Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Mức độ hại của bệnh chồi rồng và biện pháp phòng chống nhện chổi rồng eriophyes dimocarpi kuang theo hướng tổng hợp tại phường tân lộc, quận thốt nốt, thành phố cần thơ năm 2012 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.72 MB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
LÊ ðÌNH DỰ

MỨC ðỘ HẠI CỦA BỆNH CHỔI RỒNG VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG
CHỐNG NHỆN CHỔI RỒNG ERIOPHYES DIMOCARPI KUANG
THEO HƯỚNG TỔNG HỢP TẠI PHƯỜNG TÂN LỘC, QUẬN
THỐT NỐT, THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2012 - 2013
LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH: BẢO VỆ THỰC VẬT
MÃ SỐ: 60.62.01.12

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GSTS NGUYỄN VĂN ðĨNH

HÀ NỘI, 2013


LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan rằng,
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và
chưa từng ñược sử dụng hoặc công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này ñã ñược cám ơn và các
thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñược ghi rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn

LÊ ðÌNH DỰ

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


i


LỜI CẢM ƠN
ðể bài báo cáo ñược hoàn thành tốt, trong suốt thời gian thực tập, nghiên
cứu, tôi ñã nhận ñược sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các Giáo viên hướng dẫn,
của các tập thể, cá nhân, sự ñộng viên của gia ñình và bạn bè.
Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới GS. TS. Nguyễn
Văn ðĩnh – Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội ñã dành cho tôi sự chỉ dẫn và giúp
ñỡ tận tình trong suốt thời gian thực tập và nghiên cứu hoàn thành ñề tài.
Tôi xin cảm ơn sự giúp ñỡ của tập thể các thầy, cô giáo bộ môn Côn trùng –
Khoa Nông Học – Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội ñã tạo ñiều kiện giúp ñỡ
tôi trong quá trình thực hiện ñề tài.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô của khoa Nông nghiệp tài nguyên thiên
nhiên Trường ðại học An Giang ñã tạo ñiều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình
thực hiện ñề tài.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn của mình ñến tất cả bạn bè, người thân
và gia ñình ñã luôn ñộng viên và tạo ñiều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành bài báo
cáo này.
Hà Nội, ngày 09 tháng 9 năm 2013
Tác giả luận văn

LÊ ðÌNH DỰ

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

ii


MỤC LỤC


Lời cam ñoan .................................................................................................. i
Lời cảm ơn .................................................................................................... ii
Mục lục ........................................................................................................ iii
Danh mục bảng ............................................................................................. vi
Danh mục hình ............................................................................................. vii
MỞ ðẦU ....................................................................................................... 1
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................. 5
1.1. Nghiên cứu về bệnh chổi rồng trên thế giới ............................................. 6
1.1.1. Tác hại của bệnh chổi rồng ................................................................... 6
1.1.2. Nguyên nhân......................................................................................... 7
1.1.3. Biện pháp phòng trừ ............................................................................. 8
1.2. Nghiên cứu về bệnh chổi rồng trong nước ............................................... 9
1.2.1. Tác hại của bệnh chổi rồng ................................................................... 9
1.2.2. Nguyên nhân....................................................................................... 12
1.2.3. Biện pháp phòng trừ ........................................................................... 13
Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................... 15
2.1. ðối tượng, vật liệu, ñịa ñiểm và thời gian nghiên cứu............................ 15
2.2. Nội dung nghiên cứu: ............................................................................ 15
2.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 15
2.3.1. Phỏng vấn và xác ñịnh mức ñộ gây hại và hiểu biết của nông dân
về bệnh chổi rồng tại Thốt Nốt, Cần Thơ .............................................. 15
2.3.2. Xác ñịnh thành phần sâu nhện hại nhãn và ảnh hưởng của một số
yếu tố tới quần thể nhện chổi rồng ........................................................ 16
2.3.3. ðiều tra mức ñộ gây hại và ảnh hưởng của một số yếu tố tới biến
ñộng số lượng nhện chổi rồng nhãn ...................................................... 17
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

iii



2.3.4. Biện pháp phòng chống nhện chổi rồng .............................................. 21
2.3.5. Công thức tính toán ............................................................................ 22
2.4. Phương pháp xử lý số liệu ..................................................................... 23
Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..................................................... 24
3.1. Kết quả phỏng vấn xác ñịnh mức ñộ gây hại và hiểu biết của nông
dân về bệnh chổi rồng tại Thốt Nốt, Cần Thơ........................................ 24
3.1.1. Mức ñộ hại của bệnh chổi rồng........................................................... 24
3.1.2. Hiểu biết của người dân về bệnh chổi rồng nhãn................................. 25
3.2. ðiều tra xác ñịnh thành phần sâu nhện hại nhãn; ñặc ñiểm hình thái
triệu chứng gây hại của nhện chổi rồng nhãn ........................................ 27
3.2.1. Thành phần sâu nhện hại trên cây nhãn tại phường Tân lộc, quận
Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ vụ hè thu và thu ñông năm 2012 ............ 27
3.2.2. ðặc ñiểm hình thái và kích thước của nhện chổi rồng nhãn Eriophyes
dimocarpi............................................................................................... 29
3.2.3. Triệu chứng gây hại của nhện chổi rồng nhãn..................................... 30
3.3. Diễn biến mức ñộ gây hại và ảnh hưởng của một số yếu tố tới biến
ñộng số lượng nhện chổi rồng nhãn ...................................................... 33
3.3.1. Sự phân bố của nhện chổi rồng trên cây nhãn ..................................... 33
3.3.2. Mật ñộ nhện chổi rồng theo 4 hướng .................................................. 35
3.3.3. Mật ñộ nhện chổi rồng theo tầng lá..................................................... 37
3.3.4. Mật ñộ nhện chổi rồng nhãn theo tuổi cây .......................................... 39
3.3.5. Mật ñộ, tỉ lệ hại của nhện chổi rồng nhãn trong vườn ươm ................. 41
3.3.6. Tỉ lệ hại và chỉ số hại do nhện chổi rồng gây ra trong và ngoài tán
trên cây nhãn......................................................................................... 42
3.3.7. Mật ñộ nhện chổi rồng nhãn trên 03 giống nhãn Tiêu da bò, Tiêu
lá bầu và nhãn Super ............................................................................. 43

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


iv


3.3.8. Tỉ lệ hại và chỉ số hại do nhện chổi rồng gây ra tại vườn ñược cắt
tỉa và không cắt tỉa ................................................................................ 48
3.3.9. Tỉ lệ hại và chỉ số hại do nhện chổi rồng gây ra tại vườn ñược
trồng theo 3 mật ñộ khác nhau .............................................................. 49
3.4. Biện pháp phòng trừ .............................................................................. 51
3.4.1. Xác ñịnh thời ñiểm phun thuốc ........................................................... 51
3.4.2. Hiệu lực của một 5 loại thuốc hóa học ................................................ 52
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 58

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

v


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Diện tích trồng nhãn của Việt Nam năm 2009 ................................ 5
Bảng 1.2. Diện tích nhãn bị nhiễm bệnh chỗi rồng của các tỉnh phía Nam ......... 11
Bảng 2.1. Bảng phân cấp hại do nhện gây ra ................................................ 22
Bảng 3.1. Tình hình nhiễm bệnh chổi rồng trên nhãn tại quận Thốt Nốt,
thành phố Cần Thơ ............................................................................. 25
Bảng 3.2. Hiểu biết của nông hộ về bệnh chổi rồng...................................... 26
Bảng 3.3. Thành phần sâu nhện hại nhãn tại phường Tân Lộc năm 2012...... 28
Bảng 3.5. Diễn biến mật ñộ nhện chổi rồng (con/búp) theo 4 hướng ............ 36
Bảng 3.6. Sự phân bố của nhện chổi rồng (con/búp) theo các tầng lá ........... 38
Bảng 3.7. Diễn biến mật ñộ Nhện chổi rồng (con/búp) trên các tuổi cây

nhãn của giống nhãn Tiêu da bò ......................................................... 40
Bảng 3.8. Diễn biến mật ñộ và tỉ lệ hại của Nhện chổi rồng trên vườn ươm ........ 41
Bảng 3.9. Mức ñộ hại của Nhện chổi rồng trong và ngoài tán cây nhãn
vụ hè thu 2012.................................................................................... 42
Bảng 3.10. Diễn biến mật ñộ nhện nhỏ bắt mồi trên giống Tiêu da bò tại
Thốt Nốt, Cần Thơ vụ hè thu và thu ñông năm 2012 .......................... 46
Bảng 3.11. Mức ñộ hại của nhện chổi rồng trong hai vườn nhãn cắt tỉa
và không cắt tỉa vụ hè thu 2012 .......................................................... 48
Bảng 3.12. Mức ñộ hại của nhện chổi rồng tại 03 vườn có khoảng cách
trồng khác nhau vụ hè thu 2012.......................................................... 50
Bảng 3.13. Hiệu quả (%) trừ nhện chổi rồng của thuốc Kinal.ux 25EC ở
các thời ñiểm phun khác nhau ............................................................ 51
Bảng 3.14. Hiệu lực (%) trừ nhện chổi rổng của 5 loại thuốc hóa học .......... 52
Bảng 3.1.5 Hiệu quả phòng trừ nhện chổi rồng nhãn của hai công thức........ 54
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

vi


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Cả chùm hoa bị bệnh chổi rồng..................................................... 10
Hình 1.2. Nhánh hoa phía dưới bên trái bị bệnh chổi rồng, phía trên bình
thường............................................................................................................ 10
Hình 2.1. Vị trí các lá trên cành nhãn ........................................................... 18
Hình 2.2. Phân chia tầng lá trên cây nhãn ..................................................... 19
Hình 3.1. Quần thể nhện chổi rồng trên búp nhãn......................................... 30
Hình 3.2. Triệu chứng bệnh chổi rồng .......................................................... 31
Hình 3.3. Chùm hoa phía bên phải bị bệnh chổi rồng, chùm hoa phía bên
trái bình thường .................................................................................. 32

Hình 3.4. Sự phân bố của nhện chổi rồng trên các lá của cây nhãn giống
Tiêu da bò tại Thốt Nốt, Cần Thơ vụ hè thu và thu ñông năm 2012.... 34
Hình 3.5. Tỉ lệ (%) nhện chổi rồng theo 4 hướng.......................................... 37
Hình 3.6. Diễn biến mật ñộ nhện chổi rồng (con/búp) trên ba giống nhãn tại
phường Tân Lộc, quận Thốt Nốt vụ hè thu và thu ñông năm 2012 .......... 44
Hình 3.7. Diễn biến mật ñộ nhện chổi rồng và nhện bắt mồi ........................ 47
Hình 3.8. Tương quan giữa mật ñộ nhện chổi rồng với nhện bắt mồi ........... 47

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

vii


MỞ ðẦU
ðặt vấn ñề
Nhãn Dimocarpus longan Luoreiro là loại cây ăn quả ñặc sản của Việt Nam.
Quả nhãn có chứa nhiều chất dinh dưỡng như canxi, natri, sắt và magiê... Về chất
lượng, nhãn là cây ăn quả ñược ñánh giá cao với hương vị thơm ngon, giàu chất bổ
ñược nhiều người trong và ngoài nước ưa chuộng. Quả nhãn ngoài ăn tươi còn ñược
chế biến như sấy khô, ñóng hộp, nước giải khát Ngoài ra, cây nhãn có tán lá rộng có
thể dùng làm cây bóng mát, cây chắn gió, chống xói mòn, hoa nhãn dùng cho nghề
nuôi ong lấy mật...
Cây nhãn có rất nhiều loại sâu hại như bọ xít nhãn vải, rệp hại nhãn, sâu ñục
nõn, sâu ñục quả... Trong một vài năm trở lại ñây, tình hình sâu bệnh ngày càng gia
tăng ñặc biệt là sự gây hại của nhóm nhện nhỏ. Trên cây nhãn loài nhện gây hại
nguy hiểm nhất ñó là nhện chổi rồng Eriophyes dimocarpi. Loài nhện này gây hại
trên lá, hoa và quả, gây thiệt hại không nhỏ về năng suất và chất lượng.
Trên thế giới, bệnh chổi rồng xuất hiện ở các nước trồng nhãn như Trung
Quốc, Thái Lan, Mal.aysia, Singapo, Hồng Kông, Philippines. Bệnh ñược ghi nhận
lần ñầu tiên từ những năm ñầu thập kỷ 40 của thế kỷ trước tại Trung Quốc bởi Qui,

(1941), sau ñó “bệnh” lan truyền ra hầu hết ở các vùng sản xuất nhãn ở Trung
Quốc. Một nghiên cứu của So và Zee, (1972) cho biết bệnh chổi rồng ñã gây hại 80
- 100% số cây nhãn trong vườn nhãn lâu năm.
Ở Việt Nam, ngay khi tra từ khóa “bệnh chổi rồng nhãn” trên google thì có
tới 73.100 kết quả xuất hiện với nhiều bài báo, nghiên cứu có liên quan ñến bệnh
chổi rồng nhãn. ðiều này chứng tỏ bệnh rất ñáng chú ý ở Việt Nam Trong khoảng
10 năm trở lại ñây, bệnh “Chổi rồng” trên cây nhãn ñã xuất hiện ở miền Nam. Tốc
ñộ gia tăng thiệt hại do bệnh này gây ra tăng lên ñến mức chóng mặt. Tại nhiều
vùng trồng nhãn chuyên canh, thiệt hại về sản lượng khoảng 30%, có nhiều vườn
thiệt hại lên tới 60-70% hoặc mất trắng. Nhiều chủ vườn ñã có ý ñịnh chặt bỏ cây
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

1


nhãn ñể chuyển ñổi sang cây trồng khác. Ở miền Bắc, mức ñộ gây hại của bệnh chổi
rồng chưa nhiều Theo ñiều tra mới ñây cho biết, tỉ lệ hại chỉ vào khoảng 1-5%, cá
biệt có vườn tới 10% (Nguyễn Văn ðĩnh, 2011). Hiện nay, bệnh ñã lan ñến vùng
nhãn lồng nổi tiếng ở Hưng Yên.
Cho ñến nay, tác nhân gây bệnh vẫn chưa ñược thống nhất. Trên thế giới có
nhiều ý kiến khác nhau về tác nhân gây bệnh. Ở Thái Lan cho rằng do Phytoplasma
trên cây bệnh (Visitpanich et al., 1996), Trung Quốc lại cho rằng do virus và
nhện Eriophyes dimocarpi là tác nhân gây bệnh (Chen et al., 2001) những tác giả
khác lại cho rằng do bọ ñục cành Hypadime longanae (Cheng et al., 2000; Ke và
Wang, 1999). Ở Việt Nam, theo kết quả nghiên cứu của Viện cây ăn quả Miền Nam
thực hiện và ghi nhận thì nhện chổi rồng (Eriophyes dimocarpi) có liên quan ñến
bệnh chổi rồng trên nhãn và có thể là nhân tố truyền bệnh hay tác nhân gây
bệnh. Nhện rất nhỏ nên không thể nhìn ñược bằng mắt thường và thường gây hại
triệu chứng ñiển hình là chổi rồng và lông nhung.
Với mức ñộ gia tăng bệnh chổi rồng hại nhãn như hiện nay, chỉ khoảng 3-5

năm nữa, thiệt hại do bệnh này trên nhiều vùng trồng nhãn của cả nước sẽ thực sự là
mối nguy cơ ñe doạ ñến sản xuất nhãn, một loại cây ăn quả chủ lực của nhiều vùng
miền. Do ñó việc xác ñịnh tác nhân gây bệnh là cần thiết nhằm phục vụ cho công
tác quản lý, dự báo và phòng bệnh một cách có hiệu quả. Chính vì vậy, chúng tôi
tiến hành nghiên cứu về: “Mức ñộ hại của bệnh chổi rồng và biện pháp phòng
chống Nhện chổi rồng Eriophyes dimocarpi Kuang theo hướng tổng hợp tại
phường Tân Lộc, quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ năm 2012 – 2013” ñể từ
ñó ñưa ra biện pháp phòng trừ thích hợp.
Mục ñích và yêu cầu của ñề tài
Mục ñích
ðề tài ñược tiến hành nhằm xác ñịnh sự phát sinh, phát triển, mức ñộ gây hại
của nhện chổi rồng nhãn, thời ñiểm phun thuốc tốt nhất và biện pháp phòng chống
theo hướng tổng hợp góp phần quản lý bệnh chổi rồng ñạt hiệu quả.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

2


Yêu cầu
ðánh giá mức ñộ gây hại của nhện chổi rồng hại nhãn và hiểu biết của nông
dân về bệnh này thông qua phiếu phỏng vấn nông dân trồng nhãn.
Mức ñộ gây hại của bệnh chổi rồng dưới ảnh hưởng một số yếu tố canh tác
(Mật ñộ trồng, cắt tỉa và không cắt tỉa, trong tán và ngoài tán). Diễn biến mật ñộ của
nhện chổi rồng nhãn (từ tháng 6 ñến tháng 12/2012).
Nghiên cứu xác ñịnh thời ñiểm phun thuốc nhện ñạt hiệu quả nhất. Hiệu quả
của một số thuốc hóa học trừ nhện và mô hình trừ nhện theo hướng tổng hợp.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài
Ý nghĩa khoa học
Cung cấp những dẫn liệu về mức ñộ hại và mật ñộ nhện tại Thốt Nốt, Cần Thơ.
Kết quả nghiên cứu cung cấp những số liệu quan trọng làm tài liệu cho nghiên cứu

và giảng dạy.
Ý nghĩa thực tiễn
Các kết quả nghiên cứu ñược dùng làm cơ sở ñể áp dụng các biện pháp
phòng trừ nhện chổi rồng có hiệu quả khi mà nhện ñang ngày càng trở thành dịch
hại nguy hiểm ở nước ta.
Phạm vi nghiên cứu của ñề tài
ðề tài ñược nghiên cứu trong phạm vi tình hình và mức ñộ gây hại, một số
biện pháp phòng chống nhện chổi rồng nhãn tại Thốt Nốt, Cần Thơ.
Cơ sở khoa học của ñề tài
Trong số nhiều loại cây ăn quả có giá trị kinh tế của Việt Nam, nhãn là cây
có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, nhãn bị nhiều sâu nhện hại nguy hiểm làm giảm
năng suất và chất lượng. Trong số những loại dịch hại nguy hiểm ñó nhện chổi rồng
là một loài gây hại nặng nhất trên cây nhãn hiện nay, chúng làm giảm năng suất và
chất lượng, gây thiệt hại rất lớn cho hầu hết các hộ trồng nhãn trên ñịa bàn quận
Thốt Nốt nói riêng và ñồng bằng sông Cửu long nói chung. ðể khôi phục lại loại
cây có giá trị kinh tế này và giữ vững năng suất thì vấn ñề cấp thiết hiện nay là phải
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

3


tìm ra cách phòng trừ nhện chổi rồng hiệu quả. Chính vì thế ñề tài cần ñược tiến
hành thực hiện.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

4


Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Giới thiệu chung về cây nhãn
Cây Nhãn là cây nhiệt ñới lâu năm có nguồn gốc miền Nam Trung Quốc.
Nhãn ñược trồng nhiều ở Việt Nam, miền Hoa Nam, Thái Lan, Ấn ðộ, và
Indonesia. Trung Quốc là nước có diện tích trồng và sản lượng nhãn lớn nhất. Ở
Việt Nam, cây nhãn ñược trồng nhiều ở các tỉnh ñồng bằng Bắc bộ như ở Hưng
Yên, Hải Dương, Hà Nam, Thái Bình, Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Bắc Giang...
Trong những năm gần ñây nhãn ñược phát triển mạnh ở các tỉnh phía Nam: ðồng
Tháp, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh…Theo số liệu của tổng cục thống kê ñến
năm 2009 diện tích trồng nhãn ở cả nước ta là 93.293 ha, năng suất thu ñược là
71,68 tạ/ha và sản lượng thu ñược là 608,511tấn (bảng 1.1).
Bảng 1.1. Diện tích trồng nhãn của Việt Nam năm 2009
Diện tích gieo

Năng suất

Sản lượng

trồng (nghìn ha)

(tạ/ha)

(nghìn tấn)

Cả nước

93,293

71,68


608,51

ðồng bằng Sông Hồng

11,71

66,31

67,94

ðông Bắc

13,84

36,68

42,22

Tây Bắc

15,02

26,06

34,93

Bắc Trung bộ

2,3


41,39

7,56

Duyên hải Nam Trung bộ

1,93

37,15

5,09

Tây nguyên

1,01

75,12

5,5

ðông Nam bộ

10,91

61,14

62,51

ðồng bằng Sông Cửu Long


36,57

105,22

387,34

(Nguồn: tổng cục thống kê, năm 2011)

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

5


1.1. Nghiên cứu về bệnh chổi rồng trên thế giới
1.1.1. Tác hại của bệnh chổi rồng
Bệnh chổi rồng nhãn có tên thường gọi là Longan witches’ broom disease. Bệnh
chổi rồng nhãn, là loại bệnh phổ biến và nguy hiểm nhất, bệnh ñược ghi nhận lần ñầu
tiên từ những năm ñầu thập kỷ 40 của thế kỷ trước tại Trung Quốc bởi Qui, (1941), sau
ñó “bệnh” lan truyền ra hầu hết ở các vùng sản xuất nhãn ở Trung Quốc.
Ký chủ của bệnh là cây nhãn (Dimocarpus longan) (DOA, 2003b; Qui,
1941), cây vải (Litchi chinensis) (Chen I, 1996), tuy nhiên theo AQSIQ (2003) việc
bệnh xuất hiện trên cây vải cần tiến hành nghiên cứu và chứng minh.
Bộ phận cây bị hại: hoa, lá, hạt giống, shoot (mắt ghép) (Chen et al., 2001;
Menzel et al., 1989). Bệnh chổi rồng có những triệu chứng như lá non bị biến dạng,
xoắn, teo tóp nhỏ ñi, nhánh bị bệnh cụm lại nhìn như bó chổi, chùm hoa kém phát
triển, ngắn, nhỏ và thoái hóa dần, khả năng ñậu quả rất kém, nếu ñậu ñược thì quả
cũng không thể phát triển ñược, về sau khô dần và chết. Do các lá, chồi non và trên
hoa không phát triển bình thường mà mọc thành từng chùm, cụm lại như bó chổi
nên ñược gọi là chổi rồng hoặc hoa tre, chổi xể, tổ rồng. Cây bị nhiễm bệnh này gây
thiệt hại năng suất rất lớn, thậm chí không cho thu hoạch nếu nhiễm nặng (Menzel

et al., 1989; Zhang & Zhang, 1999).
Phân bố: Bệnh ñã ñược ghi nhận ở các nước như Brazill, Trung Quốc (Quảng
ðông, Quảng Tây, Hải Nam, Hồng Kông), ðài Loan, Thái Lan theo So và Zee
(1972); Zhu et al., 1994; Menzel et al., 1989; Koizumi et al., 1995, Kitijima et al.,
1986).
Mức ñộ thiệt hại do bệnh chổi rồng gây ra
Một nghiên cứu của So và Zee, (1972), cho biết bệnh chổi rồng ñã gây hại 80 100% số cây nhãn trong vườn nhãn lâu năm, trong khi ñó tại các vườn nhãn mới thì
5 – 10% số cây nhãn bị bệnh chổi rồng tấn công gây hại. Theo một cuộc ñiều tra
ñược tiến hành tại các khu vực sản xuất nhãn ở 17 quận, thành phố ở tỉnh Phúc Kiến
của Trung Quốc, tỉ lệ cây bị bệnh thay ñổi từ 20-100%, bệnh bị hại nặng hơn ở
vườn cây lâu năm. Bệnh này gây hại trung bình từ 10 – 20% cho các vườn trồng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

6


nhãn, bệnh nặng có thể gây thiệt hại làm giảm 50% năng suất nhãn (Chen et al.,
1990a) Chen và Ke (1994) báo cáo rằng tỷ lệ mắc bệnh trên cây giống tại tỉnh Phúc
Kiến là 5-30%, trong khi tỷ lệ sau khi ghép vào ba giống nhãn khác nhau là 4,3;
14,0 và 19,4% tương ứng. Bệnh chổi rồng có khả năng lây lan rất nhanh, tại tỉnh
Quảng ðông, năm 1995 có tỉ lệ bệnh là 11% ñến năm 1997 ñã có tới 50% cây nhãn
bị bệnh (Chen và Ke, 1994).
Sau khi ñược ghi nhận gây hại tại Trung Quốc, bệnh chổi rồng ñã ñược tìm thấy
gây hại ở Thái Lan, Brazil (Koizumi et al., 1995; Kitijima et al., 1986) với mức ñộ
thiệt hại rất lớn.
1.1.2. Nguyên nhân
Tại Thái Lan, tác giả Visitpanich et al., (1999) cho biết ở mặt trên và mặt dưới
của lá có xuất hiện những lông nhung, có thể do nhện nhỏ Aceri dimocarpi gây ra.
Có nhiều ý kiến khác nhau về tác nhân gây bệnh chổi rồng, tác giả Chen et al.,
(1996), (2001); Zee, 1972; Ye et al., 1990 cho rằng tác nhân là do virus. Tác giả

Menzel et al., (1989) lại cho rằng tác nhân gây ra hiện tượng chổi rồng là
mycoplasma (MLO). Một nguyên nhân khác ñược cho là do nhện nhỏ gây ra ñó là ý
kiến của (He et al., 2001).
Các nghiên cứu cho rằng tác nhân gây bệnh là do virus. Nghiên cứu của Zee
(1972) ñã sử dụng kính hiển vi ñiện tử ñể quan sát lá nhãn bị bệnh và tìm thấy các
virus dạng sợi có ñường kính 12 nm và chiều dài khoảng 1000 nm Ye et al., (1990)
ñã dùng biện pháp Elisa ñể kiểm tra bệnh chổi rồng trên nhãn. Các tác giả ñã tinh
chiết các virus từ lá, vỏ cây nhãn bị bệnh cho thấy virus này hình sợi có ñường kính
khoảng 15 nm và chiều dài từ 300 – 2500 nm, hầu hết dài 700 – 1300 nm Chen et al.,
(1996) cũng ñã tìm thấy virus ở các tế bào của các lá nhiễm bệnh. Từ những kết quả
này, Chen et al., (2000) kết luận rằng bệnh bị gây ra bởi một loại virus dạng sợi.
Kể từ khi không có hình ảnh của các virus ñã có sẵn và các kết quả nghiên cứu
không ñược thực hiện lại, thì sự xuất hiện của tác nhân gây bệnh là virus vẫn còn
gây ra rất nhiều tranh cãi. ðể làm rõ nguyên nhân gây bệnh, một loạt các dự án
nghiên cứu ñã ñược tiến hành từ năm 1986 tại Học viện Khoa học Nông nghiệp
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

7


Phúc Kiến Các sinh vật khác như một phytoplasma (MLO) và sâu ñục thân cành
nhãn ñược cho là tác nhân gây bệnh (Li, 1983). Trong khi ñó, Chen et al., (1989)
sử dụng kháng sinh ñể xử lý hạt giống kết quả không có tác ñộng ñến bệnh và cho
rằng dường như Phytoplasma không phải là tác nhân gây bệnh chổi rồng.
Các tác giả Chantrasri et al., (1999); Visitpanich et al., (1999), ghi nhận có sự
liên quan giữa loài nhện nhỏ Aceria dimocarpi (Kuang) với bệnh chổi rồng khi
nghiên cứu về bệnh này ở Chiang Mai và tỉnh Lam Phun của Thái Lan, các tác giả
cho rằng loài nhện nhỏ này là môi giới truyền bệnh phytoplasma. Tuy nhiên,
Sdoodee et al., (1999) ñã không thể xác nhận sự hiện diện của phytoplasmasa trong
mô nhãn bị nhiễm bệnh với phương pháp PCR mặc dù DNA cho thấy sự hiện diện

của một prokaryote.
He et al., (2001) tiến hành ñiều tra trong vườn cây ăn trái ở tỉnh Quảng ðông từ
giữa năm 1995 – 1998 và chỉ ra rằng bệnh chổi rồng là do loài nhện nhỏ Eriophyes
dimocarpi Kuang gây ra, không phải là virus hay sâu ñục thân, ñục cành gây ra. Họ
quan sát thấy rằng bệnh chổi rồng xuất hiện ngay cả khi không có sự xuất hiện của
sâu ñục thân. Tuy nhiên, khi lây nhiễm nhện nhỏ Eriophyes dimocarpi Kuang vào
cây nhãn thì có tới 50% số cây nhãn xuất hiện triệu chứng bệnh, trong khi ñó không
lây nhiễm nhện Eriophyes dimocarpi Kuang thì cây nhãn không thấy xuất hiện triệu
chứng bệnh chổi rồng. Nhện luôn ñược tìm thấy trên các cành bị bệnh, và có tương
quan giữa mật ñộ nhện với mức ñộ gây hại của bệnh chổi rồng.
1.1.3. Biện pháp phòng trừ
Nghiên cứu của He et al., (2001), cho rằng nhện nhỏ Eriophyes dimocarpi
Kuang là tác nhân gây bệnh chổi rồng, vì thế các tác giả cho rằng áp dụng biện pháp
quản lý tổng hợp là vừa tiến hành cắt tỉa vừa phun thuốc trừ nhện có thể làm cho
chồi bệnh bị hại hồi phục, hoa nở và tỉ lệ mắc bệnh giảm tới 80%
Coates et al., (2003), cho rằng có thể kiểm soát bệnh chổi rồng bằng phương
pháp tổng hợp bao gồm cả kiểm dịch nghiêm ngặt cây nhãn từ các khu vực bị nhiễm
bệnh, sử dụng giống kháng bệnh virus, tuyên truyền về bệnh, và sử dụng thuốc hóa
học ñể ngăn ngừa các vector.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

8


Chiến lược tốt nhất cho quản lý dịch bệnh là kiểm soát sự xuất hiện của vector
(Chen et al., 2001; Zhang và Zhang, 1999). Khi sử dụng thuốc hóa học chlorophos
(trichlorfon) hoặc Sumicidin ñã kiểm soát tốt các vector (Chen et al., 1999b).
Tại Thái Lan, ñã phun thuốc carbaryl, và thuốc kháng sinh Pyrrodinimethyl
tetracycline (PMT) ñể kiểm soát côn trùng chích hút với cây bị nhiễm bệnh (Ungasit
et al., 1999).

Sử dụng biện pháp nhiệt ñể xử lý cây con bị nhiễm bệnh (Chen et al., 1999a).
Chen et al., 1990, ñã sử dụng hóa chất ñể kiểm soát các vector truyền bệnh, ñây
là biện pháp quan trọng trong phòng chống bệnh.
Biện pháp quản lý giống cây: Chen et al., (1990a) cho biết có mối quan hệ chặt
chẽ giữa các giống nhãn và tỉ lệ nhiễm bệnh chổi rồng ở Trung Quốc. Trong khi ñó
Chen et al., (1988) cho biết có sự khác nhau về mức ñộ mẫn cảm của các giống
nhãn với bệnh chổi rồng và ñề nghị có sự lựa chọn cẩn thận các giống như là một
biện pháp kiểm soát nguồn bệnh quan trọng. Các giống như Lidongben, Shuinan số
1 ít mẫn cảm với bệnh chổi rồng hơn là các giống Pumingyan, Youtanben, Dongbi
và Honghezgi Do ñó, Menzel et al., (1989) chi ra rằng cần phải có sự kiểm soát chặt
chẽ cây nhãn non và giống nhãn khi nhập vào Úc.
1.2. Nghiên cứu về bệnh chổi rồng trong nước
Phân bố: Bệnh chổi rồng nhãn phân bố ở hầu hết các vùng trồng nhãn trong cả
nước ta. Bệnh chổi rồng xuất hiện ở miền Bắc nước ta vào khoảng thập niên 90
(ðặng Vũ Thị Thanh và Hà Minh Trung, 1999) còn ở miền Nam bệnh này ñã ñược
ghi nhận và mô tả ñầu tiên ở các tỉnh ñông Nam bộ (Mai Văn Trị và cs, 2005).
Ký chủ: Ký chủ của bệnh là cây nhãn (Dimocarpus longan), ngoài ra còn gây
hại trên cây bồ ngót (Sauropus androgynus), bóng nẻ (Securinega virosa), chôm
chôm, chanh, bưởi…
1.2.1. Tác hại của bệnh chổi rồng
Bệnh xảy ra trên phần non của chồi lá và chồi hoa. Chồi khi bị bệnh sẽ không
tiếp tục phát triển mà biến dạng, co cụm, thoái hóa chức năng và khô chết dần. Các
phân ñoạn trên cành, lá, phát hoa ñều ngắn và nhỏ lại. Chồi hoa nhiễm bệnh có tỉ lệ
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

9


ñậu quả thấp hoặc không cho quả. Bệnh có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào trên tán nơi
có các chồi mới (Mai Văn Trị và cs, 2005).

Bộ phân bị hại là lá non, búp hoa và hoa. Triệu chứng hại ñiển hình lá biến dạng,
cong và nhỏ lại, nụ hoa và cành nụ phát triển rất mạnh nhưng bị biến dạng, hình
thành 1 bó như chổi từ ñó ñược gọi là “chổi rồng” với tiếng anh là Witches Broom.
Trong một chùm hoa có một số dạng: toàn bộ chùm hoa thành chổi rồng (hình 1.1),
một phần chùm hoa thành chổi rồng, còn lại một số nhánh hoa vẫn phát triển bình
thường và kết trái (hình 1.2) (Nguyễn Văn Hòa và cs, 2008).

Hình 1.1. Cả chùm hoa

Hình 1.2. Nhánh hoa phía dưới

bị bệnh chổi rồng

bên trái bị bệnh chổi rồng,
phía trên bình thường

(Nguồn: Lê ðình Dự, năm 2012)
Khi bị hại cây nhãn ít trái, thậm chí bị bệnh hại nặng không cho thu hoạch.
Trong vườn nhãn thì các giống khác nhau, các tuổi khác nhau bệnh hại khác nhau.
Cây càng già càng bị hại nặng. Tuy vậy có những vườn mới trồng vẫn có tỉ lệ hại rất
cao. Cây nhãn có tán chuẩn ñảm bảo sự thông thoáng ít bị hại hơn cây rậm rạp um
tùm. Trên 1 cây thì cành càng rậm rạp càng bị hại nặng. Trong những năm và những
mùa ít mưa tỉ lệ hại cao hơn thời gian mưa nhiều (Nguyễn Văn ðĩnh, 2011).
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

10


Thiệt hại do nhện chổi rồng nhãn gây ra:
Theo thống kê của Cục bảo vệ thực vật, cuối năm 2011, ở khu vực phía Nam

có 24.452 ha nhãn bị bệnh chổi rồng trên tổng số 39.118 ha diện tích trồng nhãn.
Trong ñó, diện tích nhãn bị nhiễm nặng là 12.907 ha. Nhiều vườn nhãn bị tiêu ñiều,
thiệt hại về năng suất từ 10 ñến 90%. ðặc biệt, từ tháng 9 năm 2011 ñến tháng 5
năm 2012, ñã có 7 tỉnh, thành ở khu vực ðồng bằng sông Cửu long là Sóc Trăng,
Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long, ðồng Tháp, Cần Thơ và Hậu Giang công bố dịch
trên phạm vi toàn tỉnh với tổng diện tích nhiễm bệnh là 24.469 ha, trong ñó diện
tích bị nhiễm nặng là 16.875 ha, (Cục bảo vệ thực vật, 2011), diện tích nhãn thiệt
hại do nhện chổi rồng tại các tỉnh phía Nam ñược thể hiện trong bảng 1.2
Bảng 1.2. Diện tích nhãn bị nhiễm bệnh chỗi rồng của các tỉnh phía Nam
TT

Diện tích nhiễm (ha)

Diện tích

Tỉnh

(ha)

Thiệt hại

Tổng số

Nặng

TB

Nhẹ

(%)


1

Tây Ninh

1891

2

BR – VT

1137,1

13

0

13

0

15-20

3

ðồng Nai

360

252


0

252

0

20-30

4

Tp HCM

645

0

0

0

0

5

ðồng Tháp

4349,3

3651,8


3592,6

53,1

6,1

40-90

6

Tiền Giang

6906

1610

50

1025

535

30-80

7

Vĩnh Long

9840


7116,17

1334,06

3949,33

1832,78

20-80

8

Bến Tre

6249

2056,1

963,7

984,7

335,7

20-80

9

Cần Thơ


1375

677,3

73,3

150

450

10

Hậu Giang

992,1

325,6

0

0

325,6

11

Trà Vinh

2855


2855

1530

1068

257

10-80

12

Sóc Trăng

3029

1663

449

864

350

10-40

13

Bạc Liêu


150

0

0

0

0

39778,5

20216

7764,06

8359,13

4092,18

Tổng số

(Nguồn: Theo báo cáo của các Chi cục BVTV các tỉnh/thành, 2011)
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

11


Năm 2011, tại nhiều vùng trồng nhãn chuyên canh ở ðồng bằng sông Cửu

Long, thiệt hại về sản lượng lên tới 30%, có nhiều vườn 60-70% hoặc mất trắng. Ở
miền Bắc, bệnh này ñã lan ñến vùng nhãn lồng nổi tiếng ở Hưng Yên, tỷ lệ hại vào
khoảng 1-5%, cá biệt có vườn tới 10% (Nguyễn Văn ðĩnh, 2011).
1.2.2. Nguyên nhân
Gần ñây, theo kết quả của nghiên cứu của Viện Cây ăn quả miền Nam thực
hiện và ghi nhận ñược thì nhện lông nhung (Eriophyes dimocarpi) có liên quan ñến
bệnh chổi rồng trên nhãn và có thể là nhân tố truyền bệnh hay tác nhân gây bệnh
(Nguyễn Văn Hòa và cs., 2008).
Nhện chổi rồng có thể là vector truyền bệnh chổi rồng trên nhãn và triệu chứng
chổi rồng lộ ra sau 20 ngày lây nhiễm (Nguyễn Thị Kim Thoa và cs., 2007).
Nhện lông nhung không phải là tác nhân trực tiếp gây nên hiện tượng chổi rồng trên
cây nhãn Tiêu da bò, mà có thể chỉ là vector truyền bệnh (Nguyễn Huy Cường và cs.,
2007).
Nhện chổi rồng
ðặc ñiểm hình thái, tập tính sinh sống và gây hại: Nhện chổi rồng nhãn có kích
thước rất nhỏ, không thể quan sát ñược bằng mắt thường. Trứng của chúng trông như
một chấm rất nhỏ, có ñường kính 0,032 mm Trứng ñẻ rải rác từng quả một trên mặt lá.
Nhện non nhỏ di chuyển rất chậm. Nhện trưởng thành cũng có hình dạng như một chấm
nhỏ màu trắng hồng. Khi quan sát trên kính có ñộ phóng ñại hơn 20 lần thì nhện lông
nhung có dạng hình trụ dài 0,13 – 0,17 mm, rộng 0,035 – 0,04 mm. Thân nhện lông
nhung hình ống, thu nhỏ và thon dần về phía ñuôi, phần ngực có 2 ñôi chân và có 70 –
72 ñốt bụng. Cả giai ñoạn nhện non và nhện trưởng thành tuy chỉ có 4 ñôi chân phát triển
nhưng di chuyển dễ dàng (Nguyễn Thị Kim Thoa và cs., 2007).
Nhện non thường ăn mặt dưới còn trưởng thành thường ăn phía mặt trên. Khi ăn
nhện chúc ñầu xuống, cắm vòi vào mô ñể chích còn phần thân dựng vuông góc với giá
thể nơi bị hút dịch Vào buổi sáng sớm và chiều tối, nhiệt ñộ xuống thấp, vì vậy nhện
không hoạt ñộng. Nhện chích hút nhựa mạnh vào lúc trời bắt ñầu nắng ấm. Sau khoảng 1
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

12



Ngày tại vị trí nơi nhện hút dịch xuất hiện các ñốm vàng xanh. Trên các ñốm này mọc
lên các lông nhung có màu xanh non. Sau khoảng 2 Ngày các ñốm lan rộng, lông nhung
mọc nhiều biến thành màu vàng nhạt. Sang Ngày thứ 3 vết này biến thành màu nâu. Sau
khoảng từ 1 tháng trở ra lông nhung chuyển sang màu nâu ñỏ. Mật ñộ nhện lông nhung
lúc này cao nhất. Trên 100 ngày các vết lá biến thành màu nâu ñen, kiểm tra nhện lúc
này hầu như không còn thấy chúng. Nhện lông nhung phát tán nhờ gió, côn trùng và máy
móc. Sự phát triển của chúng liên quan chặt chẽ với ñiều kiện khí hậu, thời tiết, thiên
ñịch…
Kết quả khảo sát trong ñiều kiện phòng thí nghiệm nhiệt ñộ 280C, ẩm ñộ 79%,
thời gian phát dục của trứng từ 3 – 7 ngày. Ấu trùng có 2 tuổi: tuổi 1 từ 1 – 2 ngày, tuổi 2
từ 4 – 6 ngày. Vòng ñời nhện lông nhung (Eriophyes democarpi) vào khoảng 8 – 15
ngày (Trần Thị Mỹ Hạnh, Nguyễn Dương Tuyến, Nguyễn Văn Hòa, 2011).
Khả năng lây lan, truyền bệnh của nhện chổi rồng
Nhện chổi rồng gây hại quanh năm nhưng nặng hơn vào vụ xuân hè. Cây kém
phát triển, ít hoa, ít quả, mẫu mã xấu, năng suất thấp (Trương Quốc Tùng, Lê Văn
Thuyết, 2005).
Nhện phát triển và gây hại mạnh nhất trong những tháng mùa nắng (tháng 4 – 5
dương lịch và tháng 11 – 12 dương lịch). Chúng chích hút mô cây, gây hại và truyền
bệnh trên các chồi mới hình thành. Trong quá trình chích hút dịch cây, nhện tiết ra các
chất kích thích sinh trưởng tạo ra sự biến dạng trên các mô non như hình thành triệu
chứng “chổi”, “lông nhung” (tạo ra lông tơ dài và nhiều như nhung), tạo thành nơi trú
ẩn thích hợp trên cây. Nhện cũng sống ñược trên các lá bánh tẻ và trưởng thành, ñợi
ñến khi có ñợt ñọt non mới, tiếp tục sinh sôi và gây hại. Trên vườn, nhện lông nhung
còn sống ñược trên một số cây ký chủ khác như: cây bồ ngót, cây bóng nẻ (cơm nguội)
và trên cây chôm chôm (Nguyễn Văn Hòa và cs., 2011).
1.2.3.Biện pháp phòng trừ
Ở miền Bắc, ñể phòng chống nhện lông nhung trên vải năm 2003-2005, ñã sử
dụng biện pháp cắt bỏ cành, lá bị hại, tỉa cây thông thoáng kết hợp bón phân cân ñối

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

13


cho lộc ra tập trung và sử dụng thuốc trừ nhện chọn lọc khi lộc mới nhú dài 3-5 cm
cho hiệu quả tốt.
Ở Miền Nam, mô hình quản lý nhện lông nhung trên nhãn da bò ở Long Hồ,
Vĩnh Long áp dụng 4 lần phun thuốc: Lần 1, khi nhãn vừa nhú cơi ñọt 1 (lộc 1):
Alfamite, 1 lít/ha; Lần 2 nhú cơi ñọt 2 (lộc 2): SK Enpray 99, với 5 lít/ha; Lần 3
(nhú phát hoa): Ortus, 1 lít/ha; Lần 4 (15 ngày sau khi nhú hoa): Danitol, 1 lít/ha
cho kết quả tốt, giảm tỷ lệ chồi bị bệnh 35% và tăng hiệu quả so với ñối chứng 38
triệu ñồng/ha.
Mô hình của Viện Cây ăn quả miền Nam tiến hành tại các tỉnh Trà Vinh, Vĩnh
Long, Tiền Giang năm 2010 - 2011 cho kết quả khả quan, tỉ lệ nhiễm tái nhiễm
bệnh chỉ vào khoảng 10-20%.
Hay như mô hình của Nông dân Trần Minh Trí xã Long Mỹ, huyện Tam Bình, tỉnh
Vĩnh Long chỉ với 3 lần phun Kinalux 25EC và thuốc kích thích Boom Flower-n:
Sau thu hoạch cắt bỏ cành bị hại sâu 30 cm, sau ñó rải phân Bình ðiền, tưới
nước, 10 ngày sau nhú ñọt (lộc) non, phun lần 1; 3 tháng sau nhú ñọt non của lộc 2
dài 2 - 4 cm, phun lần 2; khi cây già lá lụa bón phân Kali, 1 Ngày sau khoanh (xiết)
vỏ, sau ñó 20 ngày khi cây ra nụ non 2 - 4 cm, phun lần 3 cho hiệu quả phòng trừ
ñạt trên 90% (Nguyễn Văn ðĩnh, 2011).
Tuy vậy cần lưu ý rằng trong vườn nhãn còn có nhiều loài nhện nhỏ thiên ñịch
có khả năng kìm hãm nhện chổi rồng tốt. Các loại thuốc trừ nhện nhỏ hại cây trồng
ñều có thể sử dụng ñể trừ nhện chổi rồng, nhưng chú ý không ñược lạm dụng thuốc
sẽ ảnh hưởng ñến môi trường, ñến côn trùng thụ phấn và thiên ñịch và nên thay
thuốc ñể tránh nhện quen thuốc.
Việc áp dụng biện pháp hóa học chưa hợp lý ñã làm cho loài nhện hại cây
trồng, trong ñó có nhện chổi rồng kháng nhiều loại thuốc hóa học khác nhau

(Phạm Văn Vượng, 1995; Nguyễn Thái Thắng, 2001).

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

14


Chương 2
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ðối tượng, vật liệu, ñịa ñiểm và thời gian nghiên cứu
ðối tượng nghiên cứu: Nhện chổi rồng nhãn (Eriophyes dimocarpi)
Thời gian: từ tháng 04 năm 2012 tới tháng 01 năm 2013
ðịa ñiểm nghiên cứu:
Trong phòng: Phòng thí nghiệm trường ñại học An Giang.
Ngoài ñồng ruộng: khu vực Long Châu, phường Tân Lộc, quận Thốt Nốt,
thành phố Cần Thơ.
Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu:
Các giống nhãn tại ñịa phương: nhãn Tiêu da bò, nhãn Tiêu lá bầu, nhãn super
Dụng cụ nghiên cứu: kính lúp soi nổi có ñộ phóng ñại 80 lần, panh, dao tem,
giấy quấn, ñĩa petri, kim côn trùng số 00, bút lông chuyển nhện, nilon bọc thức ăn,
xốp cắm hoa, cát, khay, dây, cọc tre, nilon, lưới che, thùng xốp, thước ño, máy ảnh,
phiếu soạn sẵn, thuốc bảo vệ thực vật Alfamite 15 EC, Comite 73 EC, Takare 2 EC,
Ortus 5 SC, Kinalux 25 EC, Boom flower-n, SK Enpray 99 EC.
2.2. Nội dung nghiên cứu:
ðánh giá mức ñộ gây hại của nhện chổi rồng hại nhãn và hiểu biết của nông
dân về bệnh này thông qua phiếu phỏng vấn nông dân trồng nhãn.
Mức ñộ gây hại của bệnh chổi rồng dưới ảnh hưởng một số yếu tố canh tác
(Mật ñộ trồng, cắt tỉa và không cắt tỉa, trong tán và ngoài tán). Diễn biến mật ñộ của
nhện chổi rồng nhãn (từ tháng 6 ñến tháng 12/2012).
Nghiên cứu xác ñịnh thời ñiểm phun thuốc nhện ñạt hiệu quả, hiệu quả của

một số thuốc trừ nhện và mô hình phòng trừ nhện theo hướng tổng hợp.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phỏng vấn và xác ñịnh mức ñộ gây hại và hiểu biết của nông dân về bệnh
chổi rồng tại Thốt Nốt, Cần Thơ
a. Mức ñộ hại của bệnh chổi rồng trên nhãn
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

15


Thông qua số liệu tổng hợp của Chi cục bảo vệ thực vật Cần Thơ và Phòng
kinh tế quận Thốt Nốt.
b. Hiểu biết của người dân về bệnh chổi rồng nhãn
ðiều tra kỹ thuật canh tác và các biện pháp quản lý bệnh chổi rồng hại nhãn
của nông hộ tại phường Tân Lộc, quận Thốt Nốt.
Mục ñích ñiều tra:
ðánh giá hiện trạng sản xuất nhãn, tập quán canh tác, tỉ lệ bệnh chổi rồng và
các biện pháp quản lý bệnh chổi rồng của nông dân.
Nội dung ñiều tra:
ðiều tra cơ bản hiện trạng sản xuất về cơ cấu cây trồng, tình hình canh tác, sử
dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và nhận thức của nông dân về các giải pháp
quản lý bệnh chổi rồng tính tiếp cận và phổ biến.
Phương pháp ñiều tra:
ðiều tra bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp, với phiếu câu hỏi ñã soạn
sẵn (phụ lục 1, trang 59).
2.3.2. Xác ñịnh thành phần sâu nhện hại nhãn và ảnh hưởng của một số yếu tố
tới quần thể nhện chổi rồng
a. Xác ñịnh thành phần sâu nhện hại trên cây nhãn tại phường Tân Lộc,
quận Thốt Nốt vụ hè thu và thu ñông năm 2012.
Phương pháp ñiều tra, thu mẫu: Thực hiện theo Quy chuẩn quốc gia QCVN

01- 38 : 2010/BNN&PTNT. Mỗi tháng tiến hành 2 ñợt ñiều tra trong khoảng thời
gian nhất ñịnh, trình tự thực hiện theo các bước sau.
Xác ñịnh khu vực ñiều tra: Khu vực ñiều tra là các ñiểm trồng nhãn tập trung.
Xác ñịnh ñiểm ñiều tra: ðiều tra ngẫu nhiên các ñiểm tại khu vực ñược chọn
trước ñó (ñiều tra 2 cây/ñiểm, 2 tuần ñiều tra 1 lần).
Với sâu hại, thu mẫu trưởng thành ñể xác ñịnh tên khoa học, trong trường hợp
gặp sâu non ñem về phòng thí nghiệm tiếp tục nuôi cho tới khi hóa trưởng thành.
Chỉ tiêu theo dõi
Thành phần các loài côn trùng và nhện hại.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

16


Mức ñộ phổ biến của các loài dựa theo công thức
Tổng số ñiểm ñiều tra bắt gặp
ðộ thường gặp (%) = ------------------------------------- x 100
Tổng số ñiểm ñiều tra
Xác ñịnh mức ñộ phổ biến theo ñộ thường gặp:
ðộ thường gặp ≤ 5%: Rất ít phổ biến (-)
ðộ thường gặp > 5 - 25%: Ít phổ biến (+)
ðộ thường gặp > 25 – 50%: Phổ biến (++)
ðộ thường gặp > 50%: Rất phổ biến (+++)
b. Xác ñịnh ñặc ñiểm hình thái và kích thước của nhện chổi rồng nhãn Eriophyes
dimocarpi
Quan sát mô tả ñặc ñiểm hình thái và ño ñếm kích thước nhện chổi rồng
nhãn bằng kính lúp soi nổi có ñộ phóng ñại 80 lần.
Tiến hành thu mẫu quan sát từng pha phát dục của nhện chổi rồng
Soi trên kính xác ñịnh và mô tả ñặc ñiểm hình thái các pha phát dục khi nhện
còn sống và ñang hoạt ñộng. ðo ñếm kích thước về chiều dài, chiều rộng của từng

pha: trứng, nhện non, nhện trưởng thành (n = 30). Quan sát sự thay ñổi màu sắc cơ
thể nhện qua các pha phát dục.
2.3.3. ðiều tra mức ñộ gây hại và ảnh hưởng của một số yếu tố tới biến ñộng số
lượng nhện chổi rồng nhãn.
a. Sự phân bố của nhện chổi rồng trên cây nhãn
Phương pháp ñiều tra theo QCVN 01-38/2010/BNN&PTNT, Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn.
ðiều tra 10 cây cố ñịnh. Mỗi cây ñiều tra 4 hướng x mỗi hướng 1 cành cấp
cuối cùng (là cành có ñầy ñủ các bộ phận lá già, lá non, lá bánh tẻ và búp). Thu số
cành nhãn cho vào túi giấy, ñem về phòng thí nghiệm soi nhện dưới kính lúp soi nổi
có ñộ phóng ñại tới 80 lần. ðếm số nhện trên từng lá riêng lẽ của cành nhãn. Lá 1
ñược xác ñịnh là búp của cành nhãn. ðiều tra ñịnh kỳ 10 ngày/lần.
Chỉ tiêu theo dõi: Số nhện chổi rồng trên từng lá của cành nhãn.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

17


×