Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Điều tra bệnh đạo ôn hại lúa (pyricularia oryzae cav ) và biện pháp hóa học phòng trừ bệnh tại một số vùng trồng lúa tỉnh an giang năm 2012 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.58 MB, 132 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
----------

----------

MAI TẤN HOÀNG

ðIỀU TRA BỆNH ðẠO ÔN HẠI LÚA (Pyricularia oryzae Cav.)
VÀ BIỆN PHÁP HÓA HỌC PHÒNG TRỪ BỆNH TẠI MỘT
SỐ VÙNG TRỒNG LÚA TỈNH AN GIANG NĂM 2012-2013

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI, NĂM 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
----------

----------

MAI TẤN HOÀNG

ðIỀU TRA BỆNH ðẠO ÔN HẠI LÚA (Pyricularia oryzae Cav.)
VÀ BIỆN PHÁP HÓA HỌC PHÒNG TRỪ BỆNH TẠI MỘT
SỐ VÙNG TRỒNG LÚA TỈNH AN GIANG NĂM 2012-2013

CHUYÊN NGÀNH : BẢO VỆ THỰC VẬT
MÃ SỐ



: 60.62.01.12

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. NGUYỄN VĂN VIÊN

HÀ NỘI, NĂM 2013


LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan:
Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa hề
ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị, một công trình nghiên cứu nào.
Mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này ñều ñược cảm ơn, các thông
tin trích dẫn trong luận văn ñều ñược ghi rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Mai Tấn Hoàng

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

i


LỜI CẢM ƠN
ðể hoàn thành ñề tài này, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi còn nhận ñược
rất nhiều sự quan tâm giúp ñỡ của các thầy cô giáo, gia ñình và bạn bè.
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo PGS.TS.
Nguyễn Văn Viên Bộ môn Bệnh cây – Khoa Nông học – Trường ðại học Nông
nghiệp Hà Nội, người ñã tận tình chỉ bảo, giúp ñỡ tôi trong quá trình thực hiện luận

văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn quí thầy cô giáo trong Bộ môn Bệnh cây ñã quan
tâm giúp ñỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn ban lãnh ñạo Sở Nông Nghiệp và Phát triển
nông thôn An Giang, ban lãnh ñạo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh An Giang, trưởng
bộ phận Sản xuất lúa và trưởng bộ Phát triển sản phẩm tại Trung Tâm Nghiên cứu
và Sản xuất Giống An Giang ñã giúp tôi hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia ñình, bạn bè ñã rất quan tâm,
luôn ñộng viên khích lệ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày 28 tháng 08 năm 2013
Tác giả luận văn

Mai Tấn Hoàng

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

ii


MỤC LỤC
Lời cam ñoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục


iii

Danh mục chữ viết tắt

vi

Danh mục bảng

vii

Danh mục hình

vii

CHƯƠNG 1: MỞ ðẦU

1

1.1.

ðặt vấn ñề

1

1.2.

Mục ñích và yêu cầu của ñề tài

3


1.2.1.

Mục ñích

3

1.2.2.

Yêu cầu

3

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1.

4

Tình hình nghiên cứu bệnh ñạo ôn hại lúa Pyricularia oryzae trong và
ngoài nước

4

2.1.1.

Lịch sử phát triển bệnh

4

2.1.2.


Mức ñộ phổ biến- triệu chứng và tác hại của bệnh ñạo ôn

5

2.1.3.

Phân loại và hình thái của nấm:

10

2.1.4.

Nguồn bệnh của nấm ñạo ôn:

11

2.1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng ñến bệnh ñạo ôn

12

2.1.6.

Những nghiên cứu về chủng sinh lý của nấm gây bệnh và tính chống chịu
bệnh ñạo ôn của các giống lúa

20

2.1.7.


Các biện pháp phòng trừ bệnh ñạo ôn hại lúa Pyricularia oryzae Cav.

24

2.2

Tình hình sản xuất lúa tại Trung tâm Nghiên cứu và Sản xuất giống An Giang 28

CHƯƠNG 3: VẬT LIỆU, ðỊA ðIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU

32

3.1.

ðối tượng nghiên cứu

32

3.2.

Vật liệu nghiên cứu

32

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

iii



3.2.1.

Các giống lúa dùng ñể nghiên cứu

32

3.2.2.

Thuốc trừ nấm

32

3.3.

ðịa ñiểm nghiên cứu

32

3.4.

Nội dung nghiên cứu

33

3.4.1.

ðiều tra tình hình bệnh ôn trên một số giống lúa ở tỉnh An Giang

33


3.4.2.

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố kỹ thuật canh tác ñến bệnh ñạo
ôn hại lúa ở An Giang

3.4.3.

33

Khảo sát hiệu lực của một số thuốc trừ bệnh ñối với bệnh ñạo ôn hại lúa ở
An Giang.

34

3.4.4.

ðiều tra nông hộ áp dụng phòng trừ tổng hợp bệnh ñạo ôn hại lúa

35

3.5.

Phương pháp nghiên cứu

36

3.5.1.

Phương pháp ñiều tra hiện trạng sản xuất lúa, hiện trạng sử dụng thuốc trừ

sâu bệnh trên lúa tại Trung tâm Nghiên cứu và Sản xuất giống An Giang 36

3.5.2.

Phương pháp nghiên cứu ngoài ñồng ruộng

36

3.5.3.

Phương pháp ñiều tra nông hộ

39

3.6.

Xử lí số liệu

40

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1.

41

Tình hình bệnh ñạo ôn hại lúa (Pyricularia oryzae Cav.) tại Trung tâm
Nghiên cứu và Sản xuất giống An Giang

41


4.2.

Tình hình bệnh ñạo ôn trên lúa năm 2012 tại các vùng trong tỉnh An Giang.

44

4.3.

Diễn biến bệnh ñạo ôn trên giống lúa OM 4218 vụ hè thu 2012 ở hai trại
ðịnh Thành và Tà ðảnh

49

4.4.

Ảnh hưởng của yếu tố thời vụ (trà lúa) ñến bệnh ñạo ôn.

53

4.4.1.

Ảnh hưởng của thời vụ (trà lúa) ñến bệnh ñạo ôn trên giống OM 4218 tại
xã Tà ðảnh thuộc huyện Tri Tôn, An Giang

4.4.2.

53

Ảnh hưởng của thời vụ (trà lúa) ñến bệnh ñạo ôn trên một số giống lúa tại
xã Lương An Trà - huyện Tri Tôn - An Giang


57

4.5.

Ảnh hưởng của mật ñộ sạ ñến bệnh ñạo ôn.

58

4.5.1.

Ảnh hưởng của mật ñộ sạ của giống OM 4218 ñến bệnh ñạo ôn

58

4.5.2.

Ảnh hưởng của mật ñộ sạ của giống Jasmine 85 ñến bệnh ñạo ôn

60

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

iv


4.5.3.

Ảnh hưởng của mật ñộ sạ ñến một số chỉ tiêu năng suất trên hai giống OM
4218 và Jasmine 85 tại Trung tâm NC và SX giống An Giang trong vụ

ñông xuân 2012-2013

4.6.

61

Ảnh hưởng của liều lượng ñạm ñến mức ñộ phát sinh bệnh ñạo ôn hại lúa
trên giống OM 4218 vụ ñông xuân 2012-2013 tại hai trại ðịnh Thành và Tà
ðảnh thuộc Trung tâm NC và SX giống An Giang.

4.7.

Ảnh hưởng của việc canh tác ở các vùng sinh thái khác nhau ñến việc phát
sinh bệnh ñạo ôn hại lúa.

4.7.1.

69

Ảnh hưởng của vùng ñất canh tác lúa 2 vụ và 3 vụ ñến bệnh ñạo ôn hại lúa trên
giống OM 4218 vụ hè thu 2012, ñông xuân 2012-2013 và hè thu 2013.

4.8.

69

Ảnh hưởng của chân ñất ñến bệnh ñạo ôn hại lúa trên giống OM 4218 vụ
hè thu 2013.

4.7.2.


66

71

Kết quả ñiều tra bệnh ñạo ôn cổ bông trên lúa năm 2012, 2013 tại ðịnh
Thành thuộc tỉnh An Giang.

72

4.9.

Kết quả nghiên cứu phòng trừ bệnh ñạo ôn lúa bằng biện pháp hóa học. 75

4.9.1.

Kết quả ñiều tra tình hình sử dụng thuốc trừ bệnh ñạo ôn ở Trung tâm NC
và SX giống An Giang.

4.9.2.

Hiệu lực phòng trừ của một số loại thuốc hóa học ñối với bệnh ñạo ôn gây
hại trên giống lúa OM 4218 tại ðịnh Thành-Thoại Sơn-An Giang.

4.9.3.
4.10.

75
76


Kết quả nghiên cứu mức ñộ phát sinh bệnh ñạo ôn bằng số lần phun thuốc
trên giống OM 6976 ñược sạ tại trại ðịnh Thành trong năm 2013.

80

ðiều tra nông hộ

83

4.10.1. Năng suất lúa của nông hộ vụ ñông xuân 2012- 2013 và hè thu 2013

84

4.10.2. Hạch toán tài chính vụ ñông xuân 2012-2013 và hè thu 2013

85

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

88

5.1.

Kết luận

88

5.2.

Kiến nghị


89

TÀI LIỆU THAM KHẢO

90

PHỤ LỤC

97

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Σ

Tổng

&



CSB

Chỉ số bệnh

DT


Diện tích

TB

Trung bình

TLB

Tỉ lệ bệnh

STT

Số thứ tự

TT

Trung Tâm

NC

Nghiên cứu

SX

Sản xuất

CTV

Cộng tác viên


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Kết quả ñiều tra hiện trạng sản xuất lúa tại Trung tâm Nghiên cứu và
Sản xuất giống An Giang năm 2011 và 2012
Bảng 4.1.

29

Tình hình bệnh ñạo ôn hại lúa trong năm 2011 và 2012 tại tỉnh An Giang 42

Bảng 4.2. Tình hình bệnh ñạo ôn hại lúa trong năm 2011 và 2012 tại Trung tâm
NC & SX giống An Giang

43

Bảng 4.4. Ảnh hưởng của trà lúa gieo khác nhau ñến diễn biến bệnh ñạo ôn trên
giống lúa OM 4218 vụ hè thu 2012.

51

Bảng 4.5. Ảnh hưởng của thời vụ (trà lúa gieo cấy khác nhau) ñến bệnh ñạo ôn
trên giống OM 4218 vụ ñông xuân 2011-2012, hè thu 2012 và vụ ñông
xuân 2012-2013 tại xã Tà ðảnh, huyện Tri Tôn, An Giang

54


Bảng 4.6. Ảnh hưởng của thời vụ (trà lúa gieo cấy khác nhau) ñến bệnh ñạo ôn
trên một số giống lúa ở vụ ñông xuân 2012-2013 tại xã Lương An Trà huyện Tri Tôn - An Giang.

57

Bảng 4.7. Kết quả ñiều tra ảnh hưởng của mật ñộ sạ khác nhau ñến bệnh ñạo ôn
lúa trên giống OM 4218 vụ ñông xuân 2012-2013 tại ðịnh Thành,
Thoại Sơn, An Giang và Tà ðảnh, Tri Tôn, An Giang

59

Bảng 4.8. Kết quả ñiều tra ảnh hưởng của mật ñộ sạ khác nhau ñến bệnh ñạo ôn
lúa trên giống Jasmine 85 vụ ñông xuân 2012-2013 tại ðịnh Thành,
Thoại Sơn, An Giang và Tà ðảnh, Tri Tôn, An Giang
Bảng 4.9.

60

Ảnh hưởng của mật ñộ sạ ñến một số chỉ tiêu năng suất trên giống OM
4218 tại Trung tâm NC & SX giống An Giang, vụ ñông xuân 2012-2013 63

Bảng 4.10. Ảnh hưởng của mật ñộ sạ ñến một số chỉ tiêu năng suất trên giống
Jasmine 85 tại Trung tâm NC & SX giống An Giang, vụ ñông xuân
2012-2013

65

Bảng 4.11. Kết quả ñiều tra ảnh hưởng của các mức phân ñạm khác nhau ñến bệnh
ñạo ôn lúa trên giống OM 4218 vụ ñông xuân 2012-2013 tại ðịnh

Thành, Thoại Sơn, An Giang và Tà ðảnh, Tri Tôn, An Giang

68

Bảng 4.12. Kết quả ñiều tra ảnh hưởng của chân ñất ñến bệnh ñạo ôn hại lúa trên
giống OM 4218 vụ hè thu 2013.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

70

vii


Bảng 4.13. Kết quả ñiều tra ảnh hưởng của vùng ñất canh tác lúa 2 vụ và 3 vụ ñến bệnh
ñạo ôn lúa trên giống OM 4218 vụ hè thu 2012, ñông xuân 2012-2013 và hè
thu 2013 tại Vĩnh Khánh, Thoại Sơn và Bình ðức, Long Xuyên, An Giang 71
Bảng 4.14. Kết quả ñiều tra bệnh ñạo ôn cổ bông ở một số vụ lúa tại ðịnh Thành
thuộc tỉnh An Giang

73

Bảng 4.15. ðiều tra hiện trạng sử dụng thuốc phòng trừ bệnh ñạo ôn trên lúa tại
Trung tâm NC & SX giống An Giang trong năm 2012

76

Bảng 4.16. Ảnh hưởng của thuốc ñến mức ñộ bệnh ñạo ôn lá lúa trên giống OM 4218
sạ tại ðịnh Thành, Thoại Sơn, An Giang, vụ ñông xuân 2012-2013.


76

Bảng 4.17. Hiệu lực phòng trừ của thuốc ñối với bệnh ñạo ôn lá lúa trên giống OM 4218
sạ tại ðịnh Thành, Thoại Sơn, An Giang, vụ ñông xuân 2012-2013.

78

Bảng 4.18. Kết quả nghiên cứu thời gian xử lý thuốc Filia 525SE phòng trừ bệnh
ñạo ôn lúa trên giống OM 6976 sạ tại ðịnh Thành, Thoại Sơn, An
Giang, vụ ñông xuân 2012-2013.

81

Bảng 4.19. Kết quả nghiên cứu số lần phun thuốc Filia 525SE phòng trừ bệnh ñạo
ôn lúa trên giống OM 6976 sạ tại trại ðịnh Thành - Thoại Sơn - An
Giang, vụ hè thu 2013.
Bảng 4.20. Năng suất vụ ñông xuân 2012-2013 và hè thu 2013 của nông hộ.

82
84

Bảng 4.21. Hạch toán tài chính vụ ñông xuân 2012-2013 và hè thu 2013 của
nông hộ

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

86

viii



DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1:

Mức ñộ nhiễm bệnh ñạo ôn trên giống lúa Jasmine 85 ñông xuân 20112012 tại một số ñịa ñiểm trên ñịa bàn tỉnh An Giang.

Hình 4.2:

Mức ñộ nhiễm bệnh ñạo ôn trên giống lúa Jasmine 85 vụ hè thu 2012
tại một số ñịa ñiểm trên ñịa bàn tỉnh An Giang.

Hình 4.3:

56

Chỉ số bệnh ñạo ôn trên giống OM 4218 trên các trà lúa gieo cấy khác nhau
vụ ñông xuân 2012-2013 tại xã Tà ðảnh, huyện Tri Tôn, An Giang

Hình 4.9:

55

Chỉ số bệnh ñạo ôn trên giống OM 4218 trên các trà lúa gieo cấy khác
nhau vụ hè thu 2012 tại xã Tà ðảnh, huyện Tri Tôn, An Giang

Hình 4.8:

52

Chỉ số bệnh ñạo ôn trên giống OM 4218 trên các trà lúa gieo cấy khác nhau

vụ ñông xuân 2011-2012 tại xã Tà ðảnh, huyện Tri Tôn, An Giang

Hình 4.7:

52

Diễn biến bệnh ñạo ôn trên giống lúa lúa OM 4218 vụ hè thu 2012 tại
Tà ðảnh – Tri Tôn (trại Tà ðảnh)

Hình 4.6:

49

Diễn biến bệnh ñạo ôn trên giống lúa OM 4218 vụ hè thu 2012 tại ðịnh
Thành – Thoại Sơn (trại ðịnh Thành).

Hình 4.5:

48

Mức ñộ nhiễm bệnh ñạo ôn trên giống lúa Jasmine 85 vụ thu ñông 2012
tại một số ñịa ñiểm trên ñịa bàn tỉnh An Giang.

Hình 4.4:

48

56

Tỉ lệ bông(%) bị bệnh trên lúa năm 2012, 2013 tại ðịnh Thành

tỉnh An Giang.

73

Hình 4.10: Chỉ số bệnh ñạo ôn lá của giống OM 4218 ở các nghiệm thức với thời
gian phun thuốc khác nhau

77

Hình 4.11: Hiệu lực của thuốc trên giống OM 4218 sạ tại ðịnh Thành, Thoại Sơn,
An Giang, vụ ñông xuân 2012-2013 ở các nghiệm thức với thời gian
phun thuốc khác nhau

78

Hình 4.12. Nấm Pyricularia oryzae Cav. gây hại trên lá của giống lúa OM 4218 ở
ðịnh Thành - Thoại Sơn - An Giang

79

Hình 4.13. Nấm Pyricularia oryzae Cav. gây hại trên cổ bông của giống lúa OM
6976 ở ðịnh Thành - Thoại Sơn - An Giang

80

Hình 4.14. Ruộng thí nghiệm số lần phun thuốc trên giống lúa OM 6976 vụ hè thu
2013 tại ðịnh Thành - Thoại Sơn - An Giang

81


Hình 4.15. Lấy chỉ tiêu bệnh ñạo ôn trên ruộng thí nghiệm số lần phun thuốc trên giống
lúa OM 6976 vụ hè thu 2013 tại ðịnh Thành - Thoại Sơn - An Giang

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

83

ix


CHƯƠNG 1
MỞ ðẦU
1.1. ðặt vấn ñề
Lúa là một trong những cây ngũ cốc chính cung cấp lương thực cho loài
người. Hiện nay trên thế giới có khoảng trên 100 nước trồng lúa trong ñó chủ yếu
ñược gieo trổng và tiêu thụ ở châu Á. Sản xuất lúa gạo trong vài ba thập kỷ gần ñây
ñã có mức tăng trưởng ñáng kế. Tuy tổng sản lượng lúa tăng nhưng do dân số tăng
nhanh, nhất là ớ các nước ñang phát triển (châu Á, châu Phi, Mỹ La tinh) nên vấn
ñề lương thực vẫn là yêu cầu cấp bách phải quan tâm trong những năm trước mắt và
lâu dài.
Theo Bùi Huy ðáp lúa tập trung nhiều ở vùng ðông Nam châu Á và có một
lịch sử lâu ñời 4000 - 5000 năm trước công nguyên. Tác giả cho biết có nhiều ý
kiến cho rằng cây lúa có nguồn gốc ở ðông Nam Châu Á và Việt Nam là một trong
những quê hương ñầu tiên của nghề trồng lúa. Ở Việt Nam cây lúa ñứng hàng ñầu
trong các cây lương thực. Năm 1976, diện tích trồng lúa của cả nước chiếm 86%
diện tích trồng các cây lương thực, thóc gạo chiếm 88% sản lượng lương thực quy
ra thóc.
Nền sản xuất nông nghiệp ở nước ta hiện nay ngày càng phát triển, ñã ñạt
ñược những thành tựu to lớn về năng suất cũng như chất lượng sản phẩm. Trong sản
xuất nông nghiệp cây lúa là cây lương thực chủ yếu, có ý nghĩa ñáng kể trong nền

kinh tế và xã hội của nước ta. Trong những năm gần ñây sản lượng lúa gạo của
nước ta liên tục gia tăng. Hiện nay Việt Nam là nước xuất khẩu gạo ñứng thứ hai
trên thế giới (Nguyễn ðình Giao và ctv, 2001). Tuy nhiên năng suất lúa ở nước ta
luôn bấp bênh theo từng mùa vụ, theo từng năm do khí hậu thời tiết bất thuận, do
thiên tai, do dịch hại ñặc biệt là do các bệnh hại gây ra.
Bệnh ñạo ôn là một trong những bệnh hại trên lúa nguy hiểm ñã ñược phát hiện và
nghiên cứu từ lâu trên thế giới. Theo ước tính của FAO thiệt hại do bệnh ñạo ôn gây
ra hàng năm gây giảm năng suất lúa trung bình từ 0,7-17,5%, những nơi bệnh nặng
có thể làm giảm năng suất tới 80% (Bonman và ctv, 1991). Chúng ñặc biệt gây hại
mạnh ở các quốc gia nóng ẩm như Việt Nam, Thái Lan và Philippines.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

1


Bệnh do nấm Pyricularia oryzae Cav. gây ra, nấm bệnh có thể gây hại ở mọi
giai ñoạn sinh trưởng của cây lúa. Mức ñộ tác hại của bệnh thay ñổi liên quan ñến
nhiều yếu tố như giống lúa, thời kỳ sinh trưởng của cây lúa, chế ñộ canh tác, mùa vụ,
phán bón, khí hậu thời tiết... Cây lúa khi bị bệnh ñạo ôn lá và cổ bông ñều làm cho bộ
lá bị lụi, khô cháy, trổ kém, bông gãy, hạt bị lép. Nếu nhiễm bệnh ở thời kỳ trổ - ngậm
sữa trên cổ bông làm cho toàn bộ bông bị bạc hoặc có nhiều hạt lép lửng, làm giảm
nghiêm trọng ñến năng suất, thậm chí không cho thu hoạch (Lê Lương Tề, 1988).
Ở ñồng bằng sông Cửu Long, bệnh ñạo ôn vẫn xuất hiện và gây hại nặng,
ñặc biệt là ở vụ ñông xuân bệnh hại nghiêm trọng cả trên lá và cổ bông.
An Giang là một trong những tỉnh trọng ñiểm lúa ở khu vực ñồng bằng sông
Cửu Long, cây lúa là cây trồng chính trong cơ cấu cây trồng của tỉnh. Theo thống
kê của tỉnh từ năm 2006 ñến năm 2010, tổng diện tích ñất nông nghiệp là 246.821
ha, trung bình mỗi năm có khoảng trên 520.000 ha ñất ñược sử dụng ñể trồng lúa
với tổng sản lượng lúa ñạt trên 3,33 triệu tấn/năm.
Những năm gần ñây ở các tỉnh ðồng bằng sông Cửu Long nói chung và ở

vùng An Giang nói riêng bệnh ñạo ôn thường gây hại trên các giống lúa ñang trồng
phổ biến như Jasmine 85, OM 1490, OM 4218, OM 6377, OM 4900, IR 50404, OM
6976, OM 2514, OM 2517,…
ðể có cơ sở cho công tác phòng chống bệnh ñạo ôn ñạt kết quả tốt, ngoài
việc ñiều tra nắm tình hình phát sinh, phát triển của bệnh trên ñồng ruộng, thì việc
xác ñịnh các chủng sinh lý (race) của nấm Pyricularia oryzae Cav. gây bệnh ñạo ôn
trên lúa, khảo sát ảnh hưởng của thời vụ (trà lúa) ñến bệnh ñạo ôn, ảnh hưởng của
liều lượng phân ñạm ñến việc phát sinh bệnh, mức ñộ phát sinh gây hại của bệnh
ñạo ôn ở một số vùng sinh thái khác nhau thuộc tỉnh An Giang, ảnh hưởng của mật
ñộ gieo sạ khác nhau ñến bệnh, hiệu lực phòng trừ bệnh bằng thuốc hóa học cũng là
một việc hết sức quan trọng.
Xuất phát từ những vấn ñề trên, ñược sự phân công của Bộ môn Bệnh cây,
khoa Nông học trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội, dưới sự hướng dẫn của
PGS.TS. Nguyễn Văn Viên , chúng tôi tiến hành nghiên cứu, thực hiện ñề tài ”
ðiều tra bệnh ñạo ôn hại lúa (Pyricularia oryzae Cav.) và biện pháp hóa học
phòng trừ bệnh tại một số vùng trồng lúa tỉnh An Giang năm 2012-2013”.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

2


1.2. Mục ñích và yêu cầu của ñề tài
1.2.1. Mục ñích
Nhằm nắm ñược mức ñộ phổ biến, tác hại và ñặc ñiểm phát sinh, phát triển
của bệnh ñạo ôn hại lúa ở tỉnh An Giang trong năm 2012 và 2013.
1.2.2. Yêu cầu
- ðiều tra tình hình bệnh ñạo ôn trên ñồng ruộng, thu thập mẫu bệnh ñạo ôn
trên giống lúa OM 4218 ở tỉnh An Giang.
- Ảnh hưởng của một số yếu tố canh tác (mức ñộ gieo sạ, liều lượng phân
ñạm) ñến bệnh ñạo ôn trên một số giống lúa ở tỉnh An Giang.

- Mức ñộ phát sinh gây hại của bệnh ñạo ôn ở một số vùng sinh thái khác
nhau thuộc tỉnh An Giang.
- Ảnh hưởng của thời vụ (trà lúa) ñến bệnh ñạo ôn.
- Khảo sát hiệu lực phòng trừ của một số thuốc bảo vệ thực vật ñối với bệnh
ñạo ôn trên ñồng ruộng.
- ðiều tra nông hộ, ñể xác ñịnh hiệu quả kinh tế khi so sánh giữa những hộ
áp dụng qui trình và những hộ không áp dụng qui trình phòng trừ tổng hợp bệnh
ñạo ôn hại lúa.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tình hình nghiên cứu bệnh ñạo ôn hại lúa Pyricularia oryzae trong và
ngoài nước
2.1.1. Lịch sử phát triển bệnh
Bệnh ñạo ôn còn gọi là bệnh cháy lá do nấm Pyricularia grisea Sacc (P.
Oryzae cavara) gây ra. Theo viện nấm Commowealth (1981) bệnh này có ở 87 nước
trồng lúa trên thế giới .
Nấm Pyricularia oryzae Cav. gây bệnh ñạo ôn có lịch sử lâu ñời nhất trong
các bệnh hại lúa. Từ nhiều thế kỷ trước bệnh ñạo ôn hại lúa ñã ñược quan sát thấy ở
các nước Châu Á (Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn ðộ, các nước vùng Trung Á, Tây Á),
ở Bắc Mỹ, Nam Mỹ, quần ñảo Antin, Bungari, Rumani, Bồ ðào Nha, Ý, Liên Xô....
Bệnh ñược phát hiện ñầu tiên ở Italia năm 1560, sau ñó ở Trung Quốc năm 1637,
Nhật Bản năm 1760 và Ấn ðộ năm 1913 .
Nấm gây bệnh ñạo ôn hại lúa ñã ñược phát hiện từ rất lâu và ñược ñặt những
tên gọi khác nhau. Năm 1871 theo Garovaglio ở Italia cho ñó là do nấm Pleospora

oryzae Catt. ðến năm 1891 Cavara là người ñầu tiên mô tả nấm bệnh trên cây lúa
xác ñịnh chính thức nấm Pyricularia oryzae Cav. là nguyên nhân gây ra bệnh ñạo
ôn trên lúa theo phân loại nấm của Saccardo . Nấm Pyricularia oyzae Cav. còn có
tên gọi khác là Pyricularia grisea, Magnaporthe grisea .
Scientific classification
Kingdom: Giới

Fungi

Phylum: Ngành

Ascomycota

Class: Lớp

Sordariomycetes

Order: bộ

Magnaporthales

Family: Họ

Magnaporthaceae

Genus: loại

Magnaporthe

Species: loài


M. grisea

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

4


Ở Việt Nam bệnh ñạo ôn còn ñược gọi là bệnh “Tiêm lụi”; “ cháy lá lúa” ñã
ñược biết từ lâu. Năm 1921, Fivincens ñã thấy bệnh xuất hiện trên lúa ở các tỉnh
phía Nam. Sau ñó ñến năm 1951, Roger cũng ñã thấy bệnh xuất hiện ở các tỉnh phía
Bắc. Nhưng thời kỳ ñó bệnh ít phổ biến, gây hại nhẹ nên không ñược chú ý nghiên
cứu (Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề - 2001).
ðến năm 1956 một trong những vùng trồng lúa cạn ở nông trường ðồng
Giao tỉnh Hà Nam Ninh bệnh ñạo ôn bột phát làm chết lụi 200 ha lúa. Sau ñó bệnh
gây hại nghiêm trọng ở Hải Hưng, Hà Sơn Bình, Thái Bình, Hà Nội, Hải Phòng và
nhiều vùng khác. Có thể nói từ năm 1956-1962 là thời kỳ bệnh ñạo ôn phát sinh
thành dịch ở miền Bắc nước ta. ðiều ñó chứng tỏ bệnh ñạo ôn là một bệnh khá phổ
biến và là ñối tượng gây hại nguy hiểm ñối với ngành sản xuất lúa. Từ năm 1972
ñến nay nhất là từ năm 1976 ñến nay bệnh ñạo ôn ñã gây thành dịch phá hại ở nhiều
vùng trọng ñiểm thâm canh lúa thuộc ñồng bằng sông Hồng, ñồng bằng sông Cửu
Long, các tỉnh Duyên Hải miền Trung và Tây Nguyên, một số vùng trung du miền
núi phía Bắc trên các giống lúa như NN8; IR1561-1-2; CR203; nếp cái hoa vàng
.v.v (Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề - 2001).
Trong thời gian 1970-1990, giống lúa NN8 chiếm cơ cấu chủ yếu trong trà
lúa xuân chính vụ, trà xuân muộn cấy chủ yếu là giống CR203; IR1561-1-2; TI; H
I2, cùng với việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh cao chủ yếu là tăng
lượng ñạm vô cơ ñã làm thay ñổi và tích lũy các chủng sinh lý trong quần thể nấm
gây bệnh, làm bệnh ñạo ôn phát triển mạnh (Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề - 2001).
2.1.2. Mức ñộ phổ biến- triệu chứng và tác hại của bệnh ñạo ôn

Nấm Pyricularia oryzae Cav. có thể tấn công gây hại ở hầu hết các giai ñoạn
sinh trưởng của cây lúa. Triệu chứng ñiển hình của bệnh là các vết ñốm nhỏ hình tròn
hoặc hình bầu dục có màu xanh xám hoặc xanh sẫm, trong ñiều kiện ẩm ướt vết bệnh
lan rộng ra và có dạng hình thoi, ở giữa (trung tâm vết bệnh) có màu xám trắng, có
ñường viền xung quanh màu nâu hoặc màu nâu ñỏ. Vết bệnh có thể kéo dài tới 1-1,5
cm, rộng từ 0,3- 0,5 cm trên giống nhiễm ở ñiều kiện ñộ ẩm cao (Leaver F. W.,J. Leal
and C. R. Brewer, 1947). Nấm bệnh có khả năng xâm nhiễm gây hại trên lá, ñốt thân,

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

5


ñặc biệt là ở giai ñoạn hình thành bệnh trên cổ bông và trên các gié của bông lúa gây
hại tới năng suất (Leaver F. W.,J. Leal and C. R. Brewer, 1947).
Bệnh ñạo ôn là một trong những bệnh phổ biến và gây hại có ý nghĩa kinh tế
lớn nhất ở các nước trồng lúa trên thế giới. Hiện nay bệnh ñạo ôn hại lúa là một ñối
tượng gây hại nghiệm trọng nhất ở một số nước như Nhật Bản, Ấn ðộ, Philippin và
Việt Nam (Lê Lương Tề, 2007).
* Bệnh trên mạ: Vết bệnh trên mạ lúc ñầu hình bầu dục nhỏ sau tạo thành hình
thoi nhỏ hoặc dạng tương tự hình thoi, màu nâu hoặc nâu vàng. Khi bệnh nặng, từng
ñám vết bệnh kế tiếp nhau làm cây mạ có thể héo khô hoặc chết (Lê Lương Tề, 2007).
* Vết bệnh trên lá lúa: Trên lá vết bệnh ban ñầu là những chấm nhỏ màu
xanh xám, dạng thấm nước. Vết bệnh ñiển hình có dạng hình thoi, trung tâm vét
bệnh có màu trắng xám, xung quanh vết bệnh có viền nâu ñỏ. Kích thước vết bệnh
trên lá của giống nhiễm thường lớn hơn giống kháng; các vết bệnh có thể liên kết
với nhau làm lá bị khô cháy (ðặng Vũ Thị Thanh, 2008). Sự phát triển tiếp tục của
triệu chứng bệnh thể hiện khác nhau tùy thuộc vào mức ñộ phản ứng của cây; trên
các giống lúa mẫn cảm các vết bệnh to, hình thoi, màu nâu nhạt, có khi có quầng
màu vàng nhạt, phần giữa vết bệnh có màu tro xám. Trên các giống chịu bệnh, vết

bệnh là những chấm rất nhỏ hình dạng không ñặc trưng. Triệu chứng này thể hiện
phản ứng siêu nhạy của giống kháng (Lê Lương Tề, 2007).
* Bệnh ở ñốt thân: Trên ñốt thân, triệu chứng bệnh ban ñầu là những vết
lõm màu xám xanh. Vết bệnh lớn dần, ñôi có thể bị thắt lại, thân gãy.
* Vết bệnh ở cổ bông: Cổ gié và các vị trí khác nhau của bông lúa ñều có
thể bị bệnh. Cổ bông bị bệnh với triệu chứng các vết màu nâu xám hơi teo thắt lại.
Vết bệnh trên cổ bông xuất hiện sớm thì bông lúa bị lép, bạc lá; nếu bệnh xuất hiện
muộn khi hạt ñã vào chắc thì gây hiện tượng gãy cổ bông (Lê Lương Tề, 2007).
Bệnh nặng bông lúa có thể bị khô trắng. Trong ñiều kiện ẩm ướt trên bề mặt vết
bệnh có thế có lớp mốc màu xám xanh (ðặng Vũ Thị Thanh, 2008).
* Vết bệnh ở hạt: không ñịnh hình, có màu nâu xám hoặc nâu ñen. Nấm ký
sinh ở vỏ trấu và có thể ở bên trong hạt. Hạt giống bị bệnh là nguồn bệnh truyền từ
vụ này qua vụ khác (Lê Lương Tề, 2007).
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

6


Bào tử nấm Pyricularia oryzae Cav. có thể tồn tại trên bề mặt của hạt, sợi nấm ở
dạng tiềm sinh có thế tồn tại ở các mô của phôi, nội nhũ, các lớp vỏ trấu và mày hạt.
Nấm tồn tại trên hạt cũng là một trong những nguyên nhân làm cho hạt biến màu và
làm giảm sức sống của hạt (Leaver F. W.,J. Leal and C. R. Brewer, 1947).
Những nghiên cứu của Manandha và ctv, (1998) cho biết hạt của những
giống lúa bị nhiễm bệnh ngoài ñồng ñược thu thập từ 3 ñịa phương của Nêpan có tỷ
lệ truyền bệnh qua hạt là rất thấp. Khi gieo hạt trong ñiều kiện nhiệt ñộ thấp 15 20°C cây mạ sẽ không biểu hiện triệu chứng, nhưng nếu gieo hạt trong ñiều kiện
nhiệt ñộ cao hơn 25 - 30°C cho thấy biểu hiện triệu chứng trên mạ và tác giả ñã
phân lập ñược nấm bệnh từ cây mạ bị bệnh (Bigirimara J., N.T. Ninh Thuan, 2002).
Ở Triều Tiền trên một lô hạt bị nhiễm nấm Pyricularia oryzae Cav. nặng, tác
giả Jnheung kiểm tra trong phòng thí nghiệm cho thấy 65% số hạt bị nhiễm bệnh
trên vỏ trấu, 25% số hạt bị nhiễm bệnh ở bên trong vỏ, 4% hạt bị nhiễm bệnh trong

phôi. Lô hạt giống khác bị nhiễm bệnh tương tự khi gieo hạt kết quả có 7- 8% cây
con bị nhiễm bệnh và 90% cây con biểu hiện triệu chứng không rõ ràng (Chung H.
S, 1974).
Theo Lamey, (1970) nghiên cứu ở Mỹ cho thấy: Một mẫu hạt bị nhiễm bệnh
ñạo ôn với tỷ lệ nhiễm nấm trên bề mặt hạt là 40% thì kết quả có 3- 13% cây con bị
nhiễm bệnh (A be T., 1933).
Ở Nhật Bản từ năm 1953-1960, hàng năm thiệt hại bình quân 2,89% tổng
sản lượng lúa, mặc dù ñã có nổ lực sử dụng thuốc hóa học phun phòng trị bệnh
(Chung H.S., 1974). Năm 1988 dịch bệnh ñạo ôn gây thiệt hại nặng ở vùng duyên
hải phía Bắc Nhật Bản, tổng sản lượng lúa bị thiệt hại của quận Fukushima là 24%,
có những nơi thiệt hại lên tới 90% (Imura J., 1940).
Ở Liên Xô trong các thí nghiệm xác ñịnh tác hại của bệnh ñạo ôn (Potkin,
1983) (Lê Lương Tề - 1988), cũng thấy ở các mức ñộ bị bệnh với chỉ số cấp bệnh:
0%; 25%; 33%; 42%; 63%; 75%; 100%, ñã làm giảm năng suất ở mức ñộ 0% 22% ñối với dạng ñạo ôn lá, từ 0% - 64% ñối với ñạo ôn ñốt thân, từ 0% - 78% ñối
với ñạo ôn cổ bông.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

7


Ở Philippin năm 1962 và 1963 năng suất lúa bị giảm do bệnh ñạo ôn gây ra
ước tính là 90% ở một số nơi, từ 50%- 60% ở tỉnh Bicol và tỉnh Leyte (Nuque F.,
and ctv, 1979). Ở Nam Triều Tiên năm 1989 cũng có báo thiệt hại về sản lượng lúa
do bệnh ñạo ôn gây ra là 4,2% năm 1978 và 3,9% năm 1980 (RDA, 1989).
Cho tới nay mức ñộ thiệt hại do bệnh ñạo ôn gây ra vẫn chưa ñược tính một
cách chính xác, vì ñây là một vấn ñề phức tạp phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác
nhau như: giống lúa, biện pháp phòng trừ, ñiều kiện vùng sinh thái.
Trong những năm 1955-1961 bệnh ñã phát sinh gây hại nghiêm trọng nhiều
nơi trên miền Bắc nước ta như ở Hải Phòng, Thái Nguyên, Ninh Bình, Bắc Giang,

Hà ðông. Vụ ñông xuân 1991-1992 ở miền Bắc diện tích lúa bị bệnh ñạo ôn lá là
292.000 ha trong ñó có tới 214.000 ha bị ñạo ôn cổ bông. Ở Miền nam diện tích bị
bệnh ñạo ôn năm 1992 là 165.000 ha. Tác hại của bệnh làm giảm 40% năng suất
trung bình ở các vùng bị bệnh (Lê Lương Tề, 2007).
Theo Padmandhan, (1965) Khi lúa bị ñạo ôn cổ bông 1% thì năng suất có thể
giảm từ 0,7-17,4% tùy thuộc vào nhiều nhân tố liên quan khác.
Bệnh ñạo ôn không chỉ làm thất thu năng suất, nó còn làm giảm chất lượng
gạo khi xay xát như làm giảm phần trăm gạo nguyên, tăng phần trăm tấm và gạo
bạc bụng. Kết quả nghiên cứu của Candole et ai., 1999 cho thấy bệnh ñạo ôn ñã làm
tăng 30% hạt lững, 21% hạt bạc bụng, 7% hạt gãy và giảm 12% gạo nguyên so với
ñối chứng không bị bệnh gây hại. Theo Lê Hữu Hải và ctv, (2005) cho thấy kể cả
khi bệnh ñạo ôn cổ bông xuất hiện với mức ñộ không cao nhưng ảnh hưởng của ñạo
ôn cổ bông ñến chất lượng gạo xay xát là khá cao, làm giảm rất ñáng kể phần trăm
gạo lứt, gạo trắng và gạo nguyên (giảm 6,84%) dẫn ñến làm tăng tấm từ 15,28% lên
18,97%, làm tăng gạo bạc bụng từ 3,96% lên 8,66%.
Toàn miền Bắc riêng vụ ñông xuân năm 1979 ñã có trên 15.000 ha lúa bị
nhiễm bệnh ñạo ôn, vụ ñông xuân năm 1981 là trên 40.000 ha lúa bị nhiễm bệnh
ñạo ôn, vụ chiêm xuân năm 1982 có trên 80.000 ha lúa bị nhiễm bệnh ñạo ôn, vụ
chiêm xuân năm 1985 có trên 160.000 ha lúa bị nhiễm bệnh ñạo ôn, vụ ñông xuân
năm 1986 có 119.977 ha lúa bị bệnh ñạo ôn (Trong ñó nhiều vùng bị nhiễm nặng là
Nghệ Tĩnh, Thái Bình, Hà Nam Ninh và Hải Phòng...). Năm 1997 có trên 150.000
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

8


ha lúa bị nhiễm ñạo ôn, trong ñó có trên 10% diện tích nhiễm nặng, trên 20.000 ha
nhiễm ñạo ôn ở mức trung bình. Cá biệt có nơi ñạo ôn cổ bông tói 60%-70% (Vũ
Triệu Mân và Lê Lương Tề, 2001).
Theo Phạm Văn Dư, (1997) ở Việt Nam trong những năm 1980, 1981, 1982

dịch bệnh ñạo ôn gây hại nặng ở các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Cửu Long, ðồng
Tháp và An Giang trên một sô giống như NN3A, NN7A, MTL32, MTL36 thiệt hại
về năng suất khoảng 40%. Bệnh ñạo ôn tái phát hàng năm và gây hại trên diện rộng,
ñến năm 1995 các giống như IR50404, OM 269-65 và một số giống lúa khác bị
nhiễm bệnh ở hầu hết các tỉnh ñồng bằng sông Cửu Long với trên 200.000 ha, mức
thiệt hại chung từ 10-15%.
Năm 2001 diện tích nhiễm bệnh ñạo ôn lá là 336.370 ha, chiếm khoảng
4,56% diện tích gieo cấy, trong ñó diện tích nhiễm nặng là 5.790 ha, diện tích bị lụi
là 62,4 ha. Trong vụ ñông xuân bệnh gây hại nặng cục bộ trên giống lúa nhiễm như
nếp, DT13, IM7494, IR38, IR1820, Q5... ở một số tỉnh Thừa Thiên Huế, Hà Tĩnh,
Nghệ An, Thái Bình và một vài tỉnh khác thuộc ñồng bằng bắc bộ. Bệnh ñạo ôn lá ở
các tỉnh miền trung khoảng 7.780 ha. Tại các tỉnh ñồng bằng sông Cửu Long bệnh
phát sinh trên diện rộng, diện tích nhiễm là 199.480 ha. Diện tích nhiễm ñạo ôn cổ
bông khoảng 91.760 ha, trong ñó diện tích nhiễm nặng là 4.930 ha, diện tích bị
giảm trên 70% năng suất không ñáng kể. Ở các tỉnh phía bắc bệnh hại chủ yếu trên
các giống Q5, DT10, Khâm Dục. Ở các tỉnh khu 4 và miền Trung bệnh hại chủ yếu
ở Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, ðà Nẵng. Ở các tỉnh ñồng bằng Sông Cửu Long vụ
ñông xuân có 46.000 ha nhiễm bệnh ñạo ôn cổ bông (Cục bảo vệ thực vật, 2002).
Năm 2002 diện tích nhiễm bệnh ñạo ôn lá khoảng 208.399 ha, trong ñó diện tích
nhiễm nặng là 3.915 ha, diện tích bị lụi không ñáng kể. Bệnh gây hại nặng hơn ở các
tỉnh ñồng bằng Sông Cửu Long. Ở các tỉnh phía Bắc bệnh phát sinh cục bộ và gây hại
chủ yếu trên lúa ñông xuân ở các giống lúa IR17494, IR38, IR1820, Q5... Tại các tỉnh
miền Nam diện tích nhiễm bệnh toàn vùng là 169.138 ha, trong ñó diện tích nhiễm
nặng là 1.084 ha. Diện tích nhiễm bệnh ñạo ôn cổ bông của cả nước là 42.684 ha, trong
ñó diện tích nhiễm nặng là 1.067 ha (Cục bảo vệ thực vật, 2003).

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

9



Năm 2003 diện tích nhiễm bệnh ñạo ôn lá là 265.216 ha trong ñó diện tích
nhiễm nặng là 1.532 ha, diện tích bị lụi không ñáng kê. Bệnh gây hại chủ yếu ở các
tỉnh ñồng bằng Sông Cửu Long. Tại các tỉnh ñồng bằng Sông Cửu Long diện phân
bố của bệnh tương ñối rộng, diện tích nhiễm bệnh toàn vùng là 254.149 ha. Diện
tích nhiễm bệnh ñạo ôn cổ bông cả nước là 25.715 ha, trong ñó diện tích nhiễm
nặng là 166 ha (Cục bảo vệ thực vật, 2004).
Năm 2004 diện tích nhiễm bệnh ñạo ôn lá là 225.870 ha trong ñó diện tích
nhiễm nặng là 5.716 ha, diện tích bị lụi không ñáng kể. Diện tích nhiễm bệnh ñạo ôn cổ
bông là 40.470 ha, diện tích nhiễm nặng là 1.866 ha (Cục bảo vệ thực vật, 2005).
2.1.3. Phân loại và hình thái của nấm:
Theo Pidoplichko, N.M (1978) nấm ñạo ôn thuộc họ Mucedinaceae, bộ
Hyphomycetales lớp nấm bất toàn (Deuteromicetes), ngành nấm (fungi). Giai ñoạn
hữu tính Magnaportha thuộc lóp nấm túi. Cành bào tử phân sinh hình trụ, ña bào
không phân nhánh, ñầu cành thon và hơi gấp khúc. Nấm thường sinh ra các cụm
cành từ 3-5 chiếc. Bào tử phân sinh hình quả lê hoặc hình nụ sen, thường có từ 2-3
vách ngang, bào tử không màu, kích thước của bào tử nấm biến ñộng tùy thuộc các
isolate, ñiều kiện ngoại cảnh khác nhau cũng như các giống khác nhau. Nói chung ở
miền Bắc Việt Nam, bào tử có kích thước 16-27*5,5-12 µm (Lê Lương Tề, 2007).
Bào tử phân sinh hình nụ sen hoặc hình quả lê phía dưới phình to, phía trên
hơi nhọn, thường có từ 2- 3 vách ngăn ngang, không màu, kích thước trung bình của
bào tử là (19-23 × 10-12 Mc). Nhưng nhìn chung kích thước của bào tử nấm biến
ñổi tùy thuộc vào mẫu phân lập, ñiều kiện ngoại cảnh cũng như các giống lúa khác
nhau (Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề, 2001).
Cơ quan sinh trưởng của nấm Pyricularia oryzae Cav. là sợi nấm không màu
ña bào, phân nhiều nhánh, sống ký sinh trong mô thực vật. Nấm có thể hình thành
“bào tử hậu” song ít gặp trong ñiều kiện thông thường. Bào tử hậu có thể sống lâu
dài trên 2 năm trong ñiều kiện khô. Trong quá trình sinh sản vô tính hình thành
cành bào tử phân sinh và các bào tử phân sinh. Cành bào tử phân sinh là cơ quan
sinh ra bào tử vô tính tạo thành một lớp mốc mịn màu xám trên bề mặt vết bệnh ở

lá, ở cổ bông và ñốt thân. Cành bào tử phân sinh có hình trụ thon dài, cong có thể
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

10


ña bào song phần lớn là ñơn bào, không ñâm nhánh, phía trên cành sinh ra bào tử
phân sinh (Conidi) theo từng ñợt. Một cành bào tử có thể sinh ra 3 - 10 bào tử phân
sinh, khi thành thục bào tử ngắt ra ñể lại vết hằn trên cành. Cành bào tử mọc ra ñơn
lẻ hoặc thành cụm nhỏ chui qua lỗ khí trên lá, lộ thiên ngoài, dễ dàng phát tán ñi xa
(Lê Lương Tề, 1988).
Cành bào tử mọc thành cụm, gốc hơi to, ñỉnh nhọn, ñỉnh cành hơi khúc khủy
dạng ñầu gối, cành bào tử có 2-8 ñốt, không màu hay hơi có màu, kích thước 2,95*29,5-109 µ m. Bào tử hình quả lê, có 2 vách ngăn không màu hay có màu nâu
nhạt, kích thước bào tử 8,8-11,8*19,2-23,6 µ m. Nấm là một trong những ñối tượng
gây hại nguy hiểm nhất trên cây lúa, ñược phát hiện ở khắp mọi miền ñất nước.
Nấm gây hại trên lá, cổ bông và cổ giẻ, làm hạt bị lép (ðặng Vũ Thị Thanh, 2008).
Theo Ou S.H (1985) cơ quan sinh trưởng là sợi nấm không màu, ña bào, ñơn
bội thể (n) ñường kính 5-20 µm, sống ký sinh bên trong mô cây, từ sợi nấm có thể
hình thành bào tử hậu (chlamydo spore) màu nâu, cành bào tử phân sinh dạng thon
dài, bào tử phân sinh hình quả lê kích thước 19-23*7-9 µm không màu. Bào tử nảy
mầm thành ống mầm và vòi bám hình cầu màu nâu nhạt, trơn nhẵn ñường kính
5*15 µm. Sinh sản hữu tính nhờ giao phối với nấm pyricularia trên cỏ tạo thành quả
thể bầu perithecium bên trong có bào tử túi.
2.1.4. Nguồn bệnh của nấm ñạo ôn:
Nguồn bệnh có thể là nấm ở cỏ dại (Oil, SH, 1985) ở vùng nhiệt ñới do ñiều
kiện khí hậu nóng ấm và chế ñộ canh tác không theo vụ rõ rệt nên nguồn bệnh có
trên ñồng ruộng quanh năm. Có thể bắt ñược 4.000 bào tử/1 lít không khí ngay
trong nương mạ ñạo ôn (Ou, SH, 1985).
Nguồn bệnh của nấm ñạo ôn tồn tại ở dạng sợi nấm và bào tử trong rơm rạ,
hạt bị bệnh, ngoài ra nấm còn tồn tại trên một số cây cỏ dại khác. Ở ñiều kiện khô

ráo trong phòng bào tử có thể sống ñược hơn một năm và sợi nấm sống ñược gần 3
năm, nhưng trong ñiều kiện ẩm ướt chúng không sống sót ñược sang vụ sau
(Kozaka T., 1965). Tuy nhiên ở vùng nhiệt ñới bào tử nấm có thể tồn tại quanh năm
ñồng thời nấm cũng chuyển ký chủ từ cây lúa bị bệnh sang các cây ký chủ phụ sinh
trưởng phát triển quanh năm.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

11


Phương thức truyền lan bằng bào tử trong không khí là chính. Có thể bắt
ñược bào tử trên ñộ cao 2000 mét, nấm có thể truyền lan nhờ mưa, qua hạt giống,
tàn dư rơm rạ...(Ou, SH, 1985).
Nấm tồn tại trên tàn dư cây bệnh, trên hạt giống và một số loài cỏ là nguồn
lan truyền cho vụ sau (ðặng Vũ Thị Thanh, 2008).
2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng ñến bệnh ñạo ôn
a. Ảnh hưởng của các yếu tố kỹ thuật ñến bệnh:
Những chân ruộng nhiều mùn, trũng khó thoát nước, những vùng ñất mới vỡ
hoang, ñất nhẹ giữ nước kém, khô hạn và những chân ruộng có lớp sét nông ñều tạo
ñiều kiện cho nấm bệnh ñạo ôn phát triển và gây hại. Phân bón giữ vai trò ñặc biệt
quan trọng ñối với sự phát sinh và phát triển của bệnh ñạo ôn ngay cả ở những năm
tuy ñiều kiện thời tiết không thuận lợi cho nấm bệnh phát triển, nhưng bón phân
không hợp lý tạo ñiều kiện cho bệnh phát triển mạnh (Lê Lương Tề, 2007).
*Ảnh hưởng của giống lúa:
ðặc tính của giống có ảnh hưởng rất lớn tới mức ñộ phát triền của bệnh ở
trên ñồng ruộng. Những giống nhiễm bệnh nặng (giống mẫn cảm) không những là
ñiểm bệnh phát sinh ban ñầu mà còn là ñiều kiện cho bệnh dễ dàng lây lan hàng loạt
hình thành dịch bệnh trên ñồng ruộng. Tính chống bệnh của cây lúa tăng khi hàm
lượng SiO2/N tăng (sakomoto và Abe, 1993). Giống lúa chống chịu chứa nhiều
polyphenon hơn ở giống nhiễm bệnh (Wakimoto và Yoshii, 1958). Trong giống lúa

chịu bệnh sẽ sản sinh hàm lượng lớn hợp chất phytoalexin có tác dụng ngăn cản sự
phát triển của nấm trong cây. Tính chống bệnh của cây do 23 gen kháng ñạo ôn ñã
ñược phát hiện và ñồng thời còn phụ thuộc vào ñặc ñiểm cấu tạo của giống, nhìn
chung các giống ñẻ nhánh tập trung, cứng cây, chịu phân, tỷ số khối lượng thân trên
khối lượng 20cm gốc nhỏ, ống rơm dày, lá cứng, có tầng cutin dày là những giống
có khả năng chống bệnh ñạo ôn tốt (Lê Lương Tề, 2007).
Theo tác giả Lê Xuân Cuộc và ctv, (1993) về di truyền tính kháng bệnh ñạo
ôn ở 2 giống CH3 và CH133 do Viện Cây Lương Thực và Thực Phẩm chọn từ cặp
lai DCH1/424 và lúa khô Nghệ An / Xuân số 2 ñã kết luận: Mỗi giống có ít nhất 1
gen trội riêng kháng bệnh ñạo ôn. ðây là cơ sở cho công tác lai tạo giống kháng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

12


bệnh ñạo ôn có hiệu quả trong sản xuất. Lê Xuân Cuộc và ctv, (1994) cho thấy các
nòi nấm Pyricularia oryzae Cav. rất dễ bị biến dị và tạo ra nòi mới, sinh ra các ñộc
tính và khả năng xâm nhiễm khác nhau trên cây lúa.
Theo Hà Minh Trung và ctv, (1996-1997) ñã nghiên cứu phản ứng của các
giống lúa với các ñơn bào tử nấm gây bệnh ñạo ôn ở các vùng sinh thái khác nhau
cho thấy: Không phải 1 giống lúa bị nhiễm bệnh ñạo ôn trên ñồng ruộng là nhiễm
tất cả các nguồn nấm ñạo ôn, chúng chỉ nhiễm một vài isolate và cũng kháng một
vài isolate. Ngay cả giống Tẻ Tép ñược coi là kháng bệnh cao nhưng cũng nhiễm
một vài isolate nấm Pyricularia oryzae Cav.. Tuy nhiên phải khẳng ñịnh giống Tẻ
Tép kháng với hầu hết nguồn nấm gây bệnh ñạo ôn ở các vùng khác nhau.
Lưu Văn Quỳnh và Bùi Bá Bổng (1998) khi nghiên cứu về tính kháng bền
của các giống lúa ñối với bệnh ñạo ôn ở ñồng bằng sông Cửu Long thì thấy rằng:
Trong 500 giống lúa qua 7 thí nghiệm ñã xác ñịnh 16 giống lúa có chỉ số SDI bằng
hoặc nhỏ hơn 5 ñược xem như là có khả năng kháng bền (tính kháng ñược xác ñịnh
thông qua chỉ số SDI) trong khi ñó giống tẻ tép cho chỉ số SDI là 6. Giống IR64

ñược ñưa vào sản xuất trên 10 năm vẫn duy trì tính kháng bền.
Hà Minh Trung và ctv (1996-1997) khi nghiên cứu về khả năng sinh sản thế
hệ nấm Pyricularia oryzae Cav. mới trên một số giống lúa cho thấy: Nguồn nấm
Pyricularia oryzae Cav. trên ñồng ruộng là rất phong phú, trong ñiều kiện tự nhiên
quần thể nấm này luôn thay ñổi mà nguyên nhân của nó là do ñột biến, lai tạo và sự
di chuyển của nấm từ vùng này sang vùng khác. Người ta nhận thấy rằng trên ñồng
ruộng sạ một loại giống lúa chủ lực nhiều năm liền sẽ là nguyên nhân dẫn ñến sự
sụp ñổ nhanh chóng tính kháng của giống. Do vậy gieo cấy ña dạng hóa nguồn gen
kháng bệnh trên ñồng ruộng sẽ góp phần hạn chế phạm vi gây hại của bệnh ñạo ôn
ở một số ñịa phương.
Khi ñánh giá tính kháng bệnh ñạo ôn của một số giống lúa ñang trồng phổ
biến ở ñồng bằng sông Cửu Long, các dòng, các giống triển vọng và các giống
nhập nội tác giả Lưu Văn Quỳnh và Bùi Bá Bổng (1998) ñã nhận ñịnh rằng: Số
lượng giống kháng cao và kháng ổn ñịnh qua các vùng sinh thái ở ñồng bằng sông

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

13


Cửu Long là thấp, trong khi ñó giống nhiễm cao chiếm gần 30% và giống kháng
không ổn ñịnh chiếm 50% số giống thử nghiệm.
* Ảnh hưởng của dinh dưỡng và phân bón
Theo kết quả nghiên cứu của Otani, (1952) thì KNO3, NaNO3, axit Aspartic
có tác dụng kích thích sinh trưởng của sợi nấm. Nguồn dinh dưỡng Carbon dùng
trong nuôi cấy nấm có thể sử dụng nhiều loại ñường khác nhau như Maltose,
Saccarose, Glucose, Insulin, Manniton. Ngoài ra còn có thể dùng các axit hữu cơ
như axit Succinic.
Nuôi cấy nguồn nấm và sản xuất bào tử từ trong lây nhiễm bệnh nhân tạo
chịu ảnh hưởng rất lớn bởi chế ñộ dinh dưỡng. Nhiều loại môi trường ñã ñược sử

dụng trong nghiên cứu ñể kích thích quá trình sản sinh bào tử của nấm gây bệnh ñạo
ôn như Rice Polish Agar, môi trường này ñược sử dụng nhiều ở Mỹ, ðài Loan và
Nhật Bản sử dụng hạt lúa mạch ñể nấu môi trường nuôi cấy.
Những môi trường giàu dinh dưỡng ñạm từ nguồn Peptone và dịch chiết của
nấm men cũng làm tăng khả năng sản sinh bào tử. Môi trường bột mạch Agar
(OMA) cũng ñược sử dụng phổ biến trong nuôi cấy nấm bệnh ñể sản xuất bào tử
cho lây nhiễm (Leaver F. W.,J. Leal and C. R. Brewer, 1947).
Nấm gây bệnh Pyricularia oryzae Cav. có thể phát sinh phát triển tốt trên
nhiều loại môi trường dinh dưỡng có chứa mô thực vật và dịch chiết của cây trồng.
Ou S. H, (1983) khi nuôi cấy cho thêm vào môi trường nuôi cấy dịch chiết của rơm
rạ sẽ kích thích sự sinh trưởng và sản sinh bào tử nấm.
- Phân ñạm:
Trong các loại phân bón với cây lúa thì ñạm có ảnh hưởng lớn và rõ rệt nhất
ñối với bệnh ñạo ôn. Bón phân ñạm không kết hợp với bón lân và kali hợp lý sẽ làm
tăng mức ñộ phát sinh và gây hại của bệnh ñạo ôn. Mức ñộ ảnh hưởng của phân
ñạm ñến diễn biến của bệnh tùy theo loại ñất, ñiều kiện dinh dưỡng, phương pháp
bón và diễn biến của thời tiết.
Tính kháng bệnh của cây lúa giảm khi tính thấm nước của các tế bào biểu bì cao,
mà tính thấm nước này là do ảnh hưởng của sự tích lũy muối Amôn trong tế bào do tác
dụng trực tiếp của việc bón phân ñạm ở mức cao (Itos, M.Sakamoto, 1939 - 1943).
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

14


×