Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

BÀI GIẢNG LÝ THUYẾT BÓNG CHUYỀN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.51 KB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO ĐÀ NẴNG

BÀI GIẢNG LÝ THUYẾT BÓNG CHUYỀN

NĂM 2015


CHƯƠNG I: KỸ THUẬT BÓNG CHUYỀN
I. KỸ THUẬT CHUYỀN BÓNG CAO TAY TRƯỚC MẶT
a. Tư thế chuẩn bị:
Người tập đứng ở tư thế trung bình cao, chân trước chân sau, trọng lượng cơ thể
dồn vào chân trước, hai tay co tự nhiên ở khớp khuỷu. Khi xác định được điểm rơi của
bóng, người tập nhanh chóng thực hiện đạp đất di chuyển nhanh đến vị trí dưới bóng,
hai tay đưa lên cao trước trên trán đón bóng.
b. Vị trí và điểm tiếp xúc:
Người tập thực hiện động tác tiếp xúc bóng. Hai bàn tay mở rộng hơi xoay vào
nhau và hướng ra trước lên trên, hai ngón tay cái hợp với nhau gần như một đường
thẳng, cùng với các ngón trỏ tạo thành hình tam giác. các ngón tay còn lại khum tự
nhiên, hai bàn tay tạo thành hình túi chuẩn bị đón bóng.
Tầm tiếp xúc: Bóng cách trước trên trán khoảng một bóng là thích hợp nhất.
Điểm tiếp xúc bóng: Là các phần chai tay và các mép ngoài của các ngón tay.
Ngón tay cái có nhiệm vụ đỡ bóng là chính, ngón tay trỏ và ngón và ngón giữa cáo tác
dụng đẩy bóng đi môt cách chính xác. Các ngón còn lại có chức năng giữ thăng bằng và
hỗ trợ lực, ổn định hướng chuyền bóng.
Phương hướng dùng lực: Đồng thời với tay tiếp xúc bóng là động tác phối hợp
của chân. Lúc này người tập duỗi mạnh khớp gối, nâng trọng tâm cơ thể lên cao, hai tay
vươn theo thực hiện duỗi khớp khuỷu, sau đó là cổ tay và cuối cùng là các ngón tay bật
mạnh và đẩy bóng đi.
c. Kết thúc động tác:
Khi chuyền bóng đi, chân đạp đất, duỗi các khớp gối để tạo lực. Lực này chuyển
động từ dưới lên trên thông qua trọng tâm cơ thể hơi chếch về trước theo hướng chuyền


bóng đi. Đồng thời trọng tâm cơ thể cũng được nâng theo. Lúc đó duỗi các khớp khuỷu
tay, gập cổ tay nhanh các ngón tay bật đẩy tích cực đưa bóng đi. Trọng tâm cơ thể dồn


vào chân trước. Khi bóng tời tay chân, thân và tay mới có thể duỗi gần như hoàn toàn.
Sau đó trở về tư thế chuẩn bị để tiếp tục thực hiện những động tác tiếp theo.
d. Phương pháp tập luyện:
* Tập không bóng:
- Tại chổ thực hiện tư thế chuyền bóng.
- Di động một vài bước, nhiều bước sau đó dùng lại thực hiện động tác chuyền bóng.
* Tập có bóng:
Người tập đứng ở tư thế chuyền giữ bóng để kiểm tra hình tay.
Tư thế chuyền tại chổ đẩy bóng đi.
Tự tung tự chuyền bóng tại chổ với độ cao vừa phải.
Chuyền bóng liên tục vào tường hoặc cho đồng đội.
Chuyền bóng liên tục với cự ly vừa phải.
Chuyền bóng qua lưới.
Chuyền bóng song song với lưới và tập chuyền hai.
Di động chuyền bóng.
Chuyền bóng phối hợp với kỹ thuật khác.
II. KỸ THUẬT PHÁT BÓNG CAO TAY TRƯỚC MẶT
a. Tư thế chuẩn bị:
Người thực hiện đứng ở tư thế cao, hai chân rộng bằng vai, chân trước chân sau,
tay trái co tự nhiên, bàn tay ngửa đỡ bóng ở tầm trước ngực, tay phải đặt nhẹ trên bóng,
mắt hướng lưới.


b. Giai đoạn đánh bóng:
Người tập thực hiện tung bóng, lúc này trọng tâm hơi hạ thấp, tay trái đưa từ
dưới lên trên theo phương thẳng đứng, khi bàn tay đến tầm ngang mặt thì thực hiện tung

bóng, bóng rời tay thẳng với trục dọc của vai phải hơi chếch ra trước cao khoảng 11,5m.
Lúc này tay phải vung ra sau hơi gập khớp khuỷu (góc gập lớn hơn 90 0) vai phải và đầu
ngửa ra sau làm cho các nhóm cơ ở vùng ngực và thắt lưng căng ra, mắt luôn quan sát
bóng. khi bóng tới tầm cách thân người một cánh tay ở phía trước trên cao của vai thì
thực hiện động tác đánh bóng, tay phải duỗi mạnh ở khớp khuỷu, bàn tay phải mở đánh
vào sau dưới bóng theo phương hướng lên trên ra trước.
c. Kết thúc động tác:
Cánh tay duỗi mạnh vươn theo bóng, cổ tay gập tích cực. Do tiếp xúc lệch tâm
bóng nên bóng xoáy mạnh. Để tăng lực đánh bóng, người tập có thể kết hợp với gập
thân và nhanh chóng bước vào sân để thực hiện các động tác tiếp theo.
d. Phương pháp tập luyện :
* Tập không bóng:
- Tập tư thế và chuyển động của tay khi phát bóng.
- Tập tư thế toàn thân và phát bóng.
* Tập có bóng:
- Tập tư thế và tung bóng.
- Tập phát bóng cố định.
- Phát bóng với cự ly ngắn.
- Phát bóng qua lưới 3m, 6m, 9m.
- Phát bóng thay đổi tính năng và điểm rơi của bóng.


III. KỸ THUẬT ĐỆM BÓNG THẤP TAY BẰNG HAI TAY TRƯỚC MẶT
a. Tư thế chuẩn bị:
Người đứng ở tư thế trung bình thấp chân rộng bằng hoặc hơn vai hai tay co tự
nhiên, mắt quan sát bóng, thân hơi gập. Hai tay duỗi thẳng, hai bàn tay đặt chéo lên
nhau và nắm lại, bàn tay nọ bọc lấy bàn tay kia và hai ngón tay cái song song kề với
nhau.
b. Vị trí và điểm tiếp xúc bóng:
Bóng cách thân người khoảng một cánh tay thì thực hiện đánh bóng lúc này chân

đạp đất, duỗi khớp gối nâng trọng tâm cơ thể và nâng tay lên ngang vai. Hai tay được
chuyển động từ dưới lên và dùng phần giữa cẳng tay đệm bóng kết hợp với nâng tay ở
mức độ cần thiết. Khi hai tay chạm bóng thì gập cổ tay xuống dưới làm căng các nhóm
cơ cẳng tay, hóp bụng, giữ chắc bả vai và khớp khuỷu.
c. Giai đoạn kết thúc:
Hai chân duỗi thẳng, hai tay vươn dài ra trước. Sau đó trở về tư thế chuẩn bị để
thực hiện động tác tiếp theo.
*Tập không bóng:
- Tập hình tay khi đệm.
- Tập tư thế và hình tay khi đệm.
- Đệm bóng tại chỗ.
- Di động một vài bước sau đó dừng lại thực hiện đệm bóng.
* Tập với bóng:
- Tập đệm bóng cố định tại chỗ.
- Di động đệm bóng.
- Tự tung tự đệm bóng tại chỗ, di động.
- Đệm bóng do đồng đội tung.


- Đối diện đệm bóng.
- Đệm bóng vào tường liên tục.
- Đệm bóng đỡ phát nhẹ, đỡ đập nhẹ.
- Đệm bóng kết hợp với các kỹ thuật khác.
IV. KỸ THUẬT ĐẬP BÓNG CHÍNH DIỆN THEO PHƯƠNG LẤY ĐÀ
a. Tư thế chuẩn bị:
Người đập bóng đứng cách lưới khoảng 3m, ở tư thế cao, chân trước chân sau.
Hai chân ở trạng thái chuyển động nhẹ nhàng tại chổ sẵn sàng xuất phát và điều chỉnh
bước đà. Mắt quan sát bóng để điều chỉnh vị trí và chọn thời điểm vào đà cho phù hợp.
Thân trên hơi gập, hai tay co tự nhiên.
b. Vào đà:

Khi đã phán đoán đúng, xác định thời điểm rơi của bóng thì lập tức vào đà. Căn
cứ vào tốc độ, độ cao và cự ly đường bóng chuyền bước hai để xác định thời điểm vào
đà cho thích hợp. Góc độ vào đà tốt nhất là 450. Số bước vào đà có thể là một, hai, ba
hoặc nhiều hơn tùy vào tình hình cụ thể. Khi vào đà người đập bóng chạy tự nhiên thoải
mái, mắt quan sát bóng. Tốc độ vào đà nhanh dần, hạ thấp trọng tâm thân người. Đối
với bước cuối cùng, tốc độ nhanh và dài nhất, trọng tâm hạ thấp nhất so với hai bước
đầu.
Ở bước cuối cùng khi hai chân giậm nhảy đặt vào vị trí giậm nhảy, hai tay cùng
phối hợp nhịp nhàng vung thành hình mái chèo sang ngang ra sau và hoàn thành động
tác vung tay cùng lúc khi chân giậm nhảy đặt vào vị trí giậm nhảy. Lúc này người hơi
ngã ra sau, đầu gối khuỵu, hạ thấp trọng tâm, không những tăng them sức khống chế để
người khỏi lao vào lưới mà còn tạo cho bật nhảy thuận lợi hơn, cao hơn.
c. Bật nhảy:
Từ tư thế kết thúc ở bước cuối cùng vào đà, hai tay chuyển động xuống dưới ra
trước đồng thời chân sau co về vị trí giậm nhảy, lúc này thân người hơi gập về phía
trước, trọng tâm hạ thấp nhất ở mức độ cần thiết cho bật nhảy. Ở tư thế này chân đạp


đất nhanh, mạnh theo phương thẳng đứng, duỗi các khớp gối, khớp hông, đồng thời hai
tay chuyển động từ dưới lên trên để nâng trọng tâm thân thể lên theo. Khi bật nhảy, hai
tay đánh lăng mạnh, nhanh, duỗi tự nhiên lên cao rồi co dần ở khớp khuỷu.
d. Trên không đánh bóng:
Khi hai chân rời đất , người đập bóng ở độ cao nhất định thì thực hiện động tác co
tay để chuẩn bị đập bóng. Tay phải vung từ trước ra sau, khuỷu tay ngang hoặc hơn vai,
lòng bàn tay hướng về phía trước. Tay trái duỗi tự nhiên và hạ thấp, lúc này hai chân co
ở khớp gối, ngực hơi ưỡn, toàn thân cong hình cánh cung.
Khi đánh bóng, tay phải chuyển động từ sau ra trước nhanh và đột ngột. Chuyển
động của tay khi chuyển động có tính chất liên hoàn theo một thứ tự nhất định. Đầu tiên
vai phải chuyển động về phía trước, sau đó kéo theo cánh tay, khuỷu tay, cẳng tay và
cuối cùng là bàn tay. Tay vươn dài tới độ với cao nhất thì bàn tay đánh bóng, cổ tay gập

theo để bóng cắm xuống. Khi bàn tay đánh vào bóng cũng là lúc hóp bụng nhanh, gập
thân, chân lăng về trước để tăng lực.
e. Giai đoạn kết thúc:
Sau khi hoàn thành động tác đánh bóng ở trên không, tay thu gọn ở tư thế co tự
nhiên cạnh thân người bắt đầu rơi xuống đất. Rơi xuống bằng hai chân, mũi bàn chân
chạm đất trước đến bàn chân, gót chân đồng thời gối khuỵu, trọng tâm người hạ thấp để
giảm xung lực. Sau đó nhanh chóng trở về tư thế chuẩn bị để thực hiện các động tác tiếp
theo.
f. Hình thức tập luyện:
*Tập không bóng
Thực hiện động tác đập không bóng tại chổ.
Tại chổ bật nhảy và đập không bóng.
Bật nhảy có đà và thực hiện đập không bóng.
*Tập có bóng


Tập gỏ bóng vào tường hoặc cho đồng đội.
Bật nhảy đập bóng cố định tại chổ-có đà.
Bật nhảy đập bóng có người tung.
Tự tung và bật nhảy đập bóng.
Đập bóng qua lưới với đường chuyền hai có độ cao phù hợp.
Tập đập thay đổi hướng bóng và điểm rơi.
Tập đập bóng vận dụng nhiều kỹ thuật khác nhau.
Tập đập bóng phối hợp với động tác giả,…
Tập đập bóng có người chắn.
Tập đập phối hợp với dạng nhóm, đồng đội để hoàn thành nhiệm vụ chiến thuật nào đó.
V. KỸ THUẬT CHẮN BÓNG CÁ NHÂN
a. Tư thế chuẩn bị:
Người chắn bóng đứng cách đường giữa sân 20-30cm. Hai chân rộng bằng vai,
gối hơi khuỵu, hai tay co ở trước ngực, hai bàn tay và các ngón tay duỗi tự nhiên và xoè

đều. Mắt theo dõi đối phương chuyền bước hai cũng như hoạt động của đấu thủ đánh
bóng để từ đó xác định vị trí và thời điểm bật nhảy cho phù hợp.
b. Bật nhảy:
Người bật nhảy nhanh chóng hạ thấp trọng tâm, hai tay vung sang ngang ra sau
và xuống dưới theo hình mái chèo. Thời điểm bật nhảy chắn bóng tốt nhất khi người
đánh bóng hoàn thành động tác vung tay và chuẩn bị đánh bóng.
c. Trên không chắn bóng:
Người chắn bóng tay vươn cao, hơi chếch sang sân đối phương nhưng không
duỗi hết trước khi tiếp xúc bóng. Các ngón tay xoè đều tự nhiên. Khoảng cách giữa hai
bàn tay nhỏ hơn đường thẳng trùng với hướng bóng đối phương tấn công sang. Xoay
lòng bàn tay về phía bóng với mức độ cần thiết và hợp lý để khi bóng chạm tay chắn sẽ


bật trở lại sân đối phương. Khi hai bàn tay chạm bóng cũng là lúc hóp bụng, lăng chân
về trước để tạo lực cho tay đẩy bóng, đồng thời vươn tay cao chếch sang sân đối
phương, duỗi khuỷu tay, cổ tay gập đẩy bóng trở lại sân đối phương.
d. Giai đoạn kết thúc:
Khi chắn bóng xong, hai tay thu nhanh về hai bên thân, hai cánh tay ép sát sườn,
gập thân, hạ, thấp trọng tâm để giảm chấn động. Sau đó nhanh chóng trở về tư thế chuẩn
bị để hoạt động tiếp theo.
e. Phương pháp tập luyện:
* Tập không bóng:
- Thực hiện động tác chắn bóng tại chỗ.
- Nhảy chắn bóng tại chỗ và di động.
- Từng cặp đứng đối diện nhau hai bên lưới bật nhảy chắn bóng.
- Tương tự bài tập 3, một người bật nhảy đập không bóng một người chắn bóng và
ngược lại.

CHƯƠNG II: HỆ THỐNG THI ĐẤU TRONG BÓNG CHUYỀN
I. THỂ THỨC THI ĐẤU VÒNG TRÒN MỘT LƯỢT TÍNH ĐIỂM:

- Ưu điểm
- Đánh giá chính xác thành tích của các đội.
- Kết quả xếp loại chính xác, rỏ ràng.
Nhược điểm
- Số trận thi đấu nhiều, tốn thời gian tổ chức, ảnh hưởng tới kinh phí và điều kiện cơ sở
vật chất.
- Hạn chế số đội tham gia giải.


Công thức tính tổng số trận đấu cho 7 đội:
Y = (a (a-1))/2 Trong đó a là số đội tham gia.
Ví dụ: Có 7 đội thi đấu:
Tổng số trận đấu là : Y = (7 (7-1))/2= 21 trận
Số vòng được tính như sau:
Nếu đội là lẻ thì số vòng đấu bằng số đội.
Nếu đội là chẵn thì số vòng đấu dẽ là số đội trừ đi 1.
Cách xếp lịch như sau:
Nguyên tắc là lấy một đội hình nhất định sau đó xoay vòng theo ngược chiều kim đồng
hồ (nếu số đội lẻ, đội nào gặp số 0 sẽ nghỉ trận đó).
Có 7 đội thi đấu vòng tròn 1 lượt.
Số trận đấu là 21 trận. Số vòng đấu là 7 vòng.
Cách vạch biểu đồ
Vòng

1
2
3
4
Trận
1

0–7
0–6
0-5
0-4
2
1–6
7–5
6-4
5-3
3
2–5
1–4
7–3
6–2
4
3–4
2–3
1–2
7–1
Đội nào gặp 0 thì sẽ được nghỉ trận đấu đó.

5

6

7

0–3
4–2
5–1

6–7

0–2
3–1
4–7
5–6

0–1
2–7
3–6
4–5

VÒNG TRÒN 5 ĐỘI
Công thức tính tổng trận đấu:Y = a (a - 1) : 2
Y = 5 (5 - 1) : 2 = 10 trận.
Số vòng thi đấu được tính như sau:
Nếu số đội là lẻ thì số vòng bằng số đội: a = 5 đội thì số vòng sẽ là 5 vòng đấu.


Vạch biểu đồ thi đấu cho 5 đội:
Vòng

1

2

3

4


5

1

0-5

0-4

0-3

0-2

0-1

2

1-4

5-3

4-2

3-1

2-5

5-1

4-5


3-4

Trận

3
2-3
1-2
Đội nào gặp 0 thì sẽ được nghỉ trận đấu đó.
Y = 10 trận và 5 vòng đấu

II. THỂ THỨC THI ĐẤU LOẠI TRỰC TIẾP MỘT LẦN THUA
Ưu điểm:
Thi đấu loại trực tiếp là hình thức tổ chức thi đấu đơn giản, dễ theo dõi thành tích,
được áp dụng với số đội tham gia thi đấu đông, thời gian ngắn, giảm bớt kinh phí tổ
chức.
Nhược điểm:
Tuy nhiên hình thức tổ chức thi đấu này không đánh giá thật chính xác thực lực
của các đội (do khi bốc thăm có thể có những đội mạnh gặp nhau ngay và một trong hai
đội sẽ bị loại).
Số đội tham gia thi đấu lẻ
Ta phải tiến hành tính số đội tham gia thi đấu vòng đầu.
Số đội tham gia thi đấu vòng đầu được tính theo công thức:
X = 2 (a – 2n) Trong đó: X: là số đội tham gia thi đấu trước.
a: là tổng số đội tham gia giải.
2n:là một hằng số luôn nhỏ hơn a và gần a nhất.
Có 13 đội tham gia thi đấu. Số đội tham gia thi đấu vòng đầu sẽ là 10 đội.
Sơ đồ thi đấu:


V1


V2

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13

V3

2
4
4
8
5

8

8

12 Vô địch


9
9
12
12

Tổng số trận đấu được tính theo công thức:
Y = a – 1 Trong đó: Y: Là tổng số trận đấu
a: Là tổng số đội tham gia giải.
Có 13 đội thi đấu loại trực tiếp một lần thua thì tổng số trận thi đấu là:
Y = 13 – 1 = 12 (trận)
Ưu điểm:
Thi đấu loại trực tiếp là hình thức tổ chức thi đấu đơn giản, dễ theo dõi thành tích,
được áp dụng với số đội tham gia thi đấu đông, thời gian ngắn, giảm bớt kinh phí tổ
chức.
Nhược điểm:
Không đánh giá được chính xác thứ hạng của các đội
Các đội không được gặp hết nhau.


Tính số đội thi đấu vòng đầu tiên theo công thức X=2(A-2n)
Tổng số đội là 19 vậy ta có X= 2(19-16)=6 đội.
Vậy ta có 6 đội phải đi đấu vòng đầu tiên.
Sơ đồ thi đấu:
V1

V2

V3


1
2
3
4

V3

V2

V1

11
12
BK

BK

13
14

5
6
7

CK

15
16

8

9

17
18

10

19

Tổng số trận đấu: X=A-1=19-1= 18 trận đấu.
III. THỂ THỨC THI ĐẤU HỖN HỢP:
Ưu điểm:
Đánh giá được chính xác thứ hạng của các đội.
Không mất nhiều thời gian tổ chức giải.
Đỡ tốn kém kinh phí cho BTC và các đội.
Tính hấp dẫn cao.
Biểu đồ thi đấu:
Chia 8 đội thành 2 bảng, mỗi bảng gồm 4 đội thi đấu theo thể thức vòng tròn một lượt
tính điểm. Lấy 2 đội nhất và nhì của mỗi đội vào vòng trong. Ở vòng trong thi đấu theo
thể thức loại trực tiếp một lần thua chọn đội vô địch. Bảng A gồm 1a, 2a, 3a, 4a. Bảng
B gồm: 1b, 2b, 3b, 4b.


Vòng

1

2

3


1a- 4a
2a- 3a

1a- 3a
4a- 2a

1a- 2a
3a- 4a

1

2

3

Trận
1
2

Bảng A

Vòng
Bảng B

Trận
1

1b- 4b


1b- 3b

1b- 2b

2

2b- 3b

4b- 2b

3b- 4b

Bán kết: Nhất bảng A- Nhì bảng B
Nhất bảng B- Nhì Bảng A.
Chung kết: Hai đội thắng của bán kết.
Vòng đấu bảng thi đấu vòng tròn một lượt tính điểm ở mỗi bảng đấu gồm 4 đội
bóng vậy ta có số trận đấu ở mỗi bảng đấu là: 4(4-1)/2= 6 trận đấu.
Ta có 2 bảng đấu vậy tổng số trận đấu ở vòng bảng là 6 x 2= 12 trận đấu.
Ở vòng loại trực tiếp ta có 4 đội bóng vậy số trận đấu ở vòng loại trực tiếp là : 4-1= 3
trận đấu.Vậy tổng số trận đấu của giải là: 12+3= 15 trận đấu.



×