Báo Cáo Thực tập tốt nghiệp
GVHD. Th.S Nguyễn Thị Phương Lan
LỜI MỞ ĐẦU
H iện nay trong cơ chế thị trường, nền kinh tế thị trường đã tạo ra sự
cạnh tranh gay gắt giữa các ngành, cũng như trong nội bộ các ngành. Để hội
nhập, buộc các doanh nghiệp, các sản phẩm phải có chỗ đứng trên thị trường và
từng bước khẳng định được thương hiệu của mình trên thị trường. Thương hiệu và
sản phẩm của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Tân Á Đại Thành cũng như
các sản phẩm của các công ty khác từng bước thâm nhập thị trường và từng bước
khẳng định vị trí của mình trên thương trường. Do vậy không ai khác tự công ty
phải khẳng định chính nội lực của mình bằng việc thay đổi và hoàn thiện các
chính sách của mình. Việc thay đổi các chính sách, các công cụ cũng nhằm huớng
tới một mục tiêu cuối cùng đó là mở rộng thị trường mục tiêu của công ty, nhằm
quảng bá, khuyếch trương sản phẩm, nhằm tìm hiểu thực tế về nhu cầu của thị
trưòng, thị hiếu của nguời tiêu dùng…Thế nhưng tất cả những vấn đề nêu trên đều
khẳng định rằng công ty cần phải có hệ thống kênh phân phối thực sự mạnh, thực
sự rộng khắp để từ đó sản phẩm của công ty mới đứng vững trên thị trường, cũng
như ngày càng phát triển và đem lại hiệu quả kinh doanh cho công ty. Điều mà
các công ty luôn chăn trở để tìm ra một hướng đi mới, hay tăng cường khả năng
tiêu thụ của sản phẩm. Ở đây, qua một thời gian thực tập tìm hiểu về công ty nói
chung cũng như tình hình marketing của công ty nói riêng, tôi thấy hiện nay thực
trạng kênh phân phối của công ty còn rất nhiều vấn đề cần phải sửa đổi, cần phải
bổ sung, cần phải hoàn thiện cho phù hợp để nâng cao khả năng cung ứng sản
phẩm cho công ty. Vì lý do trên tôi đã chọn đề tài:“Giải pháp nhằm hoàn thiện
hệ thống kênh phân phối tại Công ty Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Tân Á Đại
Thành “
Kết cấu của đề tài gồm ba chương:
Chương 1 -Tổng quan về Công ty Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Tân Á Đại
Thành
Trịnh Văn Mạnh
1
Lớp: QTKDTH2 K40
Báo Cáo Thực tập tốt nghiệp
GVHD. Th.S Nguyễn Thị Phương Lan
Chương 2 - Thực trạng hệ thống kênh phân phối của công ty Cổ Phần Đầu Tư
và Phát Triển Tân Á Đại Thành
Chương 3 - Giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại Công ty Cổ
Phần Đầu Tư Và Phát Triển Tân Á Đại Thành
Trịnh Văn Mạnh
2
Lớp: QTKDTH2 K40
Báo Cáo Thực tập tốt nghiệp
GVHD. Th.S Nguyễn Thị Phương Lan
Chương I : TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ
PHÁT TRIỂN TÂN Á ĐẠI THÀNH
1.1 - Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
1.1.1 - Lịch sử ra đời hình thành và phát triển của Công ty
1.1.1 Lịch sử ra đời
Tên Công ty: Công ty Cổ Phần Đầu tư và Phát triển Tân Á Đại Thành
Tên giao dịch:
TAN A DAI THANH DEVELOPMENT
JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt: TADT.,JSC
Địa chỉ trụ sở: Số 4 Bích Câu, Phường Quốc Tử Giám, Quận Đống Đa,
Thành Phố Hà Nội
Điện thoại: 043.7322644; 043.7322655
Fax: 043.7321668
Email:
Website:
Chị Nguyễn Thị Mai Phương, tốt nghiệp Đại học Giao thông vận tải năm
1986, là một kỹ sư kinh tế giao thông vận tải, là người đi đầu trong việc sáng lập
và định hướng cho sự phát triển của Công ty như hiện nay. Từ quyết tâm làm giàu
từ ngành nghề mà mình học được và tích lũy trong quá trình công tác tại công ty xe
khách Hà Nội từ năm 1986 đến năm 1994, Chị xung phong nghỉ biên chế và bắt
tay vào tìm hiểu thị trường và nghiên cứu sản phẩm mà mình hướng đến. Sau một
thời gian dài tìm hiểu và có định hướng cho mình, Chị đã dồn hết số vốn của mình
vào việc xây dựng phân xưởng sản xuất bồn Inox tại 235 Vĩnh Hưng. Trải qua 4
năm hoạt động, nhà máy Tân Á được ra đời dựa trên lòng quyết tâm và số vốn ít ỏi
của Chị vào năm 1996 tại khu công nhiệp Vĩnh Tuy - Hoàng Mai – Hà Nội. Từ
đây, trên con đường thương trường không ít những khó khăn trở ngại, Chị đã lần
lượt vượt qua và có những thành tựu vô cùng đáng nể như hiện nay.
1.1.2 Quá Trình phát triển và phương hướng của Công ty
Năm 1995 xưởng sản xuất bồn Inox ra đời với quy mô nhỏ vô cùng sơ khai
với sản phẩm bồn inox sản lượng 200 sản phẩm / tháng.
Năm 1996 thành lập Công ty TNHH SX & TM Tân Á. Nhà máy sản xuất
Tân Á được xây dựng với một quy mô nhỏ. Sản phẩm chính là bồn chứa nước
Trịnh Văn Mạnh
3
Lớp: QTKDTH2 K40
Báo Cáo Thực tập tốt nghiệp
GVHD. Th.S Nguyễn Thị Phương Lan
bằng nhựa đa chức năng và bồn chứa nước bằng inox với sản lượng 500 sản phẩm/
tháng.
Năm 1996-1999 Công ty Cổ Phần ĐT& PT Tân Á Đại Thành đã đầu tư mở
rộng nhà xưởng, xây dựng nhà máy Nam Đại Thành với quy mô 10.000m2 tại
quận Tân Bình thành phố Hồ Chí Minh. Đầu tư dây chuyền sản xuất đồng bộ cho
sản phẩm bồn chứa bằng inox và nhựa với công suất lên tới 6000 sản phẩm / tháng,
với nhãn hiệu Đại Thành.
Năm 1999- 2002 tiếp tục xây dựng và mở rộng quy mô sản xuất, nghiên cứu
và mở rộng quy mô sản xuất ống inox, bình nước nóng, năng lượng mặt trời Công
ty đã đầu tư xây dựng nhà máy Tân Á tại khu công nghiệp Vĩnh Tuy, Quận Hoàng
Mai, Hà Nội với diện tích 7.000 m2 để mở rộng sản xuất và làm trụ sở chính của
Công ty. Xây dựng nhà máy Đại Thành tại Hóc Môn với quy mô 60.000M2
Năm 2002 – 2005 đưa nhà máy Hưng Yên và Đà Nẵng đi vào hoạt động.
Triển khai xây dựng nhà máy tại thị trấn Yên Mỹ, huyện Yên Mỹ, Hưng Yên với
quy mô 40.000m2, đồng thời phát triển các sản phẩm mới của Công ty như bình
nước nóng, chậu inox, cán thép, sản phẩm nhựa gia dụng. Đưa nhà máy Hưng Yên
đi vào hoạt động. Cũng đồng thời trong năm đó công ty tiếp tục xây dựng nhà máy
Tân Á Đà Nẵng tại khu công nghiệp Liên Chiểu thành phố Đà Nẵng với diện tích
10.000m2 sản xuất bồn chứa nước, máy nước nóng năng lượng mặt trời.
•
Năn 2005-2008 đầu tư mở rộng nhà máy Tân Á Hưng Yên giai đoạn 2 tăng
diện tích tổng thể nhà máy lên 110.000 m2, diện tích nhà xưởng 50.000m2,
đầu tư máy móc, thiết bị, nâng công suất nhà máy lên 30% so với đầu tư ban
đầu năm 2004.
•
Đầu tư mới dây chuyền sản xuất sơn nội, ngoại thất cao cấp, sản xuất bồn
tắm, thiết bị phòng tắm cao cấp.
•
Đầu tư và xây dựng các chi nhánh, các trung tâm trưng bầy giới thiệu sản
phẩm tại 28 tỉnh thành, diện tích trung bình tại mỗi chi nhánh khoảng từ 600
m2đến 5.000m2.
Trịnh Văn Mạnh
4
Lớp: QTKDTH2 K40
Báo Cáo Thực tập tốt nghiệp
GVHD. Th.S Nguyễn Thị Phương Lan
Năm 2008-2011 mở rộng quy mô sản xuất sang Cộng hoà Dân chủ Nhân
dân Lào, triển khai đầu tư và xây dựng các dự án bất động sản. Triển khai
nhà máy sản xuất bồn inox và bồn nhựa gia dụng tại thủ đô Viên Chăn Cộng
hoà Dân chủ Nhân dân Lào. Về quy mô 20.000m2 sản xuất các sản phẩm
chính gồm bồn nước inox, bồn nhựa, bình nước nóng. Công ty đã xây dựng
được tổng cộng 76 chi nhánh đi vào hoạt động trên khắp các tỉnh thành trong
cả nước để cung cấp và phân phối hàng hóa cho gần 10.000 cửa hàng, đại lý
trong cả nước. Cũng trong giai đoạn này công ty cũng thành lập ban quản lý
dự án, sàn giao dịch bất động sản Tân Á Đại Thành land, đồng thời khởi
công xây dựng dự án Golden Metroplitan.
Công ty Cổ Phần ĐT& PT Tân Á Đại Thành đã nghiên cứu và đầu tư 7 dây
chuyền sản xuất đồng bộ sản phẩm ống inox trang trí phục vụ nhu cầu dân dụng và
công nghiệp công suất 200 tấn / tháng.
Từ đó Công ty không ngừng phát triển mở rộng qui mô sản xuất và chiến
lĩnh thị trường, đến năm 2007 Công ty chính thức chuyển đổi hình thức kinh doanh
từ Công ty TNHH chuyển thành Công ty Cổ phần. Đánh dấu bước phát triển cả về
qui mô và hình thức hoạt động.
Khi khởi nghiệp nữ Tổng giám đốc chỉ với số vốn ít ỏi khoảng 100 triệu
đồng nhưng đến nay tổng giá trị tài sản sau hơn mười năm xây dựng và phát triển
lên tới 100 tỷ đồng. Doanh thu hàng năm đạt gần 200 tỷ đồng, thương hiệu Tân Á
Đại Thành đang ngày càng trở thành một thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam.
Hiện nay các sản phẩm của Công ty Cổ phần ĐT& PT Tân Á Đại Thành
được Công ty sản xuất và phân phối trực tiếp trên thị trường thông qua trên 1000
nhà phân phối, cửa hàng tại tất cả các tỉnh thành trong cả nước chiếm thị phần
khoảng 20%.
1.1.3 Ngành nghề kinh doanh
STT
1
2
3
Tên ngành nghề
Sản xuất các sản phẩm cơ khí tiêu dùng (Bồn chứa nước bằng inox);
Buôn bán tư liệu sản xuất;
Đại lý mua, bán, ký gửi hàng hóa;
Trịnh Văn Mạnh
5
Lớp: QTKDTH2 K40
Báo Cáo Thực tập tốt nghiệp
GVHD. Th.S Nguyễn Thị Phương Lan
4
5
6
Sản xuất các sản phẩm bằng nhựa;
Sản xuất và mua bán sản phẩm ống Inox;
Quảng cáo thương mại;
Sản xuất, mua bán các sản phẩm bình đun nước nóng, bình nóng sủ dụng
7
8
9
10
11
12
13
14
năng lượng mặt trời;
Sản xuất, mua bán các sản phẩm chậu rủa, đồ gia dụng;
Sản xuất, mua bán, sơn xây dựng, sơn công nghiệp;
Sản xuất, mua bán vật liệu xây dựng;
Sản xuất, mua bán sản phẩm vòi sen, vòi nước, thiết bị vệ sinh phòng tắm;
Sản xuất, mua bán các loại bồn tắm;
Vận tải hành khách bằng ô tô;
Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, hạ tầng
15
16
17
kỹ thuật;
Kinh doanh bất động sản;
Kinh doanh siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tự chọn;
Kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà hàng, khu du lịch, khu vui chơi giải trí
(không bao gồm kinh doanh quán bar, phòng hát karaoke, vũ trường);
18 Vận tải hàng hóa, vận chuyển hành khách bằng ô tô;
19 Sản xuất dây, cáp điện và điện tử khác;
Doanh nghiệp chỉ hoạt động xây dựng khi có đủ điều kiện năng lực theo quy định
của pháp luật.
-
Nguồn vốn của công ty: Vốn điều lệ: 200.000.000.000 đồng ( Hai trăm tỷ
đồng)
Vốn pháp định: 6.000.000.000 đồng (Sáu tỷ đồng)
Trịnh Văn Mạnh
6
Lớp: QTKDTH2 K40
Báo Cáo Thực tập tốt nghiệp
GVHD. Th.S Nguyễn Thị Phương Lan
Danh sách những người góp vốn:
Sô
Nơi đăng ký hộ khẩu
Giá trị góp
Phần
Số giấy
TT
thường trú đối với cá
vốn
vốn
CMTND/ hộ
nhân hoặc địa chỉ trụ
góp
chiếu,ĐKKD/
sở chính đối với tôt
(%)
Số quyết định
39.000.000.000
18,5
thành lập
024251429
39.800.000.000
19,9
023146220
41.300.000.000
20,7
023146913
Nguyễn Thị
Hồ Chí Minh
Số 4, Bích Câu, Đống
50.500.000.000
25,3
011025125
Mai Phương
Nguyễn Sơn
Đa, Hà Nội
Số 9 ngõ 252/53Tổ
1.500.000.000
0.8
B0543592
Hùng
10A Trung Liệt,
Nguyễn Duy
Thanh Xuân, Hà Nội
Số 135 Tôn Đức
30.000.000.000
15,0
012303184
Chính
Thắng, Đống Đa, Hà
Tên thành viên
1
Nguyễn Minh
chức
Số 119 Lý Thường
Ngọc
Kiệt, phường 7, quận
Lê Thị Thu Hiền
Tân Bình TPHCM
Số 339A Lê Văn Sỹ,
2
phường 13, quận 3, TP
Nguyễn Hữu Đức
3
4
5
6
Hồ Chí Minh
Số 339A Lê Văn Sỹ,
phường 13, quận 3, TP
Nội
- Nhân sự: Tổng số nhân viên của công ty 3.000 cán bộ công nhân viên, trong
đó 2500 công nhân viên làm việc tại các nhà máy, 300 nhân viên kinh doanh,
còn lại là cán bộ công nhân viên khối văn phòng, hành chính nhân sự.
- Cơ sở vật chất gồm tòa nhà 6 tầng trụ sở của công ty tại số 4 phố Bích Câu,
Đống Đa, Hà Nội, tòa nhà 4 tầng tại khu công nghiệp Vĩnh Tuy, Hoàng Mai,
Hà Nội, tòa nhà 4 tầng tại nhà Máy Hưng Yên, hệ thống gồm 76 Chi nhánh
Tân Á Đại Thành tại các tỉnh thành trong cả nước, với diện tích bình quân vào
Trịnh Văn Mạnh
7
Lớp: QTKDTH2 K40
Báo Cáo Thực tập tốt nghiệp
GVHD. Th.S Nguyễn Thị Phương Lan
300m2. Hơn một nửa trong số đó được xây dựng khang trang 3 tầng với kho
bãi rộng để chứa hàng hóa.
- Phương tiện đi lại, vận chuyển: Công ty gồm 20 xe ô tô con phục vụ đi lại của
ban lãnh đạo, cán bộ kinh doanh. Hàng trăm xe ô tô tải các loại tải trọng từ
1,25 tấn đến 5 tấn để vận chuyển hàng hóa từ nhà máy tới các Chi Nhánh
cũng như từ các Chi nhánh tới hệ thống kênh phân phối là các đại lý và tới tận
tay người tiêu dùng.
- Trang thiết bị văn phòng hiện đại như máy tính, máy in, photo copy các loại
tại trụ sở công ty, tại các Chi nhánh trong cả nước.
1.2 - Chức năng, nhiệm vụ và quy mô của Công ty
1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty
Tân Á Đại Thành là tập đoàn kinh tế đa ngành nghề, chuyên sản xuất các
sản phẩm như: bồn nước, bình nóng lạnh, máy nước nóng năng lượng mặt trời,
chậu rửa, bồn tắm, sen vòi, sơn trang trí nội ngoại thất, bất động sản… hàng đầu tại
Việt Nam.
Trong quá trình phát triển, Công ty luôn coi sự thỏa mãn của khách
hàng là ưu tiên hàng đầu, không ngừng sáng tạo và đổi mới các hoạt động sản xuất
kinh doanh song hành với biện pháp quản lý chất lượng tổng thể áp dụng nghiêm
ngặt tiêu chuẩn quốc tế. Công ty quan tâm ngay từ khâu sản phẩm đầu vào, mỗi
bước đi trong quá trình sản xuất phải được hoàn thiện đến từng chi tiết.
Trong xu thế hội nhập của nền kinh tế thế giới, Việt Nam đang chủ động hội
nhập với nền kinh tế toàn cầu, Công ty Tân Á Đại Thành cũng đã và đang nỗ lực
phấn đấu để hoàn thành các mục tiêu và sứ mệnh của doanh nghiệp, đóng góp tích
cực cho sự phát triển của kinh tế đất nước. Đối với Công ty, sự tăng trưởng và phát
triển của Công ty luôn đồng hành với những giá trị đích thực của toàn xã hội.
Công ty luôn trân trọng và mong muốn sự hợp tác tích cực từ đối tác để có
thể nắm bắt được những cơ hội mới, cùng sáng tạo ra những giá trị mới và cùng
Trịnh Văn Mạnh
8
Lớp: QTKDTH2 K40
Báo Cáo Thực tập tốt nghiệp
GVHD. Th.S Nguyễn Thị Phương Lan
vươn tới những tầm cao mới, thành công mới, hơn cả là hướng tới một tương lai
phát triển phồn vinh, ổn định và bền vững.
1.2.2 Quy mô của Công ty
Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Tân Á Đại Thành bao gồm 11 Công ty
thành viên :
Công ty TNHH SX&TM Tân Á
Công ty TNHH sản xuất và thương mại Nam Đại Thành
Công ty TNHH Sản xuất và thương mại Tân Á - Hưng Yên
Công ty TNHH một thành viên SX&TM Tân Á - Đà Nẵng
Công ty TNHH Tân Á Viêng Chăn
Hợp tác xã Hưng Phát
Hợp tác xã công nghiệp Tiến Thành
Công ty TNHH Sản xuất và thương mại Tân Á - Quảng Nam
Công ty TNHH một thành viên Tân Á Đại Thành - Đắk Nông
Công ty TNHH Sản xuất và thương mại Nam Đại Thành - Cần Thơ
Công ty TNHH Nam Đại Thành - Bình Phước
07 Nhà máy sản xuất:
Nhà máy Tân Á Đại Thành Hà Nội
Nhà máy Tân Á Đại Thành Hưng Yên
Nhà máy Tân Á Đại Thành Đà Nẵng
Nhà máy Tân Á Đại Thành HCM
Nhà máy Tân Á Đại Thành Đắk Nông
Nhà máy Lào - Viêng Chăn
Nhà máy Tân Á Đại Thành Cần Thơ
Và 76 chi nhánh cùng gần 10.000 cửa hàng, đại lý trong hệ thống
kênh phân phối trên khắp các tỉnh thành trong cả nước
1.3 - Cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty
1.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy tại công ty
Trịnh Văn Mạnh
9
Lớp: QTKDTH2 K40
Báo Cáo Thực tập tốt nghiệp
GVHD. Th.S Nguyễn Thị Phương Lan
Tổ chức bộ máy quản lý:
Đại hội đồng cổ
đông
Hội Đồng quản
trị
Ban kiểm soát
Tổng giám đốc
Phó tổng
Gián đốc
Phó tổng
Gián đốc
Các phòng ban
Phòng
kinh
doanh
Phòng
hành
Chính
nhân
sự
Các công ty thành viên
Cty
TNHH
SX&TM
Tân á
đại
thành
Đăk
nông
Cty
TNH
H
SX&
Cty
TNH
H
SX&
TM
Hưng
Yên
TM
Tân á
Việt
Thắng
Phòng
kỹ
thuật
Phòng
tài
chính
kế
Cty
TNHH
SX&
Cty
TNHH
SX&
TM
Cty
TNHH
SX&T
M
Tân á
Tân á
Nam
Đại
Thành
TM
Tân á
Đà
Nẵng
Phòng
xuất
nhập
khẩu
Phòng
Marke
ting
toán
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy Công ty
1.3.2 Chức năng nhiện vụ của các phòng ban
Trịnh Văn Mạnh
10
Lớp: QTKDTH2 K40
Báo Cáo Thực tập tốt nghiệp
GVHD. Th.S Nguyễn Thị Phương Lan
Xuất phát từ những yêu cầu sản xuất của ngành và tình hình sản xuất kinh
doanh thực tế. Công ty đã xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của mình như
sau:
Bộ máy quản lý của Công ty luôn được kiện toàn và hoàn thiện để đạt được
một cơ cấu khoa học, ổn định, có hiệu quả. Bộ máy quản lý của Công ty được tổ
chức từ trên xuống dưới và thực hiện các chức năng chính sau:
• Đại hội đồng cổ đông: Đây là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty:
Thảo luận và thông qua các báo cáo của Hội đồng quản trị về tình hình hoạt động
sản xuất kinh doanh của Công ty. Thông qua phương án sản xuất kinh doanh,
quyết định bộ máy quản lý của Công ty. Quyết định sửa đổi, bổ sung, thông qua
các điều lệ của Công ty. Quyết định xử lí các vấn đề bất thường hoặc tranh chấp, tố
tụng nghiêm trọng, bổ nhiệm và bầu bổ sung, thay thế các thành viên trong hội
đồng, giải thể chi nhánh, các văn phòng đại diện và xử lý các vấn đề khác.
• Hội đồng quản trị: Là tổ chức quản lý cao nhất của Công ty do Đại hội đồng
cổ đông bầu ra. Hội đồng quản trị nhân danh Công ty quyết định mọi vấn đề liên
quan đến mục đích và quyền lợi của Công ty.
• Ban kiểm soát: Là tổ chức giám sát, kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong
quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, trong ghi chép sổ sách kế toán
và tài chính của Công ty nhằm đảm bảo các lợi ích hợp pháp của các cổ đông.
• Ban điều hành: Ban điều hành gồm Tổng giám đốc, các phó tổng giám đốc
do Hội đồng quản trị bầu ra là người chịu trách nhiệm chính và duy nhất trước Hội
đồng quản trị về tất cả các hoạt động kinh doanh của Công ty.
- Tổng giám đốc: Xác nhận và trình hội đồng quản trị cơ cấu tổ chức bộ
máy giúp việc và quy chế quản lí nội bộ, quyết định các biện pháp tuyên
truyền, quảng cáo, tiếp thị, khen thưởng đối với người lao động. Ký kết các
Trịnh Văn Mạnh
11
Lớp: QTKDTH2 K40
Báo Cáo Thực tập tốt nghiệp
GVHD. Th.S Nguyễn Thị Phương Lan
hợp đồng kinh tế, đại diện cho Công ty khởi kiện liên quan đến quyền lợi
của Công ty.
- Phó tổng Giám đốc: Người chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về các
nội dung công việc được phân công, chủ động giải quyết những việc được
tổng giám đốc uỷ quyền. Trợ giúp cho Tổng giám đốc trong nhiều lĩnh vực
như: sản xuất, kinh doanh, maketing...
• Các Công ty thành viên: Công ty TNHH SX& TM Tân Á, Công ty TNHH
SX& TM Nam Đại Thành, Công ty TNHH SX& TM Việt Thắng, Công ty TNHH
SX& TM Tân Á Hưng Yên, Công ty TNHH SX& TM Tân Á Đà Nẵng, Công ty
TNHH SX& TM Tân Á Đại Thành Đắc Nông.
• Các phòng ban: Thực hiện các chức năng nhiện vụ chuyên môn riêng.
- Phòng Kinh doanh chịu trách nhiệm bán hành giá bán các sản phẩm, hoàn
thành chỉ tiêu doanh số mà Ban Giám Đốc đưa ra lập kế hoạch kinh doanh
và triển khai thực hiện. Thực hiện hoạt động bán hàng (các sản phẩm dịch
vụ của công ty) tới các khách hàng nhằm mang lại doanh thu cho Công ty.
Phối hợp với các bộ phận khác trong công ty giải quyết các vấn đề liên
quan; Và thực hiện các việc khác theo yêu cầu của TGĐ.
- Phòng Kỹ Thuật chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm, mẫu mã, hiểu
dáng của Sản phẩm.
- Phòng Tài chính kế toán chịu trách nhiệm về Kiểm soát việc quản lý và sử
dụng nguồn vốn. Xây dựng các nguyên tắc, thể lệ, quy trình tài chính kế
toán. Xây dựng và tổ chức thực hiện các báo cáo tài chính cho cơ quan nhà
nước. Thực hiện các báo cáo tài chính và quản trị cho HĐQT và TGĐ công
ty. Xây dựng mối quan hệ với cơ quan Nhà nước, tổ chức tín dụng… Phối
hợp với các bộ phận khác trong công ty giải quyết các vấn đề liên quan; Và
thực hiện các việc khác theo yêu cầu của TGĐ.
Trịnh Văn Mạnh
12
Lớp: QTKDTH2 K40
Báo Cáo Thực tập tốt nghiệp
GVHD. Th.S Nguyễn Thị Phương Lan
- Phòng hành chính nhân sự: Thực hiện theo đúng các thủ tục về nhân sự của
công ty như: thử việc, nghỉ việc, nghỉ việc, lương và các chế độ, điều động,
bổ nhiệm… Lưu giữ các hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc thực hiện các thủ
tục, chính sách nhân sự. Theo dõi việc chấm công, trực tiếp nhập số lượng
công, lương cơ bản, thưởng…vào máy và in bảng lương trình TGĐ duyệt
Là công ty sản xuất nên quản trị sản xuất cũng là một trong những mảng công
ty cần chú trọng. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty là quy trình
chế biến liên tục, đặc điểm của quá trình sản xuất sản phẩm ở các phân xưởng là
sản xuất hàng loạt với kích cỡ các sản phẩm khác nhau. Do đó việc chỉ đạo sản
xuất phải thống nhất để quy trình sản xuất diễn ra được nhịp nhàng đạt được tiến
bộ nhanh, sản phẩm có chất lượng tốt đáp ứng được yêu cầu của khách hàng.
1.4 - Đánh giá hoạt động sản xuất của công ty
1.4.1 Quy trình sản xuất điển hình
Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm bồn nhựa phân xưởng nhựa. Bồn
nhựa được cấu tạo thành 2 lớp lớp nhựa màu trắng và lớp nhựa màu xanh. Quy
trình công nghệ gồm sáu bước
Hạt nhưa màu xanh được đưa vào khuân và được đun nóng ở 1000 0C. khuân
được quay tròn trên lửa khi đó lớp nhựa màu trắng được cho vào khuân và tiếp tục
được đun ở 10000C khi đạt tới một mức nhất định tạo thành hình bồn. Khi đó
khuân được để nguội và khuân được tháo lúc này bồn nhựa được hình thành. Bồn
nhựa được cắt ba via và được nhập kho hàng.
Trịnh Văn Mạnh
13
Lớp: QTKDTH2 K40
Báo Cáo Thực tập tốt nghiệp
GVHD. Th.S Nguyễn Thị Phương Lan
Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm bồn nhựa Phân xưởng nhựa
Nguyên liệu
(hạt nhựa)
Cạo phần nhựa
trên mép bồn
KCS
Đun nóng cháy ở
10000C
Đổ hạt nhựa vào
khuôn
Tháo khuôn
Tạo thành bồn
Thành phẩm
Nhập kho thành
phẩm
Quay tròn khuôn
trên lửa
Thêm chất phụ
gia: hạt nhựa
trắng tạo lớp màu
trắng
Sơ đồ 1.2: Quy Trình sản xuất một trong những sản phẩm trọng yếu
1.4.2 Quản trị và phát triển nguồn nhân lực tại công ty
4.2.1. Cơ cấu lao động theo số lượng
Trịnh Văn Mạnh
14
Lớp: QTKDTH2 K40
Báo Cáo Thực tập tốt nghiệp
GVHD. Th.S Nguyễn Thị Phương Lan
* Cơ cấu lao động theo số lượng
Đơn vị tính: Người
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 2009/2010 2010/2011
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
Chỉ tiêu lao động
(%)
Tổng số lao động 1472
1. Lao động trực
tiếp
2. Lao động gián
tiếp
(%)
(%)
(%)
(%)
100
1950
100
2125
100
478
32.5
175
8.3
1050
0.71
1425
73.1
1500
70.6
375
35.7
75
5.0
422
0.29
525
26.9
625
29.4
103
24.4
100
19.0
Bảng I.1 Cơ cấu lao động theo số lượng
Nhìn vào bảng thống kê ta thấy số lượng nhân viên cả về trực tiếp và gián tiếp
đều tăng. Cụ thể, tổng lao động năm 2010 so với 2009 tăng 478 người tương
đương với 32,5%, năm 2011 so với năm 2010 tăng 175 người tương đương với
8,3%. Trong đó, năm 2010 lao động trực tiếp tăng 375 người tức là tăng 35,7%;
lao động gián tiếp tăng 103 người tương đương 24,4% so với năm 2009. Năm
2011, lao động trực tiếp tăng 75 người, tương đương 5% còn lao động gián tiếp
tăng 100 người, tương đương 19% so với năm 2010. Nhìn vào kết quả này ta có
thể dự đoán rằng công ty ngày càng phát triển quy mô lao động ngày càng tăng
cao.
Trịnh Văn Mạnh
15
Lớp: QTKDTH2 K40
Báo Cáo Thực tập tốt nghiệp
GVHD. Th.S Nguyễn Thị Phương Lan
4.2.2 Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn
Đơn vị tính: Người
ST
Chỉ
T
tiêu
Số
lao
lượng
1
2
3
4
5
Năm 2009
Đại
học
Cao
đẳng
Trung
cấp
Dạy
nghề
Trung
học
phổ
thông
Tổng
Tỷ
lệ
(%)
Năm 2010
Số
lượng
Năm 2011
Tỷ
lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ
lệ
(%)
2009/2010
số
lượng
Tỷ lệ
2011/2010
số
Tỷ
lượng
lệ
52
12.3
67
12.8
87
13.3
15
28.8
20
29.9
75
17.8
70
13.3
87
13.3
-5
(6.7)
17
24.3
87
20.6
102
19.4
105
16.1
15
17.2
3
2.9
148
35.1
201
38.3
286
43.9
53
35.8
85
42.3
60
14.2
85
16.2
87
13.3
25
41.7
2
2.4
422
100
525
100
652
100
103
24.4
127
24.2
Bảng I.2 Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn
Nhìn vào bảng thống kê ta thấy rằng lao động của các trình độ trong các năm
đều tăng , tuy nhiên tăng mạnh nhất vẫn là trình độ dạy nghề và trung cấp, điều này
chứng tỏ rằng lao động phân xưởng, lao động trược tiếp sản xuất có tốc độ tăng
nhanh hơn là lao động khu vực văn phòng. Cũng như bảng thống kê về lao đông
trực tiếp và giám tiếp trong bảng này cũng thể hiện quy mô sản xuất của công ty
ngày càng được mở rộng.
Trong bảng ta thấy rằng không chỉ các lao động gián tiếp tăng nhanh mà nhìn
vào từ năm 2009 đến 2011 tỷ lệ tăng giữa các trình độ tương đối đồng đều. Trình
độ đại học năm 2010 so với 2009 tăng 28,8% trong khi đó năm 2011 so với 2010
Trịnh Văn Mạnh
16
Lớp: QTKDTH2 K40
Báo Cáo Thực tập tốt nghiệp
GVHD. Th.S Nguyễn Thị Phương Lan
tăng 29,9%. Tương tự trình độ dạy nghề năm 2010 so với 2009 tăng 35,8% còn
năm 2011 so với 2010 là 42,3%.
4.2.3Cơ cấu lao động theo độ tuổi
Công ty Có lực lượng lao động trẻ, nhiệt tình
Đơn vị tính: Người
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
Lao động từ 18-30 tuổi
252
59,7%
292
55,6%
325
49,9%
Lao động từ 31-40 tuổi
105
24,9%
152
29,0%
201
30,8%
Lao đọng trên 41 tuổi
65
15,4%
81
15,4%
126
19,3%
Tổng
422
100%
525
100%
652
100%
Độ tuổi
Bảng I.3 Cơ cấu lao động theo độ tuổi- Bộ phận gián tiếp
1.4.3 Đánh giá kết quả hoạt động của Công ty giai đoạn 2009-2011
4.3.1. Kết quả sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây
Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế, là một chỉ tiêu chất lượng tổng
hợp. Đánh giá hiệu quả kinh doanh chính là quá trình so sánh giữa chi phí bỏ ra và
kết quả thu về với mục đích đã được đặt ra và dựa trên cơ sở giải quyết các vấn đề.
Nó không đơn thuần là so sanh giữa chi phí bỏ ra và lợi nhuận thu về mà nó còn
dựa trên sự hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch mà các nhà quản trị đề ra.
Theo cung cấp của phòng kế toán về kết quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp, dựa vào các chỉ tiêu tài chính có thể nói doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả
theo tài liệu sau:
Đơn vị tính: Đồng
ST
T
Chỉ tiêu
Trịnh Văn Mạnh
31/12/2008
31/12/2009
17
31/12/2010
31/12/2011
Lớp: QTKDTH2 K40
Báo Cáo Thực tập tốt nghiệp
1
Tổng doanh thu
GVHD. Th.S Nguyễn Thị Phương Lan
92.869.023.78
95.561.579.10 101.339.114.400
8
2
8
50
Giảm trừ DT
61.703.624
Doanh thu
3
thuần
4
Giá vốn
5
hàngbán
Lợi nhuận gộp
6
Chi phí bán
7
hàng
Chi phí QLDN
8
DT tài chính
9
Chi phí tài
chính
10
11
LN từ hoạt động tài
chính
Thu nhập khác
12
13
14
Chi phí khác
Lợi nhuận khác
LN trước thuế
108.251.360.8
74.228.195
94.869.023.78
95.561.579.10
108.177.132.6
8
8
89.416.375.50
89.614.469.43
0
0
5.452.648.288
6.947.109.678
11.541.212.794
-
1.964.117.114
5.399.071.161
6.356.186.421
1.494.028.348
4.115.349.791
3.821.563.571
4.977.863.224
18.401.479
15.679.574
16.819.760
18.553.399
1.823.472.896
1.728.053.801
1.962.158.241
2.005.329.627
101.277.410.776
89.736.197.982
(1.805.071.41 (1.712.374.227
7)
)
40.952.381
153.817.621
44.285.722
80.943.817
(3.333.341)
72.873.804
150.215.182
192.259.464
15
Thuế TNDN
48.068.858
61.523.028
16
LN sau thuế
102.146.324
130.736.436
55
94.256.897.73
2
13.920.234.92
3
(1.986.776.228
(1.945.338.481)
150.116.397
67.147.406
82.968.991
458.208.572
114.552.143
343.656.429
)
146.287.538
69.104.218
77.183.320
676.592.370
169.148.092,5
507.444.277,5
Bảng I.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty hai năm gần đây
(Nguồn: Phòng kế toán tài chính)
Nhìn vào bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty một số năm gần
đây ta có thể đưa ra một số kết luận về hoạt động kinh doanh của công ty hiện
nay:
Trịnh Văn Mạnh
18
Lớp: QTKDTH2 K40
Báo Cáo Thực tập tốt nghiệp
GVHD. Th.S Nguyễn Thị Phương Lan
Về tổng doanh thu: Nhìn vào doanh thu tăng trưởng các năm ta có thể nhận
thấy doanh thu của công ty tăng trưởng chậm nhưng đều ở các năm và năm này so
với năm sau đều tăng lên. Từ năm 2009 so với năm 2008 tổng doanh thu tăng lên
2,90% nhưng doanh số năm 2010 so với năm 2009 đã tăng lên 6,46%. Đây là tìn
hiệu tích cực cho sự tăng trưởng của công ty.
Lơi nhuận gộp: Lợi nhuận gộp của công ty lai cho thấy một sự phát triển
đáng nói của công ty, nếu nhìn vào giá vốn ta thấy mức độ xuất hàng hoá của công
ty không có
sự phát triển, trong khi doanh thu tăng giá vốn không tăng chứng tỏ công ty đã tiết
kiệm được rất nhiều nguyên liệu đầu vào hoặc có một sự cải tiến về công nghệ
Các loại chi phí: Nhìn vào cái loại chi phí phát sinh ta có thể nhận thấy
hướng phát triển ổn định của công ty, ở thời gian đầu công ty đâu tư lớn hơn về chi
phí quản lý, chi phí sản xuất, các năm sau khi mà sản xuất đã đi vào quỹ đạo thì
các chi phí về bán hàng lai được đầu tư lớn nhằm tiêu thị sản phẩm.
Lợi nhuận sau thuế: Năm 2009 so với 2008 mức lợi nhuận tăng lên 27,99%
trong khi đó năm 2010 so với 2009 lợi nhuận tăng những 162,86% điều này đúng
là mức phát triển vược bậc của công ty. Mức lợi nhuận lớn này có thể nhìn thấy rõ
ở khân sản xuất khi mà giá vốn không tăng trong khi đó cái chỉ tiêu về doanh thu
tăng lên nhiều lần.
Thị phần của doanh nghiệp:
+ Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển Tân Á Đại Thành hiện đang có vị trí
ổn định trên thương trường và vững vàng trong đội ngũ các Công ty dẫn đầu lĩnh
vực sản xuất đồ gia dụng . Sản phẩm của Tân Á Đại Thành đă phố biến trên khắp
các tỉnh thành với hệ thống đại lý vươn rộng khắp không những trong nước mà còn
lan tỏa sang các nước khu vự như Lào và Camphuchia. Hiện tại công ty đã xây
dựng một nhà máy bên Lào để thuận tiện cho việc cung ứng hàng hóa tại nước bạn
Lào. Công ty đă liên tục đạt các giải thưởng doanh số cao, cúp vàng của các hiệp
Trịnh Văn Mạnh
19
Lớp: QTKDTH2 K40
Báo Cáo Thực tập tốt nghiệp
GVHD. Th.S Nguyễn Thị Phương Lan
hội chuyên môn, nhiều bằng khen của Chính phủ.
+ Đến nay, nhìn một cách tổng thể về thị phần của doanh nghiệp chiếm 35%
về bồn Inox với đối thủ cạnh tranh như Sơn Hà, Tân Mỹ…. Máy nước nóng NL
mặt trời chiềm thị phần khoảng 20%, bình nước nóng chiếm 25% thị phần so với
các đối thủ như ferroli, Ariston, pzenza, olympic…vì thế doanh nghiệp cũng chiếm
một vị trí nhất định trên thị trường, nói tới các thiết bị phòng tắm, kim khí gia
dụng… không ai không thể nhắc tới thương hiệu Tân Á Đại Thành.
Các doanh nghiệp phải xây dựng thực lực cho mình để cạnh tranh với các
đối thủ vượt trội hơn về tài chính, công nghệ, thương hiệu... Vậy các doanh nghiệp
Việt Nam nói chung và công ty cổ phần ĐT và PT Tân Á Đại Thành nói riêng làm
như thế nào để cạnh tranh với các công ty, tập đoàn lớn ở nước ngoài. Đó chính là
lợi thế về nguồn nhân lực, mọi nguồn lực, mọi tài nguyên khác có thể cạn kiện về
số lượng, chất lượng, nhưng nguồn nhân lực là một tài sản vô giá có thể giúp
doanh nghiêp chiếm được lợi thế cạnh tranh.
4.3.2 Các hoạt động khác của Công ty
Tặng 10 căn nhà tình nghĩa cho những người những người thương binh liệt
sỹ, những người già cô đơn.
Nuôi dưỡng 01 bà mẹ Việt Nam anh hùng – bà Đặng Thị Bẩy (xã Thành
Công, huyện Khoái Châu, Hưng Yên)
Tặng 01 dàn nước nóng tại làng trẻ Beclar Hà Nội. Trị giá 70 triệu đồng
Hàng năm tặng quà cho gia đình thương binh, liệt sỹ nhân ngày 27 tháng 7.
Ủng hộ quỹ ánh sáng cho người nghèo. Hàng năm công ty tổ chức các hoạt động
thể đục thể thao cho các khối nhà máy và khối văn phòng, khối kinh doanh của
công ty. Hàng năm vào mùa hè, ngày lễ 30/4, 01/5 công ty đều tổ chức các hoạt
động nghỉ mát cho cán bộ công nhân viên của công ty
Trịnh Văn Mạnh
20
Lớp: QTKDTH2 K40
Báo Cáo Thực tập tốt nghiệp
GVHD. Th.S Nguyễn Thị Phương Lan
4.3.3 Những thuận lợi và khó khăn của Công ty CP ĐT&PT Tân
Á Đại Thành
a - Những thuận lợi
- Qui mô, vị trí của Công ty: Trụ sở chính của Công ty đặt tại Hà Nội trung
tâm thương mại lớn của cả nước, thuận lợi cho việc giao dịch, phân phối sản phẩm,
gần nguồn tiêu thụ lớn, giao thông đi lại thuận tiện.
- Thị trường: Thị trường cho sản phẩm cho thiết bị phòng tắm rất lớn, khách
hàng dễ tính, đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
- Về nguồn cung ứng: Công ty có nhiều bạn hàng chuyên cung cấp vật tư,
nguyên liệu luôn sát cánh cùng Tân Á Đại Thành, tạo mọi điều kiện thuận lợi, ưu
đãi về giá cả và thời hạn thanh toán.
- Điểm mạnh: Là công ty cổ phần, có ưu thế về các sản phẩm như: các sản
phẩn như Bồn Nước Inox, bình nóng lạnh, sen vòi lavabo, bồn tắm, máy nước
nóng Năng Lượng Mặt trời cao câp, … có uy tín trên thị trường với nhiều giải
thưởng do các hiệp hội phong tặng về chất lượng ISO.
b- Những khó khăn hiện nay của Công ty
Trong tình hình hiện nay và xu hướng thị trường trong tương lai Công ty sẽ
phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và bất lợi, đó là:
- Giá cả vật tư nguyên liệu Inox tăng, có sự biến bộn bất thương.
- Sức mua và thị hiếu của người tiêu dùng cũng biến động theo, tiêu thụ sản
phẩm luôn dao động và có xu hướng bất ổn.
- Canh tranh gay gắt với nhiều đối thủ hiện tại và các đối thủ tiềm ẩn điển
hình như các công ty cổ phần Quốc Tế Sơn Hà với SP Bồn Inox, máy nước nóng
Năng Lượng Mặt trời có uy tín và thương hiệu mạnh trên thị trường, bồn nước
Inox Tân mỹ, Toàn Thắng, việt Hà, Việt Mỹ…..Sản phẩm bình nước nóng đang
Trịnh Văn Mạnh
21
Lớp: QTKDTH2 K40
Báo Cáo Thực tập tốt nghiệp
GVHD. Th.S Nguyễn Thị Phương Lan
cạnh tranh khốc liệt về thị phần cũng như độ phủ tại các khu vực với các hãng như
ferroli, Ariston, Prime, Psenza….
- Hiền tại máy móc thiết bị của Công ty chưa đồng bộ, một số dây chuyền của
Công ty không ổn định về chất lượng, chưa phát huy hết công suất máy móc thiết bị.
1.5 - Nhân tố ảnh hưởng tới hệ thống kênh phân phối của Công ty
Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng tới hệ thống kinh phân phối của công ty. Nó
bao gồm cả những nhân tố tồn tại bên trong công ty và những nhân tố về thị trường
bên ngoài của công ty và đặc biệt là các đối thủ cảnh tranh. Việc xác định được các
yếu tố cạnh tranh giúp cho doanh nghiệp sẽ lựa chọn được một hệ thống kenh phân
phối có hiệu quả và tối ưu nhất
1.5.1 Các nhân tố bên trong
a. Những mục tiêu của kênh phân phối
Mục tiêu của kênh phân phối sẽ xác định rõ kênh phân phối sẽ vươn tới thị
trường nào, với mục tiêu nào? Những mục tiêu khác nhau đòi hỏi kênh phân phói
khác nhau cả về cấu trúc lẫn cách quản lý. Mục tiêu có thể là mức dịch vụ khách
hàng, yêu cầu mức độ hoạt động của các trung gian, phạm vị bao phủ thị trường.
Các mục tiêu được xác định phụ thuộc mục tiêu của Marketing và mục tiêu chiến
lược của công ty.
Đối với Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Tân Á Đại Thành. Mục
tiêu phân phối của công ty là bao phủ rộng khắp thị trường cả nước nhằm vào đối
tượng khách hàng là những người có thu nhập thấp và trung bình trong xã hội đồng
thời bên cạnh đó phát triển một số sản phẩm cao cấp dành cho đối tượng khách
hàng có thu nhập khá và cao. Chính vì vậy hệ thống phân phối của công ty đòi hỏi
phải được xây dựng rộng khắp không chỉ ở các thành phố lớn mà ở mọi địa bàn
các tỉnh thành, từ các thành phố đến các vùng miền nông thôn.
- Đặc điểm của sản phẩm
Trịnh Văn Mạnh
22
Lớp: QTKDTH2 K40
Báo Cáo Thực tập tốt nghiệp
GVHD. Th.S Nguyễn Thị Phương Lan
Các biến số của sản phẩm là một nhóm các yếu tố khác vần xem xét khi phát
triển các cấu trúc kênh có thể thay thế. Một số biến số sản phẩm quan trọng là kích
cỡ sản phẩm, trọng lượng
- Thể tích và trọng lượng: các sản phẩm của công ty là tương đối nhẹ và công
kềnh như bồn nước Inox, chậu rửa. Vì thế chuyển chúng từ công ty bằng ôtô tải
đến các ĐL ở các địa bàn các tỉnh xa công ty thì lượng hàng sẽ được ít và chi.
b. Đặc điểm doanh nghiệp
Đây cũng chính là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới tổ chức thiết kế kênh
phân phối. Qui mô của doanh nghiệp sẽ quyết định quy mô của thị trường và khả
năng của doanh nghiệp tìm được các trung gian thương mại thích hợp. Nguồn lực
của doanh nghiệp sẽ quyết định nó có thể thực hiện các chức năng phân phối nào
và phải nhường cho các thành viên kênh khác những chức năng nào. Các nhân tố
quan trọng của doanh nghiệp ảnh hưởng đến thiết kế kênh là: quy mô, khả năng tài
chính, kinh nghiệm quản lý, các mục tiêu và chiến lược.
Quy mô: Nhìn chung, việc lựa chọn các cấu trúc kênh khác nhau phụ thuộc
vào quy mô công ty. Một công ty lớn sẽ cần phải có một hệ thống kênh phân phối
tương xứng để phân phối tiêu thụ lượng sản phẩm của Công ty. Về qui mô, Công
ty Cổ Phần Đầu Tư và Phát Triển Tân Á Đại Thành là một doanh nghiệp có qui mô
tường đối lớn trong thị trường sản xuất kim khí gia dụng do vậy Công ty xác định
cần xây dựng cho mình một hệ thống kênh phân phối đảm bảo qui mô cả về chiều
rộng lẫn chiều sâu để đáp ứng với sản lượng sản xuất của Công ty.
Khả năng tài chính của công ty: Khả năng tài chính của công ty càng lớn,
càng ít phụ thuộc vào các trung gian. Để bán trực tiếp cho người tiêu dùng cuối
cùng hoặc sử dụng công nghiệp, công ty thường cần lực lượng bán của chính nó và
các dịch vụ hỗ trợ hoặc cửa hàng bán lẻ, kho hàng và các khả năng tốt hơn để trang
trải các chi phí cao cho các hoạt động này.
Trịnh Văn Mạnh
23
Lớp: QTKDTH2 K40
Báo Cáo Thực tập tốt nghiệp
GVHD. Th.S Nguyễn Thị Phương Lan
Kinh nghiệm quản lý: Để thực hiện các công việc phân phối, các doanh
nghiệp cần phải có các kỹ năng quản lý cần thiết. Công ty càng có ít kinh nghiệm
quản lý càng phải phụ thuộc vào các trung gian và ngược lại. Do đội ngũ quản lý
kênh của Công ty còn thiếu và yếu về kinh nghiệm quản lý nên Công ty còn phụ
thuộc nhiều vào các ĐL đặc biệt là các ĐL lớn.
CTCP Tân Á Đại Thành hiện là một trong những doanh nghiệp kim khí gia
dụng lớn của cả nước, tuy nhiên khả năng tài chính của công ty vượt trội so với
các đối thủ cạnh tranh. Công ty đã xây dựng được mạng lưới tiêu thụ khá hoàn
chỉnh rộng khắp. Các thành viên kênh của công ty đã và đang hoạt động tích cực
1.5.2 Các nhân tố bên ngoài
I.5.2.1 Đặc điểm thị trường mục tiêu
Định hướng khách hàng là nguyên tắc cơ bản của quản trị Marketing nói
chung và quản trị kênh phân phối nói riêng. Các nhà quản lý doanh nghiệp phải
đưa ra được các giải pháp cơ bản nhằm đáp ứng nhu cầu và mong muốn của thị
trường mục tiêu. Do vậy, từ các quyết định về sản phẩm đến giá bán và các hoạt
động xúc tiến của doanh nghiệp trên thị trường mục tiêu. Trong tổ chức kênh phân
phối cũng vậy, các đặc điểm của thị trường mục tiêu là yếu tố cơ bản nhất định
hướng cho các thiết kế cấu trúc và kiểu quan hệ trong kênh phân phối. Cấu trúc
kênh phân phối phải đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng
cuối cùng, đem đến lợi ích cơ bản người tiêu dùng mong muốn nhận được từ các
kênh phân phối bao gồm thông tin, sự tiện dụng, đa dạng và dịch vụ khách hàng
kèm theo.
Những yếu tố quan trọng cần xem xét về đặc điểm của thị trường mục tiêu là
quy mô, cơ cấu, mật độ và hành vi khách hàng.
• Địa lý thị trường: Địa lý thị trường thể hiện ở vị trí của thị trường và
khoảng cách từ người sản xuất đến thị trường. Địa lý thị trường là cơ sở để phát
Trịnh Văn Mạnh
24
Lớp: QTKDTH2 K40
Báo Cáo Thực tập tốt nghiệp
GVHD. Th.S Nguyễn Thị Phương Lan
triển một cấu trúc kênh phân bao phủ hoàn toàn thị trường và cung cấp dòng chảy
sản phẩm hiệu quả cho các thị trường đó. Khoảng cách giữa nhà sản xuất và thị
trường của nó càng lớn thì càng có khả năng sử dụng các trung gian sẽ có chi phí
thấp hơn phân phối trực tiếp.
Với CTCP Đầu Tư và Phát Triển Tân Á Đại Thành, khoảng cách từ công ty
đến khách hàng là khá lớn do khách hàng của công ty ở khắp các tỉnh thành trong
cả nước. Do vậy, kênh phân phối chủ yếu của CTCP Tân Á Đại Thành, được tổ
chức bao gồm cả hệ thống các Chi nhánh, các ĐL bán buôn, ĐL bán lẻ …để đảm
bảo kênh phân phối đủ độ dài và rộng. Bên cạnh đó công ty cũng còn có một số
kênh phân phối khác để phù hợp với các thị trường gần.
• Quy mô thị trường: Số lượng khách hàng xác định quy mô của thị trường.
Thị trường có số lượng khách hàng càng lớn thì việc sử dụng trung gian lại càng
cần thiết. Ngược lại, nếu thị trường có số lượng khách hàng nhỏ nhưng quy mô của
mỗi khách hàng lớn, công ty nên bán trực tiếp tránh sử dụng trung gian.
Đối với CTCP Đầu Tư Và Phát Triển Tân Á Đại Thành, lượng khách hàng
là rất lớn và không tập trung, đồng thời quy mô của khách hàng lại là rất nhỏ, lẻ do
vậy công ty bắt buộc phải sử dụng các trung gian trong tổ chức kênh phân phối của
mình để đưa sản phẩm của công ty đến với người tiêu dùng cuối cùng.
• Mật độ thị trường: Số lượng khách hàng trên một đơn vị diện tích xác định
mật độ thị trường. Mật độ thị trường càng thấp thì phân phối càng khó khăn và tốn
kém. Nói cách khác, thị trường càng phân tán thì càng cần sử dụng các trung gian
và ngược lại, thị trường càng tập trung thì càng nên sử dụng ít trung gian. Với
khách hàng mục tiêu là những người tiêu dùng thu nhập trung bình và thấp trong
xã hội nên mật độ khách hàng của Công ty Tân Á Đại Thành có mật độ khá cao và
rộng khắp nên hệ thống phân phối của Công ty đòi hỏi phải đảm bảo cả về chiều
sâu và chiều rộng, sử dụng nhiều trung gian để đưa sản phẩm tới người tiêu dùng
cuối cùng do lượng khách hàng.
Trịnh Văn Mạnh
25
Lớp: QTKDTH2 K40