Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

BỘ ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2016 MÔN NGỮ VĂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.64 MB, 96 trang )

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN VĂN NĂM 2016 – ĐỀ SỐ 5
Phần 1. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện các yêu cầu:
“Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản
thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn.
Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt
xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn, mỗi một
người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết,
trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó.”
(Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn...- Phạm Lữ Ân)
Câu 1. Gọi tên phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. (0,5 điểm)
Câu 2. Xác định câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn. (0,5 điểm)
Câu 3. Chỉ ra điểm giống nhau về cách lập luận trong 4 câu đầu của đoạn trích. (0,25 điểm)
Câu 4. Cho mọi người biết giá trị riêng (thế mạnh riêng) của bản thân bạn. Trả lời trong
khoảng từ 3 – 4 câu. (0,25 điểm)
Đọc đoạn thơ sau đây và thực hiện các yêu cầu:
Em trở về đúng nghĩa trái tim em
Biết khao khát những điều anh mơ ước
Biết xúc động qua nhiều nhận thức
Biết yêu anh và biết được anh yêu

Mùa thu nay sao bão mưa nhiều
Những cửa sổ con tàu chẳng đóng
Dải đồng hoang và đại ngàn tối sẫm
Em lạc loài giữa sâu thẳm rừng anh
(Trích Tự hát - Xuân Quỳnh)
Câu 5. Xác định 02 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên. (0,5 điểm)
Câu 6. Nêu ý nghĩa của câu thơ Biết khao khát những điều anh mơ ước. (0,5 điểm)
Câu 7. Trong khổ thơ thứ nhất, những từ ngữ nào nêu lên những trạng thái cảm xúc, tình
cảm của nhân vật “em”? (0,25 điểm)



Câu 8. Điều giãi bày gì trong hai khổ thơ trên đã gợi cho anh chị nhiều suy nghĩ nhất? Trả
lời trong khoảng từ 3 - 4 câu. (0,25 điểm)
Phần 2. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm)
Có ý kiến cho rằng: Phải biết nói lời xin lỗi.
Anh/chị có đồng tình với ý kiến trên không? Trình bày chủ kiến của anh/chị qua
một bài văn
ngắn (khoảng 600 từ).
Câu 2. (4,0 điểm)
Về nhân vật người vợ nhặt trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân, có ý kiến cho
rằng: Đó là một người phụ nữ liều lĩnh, thiếu lòng tự trọng. Ý kiến khác thì khẳng định:
Đó là một người phụ nữ tự trọng, có ý thức về phẩm giá của mình.
Từ cảm nhận của mình về hình tượng nhân vật người vợ nhặt, anh/chị hãy bình
luận các ý kiến trên.

ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN VĂN NĂM 2016 – ĐỀ SỐ 5
Câu

Ý

Nội dung

Điểm

Đọc các văn bản và trả lời câu hỏi:

I
1.


Phương thức nghị luận.

2.

Câu "Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với 0,5

0,5

những giá trị có sẵn". Có thể dẫn thêm câu: Và chính bạn, hơn ai hết,
trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó.
3.

Điểm giống nhau về cách lập luận: lập luận theo hình thức đưa ra giả 0,25
định về sự không có mặt của yếu tố thứ nhất để từ đó khẳng định,
nhấn mạnh sự có mặt mang tính chất thay thế của b.

4.

Câu này có đáp án mở, tùy thuộc cách trả lời và nhận định của người 0,25
chấm.

5.

Biện pháp điệp từ "biết" [láy lại 3 lần] và ẩn dụ.

6.

Ý nghĩa: xuất phát từ tình yêu và sự tôn trọng đối với người mình 0,5
yêu, nhân vật “em” đồng cảm và sống hết mình với ước mơ của


0,5


người minh yêu.
7.

Những từ: khao khát, xúc động, yêu.

8.

Có thể là: niềm hạnh phúc hoặc nỗi lạc loài vì cảm thấy mình nhỏ bé 0,25

0,25

và cô đơn;...
II
1.

Phải biết nói lời xin lỗi?

3,0

Giải thích ý kiến:

0,5

- Cách hiểu về lời xin lỗi: lời xin lỗi là lời xin được nhận lỗi về phần
mình khi cảm thấy mình có lỗi và cũng là lời xin được bỏ qua lỗi lầm
đó.
- Khi nhận ra mình có lỗi, cần phải biết nói lời xin lỗi đối với người

mình đã phạm lỗi.
2.

Bàn luận:

2,0

- Thí sinh có thể đề cập đến các khía cạnh liên quan đến việc xin lỗi.
Chẳng hạn như:
+ Biết nói lời xin lỗi là biết tự trọng, biết phục thiện và biết tôn trọng
người khác.
+ Lời xin lỗi chân thành và đúng lúc không làm hạ thấp mà có khi
làm tăng phẩm giá của người dám nhận lỗi, xin lỗi (không chỉ cá
nhân mà một quốc gia khi làm thương tổn hoặc xâm phạm đến chủ
quyền và danh dự quốc gia khác thì cũng phải biết nói lời xin lỗi
trước công luận).
+ Lời xin lỗi thật đáng quý nhưng đáng quý hơn vẫn là những hành
động khắc phục lỗi lầm mình đã gây ra.
- Thí sinh có thể bày tỏ thái độ hoàn toàn đồng tình hoặc chỉ đồng
tình phần nào đối với ý kiến được dẫn. Dù lựa chọn thái độ nào thì
cũng phải có lí lẽ, căn cứ xác đáng và có thái độ bàn luận nghiêm túc,
thiện chí. Bài viết phải có dẫn chứng cụ thể, xác đáng.
3.

Bài học nhận thức và hành động:
- Biết nói lời xin lỗi không chỉ là nhận thức mà còn là hành vi mang
tính đạo đức thể hiện vẻ đẹp của con người sống có văn hóa. Thái độ
biết nói lời xin lỗi không phải là hành vi của kẻ yếu mà rất nhiều khi
nó thể hiện tư cách của kẻ mạnh - kẻ dám vượt lên thói sĩ diện hảo,


0,5


kẻ dám nhận ra lỗi lầm, kẻ có quyết tâm sửa chữa lỗi lầm.
- Can đảm nhận lỗi và sửa chữa bản thân, khắc phục hậu quả.
Cảm nhận về nhân vật người vợ nhặt trong truyện ngắn Vợ nhặt

III

4,0

của Kim Lân: Đó là một người phụ nữ liều lĩnh, thiếu lòng tự
trọng hay Đó là một người phụ nữ tự trọng, có ý thức về phẩm giá
của mình?
1.

Vài nét về tác giả, tác phẩm:

0,5

- Kim Lân là một cây bút có sở trường truyện ngắn, có nhiều trang
viết cảm động về đề tài nông thôn và người nông dân. Văn phong của
ông giản dị mà thấm thía.
- Tiền thân của truyện ngắn Vợ nhặt là tiểu thuyết Xóm ngụ cư, viết
sau khi Cách mạng tháng Tám thành công nhưng còn dang dở, sau đó
bị lạc mất bản thở. Sau hòa bình lập lại 1954, Kim Lân dựa một phần
cốt truyện cũ để viết truyện "Vợ nhặt".
2.

Giải thích các ý kiến:


0,5

- Ý kiến thứ nhất: cho rằng nhân vật người vợ nhặt là một người phụ
nữ liều lĩnh, thiếu lòng tự trọng. Ý kiến trên có lẽ đã căn cứ vào một
thực tế của truyện là người phụ nữ trong truyện đã theo không nhân
vật Tràng chỉ sau hai lần gặp, nghe ba câu nói đùa, ăn bốn bát bánh
đúc ...
- Ý kiến thứ hai: khẳng định nhân vật người vợ nhặt là một người phụ
nữ tự trọng, có ý thức về phẩm giá. Có lẽ người bảo vệ ý kiến này đã
nghiêng về góc độ nhìn nhân vật như là một nạn nhân của nạn đói,
cảm thông tình thế đặc biệt của nhân vật và có cái nhìn yêu thương,
trân trọng đối với những biểu hiện đáng quý của người vợ nhặt như
từ khi về làm vợ Tràng.
3.

Cảm nhận về hình tượng người vợ nhặt :

2,5

Thí sinh có thể có những cảm nhận khác nhau nhưng vẫn cần nhận
ra những đặc điểm cơ bản gắn với cảnh ngộ và phẩm chất của nhân
vật - được Kim Lân khắc họa đầy chân thực và cảm động:
* Bị nạn đói dồn vào cảnh ngộ bi thảm nên trở nên liều lĩnh, trơ trẽn,
chấp nhận theo không người đàn ông:

1,0


- Vì nhu cầu sinh tồn mà sẵn sàng gạ ăn giữa đường giữa chợ, giữa

đám đông xa lạ, quên ý tứ, không còn sĩ diện, bản năng sinh tồn đã
lấn lướt tất cả.
- Sẵn sàng theo người đàn ông mới chỉ gặp hai lần về làm vợ, biến lời
rủ rê đùa nhiều hơn thật thành lời cầu hôn chính thức
-> Bị cái đói xô đẩy, bị biến thành thân phận trôi dạt, tự hạ thấp giá
trị của mình đến mức rẻ rúng ngang với những vật không có giá trị
mà người ta vứt ngoài đường.
* Trong bi thảm, người vợ nhặt vẫn có biểu hiện ý tứ, mực thước, có 1,0
ý thức giữ gìn phẩm giá:
- Trên đường về nhà chồng tâm trạng của thị có sự thay đổi rõ nét.
Trước cái nhìn “săm soi”, trước những lời bông đùa, chòng ghẹo của
người dân ngụ cư thị ngượng nghịu, thiếu tự tin: “chân nọ bước díu
cả vào chân kia… cái nón rách tàng che nửa khuôn mặt”. - Về đến nhà chồng, nhìn thấy“ngôi nhà vắng teo đứng rúm ró trên
mảnh vườn mọc lổn nhổn những búi cỏ dại”, thị “nén một tiếng thở
dài”. Trong tiếng thở dài đó vừa có sự lo lắng cho tương lai ngày
mai, vừa có cả những lo toan và trách nhiệm của thị về gia cảnh nhà
chồng. Đó phải chăng là thị đã ý thức được trách của mình đối với
việc cùng chồng chung tay gây dựng gia đình?
- Vào trong nhà, thị e thẹn, dè dặt “ngồi mớm” vào mép
giường (“Ngồi mớm” – thế ngồi bấp bênh, không ổn định nhưng
cũng rất ý tứ). Thị ý tứ, cung kính, lễ phép chào bà cụ Tứ (chào đến
hai lần). Đây là hình ảnh đẹp của người con dâu rất mực thước trong
quan hệ với mẹ chồng.
* Trong bi thảm, nhân vật người vợ nhặt vẫn âm thầm nuôi dưỡng 0,5
niềm khát khao cuộc sống gia đình, niềm mong mỏi chính đáng về
cuộc sống ngày mai.
- Thị dậy rất sớm cùng mẹ chồng dọn dẹp, thu vén nhà cửa.
- Trong bữa cơm đầu tiên tại gia đình chồng, dù bữa ăn chỉ có “niêu
cháo lõng bõng, mỗi người được lưng hai bát đã hết nhẵn”, lại phải
ăn cháo cám nhưng thị vẫn vui vẻ, bằng lòng.

- Thị đã đem sinh khí, thông tin mới mẻ về thời cuộc cho mẹ con


Tràng qua câu chuyện về những người đi phá kho thóc của Nhật.
4.

Bình luận về các ý kiến:
- Cả hai ý kiến đều có cơ sở dù cách đánh giá về nhân vật có sự trái
ngược nhau. Ý kiến thứ nhất thiên về hiện tượng, về biểu hiện của
nhân vật. Ý kiến thứ hai vẫn có cơ sở từ biểu hiện và hành động nhân
vật nhưng đã có sự lưu ý về bản chất nhân vật.
- Có thể đề xuất thêm ý kiến thứ ba: con người là một thực thể đa
đoan, trong nhân vật người vợ nhặt có cả hai điều được nêu trên
nhưng điều thứ hai mới là bản chất.

0,5


ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN VĂN NĂM 2016 - ĐỀ SỐ 4
Phần I. Đọc - hiểu (3.0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4
Con đê dài hun hút như cuộc đời. Ngày về thăm ngoại, trời chợt nắng, chợt râm. Mẹ bảo:
- Nhà ngoại ở cuối con đê.

Trên đê chỉ có mẹ, có con. Lúc nắng mẹ kéo tay con:
-

Đi nhanh lên kẻo nắng vỡ đầu ra.

Con cố. Lúc râm con đi chậm, mẹ mắng:

-

Đang lúc mát trời, nhanh lên kẻo nắng bây giờ!

Con ngỡ ngàng: Sao nắng, sao râm đều phải vội?
Trời vẫn nắng vẫn râm...
Mộ mẹ cỏ xanh, con mới hiểu: Đời, lúc nào cũng phải nhanh lên
(Theo vinhvien.edu.vn)
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?
Câu 2.
“ Trên đê chỉ có mẹ, có con. Lúc nắng mẹ kéo tay co - Đi nhanh lên

kẻo nắng vỡ đầu ra. ”
Xác định biện pháp tu từ và hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng biện pháp đó?

Câu 3. Nêu nội dung chính của văn bản trên?
Câu 4. Viết một đoạn văn ngắn (3 - 5 câu) về bài học mà anh/chị rút ra từ văn bản trên?
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ câu 5 đến câu 7
Cuối năm nay, Cộng đồng kinh tế ASEAN sẽ chính thức được thành lập, theo đó các quốc
gia thành viên phải thực hiện cam kết về tự do luân chuyển lao động. Việc lưu chuyển lao động
trong khu vực là một yêu cầu tất yếu để tạo điều kiện thúc đẩy cho quá trình hợp tác và lưu thông
thương mại giữa các nước. Như vậy, trong một cộng đồng gồm 660 triệu dân, các nhân sự có
chuyên môn cao có thể tự do luân chuyển công việc từ quốc gia này tới bất kỳ quốc gia nào khác
trong khối. Đây vừa tạo ra cơ hội lớn nhưng cũng đặt ra không ít thách thức cho lực lượng lao
động Việt Nam trong công cuộc cạnh tranh khắc nghiệt với lao động trong khu vực.


(Báo Giáo Dục và Thời Đại, số 86, ngày 10/04/2015)

Câu 5: Xác định thao tác lập luận chủ yếu?

Câu 6: Văn bản nói về vấn đề gì?
Câu 7: Theo anh/chị cơ hội và thách thức đối với lực lượng lao động Việt Nam là gì?
Phần II. Làm văn (7 điểm)
Câu 1.(3.0 điểm)
“Người tinh thần mạnh dù đau khổ vẫn không hề phàn nàn, còn kẻ tinh thần yếu thì phàn
nàn dù không hề đau khổ ” (Ngạn ngữ Nhật Bản).
Anh/chị hãy viết bài văn bày tỏ quan điểm của mình về nội dung của ngạn ngữ trên.

Câu 2. (4.0 điểm)
Từ “Tuyên ngôn độc lập” (Hồ Chí Minh), anh/chị có suy nghĩ gì về độc lập, tự do trong thời
đại ngày nay đối với dân tộc và mỗi cá nhân.

ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN VĂN NĂM 2016 - ĐỀ SỐ 4


Ý
ĐÁP
I
1

Nội dung

Điểm

Đọc - hiểu văn bản:

3,0

Phương thức biểu đạt chính của văn bản: phương thức biểu cảm/ biểu


0,25

cảm.

2

Xác định biện pháp tu từ: biện pháp nói quá/cường điệu/thậm xưng.

0,5

Hiệu quả nghệ thuật: nắng vỡ đầu ra làm tăng sức gợi hình, gây ấn tượng
về cái nắng gay gắt.

3

Nội dung chính của văn bản: Những khó khăn, thử thách khắc nghiệt

0,25

trong cuộc đời và những cơ hội, thuận lợi đến với mỗi người trong cuộc
sống.

4

Bài học mà người con rút ra: Cần phải biết vượt qua những khó khăn, thử

0,5

thách khắc nghiệt trong cuộc đời, đồng thời phải biết nắm bắt và tận dụng
cơ hội để đạt đến đích.


5

Thao tác lập luận chủ yếu: thao tác lập luận phân tích/thao tác phân

0,5

tích/phân tích.

6

- Cộng đồng kinh tế ASEAN sẽ chính thức được thành lập vào cuối năm
2015 và việc cam kết thực hiện tự do luân chuyển lao động trong khối.
- Đây vừa là cơ hội lớn, cũng vừa là thách thức lớn cho lực lượng lao
động Việt Nam.

0,5


7

- Cơ hội đối với lực lượng lao động Việt Nam: Có cơ hội tự do lao động

0,5

ở nhiều nước trong khu vực.
- Thách thức đối với lực lượng lao động Việt Nam: Trong quá trình hội
nhập, đòi hỏi cần phải có trình độ chuyên môn và khả năng ngoại ngữ đáp
ứng yêu cầu công việc.


II

Làm văn

7,0

1/II

“Người tinh thần mạnh dù đau khổ vẫn không hề phàn nàn, còn kẻ

3,0

tinh thần yếu thì phàn nàn dù không hề đau khổ”
Yêu cầu chung:
Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận xã hội
để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có
cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi
chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
Yêu cầu cụ thể:
1.

Giải thích:

0,5

- “Tinh thần mạnh” là có ý chí, nghị lực và luôn có khát vọng vươn
lên; còn “tinh thần yếu” thì ngược lại.
- Ý nghĩa cả câu: hai vế câu có nội dung trái ngược nhau, nhằm ngợi
ca người có “tinh thần mạnh”, biết nỗ lực vươn lên trong cuộc sống, phê
phán những con người luôn bi quan, chán nản, có “tinh thần yếu”.


2.

Phân tích, chứng minh:
-

2,0

“Người có tinh thần mạnh” thì dù gặp đau khổ, bất hạnh, thất bại

trong cuộc sống vẫn không hề phàn nàn, than thở, bi quan, mà luôn tìm
cách giải quyết, khắc phục khó khăn, vượt lên hoàn cảnh.

-

“Kẻ tinh thần yếu” thì dễ bi quan, chán nản, tuyệt vọng mỗi khi gặp

bất hạnh, thất bại, đau khổ trong cuộc sống, từ đó nhụt chí phấn đấu, dễ
buông xuôi số phận... thậm chí tìm đến cách giải quyết tiêu cực.

[Lấy dẫn chứng cụ thể để chứng minh]
3.

Bình luận, mở rộng
-

Khẳng định ý chí, nghị lực và khát vọng phấn đấu có ý nghĩa vô cùng

quan trọng đối với cuộc sống của mỗi con người.


-

Rút ra bài học cho bản thân: Cần rèn luyện cho bản thân “tinh thần

mạnh” để vượt qua những khó khăn, gặt gái được thành công trong cuộc
sống.

0,5


Trong đời sống cá nhân, độc lập - tự do có ý nghĩa hết sức lớn lao khi ta
thực sự sống là chính mình.

3.

Đánh giá:
-

“Tuyên ngôn độc lập ” có thể coi là áng văn chính luận mẫu mực của

thời đại mới, có giá trị lịch sử to lớn và giá trị nghệ thuật sâu sắc.

- Thể hiện lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc, tinh thần quốc tế cao
cả và một tầm tư tưởng lớn lao của Hồ Chí Minh.

0,5


SỞ GD&ĐT BẮC GIANG
TRƯỜNG THPT NGÔ SĨ LIÊN


ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA - LẦN 2
Năm học: 2015 - 2016

ĐỀ CHÍNH THỨC

Môn: NGỮ VĂN 12
Thời gian làm bài: 120 phút

(Đề thi gồm có 02 trang)

Phần I: Đọc - hiểu (3,0 điểm)
Em hãy đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi nêu dưới:
Những mùa quả mẹ tôi hái được
Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng
Những mùa quả lặn rồi lại mọc
Như mặt trời, khi như mặt trăng
Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.
Và chúng tôi, một thứ quả trên đời
Bảy mươi tuổi mẹ mong ngày được hái
Tôi hoảng sợ, ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh.
( Mẹ và Quả - Nguyễn Khoa Điềm).
Câu 1(0.5 điểm) : Bài thơ trên chủ yếu sử dụng phương thức biểu đạt nào?
Câu 2(0.5 điểm) : Nêu nội dung chính của bài thơ?
Câu 3(1.0 điểm) : Xác định biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong hai câu thơ
sau và nêu tác dụng nghệ thuật của biện pháp tu từ đó:

“Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống ”


Câu 4(1.0 điểm): Viết khoảng 5 đến 7 dòng bộc lộ cảm xúc của em khi đọc hai câu
thơ cuối bài?
Phần II: Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm):
Em sẽ chọn nghề gì trong tương lai? Trình bày quan điểm của em về việc lựa
chọn nghề nghiệp cho bản thân?
Câu 2 (4,0 điểm):
Cảm nhận về vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên và con người qua đoạn
thơ sau:
Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.
(Trích Việt Bắc - Tố Hữu - SGK Ngữ Văn 12 tập 1)

---HẾT---Họ và tên:……………………………. SBD........................... Lớp: 12 A……
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.


ĐÁP ÁN THI THỬ THPT QG LẦN II 2015 -2016

Nội dung cần đạt

Phần
I
Đọc – hiểu
a. Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ là biểu cảm.

II

b. Nội dung chính của bài thơ: Thể hiện cảm động tình mẫu tử thiêng liêng:
tình mẹ dành cho con và tình cảm yêu thương, kính trọng, biết ơn chân thành
của người con đối với mẹ.
c. Những biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong câu hai câu thơ: Nhân
hóa ( bí và bầu cũng “lớn”), đối lập ( Lớn lên , lớn xuống); hoán dụ (tay mẹ) .
Tác dụng nghệ thuật: (“Bí và bầu” là thành quả lao động “vun trồng” của mẹ
; “Con” là kết quả của sự sinh thành, dưỡng dục, là niềm tin, sự kỳ vọng của
mẹ) => Nhấn mạnh sự hi sinh thầm lặng và công lao trời bể của mẹ, đồng thời
thể hiện nỗi thấu hiểu và lòng biết ơn sâu sắc của nhà thơ đối với mẹ.
d. Câu thơ “ Tôi hoảng sợ, ngày bàn tay mẹ mỏi / Mình vẫn còn một thứ quả
non xanh” , bằng nghệ thuật nói giảm nói tránh „mỏi” và biện pháp ẩn dụ “
quả non xanh”, tác giả thể hiện nỗi niềm lo lắng đến hốt hoảng khi nghĩ đến
một ngày mẹ tuổi đã già mà mình vẫn chưa đủ khôn lớn, trưởng thành, vẫn là
“ một thứ quả non xanh”, chưa thể thành “trái chín” mẹ mong.
Qua lời tâm sự của tác giả khi nghĩ về mẹ, tự trong lòng mỗi chúng ta
dấy lên lòng kính yêu vô hạn đối với cha mẹ và mỗi người đều tự nhủ phải
sống sao cho xứng đáng với công lao sinh thành, dưỡng dục của mẹ cha.
Làm văn
Câu 1: Em sẽ chọn nghề gì trong tương lai? Trình bày quan điểm của em

Điểm



0,5
0.5

0.5

0.5

0.5

0.5



về việc lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân?
Yêu cầu nêu được những ý cơ bản sau:
a.Mở bài: Dẫn dắt, đưa ra vấn đề cần nghị luận:
- Với HS lớp 12 - những HS cuối cấp, chúng ta sắp phải đưa ra một quyết
định hệ trọng, một quyết định ảnh hưởng lâu dài tới tương lai của chính bản
thân đó là quyết định lựa chọn một nghề nghiệp cho tương lai.
- Mỗi chúng ta cần phải có một quan điểm rõ ràng, đúng đắn về việc lựa chọn
nghề nghiệp để có thể thành công trong cuộc sống và tránh được sự ân hận
sau này.
b. Thân bài:
* Giải thích “nghề “: Là một lĩnh vực lao động mà trong đó, nhờ được đào

0. 25

0.5



tạo, con người có được những tri thức, những kỹ năng để làm ra các loại sản
phẩm vật chất hay tinh thần nào đó đáp ứng được những nhu cầu xã hội và
đem lại lợi ích thiết thực, lâu dài cho bản thân.
* Bàn luận về việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai:
1.5
- Nghề nghiệp là vấn đề gắn bó lâu dài với cuộc sống mỗi người:
+ Nếu lựa chọn đúng nghề, ta sẽ có niềm say mê, hứng thú với công việc, có
cơ hội phát huy năng lực …
+ Nếu lựa chọn sai nghề ta sẽ mất cơ hội, công việc trở thành gánh nặng …
- Thuận lợi, khó khăn trong việc lựa chọn nghề hiện nay:
+ Thuận lợi: xã hội ngày càng phát triển, ngành nghề ngày càng đa dạng, mở
ra nhiều cơ hội lựa chọn nghề nghiệp cho thanh niên.
+ Khó khăn: Nhu cầu xã hội ngày càng cao đòi hỏi chất lượng tay nghề của
người lao động phải giỏi; Một số ngành được xã hội đề cao hứa hẹn mức thu
nhập tốt thì lại có quá nhiều người theo học dẫn tới tình trạng thiếu việc làm

- Quan điểm chọn nghề: (HS trình bày quan điểm kết hợp với phân tích, đưa
dẫn chứng)
+ Phải phù hợp với năng lực và niềm say mê, sở thích của bản thân
+ Có đủ các điều kiện để có thể theo học nghề mà mình chọn: (Chiều cao,
sức khỏe, tài chính, lý lịch ….)
+ Không nên chạy theo những công việc thời thượng bởi nhu cầu xã hội biến
đổi không ngừng, không chọn nghề theo sở thích của người khác.
+ Khi đã chọn được nghề thì phải có ý thức trau dồi nghề nghiệp của mình
–> Giỏi nghề sẽ không bao giờ lo thất nghiệp mà ngược lại sẽ có cuộc sống
sung túc, ổn định “ nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”.
- Em sẽ chọn nghề gì? Lý do vì sao lại chọn nghề đó? (HS tự do trình bày tuy
nhiên phải mang ý nghĩa tích cực, phù hợp với đạo đức và sự tiến bộ của xã

hội)
* Bài học nhận thức và hành động:
- Mỗi người cần nhận thức được khả năng thật sự của bản thân để lựa chọn
0.5
nghề nghiệp cho phù hợp.
- Khi lựa chọn nghề nghiệp chúng ta cần có sự kết hợp hài hoà giữa năng lực
và sở thích. Trong đó năng lực đóng vai trò quyết định.
0.25
c. KL: Khái quát lại vấn đề …

Câu 2: Cảm nhận về vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên và con người qua
đoạn thơ sau:
Gợi ý trả lời:
1/ Yêu cầu về kỹ năng:
Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích
thơ.
Kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính


tả, dùng từ, ngữ pháp.
2/ Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở hiểu biết về nhà thơ Tố Hữu và bài thơ Việt Bắc cũng như
cái hay cái đẹp của đoạn thơ, học sinh có thể trình bày, sắp xếp theo nhiều
cách khác nhau nhưng phải đảm bảo các ý chính sau:
0.5
a/ MB: - Giới thiệu tác giả - tác phẩm - đoạn trích
b/ TB:
NỘI DUNG: Đoạn thơ bộc lộ nỗi nhớ tha thiết của tác giả về vẻ đẹp của thiên
nhiên và con người Việt Bắc
* 2 câu đầu: - Câu hỏi tu từ với cách xưng hô mình - ta ngọt ngào là lời ướm

0.5
hỏi, cách tạo cớ để giãi bày nỗi nhớ -> khéo léo
- Người về nhớ “hoa cùng người”, nhớ về những gì đẹp nhất của núi rừng
VB. Tác giả đã lựa chọn thật đắt hình ảnh đối xứng Hoa - Người, “hoa” là
hình ảnh ẩn dụ: vẻ đẹp của thiên nhiên. Tương xứng với hoa là vẻ đẹp con
người VB - hoa của đất -> Cách nói tế nhị và duyên dáng.
* 8 câu sau:
- Vẻ đẹp của thiên nhiên: Bức tranh tứ bình- bốn mùa của núi rừng Việt Bắc. 1.0
Bằng bút pháp hội họa tài hoa, tác giả làm bật lên vẻ đẹp đặc trưng của núi
rừng VB bốn mùa Xuân – Hạ - thu –Đông. Cảnh vật sinh động, tươi tắn sắc
màu:
+ Mùa đông: Trên cái nền xanh lặng lẽ, trầm tĩnh của rừng già giữa
mùa đông lạnh giá, bỗng nở bừng những bông hoa chuối đỏ tươi như những
đốm lửa nhỏ xua tan cái lạnh lẽo của mùa đông + Ánh nắng hiếm hoi -> Đem
lại cảm giác mùa đông nơi đây không lạnh - một cảm nhận tinh tế và độc đáo
của nhà thơ
+ Xuân sang: Núi rừng VB tràn ngập màu trắng tinh khiết của hoa mơ.
“Mơ nở”-> Gợi hình ảnh rừng hoa đang bung nở - bức tranh động. “Trắng
rừng”- trắng cả không gian, trắng cả thời gian mùa xuân.
=> Vẻ đẹp đặc trưng của mùa xuân VB.
+ Hè về: Một tiếng ve kêu khiến không gian xao động, cảnh vật như
chuyển động. Tiếng ve như hiệu lệnh khiến rừng Phách đột ngột “đổ” vàng.
Sự chuyển mùa được biểu hiện qua sự chuyển màu trên thảo mộc cỏ cây. Sắc
“vàng” - đặc trưng của mùa hè VB -> Cảm nhận độc đáo.
+ Mùa thu: Nói tới mùa thu không thể thiếu trăng thu. Tác giả cảm nhận
ánh trăng tràn trên những cánh rừng, rọi qua vòm lá đem đến vẻ đẹp của sự
thanh bình … Trăng + tiếng hát -> lãng mạn
- Vẻ đẹp của con người: Bức tứ bình về vẻ đẹp phẩm chất, tâm hồn con
1.0
người

+ Đó là những con người khỏe khoắn, tự tin, làm chủ thiên nhiên, núi rừng.
+ Con người khéo léo cần mẫn trong công việc.
+ Con người chịu thương, chịu khó, nhưng cũng rất duyên dáng dịu dàng
+ Con người ân tình và rất mực thủy chung.


=> Nỗi nhớ đằm sâu nhất, gốc rễ của mọi nỗi nhớ là vẻ đẹp con người VB.
NGHỆ THUẬT: - Bút pháp tả cảnh (giàu chất hội họa, sự phối hợp hài hòa
từ đường nét, màu sắc, ánh sáng…) tả người độc đáo tài hoa (con người hiện
lên với vẻ đẹp phẩm chất, tâm hồn). Không sử dụng bút pháp ước lệ, tác giả
sử dụng bút pháp tả thực đem đến một cảm nhận thực, cảm xúc thực cho
người đọc. Sự đan xen giữa cảnh và người khiến bức tranh sinh động, ấm áp,
hài hòa.
- Âm hưởng chung của đoạn thơ là nỗi nhớ nhung tha thiết: Điệp từ “nhớ”
- Nhịp thơ lục bát nhịp nhàng, uyển chuyển, êm đềm như khúc hát dân ca.
Đoạn thơ giàu tính tạo hình, giàu âm hưởng, cấu trúc hài hòa, cân đối, đậm
chất trữ tình => Góp phần thể hiện tấm lòng, tình cảm gắn bó, mến yêu của
người cán bộ kháng chiến đối với thiên nhiên và con người Việt Bắc.
c/ KL: Đánh giá khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật đoạn thơ và tài năng
tác giả

0.5

0.5


SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC

ĐỀ KTCL ÔN THI THPT QUỐC GIA
NĂM HỌC 2015 - 2016

(Đề thi gồm 2 trang)
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề.
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4:
Tiếng mẹ gọi trong hoàng hôn khói sẫm
Cánh đồng xa cò trắng rủ nhau về
Có con nghé trên lưng bùn ướt đẫm
Nghe xạc xào gió thổi giữa cau tre.

Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói
Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ
Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ.

Ôi tiếng Việt suốt đời tôi mắc nợ
Quên nỗi mình quên áo mặc cơm ăn
Trời xanh quá môi tôi hồi hộp quá
Tiếng Việt ơi tiếng Việt ân tình.
(Tiếng Việt, Lưu Quang Vũ - Thơ tình, NXB Văn học 2002)
1. Các phương thức biểu đạt của đoạn thơ trên là gì ?
2. Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ:
Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ.
3. Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn thơ.
4. Viết một đoạn văn (5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ của anh (chị) sau khi đọc câu
thơ: Tiếng Việt ơi tiếng Việt ân tình.
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 5 đến 8:
(1) Có thể sẽ có nhiều, rất nhiều người không tin. Làm sao để tin được bởi vì
chữ “nghề” được hiểu là công việc để kiếm sống, tức là có thu nhập để chăm lo

cho cuộc sống bản thân, gia đình. Nên nói làm từ thiện là “đi cho” chứ ai lại “cá
kiếm” bao giờ.
1


(2) Chuyện tưởng nghe chừng vô lý, là khó xảy ra, nhưng nó lại là sự thật,
thậm chí xuất hiện nhan nhản cứ như “nấm mọc sau mưa” trên… mạng xã hội
Facebook. Mạng thì tưởng là ảo, nhưng chuyện là thật và tiền là thật của trò kiếm
sống bằng nghề “làm từ thiện” online.
… (3) Ăn chặn tiền từ thiện của các nhà hảo tâm dành cho những số phận, những
mảnh đời kém may mắn là một trong những điều độc ác. Thế nên ai đang nghĩ,
đang suy tính hay đang lọc lừa bằng cách “lấy từ thiện làm nghề mưu sinh”, ắt
hẳn chưa bao giờ có được một giấc ngủ trọn vẹn. Họ mới chính là những người
đáng thương hơn cả những người có số phận không may, kém may mắn, phải
không các bạn?
(Theo Blog - Dantri.com.vn, 18/12/2015)
5. Văn bản trên thuộc kiểu phong cách ngôn ngữ nào?
6. Chỉ ra giọng điệu và thái độ của tác giả trong đoạn (1).
7. Thao tác lập luận trong đoạn (3) là gì?
8. Phân tích cấu tạo ngữ pháp và xác định kiểu câu của câu văn sau: Ăn chặn tiền từ
thiện của các nhà hảo tâm dành cho những số phận, những mảnh đời kém may mắn là
một trong những điều độc ác.
PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm)
Viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) bày tỏ quan điểm của anh/chị về ý kiến
sau: Gập máy tính lại, tắt điện thoại đi. Hãy giao tiếp nhiều hơn với xã hội và tận
hưởng cuộc sống thực tại.
Câu 2. (4,0 điểm)
Về hình tượng sông Hương trong bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông của
Hoàng Phủ Ngọc Tường, có ý kiến cho rằng:

Sông Hương mang vẻ đẹp đầy nữ tính và rất mực đa tình.
Bằng hiểu biết về tác phẩm, anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận xét trên.
...........................HẾT........................
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:……….……….….….; Số báo danh:…………
2


SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
(Hướng dẫn chấm gồm 06 trang)
I. LƯU Ý CHUNG:

HƯỚNG DẪN CHẤM KTCL ÔN THI THPT
QUỐC GIA LẦN 1- NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN: NGỮ VĂN

- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm để đánh giá tổng
quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.
- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt
trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có tư duy
khoa học, lập luận sắc sảo, có khả năng cảm thụ văn học và tính sáng tạo cao.
- Sau khi chấm xong, điểm toàn bài làm tròn đến 0,25 điểm.
II. ĐÁP ÁN
PHẦN

CÂU

NỘI DUNG

ĐIỂM

ĐỌC HIỂU

1

Những phương thức biểu đạt của đoạn thơ: Biểu cảm, tự sự, miêu tả

0,25

- Biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ: So sánh

0,25

- Nêu tác dụng: Biện pháp so sánh được sử dụng khiến hai câu thơ trở
2

nên mềm mại, cuốn hút. So sánh tiếng Việt với đất cày, lụa, tre ngà,

0,25

tơ tác giả gợi ra vẻ bình dị, nên thơ, gần gũi, gắn bó của tiếng Việt với
cuộc sống của người nông dân, đồng thời khơi dậy trong lòng người
đọc tình yêu, ý thức trách nhiệm gìn giữ vẻ đẹp văn hóa quý báu của
dân tộc.
3

Nội dung chính của đoạn thơ là: Ca ngợi vẻ đẹp, thể hiện sự gắn bó,

0,25

yêu quý, thấu hiểu của tác giả với tiếng Việt.

- Câu thơ cho thấy những ân tình của tiếng Việt, những giá trị cao cả
I

4

0,25

mà tiếng Việt bồi đắp và dẫn dắt.
- Câu thơ cũng nhắc nhở về tình cảm mến yêu tha thiết, ý thức trách
nhiệm của mỗi người trong việc gìn giữ, bảo vệ làm cho tiếng Việt
3

0,25


ngày càng giàu và đẹp.
5

- Văn bản thuộc kiểu phong cách ngôn ngữ : Báo chí

0,25

6

- Giọng điệu: Mỉa mai, châm biếm .

0,25

- Thái độ: Bất bình, khinh miệt,…


0,25

7

Thao tác lập luận trong đoạn (3) : Bình luận

0,25

8

+ Ăn chặn tiền từ thiện của các nhà hảo tâm dành cho những số phận,

0,25

những mảnh đời kém may mắn: Chủ ngữ
+ là một trong những điều độc ác: Vị ngữ
- Thuộc kiểu câu đơn

0,25
LÀM VĂN

Viết bài văn trình bày suy nghĩ về ý kiến: Gập máy tính lại, tắt
1

điện thoại đi. Hãy giao tiếp nhiều hơn với xã hội và tận hưởng cuộc

3.0

sống thực tại.
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận


0,25

Có đủ mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề. Thân bài
triển khai được vấn đề. Kết bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận

0,25

Con người cần phải thoát khỏi thế giới ảo để sống với cuộc đời thực.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt
các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng;
rút ra bài học nhận thức và hành động.
0,25

* Giải thích
- Điện thoại, máy tính là những phương tiện thiết yếu phục vụ nhu
cầu giao tiếp, trao đổi, tìm kiếm, khai thác thông tin... trong cuộc sống
hiện đại.
4


- Gập máy tính lại, tắt điện thoại đi. Hãy giao tiếp nhiều hơn với xã
II

hội và tận hưởng cuộc sống thực tại là một thông điệp giàu ý nghĩa,
giúp con người thoát ra khỏi cuộc sống ảo và sống với cuộc đời thực.
* Phân tích thực trạng, nguyên nhân, tác động của hiện tượng
- Con người trong thời đại ngày nay đang sống trong một thế giới số,


0,5

nơi mọi hoạt động từ những sinh hoạt thường ngày đến những sự kiện
đặc biệt, từ công việc đến vui chơi giải trí, chúng ta đều tự gắn chặt
với thế giới số. Mạng xã hội đã trở thành một phần của đời sống hiện
đại, nhất là giới trẻ.
- Vì sao con người đắm chìm trong thế giới ảo? Vì cuộc sống ảo luôn

0,25

chứa đựng nhiều điều bất ngờ, thú vị nên con người dễ bị cuốn hút về
phía ấy...
- Đắm chìm trong thế giới ảo để lại hậu quả rất nghiêm trọng với cuộc

0,25

sống thực của con người: Họ không quan tâm tới thế giới thực tại
quanh mình. Cuộc sống của họ diễn ra trên Facebook, Twitter,
Youtube… họ tự cô lập mình với thế giới thực, nhiều hậu quả đau
lòng có thể nảy sinh từ đây...
0,25

* Giải pháp
- Tắt điện thoại đi, gập máy tính lại sẽ giúp con người hòa nhập
vào cuộc sống thực, tham gia các hoạt động xã hội tích cực, lành
mạnh, biết trân trọng những giá trị hiện hữu quanh ta, làm cho cuộc
sống con người thực sự có ý nghĩa hơn.
- Mỗi người cần nhận thức rõ tác dụng của việc sử dụng công
nghệ số và tác hại khi lạm dụng nó.
* Mở rộng, nâng cao vấn đề


0,25

Xã hội hiện đại không thể thiếu công nghệ. Phát minh công nghệ
nâng cao chất lượng sống. Thời đại càng văn minh, con người càng
5


không thể xa rời máy tính, điện thoại và internet. Cuộc sống hiện đại
cần công nghệ nhưng không nên lạm dụng mà cần có thời gian và
cách thức sử dụng hợp lí, hài hòa.
* Bài học nhận thức và hành động

0,25

Cần nhận thức được tầm quan trọng nếu sử dụng công nghệ thông tin
hợp lí và những tác hại nguy hiểm nếu sử dụng không hợp lí; đồng
thời, cần tích cực tham gia lao động, học tập, hoạt động, vui chơi lành
mạnh để xây dựng, phát triển xã hội.
0,25

d. Sáng tạo
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn
đề nghị luận.

0,25

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo đúng nguyên tắc về chính tả, dùng từ, đặt câu.
Dùng hiểu biết về tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông của

2

Hoàng Phủ Ngọc Tường để làm sáng tỏ ý kiến:

4.0

Sông Hương mang vẻ đẹp đầy nữ tính và rất mực đa tình.
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

0,25

Có đủ mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề. Thân bài
triển khai được vấn đề. Kết bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận

0,25

Vẻ đẹp đầy nữ tính và rất mực đa tình của sông Hương.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt
các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
* Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm:
- Hoàng Phủ Ngọc Tường là gương mặt tiêu biểu của văn học Việt
6

0,25


Nam hiện đại, cũng là một trí thức giàu lòng yêu nước. Ông có phong
cách độc đáo và đặc biệt sở trường về thể bút kí, tuỳ bút. Nét đặc sắc
trong sáng tác của ông là sự kết hợp nhuần nhuyễn chất trí tuệ và chất

trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ
vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lí...
0,25
- Ai đã đặt tên cho dòng sông? là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách
bút kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Đến với tác phẩm người đọc sẽ
gặp ở đó dòng sông Hương với vẻ đẹp đầy nữ tính và rất mực đa tình
0,25

* Giải thích ý kiến :
- Vẻ đẹp nữ tính : Có những vẻ đẹp, phẩm chất của giới nữ (như: xinh
đẹp, dịu dàng, mềm mại, kín đáo...)
- rất mực đa tình : Rất giàu tình cảm.
Ý kiến đề cập đến những vẻ đẹp khác nhau của hình tượng sông
Hương trong sự miêu tả của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
* Phân tích vẻ đẹp sông Hương :
- Vẻ đẹp nữ tính :
+ Khi là một cô gái Digan phóng khoáng và man dại với bản lĩnh gan

0,25

dạ, tâm hồn tự do và trong sáng. Khi là người mẹ phù sa của một
vùng văn hoá xứ sở với một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ.
+ Khi là một người con gái đẹp ngủ mơ màng. Khi là người tài nữ

0,25

đánh đàn lúc đêm khuya. Khi được ví như là Kiều, rất Kiều. Khi là
người con gái Huế với sắc màu áo cưới vẫn mặc sau tiết sương giáng.
=> Dù ở bất kỳ trạng thái tồn tại nào, sông Hương trong cảm nhận
của Hoàng Phủ Ngọc Tường vẫn đầy nữ tính, xinh đẹp, hiền hòa, dịu

dàng, kín đáo nhưng không kém phần mãnh liệt...
- Rất mực đa tình :
7

0,25


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC NINH

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN VĂN 12

TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH SỐ 2

THỜI GIAN: 180 PHÚT

Đề 1

NĂM HỌC 2015- 2016

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:
Một chàng trai trẻ xin làm người giúp việc cho một nông trại. Khi người chủ hỏi
anh có thể làm được gì, anh nói:
- Tôi vẫn ngủ được khi trời giông bão.
Câu trả lời hơi khó hiểu này làm người chủ nông trại bối rối. Nhưng vì có cảm tình
với chàng trai trẻ nên ông thu nhận anh.
Một vài ngày sau, người chủ và vợ ông chợt tỉnh giấc giữa đêm vì một cơn lốc lớn.
Họ vội kiểm tra mọi thứ trong nhà thì thấy các cánh cửa đã được đóng kỹ, nông cụ đã
được cất gọn gàng trong kho, máy cày đã được cho vào nhà xe và chuồng gia súc đã được
khóa cẩn thận. Ngay cả những con vật cũng no nê và tỏ ra không hề sợ hãi. Tất cả mọi thứ

đều an toàn và chàng trai vẫn ngủ ngon lành.
Giờ thì người chủ đã hiểu lời của chàng trai trước kia: “Tôi vẫn ngủ được khi trời
giông bão”.
Bởi trước giờ anh luôn thực hiện công việc của mình một cách [.....................] nên
anh chẳng cần phải lo lắng gì mà vẫn có thể tránh được những biến cố khi cơn bão ập tới.
(Trích Hạt giống tâm hồn – NXB Tổng hợp TPHCM)
Câu 1. Điền 1 trong các từ sau vào chỗ trống [.....] sao cho phù hợp : có mục tiêu/ có mục
đích/ có kế hoạch. (0,25 điểm)
Câu 2: Xác định phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn trích trên. (0,25 điểm)
Câu 3. Câu trả lời của chàng trai “Tôi vẫn ngủ được khi trời giông bão” có hàm ý gì?
(0.25 điểm)
Câu 4. Nêu chủ đề chính của câu chuyện.(Trả lời trong khoảng 5-7 dòng) (0,5 điểm)
Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:
Đây bát ngát Trường Sơn nằm ở giữa
Hai chị em Lào - Việt hai bên

1


×