Tải bản đầy đủ (.pdf) (198 trang)

Mối quan hệ giữa y sinh học hiện đại và hệ thống giá trị văn hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 198 trang )

MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài .................................................................................. 3
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi của luận án ....................................................... 7
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án ........................................ 8
5. Cái mới của luận án .............................................................................................. 8
6. Ý nghóa lý luận và thực tiễn của luận án.............................................................. 8
7. Kết cấu của luận án .............................................................................................. 9
B. PHẦN NỘI DUNG ..............................................................................................

Chương 1 : MỘT SỐ ĐIỂM CƠ BẢN VỀ VĂN HÓA, GIÁ TRỊ VĂN HÓA VÀ
VỀ Y-SINH HỌC HIỆN ĐẠI ...........................................................10
1.1. Văn hoá và hệ thống giá trò văn hoá ..................................................................... 10

1.1.1.Khái niệm văn hoá .....................................................................................10
1.1.2. Hệ thống giá trò văn hóa. ..........................................................................16
1.2. Y- sinh học hiện đại .............................................................................................. 26

1.2.1. Một số đặc điểm chủ yếu của y-sinh học hiện đại.....................................26
1.2.2. Những kỹ thuật cơ bản của y-sinh học hiện đại dựa trên nền tảng sinh
học phân tử và di truyền – bản chất, lợi ích và mạo hiểm .......................31

Chương 2 : NHỮNG TÁC ĐỘNG CÓ TÍNH QUY LUẬT GIỮA Y-SINH HỌC
HIỆN ĐẠI VÀ HỆ THỐNG GIÁ TRỊ VĂN HOÁ ................................... 40
2.1. Phê phán chủ nghóa truyền thống và chủ nghóa kỹ thuật ............................... 40

2.1.1. Chủ nghóa truyền thống – khuynh hướngï phủ nhận tiến bộ của y-sinh
học hiện đại ..............................................................................................40
2.1.2. Chủ nghóa kỹ thuật và sự tuyên truyền một nền văn hoá kỹ thuật ............52
2.2.. nh hưởng của y-sinh học hiện đại đối với hệ thống giá trò văn hoá......65



2.2.1. nh hưởng của y-sinh học hiện đại đến bức tranh giá trò lý tưởng về
cuộc sống con người ................................................................................65


2.2.2. Một số hệ quả cụ thể từ việc nghiên cứu và ứng dụng y-sinh học hiện
đại đối với hệ thống giá trò văn hóa ...............................................75
2.3. nh hưởng của hệ thống giá trò văn hoá đối với y-sinh học hiện đại ..103
2.3.1. Giá trò văn hóa với tư cách là tiền đề xã hội cho sự phát triển y-sinh
học hiện đại ......................................................................................103
2.3.2. Giá trò văn hóa với tư cách là nhân tố bên trong của quá trình sản
xuất tri thức của y-sinh học hiện đại. .............................................112

Chương 3 : VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC NẨY SINH TỪ MỐI QUAN HỆ GIỮA
Y-SINH HỌC HIỆN ĐẠI VÀ HỆ THỐNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA ......121
3.1. Những phức tạp về mặt đạo đức của y- sinh học hiện đại và phương
hướng giải quyết .........................................................................................121
3.1.1. Những phức tạp về mặt đạo đức của y-sinh học hiện đại .............................. 121
3.1.2. Một số phương hướng giải quyết cơ bản. .......................................................... 133
3.2. Xây dựng những chuẩn mực đạo đức chung cho y-sinh học hiện đại ..... 143

3.2.1. Đạo đức y-sinh học hiện đại với tư cách là một loại đạo đức nghề
nghiệp.......................................................................................................143
3.2.2. Quan điểm macxít về bản chất của ý thức đạo đức ...............................147
3.2.3. Ý nghóa của những thảo luận trong quá trình xác lập những chuẩn
mực đạo đức chung cho y-sinh học hiện đại ...........................................157
3.2.4. Chương trình giáo dục đạo đức y-sinh học hiện đại ..............................161
3.2.5. Một số chuẩn mực đạo đức cho nghiên cứu ứng dụng y-sinh học hiện
đại trên con người ..................................................................................166
C. PHẦN KẾT LUẬN.....................................................................................180

D. NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐÃ ĐƯC CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN ...................................................................................................182
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................183


1

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Có thể khẳng đònh rằng, lòch sử phát triển nền văn minh của con người
gắn liền với lòch sử phát triển của khoa học, trong đó có khoa học tự nhiên. Nhờ
những thành quả của khoa học, con người đã bước ra khỏi bóng tối của những u
mê tôn giáo, và ngày càng trở thành chủ nhân của hành tinh này. Sự khởi đầu cho
tiến trình này bắt đầu từ thời Phục hưng, với những khám phá Copecnic, đặt nền
tảng cho sự phát triển của khoa học hiện đại. Sự xuất hiện y-sinh học hiện đại đã
đưa khoa học về sự sống chuyển sang một bước ngoặt vó đại mới. Với bước ngoặt
này, con người đã có trong tay một sức mạnh ngang với Chúa trời trong việc điều
khiển sự sống. Điều đó một mặt mở ra khả năng to lớn trong công cuộc chinh
phục và cải tạo tự nhiên, mặt khác đang làm xáo trộn mạnh mẽ những quan niệm
truyền thống, trong đó không ít những giá trò truyền thống đã tồn tại hàng ngàn
năm nay, từ đó tạo nên những “cú sốc” văn hóa. Chẳng hạn, sự ra đời của “cừu
Dolly” và tiếp theo là tuyên bố của Tiến sỹ Severino Antinori và cộng sự về sự
quyết tâm nhân bản con người đã làm loài người phải bàng hoàng. Hệ quả này
không chỉ bởi ý nghóa khoa học mà còn (và chủ yếu) bởi nó lật ngược lại các
quan niệm văn hoá truyền thống, về luật tạo hóa, về những chuẩn mực gia đình
gắn với quan hệ huyết thống, về quyền của con người với thiên nhiên, v.v.
Có thể khẳng đònh những thành quả trong nghiên cứu và ứng dụng y-sinh
học hiện đại đang trở thành một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến
những khủng hoảng của hệ thống giá trò văn hoá truyền thống. Biểu hiện rõ nhất,
và cũng nghiêm trọng nhất là sự xuất hiện những nghòch lý trong quan niệm liên

quan đến giá trò đạo đức, pháp lý và môi trườ ng sinh thái.
Những câu hỏi lớn đặt ra là: loài người cần phải xác đònh lại một số giá trò
lý tưởng truyền thống hay tiếp tục xem nó như những đònh chuẩn bất biến cho các


2

hoạt động của mình? Nếu cần phải thay đổi thì đó là những giá trò nào, bổ sung
những giá trò nào, những giá trò nào cần được bảo vệ, v.v? Những câu hỏi không
dễ trả lời như vậy không chỉ thuần túy là vấn đề nhận thức mà còn có ý nghóa cực
kỳ quan trọng trong thực tiễn của đời sống con người, ảnh hưởng đến những tiến
bộ của nền văn minh con người. Nếu những câu hỏi như vậy không được trả lời,
hoặc trả lời không đúng, những hệ quả không lường sẽ xảy ra. Một mặt, nó kìm
hãm sự phát triển của y-sinh học hiện đại, hoặc biến y-sinh học hiện đại thành
những công cụ phi nhân, mặt khác cuộc sống con người sẽ rơi vào trạng thái hỗn
loạn, mất phương hướng, bởi không có những đònh chuẩn văn hóa cần thiết trong
các hoạt động. Chính vì vậy, việc quan tâm giải quyết mối quan hệ này là một
nhiệm vụ trở nên cấp bách trong thời đại chúng ta. Cũng vì lẽ đó mà vấn đề quan
hệ giữa y-sinh học hiện đại với hệ thống giá trò văn hóa, đặc biệt là với các giá trò
đạo đức, pháp lý, sinh thái đang trở thành một trong những tâm điểm thu hút sự
quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu trên toàn thế giới. Nhận xét về vấn đề có
tính cấp bách này, Phó giáo sư, tiến só Đặng Hữu Toàn viết “ Cho đến nay, các
nhà khoa học trên thế giới vẫn chưa có một quan niệm thống nhất về mối tương
quan giữa tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ với sự phát triển con người, giữa
khoa học với các chuẩn mực đạo đức, môi trường sinh thái, sự phát triển dân số,
v.v. Song, một điều đã trở nên rõ ràng là các vấn đề này đã trở nên đặc biệt gay
gắt khi mà các nước phát triển cao đã xuất hiện các công nghệ mới, các phát
minh mới trong công nghệ sinh học – những cái có khả năng làm thay đổi tính di
truyền và tâm lý con người, và qua đó đến phát triển con người” {69, 7}.
Đối với nước ta, mặc dù những nghiên cứu và ứng dụng y-sinh học hiện đại

mới bắt đầu, song các vấn đề phức tạp liên quan đến khía cạnh đạo đức, luật
pháp của y-sinh học hiện đại đã nảy sinh. Chẳng hạn, những vấn đề liên quan
đến việc sinh đẻ có trợ giúp của y-sinh học hiện đại, vấn đề nghiên cứu, sử dụng,


3

nhập khẩu các sinh vật biến đổi gen (GMO) … đang ngày càng trở thành những
mối quan tâm lớn của các nhà đạo đức, luật gia, nhà nghiên cứu xã hội và một bộ
phận đông đảo công chúng. Vấn đề đặt ra càng trở nên cấp thiết khi Đảng ta xác
đònh công nghệ sinh học là một trong những trọng tâm phát triển khoa học để
phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề quan hệ giữa y-sinh học hiện đại và hệ thống giá trò văn hóa chỉ
mới được sự quan tâm rộng rãi khi khoa học này phát triển mạnh mẽ những
nghiên cứu và ứng dụng di truyền trong những thập kỷ gần đây. Tuy nhiên, trong
những nước mà y-sinh học hiện đại còn chưa thực sự phát triển và thiếu những
thông tin một cách hệ thống về khoa học này việc nghiên cứu cũng chỉ dừng lại ở
mức độ hạn chế.
Việt Nam, mặc dù các công trình bàn đến văn hóa thì rất nhiều, song
những công trình bàn đến mối quan hệ giữa y-sinh học hiện đại và hệ thống giá
trò văn hóa thì khá hiếm. Có thể kể đến một số công trình nổi bật là: Hoàng Đình
Phu (1998){50}, Khoa học và công nghệ với các giá trò văn hóa , Nxb. Khoa học
và Kỹ thuật; Ngô Gia Hy (1988){24}, Y đức và đức sinh học- nguồn gốc và phát
triển, Nxb. Y học . Trong Khoa học và công nghệ với các giá trò văn hóa, tác giả
đã trình bày những tác động khoa học - kỹ thuật nói chung đến một số lónh vực
chủ yếu của hệ thống văn hóa như triết học, đạo đức, nghệ thuật, lối sống. Ảnh
hưởng của y-sinh học hiện đại đến hệ thống giá trò văn hóa được tác giả trình bày
trong vấn đề khoa học và triết học. Trong công trình đó, tác giả nêu lên một số
phát hiện gần đây của khoa học sinh học về các thành phần cấu tạo của sự sống,

sự phức tạp của việc giải thích sự xuất hiện vật chất sống và ý thức con người, từ
đó khẳng đònh đó là những tư liệu ban đầu cho công tác nghiên cứu của các cơ
quan triết học nước ta về những vấn đề vật chất và ý thức để rút ra những kết


4

luận triết học cần thiết. Tác giả cũng khẳng đònh, đònh nghóa vật chất của Lênin
cần được “phát triển cho phù hợp với trình độ nhận thức về vật chất của khoa học
trong thời đại ngày nay”{50, 5}. Trình bày về vai trò của văn hóa nói chung đối
với khoa học - công nghệ, tác giả khẳng đònh nó đònh hướng và là động lực cho sự
phát triển của khoa học và công nghệ ở nước ta qua cuộc kháng chiến chống
Pháp và chống Mỹ cũng như cho giai đoạn hiện nay. Như vậy, những xem xét
liên quan trực tiếp đến mối tương quan giữa y-sinh học hiện đại và hệ thống giá
trò văn hóa của tác giả mới chỉ dừng lại ở một vài điểm nhất đònh nhằm làm sáng
tỏ chủ ý chung của tác giả là ảnh hưởng lẫn nhau giữa khoa học - công nghệ nói
chung với hệ thống giá trò văn hóa Việt Nam.
Trong công trình của tác giả Ngô Gia Hy, Y đức và đức sinh học- nguồn
gốc và phát triển , vấn đề này được tác giả đề cập chủ yếu trong phần 2: Y đức và
đức sinh học - những vấn đề mắc mứu. Tác giả nêu lên một loạt các vấn đề phức
tạp về mặt đạo đức mà y-sinh học hiện đại tạo ra. Chẳng hạn, vấn đề an tử, gen
liệu pháp, vấn đề chủng tộc, ghép cơ quan, bệnh hiểm nghèo. Tác giả đã đề cập
đến khá nhiều vấn đề đạo đức liên quan đến việc ứng dụng các kỹ thuật di truyền
của y-sinh học hiện đại. Tuy nhiên, tác giả mới chỉ d ừng lại ở việc nêu vấn đề,
mà chưa tiến tới giải quyết nó một cách rõ ràng theo quan điểm riêng của mình.
Ngoài những công trình vừa đề cập đến, còn có một số bài viết trên một số
tạp chí, báo tuần, báo ngày, nhưng nhìn chung, các vấn đề tương quan giữa y-sinh
học hiện đại và hệ thống giá trò văn hóa trong các công trình vừa nói đến thường
chỉ dừng lại trong tư cách của một khía cạnh không phải là chủ yếu, khi đề cập
đến cũng chỉ dừng ở chỗ nêu vấn đề để cùng suy nghó.

Hiếm thấy những công trình của các tác giả nước ngoài đã xuất bản tại
Việt Nam có đề cập đến vấn đề này. Một công trình mặc dù không có chủ đề
nghiên cứu vấn đề luận án này song cũng có một số phần nhỏ đề cập đến nó là


5

Thực trạng khoa học và kỹ thuật , Nxb. Khoa học Xã hội, do Nicolas Wikowski
chủ biên. Cuốn sách tập hợp một số bài viết của nhiều tác giả về các vấn đề khoa
học - kỹ thuật, trong đó có một phần trình bày khía cạnh đạo đức - triết học của
những ứng dụng khoa học - công nghệ . Một số mục nhỏ đề cập đến khía cạnh đạo
đức của sinh học di truyền như ưu sinh học di truyền, sinh đẻ trong ống nghiệm,
đònh nghóa cái chết, buôn bán các bộ phận cơ thể người. Nội dung chủ yếu trong
các trình này là phê phán mặt tiêu cực của các ứng dụng các kỹ thuật di truyền
vào một số lónh vực cuộc sống con người. Sau khi phê phán các ứng dụng kỹ
thuật di truyền, quan điểm chung của các tác giả là nêu lên những cảnh báo về
những mạo hiểm từ những ứng dụng đó. Những cảnh báo đó giúp người đọc nhận
thấy những nguy hiểm thực sự của những ứng dụng thiếu thận trọng và những
nguy cơ tiềm ẩn cho con người. Tuy nhiên, ngoài việc cảnh báo, các tác giả hầu
như không trình bày một giải pháp khả thi nào để giải quyết tình trạng phức tạp
và nguy hiểm đó.
Nếu như các công trình xuất bản trong nước bàn về vấn đề này chỉ hạn chế
ở một số lượng khiêm tốn, thì lại có một số lượng khá lớn các công trình bàn đến
nó được xuất bản ở nước ngoài, và được đăng tải rất nhiều trên các trang web
khác nhau. Những quan tâm chủ yếu trong các công trình đó là dành cho khía
cạnh đạo đức của y-sinh học hiện đại. Nhìn chung, trong sự phức tạp của nhiều
khuynh hướng khác nhau nổi lên hai khuynh hướng chủ đạo và đối lập nhau là:
(a) Bênh vực cho những giá trò đạo đức truyền thống, phủ nhận những tiến bộ của
y-sinh học hiện đại, (b) Bênh vực cho sự phát triển của sinh học hiện đại, hạ thấp
vai trò của hệ thống giá trò văn hóa truyền thống.

Ở khuynh hướng thứ nhất, các tác giả tập trung phê phán y-sinh học hiện
đại đã xâm phạm và làm tổn hại đến những giá trò truyền thống, như giá trò về sự
toàn vẹn của sự sống, những niềm tin tôn giáo về sự sắp đặt của Chúa trời, quyền


6

tự do và được bảo vệ của con người, sự công bằng xã hội. Trong những phê phán
đó, các tác giả tỏ rõ quan điểm của mình là chống lại việc ứng dụng khoa học
này, cho đó là những hành động thiếu đạo đức ( xem [99}, {101}, {102}, {103},
{108}, {111}, {114}, {115}, {121}, {148}, {150}, {166}, {173}).
Trong xu hướng đối lập, các tác giả khác bênh vực cho sự phát triển của ysinh học hiện đại. Lý do chủ yếu mà các tác giả này trình bày là những lợi ích to
lớn của nó. Đối với họ, chính các lợi ích to lớn đó là giá trò đạo đức đủ làm cơ sở
cho những nghiên cứu và ứng dụng nó. Nhiều tác giả còn tin tưởng rằng, nhờ có
những kỹ thuật di truyền của y-sinh học hiện đại mà xã hội loài người sẽ giải
quyết được những bế tắc về các mặt kinh tế - xã hội, con người sẽ được cải thiện
về mặt sinh học để trở thành “con người sau con người”(xem {80}, {131}, {137},
161}).
Cũng có một số tác giả muốn cân bằng hai xu hướng đối lập này thông qua
việc chỉ ra cả những lợi ích của y-sinh học hiện đại và ý nghóa quan trọng của
những giá trò đạo đức truyền thống. Tuy nhiên, các tác giả này chưa lý giải được
tính thống nhất giữa văn hóa và khoa học, giữa truyền thống và hiện đại, do đó
vẫn chưa thoát khỏi cái nhìn siêu hình về mối quan hệ giữa y-sinh học hiện đại
và hệ thống giá trò văn hóa (xem {152}).
Nhìn chung, trong các công trình được xuất bản ở nước ngoài vừa nêu trên,
các tác giả phần nào đã quan tâm đến tương quan giữa hệ thống giá trò văn hóa
và y-sinh học hiện đại. Tuy nhiên, họ vẫn chưa thóat khỏi cách xem xét siêu hình
nên thường bò rơi vào hai thái cực, hoặc quá nhấn mạnh đến vai trò của hệ thống
giá trò văn hóa truyền thống, từ đó phủ nhận vai trò của y-sinh học hiện đại, hoặc
quá nhấn mạnh vai trò của y-sinh học hiện đại, hạ thấp ý nghóa của hệ thống giá

trò văn hóa. Chỉ có một số ít các tác giả cố phân tích vấn đề một cách khách quan
song lại không thể lý giải được quan hệ biện chứng giữa y-sinh học hiện đại và


7

hệ thống giá trò văn hóa. Mặc dù như vậy, vẫn có thể tìm thấy trong các công
trình đó những tư liệu có giá trò cho sự tham khảo khi nghiên cứu vấn đề này,
nhất là những khía cạnh liên quan đến đạo đức của y-sinh học hiện đại.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi của luận án
Mục đích
Khẳng đònh tác động biện chứng giữa y-sinh học hiện đại và hệ thống giá
trò văn hóa, mà chủ yếu là với một số giá trò văn hóa có ý nghóa nổi bật trong mối
quan hệ với y-sinh học hiện đại ở giai đoạn hiện nay, trong đó đặc biệt là giá trò
đạo đức. Đồng thời, luận án cũng cố gắng luận giải để tìm ra những giải pháp khả
thi nhằm giải quyết những phức tạp về mặt đạo đức nảy sinh từ mối quan hệ này,
tạo nên sự thống nhất giữa chúng. Trên cơ sở đó, góp phần làm sáng tỏ thêm một
số vấn đề có ý nghóa lý luận và thực tiễn liên quan đến mối quan hệ giữa y-sinh
học hiện đại và hệ thống giá trò văn hóa trong điều kiện hiện nay.
Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích trên, luận án giải quyết các nhiệm vụ sau:
-Trình bày một số điểm cơ bản về văn hóa, giá trò văn hóa và về y-sinh
học hiện đại, làm cơ sở cho việc nghiên cứu mối quan hệ giữa y-sinh học hiện đại
và hệ thống giá trò văn hóa.
- Đánh giá những khuynh hướng duy tâm, siêu hình trong quan điểm về
vấn đề tương quan giữa y-sinh học hiện đại và hệ thống giá trò văn hóa trong sự
vận động và phát triển của xã hội, đồng thời phân tích mối quan hệ biện chứng
giữa y-sinh học hiện đại và hệ thống giá trò văn hóa trong sự phát triển đó.
-Trình bày những phức tạp về mặt đạo đức nảy sinh trong mối quan hệ
giữa y-sinh học hiện đại và hệ thống giá trò văn hóa, hướng giải quyết và giải

pháp khả thi cho việc giải quyết những phức tạp đó trong điều kiện hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu


8

Phạm vi mà luận án quan tâm là mối quan hệ giữa y-sinh học hiện đại và
hệ thống giá trò văn hóa, trong đó tập trung chủ yếu vào một số giá trò văn hóa có
ý nghóa nổi bật trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt là giá trò đạo đức.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
Để làm sáng tỏ những nội dung trên, luận án dựa trên lập trường của chủ
nghóa duy vật biện chứng, lấy phương pháp luận biện chứng duy vật làm cơ sở
xem xét vấn đề, trong đó đặc biệt là những tư tưởng của Mác, ng ghen, Lênin,
Hồ Chí Minh về vai trò của văn hóa, khoa học tự nhiên và mối quan hệ giữa văn
hóa và khoa học tự nhiên trong sự phát triển xã hội.
Phương pháp sử dụng khi nghiên cứu là sự kết hợp giữa phân tích và tổng
hợp, giữa diễn dòch và quy nạp.
5. Cái mới của luận án
- Chỉ ra những nguyên nhân xuất hiện, sai lầm và hệ quả xã hội của hai
khuynh hướng cơ bản đối lập nhau là chủ nghóa truyền thống và chủ nghóa duy kỹ
thuật.
- Góp phần làm sáng tỏ mối quan hệ biện chứng giữa y-sinh học hiện đại
và hệ thống giá trò văn hóa.
- Đề xuất giải pháp có ý nghóa thực tiễn cho việc giải quyết những phức
tạp về mặt đạo đức liên quan đến những nghiên cứu và ứng dụng y-sinh học hiện
đại trong điều kiện hiện nay.
6. Ý nghóa lý luận và thực tiễn của luận án
Về mặt lý luận
Luận án góp phần vào việc làm sáng tỏ mối quan hệ giữa khoa học tự
nhiên và hệ thống giá trò văn hóa nói chung, y-sinh học hiện đại và hệ thống giá

trò văn hóa nói riêng.
Về mặt thực tiễn


9

Luận án góp phần vào việc giải quyết những phức tạp về mặt đạo đức nảy
sinh từ thực tiễn nghiên cứu và ứng dụng y-sinh học hiện đại trong điều kiện hiện
nay.
Luận án cũng có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, học
viên cao học triết học, văn hóa học, sinh học, y học và nhiều ngành có liên quan.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,
Luận án gồm 3 chương, 7 tiết.


10

B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ ĐIỂM CƠ BẢN VỀ VĂN HÓA, GIÁ TRỊ VĂN HÓA
VÀ VỀ Y-SINH HỌC HIỆN ĐẠI
1.1. VĂN HÓA VÀ HỆ THỐNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA
1.1.1. KHÁI NIỆM VĂN HÓA
Trong lòch sử, khái niệm văn hóa xuất hiện rất sớm ở phương Đông cũng
như ở phương Tây. Trong thời kỳ cổ đại Trung Quốc, văn hóa được hiểu là “văn
trò” và “giáo hóa” 1. Ở đây văn hóa được hiểu là cách thức điều hành xã hội bằng
“văn trò”, “giáo hóa” con người thay cho việc dùng vũ lực. Thông qua đó, con
người được cảm hóa theo tinh thần của cái đẹp. phương Tây, văn hóa bắt
nguồn từ chữ La tinh (culture) có nghóa là vun trồng, trồng trọt. Thuật ngữ này

cho đến ngày nay vẫn còn giữ hàm ý theo nghóa gốc tuy có những biểu hiện đa
dạng. Như vậy có thể nói, văn hóa là một khái niệm đã xuất hiện ngay từ thời cổ
đại ở cả phương Đông lẫn phương Tây.
Theo chiều dài lòch sử, khái niệm văn hóa ngày càng được phát triển
phong phú, đặc biệt là trong những thập kỷ gần đây. Sự phong phú đó trước hết là
sự phong phú về cách tiếp cận trong việc xây dựng khái niệm. Có cách tiếp cận
văn hóa như một quá trình lòch sử, có cách tiếp cận văn hóa như một hiện tượng
tâm – sinh lý, có cách tiếp cận nó như một hệ thống tín hiệu, hay như những giá
trò, có cách liệt kê tổng thành tố hợp thành quan hệ văn hóa … Với mỗi cách tiếp
cận khác nhau lại có cách đònh nghóa khác nhau.

1

Có tác giả giải thích rằng: văn = ng (con ngườ làm ra) = tốt. Cách giải thích này làm cho thuật ngữ văn
hóa phương Đông gần với phương Tây.


11

Theo Giáo sư Đỗ Huy, để làm sáng tỏ khái niệm văn hóa có thể tiếp cận
theo 3 cách là cách tiếp cận sinh thái, cách tiếp cận chức năng, cách tiếp cận
mácxít {26, 60-63}. Giáo sư Huỳnh Khánh Vinh lại phân cách tiếp cận thành
cách nhìn văn hóa thiên về trạng thái động, và cách nhìn văn hóa thiên về trạng
thái tónh {76, 398}. Tổng kết những cách tiếp cận văn hóa, tác giả Nguyễn Huy
Hoàng khẳng đònh 4 cách tiếp cận khác nhau: cách tiếp cận giá trò học, cách tiếp
cận hoạt động, cách tiếp cận nhân cách, và cách tiếp cận ký hiệu học {20,13-71}.
Chính vì có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau như vậy nên cho đến nay đã
có hàng trăm khái niệm văn hóa được đưa ra 2, và chắc chắn nó vẫn chưa dừng
lại. Điều đó cho thấy khái niệm văn hóa là một khái niệm rất rộng và rất phức
tạp. Tuy nhiên, không vì thế mà đi đến phủ nhận giá trò của những khái niệm đã

được xây dựng. Trong thực tế, do yêu cầu của việc nghiên cứu, mỗi công trình
liên quan đến văn hóa có thể khai thác và làm nổi bật một số khía cạnh nhất đònh
của nó. Điều này hoàn toàn chấp nhận được, bởi lẽ, mặc dù văn hóa là một khái
niệm rất rộng và cũng rất phức tạp, song không vì thế mà việc làm sáng tỏ một
dấu hiệu của nó để phục vụ cho nghiên cứu lại có thể xuyên tạc bản chất của nó.
Với cách hiểu như vậy nên trong luận án này chúng tôi chủ yếu quan tâm đến
việc làm sáng tỏ văn hóa với tư cách là hệ thống giá trò.
Như chúng tôi vừa trình bày, mặc dù hiện nay có hàng trăm đònh nghóa về
văn hóa, song có thể khẳng đònh rằng văn hóa là một hiện tượng xã hội , nó là cái
do con người sáng tạo ra, là cái đặc trưng cho con người để phân biệt với con vật,
tự nhiên không có văn hóa. Đó cũng là xuất phát điểm trong việc xây dựng khái
niệm về văn hóa.
Theo như Mác: “Con người là một sinh vật có tính loài …. Nó biến loài, cả
loài của chính mình cũng như của những vật khác, thành vật của mình” {41,134}.
2

Theo GS.TSKH Huỳnh Khánh Vinh thì cho đến nay đã có khoảng hơn 400 đònh nghóa về văn hóa.


12

Trong khi đó “Con vật trực tiếp đồng nhất với hoạt động sinh sống của nó. Nó
không tự phân biệt nó với hoạt động sinh sống của nó. Nó là hoạt động sinh sống
ấy”{41, 136}. Nếu con vật chỉ “xây dựng theo kích thước và nhu cầu của nó”{41,
137} thì con người lại có thể “sản xuất theo kích thước của bất kỳ loài nào và ở
đâu cũng có thể áp dụng bản chất cố hữu của mình vào đối tượng, do đó con
người cũng xây dựng theo quy luật của cái đẹp” {41,137}. “Nhào nặn vật chất
theo quy luật của cái đẹp” là năng lực đặc thù, bản chất chỉ có ở con người, gắn
với hoạt động sống của con người, trong đó lao động “sản xuất đó là đời sống có
tính loài tích cực của con người” {41,137}.

Như vậy sự khác nhau căn bản của con người so với con vật là ở phương
thức tồn tại người. Thông qua những hoạt động mang tính người đó con người
khẳng đònh mình là con người khác với con vật, nhờ những hoạt động đặc thù
mang tính người đó con người mới có thể tồn tại trong tư cách là con người. Nếu
văn hoá là cái chỉ có ở con người, cái đặc hữu của con người mà tự nhiên không
có thì chính phương thức tồn tại người là văn hoá . Đó là cách hiểu khá phổ biến
của nhiều nhà nghiên cứu văn hóa học mácxít. Theo cách hiểu này, Giáo sư
Hoàng Vinh đònh nghóa: “Văn hoá là hoạt động sáng tạo của con người nhằm
thực hiện quyền làm chủ thiên nhiên, làm chủ xã hội và làm chủ bản thân” {78,
104}. Cũng có thể tìm thấy cách hiểu văn hóa như là một loại hoạt động đặc thù
của con người qua các công trình của Giáo sư Phan Ngọc. Xuất phát từ hoạt động
của con người, Giáo sư cho rằng, con người có một kiểu hoạt động riêng, cụ thể
là lao động. Trong lao động, con người chuyển những mô hình trong óc mình vào
các sản phẩm của mình. Nghiên cứu cái mô hình trong óc con người là chuyện
của triết học, tôn giáo học, âm nhạc, hội họa, văn học, nghiên cứu các sự vật
ngoài óc con người là chuyện của khoa học tự nhiên, nghiên cứu mối quan hệ
giữa các mô hình trong óc con người với thế giới thực tại là chuyện của văn hóa


13

học. Vì thế, “văn hóa là một quan hệ. Nó là quan hệ giữa thế giới biểu tượng với
thế giới thực tại. Quan hệ ấy biểu hiện thành một kiểu lựa chọn riêng của một tộc
người, một cá nhân so với một tộc người khác, một cá nhân khác” {48,127}. Rõ
ràng, trong cách hiểu này, văn hóa là cái gắn với hoạt động của con người, qua
đó con người mới tạo nên mối quan hệ giữa “thế giới biểu tượng với thế giới thực
tại”3.
Đúng là việc khai thác khía cạnh hoạt động đã cho phép làm rõ một mặt
của văn hóa. Nhưng nếu chỉ dừng lại ở mặt này này chúng ta sẽ phải bỏ qua một
trong những mặt rất quan trọng đánh dấu thành quả của các hoạt động mang tính

người, phân biệt con người và tự nhiên: những giá trò kết tinh trong thế giới các
sản phẩm do hoạt động ấy tạo ra.
Thông qua những hoạt động mang tính người, con người “nhào nặn” đối
tượng theo tiêu chuẩn của cái đẹp. Quá trình “nhào nặn” đó là quá trình ï thể hiện
và phát huy những năng lực thuộc bản chất người trong những hoạt động sống của
họ. Khi “nhào nặn vật chất theo quy luật của cái đẹp”, “đối tượng hóa”, “vật hóa
lao động vào đối tượng” con người đã chuyển bản chất của mình vào chính đối
tượng do mình tạo ra, tạo nên một “thiên nhiên thứ hai”. Như vậy, “thiên nhiên
thứ hai” đó là sự kết tinh năng lực bản chất của con người qua hoạt động đặc thù
của họ để tạo nên một hệ thống những giá trò người. Theo nghóa này chúng ta có
thể nói văn hóa là hệ thống những giá trò người kết tinh trong thế giới các sản
phẩm do con người sáng tạo ra.
Đònh nghóa này được thừa nhận rất phổ biến. Chẳng hạn, “ Văn hoá là biểu
hiện của phương thức sống của con người, là tổng hoà mọi giá trò người” {55,
186}. “Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trò vật chất và tinh thần do con
3

Còn nhiều công trình đònh nghóa văn hóa gắn với hoạt động của con người, song vì đây không phải là
chuyên luận về văn hóa nên chúng tôi chỉ dừng lại ở đây.


14

người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hành động thực tiễn, trong sự tương tác
giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội” {68, 10}. Theo Giáo sư Trường
Lưu thì: “Sau bao nhiêu thập kỷ tranh luận về các chiều rộng – hẹp – ngang của
văn hóa, xu hướng chung của thế giới hiện nay là xem văn hóa như thước đo của
trình độ phát triển, tức nhìn văn hóa ở hệ quả giá trò” {37, 48}.
Từ những cách tiếp cận trên trên có thể khẳng đònh những mặt cơ bản của
văn hóa là:

- Biểu hiện phương thức tồn tại của con người, thông qua đó năng lực
thuộc bản chất người được thể hiện.
- Những thành quả được kết tinh lại trong thế giới các sản phẩm do hoạt
động đặc thù của con người hình thành nên hệ thống giá trò người.
Chính vì vậy, tác giả Hồ Só Quý khẳng đònh: “Văn hoá là biểu hiện của
phương thức sống của con người, là tổng hoà mọi giá trò người” {55, 186}.
Cách hiểu này hoàn toàn thống nhất với quan niệm của Đảng ta về bản
chất của văn hóa. Ngay trong Đề cương về văn hóa Việt Nam (1943), Đảng ta đã
coi văn hóa là những thành quả do con người sáng tạo ra, nó bao gồm nhiều lónh
vực của đời sống tinh thần trong đó có cả tư tưởng, học thuật và nghệ thuật. Quan
điểm đó cũng được trình bày trong các tác phẩm của cố Tổng bí thư Trường
Chinh khi ông khẳng đònh văn hóa là một vấn đề rất lớn bao gồm cả văn học,
nghệ thuật, khoa học, triết học, phong tục, tôn giáo, v.v. Tuy nhiên, quan niệm
này được thể hiện rất rõ trong đònh nghóa của Hồ Chí Minh khi Người viết: “Vì lẽ
sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh
ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật , khoa học, tôn giáo, văn học nghệ
thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn ở và các phương thức
sử dụng. Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu


15

hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống
và đòi hỏi của sinh tồn” {44, 431}.
Có thể nói, đây là một khái niệm khá hoàn chỉnh, phản ánh tương đối đầy
đủ những mặt bản chất của văn hóa. Nó không chỉ khẳng đònh văn hóa là phương
thức hoạt động và kết quả của phương thức hoạt động mang tính người, hơn nữa,
nó còn cho thấy cả những hình thức biểu hiện cụ thể của các hoạt động ấy. Thật
bất ngờ, gần 30 năm sau, tại Hội nghò liên Chính phủ về các chính sách văn hóa,
họp năm 1970 tại Venise, UNESCO đã đưa ra một cách hiểu văn hóa khá thống

nhất với cách hiểu của Hồ Chí Minh. Trong cách tiếp cận khái niệm văn hóa đó,
văn hoá được xem là:
1. Hệ thống những ý niệm gồm tập hợp các khái niệm, biểu tượng mà dựa
vào đó những cộng đồng khác nhau có thể tự lý giải mình và lý giải thế
giới mình đang tồn tại.
2. Hệ thống giá trò, chuẩn mực cho phép dựa vào đó để đánh giá các tình
huống và các hoạt động, phân biệt đúng sai, tốt, xấu.
3. Hệ thống biểu hiện văn hóa như nghệ thuật, văn học, khoa học, v.v,
như là những biểu hiện cụ thể của ý niệm, giá trò, chuẩn mực của cộng
đồng.
4. Hệ thống hành động và ứng xử văn hóa đảm bảo làm chủ môi trường tự
nhiên và xã hội đảm bảo sự cân bằng và ổn đònh đời sống cá nhân và
cộng đồng4.
Hiện nay, cách hiểu này được cộng đồng thế giới chấp nhận và coi như
cách hiểu chung mỗi khi cần bàn đến các vấn đề liên quan đến văn hóa.

4

Có thể tham khảo {62}, hoặc từ các ý kiến tổng kết của {50}, {76}.


16

Từ những phân tích trên chúng tôi hiểu rằng : Văn hoá là khái niệm phản
ánh những năng lực bản chất người trong tất cả những dạng hoạt động khác
nhau của con người, và là hệ thống những giá trò người được kết tinh trong
thế giới những sản phẩm do con người sáng tạo ra, giúp cá nhân và xã hội
điều chỉnh các hoạt động đa dạng nhằm tạo nên sự ổn đònh, cân bằng và
phát triển trong những môi trường nhất đònh.
Việc coi văn hóa là hệ thống giá trò người dẫn đến câu hỏi giá trò văn hóa

là gì, hệ thống giá trò văn hóa, chức năng của hệ thống giá trò văn hóa trong đời
sống xã hội? Để có cơ sở cho việc xem xét vấn đề mối quan hệ giữa y-sinh học
hiện đại và hệ thống giá trò văn hóa chúng tôi khái quát một số điểm cơ bản liên
quan đến hệ thống giá trò văn hóa.
1.1.2. HỆ THỐNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA
Bản chất của giá trò văn hóa
Ngay từ khi xuất hiện, con người đã phải đối mặt với thế giới rộng lớn bao
la, phong phú và đầy bí hiểm. Thế giới đó buộc con người phải tìm hiểu về nó để
trả lời cho câu hỏi nó là cái gì, và nó có ý nghóa gì đối với cuộc sống con người ?
Việc trả lời hai câu hỏi đó cũng có nghóa là việc nhận thức về nó. Trả lời cho câu
hỏi thứ nhất, nhận thức phải mô tả lại đối tượng, nắm bắt lấy những đặc tính của
nó. Đó chính là hướng phát triển sau này hình thành loại nhận thức khoa học.
Trong hướng nhận thức đó, con người phải phát huy những năng lực phân tích, so
sánh, khái quát … để tìm ra sự thật khách quan của các mối quan hệ trong hiện
thực. Trả lời câu hỏi thứ hai, con người phải xác đònh xem những đặc tính của đối
tượng có lợi ích gì cho cuộc sống của mình, nó có đáng được xem trọng hay
không. Đó là khởi nguồn cho hướng nhận thức thông qua sự đánh giá về đối


17

tượng – nhận thức giá trò. Như vậy, giá trò chỉ xuất hiện trong quan hệ đánh giá
của chủ thể về đối tượng.
Trong đánh giá, chủ thể phán xét về ý nghóa quý giá của đối tượng đối với
cuộc sống của con người. Ý nghóa đó được xác đònh bởi việc nó có thoả mãn hay
không thoả mãn những nhu cầu, hứng thú, lợi ích của chủ thể, vì vậy, về cơ bản
nó không phụ thuộc vào đặc tính tự nhiên của đối tượng. Xét bề ngoài, giá trò là
các đặc tính của đối tượng, tuy nhiên, chúng không phải là cái vốn có từ kết cấu
bên trong của bản thân đối tượng, mà do đối tượng bò hút vào phạm vi tồn tại của
con người và trở thành cái mang quan hệ xã hội nhất đònh. Điều này có thể lý giải

như sau: Lao động của con ngươi đã hút đối tượng vào trong trường hoạt động
thực tiễn của mình, và chỉ khi đó thuộc tính khách quan của đối tượng mới được
con người nhận thức và đánh giá. Thông qua sự đánh giá, con người nhận ra các
thuộc tính đó trở thành cái gì đó có hay không có ý nghóa với sự tồn tại của mình.
Khi đánh giá những thuộc tính đó, con người không mô tả lại chúng, không kiểm
tra lại các sự kiện mà chỉ phán xử về ý nghóa của chúng đối với hoạt động thực
tiễn của mình. Con người không gán cho chúng tư tưởng mà chỉ ấn đònh xem vật
này hay sự kiện kia là cái gì và có ý nghóa như thế nào. Vì vậy, có thể nói, với
việc hút đối tượng vào trường hoạt động thực tiễn của mình, con người đã gán cho
nó thêm những phẩm chất người, phẩm chất xã hội, và chính phẩm chất đó tạo
nên giá trò của đối tượng. Nói cách khác, giá trò – đó là chiều đo người cho đối
tượng.
Mặt khác, khi coi giá trò là cái chỉ tồn tại trong quan hệ đánh giá của chủ
thể trước đối tượng, chúng ta không thể không quan tâm đến đặc điểm của chủ
thể. Chủ thể theo nghóa rộng nhất là con người, nhưng theo nghóa hẹp hơn thì đó
là cộng đồng, dân tộc, giai cấp, cá nhân gắn với những thời đại khác nhau. Mỗi
giai cấp, cộng đồng, dân tộc trong một thời đại lại có lý tưởng, nhu cầu, lợi ích


18

khác nhau, do đó việc xác đònh giá trò của đối tượng cũng khác nhau. Một đối
tượng có thể trở thành giá trò với giai cấp này, cộng đồng này hay thơiø đại này mà
lại không phải là giá trò với giai cấp, cộng đồng, thời đại khác.
Từ những phân tích trên có thể khái quát những đặc điểm của giá trò là:
1./ Các giá trò chỉ tồn tại trong mối quan hệ đánh giá lý tưởng của chủ thể về ý
nghóa xã hội của đối tượng được nhận thức.
2./. Giá trò là cái được mọi người thừa nhận có vò trí quan trọng và cần đến như
một nhu cầu cho cuộc sống
3./ Giá trò có tính giai cấp, lòch sử, thời đại, dân tộc, nhân loại gắn với sự tồn tại

hay mất đi của nhu cầu con người trong họat động thực tiễn.
4./ Trong mọi giá trò đều chứa đựng yếu tố nhận thức, tình cảm.
Trên cơ sở khái quát những đặc điểm đó, có thể nói: giá trò là ý nghóa quý
giá của đối tượng do nó phù hợp với lợi ích, nhu cầu, hứng thú của chủ thể và được
chủ thể thừa nhận thông qua những đánh giá lý tưởng khi nó bò cuốn hút vào các
quan hệ của con người.
Như vậy, “thiên nhiên thứ hai”, hệ thống giá trò người (cái được gọi là văn
hóa) không đơn thuần chỉ là kết quả lao động của con người, mà còn hàm chứa
trong nó những phẩm chất người, mang trong nó ước mơ, hoài bão, khát vọng về
một cuộc sống lý tưởng. Chính ở khía cạnh này, giá trò tồn tại với tư cách là các
chuẩn mực văn hóa của xã hội, giá trò văn hóa. Điều này đã được nhiều tác giả
thừa nhận5. Vì vậy, chúng tôi hiểu rằng: Trong bản chất của mình, giá trò văn
hóa là những ước mơ, hoài bão, khát vọng về một cuộc sống lý tưởng của con

5

Chẳng hạn, trong Cách tiếp cận vấn đề văn hóa theo quan điểm triết học Mác, Triết học, số 1, 1998, tác
giả Vũ Thò Kim Dung cho rằng: “Cho nên, xét theo phương diện rộng (về mặt chức năng), khái niệm
“văn hóa” và “giá trò” là gần như trùng hợp”.


19

người và được biểu hiện thông qua thế giới các sản phẩm do con người sáng
tạo ra 6.
Cấu trúc và hiện tượng tái cấu trúc của hệ thống giá trò văn hóa
Các giá trò văn hóa trong mỗi cộng đồng, dân tộc, thời đại nhất đònh bao
giờ cũng xếp theo những nguyên tắc nhất đònh tạo nên một hệ thống giá trò văn
hóa. Tuỳ theo từng mục đích tiếp cận khác nhau chúng ta có thể phân ra các loại
giá trò văn hóa khác nhau. Chẳng hạn, nếu căn cứ vào đặc thù nhân cách của con

người để phân biệt với con vật thì có thể phân thành: lý trí, tình cảm, vinh dự,
phẩm giá, đạo đức, … căn cứ vào tính phổ quát của giá trò văn hóa có thể phân
thành: giá trò văn hóa phổ quát, giá trò văn hóa chung, giá trò văn hóa hiện đại,
v.v. Theo cách phân loại phổ biến và cũng nhằm đáp ứng cho mục đích nghiên
cứu đề tài chúng tôi nhất trí với cách phân loại của Giáo sư Huỳnh Khánh Vinh.
Theo đó, giá trò văn hóa được chia thành:
-

Giá trò khoa học (trí tuệ) 7.

6

Cần lưu ý rằng, giá trò văn hóa, với tư cách là những ước mơ, hoài bão, khát vọng về một cuộc sống lý
tưởng của con người, không chỉ được bộc lộ dưới hình thức văn hóa phi vật thể mà còn toát lên từ các công
trình văn hóa vật thể cụ thể. Vì vậy, khi nói đến chuẩn mực văn hóa là bao gồm cả những chuẩn mực đã
được vật thể hoá trong các hình thức văn hoá vật thể đó.
7

đây cần lưu ý rằng, khi coi văn hóa là hệ thống giá trò người thì không thể không xếp khoa học vào hệ
thống giá trò đó, song cần phải thừa nhận rằng đó là một giá trò đặc biệt. Tính đặc biệt của nó là ở chỗ nếu
như giá trò khoa học đạt được ý nghóa của chân lý bằng con đường xoá bỏ bất cứ sự quan tâm hay ưa thích
nào của chủ thể nhận thức thì, ngược lại, những giá trò văn hóa ngoài khoa học là sự thể hiện khả năng
cảm thụ thế giới dưới hình thức của sự đánh giá chủ quan về ý nghóa quý giá của các thuộc tính đa dạng
trong hiện thực đối với con người. Tất nhiên, những đánh giá chủ quan đó không thể không dựa trên
những cơ sở khách quan, khoa học, song điều đó không làm thay đổi tính chất của loại giá trò văn hóa này.
Về cơ bản, những giá trò văn hóa ngoài khoa học luôn bò chế ước bởi những nhân tố có tính chủ quan của
chủ thể như giai cấp, cộng đồng, dân tộc, niềm tin, đònh hướng và thậm chí cả tín ngưỡng. Do đó, việc coi
các giá trò khoa học trở thành các giá trò văn hóa không thủ tiêu sự phân biệt một cách tương đối giữa giá
trò văn hoá ngoài khoa học với các giá trò do khoa học sinh ra. Chính vì như vậy mới xuất hiện vấn đề mối
quan hệ giữa khoa học tự nhiên và hệ thống giá trò văn hóa . Điều này đã được E.Man-tru-rơ, V.G.Phêđô-tô-va khẳng đònh: “Vấn đề tương quan giữa khoa học và giá trò, có thể nói một cách chính xác hơn là

vấn đề quan hệ giữa khoa học (kể cả khoa học với tư cách là giá trò) với những giá trò hình thành bên
ngoài khoa học, không chỉ có tính chất phương pháp luận làm rõ mối liên hệ giữa các nhân tố văn hoá - xã
hội với hoạt động nhận thức. Nó trước hết là vấn đề có ý nghóa xã hội về sự hoạt động và sự tác động lẫn


20

-

Giá trò thẩm mỹ, nghệ thuật.

-

Giá trò (luân lý) đạo đức.

-

Giá trò pháp lý.

-

Giá trò niềm tin, tâm linh v.v{77, 424}.

Tất nhiên, sự phân loại này chỉ có ý nghóa tương đối, bởi lẽ giữa các loại
giá trò văn hóa này có sự xâm nhập, đan xen trong hệ thống phức hợp các giá trò
văn hóa.
Trong số những giá trò văn hóa thì giá trò đạo đức là phổ quát nhất bởi lẽ
nó có mặt trên tất cả các lónh vực, mọi quan hệ giao tiếp của con người trong mọi
thời đại. Vì vậy mà Giáo sư Đỗ Huy viết : “Mỗi xã hội thường có bốn hệ chuẩn
mực bao chứa những đònh chuẩn mang tính quy đònh, tính thông tin, biểu hiện

thành những tín hiệu giá trò, bảo hành cho việc giao tiếp giữa cá nhân và cộng
đồng. Đó là hệ chuẩn mực văn hoá đạo đức, văn hoá pháp luật, văn hoá thẩm mỹ
và các chuẩn mực về niềm tin. Trong bốn hệ chuẩn mực này thì hệ chuẩn mực về
văn hoá đạo đức là phổ quát nhất. Nó tạo nên các điều kiện tối đa cho các quan
hệ giao tiếp xã hội.” {37, 97}. Không chỉ mang tính phổ quát cao, giá trò đạo đức
còn đóng vai trò của một nhân tố điều tiết đặc biệt mạnh mẽ tới cá nhân và xã
hội. Vai trò của nó không phải là vai trò của các phần tử “bên ngoài” mà là “bên
trong” con người. Sức mạnh của nó không phải là sức mạnh của gươm giáo hay
sự đau đớn và sự sợ hãi, mà là ở sự xấu hổ, lương tâm trong mỗi con người. Đó
cũng chính là lý do giải thích vì sao luận án đặc biệt quan tâm đến các giá trò đạo
đức trong mối quan hệ giữa y-sinh học hiện đại với phức hợp hệ thống giá trò văn
hoá.

nhau trong xã hội giữa khoa học và văn hoá, giữa những giá trò ngoài khoa học và những giá trò do khoa
học sinh ra” {4, 96}.


21

Trên cơ sở những giá trò văn hóa phổ quát, các chuẩn mực cụ thể được đònh
ra để trở thành những đònh chuẩn mang tính quy đònh đảm bảo cho sự duy trì sự
ổn đònh lâu dài cho xã hội.
Vò trí so sánh giữa những giá trò văn hóa không có sự đồng nhất. Tuỳ theo
từng cộng đồng, thời đại, nghề nghiệp … mà những giá trò văn hóa khác nhau được
xếp theo những thứ bậc khác nhau, từ đó tạo nên thang giá trò, (hoặc thước đo
giá trò). Chẳng hạn, nếu các xã hội phương Tây thường đề cao giá trò lý trí thì
người phương Đông lại thường đề cao giá trò đạo đức, nếu nghề kinh doanh đề
cao “chữ tín” thì nghề y đề cao lương tâm, nếu trong thời đại phong kiến những
giá trò văn hóa liên quan đến tông tộc, dòng họ được đặt lên hàng đầu thì thời đại
ngày nay chúng ta đề cao những giá trò văn hóa liên quan đến tổ quốc, nhân dân.

Mỗi xã hội có thang giá trò văn hóa khác nhau và nó là cơ sở để hình thành thang
giá trò văn hóa cá nhân. Con người luôn biết soi mình vào thang giá trò văn hóa để
tự hoàn thiện, vì vậy, thang giá trò văn hóa trở thành động lực thôi thúc họat động
của cá nhân và xã hội.
Những giá trò văn hóa chiếm vò trí cao, mang ý nghóa cốt lõi trong thang
giá trò văn hóa được gọi là chuẩn giá trò văn hóa ( hay còn gọi là giá trò gốc, từ
đó quy đònh những giá trò “con”). Các giá trò chuẩn thường ổn đònh và quy đònh
đặc trưng văn hóa của một thể cộng đồng. Chẳng hạn, trong truyền thống văn hóa
Việt Nam, yêu nước, tính cộng đồng … là những giá trò văn hóa được xếp ở những
thang bậc cao nhất và được xem là chuẩn giá trò.
Như vậy, xét về mặt cấu trúc, hệ thống giá trò văn hóa là một tổ hợp
những giá trò khác nhau được xắp xếp theo những nguyên tắc nhất đònh tạo
nên thang giá trò của mỗi xã hội, trong đó những giá trò được xếp ở thứ bậc
cao trở thành những giá trò cốt lõi, nền tảng của hệ thống giá trò đó.


22

Với một cấu trúc được tổ chức chặt chẽ thành thang giá trò và chuẩn giá trò
đã tạo nên tính ổn đònh tương đối của một hệ thống giá trò văn hóa, từ đó xác đònh
cho mỗi nền văn hóa những đặc trưng riêng biệt. Nhưng điều đó không có nghóa
là nó không có những thay đổi, biến động qua quá trình phát triển xã hội. Quy
luật của cuộc sống là luôn vận động làm cho nhu cầu con người cũng biến đổi
theo. Sự biến đổi nhu cầu của con người đến một mức độ nào đó sẽ làm mất đi ý
nghóa của một số giá trò văn hóa này, nâng ý nghóa của một số giá trò văn hóa
khác, tạo nên hiện tượng đảo lộn thứ bậc trong thang giá trò. Thậm chí, những
biến cố lớn của lòch sử cũng có thể làm đảo lộn và thay đổi cả những giá trò văn
hóa được xem là giá trò chuẩn. Điều đó có nghóa là, mỗi bước phát triển của xã
hội sẽ có hai hiện tượng đối nghòch xảy ra. Thứ nhất, khi xã hội phát triển, một số
giá trò văn hóa truyền thống tiếp tục được phát huy làm cơ sở tinh thần cho các

hoạt động trong cộng đồng, bởi chúng vẫn chứng tỏ được tính phù hợp với sự phát
triển của điều kiện mới. Thứ hai, xuất hiện hiện tượng “lệch chuẩn”, nghóa là
xuất hiện những giá trò văn hóa mới chống lại những giá trò văn hóa truyền thống.
Những “lệch chuẩn” như vậy có thể là sự biểu hiện của “lệch chuẩn” tiến bộ,
hoặc “lệch chuẩn” phản tiến bộ. Những “lệch chuẩn” tiến bộ là sự đáp ứng
những nhu cầu đòi hỏi tất yếu của sự phát triển xã hội. Những “lệch chuẩn” phản
tiến bộ có thể là kết quả của sự bảo thủ, không chòu từ bỏ những giá trò văn hóa
đã trở nên cũ kỹ, lạc hậu không còn đáp ứng được nhu cầu phát triển mới của đời
sống. Nó cũng có thể là sản phẩm của sự thiếu ý thức, kém hiểu biết của một bộ
phận nào đó trong xã hội, phản ánh những cách hiểu lệc lạc, chống lại xu hướng
vận động tất yếu của lòch sử. Vì là cái chống lại xu hướng vận động tất yếu của
lòch sử nên sớm hay muộn những “lệch chuẩn” phản tiến bộ cũng không thể tồn
tại. Những “lệch chuẩn” tiến bộ lúc đầu có thể bò bài bác, chống đối từ phía các
chuẩn mực truyền thống, song vì là kết quả của xu hướng tất yếu nên nó có sức


23

sống mãnh liệt và dần dần làm thay đổi hệ thống giá trò văn hóa truyền thống.
Kết quả là một quá trình tái cấu trúc hệ thống giá trò văn hóa sẽ xảy ra. Quá trình
này mặc dù không diễn ra một cách đột biến và rất khó nhận thấy song cuối cùng
nó cũng dẫn đến chỗ những giá trò văn hóa “lệch chuẩn” tiến bộ sẽ không còn
“lệch chuẩn”. Nó sẽ tích hợp với những giá trò văn hóa truyền thống còn phù hợp
với điều kiện mới của xã hội tạo thành hệ thống giá trò văn hóa mới. Có thể nhận
thấy điều này qua rất nhiều trường hợp trong lòch sử. Chẳng hạn, những “lệch
chuẩn” xuất hiện trong thời kỳ Phục hưng đã đưa phương Tây thoát khỏi bóng
đêm của thời kỳ Trung cổ.
Những phân tích về khả năng tái cấu trúc lại hệ thống giá trò văn hóa cho
phép chúng ta khẳng đònh: Sự ổn đònh của hệ thống giá trò văn hóa chỉ mang
tính tương đối. Những biến đổi của đời sống xã hội kéo theo sự biến đổi về

nhu cầu, lợi ích của con người sẽ làm biến đổi nội dung và trật tự của các giá
trò văn hóa trong xã hội, tạo nên quá trình tái cấu trúc lại hệ thống giá trò
văn hóa, làm cho nó có sự phát triển về chất.
Tuy nhiên, tính chất ổn đònh tương đối của hệ thống giá trò văn hóa đủ cho
nó thực hiện được chức năng của mình trong đời sống con người.
Chức năng của hệ thống giá trò văn hóa
Khẳng đònh về vai trò của văn hóa, Đảng ta cho rằng: “Văn hoá là nền
tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển
kinh tế xã hội” {12, 35}. Vai trò đó được thể hiện qua những chức năng cơ bản
của nó. Có thể có nhiều cách tiếp cận khác nhau, và vì thế mà có nhiều cách xem
xét khác nhau về chức năng của văn hóa, song những chức năng cơ bản sau được
hiểu khá phổ biến:
Chức năng nhận thức.


×