Tải bản đầy đủ (.pdf) (187 trang)

Sinh học tảo hai roi có vỏ sống đáy vùng biển ven bờ việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.99 MB, 187 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, vừa độc lập,
vừa tham gia đề tài, là người chịu trách nhiệm chính trong các đề tài, đề án có liên
quan đến tảo HRCVSĐ. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận án là trung thực và
chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả

Hồ Văn Thệ


ii

LỜI CÁM ƠN
Hoàn thành luận án này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS.
Nguyễn Ngọc Lâm và GS.TS. Jacob Larsen đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi
trong thời gian thực hiện luận án.
Xin chân thành cám ơn Ban Lãnh đạo Viện Hải dương học, phòng Sinh vật
Phù du Biển đã tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện luận án.
Xin chân thành cám ơn TS. Đặng Diễm Hồng (Viện Công nghệ Sinh học, Hà
Nội) trong việc phân tích ADN; Ths. Karin Roeder, GS. Bernd Luckas (Trường Đại
học Jena, Đức) trong việc phân tích độc tố tảo; Đại tá Nguyễn Văn Vận, Thiếu tá
Phạm Văn Vương (Viện 69, Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh) đã
giúp đỡ xử lý ảnh kính hiển vi điện tử, cũng như sự giúp đỡ của CN. Nguyễn Xuân
Hòa (Phòng Thực vật Biển, Viện Hải dương học), CN. Phan Kim Hoàng (Phòng
Nguồn lợi Thủy sinh, Viện Hải dương học), TS. Lê Như Hậu (Viện Nghiên cứu và
Ứng dụng Công nghệ Nha Trang), TS. Đàm Đức Tiến (Viện Tài nguyên và Môi
trường Biển, Hải Phòng) đã giúp đỡ trong việc thu thập và xác định mẫu vật rong


biển và cỏ biển. Xin chân thành cám ơn PGS.TSKH. Nguyễn Tác An, GS.TS.
Nguyễn Văn Chung, PGS.TS. Nguyễn Hữu Phụng, TS. Đoàn Như Hải trong việc
góp ý đề cương của luận án. Cám ơn các bạn đồng nghiệp: Ths. Nguyễn Thị Mai
Anh, CN. Nguyễn Ngọc Tường Giang, Ths. Trần Thị Lê Vân đã giúp đỡ về việc thu
thập và xử lý mẫu vật trong phòng thí nghiệm.
Xin cám ơn dự án HABViet, Ban chủ nhiệm đề tài KC.09.03/06-10, đề tài
56RF1 (Bộ Khoa học và Công nghệ/SAREC - Thụy Điển), Hội đồng Khoa học sự
sống (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã hỗ trợ kinh phí để thực hiện luận án.
Cuối cùng xin kính dâng tặng luận án này đến hương hồn Cha, Mẹ. Cám ơn
những người thân yêu trong gia đình đã là nguồn động viên lớn giúp tôi hoàn thành
luận án này.
NCS
Hồ Văn Thệ


iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

i

LỜI CÁM ƠN

ii

MỤC LỤC

iii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

vi

DANH MỤC BẢNG

vii

DANH MỤC HÌNH

ix

MỞ ĐẦU

1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

1.1. ĐẶC TRƯNG HÌNH THÁI CỦA TẢO HAI ROI CÓ VỎ SỐNG ĐÁY

3

1.1.1. Hình thái học

3

1.1.2. Công thức vỏ


5

1.2. NGHIÊN CỨU SINH HỌC TẢO HAI ROI CÓ VỎ SỐNG ĐÁY TRÊN
THẾ GIỚI
1.2.1. Phân loại

6
6

1.2.2. Phân bố tảo HRCVSĐ

13

1.2.3. Sinh trưởng

14

1.2.3.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh trưởng

14

1.2.3.2. Ảnh hưởng của độ mặn đến sinh trưởng

15

1.2.3.3. Ảnh hưởng của ánh sáng

15


1.2.3. . Dinh dưỡng

15

1.2. . Sinh sản

16

1.2. .1. Sinh sản vô tính

16

1.2. .2. Sinh sản hữu tính

16

1.2.5. Độc tố học

17

1.3. NGHIÊN CỨU SINH HỌC TẢO HAI ROI CÓ VỎ SỐNG ĐÁY Ở VIỆT
NAM

21


iv

1.3.1 Phân loại


21

1.3.2. Độc tố học

22

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

24

2.1. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

24

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

24

2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

24

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

27

2.2.1. Phương pháp thu mẫu

27


2.2.2. Phương pháp xử lý mẫu

27

2.2.3. Phương pháp phân tích mẫu thành phần loài

27

2.2.3.1. Phương pháp phân tích hình thái

28

2.2.3.2. Phương pháp phân tích ADN

29

2.2. . Phương pháp phân tích mẫu định lượng

30

2.2.5. Phương pháp đo đạc các yếu tố môi trường

30

2.2.6. Nghiên cứu sự ảnh hưởng của nhiệt độ, độ mặn lên tốc độ sinh trưởng
của tảo HRCVSĐ
2.2.6.1. Phân lập tế bào và nuôi sinh khối

30
30


2.2.6.2. Nghiên cứu sự ảnh hưởng của nhiệt độ, độ mặn đến tốc độ sinh
trưởng của tảo HRCVSĐ

31

2.2.7. Phân tích độc tố

34

2.2.8. Xử lý số liệu

34

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. THÀNH PHẦN LOÀI TẢO HAI ROI CÓ VỎ SỐNG ĐÁY

35
35

3.1.1. Hệ thống phân loại và danh mục loài

35

3.1.2. Phân bố địa lý

36

3.1.3. Mô tả loài


43

3.1. . Một số kết quả nghiên cứu về sinh học phân tử hỗ trợ cho định loại

106

3.1.4.1. Chi Coolia

107

3.1.4.2. Chi Gambierdiscus

108


v

3.1.4.3. Chi Prorocentrum
3.2. MẬT ĐỘ TẢO HAI ROI CÓ VỎ SỐNG ĐÁY

109
112

3.2.1. Mật độ tảo HRCVSĐ theo thời gian và giá thể bám

112

3.2.2. Mật độ loài ưu thế

115


3.2.3. Một số ghi nhận tảo HRCVSĐ nở hoa ở Việt Nam

119

3.3. SINH TRƯỞNG CỦA TẢO HAI ROI CÓ VỎ SỐNG ĐÁY
3.3.1. Loài Gambierdiscus pacificus
3.3.1.1. Sinh trưởng

120
120
120

3.3.1.2. Đánh giá sự ảnh hưởng của nhiệt độ và độ mặn đến sinh trưởng 124
3.3.2. Loài Gambierdiscus toxicus
3.3.2.1. Sinh trưởng

126
126

3.3.2.2. Đánh giá sự ảnh hưởng của nhiệt độ và độ mặn đến sinh trưởng 130
3.3.3. Loài Coolia tropicalis
3.3.3.1. Sinh trưởng

131
131

3.3.3.2. Đánh giá sự ảnh hưởng của nhiệt độ và độ mặn đến sinh trưởng 135
3. . ĐỘC TỐ HỌC VÀ VẤN ĐỀ CẢNH BÁO AN TOÀN THỰC PHẨM


140

3. .1. Thành phần loài tảo HRCVSĐ có khả năng độc hại ở Việt Nam

140

3. .2. Độc tố loài tảo Gambierdiscus toxicus

142

3. .3. Vấn đề cảnh báo an toàn thực phẩm

145

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

152

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ

154

TÀI LIỆU THAM KHẢO

156


vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


ADN (Acid deoxyribonucleic): phân tử acid nucleic
CTXs (Ciguatoxins): Các độc tố thuộc nhóm Ciguatoxin
CFP (Ciguatera Fish Poisoning): Dạng ngộ độc Ciguatera
DSP (Diarrhetic Shellfish Poisoning): Dạng ngộ độc gây tiêu chảy
DTX: Độc tố dinophysistoxin
FAT (Fast-acting toxins): Các độc tố có hiệu ứng nhanh
FW (Fresh weight): Khối lượng tươi
HPLC (High Performance Liquid Chromatography): Sắc ký lỏng hiệu suất cao
HRCVSĐ: Hai roi có vỏ sống đáy
ITS: gen ITS trong ribosom (The nuclear internal transcribed spacer)
LC-MS/MS (Liquid chromatography-mass spectrometry): Sắc ký lỏng kết hợp khối
phổ đôi
KHVQH: Kính hiển vi quang học
KHVĐTQ: Kính hiển vi điện tử quét (SEM)
MTXs (Maitotoxins): Các độc tố thuộc nhóm Maitotoxin
OA: a-xít ô-ka-đa-ic


vii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Công thức vỏ đã được bổ sung bởi Steidinger và Tangen (1997) của các
chi tảo HRCVSĐ theo công thức của Kofoid
Bảng 1.2. So sánh độc tính của tảo HRCVSĐ với độc tính của một số tác nhân khác
Bảng 1.3. Độc tính của độc tố ciguatoxin của loài Gambierdiscus toxicus, cá ăn thực
vật và cá ăn động vật
Bảng 2.1. Địa điểm và thời gian thu mẫu tảo HRCVSĐ
Bảng 2.2. Các loài tảo HRCVSĐ được phân tích ADN

Bảng 2.3. Cách pha chế môi trường T
Bảng 3.1. Danh mục thành phần loài tảo HRCVSĐ ở biển Việt Nam
Bảng 3.2. Phân bố thành phần loài tảo HRCVSĐ ở một số vùng biển Việt Nam
Bảng 3.3. So sánh phân bố loài tảo HRCVSĐ với một số vùng biển trên thế giới
Bảng 3. . So sánh một số đặc điểm hình thái của loài Prorocentrum arenarium
Bảng 3.5. So sánh một số đặc điểm hình thái của loài Prorocentrum concavum
Bảng 3.6. So sánh một số đặc điểm hình thái của loài Prorocentrum rhathymum
Bảng 3.7. So sánh một số đặc điểm hình thái của 7 loài của chi Sinophysis
Bảng 3.8. So sánh một số đặc đểm hình thái của

loài thuộc chi Coolia

Bảng 3.9. So sánh một số đặc điểm hình thái của loài Gambierdiscus pacificus
Bảng 3.10. So sánh một số đặc điểm hình thái của loài Gambierdiscus polynesiensis
Bảng 3.11. So sánh một số đặc điểm hình thái của loài Gambierdiscus toxicus
Bảng 3.12. So sánh một số đặc điểm hình thái của loài Gambierdiscus yasumotoi
Bảng 3.13. So sánh một số đặc đểm hình thái 5 loài của chi Bysmatrum
Bảng 3.1 . Ảnh hưởng của nhiệt độ, độ mặn đến sinh trưởng của loài
Gambierdiscus pacificus qua phân tích phương sai hai nhân tố
Bảng 3.15. Ma trận nhiệt độ và độ mặn - Ảnh hưởng của độ mặn và nhiệt độ khác
nhau đến sự sinh trưởng của loài Gambierdiscus pacificus qua kiểm chứng phép thử
Tukey


viii

Bảng 3.16. Ảnh hưởng của nhiệt độ, độ mặn đến sinh trưởng của loài
Gambierdiscus toxicus qua phân tích phương sai hai nhân tố
Bảng 3.17. Ma trận nhiệt độ và độ mặn - Ảnh hưởng của độ mặn và nhiệt độ khác
nhau đến sự sinh trưởng của loài Gambierdiscus toxicus qua kiểm chứng phép thử

Tukey
Bảng 3.18. Ảnh hưởng của nhiệt độ, độ mặn đến sinh trưởng của Coolia tropicalis
qua phân tích phương sai hai nhân tố
Bảng 3.19. Ma trận nhiệt độ và độ mặn - Ảnh hưởng của độ mặn và nhiệt độ khác
nhau đến sự sinh trưởng của loài Coolia tropicalis qua kiểm chứng phép thử Tukey
Bảng 3.20. Thành phần loài tảo HRCVSĐ có khả năng độc hại ở Việt Nam
Bảng 3.21. So sánh độc tố của loài Gambierdiscus toxicus từ Việt Nam với các
dòng khác nhau của chi Gambierdiscus
Bảng 3.22. Một số loài cá gây ngộ độc CFP ở Hồng Kông
Bảng 3.23. Tỉ lệ người bị ngộ độc (tính trên 10.000 người) và tần suất xuất hiện
CFP ở 5 quần đảo của French Polynesia và Raivavae


ix

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Hai kiểu tế bào của tảo HRCVSĐ
Hình 1.2. Các dạng tổ chức của tế bào tảo HRCVSĐ
Hình 1.3. Cách sắp xếp tấm vỏ của tảo HRCVSĐ
Hình 1. . Minh họa hình thái của tế bào Prorocentrum
Hình 1.5. Minh họa cấu trúc các tấm vỏ của các loài thuộc chi Ostreopsis
Hình 1.6. Chu kỳ vòng đời của tảo HRCVSĐ
Hình 1.7. Minh họa sự ngộ độc CFP đối với con người do tảo HRCVSĐ gây nên
thông qua mắt xích thức ăn
Hình 1.8. Cấu trúc hóa học của các độc tố ciguatoxin (CTX-1,2,3) và gambiertoxin
4B (GTX-4B)
Hình 2.1. Sơ đồ vị trí thu mẫu
Hình 2.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm nghiên cứu sinh trưởng của 3 loài Coolia
tropicalis, Gambierdicus toxicus và G. pacificus ở


độ mặn 20, 25, 30 và 35‰

trong điều kiện 5 nhiệt độ khác nhau 20, 23, 26, 29 và 32oC
Hình 3.1. Phân nhóm thành phần loài tảo HRCVSĐ
Hình 3.2a - e. Loài Prorocentrum arenarium
Hình 3.3a - e. Loài Prorocentrum concavum
Hình 3.4a - g. Loài Prorocentrum emarginatum
Hình 3.5a - i. Loài Prorocentrum faustiae
Hình 3.6a - i. Loài Prorocentrum lima
Hình 3.7a - h. Loài Prorocentrum maculosum
Hình 3.8a - g. Loài Prorocentrum rhathymum
Hình 3.9a - d. Loài Prorocentrum sculptile
Hình 3.10a - c. Loài Prorocentrum sp.
Hình 3.11a - i. Loài Prorocentrum tropicalis
Hình 3.12a - g. Loài Sinophysis canaliculata


x

Hình 3.13a - i. Loài Sinophysis microcephala
Hình 3.14a - h. Hình vẽ minh họa 7 loài của chi Sinophysis
Hình 3.15a - l. Loài Coolia canariensis
Hình 3.16a - l. Loài Coolia monotis
Hình 3.17a - b. Loài tảo Coolia sp.
Hình 3.18a - n. Loài Coolia tropicalis
Hình 3.19a - e. Cấu trúc tấm vỏ của loài Coolia tropicalis
Hình 3.20a - d. Hình vẽ minh họa

loài của chi Coolia


Hình 3.21a - e. Loài Ostreopsis labens
Hình 3.22a - i. Loài Ostreopsis lenticularis
Hình 3.23a - g. Loài Ostreopsis marinus
Hình 3.24a - g. Loài Ostreopsis ovata
Hình 3.25a - e. Loài Ostreopsis siamensis
Hình 3.26a - h. Loài Gambierdiscus pacificus
Hình 3.27a - k. Loài Gambierdiscus polynesiensis
Hình 3.28a - h. Loài Gambierdiscus toxicus
Hình 3.29a - l. Loài Gambierdiscus yasumotoi
Hình 3.30a - i. Loài Bysmatrum caponii
Hình 3.31a - h. Loài Bysmatrum granulosum
Hình 3.32a - c. Loài Peridinium quinquecorne
Hình 3.33. Cây phát sinh chủng loại của

loài thuộc chi Coolia dựa trên việc so

sánh trình tự nucleotit đoạn gen 18S rADN
Hình 3.3 . Cây phát sinh chủng loại của 2 dòng thuộc chi Gambierdiscus dựa trên
việc so sánh trình tự nucleotit đoạn gen 18S rADN
Hình 3.35. Cây phát sinh chủng loại của các loài Prorocentrum spp. dựa trên việc
so sánh trình tự nucleotit đoạn gen 18S rADN
Hình 3.36. Cây phát sinh chủng loại từ 28 dòng địa lý của loài tảo G. toxicus dựa
vào trình tự nucleotit của đoạn gen LSU rADN


xi

Hình 3.37. Mật độ tảo Hai roi có vỏ (tế bào.g-1 FW) trên các rong biển thuộc chi
Sargassum và Amphiroa ở vịnh Nha Trang

Hình 3.38. Mật độ tảo Hai roi có vỏ (tế bào.g-1 FW) trên các rong biển thuộc chi
Padina và Dictyota ở vịnh Nha Trang
Hình 3.39. Mật độ tảo Hai roi có vỏ (tế bào.g-1 FW) trên các rong biển thuộc chi
Halimeda và Turbinaria ở vịnh Nha Trang
Hình 3. 0. Mật độ tảo Hai roi có vỏ (tế bào.g-1 FW) trên các rong biển thuộc chi
Galaxaura và Laurencia ở vịnh Nha Trang
Hình 3. 1. Mật độ loài Coolia spp. (tế bào.g-1 FW) trên các rong biển thuộc các chi
Padina, Sargassum và Galaxaura ở vịnh Nha Trang
Hình 3. 2. Mật độ loài Prorocentrum spp. (tế bào.g-1 FW) trên các rong biển thuộc
các chi Padina, Sargassum và Dictyota ở vịnh Nha Trang
Hình 3. 3. Mật độ loài Gambierdiscus spp. (tế bào.g-1 FW) trên các rong biển thuộc
các chi Padina, Sargassum và Galaxaura ở vịnh Nha Trang
Hình 3. . Mật độ tảo Hai roi có vỏ (tế bào.g-1 FW) trên các rong biển vào mùa khô
tại Côn Đảo (tháng 2/2006 và 3/2007)
Hình 3. 5. Mật độ tảo Hai roi có vỏ (tế bào.g-1 FW) trên các rong biển vào mùa
mưa tại Côn Đảo (tháng 5/2006 và 7/2006)
Hình 3. 6. Mật độ loài tảo Coolia monotis (tế bào.g-1FW) trên 5 loại rong biển và
cỏ biển Thalassodendron ciliatum ở đảo Song Tử (Trường Sa).
Hình 3. 7. Đường cong sinh trưởng và tốc độ phân chia của loài Gambierdiscus
pacificus ở các độ mặn 20, 25, 30 và 35‰ trong điều kiện 20oC
Hình 3. 8. Đường cong sinh trưởng và tốc độ phân chia của loài tảo Gambierdiscus
pacificus ở các độ mặn 20, 25, 30 và 35‰ trong điều kiện 23oC
Hình 3. 9. Đường cong sinh trưởng và tốc độ phân chia của loài Gambierdiscus
pacificus ở các độ mặn 20, 25, 30 và 35‰ trong điều kiện 26oC
Hình 3.50. Đường cong sinh trưởng và tốc độ phân chia của loài Gambierdiscus
pacificus ở các độ mặn 20, 25, 30 và 35‰ trong điều kiện 29oC


xii


Hình 3.51. Đường cong sinh trưởng và tốc độ phân chia của loài Gambierdiscus
pacificus ở các độ mặn 20, 25, 30 và 35‰ trong điều kiện 32oC
Hình 3.52. Đường cong sinh trưởng và tốc độ phân chia của loài Gambierdiscus
toxicus ở các độ mặn 20, 25, 30 và 35‰ trong điều kiện 20oC
Hình 3.53. Đường cong sinh trưởng và tốc độ phân chia của loài Gambierdiscus
toxicus ở các độ mặn 20, 25, 30 và 35‰ trong điều kiện 23oC
Hình 3.5 . Đường cong sinh trưởng và tốc độ phân chia của loài Gambierdiscus
toxicus ở các độ mặn 20, 25, 30 và 35‰ trong điều kiện 26oC
Hình 3.55. Đường cong sinh trưởng và tốc độ phân chia của loài Gambierdiscus
toxicus ở các độ mặn 20, 25, 30 và 35‰ trong điều kiện 29oC
Hình 3.56. Đường cong sinh trưởng và tốc độ phân chia của loài Gambierdiscus
toxicus ở các độ mặn 20, 25, 30 và 35‰ trong điều kiện 32oC
Hình 3.57. Đường cong sinh trưởng và tốc độ phân chia của loài Coolia tropicalis ở
các độ mặn 20, 25, 30 và 35‰ trong điều kiện 20oC
Hình 3.58. Đường cong sinh trưởng và tốc độ phân chia của loài Coolia tropicalis ở
các độ mặn 20, 25, 30 và 35‰ trong điều kiện 23oC
Hình 3.59. Đường cong sinh trưởng và tốc độ phân chia của loài Coolia tropicalis ở
các độ mặn 20, 25, 30 và 35‰ trong điều kiện 26oC
Hình 3.60. Đường cong sinh trưởng và tốc độ phân chia của loài Coolia tropicalis ở
các độ mặn 20, 25, 30 và 35‰ trong điều kiện 29oC
Hình 3.61. Đường cong sinh trưởng và tốc độ phân chia của loài Coolia tropicalis ở
các độ mặn 20, 25, 30 và 35‰ trong điều kiện 32oC
Hình 3.62. Mật độ (tế bào.g-1 FW) loài Gambierdiscus pacificus trên các rong biển
và cỏ biển tại Côn Đảo
Hình 3.63. Thành phần các độc tố của loài G. toxicus được phân lập từ Cù Lao Cau
(Bình Thuận) ở độ mặn 30‰ được phân tích bằng sắc ký lỏng kết hợp khối phổ đôi.
Hình 3.6 . Thành phần các độc tố của loài G. toxicus được phân lập từ Cù Lao Cau
(Bình Thuận) ở độ mặn 33‰ được phân tích bằng sắc ký lỏng kết hợp khối phổ đôi



xiii

Hình 3.65. Thành phần các độc tố của loài G. toxicus được phân lập từ Cù Lao Cau
(Bình Thuận) ở độ mặn 35‰ được phân tích bằng sắc ký lỏng kết hợp khối phổ đôi
Hình 3.66. Thành phần các độc tố của loài G. toxicus được phân lập từ Cù Lao Cau
(Bình Thuận), nuôi ở Helgoland, Đức (môi trường K, độ mặn 33, ‰, nhiệt độ
25oC), được phân tích bằng sắc ký lỏng kết hợp khối phổ đôi
Hình 3.67. Tần suất xuất hiện và số người bị ngộ độ CFP ở Hồng Kông
Hình 3.68. Mối liên quan giữa phân bố hội chứng ngộ độc CFP và các loài cá gây
ngộ độc CFP với nhiệt độ nước biển tầng mặt từ năm 1960 - 2007


1

MỞ ĐẦU

Tảo Hai roi có vỏ sống đáy (HRCVSĐ) bao gồm những loài tảo đơn bào có
vỏ, có hai roi không bằng nhau, tế bào có nhân, thường ở dạng đơn lẻ không liên kết
thành tập đoàn hoặc dạng chuỗi, chúng được tìm thấy trong môi trường biển và
phân bố phổ biến ở vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Một số loài tảo HRCVSĐ có thể sản sinh độc tố CTXs (Ciguatoxin). Độc tố
này tích lũy cao nhất trong một số loài cá ăn động vật và có thể gây ra triệu chứng
ngộ độc cho con người thông qua sự tích lũy độc tố qua chuỗi thức ăn. Ước tính
hàng năm trên thế giới có từ 20.000 - 50.000 người có nguy cơ bị ngộ độc CFP
(Ciguatera Fish Poisoning) khi dùng các thực phẩm từ biển, đặc biệt là các loài cá
rạn san hô. Từ năm 1979 đến nay, trên thế giới đã có những công trình giám sát về
tảo HRCVSĐ ở các vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới bao gồm các lĩnh vực như:
phân loại, phân bố, các điều kiện môi trường ảnh hưởng đến sinh trưởng, độc tố
học. Ở Việt Nam tảo HRCVSĐ mới được nghiên cứu trong những năm gần đây và
đã có những kết quả đáng ghi nhận về lĩnh vực phân loại. Tuy nhiên những nghiên

cứu về phân bố, các điều kiện môi trường ảnh hưởng đến sinh trưởng, đặc biệt vấn
đề độc tố học của nhóm tảo này chưa được đề cập trong bất cứ công trình nào.
Xuất phát từ những yêu cầu thực tế trên và để góp phần vào việc nghiên cứu
đầy đủ về sinh học của nhóm tảo HRCVSĐ. Được sự đồng ý của Bộ Giáo dục và
Đào tạo, Viện Hải dương học, luận án: “Sinh học tảo Hai roi có vỏ sống đáy vùng
biển ven bờ Việt Nam” đã được thực hiện, bao gồm các nội dung: phân loại tảo
HRCVSĐ, phân bố mật độ tảo HRCVSĐ trên một số vật bám là rong biển và cỏ
biển, nghiên cứu sinh trưởng một vài loài tảo HRCVSĐ và độc tố học.
MỤC TIÊU CỦA LUẬN ÁN:
- Bổ sung thành phần loài và một số đặc điểm sinh học của tảo HRCVSĐ cho khu
hệ vi tảo biển.


2

- Góp phần việc cảnh báo trong cộng đồng dân cư ven biển về việc sử dụng một số
thực phẩm biển làm thức ăn.
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN:
- Phân loại các loài tảo HRCVSĐ, trên cơ sở phân tích các đặc điểm hình thái và có
hỗ trợ phân tích ADN.
- Mật độ tảo HRCVSĐ trên một số vật bám là rong biển và cỏ biển.
- Nghiên cứu sự ảnh hưởng của nhiệt độ và độ mặn đến sự sinh trưởng của 3 loài
tảo HRCVSĐ: Gambierdiscus toxicus, G. pacificus và Coolia tropicalis.
- Độc tố của loài tảo HRCVSĐ Gambierdiscus toxicus.
Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN:
- Góp phần bổ sung danh mục thành phần loài tảo HRCVSĐ ở vùng biển ven bờ
Việt Nam.
- Cung cấp những dẫn liệu mới về sinh học, đốc tố của tảo HRCVSĐ nhằm góp
phần việc cảnh báo an toàn thực phẩm trong cộng đồng dân cư ven biển về việc sử
dụng các sản phẩm biển làm thức ăn.

ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN:
Luận án là công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu tương đối hoàn chỉnh về:
- Phân loại, mô tả chi tiết và nghiên cứu phân bố các loài tảo HRCVSĐ ở
biển Việt Nam. Đã bổ sung 1 chi và 16 loài mới lần đầu tiên ghi nhận cho
khu hệ tảo Hai roi của Việt Nam.
- Phân lập và nuôi sinh khối 3 loài tảo HRCVSĐ: Coolia tropicalis,
Gambierdiscus toxicus và G. pacificus. Đánh giá sự ảnh hưởng của nhiệt độ,
độ mặn đến sinh trưởng của chúng.
- Xác định thành phần độc tố của loài tảo G. toxicus ở Việt Nam.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. ĐẶC TRƯNG HÌNH THÁI CỦA TẢO HAI ROI CÓ VỎ SỐNG ĐÁY
1.1.1. Hình thái học
Tảo HRCVSĐ thuộc ngành tảo Hai roi (Dinophyta) là các loài vi tảo đơn bào
có hai roi không bằng nhau, sống riêng lẻ, tế bào có nhân thật, bao gồm những loài
có khả năng quang hợp và các loài sống dị dưỡng (Hoek và cs. 1995) [68].
Nét đặc trưng chủ yếu của tảo HRCVSĐ là tế bào có hai roi không bằng
nhau. Hai roi này mọc ra ở mặt bụng của tế bào. Tế bào có hai rãnh: rãnh ngang
(cingulum) có chứa roi ngang - roi ngang có tác dụng trong việc vận động của tế
bào và rãnh dọc (sulcus) nằm ở mặt bụng có chứa roi dọc - roi dọc có tác dụng định
hướng. Có 2 kiểu tế bào của tảo HRCVSĐ: Dinokont và Desmokont.

Hình 1.1. Hai kiểu tế bào của tảo HRCVSĐ [136]
a: Desmokont (nhìn từ mặt vỏ); b: Dinokont (nhìn từ mặt bụng)
- Desmokont: chỉ những loài tảo có vị trí xuất phát roi nằm ở đầu đỉnh. Những loài

thuộc nhóm desmokont, tế bào thường dẹp, gồm hai mảnh vỏ - mảnh vỏ bên phải và
mảnh vỏ bên trái. Hai roi xuất phát ở phía đầu đỉnh của một trong hai mảnh vỏ. Đại
diện thuộc nhóm này bao gồm các loài thuộc chi Prorocentrum.


4

- Dinokont: chỉ những loài tảo có vị trí xuất phát roi nằm ở mặt bụng (ventral side)
của tế bào, mặt đối diện là mặt lưng (dorsal side). Ví dụ các loài thuộc chi
Gambierdiscus, Coolia.

Hình 1.2. Các dạng tổ chức của tế bào tảo HRCVSĐ [140]
- A: Prorocentroid (Bên trái: vỏ tế bào; Bên phải: cấu trúc chi tiết các tấm đỉnh ở
vùng roi); - B: Dinophysoid (Bên trái: vỏ tế bào nhìn từ mặt bụng; Bên phải: cấu
trúc chi tiết các tấm ở rãnh dọc); - C: Gonyaulacoid (Bên trái: vỏ tế bào nhìn từ mặt
bụng; Bên phải: cấu trúc các tấm ở rãnh dọc) - D: Peridinioid (Bên trái: vỏ tế bào
nhìn từ mặt bụng; Bên phải: cấu trúc các tấm ở rãnh dọc).
Về mặt cấu tạo của tảo HRCVSĐ có

dạng cơ bản như sau: prorocentroid,

dinophysoid, gonyaulacoid và peridinioid (Hình 1.2). Các tế bào thuộc nhóm
prorocentroid có cấu tạo khác hoàn toàn so với 3 nhóm còn lại, tế bào không có vỏ
trên và vỏ dưới. Tế bào gồm hai tấm vỏ đối diện nhau (vỏ trái và vỏ phải) được nối
kết với nhau bởi đai bên (intercalary band), đại diện nhóm này bao gồm các loài
thuộc chi Prorocentrum. Nhóm dinophysoid, cấu tạo vỏ có thể chia làm hai phần
theo đường bên đối xứng dọc như nhóm prorocentroid. Tuy nhiên, rãnh ngang và
rãnh dọc nằm ở phần trên tế bào. Ví dụ các loài thuộc chi Sinophysis. Hai nhóm



5

gonyaulacoid và peridinioid là đặc trưng cho các tảo HRCVSĐ, có hệ thống rãnh,
gờ phát triển, vỏ trên và vỏ dưới có các tấm vỏ và có hệ thống lỗ đỉnh. Ví dụ: chi
Gambierdiscus, Bysmatrum.
1.1.2. Công thức vỏ
Công thức vỏ là một đặc trưng ổn định để phân biệt các chi cũng như các loài
tảo Hai roi nói chung. Kofoid (1907, 1909, 1911) [80], [81], [82] là người đầu tiên
đã thuật ngữ hóa tên gọi các tấm vỏ xen-lu-lô bao quanh tế bào tảo Hai roi, hệ thống
của ông vẫn sử dụng rộng rãi cho đến ngày nay. Theo hệ thống sắp xếp của Kofoid
có sáu hàng tấm vỏ chủ yếu như sau:

Hình 1.3. Cách sắp xếp tấm vỏ của tảo HRCVSĐ [136].
A. Nhìn từ mặt bụng; B. Nhìn từ mặt lưng; C. Vỏ trên; D. Vỏ dưới
Vỏ trên (epitheca): các tấm đỉnh trên (apical plate - ký hiệu là ’), các tấm trên
rãnh ngang (precingular plate - ký hiệu là ’’), các tấm trung gian ở giữa vòng tấm ’
và vòng tấm ’’ (anterior intercalary - ký hiệu là a).
Vỏ dưới (hypotheca): các tấm dưới rãnh ngang (postcingular plate - ký hiệu
là ’’’), các tấm đỉnh dưới (antapical plate - ký hiệu là ’’’’), các tấm xen ở giữa các
tấm vòng đai và các tấm đối đỉnh (posterior intercalary - ký hiệu là p).


6

Bảng 1.1. Công thức vỏ đã được bổ sung bởi Steidinger và Tangen (1997) của các
chi tảo HRCVSĐ theo công thức của Kofoid
Chi tảo

Po


cp

X

Bysmatrum

+

0

+

0

3

7

6

4

5

0

2

Coolia


+

0

0

3(4)

0

7(6)

6

6?

5

1

2

Gambierdiscus

+

0

0


4

0

7

6

8

6

0

2

Ostreopsis

+

0

0

3(4)

0

7(6)


6

6?

5

1

2

Peridinium

0/+

0

0/+

4

3

7

5-6

5-6

5


0

2

Scripsiella

+

0

+

4

3

7

6

4-5

5

0

2




’’

a

C

S

’’’

p

’’’’

Vấn đề còn tồn tại trong công thức vỏ của Kofoid là ông đã không đề cập
đến các tấm ở rãnh dọc (sulcal plate) và rãnh ngang (cingular plate) cũng như hệ
thống lỗ đỉnh (APC - apical pore complex). Mãi đến sau này, Taylor (1976) [138],
Steidinger và Tangen (1997) [136] đã phát triển hệ thống sắp xếp các tấm vỏ chi tiết
hơn, bao gồm những tấm vỏ nằm ở rãnh ngang (ký hiệu là c), rãnh dọc (ký hiệu là
s), tấm X và hệ thống lỗ đỉnh (ký hiệu là APC).
1.2. NGHIÊN CỨU SINH HỌC TẢO HAI ROI CÓ VỎ SỐNG ĐÁY TRÊN
THẾ GIỚI
1.2.1. Phân loại
Nghiên cứu phân loại tảo HRCVSĐ được bắt đầu từ thế kỷ 19. Loài tảo sống
đáy Prorocentrum lima được Ehrenberg mô tả vào năm 1859, ông đã đặt tên là
Cryptomonas lima [167]. Năm 1881, Cienkowski đã mô tả chi tiết loài Exuviaella
marina, tế bào có hình dạng dẹt, có hai roi dài và hai hạt tạo tinh bột, loài này có
nhiều đặc điểm giống với loài Prorocentrum lima ngày nay [99]. Stein (1883) [171]
đã mô tả loài Dinopyxis laevis, có những đặc điểm rất giống với loài E. marina. Vì
vậy năm 188 , Klebs đã đề nghị chuyển loài D. laevis thành loài E. marina [99].

Năm 1885, Bütschii đã cho rằng hai loài Cryptomonas lima và E. marina chính là
một loài, ông đã mô tả và minh họa loài này, đặt tên là E. lima [57], [99]. Nhiều
công trình nghiên cứu cho rằng có sự khác nhau trong hình thái và sinh lý tế bào


7

giữa những loài tảo sống nổi và những loài sống đáy. Những loài sống nổi, tế bào có
những lỗ liên quan đến sự hình thành lỗ lông, trong khi đó những loài sống đáy có
liên quan đến sự hình thành lỗ nhầy [62], [99], [158].
Dodge và Bibby (1973) [38] khi phân tích cấu trúc hiển vi một số loài thuộc
hai chi Prorocentrum và Exuviaella đã cho rằng không có sự khác nhau nào giữa
hai chi này và đã đề nghị bỏ chi Exuviaella, những loài thuộc chi này được nhập
vào chi Prorocentrum.

Hình 1. . Minh họa hình thái của tế bào Prorocentrum [96], [140].
- A: Sơ đồ cấu tạo một tế bào Prorocentrum; fp - flagellar pore (lỗ roi); ap auxillary pore (lỗ phụ); lr - left valve (vỏ trái); rv - right valve (vỏ phải); ib intercalary band (đai); v - valve pore (lỗ vỏ). - B: Sơ đồ chi tiết phần đỉnh tế bào cho
thấy phần lỗ roi và lỗ phụ (phần ô vuông đen) và các tấm đỉnh (a - f)
Dodge (1975) [39] đã tu chỉnh lại chi Prorocentrum, giảm từ 6 loài còn lại
21 loài. Ông đã cho rằng khi nghiên cứu phân loại mà chỉ dựa vào hình dạng và
kích thước của tế bào là chưa đủ tin cậy. Vì vậy để định loại chính xác loài thuộc
chi Prorocentrum cần phải nghiên cứu chi tiết các đặc điểm như: cách bố trí lỗ trên
mặt vỏ tế bào, số lượng và cách sắp xếp các tấm vỏ đỉnh, hạt tạo tinh bột, sự có mặt
hay không có lỗ lông (trichocysts), hình dạng và kích thước của nhân. Dựa vào
những đặc điểm chính này, ông đã chia những loài thuộc chi Prorocentrum thành 5
nhóm khác nhau:


8


+ Nhóm 1: Mặt vỏ tế bào không có lỗ, không có gai ở phía trước, không có lỗ lông
(Prorocentrum aporum và P. cassubicum).
+ Nhóm 2: Tế bào không có gai ở phía trước, có lỗ lông (Prorocentrum lima, P.
ovum, P. dactylus và P. nanum).
+ Nhóm 3: Tế bào có gai nhỏ phía trước, bề mặt vỏ thỉnh thoảng lồi lõm, có lỗ lông
(Prorocentrum compressum, P. magnum, P. rotundatum và P. triestinum)
+ Nhóm : Tế bào có gai lớn ở phía trước, phần sau tế bào nhọn, bề mặt vỏ lồi lõm
(Prorocentrum rostratum, P. micans, P. schilleri, P. arcuatum, P. gracile, P.
scutellum).
+ Nhóm 5: Tế bào có gai ở phía trước, bề mặt vỏ tế bào có nhiều gai nhỏ, có lỗ lông
(Prorocentrum dentatum, P. vaginulum, P. minimum, P. cordatum và P. balticum).
Cho đến nay có nhiều công trình nghiên cứu về sinh thái, hình thái, di truyền
của các loài thuộc chi Prorocentrum, đặc biệt có vài bằng chứng để sắp xếp lại chi
Exuviaella. Chi Exuviaella bao gồm những loài thuộc dạng prorocentroid, sống ở
biển, có tập tính sống đáy, tế bào không có gai ở đỉnh, bề mặt vỏ tế bào không có
gai, lỗ trên bề mặt vỏ liên kết với lỗ nhầy và có khả năng tạo ra chất chuyển hóa
(dạng độc tố DSP). Nếu dựa trên những đặc điểm này, các loài P. lima , P.
maculosum và P. hofmanianum nên được chuyển sang chi Exuviaella. Tuy nhiên,
vấn đề này vẫn còn nhiều tranh cãi [99].
Zhou và Fritz (1993) [158] cho rằng các loài sống đáy thuộc dạng
prorocentroid, như P. lima và P. maculosum có hai roi được gắn vào một lỗ ở tấm
đỉnh, những loài này không có lỗ lông liên hợp với các lỗ khác, thay vì chúng có lỗ
nhầy. Lỗ nhầy có thể tạo ra chất nhầy, có vai trò đính kết vào các vật bám (rong
biển, cỏ biển, san hô, lọ nuôi) [62]. Những loài có lỗ lông, như P. micans có xu
hướng hoạt động bơi lội nhiều, không có xu hướng bám đáy, những loài thuộc dạng
này thường không tạo ra độc tố dạng DSP.
Zardoya và cs. (1995) [157] cho thấy có sự khác nhau rất lớn về mặt di
truyền học giữa những loài sống nổi và những loài sống đáy thuộc chi
Prorocentrum. Những nghiên cứu về cây phát sinh chủng loại dựa vào trình tự sắp



9

xếp nucleotit của đoạn gen SSU rADN đã cho thấy chi Prorocentrum lại được chia
thành ba nhóm chính. Hai loài P. lima và P. micans được xếp vào hai nhóm khác
nhau, trong đó loài P. lima được đề nghị tách ra thành một chi khác hoàn toàn.
Grzebyk và cs. (1998) [64] khi phân tích trình tự nucleotit bằng phương pháp sử
dụng đoạn gen 18S-rADN đã cho thấy có hai nhóm loài tách riêng biệt trong 9 loài
thuộc chi Prorocentrum. Nhóm thứ nhất có tập tính sống đáy bao gồm các loài: P.
concavun, P. emarginatum, P. maculosum, P. lima và P. arenarium. Nhóm còn lại
có tập tính sống nổi, có những loài sau: P. panamensis, P. minimum, P. mexicanum
và P. micans.
Công trình nghiên cứu tảo HRCVSĐ tiếp theo là Schmidt (1902) [131] đã
mô tả loài Ostreopsis siamensis ở vịnh Si-am (Thái Lan) mẫu vật được thu bằng
lưới. Theo Steidinger và Tangen (1997) [136] đây là loài sống đáy và cũng có thể
sống trôi nổi. Meunier (1919) [164], lần đầu tiên mô tả loài Coolia monotis ở cảng
Nieu (Bỉ). Phần vỏ trên của hai chi Ostreopsis và Coolia có công thức vỏ giống
nhau, vì vậy Lindemann (1928) [168] đã đặt hai chi này trong cùng một họ
(Ostreopsidaceae), thậm chí trong cùng một chi (Ostreopsis monotis). Tuy nhiên, ở
vỏ dưới có những điểm khác nhau, đặc biệt hình dạng và kích thước tấm 1p, vì vậy
Ostreopsis và Coolia phải là hai chi khác nhau, loài Ostreopsis monotis phải chuyển
về đúng loài Coolia monotis như mô tả gốc của Meunier năm 1919 [162]. Trong
khoảng thời gian này việc nghiên cứu tảo HRCVSĐ không nhiều, các nghiên cứu
còn rời rạc. Cho đến khi Yasumoto và cs. (1977) [153] đã tiến hành thí nghiệm và
đã xác định loài tảo HRCVSĐ Diplopsalis sp. là nguyên nhân gây nên dạng ngộ độc
CFP, nó được phát hiện trên bề mặt san hô chết ở đảo Gambier, quần đảo Polynesia
(Pháp). Loài Diplopsalis sp. được Adachi và Fukuyo (1979) [13] đặt tên là
Gambierdiscus toxicus. Loài tảo này rất phổ biến trong các rạn san hô [26], [27],
[69]. Kể từ thời gian này có nhiều nghiên cứu về phân loại tảo HRCVSĐ. Loeblich
và cs. (1979) [96] đã bổ sung loài mới cho khoa học Prorocentrum rhathymum, loài

này được phân lập từ mẫu tảo phù du thu ở đảo Virgin (Hoa Kỳ). Fukuyo (1981)
[62] đã mô tả 9 loài tảo HRCVSĐ trên các loài rong biển ở rạn san hô quần đảo


10

Polynesia, New Caledonia (Pháp) và đảo Ryukyu (Nhật Bản), trong đó bổ sung 4
loài mới cho khoa học: P. concavum, P. emarginatum, Ostreopsis lenticularis,
Ostreopsis ovata. Norris và cs. (1985) [112] đã bổ sung loài mới cho khoa học
Ostreopsis heptagona khi nghiên cứu mối liên hệ giữa tảo HRCVSĐ liên quan đến
dạng ngộ độc CFP ở vịnh Florida (Hoa Kỳ).
Những đóng góp rất lớn trong nghiên cứu phân loại tảo HRCVSĐ vào những
năm cuối thế kỷ 20 là những công trình của Faust [41], [44], [45], [47], [49], [54],
[56], [59] khi nghiên cứu ở đảo Carrie Bow, Belize (vịnh Ca-ri-bê) đã phát hiện
nhiều loài mới tảo HRCVSĐ: Prorocentrum hoffmannianum, P. ruetzlerianum, P.
belizeanum, P. elegans, P. caribbaeum, P. maculosum, P. foraminosum, P.
formosum, P. sabulosum, P. scuptile, P. arenarium, P. norrisianum, P. tropicalis, P.
reticulatum, P. levis, Gambierdiscus belizeanus, Ostreopsis marinus, O. belizeanus
và O. caribbeanus. Một số công trình nghiên cứu tảo HRCVSĐ ở quần đảo
Réunion, Pháp (Ấn độ dương) [142], [143], [144], [149], [165] đã bổ sung các loài
mới cho khoa học: Ostreopsis mascarenensis, Coolia areolata, Bysmatrum
granulosum, Prorocentrum borbonicum. Một số công trình nghiên cứu tảo
HRCVSĐ ở vùng biển

c đã bổ sung 3 loài mới cho khoa học Prorocentrum

faustiae, Bysmatrum teres, P. fukuyoi [105], [107], [108].
Các công trình nghiên cứu về phân loại chi Ostreopsis chỉ dựa vào các đặc
điểm chủ yếu để định loại: kích thước của tế bào, hình dạng và kích thước các tấm
1’, 1p và hệ thống lỗ đỉnh (Po) [50], [56], [62]. Việc định loại nếu chỉ dựa vào các

đặc điểm hình thái thì sẽ không dễ dàng vì hình dạng các tấm vỏ rất giống nhau ở cả
9 loài như mô tả, ngoại trừ loài O. heptagona (Hình 1.5). Penna và cs. 2005 [116]
cho rằng nếu dựa vào kích thước tế bào có thể định loại được một vài loài, tuy nhiên
kích thước cũng có thể thay đổi trong nhiều trường hợp khác nhau.
Cho đến nay, việc phân loại các loài của chi Ostropsis vẫn chưa rõ ràng bởi
vì công trình của Faust và cs. (1996) 53] đã mô tả một số loài của chi này nhưng lại
mâu thuẫn với các mô tả gốc. Ví dụ: kích thước của loài O. siamensis khoảng 108 123 m, trong khi mô tả của Schmidt (1902) [131] là 90 m; mô tả trên bề mặt vỏ


11

Hình 1.5. Minh họa cấu trúc các tấm vỏ của các loài thuộc chi Ostreopsis
A. Vỏ trên; B. Vỏ dưới (Thước tỉ lệ: 10 m)
a: O. siamensis (Schmidt 1902);b: O. siamensis; c: O. lenticularis; d: O.ovata
(Fukuyo 1981); e: O. heptagona (Norris và cs. 1985); f: O. mascarenensis
(Quod 1994); g: O. marinus; h: O. belizeanus; i: O. caribbeanus (Faust 1999); k:
O. labens (Faust và Morton 1995).
của loài O. siamensis có hai loại lỗ, trong khi đây là đặc điểm của loài O.
lenticularis để phân biệt với loài O. siamensis trong mô tả gốc của Fukuyo (1981)
[62]. Chưa có nghiên cứu nào về mặt di truyền học loài O. siamensis, đặc biệt mẫu
được thu ở vịnh Si-am, Thái lan (Penna và cs. 2005) 116]. Nghiên cứu cây phát
sinh chủng loại của chi này rất ít, chỉ có công trình của Pin và cs. (2001) 117] cho


12

thấy tính đa dạng gen của loài tảo HRCVSĐ Ostreopsis ovata ở vùng biển Ma-laixia.
Những nghiên cứu gần đây trong phân loại học có khuynh hướng kết hợp cả
hai phương pháp đó là phương pháp so sánh hình thái và phương pháp sinh học
phân tử. Chinain và cs. (1999) [28] kết hợp cả phương pháp so sánh hình thái (hình

dạng và kích thước tế bào, hệ thống lỗ đỉnh Po và tấm 1p) và phương pháp sinh học
phân tử đã mô tả bốn dòng phân lập của các loài Gambierdiscus spp. ở Polynesia
(Pháp) và xác định ba loài mới G. pacificus, G. australes và G. polynesiensis.
Nghiên cứu mới đây của Litaker và cs. (2009) [94] đã phát hiện thêm

loài mới

thuộc chi Gambierdiscus: G. caribaeus, G. carolinianus, G. carpenteri và G.
ruetzleri.
Trong khu vực Đông Nam Á rất ít công trình nghiên cứu về phân loại tảo
HRCVSĐ. Công trình của Holmes (1998) [72] đã phát hiện loài mới Gambierdiscus
yasumotoi sống bám trên một số rong biển trong rạn san hô ở đảo Pulau Hantu
(Xin-ga-po). Gần đây nhất, nghiên cứu của Mohammd-Noor và cs. (2007a) [100] đã
công bố thành phần loài tảo HRCVSĐ ở Ma-lai-xi-a, đã phát hiện được 21 loài,
trong đó bổ sung 1 loài mới cho khoa học: Prorocentrum sipadanensis.
Tóm lại, cho đến nay có khá nhiều công trình nghiên cứu về phân loại tảo
HRCVSĐ trên thế giới, đặc biệt là những loài tảo độc hại gây nên ngộ độc dạng
CFP hoặc DSP. Hầu hết các công trình nghiên cứu phân loại chỉ dựa trên các đặc
điểm hình thái chủ yếu như: hình dạng, kích thước của tế bào, cấu trúc bề mặt vỏ,
sự sắp xếp và hình dạng các tấm vỏ của tế bào [17], [41], [62]. Chính vì thế không
thể tránh sự nhầm lẫn trong việc định loại. Ví dụ: chỉ dựa trên các đặc điểm hình
thái, Morton và cs. (2002) [106] đã mô tả loài mới cho khoa học Prorocentrum
arabianum ở vịnh Oman (Ả rập). Mohammad-Noor và cs. (2007b) [101] đã xác
định loài Prorocentrum arabianum chính là loài Prorocentrum concavum Fukuyo
1981 khi phân tích cấu trúc siêu hiển vi vùng lỗ roi và phân tích trình tự ADN. Do
đó việc kết hợp cả phương pháp so sánh hình thái và phương pháp sinh học phân tử
trong nghiên cứu phân loại là điều cần thiết quan trọng.



×