Tải bản đầy đủ (.pdf) (171 trang)

Nghiên cứu sử dụng vật liệu nano từ tính cofe2o4 làm chất mang xúc tác cho phản ứng knoevenagel, sonogashira, suzuki, heck

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.83 MB, 171 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

BÙI TẤN NGHĨA

NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG VẬT LIỆU NANO TỪ TÍNH CoFe2O4
LÀM CHẤT MANG XÚC TÁC CHO PHẢN ỨNG
KNOEVENAGEL, SONOGASHIRA, SUZUKI, HECK

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT

TP. HỒ CHÍ MINH NĂM 2013


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

BÙI TẤN NGHĨA

NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG VẬT LIỆU NANO TỪ TÍNH CoFe2O4
LÀM CHẤT MANG XÚC TÁC CHO PHẢN ỨNG
KNOEVENAGEL, SONOGASHIRA, SUZUKI, HECK

Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ HÓA HỌC CÁC CHẤT HỮU CƠ
Mã số chuyên ngành: 62527505
Phản biện độc lập 1: GS.TS. Đinh Thị Ngọ
Phản biện độc lập 2: PGS.TS. Nguyễn Thị Dung
Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Phong
Phản biện 2: PGS.TS. Đặng Mậu Chiến
Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hạnh
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


1. PGS.TS. Phan Thanh Sơn Nam
2. PGS.TS. Lê Thị Hồng Nhan


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tác giả. Các kết
quả nghiên cứu và các kết luận trong luận án này là trung thực, và không sao chép từ
bất kỳ một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào. Việc tham khảo các nguồn tài liệu
đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng theo yêu cầu.

Tác giả luận án

Bùi Tấn Nghĩa

i


TÓM TẮT LUẬN ÁN
Hạt nano siêu thuận từ CoFe2O4 được tổng hợp bằng phương pháp vi nhũ và
biến tính bằng cách kết hợp ligand và palladium acetate để hình thành xúc tác phức với
hàm lượng palladium 0,30 mmol/g. Đặc tính xúc tác được xác định bằng phương pháp
nhiễu xạ tia X (XRD), kính hiển vi điện tử quét (SEM), kính hiển vi điện tử truyền qua
(TEM), phân tích nhiệt trọng lượng (TGA), từ kế mẫu rung (VSM), biến đổi Fourier
hồng ngoại (FT-IR), quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS), phân tích hàm lượng nitơ.
Kết quả chứng minh rằng hạt nano từ tính Pd(II)-CoFe2O4 là một xúc tác hiệu quả cho
phản ứng ghép đôi carbon-carbon như phản ứng Suzuki giữa 4’-bromoacetophenone
với phenylboronic acid, phản ứng Sonogashira giữa 4’-bromoacetophenone với
phenylacetylene, và phản ứng Heck giữa 4’-bromoacetophenone với styrene dưới điều
kiện gia nhiệt thông thường và có sự hỗ trợ vi sóng. Hiệu quả xúc tác được đánh giá
qua độ chuyển hóa và xác định bằng sắc ký khí. Xúc tác có thể được tái sử dụng nhiều

lần mà hoạt tính không giảm.

ii


ABSTRACT
Cobalt superparamagnetic (CoFe2O4) nanoparticles were synthesized following
a microemulsion method and functionalized by using the supported ligand and
palladium acetate to form the immobilized palladium complex catalyst with a
palladium loading of 0.30 mmol/g. The catalyst was characterized by X-ray powder
diffraction (XRD), scanning electron microscopy (SEM), transmission electron
microscopy

(TEM),

thermogravimetric

analysis

(TGA),

vibrating

sample

magnetometry (VSM), Fourier transform infrared (FT-IR), atomic absorption
spectrophotometry (AAS), and nitrogen physisorption measurements. The results
proved that the Pd(II)-CoFe2O4 magnetic nanoparticles were as an efficient catalyst for
several carbon-carbon couplings including for the Suzuki reaction between 4’bromoacetophenone with phenylboronic acid, and the Sonogashira reaction between
4’-bromoacetophenone with phenylacetylene, and the Heck reaction between 4’bromoacetophenone with styrene under conventional and microwave irradiation

conditions. Efficiency of catalysts in reactions was evaluated by conversion which was
determined by gas chromatography. The catalysts could be reused several times
without significant degradation in catalytic activity.

iii


LỜI CÁM ƠN
Tôi xin trân trọng gởi lời cám ơn sâu sắc đến,
Thầy PGS.TS. Phan Thanh Sơn Nam, người thầy kính mến đã dẫn đường
khoa học xuyên suốt cho luận án này.
Cô PGS.TS. Lê Thị Hồng Nhan, cô giáo tận tụy đã dành rất nhiều thời gian
và tâm huyết để hướng dẫn khoa học cho nghiên cứu này.
Thầy PGS.TS. Phạm Thành Quân, cô PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hạnh, thầy TS.
Tống Thanh Danh và tập thể cán bộ giảng viên bộ môn Kỹ thuật Hữu cơ, Khoa Kỹ
thuật Hóa học, Đại học Bách Khoa Tp.HCM đã chân thành góp ý và tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận án này.
Có những lúc khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua-vợ tôi- người đồng
hành cùng tôi vượt qua mọi khó khăn trở ngại để hoàn thành nghiên cứu này.
Cuối cùng con xin cảm ơn ba, má và gia đình đã tạo nhiều động lực, nguồn
cảm hứng cho con học tập, nghiên cứu.

iv


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH ...............................................................................viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ..................................................................................... xvii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................... xviii

GIỚI THIỆU................................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ........................................................................................ 3
1.1. Giới thiệu .......................................................................................................... 3
1.2. Phản ứng ghép đôi carbon-carbon trên xúc tác palladium được mang trên chất
mang polymer .......................................................................................................... 7
1.3. Phản ứng ghép đôi carbon-carbon trên xúc tác palladium được mang trên chất
mang silica ............................................................................................................. 13
1.4. Phản ứng ghép đôi carbon-carbon trên xúc tác nano palladium ....................... 20
1.5. Phản ứng ghép đôi carbon-carbon trên xúc tác palladium được mang trên chất
mang nano từ tính .................................................................................................. 22
1.5.1. Vật liệu từ tính ......................................................................................... 22
1.5.2. Vật liệu nano từ tính ................................................................................. 27
1.5.3. Vật liệu nano từ tính ứng dụng làm chất mang xúc tác ............................. 28
CHƯƠNG 2: THỰC NGHIỆM ................................................................................. 37
2.1. Nguyên vật liệu và trang thiết bị...................................................................... 37
2.1.1. Nguyên vật liệu ........................................................................................ 37
2.1.2. Trang thiết bị ............................................................................................ 37
2.2. Tổng hợp xúc tác............................................................................................. 39
2.2.1. Tổng hợp hạt nano từ tính CoFe2O4 (CoFe2O4 MNPs).............................. 39
2.2.2. Làm giàu -OH trên bề mặt hạt nano từ tính CoFe2O4 ................................ 39
2.2.3. Gắn nhóm chức amino lên hạt nano từ tính CoFe2O4 đã làm giàu –OH .... 39
2.2.4. Gắn nhóm base Schiff lên hạt nano từ tính được amine hoá 1N-MNPs, 2NMNPs và 3N-MNPs ........................................................................................... 40
2.2.5. Cố định palladium trên hạt nano từ tính CoFe2O4 ..................................... 40
2.3. Khảo sát hoạt tính xúc tác ............................................................................... 41
2.3.1. Phản ứng Knoevenagel ............................................................................. 41
2.3.2. Phản ứng Sonogashira .............................................................................. 41
2.3.3. Phản ứng Suzuki ...................................................................................... 43
v



2.3.4. Phản ứng Heck ......................................................................................... 44
2.3.5. Xử lý kết quả phân tích GC ...................................................................... 45
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ................................................................ 47
3.1. Tổng hợp xúc tác............................................................................................. 47
3.2. Kết quả thực hiện phản ứng Knoevenagel ....................................................... 58
3.2.1. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của loại dung môi ......................................... 59
3.2.2. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của hàm lượng xúc tác ................................. 60
3.2.3. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của nhóm thế trên vòng benzene của
benzaldehyde ..................................................................................................... 61
3.2.4. Kết quả khảo sát tính dị thể của xúc tác .................................................... 62
3.2.5. Kết quả khảo sát khả năng thu hồi và tái sử dụng xúc tác ......................... 63
3.2.6. Kết quả khảo sát các tính chất đặc trưng của xúc tác sau thu hồi và tái sử
dụng ................................................................................................................... 64
3.3. Kết quả thực hiện phản ứng Sonogashira......................................................... 68
3.3.1. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của loại base ................................................ 69
3.3.2. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ và cường độ chiếu xạ vi sóng ... 72
3.3.3. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của hàm lượng xúc tác ................................. 74
3.3.4. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của hàm lượng đồng xúc tác CuI .................. 76
3.3.5. Kết quả khảo sát tỷ lệ mol phenylacetylene: 4’-bromoacetophenone ........ 78
3.3.6. Kết quả khảo sát tỷ lệ mol K3PO4:4’-bromoacetophenone ........................ 80
3.3.7. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của nhóm thế halogen trên vòng benzene của
acetophenone ..................................................................................................... 82
3.3.8. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của vị trí nhóm thế Br- trên vòng benzene của
acetophenone ..................................................................................................... 83
3.3.9. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của các nhóm thế trên vòng benzene của
bromobenzene .................................................................................................... 85
3.3.10. Kết quả so sánh hoạt tính xúc tác Pd-1N-MNPs, Pd-2N-MNPs và Pd-3NMNPs................................................................................................................. 87
3.3.11. Kết quả khảo sát tính dị thể của xúc tác .................................................. 91
3.3.12. Kết quả khảo sát khả năng thu hồi và tái sử dụng xúc tác ....................... 93
3.4. Kết quả thực hiện phản ứng Suzuki ................................................................. 94

3.4.1. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của loại base ................................................ 95
3.4.2. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ.................................................. 97
vi


3.4.3. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của hàm lượng xúc tác ................................. 98
3.4.4. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ mol phenylboronic acid: 4’bromoacetophenone ......................................................................................... 100
3.4.5. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của vị trí nhóm thế Br- trên vòng benzene của
acetophenone ................................................................................................... 101
3.4.6. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của nhóm thế.............................................. 103
3.4.7. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của nhóm thế halogen trên vòng benzene của
acetophenone ................................................................................................... 105
3.4.8. Kết quả so sánh hoạt tính xúc tác Pd-1N-MNPs, Pd-2N-MNPs và Pd-3NMNPs............................................................................................................... 107
3.4.9. Kết quả khảo sát tính dị thể của xúc tác .................................................. 110
3.4.10. Kết quả khảo sát khả năng thu hồi và tái sử dụng xúc tác ..................... 112
3.5. Kết quả thực hiện phản ứng Heck.................................................................. 113
3.5.1. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của loại base .............................................. 114
3.5.2. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của hàm lượng xúc tác ............................... 117
3.5.3. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ................................................ 120
3.5.4. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ mol styrene: 4’-bromoacetophenone
........................................................................................................................ 121
3.5.5. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ mol base: 4’-bromoacetophenone . 122
3.5.6. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của các nhóm thế trên vòng benzene của
bromobenzene .................................................................................................. 123
3.5.7. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của nhóm thế halogen trên vòng benzene của
acetophenone ................................................................................................... 125
3.5.8. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của vị trí nhóm thế Br- trên vòng benzene của
acetophenone ................................................................................................... 128
3.5.9. Kết quả khảo sát tính dị thể của xúc tác .................................................. 129
3.5.10. Kết quả so sánh hoạt tính xúc tác Pd-1N-MNPs, Pd-2N-MNPs và Pd-3NMNPs............................................................................................................... 130

3.5.11. Kết quả khảo sát khả năng thu hồi và tái sử dụng xúc tác ..................... 133
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................. 135
CÁC TÀI LIỆU CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ........................................................... 138
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ 139

vii


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Phản ứng Heck giữa các dẫn xuất aryl halide và styrene .............................. 5
Hình 1.2. Phản ứng Suzuki giữa các dẫn xuất aryl halide và phenylboronic acid ......... 5
Hình 1.3. Phản ứng Sonogashira giữa các dẫn xuất aryl halide và phenylacetylene ..... 6
Hình 1.4. Sơ đồ tổng hợp phức Palladium(II) trên các chất mang polysiloxane [37] .... 7
Hình 1.5. Sơ đồ tổng hợp xúc tác phức palladium trên chất mang ghép poly(Nvinylpyrrolidone) – silica [39]...................................................................................... 8
Hình 1.6. Sơ đồ tổng hợp xúc tác Pd – PHEMA/CMK-1[41] ...................................... 9
Hình 1.7. Sơ đồ tổng hợp xúc tác Hydrogel – Pd(II) [42] ............................................ 9
Hình 1.8. Xúc tác palladium trên chất mang Click ionic copolymer [46] ................... 10
Hình 1.9. Cấu trúc của các polyamic acid [50] .......................................................... 11
Hình 1.10. Cơ chế của phản ứng Sonogashira sử dụng xúc tác [CuIPdIIPA][BF4]3 [50]
.................................................................................................................................. 12
Hình 1.11. Sơ đồ tổng hợp xúc tác phức Pd(II)–PPh2–PMO(Et) [52] ........................ 12
Hình 1.12. Sơ đồ tổng hợp phức Pd–NHC được mang trên Silica [53] ...................... 13
Hình 1.13. Sơ đồ tổng hợp phức Pd-NHC ghép hợp chất silica hữu cơ [54] .............. 14
Hình 1.14. Sơ đồ tổng hợp phức palladium-phosphine cố định trên chất mang silica
[55] ............................................................................................................................ 15
Hình 1.15. Sơ đồ tổng hợp xúc tác phức palladium trên chất mang 3-mercaptopropyl
ghép silica gel [56] .................................................................................................... 15
Hình 1.16. Xúc tác phức palladium trên chất mang silica gel [57] ............................. 15
Hình 1.17. Sơ đồ tổng hợp xúc tác nano Pd(0)/SDPP [58] ......................................... 16
Hình 1.18. Quy trình điều chế xúc tác palladium trên chất mang silica [59] .............. 16

Hình 1.19. Sơ đồ tổng hợp xúc tác phức Pd(II)-MCM-41 [60] .................................. 17
Hình 1.20. Cấu trúc của xúc tác MCM-41-Pd [61] .................................................... 17
Hình 1.21. Sơ đồ tổng hợp xúc tác MCM-41-2N-Pd(II) [62] ..................................... 18
Hình 1.22. Sơ đồ tổng hợp xúc tác phức SBA-15@DABCO-Pd [64] ........................ 18
Hình 1.23. Sơ đồ tổng hợp xúc tác phức [Ph-SBA-15-PPh3-Pd] cố định trên chất mang
SBA-15 [65] .............................................................................................................. 19
Hình 1.24. Hình minh họa các domain của vật liệu từ ferromagnetic hoặc
ferrimagnetic [87] ...................................................................................................... 23
Hình 1.25. Mô tả trạng thái các domain của vật liệu từ ferromagnetic hoặc
ferrimagnetic khi áp đặt từ trường ngoài [88] ............................................................. 24
viii


Hình 1.26. Định hướng các moment từ của paramagnetic (a), ferromagnetic (b),
antiferromagnetic (c), ferrimagnetic (d) ..................................................................... 24
Hình 1.27. Đường cong từ trễ M(H) và trạng thái của moment từ.............................. 25
Hình 1.28. Quan hệ giữa kích thước hạt với độ từ kháng ........................................... 28
Hình 1.29. Biến tính bề mặt của hạt nano từ tính Fe3O4 bằng dopamine [91] ............. 29
Hình 1.30. Biến tính bề mặt của hạt nano SiO2 bằng silane [91] ................................ 29
Hình 1.31. Biến tính bề mặt của hạt nano từ tính Fe3O4 bằng cách polymer hóa trực
tiếp trên bề mặt hạt nano [91] .................................................................................... 29
Hình 1.32. Biến tính bề mặt của hạt nano từ tính Fe3O4 bằng cách phủ polymer [91] 29
Hình 1.33. Biến tính bề mặt của hạt nano từ tính bằng silica theo phương pháp Stober
[91] ............................................................................................................................ 30
Hình 1.34. Biến tính bề mặt của hạt nano từ tính bằng silica theo phương pháp vi nhũ
[91] ............................................................................................................................ 30
Hình 1.35. Phản ứng Suzuki trên xúc tác phức Salen Pd(II) trên chất mang Fe3O4/SiO2
[150] .......................................................................................................................... 34
Hình 3.1. Cấu trúc nhũ kép (bi-layer) bao quanh hạt nano CoFe2O4 trong dung dịch
SDS và methylamine ................................................................................................. 47

Hình 3.2. Quy trình tổng hợp xúc tác palladium cố định trên chất mang nano từ tính 1
(Pd-1N-MNPs) .......................................................................................................... 48
Hình 3.3. Quy trình tổng hợp xúc tác palladium cố định trên chất mang nano từ tính 2
(Pd-2N-MNPs) .......................................................................................................... 48
Hình 3.4. Quy trình tổng hợp xúc tác palladium cố định trên chất mang nano từ tính 3
(Pd-3N-MNPs) .......................................................................................................... 49
Hình 3.5. Kết quả XRD của hạt nano từ tính CoFe2O4 (CuKα- radiation) ................... 49
Hình 3.6. Ảnh SEM của hạt nano từ tính CoFe2O4 .................................................... 50
Hình 3.7. Ảnh TEM của hạt nano từ tính CoFe2O4 .................................................... 50
Hình 3.8. Đường cong từ trễ của hạt nano từ tính CoFe2O4 trước (a) và sau khi được
amine hoá (amino silane 2N) ..................................................................................... 51
Hình 3.9. Kết quả FT-IR của hạt nano từ tính CoFe2O4 ............................................. 53
Hình 3.10. Kết quả FT-IR của hạt nano từ tính CoFe2O4 được làm giàu -OH ............ 53
Hình 3.11. Kết quả FT-IR của hạt nano từ tính CoFe2O4 được amine hoá (silane 2N) 54

ix


Hình 3.12. Kết quả FT-IR của hạt nano từ tính CoFe2O4 đã cố định ligand base Schiff
(silane 2N) (trên) và cố định palladium (dưới) ............................................................ 54
Hình 3.13. Kết quả TGA và DTA của hạt nano từ tính CoFe2O4 ............................... 55
Hình 3.14. Kết quả TGA và DTA của hạt nano từ tính CoFe2O4 sau khi làm giàu -OH
.................................................................................................................................. 55
Hình 3.15. Kết quả TGA và DTA của hạt nano từ tính CoFe2O4 được amine hoá
(amino silane 2N) ...................................................................................................... 56
Hình 3.16. Kết quả TGA và DTA của hạt nano từ tính CoFe2O4 được cố định ligand
base Schiff (amino silane 2N) ..................................................................................... 57
Hình 3.17. TGA và DTA của xúc tác palladium được cố định trên chất mang nano từ
tính (amino silane 2N) ................................................................................................ 58
Hình 3.18. Phản ứng Knoevenagel giữa benzaldehyde với malononitrile .................. 59

Hình 3.19. Ảnh hưởng của dung môi lên độ chuyển hoá của phản ứng...................... 59
Hình 3.20. Ảnh hưởng của hàm lượng xúc tác lên độ chuyển hoá của phản ứng........ 60
Hình 3.21. Ảnh hưởng của các nhóm thế trên vòng benzene lên độ chuyển hoá của
phản ứng .................................................................................................................... 61
Hình 3.22. Cơ chế của phản ứng Knoevenagel sử dụng xúc tác base rắn [202] .......... 62
Hình 3.23. Kiểm tra tính dị thể của xúc tác................................................................ 62
Hình 3.24. Kết quả khảo sát khả năng thu hồi và tái sử dụng xúc tác ......................... 63
Hình 3.25. Kết quả XRD của hạt nano từ tính CoFe2O4 được amine hoá trước khi sử
dụng làm xúc tác (a) và (b) sau khi sử dụng làm xúc tác 5 lần .................................... 65
Hình 3.26. Ảnh SEM của hạt nano từ tính CoFe2O4 được amine hoá trước khi sử dụng
(a) và (b) sau khi sử dụng làm xúc tác 5 lần ............................................................... 66
Hình 3.27. Ảnh TEM của hạt nano từ tính CoFe2O4 được amine hoá trước khi sử dụng
(a) và (b) sau khi sử dụng làm xúc tác 5 lần ............................................................... 67
Hình 3.28. Đường cong từ trễ của hạt nano CoFe2O4 được amine hoá trước khi sử
dụng (a) và (b) sau khi sử dụng làm xúc tác 5 lần ...................................................... 68
Hình 3.29. Phản ứng Sonogashira giữa các dẫn xuất aryl halide và phenylacetylene . 69
Hình 3.30. Cơ chế của phản ứng Sonogashira được đề nghị bởi Najéra [209] ........... 70
Hình 3.31. Ảnh hưởng của loại base lên độ chuyển hóa của phản ứng trong điều kiện
gia nhiệt thông thường ............................................................................................... 71
Hình 3.32. Ảnh hưởng của loại base lên độ chuyển hóa của phản ứng trong điều kiện
gia nhiệt bằng vi sóng ................................................................................................ 72
x


Hình 3.33. Ảnh hưởng của nhiệt độ lên độ chuyển hóa của phản ứng trong điều kiện
gia nhiệt thông thường ............................................................................................... 73
Hình 3.34. Ảnh hưởng của cường độ chiếu xạ vi sóng lên độ chuyển hóa của phản ứng
.................................................................................................................................. 73
Hình 3.35. Ảnh hưởng của hàm lượng xúc tác Pd-2N-MNPs lên độ chuyển hóa trong
điều kiện gia nhiệt thông thường ................................................................................ 75

Hình 3.36. Ảnh hưởng của hàm lượng xúc tác Pd-2N-MNPs lên độ chuyển hóa của
phản ứng trong điều kiện gia nhiệt bằng vi sóng ........................................................ 75
Hình 3.37. Ảnh hưởng của hàm lượng đồng xúc tác CuI lên độ chuyển hóa của phản
ứng trong điều kiện gia nhiệt thông thường ................................................................ 76
Hình 3.38. Ảnh hưởng của hàm lượng đồng xúc tác CuI lên độ chuyển hóa của phản
ứng trong điều kiện gia nhiệt bằng vi sóng ................................................................. 77
Hình 3.39. Ảnh hưởng của tỷ lệ mol phenylacetylene: 4’-bromoacetophnone lên độ
chuyển hóa của phản ứng trong điều kiện gia nhiệt thông thường .............................. 79
Hình 3.40. Ảnh hưởng của tỷ lệ mol phenylacetylene: 4’-bromoacetophnone lên độ
chuyển hóa của phản ứng trong điều kiện gia nhiệt bằng vi sóng ............................... 79
Hình 3.41. Ảnh hưởng của tỷ lệ mol K3PO4:4’-bromoacetophenone lên độ chuyển hóa
của phản ứng trong điều kiện gia nhiệt thông thường ................................................. 80
Hình 3.42. Ảnh hưởng của tỷ lệ mol K3PO4:4’-bromoacetophenone lên độ chuyển hóa
của phản ứng trong điều kiện gia nhiệt bằng vi sóng .................................................. 81
Hình 3.43. Ảnh hưởng của nhóm thế halogen trên vòng benzene của acetophenone lên
độ chuyển hóa của phản ứng trong điều kiện gia nhiệt thông thường ......................... 82
Hình 3.44. Ảnh hưởng của nhóm thế halogen trên vòng benzene của acetophenone lên
độ chuyển hóa của phản ứng trong điều kiện gia nhiệt bằng vi sóng .......................... 83
Hình 3.45. Ảnh hưởng của vị trí nhóm thế Br- trên vòng benzene của acetophenone
lên độ chuyển hóa của phản ứng trong điều kiện gia nhiệt thông thường .................... 84
Hình 3.46. Ảnh hưởng của vị trí nhóm thế Br- trên vòng benzene của acetophenone
lên độ chuyển hóa của phản ứng trong điều kiện gia nhiệt bằng vi sóng ..................... 85
Hình 3.47. Ảnh hưởng của các nhóm thế trên vòng benzene của bromobenzene trong
điều kiện gia nhiệt thông thường ................................................................................ 86
Hình 3.48. Ảnh hưởng của các nhóm thế trên vòng benzene của bromobenzene trong
điều kiện gia nhiệt bằng vi sóng ................................................................................. 86

xi



Hình 3.49. So sánh hoạt tính của xúc tác 1, xúc tác 2, xúc tác 3 khi sử dụng tác chất
4’-bromoacetophenone trong điều kiện gia nhiệt thông thường .................................. 88
Hình 3.50. So sánh hoạt tính của xúc tác 1, xúc tác 2, xúc tác 3 khi sử dụng tác chất
4’-bromoacetophenone trong điều kiện gia nhiệt bằng vi sóng ................................... 89
Hình 3.51. So sánh hoạt tính của xúc tác 1, xúc tác 2, xúc tác 3 khi sử dụng tác chất
4’-bromonitrobenzene trong điều kiện gia nhiệt bằng vi sóng .................................... 89
Hình 3.52. So sánh hoạt tính của xúc tác 1, xúc tác 2, xúc tác 3 khi sử dụng các dẫn
xuất của bromobenzene chứa nhóm thế đẩy điện tử trong điều kiện gia nhiệt bằng vi
sóng ........................................................................................................................... 90
Hình 3.53. So sánh hoạt tính của xúc tác 2, xúc tác 3 khi sử dụng tác chất 4’bromonitrobenzene trong điều kiện gia nhiệt thông thường........................................ 90
Hình 3.54. So sánh hoạt tính của xúc tác 1, xúc tác 2, xúc tác 3 khi sử dụng các dẫn
xuất của bromobenzene chứa nhóm thế đẩy điện tử trong điều kiện gia nhiệt thông
thường ....................................................................................................................... 91
Hình 3.55. Khảo sát diễn biến phản ứng của dung dịch sau khi đã tách xúc tác 2 trong
điều kiện gia nhiệt thông thường ................................................................................ 92
Hình 3.56. Khảo sát diễn biến phản ứng của dung dịch sau khi đã tách xúc tác 3 trong
điều kiện gia nhiệt thông thường ................................................................................ 92
Hình 3.57. Xúc tác Pd-2N-MNPs được phân tán trong dung môi DMF (a) và ........... 93
Hình 3.58. Khảo sát khả năng tái sử dụng xúc tác trong điều kiện gia nhiệt thông
thường ....................................................................................................................... 94
Hình 3.59. Khảo sát khả năng tái sử dụng xúc tác trong điều kiện gia nhiệt bằng vi
sóng ........................................................................................................................... 94
Hình 3.60. Phản ứng Suzuki giữa các dẫn xuất aryl halide và aryl boronic acid......... 95
Hình 3.61. Cơ chế của phản ứng Suzuki được đề nghị bởi Jones và cộng sự [2] ........ 95
Hình 3.62. Ảnh hưởng của loại base lên độ chuyển hoá của phản ứng trong điều kiện
gia nhiệt thông thường ............................................................................................... 96
Hình 3.63. Ảnh hưởng của loại base lên độ chuyển hoá của phản ứng trong điều kiện
gia nhiệt bằng vi sóng ................................................................................................ 97
Hình 3.64. Ảnh hưởng của nhiệt độ lên độ chuyển hoá của phản ứng trong điều kiện
gia nhiệt thông thường ............................................................................................... 98

Hình 3.65. Ảnh hưởng của hàm lượng xúc tác lên độ chuyển hoá của phản ứng trong
điều kiện gia nhiệt thông thường ................................................................................ 98
xii


Hình 3.66. Ảnh hưởng của hàm lượng xúc tác lên độ chuyển hoá của phản ứng trong
điều kiện gia nhiệt bằng vi sóng ................................................................................. 99
Hình 3.67. Ảnh hưởng của tỷ lệ mol phenylboronic acid: 4’-bromoacetophenone lên
độ chuyển hoá của phản ứng trong điều kiện gia nhiệt thông thường ....................... 100
Hình 3.68. Ảnh hưởng vị trí nhóm thế Br- trên vòng benzene của acetophenone lên độ
chuyển hoá của phản ứng trong điều kiện gia nhiệt thông thường ............................ 101
Hình 3.69. Ảnh hưởng vị trí nhóm thế Br- trên vòng benzene của acetophenone lên độ
chuyển hoá của phản ứng trong điều kiện gia nhiệt bằng vi sóng ............................. 102
Hình 3.70. Khảo sát ảnh hưởng của nhóm thế trên vòng benzene của bromobenzene
lên độ chuyển hoá của phản ứng trong điều kiện gia nhiệt thông thường .................. 103
Hình 3.71. Khảo sát ảnh hưởng của nhóm thế trên vòng benzene của bromobenzene
lên độ chuyển hoá của phản ứng trong điều kiện gia nhiệt bằng vi sóng ................... 103
Hình 3.72. Khảo sát ảnh hưởng của nhóm thế trên vòng benzene của phenylboronic
acid lên độ chuyển hoá của phản ứng trong điều kiện gia nhiệt thông thường .......... 105
Hình 3.73. Khảo sát ảnh hưởng của nhóm thế halogen trên vòng benzene của
acetophenone lên độ chuyển hoá của phản ứng trong điều kiện gia nhiệt thông thường
................................................................................................................................ 105
Hình 3.74. Khảo sát ảnh hưởng của nhóm thế halogen trên vòng benzene của
acetophenone lên độ chuyển hoá của phản ứng trong điều kiện gia nhiệt bằng vi sóng
................................................................................................................................ 106
Hình 3.75. So sánh hoạt tính của xúc tác 1, xúc tác 2, xúc tác 3 khi sử dụng tác chất
4’-bromoacetophenone trong điều kiện gia nhiệt thông thường ................................ 108
Hình 3.76. So sánh hoạt tính của xúc tác 1, xúc tác 2 khi sử dụng tác chất 4’bromoacetophenone trong điều kiện gia nhiệt bằng vi sóng ..................................... 108
Hình 3.77. So sánh hoạt tính của xúc tác 1, xúc tác 2, xúc tác 3 khi sử dụng các dẫn
xuất của bromobenzene chứa các nhóm thế đẩy điện tử trong điều kiện gia nhiệt thông

thường ..................................................................................................................... 109
Hình 3.78. So sánh hoạt tính của xúc tác 1, xúc tác 2, xúc tác 3 khi sử dụng tác chất 4bromonitrobenzene trong điều kiện gia nhiệt thông thường...................................... 109
Hình 3.79. So sánh hoạt tính của xúc tác 1, xúc tác 2 khi sử dụng tác chất 4bromobenzonitrile và bromobenzene trong điều kiện gia nhiệt bằng vi sóng ............ 110
Hình 3.80. Khảo sát tính dị thể của xúc tác 2 trong điều kiện gia nhiệt thông thường
................................................................................................................................ 111
xiii


Hình 3.81. Khảo sát tính dị thể của xúc tác 3 trong điều kiện gia nhiệt thông thường
................................................................................................................................ 112
Hình 3.82. Khảo sát khả năng tái sử dụng xúc trong điều kiện gia nhiệt thông thường
................................................................................................................................ 113
Hình 3.83. Khảo sát khả năng tái sử dụng xúc tác trong điều kiện gia nhiệt bằng vi
sóng ......................................................................................................................... 113
Hình 3.84. Phản ứng Heck giữa các dẫn xuất của aryl halide và styrene .................. 113
Hình 3.85. Cơ chế của phản ứng Heck được đề nghị bởi Jones và cộng sự [2] ........ 114
Hình 3.86. Ảnh hưởng của loại base lên độ chuyển hóa của phản ứng trong điều kiện
gia nhiệt thông thường ............................................................................................. 115
Hình 3.87. Ảnh hưởng của loại base lên độ chọn lọc của phản ứng trong điều kiện gia
nhiệt thông thường ................................................................................................... 116
Hình 3.88. Ảnh hưởng của loại base lên độ chuyển hóa của phản ứng trong điều kiện
gia nhiệt bằng vi sóng .............................................................................................. 116
Hình 3.89. Ảnh hưởng của loại base lên độ chọn lọc của phản ứng trong điều kiện gia
nhiệt bằng vi sóng .................................................................................................... 117
Hình 3.90. Ảnh hưởng của hàm lượng xúc tác lên độ chuyển hóa của phản ứng trong
điều kiện gia nhiệt thông thường .............................................................................. 118
Hình 3.91. Ảnh hưởng của hàm lượng xúc tác lên độ chọn lọc của phản ứng trong điều
kiện gia nhiệt thông thường ..................................................................................... 118
Hình 3.92. Ảnh hưởng của hàm lượng xúc tác lên độ chuyển hóa của phản ứng trong
điều kiện gia nhiệt bằng vi sóng ............................................................................... 119

Hình 3.93. Ảnh hưởng của hàm lượng xúc tác lên độ chọn lọc của phản ứng trong điều
kiện gia nhiệt bằng vi sóng ...................................................................................... 119
Hình 3.94. Ảnh hưởng của nhiệt độ lên độ chuyển hóa của phản ứng trong điều kiện
gia nhiệt thông thường ............................................................................................. 120
Hình 3.95. Ảnh hưởng của nhiệt độ lên độ chọn lọc của phản ứng trong điều kiện gia
nhiệt thông thường ................................................................................................... 120
Hình 3.96. Ảnh hưởng của tỷ lệ mol tác chất lên độ chuyển hóa của phản ứng trong
điều kiện gia nhiệt thông thường .............................................................................. 121
Hình 3.97. Ảnh hưởng của tỷ lệ mol tác chất lên độ chọn lọc của phản ứng trong điều
kiện gia nhiệt thông thường ..................................................................................... 122

xiv


Hình 3.98. Ảnh hưởng của hàm lượng base lên độ chuyển hóa của phản ứng trong
điều kiện gia nhiệt thông thường .............................................................................. 122
Hình 3.99. Ảnh hưởng của hàm lượng base lên độ chọn lọc của phản ứng trong điều
kiện gia nhiệt thông thường ..................................................................................... 123
Hình 3.100. Ảnh hưởng của nhóm thế trên vòng benzene của bromobenzene lên độ
chuyển hóa của phản ứng trong điều kiện gia nhiệt thông thường ............................ 124
Hình 3.101. Ảnh hưởng của nhóm thế trên vòng benzene của bromobenzene lên độ
chuyển hóa của phản ứng trong điều kiện gia nhiệt bằng vi sóng ............................. 125
Hình 3.102. Giai đoạn cộng hợp oxy hóa trong chu trình xúc tác của phản ứng Heck
................................................................................................................................ 125
Hình 3.103. Ảnh hưởng của nhóm thế halogen trên vòng benzene của acetophenone
lên độ chuyển hóa của phản ứng trong điều kiện gia nhiệt thông thường .................. 126
Hình 3.104. Ảnh hưởng của nhóm thế halogen trên vòng benzene của acetophenone
lên độ chọn lọc của phản ứng trong điều kiện gia nhiệt thông thường ...................... 127
Hình 3.105. Ảnh hưởng của nhóm thế halogen trên vòng benzene của acetophenone
lên độ chuyển hóa của phản ứng trong điều kiện gia nhiệt bằng vi sóng ................... 127

Hình 3.106. Ảnh hưởng của nhóm thế halogen trên vòng benzene của acetophenone
lên độ chọn lọc của phản ứng trong điều kiện gia nhiệt bằng vi sóng ....................... 128
Hình 3.107. Ảnh hưởng của vị trí nhóm thế Br trên vòng benzene của acetophenone
lên độ chuyển hóa của phản ứng trong điều kiện gia nhiệt bằng vi sóng ................... 129
Hình 3.108. Khảo sát tính dị thể của xúc tác 2 trong điều kiện gia nhiệt thông thường
................................................................................................................................ 130
Hình 3.109. So sánh hoạt tính xúc tác 1,2,3 khi sử dụng tác chất 4’bromoacetophenone trong điều kiện gia nhiệt thông thường .................................... 131
Hình 3.110. So sánh độ chọn lọc của của phản ứng với các xúc tác 1,2,3 khi sử dụng
tác chất 4’-bromoacetophenone trong điều kiện gia nhiệt thông thường ................... 131
Hình 3.111. So sánh hoạt tính xúc tác 1,2 khi sử dụng tác chất 4’-bromoacetophenone
trong điều kiện gia nhiệt bằng vi sóng ...................................................................... 132
Hình 3.112. So sánh độ chọn lọc của của phản ứng với các xúc tác 1,2 khi sử dụng tác
chất 4’-bromoacetophenone trong điều kiện gia nhiệt bằng vi sóng ......................... 132
Hình 3.113. So sánh hoạt tính xúc tác 1,2,3 khi sử dụng tác chất là 4bromonitrobenzene và 4-bromotoluene trong điều kiện gia nhiệt thông thường ....... 133

xv


Hình 3.114. Khảo sát khả năng tái sử dụng xúc tác trong điều kiện gia nhiệt thông
thường ..................................................................................................................... 134
Hình 3.115. Khảo sát khả năng tái sử dụng xúc tác trong điều kiện gia nhiệt bằng vi
sóng ......................................................................................................................... 134

xvi


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Các phản ứng ghép đôi tiêu biểu .................................................................. 3
Bảng 1.2. Phân loại các phương pháp biến đổi bề mặt của chất mang nano từ tính [91]
.................................................................................................................................. 30

Bảng 1.3. Các phản ứng ghép đôi trên xúc tác nano palladium được cố định trên chất
mang nano từ tính ...................................................................................................... 36

xvii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AAS: Atomic Absorption Spectrophotometers
DTA: Differential thermal analysis
FT-IR: Fourier transform infrared spectroscopy
GC: Gas chromatography
GC-MS: Gas chromatography–mass spectrometry
MNPs: Magnetic nanoparticles
SEM: Scanning electron microscope
TEM: Transmission electron microscopy
TGA: Thermal gravimetric analysis
VSM: Vibrating sample magnetometer
XRD: X-ray Diffraction

xviii


GIỚI THIỆU
Ngày nay, các phản ứng ghép đôi carbon-carbon (carbon-carbon coupling
reactions) được ứng dụng rộng rãi trong quá trình tổng hợp các hợp chất có hoạt tính
sinh học, vật liệu kỹ thuật và hóa chất cao cấp. Trong đó, các phản ứng Heck, Suzuki
và Sonogashira được tiến hành với sự có mặt của xúc tác palladium đang nhận được
nhiều quan tâm. Xúc tác palladium được sử dụng ở cả hai dạng là xúc tác đồng thể và
dị thể và có rất nhiều nghiên cứu đã tập trung khảo sát hoạt tính và khả năng ứng dụng
của các dạng xúc tác này. Tuy nhiên, mỗi loại xúc tác đều có những ưu-nhược điểm

khác nhau. Yêu cầu quan trọng của các chất xúc tác, đặc biệt là những xúc tác kim loại
quý hiếm, là hoạt tính, độ chọn lọc cao, dễ dàng tách ra khỏi hỗn hợp sau phản ứng và
khả năng tái sử dụng cao. Trong phương pháp tiếp cận "hóa học xanh" cho các phản
ứng có xúc tác, thu hồi và tái sử dụng xúc tác sẽ trở thành một yếu tố quan trọng bởi vì
yêu cầu nghiêm ngặt về sinh thái và phát triển bền vững [1].
Xúc tác trên chất mang rắn đã và đang được các nhà khoa học quan tâm do có ưu
điểm dễ tách ra khỏi hỗn hợp phản ứng và có khả năng tái sử dụng cao, cũng như giải
quyết được vấn đề sản phẩm phản ứng bị nhiễm vết kim loại nặng nhưng có nhược
điểm rất lớn là khả năng phân tán kém dẫn đến điều kiện phản ứng rất khắc nghiệt so
với những xúc tác đồng thể. Nhược điểm này có thể được khắc phục bằng cách giảm
kích thước của các hạt xúc tác về vùng nano để tăng diện tích bề mặt riêng và đồng
thời làm tăng hoạt tính xúc tác. Tuy nhiên, khi hạt xúc tác có đường kính nhỏ hơn 100
nm rất khó tách bằng các phương pháp thông thường như lọc hoặc ly tâm.
Trong những năm gần đây, vật liệu có cấu trúc spinel ferrite được giới khoa học
quan tâm nhiều, nhất là khi đưa về kích thước nano vì thể hiện những tính chất đặc
biệt dựa trên cấu trúc tinh thể và hóa học của chúng. Khi sử dụng làm chất mang cho
xúc tác ở kích thước nano, chúng dễ dàng phân tán trong dung môi và tiếp cận với tác
chất. Điểm nổi bật nhất của hạt nano spinel ferrite khi được sử dụng làm chất mang
cho xúc tác là có thể dễ dàng loại bỏ ra khỏi hỗn hợp phản ứng bằng một từ trường
ngoài [1].

1


Với luận án này, khả năng ứng dụng của hạt nano từ tính làm chất mang xúc tác
palladium trong một số phản ứng ghép đôi carbon-carbon như Heck, Suzuki và
Sonogashira đã được nghiên cứu. Trọng tâm chính của các khảo sát nhằm đánh giá
hoạt tính, độ chọn lọc và khả năng thu hồi, tái sử dụng của xúc tác. Với mục tiêu trên,
luận án bao gồm các nội dung nghiên cứu như sau:
1. Tổng hợp xúc tác cố định trên vật liệu nano từ tính

2. Nghiên cứu khả năng xúc tác cho phản ứng Knoevenagel
3. Nghiên cứu khả năng xúc tác cho phản ứng Sonogashira
4. Nghiên cứu khả năng xúc tác cho phản ứng Suzuki
5. Nghiên cứu khả năng xúc tác cho phản ứng Heck
Mục tiêu của nghiên cứu là tìm ra dạng xúc tác mới để nâng cao giá trị của sản
phẩm hạn chế ít nhất sản phẩm phụ, tái sử dụng xúc tác để đem lại lợi ích về kinh tế.
Bên cạnh đó, đề tài cũng mong muốn đóng góp thêm vào các nghiên cứu về tính chất
và khả năng ứng dụng của vật liệu nano từ tính trong các phản ứng nêu trên và hy
vọng trong thời gian sớm nhất chúng sẽ áp dụng trong sản xuất thực tế tại Việt Nam.

2


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Giới thiệu
Phản ứng ghép đôi carbon-carbon xây dựng bộ khung carbon phức tạp từ những
phân tử đơn giản nhờ vào các xúc tác kim loại chuyển tiếp đã và đang thu hút sự quan
tâm đặc biệt của cộng đồng các nhà khoa học trong những năm vừa qua. Những phản
ứng ghép đôi tiêu biểu như là Heck, Suzuki, Sonogashira, Negishi, Stille…[2]. Bảng
1.1 trình bày các phản ứng ghép đôi homo-coupling và cross-coupling thường gặp.
Bảng 1.1. Các phản ứng ghép đôi tiêu biểu

Phản ứng

Năm

Wurtz

1855


Glaser
Ullmann
GombergBachmann

Tác chất A

R-X

sp³

homo

Na

1869 RC≡CH

sp

RC≡CH

sp

homo

Cu

1901

sp²


Ar-X

sp²

homo

Cu

Ar-X

Ar-H

Cadiot1957 RC≡CH
Chodkiewicz
CastroStephens

homo/cross Xúc
Ghi chú
coupling
tác

sp³

1924

R-X

Tác chất B

1963 RC≡CH


sp²

Ar-N2X sp²

cross

sp

RC≡CX

sp

cross

Cu

sp

Ar-X

sp²

cross

Cu

Gilman

1967


R2CuLi

R-X

Cassar

1970

Alkene

sp²

R-X

sp³

cross

Pd

Kumada

1972

Ar-MgBr

sp²,
sp³


Ar-X

sp²

cross

Pd
hoặc
Ni

3

cross

Có sự
hiện
diện của
base
Có sự
hiện
diện của
base


Bảng 1.1. Các phản ứng ghép đôi tiêu biểu (tiếp theo)
Phản ứng

Năm

Tác chất A


Tác chất
B

Heck

1972

Alkene

sp²

R-X sp²

RC≡CH

sp

sp³
R-X
sp²

Sonogashira 1975

Negishi

1977

R-Zn-X


sp³,
sp³
sp², R-X
sp²
sp

Stille

1978

R-SnR3

sp³,
sp³
sp², R-X
sp²
sp

Suzuki

1979 R-B(OR)2

sp²

sp³
R-X
sp²

homo/cross Xúc
coupling

tác

Ghi chú

cross

Pd

Có sự hiện
diện của
base

cross

Pd

Cu

Có sự hiện
diện của
base

cross

Pd
hoặc
Ni

cross


Pd

Pd

Có sự hiện
diện của
base

cross

Pd

Có sự hiện
diện của
base

cross

Hiyama

1988

R-SiR3

sp²

sp³
R-X
sp²


BuchwaldHartwig

1994

R2N-R
SnR3

sp

R-X sp²

cross

Pd

Fukuyama

1998 RCO(SEt) sp2

Rsp3
Zn-I

cross

Pd

Trong các phản ứng ghép đôi carbon-carbon thì phản ứng Heck, Suzuki và
Sonogashira được xem là những loại phản ứng quan trọng nhất, được ứng dụng rộng
rãi trong các ngành sản xuất dược phẩm, sản xuất các hoá chất cao cấp cũng như các
vật liệu kỹ thuật có tính năng cao [3].

Ví dụ, phản ứng ghép đôi Heck (hình 1.1) là một giai đoạn trong quá trình điều
chế dược phẩm CP-724,714 (quinazoline) [4] - là dược phẩm có khả năng ngăn ngừa
bệnh ung thư, hoặc trong quá trình điều chế dược phẩm BMS-204352 - là dược phẩm
4


có khả năng chống đột quỵ [5]. Phản ứng ghép đôi Heck cũng là một hay nhiều giai
đoạn trong quá trình điều chế một số dược phẩm khác có cấu trúc phức tạp dựa trên cơ
sở các hoạt chất có nguồn gốc tự nhiên như rosavin và dẫn xuất [6], resveratrol và dẫn
xuất [7], hoặc trong quá trình điều chế một số loại thuỷ tinh hữu cơ hoặc polymer dẫn
điện có tính năng đặc biệt [8]. Ngoài ra, rất nhiều quá trình điều chế những dược phẩm
quan trọng khác cũng như những hợp chất trung gian có giá trị cần sử dụng đến phản
ứng ghép đôi Heck [3].

Hình 1.1. Phản ứng Heck giữa các dẫn xuất aryl halide và styrene
Phản ứng ghép đôi Suzuki (hình 1.2) là một giai đoạn trong quá trình điều chế
các dẫn xuất của pyridazine có nhiều hoạt tính sinh học như kháng khuẩn, chống trầm
cảm, hạ huyết áp, giảm đau, kháng viêm, chống ung thư [9-11], hoặc các dược phẩm
khác như thuốc gây ức chế, ngăn ngừa ung thư tuỷ TMC-95A [12], epothilone và các
dẫn xuất được sử dụng trong điều trị ung thư [13], (+)-dynemicin A [14],
discodermolide [15] kháng ung thư, oximidine II có tác dụng kháng u [16], (+)dragmacidin F kháng virus [17], dragmacidin D [18], dragmacidin B, C [19], boscalid
kháng nấm [20], valsartan điều trị huyết áp [21]. Các dẫn xuất của piperazin như
amoxapine chống trầm cảm, cyclizine kháng histamine và tác động cholinergic,
sildenafil (Viagra) gây ức chế, imatinib chống rối loạn chuyển hóa tyrosine…được
tổng hợp bằng quy trình có sử dụng phản ứng Suzuki trong điều kiện gia nhiệt có sự
hỗ trợ vi sóng [22].

Hình 1.2. Phản ứng Suzuki giữa các dẫn xuất aryl halide và phenylboronic acid

5



×