Tải bản đầy đủ (.pdf) (341 trang)

Khảo sát tinh dầu một số giống cây thuộc họ rutaceae miền nam việt nam cô lập limonen và tổng hợp một số dẫn xuất theo các phương pháp mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.91 MB, 341 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN



NGUYỄN THỊ THẢO TRÂN

KHẢO SÁT TINH DẦU MỘT SỐ GIỐNG CÂY THUỘC HỌ
RUTACEAE MIỀN NAM VIỆT NAM.
CÔ LẬP LIMONEN VÀ TỔNG HỢP
MỘT SỐ DẪN XUẤT THEO CÁC PHƯƠNG PHÁP MỚI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC

Tp. HỒ CHÍ MINH - 2012


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

NGUYỄN THỊ THẢO TRÂN

KHẢO SÁT TINH DẦU MỘT SỐ GIỐNG CÂY THUỘC HỌ
RUTACEAE MIỀN NAM VIỆT NAM.
CÔ LẬP LIMONEN VÀ TỔNG HỢP
MỘT SỐ DẪN XUẤT THEO CÁC PHƯƠNG PHÁP MỚI

Chuyên ngành: HÓA HỮU CƠ
Mã số chuyên ngành: 62.44.27.01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


GS.TS. LÊ NGỌC THẠCH

Tp. HỒ CHÍ MINH - 2012


LỜI CAM ĐOAN

Luận án Tiến sĩ Khoa học Hóa học “Khảo sát tinh dầu một số giống cây thuộc họ
Rutaceae miền nam Việt Nam. Cô lập limonen và tổng hợp một số dẫn xuất theo
các phương pháp mới” do tôi thực hiện. Theo sự hiểu biết và tìm hiểu từ thực tế
cũng như từ các nguồn tài liệu tham khảo khoa học tìm thấy được, tôi xin cam đoan
các kết quả nghiên cứu của tôi là mới chưa có ai công bố tại Việt Nam cũng như
trên thế giới.

Nghiên cứu sinh


 

LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm ơn:
-

-

-

-

-


DANIDA đã hỗ trợ kinh phí thông qua chương trình ENRECA (GS.TS. Erik W. Thulstrup và
GS.TS. Fritz Duus điều phối chương trình).
GS.TS. Lê Ngọc Thạch luôn là người thầy đã dạy dỗ, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trên con đường
học tập, nghiên cứu khoa học và giảng dạy.
GS.TS. Chu Phạm Ngọc Sơn, GS.TSKH. Nguyễn Công Hào, PGS.TS. Đặng Văn Tịnh, PGS.TS.
Trần Thị Việt Hoa, PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Hạnh, TS. Lê Khắc Tích đã luôn đóng góp những
ý kiến quý báo cho kết quả nghiên cứu khoa học của tôi.
GS.TS. Fritz Duus cùng cô Tove Duus, GS.TS. Erik W. Thulstrup cùng cô Lizzi Dencker
Thulstrup đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong học tập, nghiên cứu khoa học cũng như hỗ trợ rất
nhiều về tinh thần, cuộc sống trong nhưng năm tháng tôi học tập, nghiên cứu tại trường Đại
học Roskilde (Đan Mạch) cũng như ở Việt Nam. GS.TS. Torben Lund luôn có những bài giảng
thú vị về các phương pháp phân tích sắc ký cũng như cách sử dụng thiết bị một cách thuần
thục. Cảm ơn thầy đã không quên động viên tinh thần chúng em qua những chuyến đi thực tế
bổ ích thông qua các chuyến tham dự Hội nghị, tham quan và sử dụng các thiết bị phân tích
hiện đại tại các trường Đại học tại Đan Mạch. GS.TS. Jens Spanget-Larsen cùng gia đình đã
mang lại cho chúng em những giây phút ấm áp của một gia đình những ngày xa nhà. GS.TS.
Poul Erik Hansen cùng các thầy Fadhil S. Kmounah, thầy Wei Zhang đã giúp đỡ tôi rất nhiều
về kiến thức khoa học trong nghiên cứu và học tập. Tất cả các thầy cô Đại học Roskilde cùng
các anh chị, các bạn – các em Việt Nam, bạn Kristin Tropp và Fengbin, Cô Cathi – thầy Lenart,
anh Vấn – Thông – Thăng cùng gia đình Nguyên – Kim – Klaos và gia đình Thanh – Martin –
Dennis đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong những ngày tháng sống xa nhà.
PGS.TS. Trần Lê Quan, TS. Tôn Thất Quang đã giảng dạy và hướng dẫn tôi kiến thức về phân
tích phổ. TS. Trần Hữu Anh, TS. Lưu Thị Xuân Thi, TS. Đoàn Ngọc Nhuận, TS. Đỗ Quang Hiền,
TS. Hoàng Việt, ThS. Diệp Thế Tài, ThS. Trần Hoàng Phương, ThS. Châu Nguyễn Duy Khiêm
cùng các em trong nhóm Nghiên cứu Hóa học Xanh cùng tất cả các thầy cô, đồng nghiệp
Khoa Hóa học, đặc biệt là Bộ môn Hóa học Hữu cơ đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong học tập và
nghiên cứu.
Cảm ơn những học trò bé nhỏ như Nga Mi (SV02), Thanh Vân (SV03), Ngọc Hà (SV03), Minh
Chung (SV04), Thu Thảo – Trúc Anh+… (SV05), Thu Hương (SV05), Trà My (SV06), Linh Giang

– Vân Quỳnh+… – Thanh Huyền – Thúy Uyên – Đình Vĩnh (SV07) và Minh Châu – Phương
Thảo – Phượng – Thùy Dung (SV08), … luôn là nguồn động viên đáng yêu nhất của cô. Cảm ơn
các em đã luôn bên cạnh cô ngay cả những lúc cô nặng kg nhất.
Tất cả các anh chị, các bạn và các em sinh viên đã luôn động viên tinh thần cho tôi trong cuộc
sống cũng như trong quá trình nghiên cứu.
Phòng Sau Đại học Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Tp. Hồ Chí Minh.

Và lời cảm ơn cả cuộc đời này đến:
-

 

Ba mẹ “em”, ba mẹ “anh” cùng đại gia đình từ các gia đình bé nhỏ luôn hi sinh, luôn là chỗ
dựa vững chắc cho con trong cuộc sống này.
MM luôn luôn @MN+BC trong những ngày qua cũng như hôm nay và ngày mai. Ba Tuân hãy
luôn và mãi là nguồn động viên, tình yêu vĩnh cửu của mẹ Trân cùng thiên thần Sunny nhé.
Sunny thiên thần bé nhỏ của mẹ. Con là nguồn động viên dũng mãnh nhất của mẹ trong những
lúc mẹ bế tắc nhất. Con là sức mạnh của mẹ trong những lúc mẹ yếu đuối nhất.


LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC

MỤC LỤC

MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ..................................................................................... 3
1.1. Một số giống cây phổ biến thuộc họ Rutaceae ở miền nam Việt Nam................ 3
1.1.1. Citrus, Citrofortunella....................................................................................... 3

1.1.1.1. Nguồn gốc ...................................................................................................... 3
1.1.1.2. Ứng dụng ........................................................................................................ 4
1.1.2. Murraya........................................................................................................... 10
1.1.2.1. Càri ............................................................................................................... 10
1.1.2.1.1. Thực vật học .............................................................................................. 10
1.1.2.1.2. Ứng dụng ................................................................................................... 11
1.1.2.2. Nguyệt quới .................................................................................................. 12
1.1.2.2.1. Thực vật học .............................................................................................. 12
1.1.2.2.2. Ứng dụng ................................................................................................... 13
1.2. Phương pháp RTL trong GC .............................................................................. 15
1.2.1. Khái niệm ........................................................................................................ 15
1.2.2. Nguyên tắc ...................................................................................................... 17
1.2.3. Phương pháp.................................................................................................... 18
1.2.4. Phân tích tinh dầu theo phương pháp GC/FID & GC/MSD kết hợp RTL ..... 20
1.2.4.1. Lý do sử dụng............................................................................................... 20
1.2.4.2. Phương pháp RTL ........................................................................................ 21
1.3. Limonen ............................................................................................................. 23


LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC

MỤC LỤC

1.3.1. Nguồn cung cấp............................................................................................... 23
1.3.2. Phương pháp cô lập ......................................................................................... 24
1.3.3. Ứng dụng ......................................................................................................... 24
1.3.4. Tình hình sản xuất ........................................................................................... 25
1.4. Dẫn xuất của limonen......................................................................................... 26
1.4.1. Oxid limonen ................................................................................................... 27
1.4.2. Carvenon ......................................................................................................... 31

1.4.3. Carvon ............................................................................................................. 32
1.4.4. p-Cimen ........................................................................................................... 34
1.4.5. α-Terpineol ...................................................................................................... 35
1.5. Sơ lược về xúc tác montmorillonite sử dụng trong nghiên cứu ......................... 36
CHƯƠNG 2. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ............................................................ 39
2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................................... 39
2.2. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN .............................................................................. 41
2.2.1. Khảo sát tinh dầu ............................................................................................. 41
2.2.1.1. Tuyến tinh dầu.............................................................................................. 42
2.2.1.2. Hàm lượng tinh dầu...................................................................................... 45
2.2.1.3. Tính chất vật lý và hóa học của tinh dầu...................................................... 51
2.2.1.4. Thành phần hóa học của tinh dầu................................................................. 57
2.2.1.5. Hoạt tính sinh học của tinh dầu .................................................................... 63
2.2.2. Cô lập limonen ................................................................................................ 67
2.2.3. Bán tổng hợp các dẫn xuất limonen ................................................................ 68
2.2.3.1. Carvenon ...................................................................................................... 68


LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC

MỤC LỤC

2.2.3.2. Carvon .......................................................................................................... 77
2.2.3.3. p-Cimen ........................................................................................................ 88
2.2.3.4. α-Terpineol ................................................................................................... 94
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM ............................................................................. 99
3.1. LY TRÍCH TINH DẦU ..................................................................................... 99
3.1.1. Định danh ........................................................................................................ 99
3.1.2. Giải phẫu học tuyến tinh dầu .......................................................................... 99
3.1.3. Xử lý nguyên liệu ............................................................................................ 99

3.1.4. Khảo sát hàm lượng tinh dầu ....................................................................... 100
3.2. PHÂN TÍCH TINH DẦU ................................................................................ 101
3.2.1. Xác định tính chất vật lý và hóa học ............................................................ 101
3.2.1.1. Tính chất giác quan .................................................................................... 101
3.2.1.2. Tính chất vật lý........................................................................................... 101
3.2.1.3. Chỉ số hóa học ............................................................................................ 102
3.2.1.4. Phân tích thành phần hóa học .................................................................... 103
3.3. THỬ NGHIỆM HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA TINH DẦU ........................ 105
3.3.1. Kháng khuẩn ................................................................................................. 106
3.3.1.1. Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 106
3.3.1.2. Phương pháp tiến hành ............................................................................... 106
3.3.2. Kháng nấm .................................................................................................... 107
3.3.2.1. Nguyên tắc ................................................................................................. 107
3.3.2.2. Phương pháp tiến hành ............................................................................... 107
3.4. CÔ LẬP LIMONEN ........................................................................................ 108


LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC

MỤC LỤC

3.5. BÁN TỔNG HỢP CÁC DẪN XUẤT LIMONEN .......................................... 109
3.5.1. Điều chế oxid 1,2-limonen ............................................................................ 109
3.5.2. Điều chế carvenon ......................................................................................... 111
3.5.3. Điều chế l-carvon .......................................................................................... 113
3.5.3.1. Nitrosoclorur d-limonen ............................................................................. 114
3.5.3.2. l-Carvoxim ................................................................................................. 117
3.5.3.3. l-Carvon...................................................................................................... 119
3.5.4. Điều chế p-cimen .......................................................................................... 119
3.5.5. Điều chế α-terpineol ...................................................................................... 120

CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN ..................................................................................... 121
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH...................................................................... 125
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 127
PHỤ LỤC


LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

AI: Chỉ số acid (acid index)
CXSA: Chiếu xạ siêu âm
CXVS: Chiếu xạ vi sóng
CXVS-CN: Chiếu xạ vi sóng có nước
CXVS-KN: Chiếu xạ vi sóng không nước
DMF: Dimetil formamid
ĐKT: Đun khuấy từ
ĐNTT: Đun nóng truyền thống
EI: Chỉ số ester (esterfication index)
GC: Sắc ký khí (gas chromatography)
GC/FID: Sắc ký ngọn lửa ion hóa (gas chromatography/flame ionization detector)
GC/MS: Sắc ký khí ghép khối phổ (gas chromatography/mass spectrometry)
LRI: Chỉ số lưu tuyến tính (linear retention index) hay còn gọi là AI (chỉ số số học,
arithmetic index) hay PTRI = IT (chỉ số lưu chương trình nhiệt, programmedtemperature retention index)
MS: Khối phổ (mass spectrometry)
NMR: Cộng hưởng từ hạt nhân (nuclear magnetic resonance)
RI: Chỉ số lưu (retention index)
RT: Thời gian lưu (retention time)
RTL: Khóa thời gian lưu (retention time locking)
SI: Chỉ số savon (saponfication index)



LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC

TLC: Sắc ký bảng mỏng (thin layer chromatography)
% GC: % sản phẩm có trong hỗn hợp được phân tích bằng GC
d: tỉ trọng (specific gravity hay relative density, g/cm3)
αD: góc quay cực (optical rotation)
nD: chỉ số khúc xạ (refractive index)


LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC

DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1.1. Lá và trái càri ....................................................................................................... 11
Hình 1.2. Cây nguyệt quới cùng với hoa và trái .................................................................. 13
Hình 1.3. Sơ đồ minh họa sự dịch chuyển thời gian lưu khi cột bị thay đổi hoặc bị cắt và sự
chênh lệch thời gian lưu giữa đầu dò FID và MSD ............................................................. 17
Hình 1.4. Cửa sổ được dùng để tính áp suất RTL và cập nhật phương pháp 6890 ............. 19
Hình 1.5. Cửa sổ phần mềm chuyển đổi Method giữa hai hệ thống GC ............................. 23
Hình 1.6. Cơ cấu limonen .................................................................................................... 24
Hình 1.7. Các dẫn xuất limonen ......................................................................................... 27
Hình 1.8 Các sản phẩm từ sự epoxid hóa limonen .............................................................. 28
Hình 1.9. Phản ứng đồng phân hóa oxid 1,2-limonen bởi xúc tác acid vô cơ ..................... 29
Hình 1.10. Đồng phân hóa oxid 1,2-limonen bởi xúc tác acid Lewis ................................. 29
Hình 1.11. Bán tổng hợp oxid 8,9-limonen từ limonen ....................................................... 30
Hình 1.12. Sinh chuyển hóa các oxid 8,9-limonen thành bisabolol .................................... 31
Hình 1.13. Qui trình điều chế carvon từ (+)-limonen .......................................................... 32
Hình 1.14. Sự hình thành sản phẩm p-cimen qua phản ứng đồng phân hóa limonen ......... 35

Hình 1.15. Bán tổng hợp -terpineol từ limonen ................................................................ 36

Hình 2.1. Vị trí tuyến tinh dầu trên vỏ trái .......................................................................... 42
Hình 2.2. Xoang tiết đang hình thành (x60) ........................................................................ 42
Hình 2.3. Quá trình tiêu bào (x150) .................................................................................... 42
Hình 2.4. Quá trình ly bào (x60) .......................................................................................... 43
Hình 2.5. Hình ảnh giải phẫu vỏ trái giống Citrus chụp qua kính hiển vi ........................... 43
Hình 2.6. Sự phân bố túi tiết trong lá giống Citrus và Citrofortunella ............................... 44


LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC
Hình 2.7. Sự phân bố túi tiết trong lá càri (x10) và (x40) ................................................... 43
Hình 2.8. Sự phân bố túi tiết trong lá nguyệt quới (x10) và (x40) ...................................... 43
Hình 2.9. Bán tổng hợp carvenon từ limonen ...................................................................... 68
Hình 2.10. Một số sản phẩm chính từ phản ứng phản ứng đồng phân hóa oxid 1,2-limonen
bởi montmorillonite ............................................................................................................. 69
Hình 2.11. Phản ứng nitrosoclor hóa d-limonen .................................................................. 78
Hình 2.12. Cơ chế cộng clorur nitrosil vào limonen vị trí 1,2 thông qua nitrit etil ............. 78
Hình 2.13. Phản ứng khử clorur hidrogen của nitrosoclorur d-limonen .............................. 80
Hình 2.14. Cơ chế khử HCl của nitrosoclorur d-limonen theo cơ chế E1 ........................... 81
Hình 2.15. Thủy giải l-carvoxim thành l-carvon trong môi trường acid ............................. 85
Hình 2.16. Cơ chế thủy giải l-carvoxim thành l-carvon trong môi trường acid .................. 85
Hình 2.17. Các sản phẩm chính của phản ứng đồng phân hóa limonen bởi montmorillonite
Việt Nam .............................................................................................................................. 88
Hình 2.18. Cơ chế hình thành p-cimen từ phản ứng đồng phân hóa limonen ..................... 89
Hình 2.19. Phản ứng tổng hợp -terpineol từ d-limonen .................................................... 94
Hình 2.20. Cơ chế phản ứng ester hóa limonen với TFA .................................................... 95
Hình 2.21. Cơ chế phản ứng thủy giải ester trifluoroacetat ................................................. 96

Hình 3.1. Sơ đồ (trái) và hệ thống (phải) chưng cất tinh dầu ĐNTT................................... 99

Hình 3.2. Sơ đồ (trái) và hệ thống (phải) chưng cất tinh dầu dưới sự CXVS ................... 100
Hình 3.3. Tỉ trọng kế 2 ml ................................................................................................. 102
Hình 3.4. Khúc xạ kế ......................................................................................................... 102
Hình 3.5. Triền quang kế ................................................................................................... 102
Hình 3.6. Hệ thống GC/MS ............................................................................................... 104
Hình 3.7. Hệ thống chưng cất áp suất kém ........................................................................ 108


LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC
Hình 3.8. Biểu đồ áp suất-nhiệt độ theo de Waard-Milliams ............................................ 109
Hình 3.9. Lò nung chân không .......................................................................................... 109
Hình 3.10. Chuẩn độ H2O2 với KMnO4 ............................................................................. 110
Hình 3.11. Hệ thống siêu âm ............................................................................................. 111
Hình 3.12. Hệ thống phản ứng đồng phân hóa oxid 1,2-limonen tạo carvenon với lò vi sóng
gia dụng cải tiến KENWOOD SJW17 ............................................................................... 113
Hình 3.13. Bồn siêu âm Branson 3510 .............................................................................. 114
Hình 3.14. Lò vi sóng chuyên dụng CEM MDS-2000 ...................................................... 114
Hình 3.15. Hệ thống phản ứng nitrosoclor hóa d-limonen ................................................ 115
Hình 3.16. Trầm hiện nitrosoclorur d-limonen .................................................................. 116
Hình 3.17. Cơ cấu của nitrosoclorur d-limonen ................................................................ 116
Hình 3.18. Cơ cấu của l-carvoxim ..................................................................................... 117


LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Một số loại trái cây có múi nổi tiếng ở miền nam Việt Nam ................................ 5
Bảng 1.2. Tóm tắt một số công trình nghiên cứu tinh dầu vỏ trái và lá giống cây có múi đã
công bố ................................................................................................................................... 8
Bảng 1.3. Báo cáo sản lượng limonen nhập khẩu từ năm 1998-2001 ................................. 26

Bảng 1.4. Sản phẩm phụ của Citrus tại Brazil ..................................................................... 26
Bảng 1.5. Kết quả điều chế nitrosoclorur d-limonen từ d-limonen đã công bố ................... 33
Bảng 1.6. Kết quả điều chế l-carvoxim từ nitrosoclorur d-limonen đã công bố.................. 34
Bảng 1.7. Kết quả điều chế l-carvon từ l-carvoxim được công bố đã công bố ................... 34
Bảng 1.8. Thành phần hóa học montmorillonite tinh chế và montmorillonite biến tính ..... 36
Bảng 1.9. Các thông số tính chất của montmorillonite biến tính......................................... 38
Bảng 2.1. Các loài được sử dụng trong nghiên cứu ............................................................. 41
Bảng 2.2. Thể tích nước chưng cất và hàm lượng tinh dầu thu được theo thời gian chưng
cất qua các phương pháp chưng cất hơi nước ...................................................................... 45
Bảng 2.3. Kết quả đo chỉ số vật lý tinh dầu ly trích theo các phương pháp chưng cất hơi
nước ..................................................................................................................................... 51
Bảng 2.4. Kết quả đo chỉ số hóa học tinh dầu ly trích theo các phương pháp chưng cất hơi
nước ..................................................................................................................................... 53
Bảng 2.5. Thành phần hóa học tinh dầu vỏ trái giống Citrus và Citrofortunella lý trích theo
phương pháp ĐNTT ............................................................................................................. 59
Bảng 2.6. Thành phần hóa học tinh dầu vỏ trái giống Citrus và Citrofortunella ly trích theo
phương pháp CXVS ............................................................................................................. 59
Bảng 2.7. Thành phần hóa học tinh dầu lá giống Citrus và Citrofortunella ly trích theo
phương pháp ĐNTT ............................................................................................................. 60
Bảng 2.8. Thành phần hóa học tinh dầu lá giống Citrus và Citrofortunella ly trích theo
phương pháp CXVS ............................................................................................................. 61


LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC
Bảng 2.9. Thành phần hóa học tinh dầu lá giống Murraya theo phương pháp chưng cất hơi
nước ..................................................................................................................................... 62
Bảng 2.10. Kết quả khảo sát đường kính vòng kháng vi sinh vật của tinh dầu vỏ trái Citrus,
Citrofortunella nguyên chất ................................................................................................. 65
Bảng 2.11. Kết quả khảo sát đường kính vòng kháng vi sinh vật của tinh dầu lá Citrus,
Citrofortunella nguyên chất ................................................................................................. 65

Bảng 2.12. Kết quả khảo sát đường kính vòng kháng vi sinh vật của tinh dầu lá Murraya
nguyên chất .......................................................................................................................... 66
Bảng 2.13. Hiệu suất cô lập limonen từ tinh dầu vỏ trái Citrus, Citrofortunella và các tính
chất vật lý ............................................................................................................................. 67
Bảng 2.14. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ trên phản ứng đồng phân hóa oxid
1,2-limonen bởi xúc tác montmorillonite theophương pháp ĐKT ...................................... 69
Bảng 2.15. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của thời gian trên phản ứng đồng phân hóa oxid
1,2-limonen bởi xúc tác montmorillonite theo phương pháp ĐKT ..................................... 71
Bảng 2.16. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của lượng xúc tác trên phản ứng đồng phân hóa
oxid 1,2-limonen bởi xúc tác montmorillonite theo phương pháp ĐKT ............................. 72
Bảng 2.17. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của thời gian trên phản ứng đồng phân hóa oxid
1,2-limonen bởi xúc tác montmorillonite theo phương pháp CXSA ................................... 73
Bảng 2.18. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của biên độ chiếu xạ trên phản ứng đồng phân hóa
oxid 1,2-limonen bởi xúc tác montmorillonite theo phương pháp CXSA........................... 74
Bảng 2.19. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của công suất chiếu xạ trên phản ứng đồng phân
hóa oxid 1,2-limonen bởi xúc tác montmorillonite theo phương pháp CXVS .................... 75
Bảng 2.20. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của thời gian chiếu xạ trên phản ứng đồng phân
hóa oxid 1,2-limonen bởi xúc tác montmorillonite theo phương pháp CXVS .................... 76
Bảng 2.21. Hiệu suất carvenon theo các phương pháp kích hoạt ........................................ 77
Bảng 2.22. Khảo sát nhiệt độ phản ứng ảnh hưởng đến hiệu suất điều chế nitrosoclorur dlimonen ................................................................................................................................ 79


LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC
Bảng 2.23. Hiệu suất nitrosoclorur d-limonen theo thời gian với tác nhân EtNO2 sinh ra từ
sự kích hoạt bằng ĐKT và CXSA ....................................................................................... 80
Bảng 2.24. Ảnh hưởng của phương pháp hoạt hóa và thời gian phản ứng khử HCl của
nitrosoclorur d-limonen tạo l-carvoxim ............................................................................... 81
Bảng 2.25. Ảnh hưởng của công suất và thời gian chiếu xạ lên phản ứng khử HCl của
nitrosoclorur d-limonen tạo l-carvoxim dưới sự CXVS ...................................................... 82
Bảng 2.26. Ảnh hưởng của tác nhân khử lên phản ứng khử HCl của nitrosoclorur dlimonen tạo l-carvoxim ........................................................................................................ 83

Bảng 2.27. Hiệu suất l-carvon theo thời gian phản ứng bởi phương pháp ĐNTT .............. 86
Bảng 2.28. Hiệu suất l-carvon theo thời gian phản ứng bởi phương pháp ĐKT ................. 86
Bảng 2.29. Hiệu suất l-carvon theo thời gian phản ứng bởi phương pháp CXSA .............. 86
Bảng 2.30. Hiệu suất l-carvon theo thời gian phản ứng bởi phương pháp CXVS .............. 87
Bảng 2.31. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ trên phản ứng đồng phân hóa limonen
bởi xúc tác montmorillonite theo phương pháp ĐKT.......................................................... 90
Bảng 2.32. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của thời gian trên phản ứng đồng phân hóa
limonen bởi xúc tác montmorillonite theo phương pháp ĐKT............................................ 91
Bảng 2.33. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của lượng xúc tác trên phản ứng đồng phân hóa
limonen bởi xúc tác montmorillonite theo phương pháp ĐKT............................................ 92
Bảng 2.34. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của công suất chiếu xạ trên phản ứng đồng phân
hóa limonen bởi xúc tác montmorillonite theo phương pháp CXVS .................................. 92
Bảng 2.35. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của thời gian chiếu xạ trên phản ứng đồng phân
hóa limonen bởi xúc tác montmorillonite theo phương pháp CXVS .................................. 93
Bảng 2.36. Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng và hiệu suất -terpineol đạt được trong phản
ứng ester hóa limonen trong điều kiện CXSA ..................................................................... 96

Bảng 3.1. Kết quả phân tích 1H-NMR và 13C-NMR hợp chất l-carvoxim ........................ 117


LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC

DANH MỤC ĐỒ THỊ

Đồ thị 2.1. Hàm lượng tinh dầu vỏ trái Citrus và Citrofortunella theo các phương pháp
chưng cât hơi nước............................................................................................................... 46
Đồ thị 2.2. Hàm lượng tinh dầu lá Citrus và Citrofortunella theo các phương pháp chưng
cất hơi nước ......................................................................................................................... 49
Đồ thị 2.3. Hàm lượng tinh dầu lá Murraya theo các phương pháp chưng cất hơi nước .... 50


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Qui trình điều chế montmorillonite .................................................................... 37


LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC

ĐẶT VẤN ĐỀ

Cùng với xu hướng phát triển tột bậc ngành công nghiệp mỹ phẩm, nhu cầu sử dụng
tinh dầu trên thế giới hiện nay ngày càng cao. Tại Việt Nam đã có nhiều nhà máy
sản xuất mỹ phẩm nổi tiếng như Công ty Cổ phần Mỹ phẩm Sài Gòn nổi tiếng với
sản phẩm nước hoa đã có mặt tại nhiều thị trường trên thế giới; Công ty TNHH Sản
xuất Mỹ phẩm Lan Hảo – Thorakao nổi tiếng với nhiều sản phẩm dưỡng da được cả
nước ưa chuộng; và nhiều công ty, tập đoàn mỹ phẩm nổi tiếng trên thế giới cũng
có mặt tại Việt Nam từ rất lâu như Procter & Gamble, Unilever, Johnson &
Johnson, Rohto, …. Tuy nhiên, hầu hết hương liệu bao gồm tinh dầu mà các nhà
máy tại Việt Nam sử dụng đều được nhập từ nước ngoài. Các loại tinh dầu Việt
Nam sản xuất thành công và có mặt trên thị trường thế giới có thể kể đến là tinh dầu
xá xị, tinh dầu bạc hà, tinh dầu nghệ, tinh dầu sả chanh chủ yếu phục vụ cho sản
xuất dầu xoa cũng như xuất khẩu dạng thô sang các nước khác.
Tinh dầu vỏ trái các loài thuộc giống Citrus, Fortunella, Citrofortunella (còn gọi là
giống cây có múi) – họ Rutaceae hầu hết đã được cả thế giới quan tâm nghiên cứu
và sản xuất từ rất xa xưa. Do vậy, cho đến nay, khối lượng công trình nghiên cứu
trên thế giới đã đạt đến con số khổng lồ so với Việt Nam. Bên cạnh đó, tinh dầu
thuộc giống Murraya – họ Rutaceae, trồng phổ biến ở các nước Trung Đông, Địa
Trung Hải, thuộc họ Rutaceae cũng được nghiên cứu từ rất lâu đời nhưng chưa phổ
biến tại Việt Nam.
Từ thực tế này, để đóng góp vào việc hoàn thiện công trình khảo sát tinh dầu tại
Việt Nam, đặc biệt là tinh dầu họ Rutaceae, với thời gian và phạm vi nghiên cứu có
hạn, chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu với các mục tiêu:

-

Khảo sát tinh dầu một số giống cây trồng phổ biến thuộc họ Rutaceae tại
miền Nam Việt Nam bao gồm tinh dầu vỏ trái và lá cây giống Citrus,
Citrofortunella và tinh dầu lá Murraya nhằm mục đích hệ thống hóa lại một
phần thông tin về ly trích, tính chất hóa lý, thành phần hóa học, hoạt tính sinh
1


LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC

học của từng loài khảo sát. Bên cạnh khảo sát ly trích tinh dầu từ nguồn
nguyên liệu thu hái từ tự nhiên, bước đầu kết hợp với Công ty TNHH SXTM
Hưng Hợp chuyên sản xuất và xuất khẩu nước ép tắc (thuộc giống
Citrofortunella), tận dụng nguyên liệu vỏ trái tắc sau khi ép và dịch dầu thu
được từ dịch tắc ép đang bị bỏ phí để ly trích tinh dầu.
-

Cô lập limonen, thành phần chính của tinh dầu vỏ trái Citrus để làm rõ hơn
tầm quan trọng của nguồn cấp limonen từ tự nhiên này.

-

Bán tổng hợp các dẫn xuất có giá trị của limonen với phương pháp xanh hơn
nhằm xanh hóa điều kiện phản ứng đáp yêu cầu giảm thiểu ô nhiễm môi
trường và tiết kiệm năng lượng, thời gian cho ngành tổng hợp hữu cơ.

2



LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1.

Một số giống cây phổ biến thuộc họ Rutaceae ở miền Nam Việt Nam

Họ Rutaceae chứa khoảng 150 giống với khoảng hơn 900 loài, mọc chủ yếu ở vùng
khí hậu nhiệt đới và ôn hòa. Trong đó, giống cây có tầm quan trọng kinh tế to lớn
nhất có thể kể đến là Citrus với sản lượng trái cây (cam, quýt, bưởi, chanh) chiếm
khoảng 30% thị trường trái cây tươi của thế giới.[1,28,55,86]
Với điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiều giống cây thuộc họ Rutaceae cũng
hiện diện Việt Nam. Đặc biệt tại miền Nam, điều kiện thời tiết tương đối ổn định,
ôn hòa và mưa nhiều, tạo điều kiện cho các giống Citrus, Citrofortunella, Murraya
phát triển. Trong đó, giống cây có múi (Citrus và Citrofortunella) là giống cây chủ
lực đã và đang phát triển rất mạnh ở các vùng đồng bằng sông Cửu Long. Việc
trồng trọt giống cây có múi tại Việt Nam nói chung chủ yếu phục vụ cho thị trường
trái cây.[1,5,10,105]
1.1.1. Citrus, Citrofortunella
1.1.1.1.

Nguồn gốc

Citrus: Theo Dugo (2002), việc trồng trọt các cây giống Citrus có thể bắt nguồn ít
nhất 4000 năm trở lại đây ở khu vực các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới của lục địa
Châu Á (đặc biệt là các nước Đông Nam Á) và quần đảo Malaysia. Trong thời gian
gần đây hơn, cây Citrus đến đầu tiên ở các nước Địa Trung Hải, do vậy, vùng trồng
cây Citrus mở rộng khắp thế giới. Theo Lã Đình Mỡi và các cộng sự (2001), giống
Citrus gồm khoảng trên dưới 20 loài phân bố tự nhiên từ Ấn Độ, miền Nam Trung
Quốc, Việt Nam, Lào, Campuchia, Malaysia, Myanmar, Philippines, Thái Lan,

Indonesia cho đến miền Bắc Australia và New Caledonia.[1,4,5,11,55,82,86]
Citrofortunella: còn gọi là giống x Citrofortunella, là giống lai giữa giống Citrus
với loài cây quất thuộc giống Fortunella. Cây thuộc giống này cứng và chắc hơn
cây Citrus. Các cây này đa số cho ra trái chua. Ngoài ra, chúng được sử dụng làm
cây trang trí rất đẹp. Trong đó, giống Fortunella trước kia được gọi là giống Citrus.
3


LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC

Tuy nhiên hình dáng, kích cỡ trái của một số loài khác với trái thuộc các loài giống
Citrus nên được các nhà nghiên cứu tách ra. Về mặt sinh học di truyền, các nhà
khoa học đã khám phá ra sự khác biệt trong nhiễm sắc thể của giữa các loài của các
giống cây này. Giống Fortunella cho trái ăn được và được gọi là kim quất hay cây
quất (kumquat).[1,55]
Hiện nay, với sự phát triển của kỹ thuật lai giống, giống Citrus đã được lai ghép
thành rất nhiều giống khác nhau và cho ra đời rất nhiều các loài cây lai trên khắp thế
giới. Tuy nhiên, chỉ một số ít loài cây được nghiên cứu và được xác định tên khoa
học một cách chính xác. Đa số các cây lai từ các nhà vườn được lai một cách ngẫu
nhiên sao cho phù hợp với thời tiết, thổ nhưỡng và cho ra năng suất trái tốt.[5,11,55]
1.1.1.2.

Ứng dụng

Việc sản xuất trái cây giống Citrus trên thế giới tăng đáng kể trong vài thập kỷ qua,
trung bình từ 48 triệu tấn /năm trong khoảng thời gian 1970-1971 đến 1978-1979,
đến giai đoạn năm 1999-2000 đã tăng đến 90 triệu tấn/năm. Các quốc gia ở Bắc Bán
Cầu (The Northern hemisphere, chủ yếu là Mỹ và các nước Địa Trung Hải) đóng
góp khoảng 75% tổng sản lượng. Trong khi đó Nam Bán Cầu (The Southern
hemisphere, chủ yếu là Brazil và Argentina) đóng góp phần còn lại, 25%. Trái

Citrus chiếm thị phần đáng kể, khoảng 30% của thị trường trái cây tươi của thế giới
và một lượng lớn được tiêu thụ tại nơi sản xuất. Ngoài ra, có hơn 30% tổng sản
lượng được dùng để sản xuất nước ép.[55]
Từ tháng 09 năm 1995, ở miền Nam Việt Nam, diện tích trồng cây có múi đã tăng
nhanh và vượt hơn 30.000 ha. Các giống cam quít ở nước ta vô cùng phong phú bao
gồm các giống trồng trọt, hoang dại và bán hoang dại. Hiện tại đã có nhiều loài cây
nổi tiếng bởi cho trái ngon, ngọt đã và đang được xuất khẩu sang các nước (Bảng
1.1).[1,4,5,10]
Các loại bưởi Năm Roi (Vĩnh Long), nổi tiếng và được xem là ngon nhất trên thế
giới với đặc điểm ít hột, mọng nước, vỏ mỏng và rất ngọt. Hiện nay, bưởi Năm Roi
đã có một website riêng: . Bưởi Da Xanh trồng tại các tỉnh
4


LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC

đồng bằng sông Cửu Long đã và đang nổi tiếng trong nước và trên thế giới. Bưởi
Tân Triều, một loại bưởi nổi tiếng ở Biên Hoà, Đồng Nai. Các giống cam mật, cam
sành, cam xoàn trồng tại Tiền Giang … cho đến nay vẫn là những giống chủ lực
trồng để xuất khẩu và cung cấp cho nhu cầu trong nước, tuy còn nhiều nhược điểm
so với các giống tiêu chuẩn trên thị trường cam thế giới. Quít đường, quít Xiêm
(Vĩnh Long, Cần Thơ. Các giống chanh cũng đang được chú ý phát triển và được
trồng chuyên canh lẫn trồng xen nhiều nhất ở tỉnh Bến Tre trên 2.000 ha, Cần Thơ
400 ha.[5,10,55,82,86]
Bảng 1.1. Một số loại trái cây có múi nổi tiếng ở miền nam Việt Nam
Loài
Bưởi

Tên thường gọi
Bưởi Năm Roi

Bưởi Da Xanh
Bưởi Tân Triều

Cam
Chanh
Quýt

Tắc

(*)

Cam mật
(sweet orange)
Cam sành
Chanh ta
(Lime)
Quýt đường
(sweet mandarin)
Quýt tiều,
quýt hồng Lai Vung
Tắc, hạnh, quất

Tên khoa học
Citrus grandis (Linn.) Osbeck var. grandis
Citrus maxima (Burm.) Merr.
Citrus grandis (Linn.) Osbeck var. grandis
Citrus maxima (Burm.) Merr.
Citrus grandis (Linn.) Osbeck var. grandis
Citrus maxima (Burm.) Merr.
Citrus sinensis (Linn.) Osbeck

Citrus nobilis Lour. var. nobilis
Citrus aurantifolia (Christm.) Swingle
Citrus reculata Blanco subsp. deliciosa Ten.
Citrus nobilis var. chrysocarpa Lamk.(*)
Citrofortunella microcarpa (Bungle) Wijnands.

Vùng phân bố
chủ yếu
Vĩnh Long
Bến Tre,
Đồng Tháp
Biên Hòa
Tiền Giang
Tiền Giang
Long An
Cái Bè - Tiền
Giang, Cần Thơ
Lai Vung - Đồng
Tháp
Tiền Giang, Long
An, Bình Dương,
Đồng Nai, Bình
Phước

Tên gọi chưa chính xác

Các loại lá Citrus bên cạnh việc ly trích lấy tinh dầu, còn được dùng làm gia vị và
thuốc trị bệnh trong dân gian. Các loài thuộc giống Fortunella, Citrofortunella bên
cạnh được sử dụng để làm thực phẩm hàng ngày, sản xuất nước ép trái còn làm cây
cảnh.[4,5,55] Ngày nay, công nghệ sản xuất nước ép trái Citrus, Fortunella,

Citrofortunella kết hợp chặt chẽ với việc sản xuất tinh dầu và limonen, thức ăn cho
gia súc tạo thành một qui trình khép kín và tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu sản
xuất đã và đang rất phát triển trên thế giới. Hiện tại, ở Việt Nam đã có nhiều công ty
sản xuất nước ép trái cây tắc, cam, … bắt đầu hoạt động sản xuất và xuất khẩu. Tuy
5


LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC

nhiên, ở Việt Nam, các nhà sản xuất chưa tận dụng hết, như vỏ trái, dịch dầu (có
chứa tinh dầu) bị bỏ đi như rác thải thông thường.[4,5,53,55]
Tinh dầu và nước thơm: Trong suốt quá trình cô đặc nước ép trái Citrus, một số hợp
chất thơm tự nhiên cũng bị loại bỏ cùng với nước, bao gồm lượng nhỏ tinh dầu vỏ
trái trong nước ép. Các hợp chất dễ bay hơi được thu hồi trong suốt quá trình sản
xuất nước ép cô đặc được gọi là phần nước thơm (essence).[28,53,55,78,89] Tinh dầu các
loài giống cây có múi này đặc biệt là tinh dầu vỏ trái được ly trích, sử dụng và biết
đầu tiên trong lịch sử loài người. Các công trình nghiên cứu về tinh dầu giống cây
này đã và vẫn đang được quan tâm[71,87,123,161] và công bố khắp nơi trên thế giới kể
cả Việt Nam với số lượng khổng lồ (Bảng 1.2). Hầu hết các loài cây thuộc giống
Citrus đều có chứa tinh dầu trong tất cả các bộ phận của cây, đặc biệt là vỏ trái, lá
và hoa. Hàm lượng tinh dầu trong vỏ trái thường rất cao (thay đổi từ 1,5 đến 6,5%
so với sinh khối tươi của vỏ hoặc từ 0,15 đến 0,85% so với sinh khối trái tươi). Tinh
dầu vỏ trái được quan tâm và nghiên cứu rất nhiều, bởi lẽ chứa hàm lượng tinh dầu
và limonen cao. Chính vì vậy, tinh dầu vỏ trái xem như là nguồn cung cấp
limonen.[6,30,53,59,138] Trong lá và hoa cũng chứa tinh dầu. Tinh dầu hoa cam (tinh dầu
neroli), hoa bưởi được đánh giá rất cao. Đặc biệt là tinh dầu neroli. Đây là tinh dầu
nổi tiếng nhất và cũng thuộc loại đắt tiền nhất trong những tinh dầu chưng cất từ
chanh, cam, quít. Người ta bắt đầu khai thác tinh dầu này từ thế kỷ thứ 16. Tên
“tinh dầu Neroli” là do vợ của hoàng tử xứ Neroli, nước Ý, đã dùng để làm thơm
găng tay của mình. Tinh dầu Neroli thu được từ hoa tươi của cây cam đắng (Citrus

aurantium Linn. var. amara) bằng phương pháp chưng cất hơi nước. Tinh dầu trong
lá của phần lớn các loài cũng là nguồn nguyên liệu quan trọng trong công nghệ chế
biến thực phẩm (bánh kẹo, nước giải khát…).[55,60,80,89,92,93] Hạt các loài cây thuộc
giống Citrus nói chung này thường được trích lấy limonoid, dầu béo.[179] Ngoài tinh
dầu từ các bộ phận thực vật riêng rẽ trên các loài thuộc giống Citrus còn có một loại
tinh dầu có tên gọi là “petitgrain” (petitgrain oils). Tinh dầu này được sản xuất từ lá
tươi, búp, cành non (có cả trái non) được cắt tỉa sau mỗi mùa thu hoạch hoặc từ
những quả cam nhỏ rụng trước khi chín. Tinh dầu petitgrain được sử dụng như
6


LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC

thành phần của nước hoa do đặc tính khử mùi và hương thơm rất ngọt ngào của
chúng. Chúng được sử dụng rất rộng rãi trong các sản phẩm vệ sinh trong gia đình.
Nếu được khử terpen, tinh dầu petitgrain có thể trở thành tiền chất rất tuyệt vời cho
các chuyển hóa thành hợp chất đắt tiền hơn. Tinh dầu “petitgrain” thường được sản
xuất từ các loài cam đắng (Citrus aurantium Linn. var. amara) hoặc cây cam ngọt
(Citrus sinesis Osbeck). Tinh dầu petitgrain cam đắng thơm và đắt tiền hơn. Trong
quá trình trồng cam chanh hàng năm phải cắt tỉa bỏ cành, người ta dùng cành lá này
để chưng cất lấy tinh dầu. Tinh dầu petitgrain khử terpen bền hơn tinh dầu gốc của
chúng. Chính vì thế được sử dụng làm thành phần tạo mùi trong các sản phẩm của
xà phòng và xà phòng thơm.[6,55,72,89,92,155] Tinh dầu của nhiều loài cam, chanh, quít
còn có một số hợp chất chứa oxigen (alcol, aldehid và ester). Do đó chúng được sử
dụng nhiều trong các lĩnh vực sản xuất nước hoa, kem đánh răng, xà phòng thơm,
dầu chải tóc, nguyên liệu các dược phẩm và thực phẩm …. Đã có nhiều nghiên cứu
cho thấy tinh dầu giống Citrus còn có hoạt tính sinh học.[27,35,55,89,124,153,165] Thành
phần hóa học tinh dầu thay đổi phụ thuộc vào điều kiện ly trích, nơi trồng, loài cây,
sự lai tạo, ….[6,22,24,31,50,56,69,70,95,106,107,131,172]
Bên cạnh cho các các sản phẩm là nước ép, tinh dầu, nước thơm, quá trình ép trái

Citrus còn cho ra các sản phẩm phụ khác được chia làm ba loại chính: thức ăn gia
súc, nguyên liệu thô được sử dụng cho việc trích các sản phẩm có thể bán được và
các sản phẩm thực phẩm. Do việc tận dụng các sản phẩm phụ Citrus để sản xuất
nhiều sản phẩm có giá trị hơn ngày càng gia tăng và quan trọng nên việc sản xuất
trái Citrus trên thế giới cũng gia tăng và làm tăng các sản phẩm nước giải khát và
nước ép trái Citrus một cách vượt bậc.[55,96,149]

7


LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC

Bảng 1.2. Tóm tắt một số công trình nghiên cứu tinh dầu vỏ trái và lá giống cây có múi đã công bố
Bộ phận
Vỏ trái

Loài
Bưởi

Phương pháp
ly trích
Ép lạnh
Chưng cất hơi nước

Cam mật

Ép lạnh

Chưng cất hơi nước


Cam sành
Chanh

Quýt đường

Chưng cất hơi nước
Ép lạnh
Chưng cất hơi nước
Tẩm trích với CO2
siêu tới hạn
Ép lạnh

Chưng cất hơi nước

Hàm lượng
(%)
0.03a
0.04-0.09a
0.36
0.39c
1.06
0.13a
0.3-0.6a
0.1
0.04
0.39
0.42c
1.49-2.31
1.5
0.01-0.07a

3.5
2.61
2.63c
7.4

0.25 a
0.12-0.19a
4.62
4.93
5.66e

Quýt tiều
Tắc


Bưởi

Chưng cất hơi nước
Ép lạnh
Chưng cất hơi nước
Chưng cất hơi nước

0.1

Loại Bưởi/Nơi thu – hái
Viện Nghiên cứu Rau quả Hà Nội
Văn Giang (Hưng Yên), Bắc Ninh, Năm Roi (Cần Thơ), Phúc Trạch
Năm Roi (Vĩnh Long)
Năm Roi (Vĩnh Long)
Tunisia

Vĩnh Long (mẫu được mua tại chợ Hàng Da, Hà Nội)
Valencia (Addis Ababa – Ethiopia)
Salustiana, Valencia, Washington navel (tất cả thu hái tại Kenya)
Xã Đoài (Hà Tĩnh)
Valencia Lateb (Mitidja – Algeria)
Meski, Valencia Late, Thomson Navel, Maltaise blanc (tất cả thu hái
tại Tunisia)
Tiền Giang
Đà Lạt (Lâm Đồng), Bến Tre (Vĩnh Long), Vinh (Nghệ An)
São Sebastião do Caí
Củ Chi – Tp. Hồ Chí Minh
São Sebastião do Caí
Trạm nghiên cứu nông nghiệp INRA-CIRAD tại San Ghjulianu –
Corsica – Phápd
Hà Tây (mẫu được mua tại chợ Hàng Da, Hà Nội)
Vĩnh Long, Hà Giang
Tunisia
Nigeria
Kanpur - Ấn Độ
Pemangkat – Indonesia
Jeolla – Hàn Quốc
Hà Nội
Chittagong – Bangladesh

8

Cấu phần chính

Limonen


Limonen

Tác giả
Minh Tú[105]
Thảo[158]
Anh Lương[3]
Anh Lương[3]
Hosni[74]
Minh Tú[105]
Mitiku[109]
Njoroge[117]
Thảo[158]
Ferhat[63]
Hosni[74]

Limonen
β-Pinen, limonen, γterpinen, citral a, citral
b

Anh Lương[3]
Thảo[158]
Atti-Santos[18]
Thảo Trân[7,8,9]
Atti-Santos[18]
Lota[91,92]

Limonen

Limonen
Limonen

Citronelal, propionat

Minh Tú[105]
Thảo[158]
Hosni[74]
Karioti[81]
Mishra[108]
Dharmawan[53]
Choi[42]
Mạnh Pha[99]
Chowdhury[43]


×