Tải bản đầy đủ (.pdf) (178 trang)

Thành phố thanh hóa quá trình hình thành và phát triển từ năm 1804 đến năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 178 trang )

Đại học Quốc gia hà Nội
Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn
------------ ------------

Nguyễn thị thu hà

THàNH PHố thanh hoá - QUá TRìNH HìNH THàNH
Và PHáT TRIểN Từ NĂM 1804 ĐếN NĂM 2010

Luận án tiến sĩ lịch sử

Hà Nội - 2015


Đại học Quốc gia hà Nội
Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn
------------ ------------

Nguyễn thị thu hà

THàNH PHố thanh hoá - QUá TRìNH HìNH THàNH
Và PHáT TRIểN Từ NĂM 1804 ĐếN NĂM 2010
Chuyờn ngnh: Lch s Vit Nam
Mó s: 62.22.03.13

Luận án tiến sĩ lịch sử

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS Nguyễn Đình Lê

Hà Nội - 2015




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong dự thảo luận án là trung thực và chưa từng ai công bố. Những luận
điểm mà luận án kế thừa của những người đi trước đều ghi rõ xuất xứ và tên tác giả
đã đưa ra luận điểm đó.

Hà Nội, tháng

năm 2015

Tác giả luận án

NCS. Nguyễn Thị Thu Hà


LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành dự thảo luận án Tiến sĩ với đề tài: “Thành phố Thanh Hóa Qúa trình hình thành và phát triển từ năm 1804 đến năm 2010”, tôi xin bày tỏ
lòng biết ơn:
PGS.TS Nguyễn Đình Lê, người đã hướng dẫn, đóng góp ý kiến cho tôi
trong suốt quá trình làm luận án.
Tập thể các Giáo sư, Tiến sĩ, giảng viên Bộ môn Lịch sử Việt Nam Cận hiện đại và Khoa Lịch sử của Trường Đại học KHXH&NV (Đại học Quốc gia Hà
Nội) đã tận tình giúp đỡ về chuyên môn, cả trong học tập và nghiên cứu khoa học
suốt quá trình tôi làm Nghiên cứu sinh.
Phòng Khoa học và Sau đại học của Trường Đại học KHXH&NV (Đại học
Quốc gia Hà Nội) đã giúp đỡ về thủ tục hành chính trong quá trình tôi học, viết và
bảo vệ luận án.
Tập thể giảng viên Khoa Khoa học Xã hội và cán bộ các Phòng, Ban của
Trường Đại học Hồng Đức đã động viên giúp đỡ tôi cả về mặt tinh thần và vật chất

trong suốt quá trình tôi công tác tại Trường cũng như trong thời gian làm Nghiên
cứu sinh.
Cán bộ các phòng ban của Uỷ ban, Thành uỷ thành phố Thanh Hoá; cán bộ
và nhân dân các phường Đông Thọ, Điện Biên, Đông Sơn, Trường Thi… đã giúp
đỡ tôi trong các chuyến đi điền dã ở các địa phương này.
Cán bộ và nhân viên Phòng Tư liệu khoa Lịch sử Trường Đại học
KHXH&NV, Thư viện Quốc gia, Thư viện Tổng hợp Thanh Hoá, Ban Nghiên cứu
và biên soạn lịch sử Thanh Hoá đã cung cấp nhiều tài liệu trong qúa trình tôi thực
hiện bản luận án của mình.
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất của tôi!
Tác giả luận án


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 4
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 4
2. Mục đích nghiên cứu của luận án ..................................................................... 6
3. Nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận án..................................... 6
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 7
5. Nguồn tài liệu của luận án .............................................................................. 8
6. Đóng góp của luận án ...................................................................................... 8
7. Bố cục của luận án ........................................................................................... 9
Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ THÀNH PHỐ THANH HOÁ
VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN ......................................................................................... 10
1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu ............................................................. 10
1.1.1. Những tài liệu nghiên cứu về đô thị ở Việt Nam và nghiên cứu gián tiếp
đến thành phố Thanh Hoá ............................................................................. 10
1.1.2. Những tài liệu nghiên cứu trực tiếp đến thành phố Thanh Hoá ............ 12
1.2. Cơ sở lý luận, hướng tiếp cận luận án ......................................................... 16
1.2.1. Cơ sở lý luận về đô thị ......................................................................... 16

1.2.2. Cơ sở lý luận của Luận án ................................................................... 21
1.2.3. Hướng tiếp cận của Luận án ................................................................ 22
1.3. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu ............................................................... 23
1.3.1. Vị trí địa lý và nguồn lực tự nhiên ....................................................... 23
1.3.2. Quá trình hình thành và tên gọi ............................................................ 26
1.3.3. Truyền thống lịch sử và văn hoá .......................................................... 29
Chương 2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ
THANH HÓA TỪ 1804 ĐẾN 1884 ..................................................................... 34
2.1. Những tiền đề cho sự hình thành tỉnh lỵ Thanh Hoá ........................................ 34
2.1.1. Từ Dương Xá đến trấn thành Thọ Hạc .................................................... 34
2.1.2. Vị thế của trấn thành Thọ Hạc ............................................................. 39

1


2.2. Kinh tế ở tỉnh lỵ Thanh Hoá từ năm 1804 đến năm 1884 .......................... 45
2.2.1. Tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp ......................................... 45
2.2.2. Tình hình thủ công nghiệp từ năm 1804 đến năm 1884........................ 49
2.2.3. Thương nghiệp từ năm 1804 đến năm 1884 ......................................... 51
2.2.4. Tình hình giao thông vận tải từ năm 1804 đến năm 1884 ..................... 54
2.3. Tình hình chính trị - xã hội và văn hoá - giáo dục ở tỉnh lỵ Thanh Hoá từ
năm 1804 đến năm 1884.................................................................................... 56
2.3.1. Tình hình chính trị - xã hội .................................................................. 56
2.3.2. Tình hình văn hoá - giáo dục khoa cử ở tỉnh lỵ Thanh Hoá ......................... 59
Chương 3. THÀNH PHỐ THANH HOÁ TRONG THỜI KỲ THUỘC ĐỊA
(1884-1945) ........................................................................................................... 64
3.1. Thực dân Pháp chiếm đóng thành Thanh Hoá ............................................. 64
3.2. Từ đô thị Thanh Hoá đến sự ra đời của thành phố Thanh Hoá .................... 66
3.2.1. Quá trình thành lập đô thị Thanh Hoá .................................................. 66
3.2.2. Sự ra đời của thành phố Thanh Hoá ..................................................... 68

3.3. Những chuyển biến của thành phố Thanh Hoá thời kỳ thuộc địa (1884-1945) ... 71
3.3.1. Quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng và đầu tư của Pháp vào thành phố
Thanh Hoá .................................................................................................... 71
3.3.2. Những chuyển biến về kinh tế từ 1884 đến 1945 ................................. 76
3.3.3. Những biến chuyển về chính trị - xã hội .............................................. 87
3.3.4. Những biến chuyển về văn hoá, giáo dục ............................................. 93
3.3.5. Các phong trào yêu nước ở thành phố Thanh Hoá từ cuối thế kỷ XIX
đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 .......................................................... 100
Chương 4. THÀNH PHỐ THANH HOÁ TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 2010.... 106
4.1. Thành phố Thanh Hoá trong giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp và
đế quốc Mĩ (1945 - 1975) ................................................................................ 106
4.1.1. Hoàn cảnh lịch sử .............................................................................. 106
4.1.2. Không gian đô thị và tổ chức hành chính giai đoạn 1945 - 1975 ........ 108
4.1.3. Tình hình kinh tế ............................................................................... 112
2


4.1.4. Tình hình chính trị - xã hội, văn hoá - giáo dục và y tế ...................... 119
4.2. Sự phát triển của thành phố Thanh Hoá từ năm 1975 đến năm 2010 ......... 124
4.2.1. Những điều kiện lịch sử tác động đến sự phát triển của thành phố
Thanh Hóa.................................................................................................. 124
4.2.2. Không gian đô thị và tổ chức hành chính giai đoạn 1975 - 2010 ........ 125
4.2. 3. Tình hình kinh tế .............................................................................. 128
4.2.4. Tình hình chính trị - xã hội, văn hoá - giáo dục, y tế và môi trường ... 136
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 145
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN ................................................................................................. 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 152

3



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thanh Hoá là một vùng đất cổ, có diện tích rộng lớn, đa tộc người. Trong
tiến trình lịch sử dân tộc Việt Nam, Thanh Hoá luôn luôn giữ một vị trí quan trọng
trên mọi phương diện cả về chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội. Vì thế, việc xây
dựng và xác lập khu vực hành chính - thủ phủ để quản lý vùng đất này được hình
thành từ rất sớm. Tính từ đời vua Gia Long - người chính thức đặt nền móng cho sự
ra đời của tỉnh lỵ Thanh Hoá đến nay thành phố Thanh Hoá có lịch sử hơn hai thế
kỷ. Trong hơn hai thế kỷ qua thành phố Thanh Hoá không ngừng vận động và phát
triển, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của tỉnh, khu vực và đất nước.
Thực tế từ năm 1804, khu vực Thọ Hạc huyện Đông Sơn đã trở thành trung
tâm kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội của cộng đồng cư dân xứ Thanh, góp phần
quan trọng để vua Gia Long và các ông vua kế vị của triều Nguyễn củng cố vương
quyền ở lưu vực sông Mã. Từ đó, đô thị Thanh Hoá ra đời, vận động phát triển
trong thể chế quân chủ cuối cùng ở Việt Nam. Trên phạm vi 14 tỉnh của "Xứ Trung
Kỳ", vào ngày 12-7-1899 vua Thành Thái ra Đạo Dụ thành lập 6 trung tâm đô thị
(Centre - urban) là Thanh Hoá, Vinh, Huế, Hội An, Quy Nhơn, Phan Thiết. Tiếp đó,
ngày 30-8-1899 toàn quyền Đông Dương ký nghị định chuẩn y Đạo Dụ trên. Từ đó,
cho đến hết chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), trung tâm đô thị Thanh Hoá
chuyển từ trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá trong chế độ quân chủ, sang trung tâm
đô thị dưới thời Pháp thuộc của vùng Bắc Trung Bộ. Quá trình vận động và phát triển
của đô thị Thanh Hoá từ khi thành lập (1899), cho đến khi thành phố Thanh Hoá ra
đời (31-5-1929) là kết quả của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất và thứ
hai của Pháp ở Bắc Trung Bộ. Quá trình ấy diễn ra phức tạp, tạo nên những biến
đổi sâu sắc trong đời sống kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội của cộng đồng cư dân
thành phố Thanh Hoá nói riêng và cư dân tỉnh Thanh nói chung. Quá trình Công
nghiệp hoá và Đô thị hoá diễn ra ở đô thị Thanh Hoá từ cuối thế kỷ XIX đến năm
1929 vừa mang những đặc điểm chung của quá trình hình thành các trung tâm đô thị

ở nước ta lại vừa mang những nét riêng điển hình từ trước tới nay chưa được quan
tâm nghiên cứu.
4


Trong cơn lốc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 và những biến động về chính
trị liên tiếp nổ ra như phong trào 1930-1931, phong trào đấu tranh Dân chủ công
khai 1936-1939, đại chiến Thế giới lần thứ hai (1939-1945) bùng nổ, Nhật vào
Đông Dương... Chính quyền thuộc địa và các tập đoàn tư bản Pháp vẫn tiếp tục duy
trì công cuộc thống trị và khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản giàu có ở Đông
Dương nói chung và Bắc Trung Bộ nói riêng. Trước những biến động trên, đời sống
kinh tế, chính trị, xã hội ở thành phố Thanh Hoá có nhiều chuyển biến. Đặc biệt, từ sau
Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay, thành phố Thanh Hoá phát triển theo chủ
trương và quy hoạch của tỉnh Thanh Hoá và Chính phủ Việt Nam. Do đó, nghiên cứu
về quá trình hình thành và phát triển của thành phố Thanh Hoá - Trung tâm kinh tế,
chính trị, văn hoá, xã hội của tỉnh Thanh Hoá chính là góp phần thiết thực vào việc
nghiên cứu về quá trình hình thành và phát triển các đô thị trong thời kỳ cận - hiện
đại ở nước ta. Hơn nữa, nghiên cứu về thành phố Thanh Hoá không chỉ cho chúng
ta thấy được diện mạo, những đặc điểm cơ bản về quá trình hình thành và phát triển
của “thành” và “phố” mà còn góp phần nhận diện bức tranh đa dạng về kinh tế,
chính trị, văn hoá và xã hội… cũng như sự biến biến đổi của nó trong từng thời kỳ
lịch sử - xã hội.
Quan trọng hơn, nghiên cứu về đô thị nói chung và lịch sử đô thị (urban
history) nói riêng ở nước ngoài đã có nhiều, nhưng ở Việt Nam vẫn còn hiếm. Đặc
biệt là trong bối cảnh hiện nay, khi mà nước ta đang tiến nhanh trên con đường công
nghiệp hoá, hiện đại hoá và đô thị hoá thì việc có thêm những những nghiên cứu về
lịch sử đô thị lại càng có ý nghĩa thực tiễn đặc biệt quan trọng. Do đó, việc nghiên
cứu toàn diện về thành phố Thanh Hoá cũng xuất phát từ ý nghĩa trên, góp thêm cơ
sở cho việc kế thừa những mặt tích cực và hợp lý về những giá trị truyền thống
đang bị mai một, đồng thời khắc phục những mặt hạn chế, tiêu cực của cách quản lý

xã hội không còn phù hợp với thực tiễn hôm nay nhằm xây dựng một thành phố
xanh, sạch, đẹp, văn minh và giàu mạnh đúng như tình thần chủ trương của Đảng và
Chính phủ đề ra.
Vì những lý do trên, chúng tôi chọn vấn đề “Thành phố Thanh Hóa - Qúa
trình hình thành và phát triển từ năm 1804 đến năm 2010” làm luận án Tiến sỹ khoa
học lịch sử, chuyên ngành lịch sử Việt Nam .

5


2. Mục đích nghiên cứu của luận án
Trong một không gian cụ thể, với đề tài “Thành phố Thanh Hóa - Qúa trình
hình thành và phát triển từ năm 1804 đến năm 2010”, Luận án được thực hiện nhằm
3 mục đích chính sau đây:
Một là, căn cứ tư liệu lịch sử và các nguồn tài liệu khác được nghiên cứu từ
thực địa, luận án trình bày một cách hệ thống về quá trình hình thành và phát triển
của thành phố Thanh Hoá từ khi thành lập 1804 đến năm 2010. Từ nghiên cứu cụ thể
đó, bước đầu phác hoạ bức tranh toàn cảnh về các phương diện hành chính, kinh tế,
văn hóa và xã hội trong hai thế kỷ qua.
Hai là, trên cơ sở phân tích cơ cấu kinh tế, văn hoá - xã hội truyền thống
và những biến đổi của thành phố Thanh Hoá, luận án tập trung nêu bật những
yếu tố mang tính đặc trưng của địa phương, góp phần nhận diện bức tranh về đô
thị Việt Nam.
Ba là, từ những cơ sở trên, Luận án đóng góp một số ý kiến nhằm kế thừa và
phát huy những mặt tích cực của đô thị cổ truyền, góp phần nâng cao hiệu quả công
tác quản lý và hoạch định những chính sách phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội bền
vững của thành phố Thanh Hoá trong giai đoạn hiện nay và tương lai.
3. Nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận án nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống về quá trình hình thành và

phát triển của thành phố Thanh Hoá từ năm 1804 đến năm 2010. Chúng tôi tập
trung nghiên cứu về tình hình kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội của thành phố
Thanh Hoá từ đầu thế kỷ XIX cho đến trước Cách mạng tháng Tám - 1945 nhằm tái
tạo lại bức tranh toàn cảnh về quá trình chuyển đổi từ một lỵ sở sang một đô thị rồi
một thành phố ở cửa ngõ Bắc Trung Bộ. Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945
đến nay, thành phố Thanh Hoá đã trải qua những thăng trầm trong 2 cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, công cuộc xây dựng quy hoạch thành
phố Thanh Hoá từ năm 1975 đến năm 2010 cũng là những nội dung quan trọng mà
nhiệm vụ nghiên cứu Luận án cần giải quyết.

6


Trên cơ sở đó, đưa ra những nhận xét, đánh giá về đặc điểm, tính chất, vị thế
cũng như chức năng của thành phố Thanh Hoá trong tiến trình phát triển của xứ
Thanh nói riêng và khu vực Bắc miền trung cũng như cả nước nói chung.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình hình thành và phát triển của
thành phố Thanh Hoá trên các phương diện kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội từ
khi thành lập 1804 đến năm 2010 .
3.3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Luận án chủ yếu nghiên cứu những vấn đề hành
chính, kinh tế, văn hoá - xã hội trong phạm vi địa bàn thành phố Thanh Hoá.
- Phạm vi thời gian: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về quá trình hình thành
và phát triển của thành phố Thanh Hoá từ năm 1804 đến năm 2010. Trong khoảng
thời gian kéo dài 2 thế kỷ qua, Thanh Hoá đã chuyển từ một lỵ sở dưới thời quân
chủ sang một đô thị, một thành phố dưới chế độ thuộc địa nửa phong kiến, và trở
thành một thành phố hiện đại.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết những vấn đề đặt ra, chúng tôi dựa trên quan điểm của chủ

nghĩa Mác - Lênin, vận dụng phương pháp luận sử học Mác xít kết hợp với các
phương pháp bộ môn, chủ yếu là phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic và một
số phương pháp cần thiết khác có liên quan đến đề tài.
Phương pháp được áp dụng nghiên cứu xuyên suốt của luận án là phương
pháp lịch sử. Phương pháp này nghiên cứu lịch đại và đồng đại nhằm tái hiện lịch
sử. Đặc biệt, để làm rõ sự phát triển cũng như sự biến đổi kinh tế - xã hội, đề tài đã
mạnh dạn vận dụng phương pháp nghiên cứu khu vực học - một phương pháp
nghiên cứu mang tính liên ngành được giới sử học cũng như văn hoá học… gần đây
vận dụng nghiên cứu rất có hiệu quả.
Phương pháp chuyên gia được thực hiện qua các cuộc trao đổi trực tiếp với
các chuyên gia trong các lĩnh vực liên quan đến sự phát triển của Thành phố.
Phương pháp này cũng nhằm thu thập ý kiến của lãnh đạo chính quyền các cấp, các
ban ngành trong việc phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội, gắn liền với hướng phát
triển bền vững Thành phố hiện nay.
7


Ngoài ra còn sử dụng phương pháp thống kê, định lượng,... để triển khai
nghiên cứu và hoàn thành luận án. Bởi vậy, các tư liệu được mô tả, trình bày trong
luận án đảm bảo sự chính xác và độ tin cậy cao.
5. Nguồn tài liệu của luận án
Để hoàn thành bản Luận án này chúng tôi khai thác nhiều nguồn tư liệu
khác nhau. Trước hết chúng tôi có tham khảo các bộ sách về địa lý và lịch sử
Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê; Đại Nam nhất
thống chí, Đại Nam thực lục chính biên, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ của
Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn, do Viện Sử học, Viện Hán nôm, sưu tầm,
dịch, giới thiệu và xuất bản.
Nguồn tư liệu chủ yếu để thực hiện đề tài là các tài liệu lưu trữ, tài liệu khảo
sát, điền dã thu thập được ở thành phố Thanh Hoá và một số tài liệu bằng tiếng
Pháp như Le Thanh Hoa của Ch. Robequain đã được dịch ra tiếng Việt.

Luận án còn sử dụng một số bản đồ, tranh ảnh, bảng biểu thống kê về tình
hình kinh tế, văn hoá xã hội hiện còn lưu giữ tại bảo tàng Thanh Hóa, một số gia
phả, văn bia, hương ước hiện còn lưu giữ tại Thư viện Tổng hợp Thanh Hoá. Ngoài
ra, để giải quyết nhiệm vụ và mục tiêu đề tài đặt ra chúng tôi còn tham khảo các tạp
chí, sách báo ở Trung ương và địa phương có liên quan đến đề tài.
Để đảm bảo tính khách quan và khoa học, chúng tôi đã khai thác nguồn nhân
chứng sống là các cụ cao niên, các cán bộ lão thành cách mạng đã từng sống, hoạt
động ở thành phố Thanh Hóa trước và sau Cách mạng tháng Tám - 1945. Ngoài ra,
chúng tôi còn tham khảo các ý kiến của các nhà quản lý ở Thành phố hiện nay. Đây
là những nguồn tài liệu quan trọng được chúng tôi khai thác trong quá trình hoàn
thành Luận án.
6. Đóng góp của luận án
Về mặt khoa học:
Luận án nhằm bổ sung thêm một số nguồn tư liệu góp phần để nghiên cứu và
làm sáng tỏ thêm về quá trình hình thành và phát triển của thành phố Thanh Hoá từ
1804 đến năm 2010.
Trên cơ sở các nguồn sử liệu nói trên và bằng phương pháp lịch sử kết hợp
phương pháp lôgic và một số phương pháp cần thiết khác, Luận án nhằm khôi phục

8


lại một cách khách quan về quá trình hình thành và phát triển thành phố Thanh Hoá
từ đó làm sáng tỏ một số nội dung chính yếu sau:
Thứ nhất, nhằm tái hiện lại bức tranh toàn cảnh về kinh tế, chính trị, văn
hoá - xã hội trên địa bàn thành phố Thành Hoá trong hơn 2 thế kỷ (đầu thế kỷ
XIX đến 2010).
Thứ hai, qua phân tích các nguồn tư liệu, Luận án chỉ ra những đặc điểm
riêng mang tính đặc thù trong quá trình phát triển của thành phố Thanh Hóa so với
các thành phố khác ở nước ta. Qua đó thấy được vị thế và tiềm năng của thành phố

Thanh Hoá trong các giai đoạn lịch sử.
Về mặt thực tiễn:
Góp thêm tư liệu khoa học về tình hình kinh tế, văn hoá, xã hội của thành
phố Thanh Hoá xưa và nay làm cơ sở khoa học cho việc hoạch định những chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc quản lý và phát triển bền vững
kinh tế, văn hoá - xã hội thành phố trong hiện tại và tương lai. Trên cơ sở đó, giữ
gìn và phát huy các giá trị truyền thống, góp phần cải tạo và xây dựng thành phố
Thanh Hoá hiện đại trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đồng
thời, thông qua kết quả nghiên cứu Luận án góp phần giáo dục truyền thống yêu quê
hương đất nước cho các thế hệ.
7. Bố cục của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính
luận án gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về thành phố Thanh Hoá và cơ sở lý luận.
Chương 2: Quá trình hình thành và phát triển thành thành phố Thanh Hoá từ
1804 đến 1884.
Chương 3: Thành phố Thanh Hoá trong thời kỳ thuộc địa (1884-1945).
Chương 4: Thành phố Thanh Hoá từ năm 1945 đến năm 2010.

9


Chương 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ THÀNH PHỐ THANH HOÁ VÀ
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu
1.1.1. Những tài liệu nghiên cứu về đô thị ở Việt Nam và nghiên cứu gián
tiếp đến thành phố Thanh Hoá
Trong khoa học Lịch sử, so với mảng đề tài về làng xã người Việt thì mảng
đề tài về thành phố ít được quan tâm nghiên cứu hơn; hay nói cách khác là hiếm các

công trình nghiên cứu về đô thị học, đặc biệt là lĩnh vực lịch sử đô thị Việt Nam.
Tuy nhiên, từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã có một số nhà khoa học
trong và ngoài nước nghiên cứu về vấn đề này ở những góc độ khác nhau. Một
trong những công trình nghiên cứu tiêu biểu của Đỗ Văn Ninh là “Thành cổ Việt
Nam” [111]. Đây là công trình nghiên cứu về các thành cổ ở Việt Nam trên tinh
thần tái tạo lại các loại thành đã từng được người Việt xây dựng từ thời An Dương
Vương như Cổ Loa thành, cho đến các thành được xây dựng dưới thời nhà Nguyễn,
trong đó có thành Thanh Hoá (lúc đó gọi là Hạc Thành). Tuy nhiên, tác giả mới chỉ
dừng lại ở mức độ giới thiệu về kiểu dáng, kích thước, vị trí của một số thành trì
từng tồn tại ở nước ta, chứ không phải là một công trình chuyên khảo về quá trình
hình thành và phát triển của các đô thị dưới thời kì quân chủ ở nước ta.
PGS.TS Nguyễn Thừa Hỷ là một trong những nhà nghiên cứu có những
đóng góp về đô thị cổ Việt Nam, cụ thể là thành phố Hà Nội với công trình “Thăng
Long - Hà Nội thế kỷ XVII, XVIII, XIX” [80]. Tuy chỉ nghiên cứu về Thăng Long Hà Nội trong một giai đoạn 3 thế kỷ nhưng đây là công trình khoa học rất tiêu biểu
nghiên cứu về thành phố - thủ đô của cả nước trên ngàn năm tuổi.
Một trong những nghiên cứu hiếm hoi nữa về đô thị ở Việt Nam là luận án
tiến sỹ của người Pháp Gilles Raffi “Hải Phòng - Nguồn gốc, điều kiện và thể
thức phát triển cho đến năm 1921” [134]. Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên
tính đến thời hiện nay của người nước ngoài nghiên cứu về đô thị ở khu vực phía
Bắc Việt Nam.
Cùng nghiên cứu về Thăng Long - Hà Nội, trong 2 thập kỷ qua, GS Phan
Huy Lê đã có cho hàng chục công trình khoa học, tiêu biểu là công trình “Lịch sử
10


Thăng Long - Hà Nội” (2 tập) [96]. Đây cũng là một công trình nghiên cứu quy mô,
toàn diện về lịch sử đô thị Thăng Long - Hà Nội nói riêng và lịch sử đô thị ở Việt
Nam thời hiện đại nói chung.
Có thể kể thêm một công trình khác nghiên cứu về thành phố như “Thành
phố Vinh - Quá trình hình thành và phát triển (từ năm 1804 đến trước Cách mạng

tháng Tám năm 1945” của PGS.TS Nguyễn Quang Hồng [77]. Đây cũng là một
công trình chuyên khảo có giá trị về một thành phố lớn của khu vực miền Trung
Việt Nam dưới thời Pháp thuộc. Ngoài ra, trong những năm gần đây một số công
trình địa chí thành phố lần lượt ra đời.v.v… Nhìn chung, những công trình nghiên
cứu về đề tài thành phố chưa nhiều nhưng thực tế cho thấy gần đây nghiên cứu về
thành phố được quan tâm nhiều hơn, với quy mô lớn hơn.
Những tài liệu nghiên cứu liên quan về thành phố Thanh Hoá từ năm 1945
trở lại đây tuy chưa được quan tâm nghiên cứu toàn diện về các mặt, nhưng cũng đã
phong phú hơn nhiều so với trước năm 1945.
Trước hết phải kể đến GS Trần Văn Giàu trong tác phẩm "Giai cấp công
nhân Việt Nam" công bố từ năm 1957. Trong công trình này tác giả cũng đã đề cập
đến tình hình giai cấp công nhân Thanh Hoá, tình cảnh của công nhân ở đây và ý
thức giác ngộ giai cấp của họ trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng
giai cấp [64].
Nhà nghiên cứu lịch sử Trần Huy Liệu, trong tác phẩm "Xã hội Việt Nam
trong thời Pháp - Nhật (1939 - 1945)" đã cung cấp thêm nhiều tư liệu về đời sống
công nhân, tiểu thương, tiểu thủ và nhân dân lao động trong cả nước nói chung và
Thanh Hoá nói riêng trong thời kỳ xây dựng lực lượng toàn diện chuẩn bị cho Cách
mạng tháng Tám - 1945 [100].
Trong công trình nghiên cứu "Chủ nghĩa đế quốc Pháp và tình hình công
nghiệp ở Việt Nam dưới thời Pháp thuộc" của Phạm Đình Tân, tác giả đã có đề cập
đến tình hình phát triển công nghiệp ở nước ta nói chung và tình hình phát triển
công nghiệp ở thành phố Thanh Hoá nói riêng dưới thời Pháp thuộc [137]. Đây là
nguồn tư liệu quý đóng góp trực tiếp cho luận án về lĩnh vực công nghiệp trong thời
kỳ Pháp thuộc ở thành phố Thanh Hoá.

11


GS Đào Duy Anh, tuy không nghiên cứu về quá trình hình thành và phát

triển của thành phố Thanh Hoá, nhưng tác phẩm "Lịch sử cách mệnh Việt Nam từ
1862 - 1930" cũng đã cung cấp nhiều tư liệu quý giá do người Pháp để lại về tình
hình kinh tế, xã hội nhất là phong trào yêu nước đã từng diễn ra cuối thế kỷ XIX và
30 năm đầu thế kỷ XX trên địa bàn các thành phố trong cả nước nói chung và thành
phố Thanh Hoá nói riêng [2].v.v...
Nhìn chung, những tài liệu trên tuy không nghiên cứu trực tiếp về thành phố
Thanh Hoá nhưng rất có giá trị tham khảo cho luận án.
1.1.2. Những tài liệu nghiên cứu trực tiếp đến thành phố Thanh Hoá
Qua khảo cứu các nguồn tư liệu liên quan đến thành phố Thanh Hoá cho thấy
tình hình tư liệu về vấn đề này trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 rất ít . Trước
hết có thể tìm thấy trong một số bộ chính sử được biên soạn dưới thời Nguyễn như
“Đại Nam thực lục chính biên” [122-125]; “Đại Nam nhất thống chí” [131]; “Khâm
định Đại Nam hội điển sự lệ” [130].v.v... những ghi chép về quá trình xây dựng, tu
sửa Hạc Thành (thành Thanh Hoá khi mới xây dựng tại làng Thọ Hạc thuộc tỉnh
Thanh Hoá).
Cụ thể như trong Đại Nam nhất thống chí có ghi:
Thành tỉnh Thanh Hoá chu vi 630 trượng, cao 1 trượng, mở 4 cửa, hào rộng
8 trượng 8 thước, sâu 6 thước 5 tấc, ở địa phận xã Thọ Hạc huyện Đông
Sơn. Từ đời Lê về trước tỉnh thành ở địa phận các xã Yên Trung và Yên
Lãnh huyện Thuỵ Nguyên, sau dời đến bờ sông xã Dương Xá huyện Đông
Sơn. Bản triều năm Gia Long thứ 3 dời đến địa phận xã Thọ Hạc hiện nay;
năm Minh Mệnh thứ 9 xây gạch và đá [131, tr.282].
Ngoài ra, các bộ chính sử trên còn cho biết ít nhiều về các kỳ thi Hương diễn
ra tại trấn Thanh Hoá, những chuyến bắc tuần của các hoàng đế thời Nguyễn, các vị
tổng đốc, tổng trấn ở Thanh Hoá... Còn những vấn đề quan trọng khác như hoạt
động kinh tế, tình hình dân cư cũng như những sinh hoạt văn hóa trên địa bàn thành
phố Thanh Hoá chưa được ghi chép.
Nhìn chung, những bộ sử dưới thời nhà Nguyễn còn những hạn chế về tình
hình ghi chép liên quan đến thành phố Thanh Hoá song đây là những tài liệu đáng
tin cậy làm cơ sở tham khảo quan trọng đối với luận án.


12


Vào đầu thế kỷ XX, có một số công trình nghiên cứu của các tác giả người
Pháp về Thanh Hoá như La Province de Thanh Hoa (H. Le Breton, Hà Nội, La Revue
Indochinoise 1918) [166]; Le Thanh Hoa (Charles Robequain 1918) [133]. Trong các
tác phẩm này có đề cập ít nhiều đến tình hình phát triển của thành phố Thanh Hoá.
Ngoài ra, một số tác giả người Pháp và người Việt cũng có một số bài viết
ngắn đăng trên các tờ báo tiêu biểu như "Thanh Nghệ Tĩnh Tân Văn", "Nam Phong
Tạp chí" " ... có ít nhiều tư liệu liên quan đến tình hình kinh tế, đời sống xã hội trên
địa bàn thành phố Thanh Hoá. Song nguồn tư liệu ít ỏi này đến nay đã thất thoát
phần nhiều, gây không ít khó khăn trong quá trình khảo cứu về thành phố Thanh
Hoá thời kỳ trước đây.
Từ những thập kỷ 80 của thế kỷ XX trở lại đây tình hình nghiên cứu về thành
phố Thanh Hoá được quan tâm nhiều hơn trên tinh thần nhận thức đầy đủ và toàn
diện hơn nhằm xây dựng và phát triển thành phố văn minh, hiện đại. Có thể liệt kê
một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như "Những sự kiện lịch sử Đảng bộ thị xã
Thanh Hoá từ những năm đầu thế kỷ XX đến trước Cách mạng tháng Tám năm
1945" [10].
Năm 1989, GS Đinh Xuân Lâm và Lê Đức Nghi đã cho ra đời cuốn sách
"Thành phố Thanh Hoá", tập 1. Đây là công trình khoa học công phu về thành phố
Thanh Hoá trong thời kỳ 1804 đến 1946. Tuy nhiên, có lẽ do tình hình tư liệu, các
tác giả ít quan tâm về tình hình kinh tế, văn hoá - xã hội diễn ra trên địa bàn thành
phố, mà chủ yếu nói về phong trào cách mạng của nhân dân Thanh Hoá trong lịch
sử [89].
Năm 1994, GS Đinh Xuân Lâm, Lê Đức Nghi và Vũ Quang Hiển tiếp tục
cho ra đời cuốn sách "Thành phố Thanh Hoá (1947-1994)", tập 2. Đây cũng là công
trình khoa học công phu, hệ thống được các nguồn tư liệu liên quan đến thành phố
Thanh Hoá trong thời kỳ diễn ra 2 cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc, cũng

như công việc xây dựng và bảo vệ quê hương của nhân dân thành phố Thanh Hoá
trong thời kỳ hoà bình (1975 - 1994) [90].
Nhìn chung, 2 cuốn sách viết về thành phố Thanh Hoá của tập thể tác giả
Đinh Xuân Lâm, Lê Đức Nghi và Vũ Quang Hiển là tài liệu có giá trị tham khảo
quan trọng liên quan trực tiếp đến luận án về mặt tư liệu cũng như phương pháp tiếp
cận được chúng tôi tham khảo trong quá trình thực hiện luận án.
13


Bên cạnh các nguồn tài liệu quan trọng trên, từ năm 1990 đến năm 2008, Ban
Nghiên cứu và biên soạn lịch sử Thanh Hoá xuất bản 5 tập sách về Lịch sử Thanh
Hoá [14-18]. Đây là nguồn tư liệu tương đối hệ thống, đầy đủ về những vấn đề
mang tính lịch sử liên quan đến tỉnh Thanh Hoá nói chung và thành phố Thanh Hoá
nói riêng. Tuy nhiên, trong mỗi tập sách có đề cập đến tình hình thành phố Thanh
Hoá ở mỗi thời kỳ không giống nhau. Trong công trình "Lịch sử Thanh Hoá", tập 1,
có viết về thành phố Thanh Hoá nhưng chỉ đề cập về phong trào đấu tranh của nhân
dân thành phố cũng như nhân dân cả tỉnh từ đầu công nguyên đến thế kỷ XV. Còn ở
công trình "Lịch sử Thanh Hoá", tập 4 và tập 5 lại đề cập tương đối đầy đủ và toàn
diện về bối cảnh lịch sử, tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội, giáo dục, y tế
trong giai đoạn lịch sử 1802 - 1945 ở Thanh Hoá, trong đó có thành phố Thanh
Hoá. Ngoài ra, trong bộ sách "Lịch sử Thanh Hoá" (5 tập) còn đề cập đến nhiều vấn
đề có liên quan đến địa bàn thành phố Thanh Hoá hiện nay như: di tích văn hoá
Đông Sơn, cổ vật trống đồng Đông Sơn ở thành phố Thanh Hoá, dấu tích của quân
đội Tây Sơn ở làng Thọ Hạc, cuộc tấn công thành Thanh Hoá trong phong trào Cần
Vương, thành phố Thanh Hoá trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và
chiến thắng của quân và dân Hàm Rồng trong tháng 5 năm 1965 lịch sử.v.v... Chính
vì vậy đây cũng là tài liệu được tham khảo quan trọng của bản luận án này.
Nghề thủ công truyền thống ở thành phố Thanh Hoá được Ban Nghiên cứu
và biên soạn lịch sử Thanh Hoá giới thiệu trong bộ sách Nghề thủ công truyền
thống. Các bài viết về Nghề gốm ở Lò Chum [20]; Nghề gốm truyền thống ở Cốc

Hạ; Nghề làm bún ở Đông Hương; Nghề làm bánh đa nem ở Cầu Bố [21] đã được
khảo tả.
Các địa danh ở thành phố Thanh Hoá cũng đã được khảo tả trong sách Tên
làng xã ở Thanh Hoá [23]. Tài liệu đã liệt kê đầy đủ các địa danh làng, xã, phường
của Thành phố và các di tích lịch sử văn hoá tiêu biểu. Do vậy, đây cũng là tài liệu
tham khảo có giá trị cho luận án.
Từ năm 1997 đến năm 1999, dưới sự chỉ đạo của Thành Ủy - Hội đồng nhân
dân - Ủy ban nhân dân thành phố Thanh Hóa, công trình Địa chí thành phố Thanh
Hoá đã ra đời nhân dịp kỷ niệm 5 năm thành lập thành phố Thanh Hoá (1994-1999)
và 195 năm ngày lỵ sở Thanh Hoá chuyển từ Dương Xá về Thọ Hạc (1804-1999)

14


[153]. Đây là công trình khoa học tổng hợp về các mặt kinh tế, khoa học, giáo dục,
văn hoá, về tri thức đấu tranh dựng nước và giữ nước của nhân dân thành phố
Thanh Hoá. Công trình này không chỉ có ý nghĩa khoa học mà còn là nguồn tư liệu
giúp các nhà chính trị, kinh tế, khoa học, các nhà nghiên cứu, hoạch định các chủ
trương, chính sách phát triển bền vững Thành phố.
Cũng từ năm 2000 đến năm 2011, dưới sự chỉ đạo của Tỉnh Ủy - Hội đồng
nhân dân - Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa, được các nhà khoa học địa phương và
trung ương bắt tay biên soạn 3 tập Địa chí Thanh Hoá [145-147]. Đây là công trình
khoa học tổng hợp mang tầm vóc của một “Bách khoa toàn thư” về một xứ “Địa
linh nhân kiệt”, một tỉnh có lịch sử lâu đời. Trong công trình này những nguồn tư
liệu liên quan đến thành phố Thanh Hoá tuy chỉ mới dừng lại ở mức độ khái quát
song rất cần thiết để tham khảo cho luận án.
Nhà xuất bản Thanh Hoá trong những năm 2010 - 2011 đã liên tục xuất bản
3 tập sách Thành phố Thanh Hoá xưa và nay [43-45]. Đây là những tập hợp tư liệu
liên quan đến các chủ đề địa danh văn hoá - lịch sử, về chiến thắng Hàm Rồng, về
Bác Hồ với nhân dân thành phố Thanh Hoá, về những đóng góp sức người và sức

của của nhân dân thành phố Thanh Hoá trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp và đế quốc Mỹ của dân tộc.v.v…
Ngoài các nguồn tư liệu trên còn có một số tài liệu khác có liên quan đến
thành phố Thanh Hoá. Năm 1993, Nhà xuất bản Thanh Hoá tiếp xuất bản cuốn "Địa
lý tỉnh Thanh Hoá" trong đó có nói đến vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, đơn vị hành
chính của thành phố Thanh Hoá [13]. Các tài liệu khác nữa như "Cải cách hành
chính dưới triều Minh Mạng (1820 - 1840)" của Nguyễn Minh Tường [149].v.v... là
những công trình có nhiều tư liệu đáng tin cậy đề cập đến một số lĩnh vực kinh tế,
chính trị, văn hoá trên địa bàn thành phố Thanh Hoá trước và sau Cách mạng tháng
Tám năm 1945.
Vtrong thời gian gần đây, có một vài công trình nghiên cứu trực tiếp về
thành phố Thanh Hoá trong thời kỳ hiện đại ở các góc độ dân cư - địa giới hành
chính và kinh tế - xã hội. Trong công trình Sự chuyển biến kinh tế Thành phố Thanh
Hoá trong 20 năm đổi mới (1986 - 2005) của Thạc sỹ Phạm Thị Phương [116], tác
giả đã khái quát bức tranh toàn cảnh về kinh tế thành phố Thanh Hoá trong hai thập

15


kỷ đổi mới dưới góc độ biến đổi từ chủ trương đường lối đổi mới đến sự chuyển
biến trong các lĩnh vực kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, thủ công nghiệp, thương
mại - dịch vụ.v.v... Bên cạnh đó, công trình nghiên cứu về Sự thay đổi địa giới hành
chính và cư dân của Thành phố Thanh Hoá từ năm 1945 đến 2004 của Thạc sỹ
Trịnh Thị Liên [99] cũng đã hệ thống được một cách toàn diện về sự thay đổi về địa
giới hành chính cũng như tình hình dân cư ở thành phố Thanh Hoá trong hơn nửa
thế kỷ qua. Ở đây, tác giả đã làm rõ những đặc điểm cơ bản về sự thay đổi qua các
mốc thời gian quan trọng. Qua đó thấy được phần nào về sự phát triển cân đối của
Thành phố trong thời gian qua. Hai công trình trên viết về thành phố Thanh Hoá
cũng là tài liệu có giá trị, liên quan trực tiếp đến đề tài được chúng tôi tham khảo
trong quá trình thực hiện luận án.

Nhìn chung, từ tổng quan các nghiên cứu về Thanh Hoá nói chung và thành
phố Thanh Hoá nói riêng cho thấy, mặc dù gần đây các công trình nghiên cứu trực
tiếp hay gián tiếp về thành phố Thanh Hoá ngày càng nhiều, nhưng cho đến nay vẫn
chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách hoàn chỉnh và có hệ thống về quá
trình hình thành và phát triển của thành phố Thanh Hoá. Ngoài ra, các công trình
nghiên cứu kể trên vẫn còn bộc lộ một số hạn chế nhất định, đặc biệt là lý thuyết và
phương pháp tiếp cận nội dung… Song, những hạn chế vừa nêu sẽ là bài học để rút
kinh nghiệm cho các nghiên cứu tiếp theo. Cũng từ những hạn chế nêu trên của các
nghiên cứu trước đây, cho thấy cần phải có một nghiên cứu chuyên sâu về quá trình
hình thành và phát triển của thành phố Thanh Hoá từ năm 1804 đến năm 2010. Do
vậy, nội dung luận án sẽ bổ khuyết và tập trung làm sáng tỏ về lịch sử thành phố
Thanh Hoá cũng như những chuyển biến trên tất cả các phương diện như mục đích
nghiên cứu của luận án đặt ra.
1.2. Cơ sở lý luận, hướng tiếp cận luận án
1.2.1. Cơ sở lý luận về đô thị
1.2.1.1. Một số khái niệm về đô thị
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: Đô thị là một không gian cư trú của cộng
đồng người sống tập trung và hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp.

16


Theo Giáo trình quy hoạch đô thị, của Đại học Kiến trúc Hà Nội cũng có
khái niệm gần tương đồng: Đô thị là nơi tập trung dân cư, chủ yếu lao động phi
nông nghiệp sống và làm việc theo kiểu thành thị.
Như vậy, đô thị là điểm dân cư tập trung với mật độ cao, chủ yếu là lao động
phi nông nghiệp có hạ tầng cơ sở thích hợp là trung tâm tổng hợp hoặc chuyên
ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.
Theo Từ điển tiếng Việt: Thành phố là khu vực tập trung đông dân cư quy
mô lớn, thường có công nghiệp và thương nghiệp phát triển.

Tuy vậy, định nghĩa về đô thị ở các quốc gia có sự khác nhau. Thông thường
mật độ dân số tối thiểu cần thiết để được gọi là một đô thị phải là 400 người trên
một cây số vuông hay 1000 người trên một dặm vuông Anh. Các quốc gia châu
Âu định nghĩa đô thị dựa trên việc sử dụng đất thuộc đô thị, không cho phép có một
khoảng trống tiêu biểu nào lớn hơn 200m2. Dùng không ảnh chụp từ vệ tinh thay vì
dùng thống kê từng khu phố để quyết định ranh giới của đô thị. Tại các quốc gia
kém phát triển, ngoài việc sử dụng đất và mật độ dân số nhất định nào đó, một điều
kiện nữa là phần đông dân số, thường là 75% trở lên, không có hành nghề nông
nghiệp hay đánh cá.
Tại Úc, các đô thị thường được ám chỉ là các “trung tâm thành thị” và được
định nghĩa như là những khu dân cư chen chúc có từ 1000 người trở lên và mật độ
dân cư phải tối thiểu là 200 người trên một cây số vuông.
Tại Canada, đô thị là một vùng có trên 400 người trên một cây số vuông và
tổng số dân phải trên 1.000 người. Nếu có hai đô thị hoặc nhiều hơn trong phạm vi
2 km của nhau, các đô thị này được nhập thành một đô thị duy nhất. Các ranh giới
của một đô thị không bị ảnh hưởng bởi ranh giới của các khu tự quản (thành phố)
hoặc thậm chí là ranh giới tỉnh bang.
Tại Trung Quốc, một đô thị là một khu thành thị, thành phố và thị trấn có
mật độ dân số hơn 1.500 người trên một cây số vuông. Đối với các khu thành thị có
mật độ dân số ít hơn 1.500 người trên một cây số vuông thì chỉ dân số sống trong
các đường phố, nơi có dân cư đông đúc, các làng lân cận nhau được tính là dân số
thành thị.

17


Tại Pháp, đô thị là một khu vực bao gồm một vùng phát triển do xây cất
(gọi là một “đơn vị thành thị” (unité urbaine) gần giống như cách định nghĩa của
đô thị Bắc Mỹ và các vùng vành đai ngoại ô (couronne périurbaine). Mặc dù
cách dịch chính thức thuật từ aire urbaine của INSEE là “urban area” trong tiếng

Anh, đa số người Bắc Mỹ sẽ nhận thấy rằng nó tương tự với định nghĩa về vùng
đô thị của mình.
Tại Nhật Bản, các đô thị được định nghĩa như là các vùng cận kề nhau gồm
các khu dân cư đông đúc. Điều kiện cần thiết là đô thị phải có mật độ dân số trên
4.000 người trên một cây số vuông.
Tại Ba Lan, định nghĩa chính thức về “đô thị” đơn giản là ám chỉ đến các địa
phương có danh xưng là thị trấn, thành phố. Vùng “nông thôn” là những vùng nằm
ngoài ranh giới của các thị trấn này. Sự phân biệt đơn giản này có thể gây nhầm lẫn
trong một số trường hợp vì một số địa phương có danh xưng làng xã có thể có dân
số đông hơn các thị trấn nhỏ.
Tại Hoa Kỳ, có hai loại khu đô thị. Thuật từ urbanized area dùng để chỉ một
khu đô thị có từ 50.000 dân trở lên. Các khu đô thị dưới 50.000 dân được gọi
là urban cluster. Cụm từ urbanized areas được sử dụng lần đầu tiên tại Hoa Kỳ trong
cuộc điều tra dân số năm 1950 trong khi cụm từ urban cluster được thêm vào trong
cuộc điều tra dân số năm 2000. Có khoảng 1371 khu đô thị trên 10.000 người
tại Hoa Kỳ.
Cục điều tra dân số Hoa Kỳ định nghĩa một khu đô thị như những cụm
thống kê cốt lõi có mật độ dân số ít nhất là 1.000 người trên một dặm vuông
Anh hay 386 người trên một cây số vuông và những cụm thống kê xung quanh
nó có tổng mật độ dân số ít nhất là 500 người trên một dặm vuông hay 193 người
trên một cây số vuông.
Khoảng 70% dân số Hoa Kỳ sống bên trong ranh giới của các khu đô thị
(210 triệu người trong số 300 triệu người). Tổng các khu đô thị này chiếm khoảng
2% diện tích Hoa Kỳ. Phần lớn cư dân đô thị là những người sống ở ngoại ô. Cư
dân sống trong thành phố trung tâm cốt lõi chiếm khoảng 30% dân số khu đô thị
(khoảng 60 triệu người/210 triệu người).

18



Nhìn từ góc độ xã hội học, đô thị và nông thôn là hai khái niệm về mặt nội
dung có hàng loạt đặc điểm có tính đối lập nhau. Các nhà xã hội học đã đưa ra rất
nhiều cơ sở khác nhau để phân biệt đô thị và nông thôn. Sự phân chia đó có thể dựa
trên cơ sở các lĩnh vực hoạt động sống của xã hội như lĩnh vực công nghiệp, nông
nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp, giao thông, vận tải, dịch vụ... hoặc dựa
trên các thiết chế chủ yếu của xã hội như thiết chế kinh tế, văn hóa, giáo dục, chính
trị, gia đình... hoặc theo các nhóm, các giai cấp, tầng lớp xã hội, hay theo bình
diện lãnh thổ.
Cũng có một số nhà lý luận xã hội học lại cho rằng, để phân biệt giữa đô thị
và nông thôn theo sự khác biệt giữa chúng về các mặt kinh tế, xã hội và môi trường.
Như về mặt kinh tế thì giữa đô thị và nông thôn có sự khác biệt về lao động, nghề
nghiệp, mức độ và cách thu nhập về dịch vụ.v.v... Về mặt xã hội thì đó là sự khác
biệt trong lối sống, giao tiếp, văn hóa, gia đình, mật độ dân số, nhà ở,v.v... Về mặt
môi trường thì chủ yếu ở đây là môi trường tự nhiên, mức độ ô nhiễm.v.v...
Nhấn mạnh từ góc độ xã hội thì cả đô thị và nông thôn đều được coi là những
hệ thống xã hội, những cộng đồng xã hội có những đặc trưng riêng biệt như những xã
hội nhỏ và trong đó có đầy đủ các yếu tố, các vấn đề xã hội và các thiết chế xã hội. Vì
vậy, trước hết đô thị và nông thôn cần được xem xét như một cơ cấu xã hội, trong đó
có hàng loạt các yếu tố, các lĩnh vực nằm trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Để xác định đô thị và nông thôn dễ dàng được chấp nhận, là việc coi đô thị
và nông thôn như các hệ thống xã hội được phân biệt theo ba đặc trưng cơ bản sau:
- Về các nhóm giai cấp, tầng lớp xã hội thì ở đô thị đặc trưng chủ yếu là giai
cấp công nhân, ngoài ra còn có các tầng lớp giai cấp khác như tư sản, thợ thủ công,
viên chức, trí thức.v.v... Còn đối với nông thôn thì đặc trưng chủ yếu ở đây là nông
dân, ngoài ra ở từng xã hội còn có các giai cấp, tầng lớp như địa chủ, phú nông,
nhóm thợ thủ công nghiệp, buôn bán nhỏ.v.v...
- Về lĩnh vực sản xuất chủ yếu ở đô thị có đặc trưng là sản xuất công nghiệp;
ngoài ra, còn có các lĩnh vực khác như dịch vụ, thương nghiệp, sản xuất tinh
thần.v.v... Còn đối với nông thôn thì đặc trưng rõ nét nhất là sản xuất nông nghiệp;
ngoài ra, còn phải kể đến cấu trúc phi nông nghiệp bao gồm: dịch vụ, buôn bán, tiểu

thủ công nghiệp mà có vai trò rất lớn đối với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.

19


- Về lối sống, văn hóa của từng loại cộng đồng, thì đối với nông thôn thường
rất đặc trưng với lối sống văn hóa của cộng đồng làng xã mà được phân biệt rất rõ
ràng với lối sống thị dân đặc trưng cho khu vực đô thị. Đặc trưng này có rất nhiều
khía cạnh để chỉ ra sự khác biệt giữa đô thị và nông thôn: từ hệ thống dịch vụ, sự
giao tiếp, đời sống tinh thần, phong tục, tập quán, hệ giá trị, chuẩn mực về hành vi...
đến khía cạnh dân số, lối sống gia đình, sinh hoạt kinh tế..., ngay cả đến hệ thống
đường xá, năng lượng, nhà ở đều nói lên đây là hai cộng đồng có các khía cạnh văn
hóa, lối sống khác biệt nhau. Đây là đặc trưng cơ bản nhất về mặt xã hội học khi
phân tích sự khác biệt giữa đô thị và nông thôn. Chính đặc trưng thứ ba đó tạo ra
bản sắc riêng, diện mạo riêng cho hai hệ thống xã hội đô thị và nông thôn.
1.2.1.2. Những đặc điểm kinh tế - xã hội của đô thị Việt Nam hiện tại
Thứ nhất, đô thị là nơi tập trung nhiều vấn đề và có tính toàn cầu:
- Vấn đề môi trường: Tốc độ tăng quá nhanh về công nghiệp hóa và đô thị
hóa dẫn đến phá hủy một phần môi trường sinh thái, gây ô nhiễm môi trường...
trong khi khắc phục các sự cố rất chậm chạp, không đầy đủ vì nhiều nguyên nhân
trong đó có nguyên nhân quan trọng là tài chính hạn chế, nhận thức chưa đầy đủ.
- Vấn đề dân số: Tốc độ gia tăng quá nhanh về dân số và dân số đô thị, hai
hướng chuyển dịch dân cư là chuyển dịch theo chiều rộng và theo chiều sâu diễn ra
song song.
- Vấn đề tổ chức không gian và môi trường: Quy mô dân số đô thị tập trung
quá lớn so với trình độ quản lý, dẫn đến không điều hoà gây bế tắc trong tổ chức
môi trường sống đô thị.
Thứ hai, quan hệ thành thị và nông thôn luôn tồn tại ngày càng trở nên
quan trọng.
Thứ ba, hệ thống thị trường đô thị với những đặc trưng riêng biệt:

- Thị trường đô thị là một hệ thống hoặc địa điểm ở đó diễn ra việc mua bán,
trao đổi hàng hóa và dịch vụ.
- Những thị trường chủ yếu của đô thị bao gồm: Thị trường lao động; thị
trường đất và bất động sản; thị trường giao thông; thị trường đô thị; thị trường dịch
vụ; thị trường tài chính.
Thứ tư, đô thị như một nền kinh tế quốc dân. Vì đô thị còn được giới hạn về
hành chính, hoạt động của nó có tính độc lập tương đối.

20


Thứ năm, đô thị mang tính kế thừa của nhiều thế hệ cả về cơ sở vật chất,
kinh tế và văn hóa. Nền văn hóa được kế thừa và phát triển với bản sắc dân tộc
Việt Nam.
Việt Nam hiện có 6 loại hình đô thị: loại đặc biệt và loại I, loại II đến loại V.
Theo Nghị định số 42/2009/NĐ-CP, một đơn vị hành chính để được phân loại là đô
thị thì phải có các tiêu chuẩn cơ bản như sau:
- Có chức năng đô thị.
- Quy mô dân số toàn đô thị đạt 4 nghìn người trở lên.
- Mật độ dân số phù hợp với quy mô, tính chất và đặc điểm của từng loại đô
thị và được tính trong phạm vi nội thành, nội thị, riêng đối với thị trấn thì căn cứ
theo các khu phố xây dựng tập trung.
- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp (tính trong phạm vi ranh giới nội thành, nội
thị, khu vực xây dựng tập trung) phải đạt tối thiểu 65% so với tổng số lao động.
- Đạt được các yêu cầu về hệ thống công trình hạ tầng đô thị (gồm hạ tầng xã
hội và hạ tầng kỹ thuật).
- Đạt được các yêu cầu về kiến trúc, cảnh quan đô thị.
Các đô thị ở Việt Nam hiện nay bao gồm:
- Đô thị loại đặc biệt (2 thành phố): TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.
- Đô thị loại 1 (11 thành phố): Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Huế, Vinh, Đà

Lạt, Nha Trang, Quy Nhơn, Buôn Ma Thuột, Thái Nguyên, Nam Định.
- Đô thị loại 2 (12 thành phố): Hạ Long, Biên Hòa, Vũng Tàu, Việt Trì, Hải
Dương, Thanh Hóa, Mỹ Tho, Long Xuyên, Pleiku, Phan Thiết, Cà Mau, Vị Thanh.
- Đô thị loại 3 (47 thành phố, thị xã). Các thành phố còn lại và các thị
xã Sơn Tây, Cẩm Phả, Thủ Dầu Một, Châu Đốc, Bà Rịa, Sa Đéc, Cửa Lò, Sông
Công, Tam Điệp.
- Đô thị loại 4: 42 thị xã còn lại và một vài thị trấn lớn.
- Đô thị loại 5: 640 thị trấn.
1.2.2. Cơ sở lý luận của Luận án
Cơ sở lý luận của Luận án là dựa vào phương pháp luận của chủ nghĩa duy
vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để xem xét những vấn đề thiết chế, kinh

21


×