LỜI CẢM ƠN
Sau quá trình học tập và nghiên cứu, tôi đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp
của mình. Để có đƣợc thành quả nhƣ ngày hôm nay không chỉ do quá trình phấn
đấu và nổ lực của bản thân, mà còn nhờ rất nhiều vào sự hỗ trợ cũng nhƣ động viên
từ rất nhiều ngƣời. Tôi xin chân thành gởi lời cám ơn tới :
Quý thầy cô trƣờng Đại học Lạc Hồng, quý thầy cô là giảng viên khoa sau
đại học của nhà trƣờng đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt
quá trình tôi theo học tại đây, đặc biệt hơn nữa, bản thân tôi đƣợc sự hƣớng dẫn
khoa học tận tâm, tận tình của thầy TS. Huỳnh Đức Lộng, Khoa kế toán – tài chính.
Một lẫn nữa, tôi xin gởi đến thầy lời cám ơn sâu sắc nhất.
Gia đình và bạn bè, những ngƣời luôn động viên, chia sẻ những khó khăn
trong quá trình tôi thực hiện luận văn này.
Nhân đây, tôi cũng xin cám ơn đến các thành viên của công ty TNHH MTV
Phần mềm kế toán và Đại lý thuế An Đức cùng với các doanh nghiệp đóng trên địa
bàn tỉnh Đồng Nai đã hỗ trợ và cung cấp số liệu khảo sát trong quá trình tôi thực
hiện nghiên cứu .
Trong quá trình thực hiện đề tài, mặc dù bản thân tôi đã cố gắng nghiên cứu
tham khảo nhiều tài liệu và nhận đƣợc nhiều ý kiến đóng góp từ mọi ngƣời quan
tâm, tuy nhiên những thiếu sót trong luận văn là điều không tránh khỏi. Rất mong
nhận đƣợc sự chia sẻ, đóng góp quý báu của quý thầy cô, đồng nghiệp và các bạn
độc giả.
Xin chân thành cám ơn !
Đồng Nai, ngày 18 tháng 10 năm 2014
Học viên
Quách Nguyễn Ân Điển
LỜI CAM ĐOAN
Tôi, tác giả của luận văn này, xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên
cứu của riêng tôi với sự hƣớng dẫn khoa học của thầy TS. Huỳnh Đức Lộng . Các
số liệu thu thập và các kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày trong luận văn này là hoàn
toàn trung thực. Các tài liệu tham khảo đƣợc trích dẫn đầy đủ theo quy định, luận
văn này chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất cứ công trình nào khác. Tôi xin hoàn
toàn chịu trách nhiệm nội dung và tính trung thực của đề tài nghiên cứu này.
Tác giả
Quách Nguyễn Ân Điển
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đối tƣợng nghiên cứu và khảo sát của đề tài là phần mềm kế toán KeyFa áp
dụng tại các Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai với mục đích là
đƣa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện làm cho phần mềm kế toán KeyFa ngày càng
đáp ứng đƣợc tốt hơn trƣớc những đòi hỏi có tính khách quan từ thực tiễn, thông
qua đó tác giả cũng đƣa ra những kiến nghị nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng sử
dụng phần mềm kế toán KeyFa áp dụng tại các Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh
Đồng Nai. Trong trình tự nghiên cứu tác giả lần lƣợt đƣa ra các vấn đề và cách thức
giải quyết nhằm mang lại những mục tiêu cần đạt tới của đề tài cụ thể nhƣ sau:
Hệ thống hoá lý luận về hệ thống thông tin kế toán:
Để làm đƣợc điều này tác giả đã bắt đầu đi từ Tổng quan về hệ thống thông
tin kế toán, trong đó tác giả đã khái quát đƣợc các vấn đề cơ bản sau:
+ Khái niệm về hệ thống và hệ thống thông tin;
+ Hệ thống thông tin quản lý;
+ Hệ thống thông tin kế toán;
+ Tổ chức hệ thống thông tin kế toán;
+ Ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống thông tin kế toán.
Kế đến, luận văn đã đề cập đến một nhân tố không kém quan trọng trong
nghiên cứu này đó là “phần mềm kế toán”, tại đây tác giả đã có tổng quan về phần
mềm kế toán một cách đầy đủ nhất.
Đánh giá thực trạng phần mềm kế toán KeyFa sử dụng trong doanh
nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai:
Đây có thể nói là trọng tâm của nghiên cứu, có thể nói rằng để có thể đƣa ra
các giải pháp đúng để hoàn thiện cho phần mềm kế toán KeyFa thì chúng ta cần
phải có sự nghiên cứu đánh giá thực trạng phần mềm kế toán KeyFa sử dụng trong
doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai một cách đầy đủ. Do đó tại đây
tác giả đã đi từ việc tổ chức xây dựng chƣơng trình khảo sát bao gồm: Mục đích,
đối tƣợng, phạm vi khảo sát; Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát; Phƣơng pháp xử lý số
liệu; Kết quả khảo sát. Tuy nhiên để làm đƣợc điều này tác giả cũng đã quên đề cập
việc giới thiệu sơ lƣợc về phần mềm kế toán KeyFa cũng nhƣ tình hình các doanh
nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Đề xuất các giải pháp hoàn thiện phần mềm kế toán KeyFa:
Phần cuối của luận văn, tác giả căn cứ trên hệ thống cơ sở lý luận từ chƣơng
1 đồng thời kết hợp với kết quả nghiên cứu của chƣơng 2, luận văn tập trung phân
tích để đƣa ra các quan điểm hoàn thiện phần mềm kế toán KeyFa làm căn cứ khoa
học, để rồi từ đây tác giả luận văn đƣa ra các giải pháp hoàn thiện đảm bảo tính
khoa học đồng thời phù hợp với thực tiễn của nó.
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Tóm tắt luận văn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng biểu, hình vẽ, sơ đồ và biểu đồ
PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................1
2. Các nghiên cứu có liên quan ...................................................................................2
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ...............................................................................4
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ..........................................................................4
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................................4
6. Kết cấu đề tài ..........................................................................................................5
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN VÀ
PHẦN MỀM KẾ TOÁN ÁP DỤNG TRONG DOANH NGHIỆP .......................6
1.1 Tổng quan về hệ thống thông tin kế toán ..........................................................6
1.1.1 Khái niệm về hệ thống và hệ thống thông tin ............................................6
1.1.1.1 Khái niệm về hệ thống .........................................................................6
1.1.1.2 Khái niệm về hệ thống thông tin ..........................................................7
1.1.2 Hệ thống thông tin quản lý .........................................................................7
1.1.2.1 Bản chất của hệ thống thông tin quản lý ..............................................7
1.1.2.2 Đối tƣợng sử dụng thông tin quản lý ...................................................9
1.1.2.3 Phân loại hệ thống thông tin quản lý .................................................10
1.1.3 Hệ thống thông tin kế toán ( HTTTKT ) ..................................................11
1.1.3.1 Bản chất của hệ thống thông tin kế toán ............................................11
1.1.3.2 Các thành phần của hệ thống thông tin kế toán .................................13
1.1.3.3 Đối tƣợng của hệ thống thông tin kế toán ..........................................13
1.1.3.4 Chức năng của hệ thống thông tin kế toán .........................................15
1.1.3.5 Phân loại hệ thống thông tin kế toán ..................................................16
1.1.3.6 Các công cụ kỹ thuật mô tả HTTTKT ...............................................17
1.1.4 Tổ chức hệ thống thông tin kế toán ..........................................................18
1.1.4.1 Bản chất việc tổ chức HTTTKT ........................................................18
1.1.4.2 Nội dung tổ chức hệ thống thông tin kế toán .....................................18
1.1.4.3 Quá trình phát triển Tổ chức HTTTKT .............................................20
1.1.4.4 Nhân sự tham gia quá trình tổ chức HTTTKT..................................20
1.1.5 Ứng dụng công nghệ thông tin trong HTTTKT .......................................22
1.1.5.1 Ảnh hƣởng của công nghệ thông tin trong HTTTKT .......................22
1.1.5.2 Các mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong HTTTKT .............23
1.2 Tổng quan về phần mềm kế toán.....................................................................24
1.2.1 Khái niệm phần mềm kế toán ...................................................................24
1.2.2 Đặc điểm của phần mềm kế toán ..............................................................25
1.2.3 Các thành phần cơ bản của phần mềm kế toán .........................................26
1.3 Các qui định của pháp luật về ứng dụng công nghệ thông tin trong kế toán tại
Việt Nam ...............................................................................................................29
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1..........................................................................................34
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH SỬ DỤNG PHẦN MỀM KẾ
TOÁN KEYFA TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH ĐỒNG NAI ...................................................................................................35
2.1 Sơ lƣợc về doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ..................35
2.1.1 Khái quát chung về Doanh nghiệp nhỏ và vừa .........................................35
2.1.2 Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ...........36
2.2 Sơ lƣợc về phần mềm kế toán hiện nay...........................................................38
2.3 Giới thiệu về phần mềm kế toán KeyFa ..........................................................40
2.3.1 Lịch sử ra đời và phát triển phần mềm kế toán KeyFa .............................40
2.3.2 Đặc điểm của phần mềm kế toán KeyFa ..................................................41
2.3.3 Tổ chức sử dụng phần mềm kế toán KeyFa ............................................43
2.4 Thực trạng về tình hình sử dụng phần mềm kế toán KeyFa của các doanh
nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ......................................................44
2.4.1 Khảo sát tình hình sử dụng phần mềm kế toán KeyFa trên các doanh
nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ..................................................44
2.4.1.1 Giới thiệu chung về quá trình khảo sát ..............................................44
2.4.1.2 Mục đích, đối tƣợng, phạm vi khảo sát ..............................................46
2.4.1.3 Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát ...........................................................46
2.4.1.4 Phƣơng pháp xử lý số liệu .................................................................53
2.4.1.5 Kết quả khảo sát .................................................................................53
2.4.2 Thực trạng về tình hình sử dụng phần mềm kế toán KeyFa trong các
doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai .......................................64
2.4.2.1 Ƣu điểm..............................................................................................64
2.4.2.2 Nhƣợc điểm ........................................................................................65
2.4.2.3 Những nguyên nhân dẫn đến nhƣợc điểm .........................................65
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2..........................................................................................67
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHẦN MỀM KẾ
TOÁN KEYFA ÁP DỤNG CHO CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI .....................................................................68
3.1 Quan điểm hoàn thiện phần mềm kế toán KeyFa ...........................................68
3.1.1 Đảm bảo nhu cầu cung cấp thông tin kế toán sử dụng cho các đối tƣợng
bên trong và bên ngoài doanh nghiệp ................................................................68
3.1.2 Đảm bảo yêu cầu kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp ...........................68
3.1.3 Đảm bảo tính linh hoạt của phần mềm kế toán KeyFa .............................69
3.1.4 Đảm bảo tính phổ biến và ổn định của phần mềm kế toán KeyFa ...........70
3.1.5 Đảm bảo tính cạnh tranh đối với các phần mềm về giá bán .....................70
3.2 Các giải pháp hoàn thiện phần mềm kế toán KeyFa .......................................70
3.2.1 Giải pháp hoàn thiện về sự khác biệt trong đánh giá tiêu chí chất lƣợng
phần mềm KeyFa giữa hai nhóm DN sử dụng chế độ kế toán khác nhau .........70
3.2.2 Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ ......................................72
3.2.3 Giải pháp hoàn thiện tiêu chí đánh giá “Mức độ liên kết, giao tiếp với các
ứng dụng khác như excel, HTML…” .................................................................78
3.2.4 Giải pháp hoàn thiện tiêu chí đánh giá ”Các phương pháp tính giá thành”
..................................................................................................................80
3.3 Các kiến nghị để hỗ trợ nâng cao chất lƣợng sử dụng phần mềm kế toán
KeyFa ....................................................................................................................91
3.3.1 Đối với cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền ................................................91
3.3.2 Đối với các doanh nghiệp .........................................................................91
3.3.4 Đối với các cơ sở đào tạo..........................................................................92
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3..........................................................................................93
KẾT LUẬN CHUNG ..............................................................................................94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNTT
Công nghệ thông tin
DD
Dở dang
DN
Doanh nghiệp
DNNVV
Doanh nghiệp nhỏ và vừa
FIFO
First In First Out
GTTB
Giá trị trung bình
HTTTKT
Hệ thống thông tin kế toán
LATS
Luận án Tiến sĩ
LIFO
Last In First Out
LVThS
Luận văn Thạc sĩ
NC
Nhân công
NVL
Nguyên vật liệu
PXK
Phiếu xuất kho
SL
Số lƣợng
SPDD
Sản phẩm dở dang
SPDDCK
Sản phẩm dở dang cuối kỳ
SPDDĐK
Sản phẩm dở dang đầu kỳ
SPTĐ
Sản phẩm tƣơng đƣơng
SXC
Sản xuất chung
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ
Số thứ tự
Nội dung
Trang
Bảng biểu
Bảng 2.1
Quy mô, số lƣợng doanh nghiệp nhỏ và vừa
38
Bảng 2.2
Tăng trƣởng giá trị sản xuất công nghiệp
38
Bảng 2.3
Số lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hoạt
động tại thời điểm 31/12/2012 phân theo loại hình doanh
nghiệp
38
Bảng 2.4
Doanh thu và thị trƣờng
39
Bảng 2.5
Nguồn vốn đầu tƣ
39
Bảng 2.6
Câu hỏi khảo sát đánh giá chất lƣợng phần mềm kế toán
48
Bảng 2.7
Tổng hợp các thang đo đã đƣợc mã hoá
52
Bảng 2.8
Quy mô các doanh nghiệp đang sử dụng phần mềm kế toán
KeyFa
55
Bảng 2.9
Mức độ đánh giá phù hợp của phần mềm kế toán KeyFa so
với quy định hiện hành
56
Bảng 2.10
Bảng mức độ đánh giá về khả năng sử dụng ( của ngƣời sử
dụng ) phần mềm kế toán KeyFa
57
Bảng 2.11
Thống kê mô tả nhóm tiêu chí đánh giá “Báo cáo và sổ sách
kế toán tài chính”
58
Bảng 2.12
Thống kê mô tả nhóm tiêu chí đánh giá “Giao diện nhập liệu
kế toán tài chính “
59
Bảng 2.13
Thống kê mô tả nhóm tiêu chí đánh giá “Báo cáo và sổ sách
kế toán chi tiết”
60
Bảng 2.14
Thống kê mô tả nhóm tiêu chí đánh giá “Giao diện nhập liệu
kế toán chi tiết ”
61
Bảng 2.15
Thống kê mô tả nhóm tiêu chí đánh giá “Hệ thống kiểm soát
nội bộ”
61
Bảng 2.16
Thống kê mô tả nhóm tiêu chí đánh giá “Hệ thống xử lý
chung của phần mềm kế toán KeyFa”
62
Bảng 2.17
Kết quả kiểm định về trị trung bình của 2 tổng thể (Nhóm
doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán theo QĐ 15 và nhóm áp
dụng theo QĐ 48- kiểm định Independent-samples T test)
65
Bảng 3.1
Ví dụ minh họa việc phân bổ sản xuất chung từ trung tâm
phục vụ sang trung tâm sản xuất
87
Bảng 3.2
Ví dụ về cách tính sản phẩm tƣơng đƣơng
90
Bảng 3.3
Báo cáo giá thành – sản phẩm A
91
Hình 1.1
Mô tả việc hình thành thông tin
7
Hình 1.2
Bản chất của Hệ thống thông tin quản lý
8
Hình 1.3
Phân loại thông tin và đối tƣợng sử dụng
9
Hình 1.4
Mô tả hệ thống thông tin kế toán
13
Hình 1.5
Các chu trình kế toán
14
Hình 1.6
Chu kỳ phát triển hệ thống thông tin kế toán
20
Hình 2.1
Tính giá xuất kho theo các phƣơng pháp khác nhau
44
Hình 3.1
Mô tả bảng ( cơ sở dữ liệu ) NAMTAICHINH
74
Hình 3.2
Sơ đồ dòng dữ liệu cấp (0)
76
Hình 3.3
Lƣu đồ hệ thống kiểm soát nội bộ (chỉnh sữa dữ liệu và
chuyển dữ liệu từ kế toán chi tiết sang kế toán tổng hợp)
78
Hình 3.4
Lƣu đồ chƣơng trình dấu vết kiểm soát
79
Hình 3.5
Lƣu đồ chƣơng trình tính giá thành bằng máy
93
Việc ứng dụng tin học vào lĩnh vực kế toán tạo ra một
nghiên cứu mới
12
Biểu diễn các doanh nghiệp đang sử dụng phần mềm kế toán
KeyFa theo quy mô
56
Hình vẽ
Sơ đồ
Sơ đồ 2.1
Biểu đồ
Biểu đồ 2.1
Biểu đồ 2.2
Biểu diễn đánh giá mức độ phù hợp của phần mềm kế toán
KeyyFa bởi các doanh nghiệp đang sử dụng
57
Biểu đồ 2.3
Mức độ về khả năng sử dụng (tính dễ sử dụng ) phần mềm kế
toán KeyFa
58
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Có thể nói Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đóng một vai trò quan trọng
trong việc phát triển kinh tế xã hội ở nƣớc ta hiện nay. Đặc biệt trên địa bàn tỉnh
Đồng Nai, các DNNVV đã thể hiện vai trò hết sức có ý nghĩa trong việc đóng góp
rất lớn vào giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập dân cƣ, góp phần ổn định
kinh tế xã hội ở địa phƣơng. Theo số liệu thống kê, đến cuối năm 2012, số doanh
nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh là 16.225 doanh nghiệp (không tính doanh
nghiệp FDI) với tổng vốn đăng ký là 108.972 tỷ đồng. Trong đó, số lƣợng doanh
nghiệp nhỏ và vừa trên 15.600 doanh nghiệp (chiếm khoảng 97%), chủ yếu là
doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tƣ nhân.
Thời đại ngày nay, công nghệ thông tin đã làm thay đổi đi “hình thức” của
nhiều ngành nghề. Với những bƣớc đột phá, Công nghệ thông tin (CNTT) đã tạo ra
những công cụ hữu ích, góp phần làm tăng năng suất lao động cũng nhƣ năng lực
quản lý của con ngƣời. Với ngành kế toán, công cụ để thực thi phần hành kế toán
ngày nay chính là phần mềm kế toán, đó chính là chiếc cầu nối giữa ngƣời cung cấp
thông tin và ngƣời sử dụng thông tin, ngoài việc mang lại cho công tác kế toán tính
hiệu quả cao; tính chuyên nghiệp; tính cộng tác, còn góp phần làm cho ngành kế
toán đƣợc nâng lên tầm cao mới.
Phần mềm kế toán KeyFa (giải nhì cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật tỉnh
Đồng Nai năm 2009, phụ lục 1) là phần mềm đƣợc tác giả viết trên nền tảng Visual
Foxpro, chạy ổn định trên máy đơn, hoặc có thể chạy trên mạng nội bộ nhỏ (từ 2
đến 4 máy trạm, không có máy chủ server). Phần mềm KeyFa đƣợc xây dựng và
thiết kế từ năm 2005, đối tƣợng phục vụ chính của phần mềm là các doanh nghiệp
nhỏ và vừa tại địa phƣơng Đồng Nai trong công tác kế toán thuế và đến nay, phần
mềm vẫn đƣợc duy trì cập nhật thƣờng xuyên mỗi khi có sự thay đổi về chính sách
kế toán mới từ Bộ tài chính. Với tính linh hoạt, dễ sử dụng, kết cấu phần mềm
không cồng kềnh, chi phí cài đặt thấp, phần mềm kế toán KeyFa, thực sự là một
công cụ có ích cho rất nhiều DNNVV trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Hiện tại, phần
mềm đang đƣợc khoảng trên 120 doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Đồng Nai
và khu vực lận cận sử dụng ổn định từ năm 2005 đến nay.
2
Hiện nay, theo thông tin phản hồi từ phía khách hàng, phần mềm kế toán
KeyFa có những nhƣợc điểm, thể hiện qua các nội dung đó là: “Các phương pháp
kế toán giá thành“; “Hệ thống trợ giúp thao tác nhập liệu và xử lý số liệu theo ngữ
cảnh“; “Mức độ liên kết, giao tiếp với các ứng dụng khác như Excel, HTM”; “Sau
khi điều chỉnh thông tin phần mềm có lưu lại những dấu vết kiểm soát việc điều
chỉnh?. Để đáp ứng ngày càng tốt hơn cho các DNNVV đã và đang sử dụng phần
mềm KeyFa, cũng nhƣ thu hút nhiều khách hàng tiềm năng khác trƣớc sự đòi hỏi có
tính khách quan từ thực tiễn, tác giả đã lựa chọn đề tài “Hoàn thiện phần mềm kế
toán KeyFa áp dụng cho các DNNVV trên địa bàn tỉnh Đồng Nai“ làm đề tài luận
văn thạc sĩ của mình.
2. Các nghiên cứu có liên quan
Đã có nhiều công trình tập trung nghiên cứu về phần mềm kế toán và tổ chức
công tác kế toán trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin, hoặc có những công
trình nghiên cứu về Hệ thống thông tin kế toán (HTTTKT) tại một đơn vị cụ thể,
sau đây xin lƣợc sơ qua các công trình nghiên cứu có chủ đề liên quan đến luận văn
này nhƣ sau:
+ Trần Phƣớc (2007) “Một số giải pháp nâng cao chất lƣợng tổ chức sử dụng
phần mềm kế toán doanh nghiệp Việt Nam“ LATS Kinh tế, ở công trình nghiên cứu
này tác giả đã đề cập, hệ thống hóa lý luận về kế toán và hệ thống thông tin kế toán,
trong đó luận án cũng đã giới thiệu sơ lƣợc về phần mềm kế toán, tiếp đến, luận án
này cung cấp kết quả khảo sát và đánh giá thực trạng của các phần mềm kế toán đã
đƣợc thiết kế, sử dụng trên thị trƣờng Việt Nam, đặc biệt, nghiên cứu còn cung cấp
cho các chuyên gia tin học những cơ sở lý luận về kế toán cần thiết để hiểu biết về
kế toán, trên cơ sở này, tác giả luận án đã đƣa ra một số giải pháp nâng cao chất
lƣợng tổ chức sử dụng phần mềm kế toán cho các doanh nghiệp tại Việt Nam đồng
thời để đồng bộ hóa với giải pháp tổ chức sử dụng phần mềm kế toán, luận án cũng
đã đề xuất giải pháp tổ chức thiết kế phần mềm kế toán;
+ Nguyễn Đăng Huy (2010), “Tổ chức công tác kế toán tại các doanh nghiệp
trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin tại các doanh nghiệp kinh doanh xuất
nhập khẩu Việt Nam” LATS kinh tế, luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về tổ
chức công tác kế toán trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin, về thực tiễn,
luận án cũng đã đƣa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại
3
các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu Việt Nam trong điều kiện ứng dụng
công nghệ thông tin theo hƣớng vừa đáp ứng nhu cầu hội nhập của kế toán Việt
Nam với kế toán quốc tế;
+ Nguyễn Thị Hoàng Oanh (2009) “Hệ thống thông tin kế toán tại Công ty
TNHH Maersk Việt nam – thực trạng và giải pháp“ LVThS kinh tế, ở nghiên cứu
này ngoài việc tác giả đã nghiên cứu tổng quan về hệ thống thông tin kế toán, luận
văn còn mô tả phân tích, suy ra ƣu nhƣợc điểm của hệ thống thông tin kế toán của
Maersk Việt Nam trong điều kiện tin học hóa, sau cùng luận văn nêu ra một số giải
pháp nhằm ứng dụng một phần mềm kế toán thích hợp tại công ty Maersk Việt
Nam.
+ Nguyễn Văn Dũng và Trịnh Thị Huế (2012) “Đánh giá tình hình sử dụng
phần mềm kế toán MISA SME.NET 2010, tại khoa kế toán – kiểm toán Đại học
Lạc Hồng“ đề tài nghiên cứu khoa học, ở nghiên cứu này các tác giả đã: Khái quát
về hệ thống thông tin kế toán, sơ lƣợc về phần mềm kế toán và các đặc tính của
phần mềm kế toán đồng thời giới thiệu về phần mềm kế toán MISA SME.NET
2010; Đánh giá tình hình sử dụng phần mềm MISA SME.NET 2010 tại Khoa kế
toán – kiểm toán Đại học Lạc Hồng; và cuối cùng là đề xuất một số giải pháp áp
dụng phần mềm kế toán MISA SME.NET 2010 vào trong công tác giảng dạy.
+ Nguyễn Văn Dũng (2012) “Đánh giá tình hình sử dụng phần mềm kế toán
của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai“, đề tài nghiên cứu khoa học, ở
nghiên cứu này tác giả đã : Tổng quan về kế toán và hệ thống thông tin kế toán, giới
thiệu về các phần mềm kế toán, vai trò của phần mềm kế toán; đồng thời nghiên cứu
cũng chỉ ra đƣợc thực trạng việc sử dụng các phần mềm kế toán của các doanh
nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (tác giả chỉ dừng lại ở mức độ xem xét hình thức
sử dụng phần mềm chứ không đi sâu vào các đánh giá các chức năng phần hành của
một phần mềm kế toán cụ thể), để từ đó tác giả đƣa ra một số giải pháp nâng cao
chất lƣợng sử dụng phần mềm cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (
không phải là giải pháp hoàn thiện phần mềm kế toán).
Tóm lại, trong các công trình nghiên cứu này, các tác giả đã hệ thống các cơ
sở lý luận về HTTTKT; phần mềm kế toán; hệ thống những nội dung cơ bản của
công tác tổ chức bộ máy kế toán hoạt động trong môi trƣờng ứng dụng tin học, đánh
giá thực trạng công tác tổ chức sử dụng phần mềm kế toán từ đó đề xuất những định
4
hƣớng giải pháp vào các ngành, lĩnh vực cụ thể theo từng phạm vi nghiên cứu từng
đề tài.
Tuy nhiên, cho đến nay, chƣa thấy có một công trình nghiên cứu nào liên
quan đến khảo sát, đánh giá, hoàn thiện một phần mềm cụ thể, đƣợc áp dụng trên
một địa bàn cụ thể. Vì vậy, việc nghiên cứu và hoàn thiện một phần mềm kế toán
KeyFa đang đƣợc áp dụng tại một địa bàn cụ thể là tỉnh Đồng Nai là một đề tài thiết
thực cả trong lý luận và thực tiễn.
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Mục tiêu của luận văn là:
- Hệ thống hóa lý luận về HTTTKT và phần mềm kế toán;
- Đánh giá thực trạng phần mềm kế toán KeyFa sử dụng trong doanh nghiệp
nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai;
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện phần mềm kế toán KeyFa.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: là phần mềm kế toán KeyFa áp dụng tại các
DNNVV trên địa bàn tỉnh Đồng Nai;
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: là các DNNVV trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có sử
dụng phần mềm kế toán KeyFa;
+ Về thời gian: đề tài sử dụng số liệu, thông tin khảo sát việc sử dụng
phần mềm kế toán KeyFa của các DNNVV từ năm 2011 đến 2013.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu hỗn hợp bao gồm cả nghiên cứu
định tính (sử dụng thống kê mô tả) và phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng (sử dụng
phần mềm SPSS để chạy phân tích dữ liệu), cụ thể là :
+ Phƣơng pháp định tính: tác giả sử dụng thống kê mô tả để đánh giá thực
trạng tình hình sử dụng phần mềm kế toán KeyFa của các DNNVV trên địa bàn tỉnh
Đồng Nai;
+ Phƣơng pháp định lƣợng: tác giả sử dụng phƣơng pháp kiểm định về trị
trung bình của hai tổng thể (Nhóm doanh nghiệp áp dụng theo chế độ kế toán theo
Quyết định 15/2006/QĐ-BTC và nhóm doanh nghiệp áp dụng theo chế độ kế toán
theo Quyết định 48/2006/QĐ-BTC ) kiểm định Independent –samples T test.
5
Ngoài ra tác giả còn sử dụng các phƣơng pháp sƣu tầm, tham khảo, so sánh,
phân tích để hệ thống hóa những lý luận về thực trạng tình hình sử dụng phần mềm
kế toán KeyFa của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
6. Kết cấu đề tài
Luận văn gồm các chƣơng sau:
Chƣơng 1: Tổng quan về HTTTKT và phần mềm kế toán áp dụng trong
doanh nghiệp.
Chƣơng 2: Thực trạng tình hình sử dụng phần mềm kế toán KeyFa tại các
doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Chƣơng 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện phần mềm kế toán KeyFa áp
dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
6
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN
VÀ PHẦN MỀM KẾ TOÁN ÁP DỤNG TRONG DOANH NGHIỆP
1.1 Tổng quan về hệ thống thông tin kế toán
1.1.1 Khái niệm về hệ thống và hệ thống thông tin
1.1.1.1 Khái niệm về hệ thống
Theo Vũ Trọng Phong (2010) “Hệ thống là một tập hợp các phần tử, có liên
hệ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, hoạt động để hƣớng tới mực đích chung theo
cách tiếp nhận các yếu tố đầu vào, sinh ra các yếu tố đầu ra trong một quá trình xử
lý có tổ chức”.
Nhƣ vậy hệ thống gồm 3 thành phần cơ bản sau :
- Các yếu tố đầu vào (Inputs)
- Xử lý, chế biến (Processing)
- Các yếu tố đầu ra (Outputs)
Ví dụ: Khi chúng ta nghiên cứu về hoạt động kế toán bằng tay của một
doanh nghiệp, đây đƣợc gọi là hệ thống kế toán thủ công. Đầu vào của hệ thống này
là các hóa đơn chứng từ gốc nhƣ hóa đơn mua vào; hợp đồng kinh tế; biên bản
nghiệm thu khối lƣợng; bảng lƣơng nhân viên... Hoạt động xử lý, chế biến là các
hoạt động của kế toán viên nhƣ tập hợp chi phí, phân loại chi phí, phân loại nghiệp
vụ kinh tế phát sinh, tính toán và phân tích, so sánh số liệu có liên quan...Đầu ra của
hệ thống này bao gồm con ngƣời có liên quan; sổ nhật ký chung; số Cái các tài
khoản; các báo cáo tài chính (báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán,
bảng lƣu chuyển tiền tệ và bảng thuyết minh báo cáo tài chính); các báo cáo kế toán
quản trị. Những ví dụ về khác về hệ thống là các hệ thống điều khiển giao thông,
các hệ thống sản xuất, các hệ thống chế biến thực phẩm, …
Hệ thống con bản thân nó cũng là một hệ thống nhƣng là một thành phần
của hệ thống khác.
Đứng trên góc độ tổng thể, thì những hệ thống chúng ta xem xét, thực chất
đều là những hệ thống con nằm trong một hệ thống khác, đồng thời cũng chứa các
hệ thống con khác, thực hiện những phần khác nhau của công việc.
7
1.1.1.2 Khái niệm về hệ thống thông tin
Thông tin là một khái niệm rất trừu tƣợng. Để hiểu đƣợc nó, trƣớc hết chúng
ta phải hiểu đƣợc Dữ liệu là gì ? Dữ liệu đƣợc hiểu nhƣ là những sự kiện, con số
hình ảnh,… chƣa đƣợc xử lý để phù hợp với ngƣời sử dụng nó. Vì vậy, theo định
nghĩa cổ điển thì “ Thông tin là Dữ liệu đƣợc sắp xếp phù hợp với ngƣời sử dụng,
đồng thời tạo ra hoặc tăng sự hiểu biết của con ngƣời “ Ví dụ: điểm của một lớp là
dữ liệu, muốn thành thông tin thì cần phải sắp xếp phân loại giỏi, khá trung bình…
Hình 1.1 mô tả việc hình thành Thông tin
(Nguồn: Bài giảng hệ thống thông tin kế toán, 2010)
Hình 1.1: Mô tả việc hình thành thông tin
Từ việc giải thích các thuật ngữ trên, có thể kết luận khái niệm về hệ thống
thông tin nhƣ sau:
Theo Trần Phƣớc (2009) “Hệ thống thông tin là một nhóm các phần tử tác
động qua lại lẫn nhau có tổ chức nhằm tạo ra dữ liệu để thực hiện một mục tiêu
nhất định”
Hệ thống thông tin tối thiểu bao gồm con ngƣời, quá trình và dữ kiện. Con
ngƣời theo các quá trình để xử lý dữ kiện tạo ra thông tin. Dữ kiện là sự ghi nhận
các số liệu của các quan sát, đó là một tập hợp các biện pháp về một vài lĩnh vực
vực kinh doanh. Dữ kiện đƣợc xử lý để tạo ra các báo cáo về cấu trúc của thực thể
có liên quan.
1.1.2 Hệ thống thông tin quản lý
1.1.2.1 Bản chất của hệ thống thông tin quản lý
Theo Thái Phúc Huy (2012) “Hệ thống thông tin quản lý là một hệ thống
thông tin bao gồm các thành phần có quan hệ với nhau đƣợc thiết lập trong một tổ
chức nhằm hỗ trợ cho các hoạt động chức năng của một tổ chức, hỗ trợ quá trình ra
quyết định của các cấp quản lý thông qua việc cung cấp thông tin để hạch định, tổ
8
chức, thực hiện và kiểm soát quá trình hoạt động của tổ chức”. Hình 1.2 sau đây mô
tả bản chất của Hệ thống thông tin quản lý.
( Nguồn: Giáo trình Hệ thống thông tin kế toán, 2012)
Hình 1.2: Bản chất của Hệ thống thông tin quản lý
Thành phần hệ thống thông tin quản lý là một hệ thống bao gồm các thiết bị (
phần cứng, phần mềm,…), con ngƣời (ngƣời có chuyên môn về hệ thống thông tin,
nhà quản lý,…), dữ liệu thông tin và các thủ tục quản lý tổ chức nhằm cung cấp
thông tin cho các nhà quản lý ra quyết định.
Vì vậy có thể nói rằng, bản chất của hệ thống thông tin quản lý là việc các
nhà quản lý thực hiện việc điều hành các hoạt động của doanh nghiệp thông qua các
quá trình ra quyết định. Trong quá trình này thông tin đóng một vai trò rất quan
trọng và ảnh hƣởng đến chất lƣợng của các quyết định. Quá trình này có thể diễn ra
theo các bƣớc sau:
- Sử dụng, đánh giá thông tin cung cấp để nhận dạng vấn đề cần giải quyết;
- Đƣa ra các phƣơng án giải quyết;
- Thu thập các dữ liệu, thông tin cần thiết để đánh giá các phƣơng án;
- Lựa chọn phƣơng án khả thi và ra quyết định.
Nhƣ vậy, hệ thống thông tin quản lý phải có nhiệm vụ cung cấp các thông tin
hữu ích cho nhà quản trị. Một thông tin hữu ích phải là thông tin phù hợp với đối
tƣợng sử dụng và nội dung của vấn đề cần giải quyết, là thông tin có đủ độ tin cậy,
đầy đủ đƣợc trình bày dƣới hình thức mà ngƣời sử dụng có thể hiểu đƣợc. Đồng thời
thông tin phải đƣợc cung cấp kịp thời để đáp ứng nhu cầu ra quyết định hiện tại.
Ví dụ: Trong khâu bán hàng của doanh nghiệp, hầu hết đều có sự trợ giúp
của công nghệ thông tin từ việc ghi nhận thông tin hàng hóa bán ra, thông tin của
9
khách hàng, theo dõi hàng tồn kho, trả lƣơng cho nhân viên bán hàng, mua hàng và
đánh giá, dự đoán phát triển của doanh thu. Hầu hết các nghiệp vụ này đều phải
đƣợc hỗ trợ từ hệ thống thông tin quản lý.
1.1.2.2 Đối tƣợng sử dụng thông tin quản lý
Ở mỗi cấp quản lý khác nhau trong doanh nghiệp sẽ thực hiện những quyết
định có tính chất và nội dung khác nhau từ đó ảnh hƣởng đến loại thông tin cần thiết
cung cấp cho các cấp quản lý. Thông thƣờng chúng ta có thể chia các cấp quản lý
trong một doanh nghiệp ra thành ba cấp với 3 loại thông tin sau trong Hình 1.3
Cấp quản lý
Phân loại thông tin
Có cấu trúc
Bán cấu trúc
Không cấu
trúc
Hoạch định chiến lƣợc
Kiểm soát quản lý
Kiểm soát hoạt động
( Nguồn: Giáo trình Hệ thống thông tin kế toán, 2012)
Hình 1.3: Phân loại thông tin và đối tƣợng sử dụng
Cấp kiểm soát hoạt động: Cấp quản lý quan tâm đến tính hữu hiệu và
hiệu quả của từng hoạt động đã thực hiện trong doanh nghiệp. Thông tin cần thiết
cho các nhà quản lý ở cấp độ này phải phản ánh tất cả những hoạt động diễn ra hàng
ngày tại doanh nghiệp. Những thông tin này thƣờng có quy định nội dung cụ thể và
có thể dễ dàng áp dụng thông qua những báo cáo, bảng biểu có sẵn, khuôn mẫu, chỉ
tiêu yêu cầu. Chúng ta gọi những thông tin nảy là thông tin có cấu trúc.
Cấp kiểm soát quản lý: Đây là cấp quản lý trung gian trong doanh nghiệp.
Nhiệm vụ của cấp quản lý này là quan tâm đến quá trình sử dụng các nguồn lực
trong việc thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp. Các quyết định đƣợc thực hiện
ở cấp độ này rất đa dạng tùy thuộc vào từng doanh nghiệp, loại hình doanh nghiệp
và tình hình phát sinh ở những thời điểm khác nhau cũng tùy thuộc vào trình độ của
ngƣời quản lý. Do đó thông tin cung cấp cho cấp độ này bên cạnh những thông tin
10
đƣợc tổng hợp và truyền lên từ cấp kiểm soát hoạt động, sẽ có những thông tin phân
tích, tổng hợp nhiều chiều, liên quan đến nhiều nội dung tùy theo nhu cầu kinh
nghiệm đánh giá của ngƣời quản lý, mà không theo một quy ƣớc khuôn mẫu sẵn có.
Chúng ta gọi đây là những thông tin bán cấu trúc.
Cấp hoạch định chiến lược: Đây là những nhà quản lý cấp cao trong
doanh nghiệp. Họ sẽ thiết lập và đƣa ra các quyết định chiến lƣợc phát triển trong
tƣơng lai của doanh nghiệp. Những thông tin để phục vụ ra quyết định này đƣợc lấy
từ nhiều nguồn khác nhau cả bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp, nó phụ
thuộc vào năng lực và tầm nhìn của nhà lãnh đạo. Khó có thể xác định những thông
tin nào và nội dung nào là cần thiết cho quá trình dự báo này. Do đó, thông tin cung
cấp cho các quản độ quản này thƣờng không có khuôn mẫu, quy định và không có
cấu trúc.
1.1.2.3 Phân loại hệ thống thông tin quản lý
Hệ thống thông tin quản lý có thể tiếp cận và phân loại theo đối tƣợng sử
dụng thông tin và theo nội dung kinh tế của các quá trình sản xuất kinh doanh mà hệ
thống này thu thập và phản ánh.
Phân loại theo các cấp độ quản lý sử dụng thông tin trong doanh
nghiệp
Theo tiêu thức này, với ba cấp độ quản lý trong doanh nghiệp, chúng ta có ba
loại hệ thống thông tin quản lý sau:
Hệ thống xử lý nghiệp vụ: Thu thập và phản ánh các hoạt động phát
sinh hàng ngày tại doanh nghiệp để cung cấp các thông tin có cấu trúc phục vụ chủ
yếu cho cấp độ kiểm soát hoạt động.
Hệ thống hỗ trợ ra quyết định: Sử dụng các dữ liệu thu thập và các
thông tin tạo ra từ hệ thống xử lý nghiệp vụ để tổng hợp, phân tích thông tin theo
yếu cầu của từng nhà quản lý ở cấp độ kiểm soát quản lý. Hệ thống này đòi hỏi phải
có khả năng linh hoạt trong việc kết xuất thông tin nhằm đáp ứng các yêu cầu đa
dạng từ thông tin nhằm đáp ứng các yêu cầu đa dạng từ thông tin có cấu trúc đến
không có cấu trúc của các nhà quản lý trung gian.
Hệ thống hỗ trợ điều hành và hệ thống chuyên gia: Thông tin cung
cấp từ các hệ thống này mang tính chất khái quát tổng hợp cao. Thông qua các công
cụ phân tích, các quy luật về suy luận đƣợc lƣu trữ và thiết lập sẵn, các nhà quản lý
11
cấp cao trong doanh nghiệp có thể tạo ra thông tin theo yêu cầu, cân nhắc, đánh giá
các phƣơng án, các xu thế để đƣa ra các dự báo và các chiến lƣợc phát triển trung
dài hạn của doanh nghiệp.
Phân loại theo nội dung kinh tế của các quá trình sản xuất kinh
doanh
Quá trình sản xuất kinh doanh tổng quát bắt đầu từ việc chuyển hóa các yếu
tố đầu vào của quá trình sản xuất thành các sản phẩm hoàn thành, làm gia tăng giá
trị của sản phẩm và dịch vụ cung cấp. Mỗi nội dung của quá trình này sẽ cần những
loại thông tin khác nhau. Do đó hệ thống thông tin quản lý có nhiệm vụ phải thu
thập và phản ánh xuyên suốt quá trình trên. Nếu chia quá trình sản xuất kinh doanh
tổng quát theo các nội dung kinh tế liên quan, chúng ta có thê chia hệ thống thông
tin quản lý thành những hệ thống con nhƣ sau
+ Hệ thống thông tin sản xuất
+ Hệ thống thông tin bán hàng
+ Hệ thống thông tin nhân sự
+ Hệ thống thông tin kế toán
+ Hệ thống thông tin tài chính
+...
1.1.3 Hệ thống thông tin kế toán ( HTTTKT )
1.1.3.1 Bản chất của hệ thống thông tin kế toán
Khái niệm về hệ thống thông tin kế toán
Theo Trần Phƣớc (2009) “HTTTKT là một tập hợp các nguồn thông tin và
phƣơng pháp xử lý thông tin liên quan đến lĩnh vực kế toán để tạo ra những thông
tin hữu ích cho ngƣời sử dụng”. Nói cách khác, HTTTKT là một tập hợp gồm các
thành phần: dữ liệu kế toán, lưu trữ dữ liệu kế toán cho việc sử dụng trong tƣơng lai
và xử lý dữ liệu kế toán phục vụ cho ngƣời sử dụng cuối cùng. HTTTKT trong môi
trƣờng hiện đại ngày nay chính là phần giao thoa giữa hai lĩnh vực: Hệ thống thông
tin, mà vai trò của công nghệ thông tin là chủ đạo với hệ thống kế toán. Sự giao
thoa giữa hai lĩnh vực này tạo nên một đối tƣợng nghiên cứu mới (Trần Phƣớc,
2009): Hệ thống thông tin kế toán, đây là một xu thế tất yếu thời đại toàn cầu hóa.
Điều quan trọng trong HTTTKT là phải kể mô hình hoạt động của HTTTKT. Mối
liên hệ giữa hệ thống thông tin và kế toán có thể khái quát qua sơ đồ 1.1
12
( Nguồn: Giáo trình Hệ thống thông tin kế toán, 2009 )
Sơ đồ 1.1: Việc ứng dụng tin học vào lĩnh vực kế toán tạo ra một
nghiên cứu mới
Từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, hàng ngày có các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Các nghiệp vụ này đƣợc HTTTKT phân tích, ghi chép
và lƣu trữ các ghi chép này (chứng từ, sổ, thẻ, bảng…). Khi ngƣời sử dụng có yêu
cầu, HTTTKT sẽ từ các ghi chép đã lƣu trữ trƣớc đây kết xuất ra đồng thời kết hợp
phân tích, tổng hợp và lập các báo cáo thích hợp cung cấp cho ngƣời sử dụng thông
tin.
Mục tiêu của HTTTKT là lập ra báo cáo tài chính - phƣơng tiện truyền đạt
thông tin kế toán tài chính, trình bày kết quả kinh doanh và tình hình tài chính của
doanh nghiệp cho những ngƣời quan tâm đến nó, đƣợc lập theo định kỳ và theo quy
định bắt buộc, gồm các báo cáo sau:
- Bảng cân đối kế toán;
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh;
- Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ;
- Thuyết minh báo cáo tài chính.
Ngoài các báo cáo tài chính, hệ thống thông tin kế toán, còn cung cấp các báo cáo
kế toán quản trị nhƣ báo cáo về: Báo cáo về doanh thu, chi phí và lợi nhuận của
từng loại sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ; Báo cáo chấp hành định mức hàng tồn kho;
Phân tích mối quan hệ giữa chi phí, khối lƣợng và lợi nhuận ;... Đến đây, có thể nói
rằng bản chất của HTTTKT là sự tập hợp các thành phần dữ liệu thông tin đầu vào,
lưu trữ xử lý thông tin, cung cấp thông tin đầu ra cho người có nhu cầu sử dụng
theo các quy trình nghiệp vụ kế toán.
13
1.1.3.2 Các thành phần của hệ thống thông tin kế toán
Nhƣ đã đề cập ở phần khái niệm, Hệ thống là là một tập hợp các phần tử, có
liên hệ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, hoạt động để hƣớng tới mục đích chung
theo cách tiếp nhận các yếu tố đầu vào, sinh ra các yếu tố đầu ra trong một quá trình
xử lý có tổ chức. Do vậy, có thể nói rằng thành phần của HTTTKT bao gồm:
+ Đối với HTTTKT cổ điển (chƣa có sự xâm nhập của công nghệ thông tin):
gồm có con ngƣời, chứng từ, sổ sách, hệ thống tài khoản, báo cáo kế toán, chuẩn
mực kế toán, các chính sách kế toán, các phƣơng pháp kế toán,…
+ Đối với HTTTKT hiện đại: gồm con ngƣời, máy tính (phần cứng), phần
mềm, chứng từ, sổ sách, hệ thống tài khoản, báo cáo kế toán, chuẩn mực kế toán,
các chính sách kế toán, các phƣơng pháp kế toán,…
(Nguồn: Giáo trình kếtoán máy, 2009)
Hình 1.4: Mô tả hệ thống thông tin kế toán
1.1.3.3 Đối tƣợng của hệ thống thông tin kế toán
Về cơ chế hoạt động, HTTTKT sẽ thu thập dữ liệu từ quá trình sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Dữ liệu thu thập chính là nội dung của các hoạt động,
nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Nhiệm vụ của HTTTKT là phải xác định những hoạt
động nào của hệ thống kế toán cần phản ảnh, và nội dung nào mô tả cho các hoạt
động đó đƣợc ghi nhận vào làm dữ liệu cho hệ thống kế toán. Để làm đƣợc điều này
chúng ta cần phải am hiểu quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhận
biết tƣờng tận nội dung, mục đích, chức năng các hoạt động diễn ra trong quá trình