Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

các giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại công ty cổ phần thương mại dịch vụ liên kết 3t

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 108 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING
KHOA THƢƠNG MẠI

NGUYỄN THỊ THẢO TRANG
LỚP: 11DTM1

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Tên đề tài: CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG
ĐƢỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƢƠNG MẠI DỊCH
VỤ LIÊN KẾT 3T

CHUYÊN NGÀNH: THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ

GVHD: Th.S PHẠM GIA LỘC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2015


BỘ TÀI CHÍNH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING
KHOA THƢƠNG MẠI

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Tên đề tài: CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG
ĐƢỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƢƠNG MẠI DỊCH
VỤ LIÊN KẾT 3T

NGUYỄN THỊ THẢO TRANG


LỚP: 11DTM1

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2015


NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
CÔNG TY CỔ PHẦN THƢƠNG MẠI DỊCH VỤ LIÊN KẾT 3T
____________________________________________________________
____________________________________________________________
____________________________________________________________
____________________________________________________________
____________________________________________________________
____________________________________________________________
____________________________________________________________
____________________________________________________________
____________________________________________________________
____________________________________________________________
____________________________________________________________
____________________________________________________________
____________________________________________________________
____________________________________________________________
TPHCM, ngày … tháng … năm 2015
Xác nhận của đơn vị
(Kí tên, đóng dấu)


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN
_____________________________________________________________
_____________________________________________________________
_____________________________________________________________

_____________________________________________________________
_____________________________________________________________
_____________________________________________________________
_____________________________________________________________
_____________________________________________________________
_____________________________________________________________
_____________________________________________________________
_____________________________________________________________
_____________________________________________________________
_____________________________________________________________
_____________________________________________________________
_____________________________________________________________
_____________________________________________________________
TPHCM, ngày … tháng … năm 2015
Giảng viên hƣớng dẫn


MỤC LỤC BẢNG BIỂU
Hình 1. Khai báo hải quan điện từ mục danh sách hàng .......................................... 45

Sơ đồ 1 Bộ máy tổ chức của Công Ty ...................................................................... 33
Sơ đồ 2 quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển ........................ 36

Biểu đồ 1.So sánh kết quả kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu bằng
đường biển của Công Ty qua các năm 2011- 2014 .................................................. 56
Biểu đồ 2. Tỷ lệ dịch vụ qua các năm từ 2011-2014 ................................................ 61

Bảng 1. Kết quả kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển của
Công Ty từ năm 2011-2014 ..................................................................................... 55
Bảng 2. Phân tích doanh thu kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu bằng

đường biển của Công Ty qua các năm từ 2011-2014............................................... 56
Bảng 3. Phân tích chi phí hoạt động giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển của
Công Ty qua các năm từ 2011-2014 ........................................................................ 59
Bảng 4.Doanh thu từ các hoạt động dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường
biển của Công Ty qua các năm 2011-2014 .............................................................. 60
Bảng 5. Bảng thể hiện ma trận SWOT của Công Ty 3T .......................................... 77
Bảng 6 Bảng kết hợp ma trận SWOT ....................................................................... 81


MỤC LỤC
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN
1.1. Khái quát về hoạt động giao nhận và ngƣời giao nhận ................................... 4
1.1.1.

Khái niệm về hoạt động giao nhận ......................................................... 4

1.1.2.

Khái niệm về ngƣời giao nhận ................................................................ 5

1.1.3.

Vai trò, quyền hạn, nghĩa vụ và phạm vi trách nhiệm của ngƣời giao

nhận trong hoạt động thƣơng mại quốc tế ..................................................... 5
1.1.3.1.

Vai trò của ngƣời giao nhận ............................................................ 5

1.1.3.2.


Quyền hạn và nghĩa vụ của ngƣời giao nhận ................................. 8

1.1.3.3.

Phạm vi trách nhiệm của ngƣời giao nhận ..................................... 9

1.2.Khái quát chung về giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đƣờng biển 11
1.2.1.

Khái niệm giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đƣờng biển ... 11

1.2.2.

Cơ sở vật chất kĩ thuật của vận tải biển .............................................. 11

1.2.3.

Cơ sở pháp lý liên quan đến vận tải biển ............................................ 14

1.3.Các loại hình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đƣờng biển và quy
trình giao nhận .................................................................................................... 16
1.3.1.

Giao nhận hàng nguyên container (FCL) ........................................... 16

1.3.2.

Giao nhận hàng lẻ (LCL) ...................................................................... 18


1.3.3.

Giao nhận kết hợp (FCL/LCL – LCL/FCL) ....................................... 19

1.4.Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động giao nhận hàng nhập khẩu bằng
đƣờng biển ........................................................................................................... 20
1.4.1.

Các yếu tố bên ngoài .............................................................................. 20

1.4.1.1.

Chính trị - pháp luật ....................................................................... 20

1.4.1.2.

Kinh tế .............................................................................................. 21


1.4.1.3.

Thời tiết ............................................................................................ 23

1.4.1.4.

Đặc điểm hàng hóa .......................................................................... 23

1.4.2.

Các yếu tố bên trong doanh nghiệp ..................................................... 24


1.4.2.1.

Bộ máy tổ chức quản lý .................................................................. 24

1.4.2.2.

Tài chính của doanh nghiệp ........................................................... 24

1.4.2.3.

Nhân sự ............................................................................................ 25

1.4.2.4.

Đối thủ cạnh tranh .......................................................................... 25

1.5 Bài học kinh nghiệm của các doanh nghiệp khác ............................................ 26
1.5.1.

Công ty giao nhận kho vận ngoại thƣơng - VIETRANS ................... 26

1.5.2.

Công ty TNHH giao nhận vận tải quốc tế Minh Long ....................... 27

CHƢƠNG 2.

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ


GIAO NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
THƢƠNG MẠI DỊCH VỤ LIÊN KẾT 3T
2.1.Sơ lƣợc về công ty cổ phần thƣơng mại dịch vụ liên kết 3T .......................... 29
2.1.1.

Quá trình hình thành và phát triển của công ty ................................. 29

2.1.2.

Chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu hoạt động của công ty ................. 30

2.1.2.1.

Chức năng ........................................................................................ 30

2.1.2.2.

Nhiệm vụ .......................................................................................... 31

2.1.2.3.

Mục tiêu hoạt động ......................................................................... 32

2.1.3.

Cơ cấu tổ chức của công ty ................................................................... 33

2.1.3.1.

Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý ........................................................ 33


2.1.3.2.

Chức năng của các phòng ban ....................................................... 34

2.2. Quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đƣờng biển của công ty (FCL)
.............................................................................................................................. 36


2.2.1.

Kí kết hợp đồng giao nhận .................................................................... 37

2.2.2.

Nhận và kiểm tra bộ chứng từ của khách hàng .................................. 38

2.2.3.

Lấy lệnh giao hàng và làm thủ tục nhận container ............................ 42

2.2.4.

Khai báo hải quan điện tử .................................................................... 44

2.2.5.

Thực hiện thủ tục hải quan và nhận hàng .......................................... 47

2.2.5.1.


Đối với hàng miễn kiểm .................................................................. 47

2.2.5.2.

Đối với hàng kiểm hóa .................................................................... 50

2.2.6.

Kéo container về kho và giao hàng cho khách hàng .......................... 52

2.2.7.

Trả vỏ và lấy tiền cọc container ........................................................... 53

2.2.8.

Quyết toán và lƣu hồ sơ ........................................................................ 54

2.3. Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng nhập
khẩu bằng đƣờng biển của công ty ................................................................... 55
2.3.1.

Phân tích kết quả kinh doanh............................................................... 55

2.3.2.

Phân tích cơ cấu dịch vụ kinh doanh ................................................... 60

2.3.3.


Phân tích thị trƣờng và đối thủ cạnh tranh ........................................ 62

2.4.Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng
nhập khẩu bằng đƣờng biển của công ty.......................................................... 64
2.4.1.

Các nhân tố bên ngoài ........................................................................... 64

2.4.1.1.

Chính trị - pháp luật ....................................................................... 64

2.4.1.2.

Thời tiết ............................................................................................ 66

2.4.1.3.

Đặc điểm hàng hóa .......................................................................... 66

2.4.2.

Các nhân tố bên trong ........................................................................... 68

2.4.2.1.

Bộ máy tổ chức quản lý .................................................................. 68

2.4.2.2.


Tài chính doanh nghiệp .................................................................. 68


2.4.2.3.

Nhân sự ............................................................................................ 69

2.5. Mô hình SWOT ................................................................................................. 71
2.5.1.

Điểm mạnh ............................................................................................. 71

2.5.2.

Điểm yếu ................................................................................................. 72

2.5.3.

Cơ hội ...................................................................................................... 74

2.5.4.

Thách thức.............................................................................................. 75

CHƢƠNG 3.

CÁC GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG

KINH DOANH DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG NHẬP KHẦU BẰNG

ĐƢỜNG BIỂN CỦA CÔNG TY
3.1.Cơ sở đề nhập giải pháp .................................................................................... 78
3.1.1.

Dự báo tình hình ngành giao nhận ...................................................... 78

3.1.2.

Mục tiêu và phƣơng hƣớng trong tƣơng lai của Công Ty ................ 79

3.1.3.

Kết hợp các yếu tố ma trận SWOT ...................................................... 81

3.2.Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động giao nhận hàng nhập khẩu của công
ty ........................................................................................................................... 82
3.2.1.

W4O2O3 - Xây dựng chiến lƣợc marketing ......................................... 82

3.2.2.

S3S4W2 - Giải pháp nâng cao trình độ dịch vụ khách hàng ............... 85

3.2.3.

T1O1O3 – Xây dựng chính sách giá phù hợp ....................................... 86

3.2.4.


W2O1S1 - Phát triển thị trƣờng và quy mô kinh doanh ..................... 87

3.2.5.

S3S4C1O1 - Giải pháp nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực .............. 90

3.2.6.

W1W2W3O1C1 - Giải pháp đầu tƣ cơ sở hạ tầng ................................. 91

3.3.Một số kiến nghị ................................................................................................. 92
3.3.1.

Phát triển cơ cấu hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động giao

nhận vận tải hàng hóa quốc tế ....................................................................... 92


3.3.2.

Đẩy mạnh hình thức khai hải quan qua mạng, đơn giản hóa thủ tục
93

3.3.3.

Phát huy hiệu lực của luật Hải quan ................................................... 95

3.3.4.

Đẩy mạnh công tác đào tạo cán bộ công chức hải quan .................... 96



GVHD: Th.S Phạm Gia Lộc

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xuất nhập khẩu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự nghiệp phát triển
kinh tế của mỗi quốc gia trên thế giới cũng như đối với nền kinh tế của Việt Nam.
Từ năm 1986 trở lại đây, với sự chuyển dịch sang nền kinh tế thị trường, lĩnh vực
xuất nhập khẩu của nước ta ngày càng phát triển và đạt được những thành tựu đáng
kể với những mặt hàng xuất khẩu chủ lực là nông sản, thủy sản, các sản phẩm may
mặc, sản phẩm điện tử, linh kiện,… và các mặt hàng được nhập khẩu chủ yếu là
máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng, nguyên nhiên liệu, vật tư, phương tiện vận tải
các loại,…Xuất nhập khẩu phát triển không chỉ giúp mang lại nguồn thu lớn cho đất
nước mà còn giúp Việt Nam chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mở rộng quan hệ ngoại
giao với các quốc gia trên thế giới và đa dạng hóa sản phẩm tiêu dùng phục vụ cho
nhu cầu ngày càng cao của người dân.
Từ lâu, hoạt động giao nhận là một công cụ, một yếu tố quan trọng của xuất
nhập khẩu giúp việc vận chuyển hàng hóa diễn ra nhanh chóng và có tổ chức.
Trong đó, vận tải đường biển đóng một vai trò quan trọng trong vận chuyển hàng
hóa quốc tế. Bắt kịp xu hướng phát triển và hội nhập kinh tế thế giới, các doanh
nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa ở nước ta ngày càng phát triển cả về
số lượng, quy mô hoạt động và phạm vi thị trường ở nước ngoài. Ngành giao nhận
đã phục vụ tốt hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng tăng trong những năm qua. Tuy
gặt hái được nhiều thành công về lợi ích kinh tế, song vẫn còn gặp nhiều khó khăn,
vướng mắc mà các doanh nghiệp gặp phải như hoạt động nhỏ lẻ, chưa tập trung, thủ
tục phức tạp, đội ngũ nguồn nhân lực chưa phát triển,…Chính vì vậy việc nghiên
cứu để tìm ra giải pháp để loại bỏ những vấn đề này là điều cần thiết để giúp hoạt
động giao nhận trở nên hoàn thiện hơn.
Để có cái nhìn cụ thể và rõ ràng hơn phần nào về hoạt động giao nhận hàng

hóa xuất nhập khẩu, tác giả đề án sẽ thực hiện nghiên cứu về thực trạng hoạt động

1


GVHD: Th.S Phạm Gia Lộc

giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty cổ phần thương mại
dịch vụ liên kết 3T để đưa ra những giải pháp cụ thể giải quyết những hạn chế mà
doanh nghiệp gặp phải trong quá trình kinh doanh kinh doanh của mình. Và đây
cũng là lý do tác giả lựa chọn đề tài: “Các giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh
doanh dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại Công Ty Cổ Phần
Thương Mại Dịch Vụ Liên Kết 3T”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài được thực hiện với 3 mục tiêu chính:
Tìm hiểu về hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển. Dựa vào cơ
sở đó tác giả sẽ thực hiện nghiên cứu, đánh giá thực trạng tình hình kinh doanh dịch
vụ nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty cổ phần thương mại dịch
vụ liên kết 3T và đưa ra những giải pháp giải quyết những vấn đề còn tồn tại giúp
công ty đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của mình
3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là Công ty cổ phẩn thương mại dịch vụ
liên kết 3T và phạm vi nghiên cứu là từ năm 2011 đến năm 2014.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Các phương pháp tác giả sử dụng để thực hiện đề án này bao gồm:
 Phương pháp phân tích
 Phương pháp so sánh
 Phương pháp thống kê
 Tìm hiểu tình hình thực tế
5. Kết cấu đề án

Nội dung của đề án được trình bày trong 3 chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về hoạt động giao nhận.

2


GVHD: Th.S Phạm Gia Lộc

Chƣơng 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu
bằng đường biển tại Công Ty Cổ Phần Thương Mại Dịch Vụ Liên Kết 3T.
Chƣơng 3: Các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận
hàng nhập khẩu của Công Ty Cổ Phần Thương Mại Dịch Vụ Liên Kết 3T.

3


GVHD: Th.S Phạm Gia Lộc

CHƢƠNG 1.
1.1.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN
Khái quát về hoạt động giao nhận và ngƣời giao nhận

1.1.1. Khái niệm về hoạt động giao nhận
Hoạt động giao nhận đã ra đời và tồn tại từ rất lâu trên thế giới để phục vụ cho
nhu cầu vận chuyển hàng hóa của con người. Giao nhận gắn liền với quá trình vận
tải. Cùng với giao nhận, các nghiệp vụ vận tải được tiến hành như tập kết hàng hóa,
vận chuyển, xếp dỡ, lưu kho, vận tải, đóng gói, thủ tục, chứng từ,… Do được cấu
thành từ nhiều nghiệp vụ như vậy nên hiện nay có rất nhiều định nghĩa về hoạt động

giao nhận. Mỗi quốc gia trên thế giới đều có những định nghĩa và luật pháp riêng về
hoạt động này.
Theo điều 136 Luật Thương mại Việt Nam (2005) định nghĩa: “Dịch vụ giao
nhận hàng hoá là hành vi Thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng
hoá nhận hàng từ người gửi, tổ chức vận chuyển , lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục
giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo sự uỷ
thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc người làm dịch vụ giao nhận khác ( gọi
chung là khách hàng) - Điều 136 Luật Thương mại ” .
Bên cạnh đó, theo quan điểm chuyên ngành, Liên đoàn quốc tế các hiệp hội
giao nhận (FIATA) đưa khái niệm về lĩnh vực này như sau: “Giao nhận vận tải là
bất kỳ dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, xếp dỡ, đóng gói
hay phân phối hàng hóa cũng như các dịch vụ phụ trợ và tư vấn có liên quan đến
các dịch vụ kể trên, bao gồm nhưng không chỉ giới hạn ở những vấn đề hải quan
hay tài chính, khai báo hàng hóa cho những mục đích chính thức, mua bảo hiểm
hàng hóa và thu tiền hay những chứng từ liên quan đến hàng hóa.”
Tuy nhiên, dù định nghĩa thế nào thì ý nghĩa của dịch vụ giao nhận cũng là
một dịch vụ liên quan đến quá trình vận tải nhằm tổ chức việc vận chuyển hàng hoá
từ nơi nhận hàng đến nơi giao hàng.

4


GVHD: Th.S Phạm Gia Lộc

1.1.2. Khái niệm về ngƣời giao nhận
Theo FIATA định nghĩa thì “người giao nhận là người lo toan để hàng hóa
được chuyên chở theo hợp đồng ủy thác và hành động vì lợi ích của người ủy thác.
Người giao nhận cũng đảm nhận thực hiện mọi công việc liên quan đến hợp đồng
giao nhận như bảo quản, lưu kho trung chuyển, làm thủ tục hải quan, kiểm hóa”.
Người giao nhận có thể là chủ hàng, chủ tàu, công ty xếp dỡ hay kho hàng, người

giao nhận chuyên nghiệp hay bất kì một người nào khác. Để có thể thực hiện tốt các
nghiệp vụ giao nhận thì người giao nhận cần có trình độ chuyên môn như:
 Biết kết hợp giữa nhiều phương thức vận tải khác nhau
 Biết tận dụng tối đa dung tích, trọng tải của các công cụ vận tải nhờ vào dịch
vụ gom hàng
 Biết kết hợp giữa vận tải – giao nhận – xuất nhập khẩu và liên hệ tốt với các
tổ chức có liên quan đến quá trình vận chuyển hàng hóa như hải quan, đại lý
tàu, bảo hiểm, ga, cảng,…
1.1.3. Vai trò, quyền hạn, nghĩa vụ và phạm vi trách nhiệm của ngƣời
giao nhận trong hoạt động thƣơng mại quốc tế
1.1.3.1.

Vai trò của ngƣời giao nhận

 Đối với nền kinh tế
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới theo hướng toàn cầu
hóa, khu vực hóa, hoạt động giao nhận là một khâu quan trọng và không thể thiếu
trong quy trình thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa xuất nhập khẩu cũng như quá
trình lưu thông hàng hóa. Hoạt động giao nhận đảm nhận một số hoạt động cơ bản
như: vận chuyển hàng hóa (đưa hàng ra cảng,..), làm thủ tục hải quan tại cảng, tổ
chức sắp xếp/dỡ hàng hóa, đưa hàng giao cho nhà nhập khẩu,… nên hoạt động giao
nhận như là một cầu nối quan trọng giữa người gửi hàng và người nhận hàng. Nếu
không có chiếc cầu này, hàng hóa sẽ không đến tay người nhận hoặc có đến nhưng

5


GVHD: Th.S Phạm Gia Lộc

quá trình đến gặp nhiều khó khăn, tốn nhiều thời gian và chi phí. Chính vì vậy, hoạt

động giao nhận là một công cụ hỗ trợ, tạo điều kiện giúp hoạt động xuất nhập khẩu
phát triển và ngày càng hoàn thiện, hiệu quả hơn.
Giao nhận giúp cho người chuyên chở đẩy nhanh tốc độ quay vòng của các
phương tiện vận tải, tận dụng được một cách tối đa và có hiệu quả dung tích và tải
trọng của các phương tiện vận tải, các công cụ vận tải, cũng như các phương tiện hỗ
trợ khác. Ngày nay, với sự phát triển của thương mại quốc tế và ngành vận tải, khái
niệm “dịch vụ giao nhận” (Freight Forwarding service) đã được hiểu theo một nghĩa
rộng hơn là “dịch vụ Logictics”. Logictics là một nghệ thuật quản lý dòng lưu
chuyển của hàng hóa, nguyên vật liệu kể từ khi mua sắm qua các quá trình lưu kho,
sản xuất, phân phối cho đến khi đưa đến tay người tiêu dùng với mục tiêu tối thiểu
hóa chi phí. Từ đó tiết kiệm chi phí, thời gian, công sức và tiền bạc.
Bên cạnh đó, hoạt động giao nhận mang lại rất nhiều lợi ích cho nền kinh tế
quốc gia như tăng thu ngoại tệ; tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần
làm đẩy quá trình giao lưu kinh tế, hợp tác với các quốc gia khác trên thế giới, nối
liền các hoạt động kinh tế với các quốc gia trong khu vực; góp phần ngày càng đơn
giản hóa chứng từ, thủ tục hải quan;… Dịch vụ giao nhận phát triển sẽ kéo theo sự
phát triển của ngành bảo hiểm, cơ sở hạ tầng giao thông cũng như các phương tiện
vận tải cũng được nâng cấp, mở rộng và đa dạng hơn.
 Đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu
Giao nhận giúp giảm giá thành hàng hóa xuất nhập khẩu: việc giao nhận ngày
càng được chuyên môn hóa cao, từ đó làm giảm được nhiều khâu trung gian, người
gửi hàng và ngươi nhận hàng cũng giảm bớt một số công việc, do đó không cần đầu
tư một số điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động giao nhận. Như vậy sẽ
góp phần giảm chi phí, làm cơ sở điều kiện để hạ giá thành hàng hóa xuất nhập
khẩu.

6


GVHD: Th.S Phạm Gia Lộc


Người giao nhận còn giúp các doanh nghiệp xuất nhập khẩu giúp tiết kiệm
thời gian, chi phí cho hoạt dộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Người
kinh doanh xuất nhập khẩu có thể tiết kiệm được rất nhiều chi phí liên quan đến vận
tải khi sử dụng kho bãi của người giao nhận hay của người giao nhận đi thuê mà
không phải tốn chi phí vào việc xây dựng kho bãi riêng. Ngoài ra nhà xuất nhập
khẩu còn giảm dược các chi phí quản lý hành chính, bộ máy tổ chức đơn giản, có
điều kiện tập trung vào hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Nhờ vào sự
chuyên môn hóa cao, người giao nhận có thể thực hiện các công việc như lưu trữ
hàng, bốc xếp hàng hóa, làm thủ tục hải quan, lập các chứng từ liên quan đến hàng
hóa, tổ chức chuyên chở từ nơi sản xuất đến các điểm tiếp nhận hàng, theo dõi và
giải quyết khiếu nại về hàng hóa trong quá trình giao nhận vận tải một các dễ dàng,
có hệ thống. Nếu như không sử dụng các dịch vụ của người giao nhận cung cấp thì
hoạt động xuất nhập khẩu sẽ vô cùng phức tạp, tốn kém cả về thời gian và chi phí.
Nhờ vào hoạt động giao nhận, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng hóa
xuất nhập khẩu có thể mở rộng thị trường cho hàng hóa của mình. Trước đây, khi
dịch vụ giao nhận chưa thực sự phổ biến và phát triển, các doanh nghiệp sản xuất
kinh doanh với nguồn lực có hạn nên chỉ có thể tập trung vào một số thị trường nhất
định thì nay, họ có thể mở rộng thị trường, mạng lưới phân phối và được người tiêu
dùng biết đến nhiều hơn.
Giảm được nhân sự trong công ty, khi việc giao nhận hàng không thường
xuyên hoặc không có giá trị lớn.
Giảm thiểu được các rủi ro đối với hàng và tiết kiệm được thời gian trong lúc
thực hiện giao nhận hàng với hãng tàu do không có kiến thức chuyên môn và kinh
nghiệm so với nhà giao nhận chuyên biệt.
Người giao nhận thường xuyên tiếp xúc với hãng tàu nên biết hãng tàu nào có
uy tín, có cước phí hợp lý, lịch trình của tàu để đảm bảo hàng hóa đến cảng đích
đúng thời gian quy định.

7



GVHD: Th.S Phạm Gia Lộc

Tóm lại, hoạt động giao nhận ngày càng trở nên cần thiết và quan trọng hơn
trong hoạt động thương mại. Nhờ có sự phát triển của hoạt động giao nhận mà hàng
hóa được lưu thông an toàn, nhanh chóng, tiết kiệm hơn, khối lượng hàng hóa trao
đổi quốc tế ngày một tăng lên, thủ tục hành chính được đơn giản hóa. Sự phát triển
của giao nhận cũng tạo điều kiện ứng dụng những thành tựu khoa học mới vào hoạt
động sản xuất, kinh doanh, tạo ra nhiều ngành nghề dịch vụ mới, giải quyết công ăn
việc làm cho người lao động và góp phần nâng cao đời sống nhân dân.
1.1.3.2.

Quyền hạn và nghĩa vụ của ngƣời giao nhận

Ðiều 167 Luật thương mại Việt Nam quy định, người giao nhận có những quyền và
nghĩa vụ sau đây:
 Nguời giao nhận được hưởng tiền công và các khoản thu nhập hợp lý khác.
 Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình theo hợp đồng
 Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích của
khách hàng thì có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng, nhưng phải
thông báo ngay cho khách hàng.
 Sau khi ký kết hợp đồng, nếu thấy không thể thực hiện được chỉ dẫn của
khách hàng thì phải thông báo cho khách hàng để xin chỉ dẫn thêm.
 Phải thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời gian hợp lý nếu trong hợp đồng
không thoả thuận về thời gian thực hiện nghĩa vụ với khách hàng.
Nghĩa vụ của người giao nhận với tư cách là đại lý. Theo điều kiện kinh doanh tiêu
chuẩn quy ước chung của FIATA, người giao nhận phải:
 Thực hiện sự ủy thác của khách hàng với một sự quan tâm hợp lý nhằm bảo
vệ lợi ích của khách hàng.

 Tổ chức và lo liệu vận chuyển hàng hoá được uỷ thác theo sự chỉ dẫn của
khách hàng.

8


GVHD: Th.S Phạm Gia Lộc

1.1.3.3.

Phạm vi trách nhiệm của ngƣời giao nhận

Đứng trên từng phương diện khác nhau thì trách nhiệm của người giao nhận cũng
khác nhau
a. Khi là đại lý của chủ hàng
Tuỳ theo chức năng của người giao nhận, người giao nhận phải thực hiện đầy
đủ các nghĩa vụ của mình theo hợp đồng đã ký kết và phải chịu trách nhiệm về:
 Giao hàng không đúng chỉ dẫn
 Thiếu sót trong việc mua bảo hiểm cho hàng hoá mặc dù đã có hướng dẫn.
 Thiếu sót trong khi làm thủ tục hải quan
 Chở hàng đến sai nơi quy định
 Giao hàng cho người không phải là người nhận
 Giao hàng mà không thu tiền từ người nhận hàng
 Tái xuất không theo những thủ tục cần thiết hoặc không hoàn lại thuế
 Những thiệt hại về tài sản và người của người thứ ba mà anh ta gây nên.
Tuy nhiên, người giao nhận không chịu trách nhiệm về hành vi lỗi lầm của
người thứ ba như người chuyên chở hoặc người giao nhận khác... nếu anh ta chứng
minh được là đã lựa chọn cần thiết.
Khi làm đại lý người giao nhận phải tuân thủ “điều kiện kinh doanh tiêu
chuẩn” (Standard Trading Conditions) của mình.

b. Khi là ngƣời chuyên chở (Principal)
Khi là một người chuyên chở, người giao nhận đóng vai trò là một nhà thầu
độc lập, nhân danh mình chịu trách nhiệm cung cấp các dịch vụ mà khách hàng yêu
cầu. Anh ta phải chịu trách nhiệm về những hành vi và lỗi lầm của người chuyên
chở, của người giao nhận khác mà anh ta thuê để thực hiện hợp đồng vận tải như thể
là hành vi và thiếu sót của mình. Quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của anh ta như

9


GVHD: Th.S Phạm Gia Lộc

thế nào là do luật lệ của các phương thức vận tải quy định. Người chuyên chở thu ở
khách hàng khoản tiền theo giá cả của dịch vụ mà anh ta cung cấp chứ không phải
là tiền hoa hồng.
Người giao nhận đóng vai trò là người chuyên chở không chỉ trong trường hợp
anh ta tự vận chuyển hàng hoá bằng các phương tiện vận tải của chính mình
(perfoming carrier) mà còn trong trường hợp anh ta, bằng việc phát hành chứng từ
vận tải của mình hay cách khác, cam kết đảm nhận trách nhiệm của người chuyên
chở (người thầu chuyên chở - contracting carrier). Khi người giao nhận cung cấp
các dịch vụ liên quan đến vận tải như đóng gói, lưu kho, bốc xếp hay phân phối .....
thì người giao nhận sẽ chịu trách nhiệm như người chuyên chở nếu người giao nhận
thực hiện các dịch vụ trên bằng phương tiện của mình hoặc người giao nhận đã cam
kết một cách rõ ràng hay ngụ ý là họ chịu trách nhiệm như một người chuyên chở
Khi đóng vai trò là người chuyên chở thì các điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn
thường không áp dụng mà áp dụng các công ước quốc tế hoặc các quy tắc do Phòng
thương mại quốc tế ban hành. Tuy nhiên, người giao nhận không chịu trách nhiệm
về những mất mát, hư hỏng của hàng hoá phát sinh từ những trường hợp sau đây:
 Do lỗi của khách hàng hoặc của người được khách hàng uỷ thác
 Khách hàng đóng gói và ghi ký mã hiệu không phù hợp

 Do nội tỳ hoặc bản chất của hàng hoá
 Do chiến tranh, đình công
 Do các trường hợp bất khả kháng.
Ngoài ra, người giao nhận không chịu trách nhiệm về mất khoản lợi đáng lẽ
khách hàng được hưởng về sự chậm chễ hoặc giao nhận sai địa chỉ mà không phải
do lỗi của mình.

10


GVHD: Th.S Phạm Gia Lộc

1.2.

Khái quát chung về giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng

đƣờng biển
1.2.1. Khái niệm giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đƣờng biển
Giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển là một trong nhiều
phương thức giao nhận hàng hóa quốc tế (đường bộ, đường hàng không, đường sắt,
đường ống, vận tải đa phương thức,…) mà việc giao nhận hàng hóa từ quốc gia này
đến quốc gia khác được tiến hành bằng tàu biển và hàng hóa được chuyên chở trên
biển.
1.2.2. Cơ sở vật chất kĩ thuật của vận tải biển
Khái niệm: “Tàu” dùng để chỉ bất kỳ loại tàu nào dùng trong việc chuyên chở hàng
hóa bằng đường biển (D. 1d Qui tắc Hugue).
Phân loại tàu:
 Căn cứ vào đối tượng vận tải:
 Tàu vận tải hàng khô (Dry cargo ship)
 Tàu vận tải hàng theo kiện (Bulk Cargo ship)

 Tàu chở hàng bách hóa (General Cargo ship)
 Tàu chở hàng lỏng (Tank/Liquid ship)
 Tàu chở Container (Container ship)
 Tàu chở hàng kết hợp (Combined ship)
 Căn cứ vào phương thức chuyên chở:
 Tàu chợ
 Tàu chuyến
 Tàu định hạn

11


GVHD: Th.S Phạm Gia Lộc

Tuyến đƣờng
 Tuyến đường hàng hải quốc tế: dành cho tàu thuyền hoạt động trên phạm vi
lãnh hải của nhiều quốc gia
 Tuyến đường hàng hải định tuyến: những tuyến đường này dành cho tàu
kinh doanh định tuyến, tức kinh doanh dưới hình thức tàu chợ.
 Tuyến đường hàng hải không định tuyến. Tuyến đường hàng hải không
định tuyến dành cho tàu kinh doanh theo hình thức chạy rộng tức là chạy
đáp ứng nhu cầu taxi.
 Tuyến đường hàng hải đặc biệt. Những tuyến đường này dành cho tàu
kinh doanh vì mục đích đặc biệt trong hàng hải.
 Tuyến đường hàng hải nội địa: dành cho tàu thuyền hoạt động trong phạm vi
quốc gia
 Kênh đào: Trên các tuyến đường hàng hải quốc tế, để rút ngắn hay mở rộng
khoảng cách vận chuyển, người ta đã xây dựng những kênh đào. Trong các
kênh đào này nổi tiếng nhất là:
 Kênh đào Suez. Kênh đào Suez được khởi công xây dựng vào năm 1859

và hoàn thành vào năm 1869. Kênh đào Suez ra đời đã rút ngắn tuyến
đường vận chuyển thông thường giữa châu Âu và Châu Á tới 4.000 hải
lý…
 Kênh đào Panama: Kênh đào Panama được xây dựng vào năm 1879 và
hoàn thành vào năm 1914. Kênh đào Panama đã nối Đại Tây Dương với
Thái Bình Dương ngang qua châu Mỹ.
 Thái Lan đang dự kiến đào kênh đào Kra để nối Ấn Độ Dương với Thái
Bình Dương
Cảng biển và phân loại cảng biển
 Cảng biển và chức năng:

12


GVHD: Th.S Phạm Gia Lộc

 Cảng biển: là nơi ra vào và neo đậu của tàu biển, là nơi phục vụ tàu và
hàng hóa trên tàu, là đầu mối giao thông quan trọng của một quốc gia có
biển
 Chức năng:
1. Phục vụ tàu biển: Là nơi ra vào neo đậu của tàu, cung cấp dịch vụ đưa
đón tàu ra vào, lai dắt, cung ứng dầu mỡ, nước ngọt, vệ sinh, sửa chữa
tàu . . .
2. Phục vụ hàng hóa: làm nhiệm vụ xếp dỡ, giao nhận, chuyển tải, bảo
quản, lưu kho, tái chế, đóng gói, phân phối hàng hóa xuất nhập khẩu.
Là nơi tiến hành các thủ tục xuất nhập khẩu, là nơi bắt đầu, chuyển
tiếp hoặc kết thúc quá trình vận tải
3. Các loại cảng biển: cảng thương mại, cảng quân sự, cảng cá.
4. Các chỉ tiêu đánh giá cảng biển:
 Số lượng tàu hoặc tổng trọng tải toàn phần ra vào cảng trong 1

năm, hoặc tổng dung dung tích đăng kí GTR. Các chỉ tiêu này phản
ánh độ nhộn nhịp của cảng.
 Số lượng tàu có thể cùng tiến hành xếp dỡ trong cùng 1 thời gian
 Khối lượng hàng hóa xếp dỡ trong 1 năm: phản ánh năng suất xếp
dỡ hàng của 1 cảng.
 Khối lượng xếp dỡ trong 1 ngày của từng loại hàng hóa: thể hiện
mức độ cơ giới hóa và qua đó cho thấy năng lực xếp dỡ của cảng
với từng loại hàng.
 Khả năng chứa hàng của kho bãi, thể hiện bẳng số diện tích của kho
bãi, bãi hàng, bãi container: Phản ánh độ lớn của cảng.
 Chi phí xếp dỡ hàng hóa, chi phí lai dắt, hoa tiêu, cầu, bến, bãi, phí
xếp dỡ container. . . : thể hiện năng suất lao động và trình độ quản
lý của cảng.

13


GVHD: Th.S Phạm Gia Lộc

1.2.3. Cơ sở pháp lý liên quan đến vận tải biển
Việc giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu phải dựa trên cơ sở pháp lý như các
quy phạm pháp luật quốc tế, Việt Nam như các công ước về vận đơn, vận tải; Công
ước quốc tế về hợp đồng mua bán hàng hoá; các văn bản quy phạm pháp luật của
Nhà nước Việt Nam về giao nhận vận tải; Các loại hợp đồng và L/C mới đảm bảo
quyền lợi của chủ hàng xuất nhập khẩu
Nhà nước Việt Nam ban hành rất nhiều các văn bản, quy phạm pháp luật qui
định trách nhiệm giao nhận hàng hóa của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhằm
điều chỉnh mối quan hệ phát sinh từ các hợp đồng mua bán, vận tải, bảo hiểm, giao
nhận, xếp dỡ như: bộ luật Hàng Hải Việt Nam (2005), Luật dân sự (2005), Luật
Thương Mại Việt Nam (2005),…

Các luật lệ quốc tế bao gồm các công ước, các hiệp định, các hiệp ước, các
nghị định thư, các quy chế về buôn bán, vận tải, bảo hiểm… mà việc giao nhận bắt
buộc phải phù hợp mới bảo vệ được quyền lợi của chủ hàng. Một quốc tế công ước
quốc tế như:
 Công ước thống nhất một số quy tắc về vận đơn đường biển “The
International Convention for Reunification of Certain Rules relating to Bill
of Lading” được gọi tắt là công ước Bussels hay Quy tắc Hague và có hiệu
lực từ năm 1931. Công ước này đã được sửa đổi và chỉnh lý hau lần. Lần thứ
nhất vào năm 1968 tại Visby nên được gọi là Nghị định thư Visby 1968. Lần
thứ hai vào năm 1979, gọi là Nghị định thư SDR. Mục đích của công ước
này là để thống nhất một số quy tắc luật pháp về vận đơn đường biển. nội
dung của công ước là đưa ra các định nghĩa thường sử dụng trong vận đơn
như người chuyên chở, hợp đồng vận tải, hàng hóa, tàu,… Những quy định
cũng như trách nhiệm của người chuyên chở liên quan đến việc sắp xếp,
chuyển dịch, lưu kho, sắp xếp, chuyên chở, dỡ hàng, bảo quản,… Những
trường hợp mà người chuyên chở và tàu không chịu trách nhiệm về mất má

14


GVHD: Th.S Phạm Gia Lộc

hay hư hỏng, loại đơn vị tiền tệ trong công ước cũng như các quy định torng
công ước sẽ áp dụng cho các loại vận đơn nào.
 Công ước của Liên Hợp Quốc về chuyên chở hàng hóa bằng đường biển, ký
kết tại Hamburg năm 1978 , còn gọi là Quy tắc Hamburg, có hiệu lực từ
1/1/1992. Các quốc gia tham gia công ước này thừa nhận sự mong muốn ấn
định bằng sự thỏa thuận một số quy tắc liên quan đến chuyên chở hàng hóa
bằng đường biển. nội dung công ước là đưa ra các quy định chung đối với
các quốc gia tham gia công ước này. Công ước nêu ra trách nhiệm của người

chuyên chở, người gửi hàng, các chứng từ vận tải cần thiết, đưa ra những
trường hợp khiếu nại và kiện tụng, những bổ sung về hợp đồng, tổn thất
chung,…
 Các điều khoản thương mại quốc tế Incoterms. Đây là một bộ các quy tắc
thương mại quốc tế được công nhận và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới.
Incoterms quy định các điều khoản về giao nhận hàng hoá, trách nhiệm của
các bên: Ai sẽ trả tiền vận tải, ai sẽ đảm trách các chi phí về thủ tục hải
quan, bảo hiểm hàng hoá, ai chịu trách nhiệm về những tổn thất và rủi ro của
hàng hoá trong quá trình vận chuyển..., thời điểm chuyển giao trách nhiệm về
hàng hoá. Incoterms 2010 là phiên bản mới nhất của Incoterm, được Phòng
Thương mại Quốc tế (ICC) ở Paris, Pháp và có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng
1 năm 2011. Incoterms 2010 bao gồm 11 điều kiện, là kết quả của việc thay
thế bốn điều kiện cũ trong Incoterms 2000 (DAF, DES, DEQ, DDU) bằng
hai điều kiện mới là DAT và DAP. Incoterms 2010 được chia thành 2 nhóm:
 Các điều khoản dung chung cho bất kì loại hình vận chuyển nào:
1. EXW – Ex Works – Giao hàng tại xưởng
2. FCA – Free Carrier – Giao hàng cho người chuyên chở
3. CPT – Carriage Paid To – Cước phí trả tới
4. CIP – Carriage and Insurance Paid – Cước phí và bảo hiểm trả tới
5. DAT – Delivered At Terminal – Giao hàng tại bãi

15


×