Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Phân tích vẻ đẹp của tình người và niềm hy vọng vào cuộc sống ở các nhân vật tràng, người vợ nhặt và cụ tứ trong truyện ngắn vợ nhặt (kim lân)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (42.54 KB, 2 trang )

Phân tích vẻ đẹp của tình người và niềm hy vọng vào cuộc sống ở các nhân vật
Tràng, người vợ nhặt và cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt (Kim Lân).
Gợi ý theo đáp án của Bộ:
Các ý chính:
1. Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm:
a. Kim Lân là một cây bút đặc sắc của văn học Việt Nam hiện đại với đề tài: đời
sống làng quê. Ông đã có nhiều đóng góp cho thể loại truyện ngắn viết về đề tài
này. Đó là sự hiểu biết sâu sắc về nỗi thống khổ của người nông dân và sự đổi đời
của họ.
b. Truyện ngắn "Vợ nhặt" thực ra là một chương trong tiểu thuyết "Xóm ngụ cư"
(1946). Tác phẩm được viết ngay sau CMT8 1945 nhưng còn dang dở và mất bản
thảo. Sau ngày hòa bình 1954, Kim Lân dựa vào một phần cốt truyện cũ và viết
tiếp truyện ngắn này.
c. "Vợ nhặt" là một truyện ngắn xuất sắc không chỉ của Kim Lân mà còn là một
kiệt tác của văn xuôi Việt Nam hiện đại. Thông qua tình huống nhặt vợ trớ trêu của
Tràng, tác phẩm đã thể hiện sâu sắc vẻ đẹp của tình người và niềm hy vọng của
cuộc sống của những người nông dân xóm ngự cư, cụ thể là ở các nhân vật: Tràng,
người vợ nhặt và bà cụ Tứ.
2. Phân tích: có thể phân tích từng nhân vật để làm rõ vẻ đẹp của tình người và
niềm hy vọng vào cuộc sống của những người dân ngụ cư ngay trong hoàn cảnh
khốn cùng. Cũng có thể phân tích theo 2 luận điểm của đề, trong đó lần lượt chứng
minh qua các nhân vật. Dù phân tích theo hướng nào cũng phải làm nổi bật các ý
sau:
a. "Sự túng đói quay quắt", "hoàn cảnh khốn khổ" không làm những người dân ngụ
cư từ bỏ lòng nhân ái. Họ vẫn vượt lên trên cái chết, cái thảm đạm để sống với
nhau bằng tình người đẹp đẽ.
- Vẻ đẹp tiềm ẩn trong tâm hồn Tràng.
+ Hào hiệp, thương người khi chia sẻ miếng ăn với người đàn bà xa lạ đang đói
khát; khi cưu mang thị dù mình cũng đang khốn khổ.
+ Chu đáo, ân cần khi mua cho chị ta cái thúng con, cùng thị đánh một bữa no nê,
mua 2 hào dầu để đánh dấu ngày "nhặt vợ".


+ Thái độ tình nghĩa và trách nhiệm: xót xa thương cảm khi nhìn vẻ buồn bã của
vợ; trân trọng thương yêu mà không hề rẻ rúng; mong muốn "dự phần tu sửa lại
căn nhà"- nơi Tràng sẽ sống với những người mà anh yêu thương…
- Vẻ đẹp trong tâm hồn người "vợ nhặt":
+ Lúc đầu đi theo Tràng chỉ vì miếng ăn mong chạy trốn cái đói, thị đã thất vọng
khi chứng kiến hoàn cảnh khốn khổ của Tràng nhưng thị vẫn ở lại ngôi nhà ấy vì
thị hiểu mình đã tìm thấy những điều còn quý giá hơn cả miếng ăn, đó là tình


người cao đẹp, đó là tấm lòng nhân hậu của những con người sẵn sàng cưu mang,
yêu thương thị khi chính họ đang đói khát.
+ Người vợ nhặt đã biến đổi sâu sắc sau khi theo Tràng về nhà: vẻ chao chát,
chỏng lỏn đã thay bằng sự hiền hậu đúng mực, mau mắn trong việc làm, ý tứ trong
cư xử.
- Vẻ đẹp trong tâm hồn bà cụ Tứ:
Việc con "nhặt vợ" giữa lúc túng đói quay quắt đã khiến bà bất ngờ, ngạc nhiên,
nhưng khi đã "hiểu ra bao nhiêu là cơ sự", trong lòng bà chỉ tràn ngập tình thương:
thương con, thông cảm với nàng dâu, trăn trở xót xa về bổn phận làm mẹ. Cố tạo
niềm vui cho các con ngay trong bữa cơm ngày đói thê thảm khiến cho món ăn của
loài vật lại thắm đẫm tình người…
b. "Sự túng đói quay quắt", "hoàn cảnh khốn khổ" không ngăn cản được những
người dân xóm ngụ cư hy vọng vào cuộc sống- niềm hy vọng đã tạo nên vẻ đẹp
rạng rỡ trong tâm hồn họ.
Nhân vật Tràng: sau cảm giác "chợn" "sờ sợ" khi "thóc gạo này đến cái thân mình
cũng chưa biết có nuôi nổi không lại còn đèo bòng", Tràng tặc lưỡi, liều lĩnh và từ
lúc đó, Tràng cảm nhận hạnh phúc đang và sẽ đến với cuộc đời mình. Việc mua hai
hào dầu thắp, cảm giác êm ái lửng lơ như trong giấc mơ đi ra, dự liệu về một tương
lai khi hắn sẽ cùng vợ mình sinh con đẻ cái ở đây"… Đặc biệt hình ảnh lá cờ đỏ
phấp phới trong đầu Tràng đều là biểu hiện của niềm hy vọng mong manh mà vững
chắc về tương lai.

- Người "vợ nhặt": sự biến đổi trong thái độ, trong cách cư xử khi cùng mẹ chồng
quét tước cửa nhà cũng phần nào cho thấy niềm hy vọng và sự đổi đời đang âm
thầm diễn ra trong lòng thị.
- Bà cụ Tứ: là người thể hiện rõ nhất niềm hy vọng vào một cuộc sống tốt đẹp hơn:
bà cắt đặt lo toan công việc, bàn về việc đan phên ngăn phòng, việc nuôi gà, động
viên các con bằng cả triết lý dân gian "ai giàu ba họ, ai khó ba đời", cùng con thu
dọn cửa nhà cho quang quẻ.
3. Đánh giá chung:
- Tình người và niềm hy vọng vào cuộc sống đã làm nên vẻ đẹp vừa "thấm thía
cảm động", vừa rạng rỡ trong tâm hồn những người dân xóm ngụ cư.
- Phát hiện và miêu tả vẻ đẹp ấy trong tâm hồn người dân xóm ngụ cư, Kim Lân đã
đem đến cho tác phẩm tình cảm nhân đạo sâu sắc, mới mẻ.



×