Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Vận dụng các kiến thức đã học về môn vật lý, hóa học và môn giáo dục công dân để nâng cao ý thức về phòng cháy, chữa cháy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (526 KB, 14 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐỒNG THÁP
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN TÂN HỒNG
TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU
Địa chỉ: ấp Công Tạo, xã Bình Phú, huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp
Số điện thoại: 067 3831283.
Email:

Họ và tên học sinh:
Nguyễn Lê Duyên, sinh ngày 08/02/2000-Lớp: 9a3


1.Tên tình huống: Vận dụng các kiến thức đã học về môn Vật lý, Hóa học và
môn Giáo dục công dân để:
NÂNG CAO Ý THỨC VỀ PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY

2.Mục tiêu giải quyết tình huống:
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, con đường đổi mới nền kinh tế quốc dân, công
cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước đã và đang đưa nước ta dần thoát
nghèo, kinh tế - xã hội phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được
nâng lên rõ rệt. Song hành với sự phồn thịnh của đất nước, sự giàu có của người dân
đó là diễn biến ngày một phức tạp của tình hình cháy, nổ.
Theo số liệu thống kê của Sở cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh Đồng
Tháp thì trong những năm gần đây tình hình cháy, nổ trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp và
cả nước diễn ra phức tạp, không những ở khu vực cơ sở sản xuất, kinh doanh mà còn
tại khu vực dân cư. Số vụ cháy xảy ra trong khu vực dân cư đang có những diễn biến
khó lường, số vụ cháy tại các hộ gia đình có xu hướng tăng về số vụ và thiệt hại do
cháy, nổ gây ra.


3.Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống:
3.1-Đầu tiên chúng ta đến với môn Hóa học để giải thích các hiện tượng của lửa


nhé!
Vậy lửa là gì? Lửa là quá trình oxy hóa nhanh chóng của một vật liệu trong
phản ứng hóa học tỏa nhiệt, giải phóng ra nhiệt, ánh sáng và các sản phẩm phản ứng
khác. Lửa có thể gây nên hỏa hoạn, có thể gây ra thiệt hại do vật chất bị cháy. Lửa có
ảnh hưởng quan trọng đến hệ sinh thái trên toàn cầu. Tác động tích cực của lửa bao
gồm kích thích sinh trưởng và duy trì các hệ sinh thái khác nhau. Lửa có tác động
tiêu cực bao gồm làm ô nhiễm nước và không khí, làm xói mòn đất và là mối nguy
hại cho người và tài sản.
Lửa bắt đầu khi một chất dễ bắt lửa hoặc vật liệu dễ cháy, kết hợp một lượng
đầy đủ một chất oxy hóa như khí oxy hoặc một chất giàu oxy, được tiếp xúc với một
nguồn nhiệt hoặc môi trường xung quanh có nhiệt độ trên điểm bắt lửa nhiên liệu
hoặc hỗn hợp oxy hóa.
Vậy ngọn lửa là gì? Ngọn lửa là một hỗn hợp khí phản ứng và chất rắn, phát ra
tia hồng ngoại và đôi khi tia cực tím có thể nhìn thấy được. Quang thể của ngọn lửa
phụ thuộc vào thành phần hóa học của vật liệu cháy và các sản phẩm phản ứng trung
gian. Ví dụ: gỗ hoặc quá trình đốt khí cháy không hết, các hạt rắn được gọi là bồ
hóng đã tạo ra màu đỏ - da cam quen thuộc của ngọn lửa. Ánh sáng này có một
quang thể liên tục.
Trong môi trường tự nhiên có 2 yếu tố để tạo nên sự cháy là chất cháy, chất
gây cháy, năng lượng. Còn được gọi là tam giác lửa.


Chất cháy
Sự cháy

Chất gây cháy

Năng lượng
3.2-Tiếp theo chúng ta đến với môn Vật lý để giải thích những nguyên nhân
gây ra cháy nổ: Dưới đây là một số nguyên nhân gây cháy, nổ ở hộ gia đình.

Cháy do dùng điện quá tải: quá tải là hiện tượng dòng điện của các phụ tải
tiêu thụ lớn quá so với dòng điện định mức của dây dẫn, các thiết bị hoặc nguồn cấp.
Cháy do chập mạch: chập mạch là hiện tượng các pha chập mạch vào nhau
hoặc dây pha chạm đất làm điện trở dây dẫn giảm, cường độ dòng điện tăng lớn đột
ngột dẫn tới cháy các dây dẫn, phát sinh tia lửa điện gây ra cháy thiết bị điện.
Nguyên nhân gây ra chập mạch:
+Khi lắp đặt, khoảng cách 2 dây trần ngoài nhà không đúng tiêu chuẩn nên khi
cây gỗ, gió lung gây chập
mạch.
+Khi 2 dây bị mất lớp
vỏ bọc cách điện chập vào
nhau.
+Khi đấu nối đầu dây
dẫn với nhau hay đấu vào
máy móc thiết bị không đúng quy định.
+Môi trường sản xuất có hóa chất ăn mòn dẫn tới lớp vỏ bọc cách điện bị phá
hủy.
Cháy do tĩnh điện: Tĩnh điện phát sinh do ma sát giữa các vật cách điện với
nhau. Giữa vật cách điện với vật dẫn điện, do va đập của các chất lỏng cách điện


(xăng, dầu) khi bơm rót, hoặc va đập của các chất lỏng với kim loại hay khi nghiền
nát các hạt nhỏ rắn cách điện.
Cháy do hồ quang điện: hồ quang điện là một dạng hiện tượng phóng điện
trong không khí. Sức nóng của hồ quang điện rất lớn, có thể đến 600 oC. Hồ quang
điện thường thấy khi hàn điện, đóng mở cầu dao điện.
Cháy do sự truyền nhiệt của vật tiêu thụ điện: vật tiêu thụ điện trong thời
gian sử dụng, hoạt động đều tỏa nhiệt. Nhiệt tỏa ra phụ thuộc vào tính chất môi
trường, công suất và thời gian tiêu thụ. Nếu không được kiểm soát thì nguồn nhiệt
này cũng có thể gây cháy.

Cháy do phóng điện sét:
Sét hay tia sét là hiện
tượng phóng điện trong khí
quyển giữa các đám mây và đất
hay giữa các đám mây mang các
tích điện khác dấu.


-Hiện nay, đa số các hộ gia đình đều dùng gas để đun nấu. Tuy vậy, việc sử
dụng gas không an toàn sẽ dễ gây ra cháy nổ gây thiệt hại cho người và của.
Một số nguyên nhân có thể gây dẫn đến cháy nổ khi sử dụng gas như: không
khóa van bình chứa khí gas khi không đun nấu hay khóa van, tắt bếp chưa đúng quy
trình, sử dụng các chai gas và các phụ kiện không đảm bảo chất lượng.
Một số hộ gia đình đang có hiện tượng lạm dụng việc thắp hương thờ cúng,
đốt vàng mã với tâm lý muốn báo hiếu, tạ hơn người đã khuất. Việc thắp hương thờ
cúng tràn lan cũng là nguyên nhân tiềm ẩn của cháy, nổ tại các hộ gia đình.
4. Giải pháp giải quyết tình huống:
Vận dụng các kiến thức đã học vào việc bảo vệ môi trường như:
- Kiến thức môn Vật lí.
- Kiến thức môn Hóa học.
- Kiến thức môn Giáo dục công dân.
5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống.
Chúng ta sử dụng các kiến thức đã học để nói về nguyên nhân và đưa ra các
biện pháp phòng ngừa nhằm tuyên truyền nâng cao về ý thức phòng cháy chữa cháy:
a. Kiến thức môn Vật lí.
Chúng ta có thể dập tắt sự cháy bằng cách loại bỏ 1 trong 3 yếu tố trên:
Loại bỏ chất gây cháy: Ví dụ như oxy trong không khí bằng cách dùng cát
trùm lên ngọn lửa hoặc dùng bình dập lửa bằng CO2.
Hoặc có thể tìm cách loại bỏ năng lượng phát nhiệt bằng cách tưới nước lên
ngọn lửa. Nước sẽ bốc hơi khi tiếp xúc với nhiệt nhưng cũng góp phần làm giảm

nhiệt độ.


Một giải pháp cuối cùng là loại bỏ chất cháy để ngăn cản sự cháy tiếp diễn.
b.

Kiến thức môn Hóa học.
-Cháy do dùng điện quá tải.
Biện pháp phòng ngừa: Khi lắp đặt phải chọn tiết diện dây dẫn phù hợp với

dòng điện của phụ tải. Khi sử dụng điện thì không được dùng nhiều dụng cụ tiêu thụ
điện có công suất lớn vượt quá khả năng chịu tải của dây dẫn. Thường xuyên kiểm
tra nhiệt độ của thiết bị tiêu thụ điện, kiểm tra vỏ bọc, cách điện dây dẫn. Nếu có
hiện tượng quá tải thì phải khắc phục ngay. Phải sử dụng cầu dao điện, aptomat, cầu
chì… làm thiết bị đóng cắt và bảo vệ.
-Cháy do chập mạch.
Biện pháp phòng ngừa: Vặn chặt các mối dây dẫn, dùng băng dính, vật liệu
cách điện bọc mối nối dây dẫn. Không để rỉ cầu dao, cầu chì, dây dẫn. Không kéo
căng dây dẫn và treo vật nặng lên dây dẫn.
-Cháy do tĩnh điện.
Biện pháp phòng ngừa: Tiếp đất cho các máy móc thiết bị, các bể chứa, bồn
chứa, ống dẫn xăng dầu.
-Cháy do hồ quang điện.
Biện pháp phòng ngừa: Dùng cầu dao dầu máy biển thể dầu.
-Cháy do sự truyền nhiệt của vật tiêu thụ điện.
Biện pháp phòng ngừa: Không sử dụng bàn là, bếp điện khi không có người
trông nôm. Không dùng vật liệu có thể cháy để che chắn nơi có nguồn nhiệt. Không
dùng bóng đèn điện để sấy quần áo hoặc ủ chăn sưởi ấm, các dụng cụ này phải để
cách xa vật cháy tối thiểu 0,5m.
-Cháy do phóng điện sét.



Biện pháp phòng ngừa: Các công trình, nhà máy, xí nghiệp phải có thu lôi
chống sét; Khi có giông sét chúng ta không nên đứng dưới cây cao, không đứng trên
đồi cao, gò cao trên bãi trống.
-Hiện nay, đa số các hộ
gia đình đều dùng gas để đun
nấu. Tuy vậy, việc sử dụng gas
không an toàn sẽ dễ gây ra cháy
nổ gây thiệt hại cho người và
của.
Một số nguyên nhân có thể gây dẫn đến cháy nổ khi sử dụng gas như: không
khóa van bình chứa khí gas khi không đun nấu hay khóa van, tắt bếp chưa đúng quy
trình, sử dụng các chai gas và các phụ kiện không đảm bảo chất lượng.
Biện pháp phòng ngừa: Thường xuyên kiểm tra độ an toàn của ống dẫn gas,
van khóa. Sử dụng các loại sản phẩm bếp gas, bình gas đã qua kiểm định về chất
lượng, dây dẫn gas chuyên dùng. Các bình gas phải được đặt ở tư thế đứng thẳng, ở
vị trí thoáng gió, thấp hơn bếp và không đặt úp hoặc nằm ngang, đặt bình gas cách xa
bếp tối thiểu 1,5m để đảm bảo an toàn. Khóa chặt van bình gas, tắt bếp gas đúng
cách khi không đun nấu. Tại khu vực đặt bình gas nên trang bị thêm thiết bị báo rò rỉ
gas. Không sang chiết gas trái phép dưới bất kỳ hình thức nào.


-Một số hộ gia đình đang có hiện tượng lạm dụng việc thắp hương thờ cúng,
đốt vàng mã với tâm lý muốn báo hiếu, tạ hơn người đã khuất. Việc thắp hương thờ
cúng tràn lan cũng là nguyên nhân tiềm ẩn của cháy, nổ tại các hộ gia đình.
Biện pháp phòng ngừa: Bàn thờ phải làm bằng vật liệu khó cháy hoặc không
cháy và có vách ngăn chống cháy sang khu vực xung quanh. Hạn chế đến mức thấp
nhất việc thắp hương cúng và vàng hóa.


c. Cuối cùng chúng ta đến với môn Giáo dục công dân để biết thêm về một
số luật phòng cháy chữa cháy:
Chúng ta biết rằng môn Giáo dục công dân thực chất là giáo dục con người,
giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ. Ngoài ra, còn cho chúng ta hiểu
biết thêm về các luật. Chúng ta cùng tìm hiểu về luật phòng cháy và chữa cháy nhé
các bạn!

LUẬT PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY
Những quy định chung
Điều 1: Nguyên tắc phòng cháy chữa cháy
1. Huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tham gia hoạt động phòng cháy và
chữa cháy.


2. Huy động phòng cháy và chữa cháy lấy phòng là chính, phải tích cực và chủ
động phòng ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy xảy ra và thiệt hại
do cháy gây ra.
3. Phải chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, phương án và các điều kiện
khác để khi có cháy xảy ra thì chữa cháy kịp thời có hiệu quả.
4. Mọi hoạt động thực hiện và giải quyết bằng lực lượng và phương tiện tại chỗ.
Điều 5: Trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy
1. Phòng cháy và chữa cháy là trách nhiệm của mỗi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình
và cá nhân trên lãnh thổ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
2. Công dân từ 18 tuổi trở lên, đủ sức khỏe có trách nhiệm tham gia vào đội dân
phòng, đội phòng cháy chữa cháy cơ sở được lập ra ở nơi cư trú hoặc nơi làm
việc khi có yêu cầu.
3. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, chủ hộ gia đình là người chịu trách nhiệm
hướng dẫn kiểm tra hoạt động thường xuyên kiểm tra phòng cháy và chữa
cháy trong phạm vi trách nhiệm của mình.
4. Lực lượng cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm

tra hoạt động phòng cháy và chữa cháy của cơ quan tổ chức, hộ gia đình, cá
nhân và làm nhiệm vụ chữa cháy.
Điều 8: Ban hành và áp dụng tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy:
1. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm ban hành các tiêu chuẩn về
phòng cháy và chữa cháy sau khi đã thống nhất với Bộ Công an.


2. Cơ quan tổ chức hộ gia đình và cá nhân trong hoạt động có liên quan đến phòn
cháy và chữa cháy phải tuân thủ các tiêu chuẩn của Việt Nam về phòng cháy
và chữa cháy. Việc áp dụng các tiêu chuẩn của nước ngoài liên quan đến
phòng cháy và chữa cháy được thực hiện theo quy định của chính phủ.
Điều 10: Chính sách đối với người tham gia phòng cháy và chữa cháy:
Người trực tiếp chữa cháy, người tham gia chữa cháy mà hy sinh, bị thương,
bị tổn hại sức khỏe, tổn thất về tài sản thì được hưởng chế độ, chính sách theo quy
định của pháp luật.
Điều 11: Ngày toàn dân phòng cháy và chữa cháy:
Ngày 04 tháng 10 hàng năm là “Ngày toàn dân phòng cháy và chữa cháy”.
6.Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống.


Vì lợi ích của bản thân và của cả cộng đồng tất cả mọi người dân, cơ quan đơn
vị hãy nâng cao tinh thần trong phòng cháy, chữa cháy mọi lúc mọi nơi, góp phần
bảo đảm an ninh trật tự an toàn xã hội trên địa bàn nơi chúng ta đang sinh sống. Qua
đó góp phần mang lại hạnh phúc cho mọi người, mọi nhà, đồng thời mang đến sự
bình yên cho toàn xã hội. Xây dựng địa phương ngày vàng văn minh, hiện đại trên
bước đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.


Chúng ta hãy cùng nhau áp dụng khẩu hiệu “phòng cháy hơn chữa cháy” các
bạn nhé !.




×