bộc lộ nhiều hạn chế làm dẫn đến các rủi ro có thể
xảy ra trong quá trình hoạt động gây ảnh hưởng đến việc đạt mục tiêu của công ty.
* Kết quả khảo sát tại tổng công ty điện lực miền Trung cho thấy các đơn vị đã
quan tâm và thiết lập hệ thống KSNB cho đơn vị mình. Tuy nhiên cịn những hạn chế
như trình độ nhân viên, khả năng quản lý của lãnh đạo, phân chia trách nhiệm, đánh giá
rủi ro nên mức độ thành cơng chưa cao và gặp nhiều khó khăn. Tác giả cũng đã đưa ra
5
được một số giải pháp để nâng cao tính hiệu quả của hệ thống KSNB tại tổng công ty
điện lực miền trung như:
- Cần có sự phối hợp đồng bộ từ tất cả các bộ phận phòng/ ban và tất cả các đơn
vị thành viên vì đối tượng thực hiện quy trình là tất cả mọi người trong Tổng Cơng ty
và đối tượng để thực hiện trong nội bộ là rất rộng.
- Cán bộ quản lý cần bồi dưỡng, nâng cao trình độ chun mơn và quản lý mới
thấy được nhu cầu cần thiết của hoạt động kiểm soát nội bộ. Chỉ khi có sự nhận thức
đúng đắn của nhà quản lý thì HTKSNB mới đi vào hoạt động thiết thực và hữu ích.
- Tổng Cơng ty cũng nên mở rộng phạm vi tuyển dụng để có thể tuyển chọn
được nhân sự tương đối có sự độc lập về quan hệ ruột thịt để hoạt động kiểm soát được
khách quan và có hiệu quả tốt.
- Vế phía nhà nước cần ban hành những hướng dẫn về việc áp dụng hệ thống
KSNB, quy định trách nhiệm của ban lãnh đạo đối với việc quản lý rủi ro. Về lâu dài
hoạt động KSNB phải được quy định trong văn bản luật.
* Kết quả khảo sát cho thấy các đơn vị trong Ngành Y tế tỉnh Long An có nhiều
cố gắng vận dụng lý thuyết KSNB vào thực tế để kiểm soát và quản lý các hoạt động
nhằm đạt được các mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, việc thực hiện chỉ mang tính tự phát, dựa
vào kinh nghiệm, khơng mang tính hệ thống nên vẫn còn một số hạn chế nhất định, hệ
thống KSNB chưa phát huy hết hiệu quả. Nguyên nhân chính dẫn đến những yếu kém
này là do các đơn vị nhận thức chưa đúng vai trò, tầm quan trọng của hệ thống KSNB
và nhà quản lý cũng chưa được đào tạo chuyên sâu về KSNB. Bộ Y tế cũng chưa có
hướng dẫn cụ thể về cách xây dựng và vận hành hệ thống KSNB. Vì thế hiện nay vẫn
có những sai sót xảy ra thường xuyên trong ngành.
Từ thực trạng hệ thống KSNB của ngành Y tế tỉnh Long An, tác giả cũng đã đề
xuất một số giải pháp và kiến nghị như:
-
Xây dựng hướng dẫn về thiết lập hệ thống KSNB trong lĩnh vực y tế
6
-
Đào tạo kiến thức, kỹ năng về thiết lập KSNB cũng như cung cấp các dịch
vụ hỗ trợ phù hợp và kịp thời.
-
Ban hành các văn bản hướng dẫn kịp thời.
-
Sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật không còn phù hợp với thực tế hoặc
mâu thuẫn nhau
-
Điều chỉnh chế độ phụ cấp ưu đãi nghề.
* Kết quả khảo sát tại kho bạc nhà nước quận 10 TPHCM, tác giả đánh giá hệ
thống kiểm sốt nội bộ thơng qua cơng tác kiểm tra, kiểm sốt nội bộ hệ thống trên lĩnh
vực hoạt động nghiệp vụ và quản lý của ngành đó là kho bạc. Cơng tác kiểm tra, kiểm
sốt này nhằm kịp thời phát hiện, chấn chỉnh và ngăn ngừa các sai phạm đảm bảo ổn
định hệ thống kho bạc. Qua đó đánh giá được vai trị của hệ thống kiểm soát nội bộ
trong việc ngăn ngừa, phát hiện và xử lý các sai sót, gian lận trong quá trình hoạt động
của các đơn vị cũng như cơ quan tổ chức thuộc nhà nước.
Qua khảo sát các quy trình nghiệp vụ và mơ tả hệ thống kiểm sốt nội bộ của
kho bạc nhà nước quận 10, tác giả nhận thấy có hai bộ phận chưa hồn thiện đó là:
- Đánh giá rủi ro: nhận dạng các rủi ro và biện pháp phịng tránh của cơng tác kế
tốn chưa có văn bản hướng dẫn.
- Thông tin và truyền thông: khách hàng lập chứng từ sai mục lục ngân sách, sai
số tiền bằng chữ, sai hồ sơ kèm theo, có khoản chi sai chế độ, đưa dự toán đầu năm ra
kho bạc trễ, giao nhận hồ sơ ở khâu chi ngân sách tốn nhiều thời gian, truy cập và ghi
nhớ văn bản chế độ của cán bộ cơng chức cịn hạn chế, kế toán nhập máy các yếu tố
trên chứng từ vào chương trình kế tốn sai, chương trình kế tốn chưa hồn thiện, tài
liệu tham khảo về cơng tác chun mơn cịn hạn chế.
Nhìn chung, hầu hết các tác giả đều có những điểm chung là dựa trên 5 yếu tố
cấu thành của hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm: mơi trường kiểm sốt, đánh giá rủi
ro, các hoạt động kiểm sốt, thơng tin và truyền thơng, giám sát để đánh giá thực trạng
hệ thống kiểm soát nội bộ tại cơng ty mình nghiên cứu nhằm đưa ra các giải pháp phù
7
hợp. Nhưng các nghiên cứu này phần lớn chỉ mang tính lý thuyết, phương pháp nghiên
cứu khơng thuyết phục, việc sử dụng bảng hỏi lưỡng cực (câu hỏi chỉ gồm 2 đáp án trái
ngược nhau: có/ khơng, đúng/ sai..) với số lượng câu hỏi lớn, dài dễ gây ra tâm lý
nhàm chán cho người được hỏi khiến họ trả lời một cách máy móc. Số lượng người
được khảo sát ít so với tổng nhân viên nên không thu thập được hầu hết các ý kiến, bởi
vì việc chọn mẫu khảo sát quyết định tới độ tin cậy của kết quả nghiên cứu. Các đề tài
hầu hết chưa định lượng được chất lượng của toàn bộ hệ thống KSNB. Kết quả nghiên
cứu đã đưa ra được một số ưu điểm và hạn chế của hệ thống kiểm soát nội bộ tại đơn vị
nghiên cứu và cũng đưa ra một số phương hướng, giải pháp để hoàn thiện tại đơn vị.
Tham khảo các nghiên cứu của các tác giả trên, tác giả đưa ra phương hướng
thực hiện đề tài của mình đó là vẫn bám sát cơ sở lý luận về hệ thống KSNB nhưng từ
năm bộ phận cấu thành hệ thống KSNB cụ thể hóa thành các chỉ tiêu cụ thể hơn để xây
dựng bảng câu hỏi kháo sát đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại Sở Khoa
học và Công nghệ tỉnh Đồng Nai. Cụ thể các chỉ tiêu (biến quan sát) là: mơi trường văn
hóa của tổ chức; xây dựng kế hoạch và thực hiện công việc; năng lực, thu nhập và chế
độ đãi ngộ; tuân thủ quy định pháp luật; an ninh thông tin, truyền thông và giám sát.
Tác giả sử dụng thang đo Likert 5 điểm để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các biến
đến sự hữu hiệu và hiệu quả hoạt động của hệ thống KSNB tại đơn vị. Với thang điểm
từ 1 - Kém đến 5 - Rất tốt. Các phiếu khảo sát sau khi thu thập được chạy dữ liệu trên
chương trình SPSS để đưa ra kết quả, các biến nào ảnh hưởng nhiều, các biến nào ảnh
hưởng ít đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại đơn vị. Trên cơ sở đó đưa ra giải
pháp, kiến nghị phù hợp.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hệ thống kiểm soát nội bộ
Chương 2: Thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại Sở Khoa học và Công nghệ
tỉnh Đồng Nai
8
Chương 3: Giải pháp hồn thiện hệ thống kiểm sốt nội bộ tại Sở Khoa học và
Công nghệ tỉnh Đồng Nai.
9
CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
1.1 TỔNG QUAN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ
1.1.1 Hệ thống quản lý và nhu cầu của kiểm soát nội bộ của một tổ chức
Hệ thống quản lý của một tổ chức
Hệ thống quản lý của một tổ chức là hệ thống để thiết lập chính sách, mục tiêu
và để đạt được các mục tiêu đó của tổ chức. Một hệ thống quản lý của một tổ chức có
thể bao gồm các hệ thống quản lý khác nhau, ví dụ như hệ thống quản lý chất lượng, hệ
thống quản lý tài chính, hay hệ thống quản lý mơi trường…
Trong hệ thống quản lý của tổ chức có các phương pháp quản lý như sau:
Quản lý bằng phương pháp quản lý hành chính là sự tác động trực tiếp của
người lãnh đạo đến người chấp hành bằng các quyết định dứt khốt, mang tính bắt
buộc, địi hỏi mọi người trong tổ chức phải chấp hành thực hiện một hành động nào đó,
nhằm xác định trật tự kỉ cương trong doanh nghiệp, kết nối các phương pháp khác
thành hệ thống, giải quyết nhanh chóng các vấn đề đặt ra.
Quản lý bằng phương pháp kinh tế là dùng sự tác động đến lợi ích vật chất của
cá nhân hay tập thể nhằm làm cho họ quan tâm đến kết quả kinh doanh của doanh
nghiệp và chịu trách nhiệm về các hành động của chính bản thân họ. Lợi ích cá nhân
của người lao động là yếu tố cơ bản nhất tác động đến hoạt động của người lao động.
Nếu khơng có sự khuyến khích của lợi ích vật chất và trách nhiệm vật chất thì động lực
kích thích người lao động sẽ bị thủ tiêu.
Quản lý bằng phương pháp tuyên truyền giáo dục là cách tác động đến tinh thần
và năng lực chuyên môn của người lao động để nâng cao ý thức trách nhiệm đối với
công việc và hiệu quả công tác.
Nhu cầu kiểm soát nội bộ của một tổ chức
10
Hệ thống kiểm sốt nội bộ là sự tích hợp một loạt hoạt động, biện pháp, kế
hoạch, quan điểm, nội quy chính sách và nỗ lực của mọi thành viên trong tổ chức để
đảm bảo tổ chức đó hoạt động hiệu quả, đạt được mục tiêu đặt ra một cách hợp lý. Có
thể hiểu đơn giản, hệ thống kiểm sốt nội bộ là hệ thống của tất cả những gì mà một tổ
chức cần làm để có được những điều muốn có và tránh những điều muốn tránh. Một hệ
thống kiểm soát nội bộ vững mạnh sẽ giúp cho tổ chức xác định được mục tiêu, chiến
lược hoạt động, giảm thiểu được rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện mục tiêu
chiến lược đó, xây dựng được các biện pháp nhằm ngăn ngừa rủi ro và nâng cao hiệu
quả hoạt động.
Chính vì vậy một hệ thống kiểm soát nội bộ vững mạnh đang là một nhu cầu
bức thiết của một tổ chức, một công cụ tối ưu để xác định sự an toàn của nguồn vốn
đầu tư, xác định hiệu quả điều hành của nhà lãnh đạo cũng như kịp thời nắm bắt hiệu
quả hoạt động của đơn vị.
1.1.2 Khái niệm hệ thống kiểm soát nội bộ
COSO (Committee Of Sponsoring Organization) là một Ủy ban thuộc hội đồng
quốc gia Hoa kỳ về việc chống gian lận trên báo cáo tài chính (National Commission
on Financial Reporting, hay cịn được gọi là Treadway Commission), dưới sự bảo trợ
của năm tổ chức: Hiệp hội kế tốn viên cơng chứng Hoa Kỳ (AICPA), Hiệp hội kế toán
Hoa Kỳ (AAA- American Accounting Association), Hiệp hội quản trị viên tài chính
(FEI – Financial Executives Institute), Hiệp hội kế toán viên quản trị (IMA – Institute
of Management accountants) và Hiệp hội kiểm toán viên nội bộ (IIA – Institute of
Internal Auditors). Sau một thời gian dài làm việc, đến năm 1992, COSO đã phát hành
báo cáo. Báo cáo COSO 1992 là tài liệu đầu tiên trên thế giới nghiên cứu và định nghĩa
về kiểm sốt nội bộ một cách đầy đủ và có hệ thống như sau:
“Kiểm sốt nội bộ là một q trình bị chi phối bởi người quản lý, hội đồng quản
trị và các nhân viên của đơn vị, nó được thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý
nhằm đạt được các mục tiêu sau đây:
(1) Sự hữu hiệu và hiệu quả của hoạt động
11
(2) Sự tin cậy của báo cáo tài chính
(3) Sự tuân thủ pháp luật và các quy định”.
Trong định nghĩa trên, có bốn khái niệm quan trọng cần lưu ý, đó là q trình,
con người, đảm bảo hợp lý và mục tiêu. Chúng được hiểu như sau:
KSNB là một quá trình. KSNB bao gồm một chuỗi hoạt động kiểm sốt hiện
diện ở mọi bộ phận trong đơn vị và được kết hợp với nhau thành một thế thống nhất.
Quá trình kiểm soát là phương tiện để giúp cho đơn vị đạt được các mục tiêu của mình.
KSNB được thiết kế và vận hành bởi con người. Cần hiểu rằng KSNB khơng
chỉ đơn thuần là những chính sách, thủ tục, biểu mẫu … mà phải bao gồm cả những
con người trong tổ chức như Hội đồng Quản trị, Ban giám đốc và các nhân viên. Chính
con người sẽ định ra mục tiêu, thiết lập cơ chế kiểm soát ở mọi nơi và vận hành chúng.
KSNB cung cấp một sự đảm bảo hợp lý, chứ không phải đảm bảo tuyệt đối là
các mục tiêu sẽ đạt được. Vì khi vận hành hệ thống kiểm sốt, những yếu kém có thể
xảy ra do các sai lầm của con người … nên dẫn đến khơng đạt được các mục tiêu.
KSNB có thể ngăn chặn và phát hiện những sai phạm nhưng không thể đảm bảo là
chúng không bao giờ xảy ra. Hơn nữa, một nguyên tắc cơ bản trong việc đưa ra quyết
định quản lý là chi phí cho q trình kiểm sốt khơng thể vượt q lợi ích được mong
đợi từ q trình kiểm sốt đó. Do đó, tuy người quản lý có thể nhận thức đầy đủ về các
rủi ro, thế nhưng nếu chi phí cho q trình kiểm sốt q cao thì họ vẫn khơng áp dụng
các thủ tục để kiểm soát rủi ro.
Các mục tiêu của KSNB. Mỗi đơn vị phải đặt ra mục tiêu mà mình cần đạt tới
(mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể cho từng hoạt động, từng bộ phận trong đơn vị). Có
thể chia các mục tiêu kiểm soát mà đơn vị cần thiết lập thành ba nhóm:
-
Nhóm mục tiêu về hoạt động: nhấn mạnh đến sự hữu hiệu và hiệu quả của
việc sử dụng các nguồn lực.
-
Nhóm mục tiêu về báo cáo tài chính: nhấn mạnh đến tính trung thực và đáng
tin cậy của báo cáo tài chính mà tổ chức cung cấp.
12
-
Nhóm mục tiêu về sự tuân thủ: nhấn mạnh đến việc tuân thủ pháp luật và các
quy định.
Như vậy, các mục tiêu của hệ thống KSNB rất rộng, chúng bao trùm lên mọi
mặt hoạt động và có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của đơn vị.
Vậy báo cáo COSO 1992 là tài liệu đầu tiên trên thế giới nghiên cứu và định
nghĩa về KSNB một cách đầy đủ và có hệ thống. Đặc điểm nổi bật của báo cáo này là
cung cấp một tầm nhìn rộng và mang tính quản trị, trong đó KSNB khơng chỉ cịn là
một vấn đề liên quan đến báo cáo tài chính mà được mở rộng ra cho cả các phương
diện hoạt động và tuân thủ.
Báo cáo COSO ra đời nhằm đưa ra một định nghĩa, một cách hiểu chung được
chấp nhận rộng rãi về KSNB và cũng nhằm hỗ trợ các nhà quản lý công ty thực hiện
kiểm sốt tốt hơn cơng ty của mình. Những quy định này một mặt làm phong phú khái
niệm KSNB mặt khác dẫn đến yêu cầu phải hình thành một hế thống lý luận có tính
chuẩn mực về KSNB. Sau khi báo cáo COSO được ban hành, hàng loạt nghiên cứu
khác tiếp tục phát triển về KSNB trong nhiều lĩnh vực khác như phát triển về quản trị
rủi ro (ERM 2004), về công ty nhỏ, phát triển theo hướng Công nghệ thông tin
(COBIT), theo hướng kiểm toán độc lập, chuyên sâu vào những ngành nghề cụ thể và
giám sát (2008), cụ thể như sau:
Phát triển về phía quản trị
Năm 2001, COSO triển khai nghiên cứu hệ thống quản trị rủi ro công ty trên cơ
sở báo cáo COSO 1992, dự thảo được cơng bố vào tháng 7 năm 2003, theo đó ERM
được định nghĩa gồm 8 bộ phận: môi trường nội bộ, thiết lập mục tiêu, nhận diện sự
kiện, đánh giá rủi ro, đối phó rủi ro, các hoạt động kiểm sốt, thông tin truyền thông và
giám sát. Đến 2004, báo cáo ERM đã được chính thức ban hành. ERM là cánh tay nối
dài của báo cáo COSO 1992 chứ không nhằm thay thế cho báo cáo này.
Phát triển cho công ty nhỏ
13
Năm 2006, COSO nghiên cứu và ban hành hướng dẫn “kiểm sốt nội bộ đối với
báo cáo tài chính – hướng dẫn cho các công ty đại chúng quy mô nhỏ” (gọi tắt là
COSO Guidance 2006). Hướng dẫn này vẫn dựa trên nền tảng của báo cáo COSO
1992. Đặc điểm của báo cáo này là tập trung hướng dẫn cho phù hợp với điều kiện của
các công ty nhỏ hơn là việc tuân thủ luật Sarbanes - Oxley.
Phát triển theo hướng cơng nghệ thơng tin
Năm 1996, Ban tiêu chuẩn có tên “Các mục tiêu kiểm sốt trong cơng nghệ
thơng tin và các lĩnh vực liên quan” (COBIT – Control Objectives for Information and
Related Technology) do Hiệp hội về kiểm soát và kiểm tốn thơng tin (Information
Systems Audit and Control Foundation (ISACF) và viện công nghệ quản trị thông tin
(ITGI – Information technology Governance Institute) thành lập. COBIT cung cấp cho
nhà quản trị, kiểm tốn viên và người sử dụng cơng nghệ thông tin các giải pháp được
chấp thuận, các chỉ tiêu đánh giá, quy trình và hoạt động thích hợp để hỗ trợ họ trong
việc tối đa hóa các lợi ích thu được thông qua việc sử dụng công nghệ thơng tin, và
phát triển việc quản lý và kiểm sốt công nghệ thông tin trong công ty. COBIT thiết lập
mối liên kết quan trọng giữa kiểm sốt cơng nghệ thơng tin và quản trị IT, giúp cho
hoạt động theo định hướng chung, và hướng dẫn quản lý để nhận được thơng tin của
cơng ty và các q trình liên quan đến kiểm soát, giám sát đạt được các mục tiêu tổ
chức, theo dõi và nâng cao hiệu suất trong mỗi q trình cơng nghệ thơng tin, COBIT
cung cấp câu trả lời cho câu hỏi quản lý điển hình.
Phát triển theo hướng kiểm toán độc lập
Các chuẩn mực kiểm toán của Hoa Kỳ cũng chuyển sang sử dụng báo cáo
COSO làm nền tảng đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, bao gồm:
SAS 78 (1995): Xem xét KSNB trong kiểm toán báo cáo tài chính. Các định
nghĩa, nhân tố của KSNB trong báo cáo COSO (1992) đã được đưa vào chuẩn mực
này.
SAS 94 (2001): Ảnh hưởng của công nghệ thông tin đến việc xem xét KSNB
trong kiểm toán báo cáo tài chính.
14
Hệ thống chuẩn mực kiểm toán quốc tế ISA cũng sử dụng báo cáo của COSO
khi yêu cầu xem xét hệ thống KSNB trong kiểm tốn báo cáo tài chính, cụ thể là: ISA
315 “hiểu biết về tình hình kinh doanh, môi trường hoạt động đơn vị và đánh giá rủi ro
các sai sót trọng yếu”, ISA 265 “thơng báo về những khiếm khuyết của KSNB” đã yêu
cầu KTV cần có hiểu biết đầy đủ về KSNB. Như vậy định nghĩa về KSNB theo ISA
315 và ISA 265 đã dựa trên định nghĩa về KSNB của báo cáo COSO 1992.
Phát triển theo hướng kiểm toán nội bộ
Hiệp hội kiểm toán viên nội bộ (the Institute of Internal Auditors –IIA) định
nghĩa các mục tiêu KSNB bao gồm: độ tin cậy và tính trung thực của thơng tin; tn
thủ các chính sách, kế hoạch, thủ tục, luật pháp và quy định; bảo vệ tài sản, sử dụng
hiệu quả và kinh tế các nguồn lực; hồn thành các mục đích và mục tiêu cho các hoạt
động hoặc chương trình.
Phát triển theo hướng kiểm toán ngành nghề cụ thể
Lĩnh vực ngân hàng là lĩnh vực đã có những nghiên cứu khá đầy đủ và chi tiết
về KSNB trong ngành nghề của mình. Báo cáo Basel (1998) đã đưa ra công bố về
khuôn khổ KSNB trong ngân hàng.
Hướng dẫn về giám sát hệ thống KSNB
COSO cũng đã đưa ra dự thảo hướng dẫn về giám sát hệ thống KSNB
(Exposure Draft, COSO 2008) dựa trên khuôn mẫu COSO 1992 nhằm giúp các tổ chức
tự giám sát chất lượng của hệ thống KSNB. Hướng dẫn này (COSO Guidance 2008)
gồm 3 phần: hướng dẫn, ứng dụng và thí dụ. Năm 2009, phần 1 – hướng dẫn đã chính
thức được ban hành. Cần lưu ý rằng COSO Guidance 2008 này không nhằm thay thế
COSO Guidance 2006 mà bổ sung và tập trung cho việc nâng cao hiệu quả giám sát
đối với KSNB trong đơn vị.
1.1.3 Hệ thống kiểm soát nội bộ trong khu vực công (theo INTOSAI)
Trong lĩnh vực cơng, KSNB rất được xem trọng, nó là một đối tượng được quan
tâm đặc biệt của kiểm toán viên nhà nước.
15
Một số quốc gia như Mỹ, Canada đã có những cơng bố chính thức về KSNB áp
dụng cho các cơ quan hành chính sự nghiệp. Chuẩn mực về kiểm tốn của Tổng kế
tốn nhà nước Hoa Kỳ (GAO) 1999 có đề cập đến vấn đề KSNB đặc thù trong tổ chức
hành chính sự nghiệp. GAO đưa ra năm yếu tố về KSNB bao gồm các quy định về môi
trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, các hoạt động kiểm soát, thơng tin và truyền thơng,
giám sát.
Về kiểm tốn nhà nước, hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước do Tổ chức
quốc tế các cơ quan kiểm toán tối cao (INTOSAI) ban hành bao gồm quy tắc đạo đức
nghề nghiệp và chuẩn mực kiểm toán.
Năm 1992, bản Hướng dẫn về chuẩn mực KSNB của INTOSAI đã hình thành
một tài liệu đề cập đến việc nâng cấp các chuẩn mực KSNB, hỗ trợ cho việc thực hiện
và đánh giá KSNB.
Năm 2001, bản hướng dẫn của INTOSAI 1992 đã cập nhật thêm về các chuẩn
mực KSNB để phù hợp với tất cả các đối tượng và phù hợp với sự phát triển gần đây
trong KSNB. Điều cần lưu ý là tài liệu này đã tích hợp các lý luận chung về KSNB của
báo cáo COSO.
Bên cạnh việc cải thiện định nghĩa KSNB và xây dựng một sự hiểu biết thông
thường về KSNB, tài liệu của INTOSAI trình bày những vấn đề đặc thù về khu vực
công. Mục tiêu của KSNB được nhấn mạnh thêm, đó chính là tầm quan trọng của hành
vi đạo đức cũng như sự ngăn chặn và phát hiện sự gian trá và tham nhũng trong khu
vực công.
Ngân sách nhà nước được phân bố rộng rãi và quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm
của các đơn vị sự nghiệp ngày càng được mở rộng. Chính vì vậy cần có các kiểm soát
nhằm đảm bảo ngân sách nhà nước được sử dụng đúng mục đích, các tài sản khơng bị
thất thốt hay lãng phí. Vì vậy, việc bảo vệ nguồn lực cần được nhấn mạnh thêm tầm
quan trọng trong KSNB đối với khu vực công và để thiết lập và duy trì KSNB hữu hiệu
trong khu vực cơng giúp cho đơn vị hoạt động hiệu quả.
16
1.2 CÁC NHÂN TỐ CẤU THÀNH NÊN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
Tương tự như báo cáo COSO, INTOSAI đưa ra năm yếu tố của hệ thống KSNB,
gồm: môi trường kiểm soát; đánh giá rủi ro; các hoạt động kiểm sốt; thơng tin và
truyền thơng; giám sát.
1.2.1 Mơi trường kiểm sốt
Mơi trường kiểm sốt đã tạo nên một sắc thái chung cho một tổ chức, ảnh
hưởng đến ý thức kiểm sốt của các nhân viên. Mơi trường kiểm sốt là nền tảng cho
tất cả các yếu tố khác trong KSNB, tạo lập một nền nếp kỷ cương, đạo đức và cơ cấu tổ
chức. Các nhân tố trong môi trường kiểm sốt bao gồm:
- Sự liêm chính và giá trị đạo đức: sự liêm chính và tơn trọng giá trị đạo đức
của nhà lãnh đạo và đội ngũ nhân viên xác định thái độ cư xử chuẩn mực trong công
việc của họ, thể hiện qua sự tuân thủ các điều lệ, quy định và đạo đức về cách thức ứng
xử của cán bộ cơng chức nhà nước. Thí dụ như cơng khai tài sản, các vị trí kiêm nhiệm
cơng việc bên ngoài, quà tặng và báo cáo các mâu thuẫn về lợi ích. Đồng thời phải cho
cơng chúng thấy được tinh thần này trong sứ mạng và tiêu chuẩn đạo đức của tổ chức
cơng thơng qua các văn bản chính thức.
- Năng lực nhân viên: năng lực nhân viên bao gồm trình độ hiểu biết và kỹ
năng làm việc cần thiết để đảm bảo việc thực hiện có kỷ cương, trung thực, tiết kiệm,
hiệu quả và hữu hiệu, cũng như có sự am hiểu đúng đắn về trách nhiệm của bản thân
trong việc thiết lập hệ thống KSNB.
Lãnh đạo và nhân viên phải duy trì một trình độ đủ để hiểu được việc xây dựng
thực hiện, duy trì KSNB, vai trị của KSNB và trách nhiệm của họ trong việc thực hiện
sứ mạng chung của tổ chức. Mỗi cá nhân trong tổ chức đều giữ một vai trò trong hệ
thống KSNB bởi trách nhiệm của họ.
Lãnh đạo và nhân viên cũng cần có kỹ năng cần thiết để đánh giá rủi ro. Việc
đánh giá rủi ro đảm bảo hoàn thành trách nhiệm của họ trong tổ chức. Đào tạo là một
phương thức hữu hiệu để nâng cao trình độ cho các thành viên trong tổ chức. Một trong
17
những nội dung đào tạo là hướng dẫn về mục tiêu KSNB, phương pháp giải quyết
những tình huống khó xử trong công việc.
- Triết lý quản lý và phong cách lãnh đạo: thể hiện qua cá tính, tư cách và thái
độ của nhà lãnh đạo khi điều hành. Nếu nhà lãnh đạo cấp cao cho rằng KSNB là quan
trọng thì những thành viên khác trong tổ chức cũng sẽ cảm nhận được điều đó và sẽ
theo đó mà tận tâm xây dựng hệ thống KSNB. Tinh thần này biểu hiện ra thành những
quy định đạo đức ứng xử trong cơ quan. Ví dụ như việc xây dựng kiểm tốn nội bộ
trong KSNB thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo đến KSNB.
Ngược lại, nếu các thành viên trong tổ chức cho rằng KSNB khơng quan trọng
có nghĩa là lãnh đạo chưa quan tâm đúng mức đến KSNB. Kết quả là KSNB chỉ cịn là
hình thức chứ khơng có ý nghĩa thật sự, dẫn đến mục tiêu, nhiệm vụ của đơn vị khơng
cịn đạt như mong muốn.
- Cơ cấu tổ chức: Một cơ cấu tổ chức hợp lý sẽ đảm bảo cho sự thông suốt
trong việc ủy quyền và phân công trách nhiệm. Cơ cấu tổ chức được thiết kế tổ chức
sao cho có thể ngăn ngừa được sự vi phạm các quy chế KSNB và loại được những hoạt
động không phù hợp. Hoạt động được xem là không phù hợp là những hoạt động mà
sự kết hợp của chúng có thể dẫn đến sự vi phạm và che dấu sai lầm và gian lận.
Cơ cấu tổ chức bao gồm: Sự phân chia quyền và trách nhiệm báo cáo; hệ thống
báo cáo phù hợp.
Trong cơ cấu tổ chức cũng bao gồm bộ phận kiểm toán nội bộ, ban kiểm soát,
bộ phận thanh tra, kiểm tra được tổ chức độc lập với các đối tượng kiểm toán và báo
cáo trực tiếp đến lãnh đạo cao nhất trong cơ quan.
- Chính sách nhân sự: bao gồm việc tuyển dụng, huấn luyện, giáo dục, đánh giá,
bổ nhiệm, khen thưởng hay kỷ luật, hướng dẫn nhân viên.
Mỗi cá nhân đóng vai trị quan trọng trong KSNB. Khả năng, sự tin cậy của
nhân viên rất cần thiết để kiểm sốt được hữu hiệu. Vì vậy, cách thức tuyển dụng, huấn
luyện, giáo dục, đánh giá, bổ nhiệm, khen thưởng hay kỷ luật là một phần quan trọng