Tải bản đầy đủ (.pdf) (198 trang)

Thực trạng và một số giải pháp phát triển hợp lý nghề lưới kéo cá đáy xa bờ khai thác tại vùng biển đông nam bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.49 MB, 198 trang )

Bộ giáo dục và Đào tạo

Trường đại học nha trang

Hoàng Văn Tính

Thực trạng và một số giải pháp
phát triển hợp lý nghề lưới kéo cá đáy
xa bờ khai thác tại vùng biển đông nam bộ

Luận án tiến sĩ nông nghiệp

Nha Trang - Năm 2007


Bộ giáo dục và Đào tạo

Trường đại học nha trang

Hoàng Văn Tính

Thực trạng và một số giải pháp
phát triển hợp lý nghề lưới kéo cá đáy
xa bờ khai thác tại vùng biển đông nam bộ

Chuyên ngành: Nuôi cá biển và nghề cá biển nước mặn lợ
Mã số: 4.05.02

Luận án tiến sĩ nông nghiệp

Người Hướng dẫn khoa học:


1. PGS-TS Nguyễn Văn Động
2. TS Nguyễn Long

Nha Trang - Năm 2007


Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan đây là công trình do tôi nghiên cứu.
Các tài liệu trích dẫn theo các nguồn công bố. Kết quả
nêu trong luận án là trung thực và có nguồn trích rõ ràng.
Nghiên cứu sinh

Hoàng Văn Tính


Lời cảm ơn

Xin chân thành cám ơn PGS.TS Nguyễn Văn Động, TS Nguyễn Long đã định
hướng, chỉ dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập, nghiên cứu để hoàn
thành luận án.
Xin chân thành cám ơn sự quan tâm, giúp đỡ trong suốt thời gian nghiên cứu
để hoàn thành luận án của Ban Giám hiệu trường Đại học Nha Trang, Ban Lãnh đạo
Khoa Khai thác Thuỷ sản, Phòng Đào tạo Đại học - Sau Đại học, Phòng Khoa học Quan hệ Quốc tế và các Phòng, Ban trường Đại học Nha Trang.
Xin chân thành cám ơn tập thể Giáo viên Khoa Khai thác Thuỷ sản và bạn bè
đồng nghiệp đã động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho bản thân trong quá trình
làm luận án.
Xin chân thành cám ơn Ban Lãnh đạo Sở Thuỷ sản, Chi cục Bảo vệ và Phát
triển Nguồn lợi Thuỷ sản, bà con ngư dân các tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Bến Tre, Tiền
Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu, Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo thuận lợi cho

công tác điều tra, khảo sát, cung cấp dữ liệu trong những năm qua.
Xin chân thành cám ơn Ban lãnh đạo Viện Nghiên cứu Hải sản Hải Phòng,
Phòng Nghiên cứu Công nghệ Khai thác, Viện Nghiên cứu Hải sản Hải Phòng đã
giúp đỡ trong quá trình làm luận án.
Xin chân thành cám ơn TS Thái Văn Ngạn, TS Hoàng Hoa Hồng, TS Nguyễn
Văn Lục, TS Trương Sỹ Kỳ đã đóng góp những ý kiến quí báu để bản thân hoàn
thành luận án.


1

Mục lục
Trang
Lời cảm ơn .......................................................................................................
Lời cam đoan ....................................................................................................
Mục lục ............................................................................................................ 1
Danh mục các bảng .......................................................................................... 5
Danh mục các hình vẽ....................................................................................... 9
Danh mục các chữ viết tắt và ký hiệu ................................................................ 11
Mở đầu: ..................................................................................................................... 12
Chương I: Tổng quan Về vấn đề nghiên cứu ..................................................... 14
1.1. Tình hình nghiên cứu Ngư trường-Nguồn lợi hải sản vùng biển ĐNB ......... 14
1.2. Tổng quan về nghề khai thác hải sản Việt Nam. ......................................... 16
1.2.1. Năng lực tàu thuyền nghề khai thác hải sản Việt Nam............................. 16
1.2.2. Cơ cấu nghề khai thác hải sản Việt Nam. ................................................ 17
1.2.3. Lao động khai thác thuỷ sản ở Việt Nam................................................. 19
1.2.4. Hiệu quả khai thác nghề cá Việt Nam. ................................................... 20
1.3. Những nghiên cứu khoa học về nghề lưới kéo. .......................................... 21
1.3.1. Nghiên cứu sự phù hợp giữa ngư cụ với đối tượng. .................................. 21
1.3.2. Nghiên cứu vật liệu chế tạo ngư cụ, cải tiến phụ tùng. ............................. 23

1.3.3. Nghiên cứu cải tiến công nghệ khai thác. ................................................ 24
1.3.4. Nghiên cứu khả năng chọn lọc của ngư cụ .............................................. 25
1.4. Nghề cá xa bờ Việt Nam ............................................................................ 25
1.4.1. Tàu thuyền nghề cá xa bờ........................................................................ 25
1.4.2. Tàu thuyền nghề cá xa bờ của Việt Nam theo ngư cụ. ............................. 26
1.4.3. Tàu thuyền NCXB Việt Nam theo công suất máy tàu và vùng lãnh thổ. .. 27
1.4.4. Trình độ công nghệ nghề cá xa bờ Việt Nam........................................... 28
1.4.5. Lao động và tổ chức sản xuất nghề cá xa bờ Việt Nam............................ 30
1.4.6. Hiệu quả nghề cá xa bờ Việt Nam. .......................................................... 31
1.5. Chính sách của Nhà nước về nghề cá xa bờ. ............................................... 33
1.6. Tổng quan nghề khai thác hải sản các tỉnh duyên hải ĐNB. ....................................34


2

1.6.1. Đặc điểm về điều kiện Tự nhiên-Kinh tế-Xã hội địa phương nghiên cứu. 34
1.6.2. Vai trò, vị trí ngành kinh tế Thuỷ sản vùng Đông Nam Bộ. ............................. 38
1.6.3. Khái quát về Ngư trường-Nguồn lợi. ....................................................... 40
1.6.4. Thực trạng về nghề cá xa bờ vùng biển Đông Nam Bộ. ........................... 41
1.7. Nhận xét, đánh giá chung. ......................................................................... 43
Chương 2: Tài liệu và phương pháp nghiên cứu................................................. 45
2.1. Tài liệu nghiên cứu .................................................................................... 45
2.1.1. Tài liệu lịch sử ........................................................................................ 45
2.1.2. Tài liệu điều tra nghiên cứu ..................................................................... 45
2.2. Phương pháp nghiên cứu. ........................................................................... 46
2.2.1. Phương pháp điều tra, thu số liệu nghiên cứu. ......................................... 46
2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu: ...................................................................... 48
2.2.3. Phương pháp điều tra, nghiên cứu ngư cụ. ............................................... 48
2.2.4. Phương pháp đánh giá năng lực và sản lượng khai thác ........................... 49
2.2.5. Phương pháp đánh giá hiệu quả sản xuất. ................................................ 51

Chương III: Kết quả nghiên cứu và thảo luận. ................................................... 55
3.1. Ngư trường và nguồn lợi cá đáy vùng biển ĐNB. ....................................... 55
3.1.1. Vùng đánh bắt đội tàu lưới kéo xa bờ ĐNB. ............................................ 55
3.1.2. Mùa vụ và năng suất đánh bắt. ................................................................ 56
3.1.3. Cơ cấu sản phẩm. .................................................................................... 57
3.1.4. Nhận xét chung ....................................................................................... 58
3.2. Thực trạng về tàu thuyền và trang thiết bị đội tàu lưới kéo xa bờ ĐNB. ...... 59
3.2.1. Cơ cấu đội tàu lưới kéo khai thác xa bờ Đông Nam Bộ. ........................... 59
3.2.2. Vỏ tàu lưới kéo xa bờ Đông Nam Bộ....................................................... 61
3.2.3. Máy động lực trang bị trên tàu lưới kéo xa bờ ĐNB. ............................... 63
3.2.4. Máy phụ trang bị trên tàu lưới kéo xa bờ Đông Nam Bộ. ......................... 65
3.2.5. Máy khai thác. ........................................................................................ 66
3.2.6. Máy điện hàng hải. ................................................................................. 67
3.2.7. Thiết bị an toàn. ...................................................................................... 69
3.2.8. Thực trạng về trang bị máy chính trên tàu lưới kéo đôi ĐNB. ................. 69


3

3.2.9. Nhận xét thực trạng tàu thuyền và trang thiết bị. ..................................... 72
3.3. Thực trạng về ngư cụ.................................................................................. 73
3.3.1. Các mẫu lưới kéo xa bờ vùng Đông Nam Bộ. .......................................... 73
3.3.2. Phân tích đặc điểm cấu trúc lưới kéo xa bờ ĐNB. ................................... 74
3.3.3. Nhận xét chung phần ngư cụ. .................................................................. 92
3.4. Tổ chức sản xuất và kỹ thuật khai thác nghề lưới kéo xa bờ ĐNB............... 94
3.4.1. Kỹ thuật khai thác. .................................................................................. 94
3.4.2. Tổ chức sản xuất ..................................................................................... 96
3.4.3. Lao động và quản lý lao động nghề lưới kéo xa bờ ĐNB. ....................... 100
3.4.4. Bảo quản sản phẩm sau khai thác trên tàu nghề lưới kéo xa bờ ĐNB. ...... 103
3.4.5. Cơ sở hạ tầng, dịch vụ hậu cần, tiêu thụ sản phẩm nghề LKXBĐNB ....... 105

3.4.6. Nhận xét chung. ...................................................................................... 106
3.5. Hiệu quả kinh tế nghề lưới kéo xa bờ Đông Nam Bộ. ................................. 107
3.5.1. Hiệu quả kinh tế nghề lưới kéo đôi. ......................................................... 107
3.5.2. Hiệu quả kinh tế nghề lưới kéo đơn. ........................................................ 116
3.5.3. Nhận xét: ................................................................................................ 123
3.6. Vấn đề bảo vệ nguồn lợi của nghề lưới kéo xa bờ ĐNB. ................................... 124
3.6.1. Cấu trúc ngư cụ ....................................................................................... 124
3.6.2. Thời gian và khu vực khai thác................................................................ 125
3.6.3. Sản phẩm khai thác ................................................................................. 125
3.6.4. Biến động tàu thuyền nghề lưới kéo xa bờ Đông Nam Bộ........................ 128
3.6.5. Vấn đề bảo vệ nguồn lợi qua chỉ tiêu nghề ............................................. 129
3.6.6. Quan hệ giữa hiện trạng nguồn lợi và năng lực khai thác . ....................... 133
3.7. Nhận xét-đánh giá phần thực trạng. .......................................................... 137
3.8. Một số giải pháp đề xuất ........................................................................... 140
3.8.1. Giải pháp bảo vệ nguồn lợi ..................................................................... 140
3.8.2. Giải pháp chuyển đổi hình thức đánh bắt................................................. 143
3.8.3. Phân tích kết quả đạt được của các giải pháp: ......................................... 145
Kết luận. ........................................................................................................... 147
Danh mục các công trình đã công bố của tác giả............................................... 150


4

Tài liệu tham khảo ............................................................................................ 151
Phụ lục I: Hình vẽ ............................................................................................. 157
Phụ lục 1.1: Vùng khai thác nghề lưới kéo xa bờ ĐNB...................................... 157
Phụ lục 1.2: Hình vẽ tàu thuyền và trang thiết bị ............................................... 160
Phụ lục 1.3: Hình vẽ ngư cụ ............................................................................. 169
Phụ lục 1.4: Hình vẽ khai thác .......................................................................... 203
Phụ lục 2: Biểu bảng ......................................................................................... 218

Phụ lục 3: Phiếu điều tra ................................................................................... 263


5

danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
AB, 1N2B, 1N3B: Các ký kiệu về chu kỳ cắt lưới
B: Chiều rộng mép trên lưới chắn
CPSX: Chi phí sản xuất
DT: Doanh thu
ĐNB: Đông Nam Bộ
L: Lương bình quân của người lao động
[L]: Chiều dài cá nhỏ nhất được phép khai thác
LKXB: Lưới kéo xa bờ
LCH: Chiều dài lưới chắn
LCP: Chiều dài cánh phao
LĐ: Chiều dài đụt lưới
LTB: Chiều dài toàn bộ lưới
LTH: Chiều dài thân lưới
LR: Lãi ròng
PA: Polyamit
PE: Polyetylen
PP: Polypropylen
PVC: Polyvinilclorit
Pb: Chì
QC: Tổng lực chìm của chì
QP: Tổng lực nổi của phao
VĐT: Vốn đầu tư
VNĐ: Việt Nam đồng
a: Chiều dài cạnh mắt lưới

d: đường kính chỉ lưới
qC: Lực chìm của chì trên một mét giềng
qP: Lực nổi của phao trên một mét giềng
2R1M, 3R1M, 4RIM, 5R1M, 7R1M, 9R1M : Các ký kiệu về chu kỳ đan lưới
700D: Chỉ số Dơnie của sợi lưới


6

Danh mục các bảng
Bảng 1-1: Biến động tỷ lệ một số loài cá đáy biển ĐNB
Bảng 1-2: Tỷ lệ cơ cấu đội tàu khai thác hải sản Việt Nam năm 2003
Bảng 1-3: Phân bố tàu cá Việt Nam năm 2003 theo ngư cụ
Bảng 1- 4: Phân bố tàu cá Việt Nam năm 2003 theo địa phương
Bảng 1-5: Số lượng tàu công suất 90 CV giai đoạn 1997-2003 của Việt Nam
Bảng 1- 6: Tàu cá xa bờ Việt Nam năm 1997 và năm 2003 theo nhóm công suất
Bảng 1- 7: Tàu cá xa bờ Việt Nam theo nghề
Bảng 1- 8: Số lượng tàu đóng mới thuộc Chương trình KTXB
Bảng 1- 9: Tàu cá xa bờ năm 1997 của VN theo nhóm công suất
Bảng 1-10: Tàu cá xa bờ năm 2003 của VN theo nhóm công suất
Bảng 1-11: Tàu cá xa bờ Việt Nam theo ngư cụ và địa phương
Bảng 1-12: Chủng loại, hãng sản xuất động cơ của đội tàu khai thác xa bờ.
Bảng 1-13: Trang bị máy Khai thác-Hàng hải đội tàu cá xa bờ.
Bảng 1-14: Lao động khai thác thuỷ sản xa bờ Việt Nam.
Bảng 1-15: Sản lượng khai thác xa bờ nghề cá Việt Nam.
Bảng 1-16: Hiệu quả kinh tế của của nhóm tàu trong Chương trình khai thác xa bờ
Bảng 1-17: Hiệu quả sản xuất hai nhóm tàu trong dự án và ngoài dự án
Bảng 1-18: Tình hình tàu nước ngoài xâm phạm vùng biển Việt Nam
Bảng 1-19: Chỉ tiêu của chương trình khai thác hải sản xa bờ giai đoạn 1998-2010
Bảng 1-20: Vị trí, diện tích các tỉnh duyên hải Đông Nam Bộ

Bảng 1-21: Dân số Lao động năm 2003 của các tỉnh duyên hải Đông Nam Bộ
Bảng 1-22: Cơ cấu về dân số, lao động và lao động khai thác cá năm 2003 vùng ĐNB
Bảng 1-23: Lao động khai thác thuỷ sản vùng duyên hải Đông Nam Bộ.
Bảng 1-24: Trình độ văn hoá lao động khai thác
Bảng 1-25: Tổng sản phẩm (GDP) ngành kinh tế Thuỷ sản các tỉnh ven biển ĐNB
Bảng 1-26: Tỷ lệ giá trị sản phẩm Thuỷ sản so với tổng giá trị sản phẩm chung
Bảng 1-27: Năng lực tàu thuyền các tỉnh Đông Nam Bộ giai đoạn 1997-2003
Bảng 1-28: Sản lượng khai thác hải sản các tỉnh Đông Nam Bộ giai đoạn 1997-2003
Bảng 1-29: Diện tích vùng biển Đông Nam Bộ phân bố theo độ sâu


7

Bảng 1-30: Số lượng tàu công suất 90 cv vùng Đông Nam Bộ
Bảng 1-31: Cơ cấu nghề cá xa bờ theo địa phương
Bảng 1-32: Cơ cấu nghề của nhóm tàu thuộc Chương trình khai thác xa
Bảng 1-33: Sản lượng khai thác hải sản xa bờ Đông Nam Bộ
Bảng 2-1: Phân bố mẫu điều tra tổng hợp nghề lưới kéo đôi
Bảng 2-2: Phân bố mẫu điều tra tổng hợp nghề lưới kéo đơn
Bảng 2-3: Tổng hợp thông tin cần điều tra theo mẫu
Bảng 3-1: Thống kê các mẻ lưới đánh bắt theo vùng nước
Bảng 3-2: Tỷ lệ số mẻ lưới khảo sát theo vùng nước

Bảng 3-3: Năng suất khai thác trung bình theo mùa và độ sâu
Bảng 3- 4: Tỷ lệ bình quân (%) một số loài cá đáy có sản lượng cao thời kỳ 19982003 vùng biển xa bờ Đông Nam Bộ.
Bảng 3-5: Máy động lực nghề lưới kéo xa bờ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
Bảng 3-6: Máy động lực nghề lưới kéo xa bờ tỉnh Bến Tre, Tiền Giang
Bảng 3-7: Máy phụ trang bị của nghề lưới kéo xa bờ ĐNB
Bảng 3-8: Thực trạng sử dụng cần cẩu nghề lưới kéo xa bờ ĐNB
Bảng 3-9: Máy định vị trang bị trên tàu lưới kéo xa bờ ĐNB

Bảng 3-10: Máy đàm thoại tầm gần trang bị trên tàu lưới kéo gần bờ
Bảng 3-11: Máy đàm thoại tầm xa trang bị trên tàu lưới kéo xa bờ ĐNB
Bảng 3-12: Khả năng trang bị máy điện hàng hải trên tàu lưới kéo xa bờ ĐNB
Bảng 3-13: Thiết bị an toàn trang bị trên tàu lưới kéo xa bờ ĐNB
Bảng 3-14: Chênh lệch công suất hai tàu lưới kéo đôi
Bảng 3-15: Một số chỉ tiêu so sánh hai phương thức sản xuất
(Trường hợp 1: Lương của người lao động không đổi và doanh thu như nhau)
Bảng 3-16: Một số chỉ tiêu so sánh hai phương thức sản xuất
(Trường hợp 2: Tỷ lệ ăn chia không đổi và doanh thu như nhau)
Bảng 3-17: Các mẫu lưới kéo xa bờ ĐNB
Bảng 3-18: Thông số kích thước áo lưới
Bảng 3-19: Chu kỳ đan, cắt lưới kéo xa bờ ĐNB
Bảng 3-20: Biến động độ nghiêng của thân lưới kéo xa bờ Đông Nam Bộ


8

Bảng 3-21: Thông số giềng phao lưới kéo đôi xa bờ ĐNB
Bảng 3-22: Thông số giềng phao lưới kéo đơn xa bờ ĐNB
Bảng 3-23: Thông số giềng chì lưới kéo đôi xa bờ ĐNB.
Bảng 3-24: Thông số giềng chì lưới kéo đơn xa bờ ĐNB
Bảng 3-25: Chiều dài giềng trống lưới kéo đôi xa bờ ĐNB
Bảng 3-26: Chiều dài giềng trống lưới kéo đơn xa bờ ĐNB
Bảng 3-27: Thông số dây đỏi lưới kéo đôi xa bờ ĐNB.
Bảng 3-28: Thông số dây đỏi lưới kéo đơn xa bờ ĐNB.
Bảng 3-29: Thông số dây kéo của lưới kéo xa bờ ĐNB.
Bảng 3-30: Tốc độ dắt lưới nghề lưới kéo xa bờ ĐNB
Bảng 3-31: Thống kê chiều dài dây kéo được thả nghề lưới kéo xa bờ ĐNB
Bảng 3-32: Thời gian thu lưới, thả lưới
Bảng 3-33: Tổng hợp tình hình gửi sản phẩm trong khai thác của nghề lưới kéo XBĐNB

Bảng 3-34: Biên chế lao động nghề lưới kéo xa bờ ĐNB
Bảng 3-35: Thành phần, chức danh lao động biên chế trên tàu lưới kéo xa bờ ĐNB
Bảng 3-36: Thống kê trình độ chuyên môn của lao động nghề lưới kéo xa bờ ĐNB
Bảng 3-37: Thống kê trình độ văn hoá của lao động nghề lưới kéo xa bờ ĐNB.
Bảng 3-38: Thang điểm phân chia mức lương nghề lưới kéo xa bờ ĐNB
Bảng 3-39: Vốn đầu tư ban đầu trên một đơn vị thuyền nghề
Bảng 3-40: Chi phí sản xuất trên một cặp tàu (CPSX)
Bảng 3-41: Doanh thu trung bình trên một đơn vị thuyền nghề (DT)
Bảng 3-42: Lãi ròng trung bình trên một đơn vị thuyền nghề (LR)
Bảng 3-43: Hệ số (K1) trung bình trên một đơn vị thuyền nghề
Bảng 3-44: Thời gian quay vòng vốn lưới kéo đôi xa bờ ĐNB.
Bảng 3-45: Hệ số (K3) trung bình trên một đơn vị thuyền nghề
Bảng 3-46: Thu nhập bình quân của người lao động nghề lưới kéo đôi xa bờ ĐNB
Bảng 3-47: Vốn đầu tư ban đầu trên một đơn vị tàu (VNĐ)
Bảng 3-48: Chi phí sản xuất trên một đơn vị tàu (CPSX)
Bảng 3-49: Doanh thu trung bình trên một đơn vị tàu lưới kéo đơn (DT)
Bảng 3-50: Lãi ròng trung bình trên một đơn vị tàu lưới kéo đơn (LR)


9

Bảng 3-51: Hệ số (K1) trung bình trên một đơn vị tàu.
Bảng 3-52: Thời gian quay vòng vốn lưới kéo đơn xa bờ ĐNB
Bảng 3-53: Hệ số (K3) trung bình trên một đơn vị tàu
Bảng 3-54: Thu nhập bình quân của người lao động nghề lưới kéo đơn xa bờ ĐNB
Bảng 3-55: So sánh hiệu quả kinh tế một cặp tàu kéo đôi và hai tàu kéo đơn co cùng
công suất nhóm tàu
Bảng 3-56: Tỷ lệ (%) cá có chiều dài L < [L], bình quân trên mỗi mẻ lưới.
Bảng 3-57: Số lượng và công suất máy tàu nghề lưới kéo xa bờ ĐNB
Bảng 3 -58: Phân bố nguồn lợi vùng biển ĐNB

Bảng 3 -59: Sản lượng và năng suất khai thác theo công suất máy tàu
Bảng 3 -60: Quan hệ doanh thu, chi phí, lãi thuần theo công suất máy tàu
Bảng 3-61: So sánh hiệu quả sản xuất của một cặp tàu kéo đôi và hai tàu kéo đơn
khối tàu 250-299 cv
Bảng 3-62: Số tàu chuyển đổi hình thức đánh bắt đơn sang đôi


10

Danh mục các hình vẽ, đồ thị
Hình vẽ 1-1: Biến động tàu cá Việt Nam
Hình vẽ 1-2: Biến động công suất tàu cá VN
Hình vẽ 1-3: Biến động lao động khai thác cá nước ta giai đoạn 1980-2003

Hình vẽ 1-4: Sản lượng và năng suất khai thác nghề cá Việt Nam
Hình vẽ 1-5: Biến động lao động khai thác cá Đông Nam Bộ năm 1997-2003
Hình vẽ 1-6: Biến động tàu cá công suất >= 90 cv vùng ĐNB
Hình vẽ 3-1: Cơ cấu đội tàu lưới kéo xa bờ theo nhóm công suất
Hình vẽ 3-2: Biến động tàu theo năm
Hình vẽ 3-3: Biến động công suất theo năm
Hình vẽ 3-4: Cơ cấu nghề theo địa phương
Hình vẽ 3-5: Quan hệ kích thước vỏ tàu với công suất LKXB tỉnh BR-VT
Hình vẽ 3-6: Quan hệ kích thước vỏ tàu với công suất LKXB tỉnh Bến Tre
Hình vẽ 3-7: Quan hệ kích thước vỏ tàu với công suất LKXB tỉnh Tiền Giang
Hình vẽ 3-8: Quan hệ giữa lực nổi với công suất tàu của lưới kéo đôi
Hình vẽ 3-9: Quan hệ giữa lực nổi với công suất tàu của lưới kéo đơn
Hình vẽ 3-10: Quan hệ giữa lực chìm với công suất tàu của lưới kéo đôi
Hình vẽ 3-11: Quan hệ giữa lực chìm với công suất tàu của lưới kéo đơn
Hình vẽ 3-12: Quan hệ trọng lượng ván với công suất tàu kéo lưới
Hình vẽ 3-13: Quan hệ diện tích ván với công suất tàu kéo lưới

Hình vẽ 3-14: Quan hệ chiều dài ván với công suất tàu kéo lưới
Hình vẽ 3-15: Qui trình bảo quản sản phẩm trên tàu nghề lưới kéo xa bờ ĐNB
Hình vẽ 3-16: Biến động vốn đầu tư lưới kéo đôi xa bờ ĐNB theo năm
Hình vẽ 3-17: Biến động chi phí sản xuất lưới kéo đôi xa bờ ĐNB theo năm
Hình vẽ 3-18: Biến động doanh thu lưới kéo đôi xa bờ ĐNB theo năm
Hình vẽ 3-19: Biến động lãi ròng lưới kéo đôi xa bờ ĐNB theo năm
Hình vẽ 3-20: Biến động hệ số (K1) lưới kéo đôi xa bờ ĐNB theo năm
Hình vẽ 3-21: Biến động hệ số K2 lưới kéo đôi xa bờ ĐNB theo năm
Hình vẽ 3 -22: Biến động hệ số (K3) lưới kéo đôi xa bờ ĐNB theo năm
Hình vẽ 3-23: Biến động thu nhập bình quân của người lao động lưới kéo đôi xa bờ


11

Hình vẽ 3-24: Biến động vốn đầu tư lưới kéo đơn xa bờ ĐNB theo năm
Hình vẽ 3-25: Biến động chi phí sản xuất lưới kéo đơn xa bờ ĐNB theo năm
Hình vẽ 3-26: Biến động doanh thu lưới kéo đơn xa bờ ĐNB theo năm
Hình vẽ 3- 27: Biến động lãi ròng lưới kéo đơn xa bờ ĐNB theo năm
Hình vẽ 3-28: Biến động hệ số (K1) lưới kéo đơn xa bờ ĐNB
Hình vẽ 3-29: Biến động hệ số K2 lưới kéo đơn xa bờ ĐNB
Hình vẽ 3-30: Biến động hệ số K3 lưới kéo đơn xa bờ ĐNB
Hình vẽ 3-31: Thu nhập bình quân của người lao động lưới kéo đơn xa bờ ĐNB
Hình vẽ 3- 32: Tỷ lệ cá phân năm 1998-2001 của lưới kéo đôi xã Phước Tĩnh và Vũng Tàu
Hình vẽ 3-33: Tỷ lệ cá mối, cá chỉ vàng, mực ống, mực nang có chiều dài L<[L]
Hình vẽ 3-34: Biến động số lượng và công suất tàu nghề lưới kéo xa bờ ĐNB
Hình vẽ 3 -35: Biến động cường lực nghề lưới kéo xa bờ ĐNB theo năm
Hình vẽ 3-36: Biến động cường lực nghề lưới đôi kéo xa bờ ĐNB theo năm
Hình vẽ 3-37: Biến động cường lực nghề lưới đơn kéo xa bờ ĐNB theo năm
Hình vẽ 3-38: Biến động cường độ nghề lưới kéo xa bờ ĐNB
Hình vẽ 3-39: Đồ thị biểu diễn hiệu quả nghề của nghề lưới kéo xa bờ ĐNB

Hình vẽ 3-40: Biến động sản lượng và năng suất khai thác lưới kéo xa bờ ĐNB
Hình vẽ 3-41: Biểu đồ diễn biến doanh thu, chi phí, lãi thuần lưới kéo xa bờ ĐNB


12

Mở đầu
Việt Nam có bờ biển dài 3260 km, với vùng đặc quyền kinh tế rộng trên một
triệu km2, có nguồn lợi hải sản rất đa dạng và phong phú về thành phần loài. Kết quả
nghiên cứu của các nhà khoa học đã ước tính trữ lượng cá biển Việt Nam khoảng
4.180.133 tấn và khả năng khai thác bền vững khoảng 1.669.985 tấn, trong đó cá đáy
51,2%, cá nổi 48,8% [19]. Nguồn lợi cá đáy chủ yếu được khai thác bằng lưới kéo.
Lưới kéo là ngư cụ đánh bắt chủ động theo nguyên lý lọc nước bắt cá, có thể
hoạt động ở vùng biển khơi với các tầng nước có độ sâu khác nhau; là ngư cụ khai
thác quan trọng của nghề cá thế giới và ở Việt Nam.
Trên thế giới, sản lượng đánh bắt của nghề lưới kéo chiếm trên 32% sản lượng
hải sản khai thác hàng năm. Các nước Đông Nam á, tỷ lệ này chiếm khoảng 40,4%.
Việt Nam chiếm khoảng 43% [48].
Việt Nam, số lượng tàu nghề lưới kéo chiếm khoảng 30,6% tổng số tàu
thuyền nghề cá nước ta [42], khai thác cá tầng đáy chủ yếu ở vùng nước ven bờ với
hai loại hình đánh bắt là kéo đơn và kéo đôi. Lưới kéo là ngư cụ phát triển mạnh
của nghề cá Đông Nam Bộ.
Vùng biển Đông Nam Bộ (ĐNB) có trữ lượng nguồn lợi, diện tích và điều
kiện khai thác tốt của biển Việt Nam. Hàng năm cho phép khai thác là 830.456 tấn,
trong đó cá nổi 209.600 tấn (chiếm 25,24%) và cá đáy 620.856 tấn (chiếm 74,76%),
trong đó cá đáy xa bờ 481.094 tấn [19].
Kết quả nghiên cứu những năm gần đây cho thấy, nguồn lợi vùng biển ven bờ
Việt Nam nói chung và ĐNB nói riêng đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt. Nhà nước đã
có chủ trương khuyến khích phát triển khai thác nguồn lợi vùng biển xa bờ, để giảm áp
lực khai thác vùng ven bờ. Đề án khai thác hải sản xa bờ giai đoạn 1998-2010 của Bộ

Thuỷ sản, với chỉ tiêu phấn đấu nâng sản lượng khai thác cá biển năm 2010 đạt 1,3
triệu tấn, trong đó sản lượng khai thác vùng nước xa bờ đạt 600000 tấn [3].
Các tỉnh ven biển ĐNB có nghề khai thác hải sản mạnh của nước ta, chiếm
13,31% số tàu và 26,32% tổng công suất cả nước [10], [11], [12], [13], [14], [15], [16].
Bảy năm triển khai chương trình khai thác hải sản xa bờ đã nâng tổng số tàu công suất
90 mã lực trở lên từ 1458 chiếc (năm 1997) lên 3911 chiếc (năm 2003). [73].


13

Chương trình khai thác hải sản xa bờ đã đạt được kết quả bước đầu như tăng
sản lượng khai thác, tạo thêm việc làm và thu nhập cho lao động vùng biển, hạn chế
tàu thuyền nước ngoài xâm nhập trái phép vùng biển nước ta, bảo vệ chủ quyền an
ninh vùng biển quốc gia. Tuy nhiên, chương trình vẫn còn hạn chế về hiệu quả sản
xuất và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. Trong tổng số 1302 tàu thuộc dự án khai thác xa
bờ, chỉ có 32,26% số tàu sản xuất có lãi, 31,49% số tàu thua lỗ [4], dẫn đến một số
tàu phải ngừng hoạt động đã chứng minh điều đó.
Kết quả điều tra cho thấy nhiều tàu đã có vi phạm qui định quản lý nguồn lợi
như đăng ký khai thác xa bờ, nhưng vẫn khai thác vùng nước gần bờ, sử dụng kích
thước mắt lưới nhỏ hơn qui định [18], [53], [54], [72] [74].
Nghề khai thác hải sản xa bờ ở nước ta nói chung và các tỉnh duyên hải
Đông Nam Bộ nói riêng mới phát triển, chưa được nghiên cứu thật đầy đủ để phát
triển nghề theo hướng bền vững.
Thực tế về nghề cá xa bờ ĐNB nói chung và nghề lưới kéo nói riêng đang đặt
ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết, trong đó có vấn đề tìm ra giải pháp phát triển
nghề hợp lý nâng cao hiệu quả sản xuất và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.
Do vậy, nghiên cứu thực trạng để đưa ra một số giải pháp phát triển hợp lý
nghề lưới kéo cá đáy xa bờ khai thác tại vùng biển ĐNB cho các tỉnh duyên hải
ĐNB là việc làm cần thiết.
Luận án đã tổng hợp xử lý một khối lượng lớn số liệu điều tra nghiên cứu để

giải quyết một số nội dung chủ yếu như sau:
- Thực trạng nghề lưới kéo cá đáy xa bờ khai thác tại vùng biển ĐNB: Ngư
trường - Nguồn lợi. Tàu thuyền và trang thiết bị phục vụ Khai thác Hàng hải.
Ngư cụ khai thác. Tổ chức quản lý sản xuất và kỹ thuật khai thác. Sản lượng và
thành phần sản phẩm khai thác. Hiệu quả sản xuất và hiệu quả bảo vệ nguồn lợi.
- Đề xuất một số giải pháp phát triển hợp lý nghề lưới kéo xa bờ Đông Nam
Bộ trên quan điểm nâng cao hiệu quả sản xuất và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.


14

Chương I: Tổng quan Về vấn đề nghiên cứu
1.1. Tình hình nghiên cứu Ngư trường-Nguồn lợi hải sản
vùng biển Đông Nam Bộ.
Những năm đầu của thế kỷ XX đã bắt đầu có những nghiên cứu về vùng biển
Đông Nam Bộ. Pellgrin (năm 1905) và Chaba Naled (năm 1926) đã có những công
bố đầu tiên về khu hệ cá Đông Dương trong đó chủ yếu là những công bố về nguồn
lợi vùng biển Trung Bộ, Nam Bộ và Vịnh Thái Lan. Chevey (năm 1925-1926), đã
đánh cá tất cả các giai đoạn trong năm, bắt đầu từ Vịnh Bắc Bộ (năm 1925) đến cửa
Vịnh Thái Lan. Năm 1960-1961 Việt Nam hợp tác với Liên Xô nghiên cứu nguồn
lợi Vịnh Bắc Bộ và vùng biển từ Trường Sa xuống phía Nam qua đường xích đạo
bằng các nghề lưới kéo đáy, câu vàng và lưới vây, với các tàu ONDA có công suất
300cv, tàu ORLIK (800 cv) và tàu PELAMIDA (1000 cv). Chương trình nghiên
cứu hỗn hợp Vịnh Bắc Bộ hợp tác với Trung Quốc bằng các tàu Tiền phong, Tuệ
ngư và tàu Việt Trung, có công suất từ 200 - 323cv.
ở miền Nam Việt Nam năm 1961-1971 được sự tài trợ của UNDP/FAO, đã
thực hiện chương trình nghiên cứu ngư nghiệp duyên hải miền Nam. Chương trình
sử dụng tàu KOYOSKIN MARU (công suất 1000 cv), trang bị lưới kéo tầng đáy,
tầng giữa, tàu Hữu Nghị (công suất 380 cv) trang bị câu vàng. Kết quả điều tra giai
đoạn năm 1969-1971 ở vùng biển Đông Nam Bộ đã bắt gặp 807 loài cá.

Năm 1976-1986, hợp tác với Liên Xô giai đoạn II và bổ sung năm 1987, thực
hiện chương trình nghiên cứu nguồn lợi cá biển trong toàn vùng biển Việt Nam.
Chương trình đã thực hiện 33 chuyến khảo sát với các loại tàu công suất từ 8003880 cv trang bị đầy đủ các loại ngư cụ khai thác. ở vùng biển ĐNB đã gặp 661 loài
cá. Đa số giống loài này thuộc phức hệ cá nhiệt đới, một số loài thuộc vùng ôn đới.
Năm 1981-1985, Việt Nam thực hiện chương trình điều tra nguồn lợi vùng biển
Ihuận Hải-Minh Hải bằng tàu Biển Đông.
Từ năm 1991 đến nay, nghề cá Việt Nam đã thực hiện nhiều đề tài, dự án
nghiên cứu nguồn lợi sinh vật biển nước ta, trong đó có vùng biển Đông Nam Bộ.
Chương trình nghiên cứu biển ký hiệu KT 03 (1991-1995) của Viện Nghiên cứu Hải


15

sản, trong đó có nghiên cứu về nguồn lợi mực, tôm vỗ vùng biển Nam Bộ. Đề tài
nghiên cứu lập dự báo khai thác cá biển và một số loài đặc sản Việt Nam (19972001). Đề tài đánh giá nguồn lợi sinh vật biển Việt Nam giai đoạn 1 (1996-1998),
giai đoạn 2 (1999-2003). Đề tài điều tra cơ bản nguồn lợi hải sản và điều kiện môi
trường các vùng trọng điểm phục vụ mục tiêu phát triển lâu bền ngành hải sản gần
bờ biển nước ta, giai đoạn 1 (1997-1998), giai đoạn 2 (2000-2002).
Năm 1996 Việt Nam hợp tác với chính phủ Đan Mạch thực hiện dự án Đánh
giá nguồn lợi sinh vật biển Việt Nam, trong đó có vùng biển Đông Nam Bộ.
Năm 1997 Viện nghiên cứu Hải sản đã dùng tàu Biển Đông (công suất 1500 cv),
trang bị lưới kéo tầng đáy, lưới kéo tầng giữa thực hiện 24 chuyến biển trong 3 năm để
nghiên cứu nguồn lợi cá vùng biển ven bờ Việt Nam, trong đó có vùng biển ĐNB.
Kết quả nghiên cứu nguồn lợi vùng biển Đông Nam Bộ của các chương trình
giai đoạn 1981-1985 và 1998-1999 cho thấy, tỷ lệ về sản lượng một số họ cá trong
lưới kéo đáy có sự khác biệt giữa hai thời kỳ, thể hiện ở bảng (1-1) [18].
Bảng 1-1: Biến động tỷ lệ một số loài cá đáy biển ĐNB.
TT

Tên Việt Nam


Tên khoa học

% sản lượng % sản lượng
(1979-1985)

(1998-1999)

1

Họ cá Bò

Balistidae

0,16

23,98

2

Họ cá Mối

Synodontidae

49,5

14,56

3


Họ cá Trác

Priacanthydae

3,42

10,61

4

Họ cá Phèn

Mullidae

2,66

10,01

5

Họ cá Khế

Catrangidae

26,34

5,39

6


Họ cá Lượng

Nemipteridae

1,87

4,97

7

Họ mực Nang

Sepiidae

0,75

3,44

8

Họ cá Chuồn đất

Dactylopteridae

-

2,48

9


Họ mực ống

Loliginidae

0,45

2,33

10

Họ Bạch tuộc

Octopiidae

0,05

1,73

11

Họ cá Hồng

Lutjanidae

1,23

1,26

12


Họ cá Mú làn

Scorpaenidae

0,12

1,2

13

Họ cá Bơn

Bothidae

0,06

1,12


16

N¨m 1999-2000 ViƯt Nam hỵp t¸c víi Trung t©m Ph¸t triĨn NghỊ c¸ §«ng
Nam ¸ thùc hiƯn dù ¸n ®iỊu tra ngn lỵi h¶i s¶n vïng biĨn ViƯt Nam.
KÕt qu¶ nghiªn cøu (n¨m 2000) cđa ViƯn Nghiªn cøu H¶i s¶n b»ng nghỊ l­íi
kÐo ®«i t¹i vïng biĨn §«ng Nam Bé ®· gỈp 198 loµi h¶i s¶n kh¸c nhau thc 91 hä,
trong ®ã c¸ cã 181 loµi thc 80 hä, chiÕm 91,4% tỉng sè loµi b¾t gỈp vµ cã kho¶ng
20 hä cã tû lƯ s¶n l­ỵng trªn 1%. Trong ®ã hä c¸ Bß (Balistidae) 24%, hä c¸ Mèi
(Synodontidae) 10%, hä c¸ Tr¸c (Priacanthydae) 10,6%, hä mùc Nang (Sepiidae)
3,4%, hä mùc èng (Loliginidae) 2,3%, hä B¹ch tc (Octopiidae) 1,7% [66].
1.2. Tỉng quan vỊ nghỊ khai th¸c h¶i s¶n ViƯt Nam.

1.2.1. tµu thun nghỊ khai th¸c h¶i s¶n ViƯt Nam
N¨ng lùc tµu thun ®­ỵc ®¸nh gi¸ theo chØ tiªu biÕn ®éng sè l­ỵng tµu vµ
c«ng st m¸y tµu, thĨ hiƯn h×nh (1-1) vµ h×nh (1-2).
90000
80000
70000
60000
50000
40000
30000
20000
10000
0

Tàu

CSuất (cv)
5000000
4000000

Thuyền
thủ công
Tàu máy

3000000
2000000
1000000

Năm


0

1980 1985 1990 1995 2000 2003

H×nh vÏ 1-1: BiÕn ®éng tµu c¸ ViƯt Nam

Năm
1980 1985 1990 1995 2000 2003

H×nh vÏ1-2: BiÕn ®éng c«ng st tµu c¸ VN

(Ngn: [1], [81])
Tõ h×nh vÏ (1-1), (1-2) nhËn thÊy:
- Giai ®o¹n 1980-1985 tµu c¸ n­íc ta chđ u thun thđ c«ng, tµu m¸y cã kÝch
th­íc nhá, c«ng st m¸y tµu thÊp, b×nh qu©n 15,68cv/tµu (n¨m 1980) vµ 15,53cv/tµu
(n¨m 1985). Thun thđ c«ng t¨ng nhanh, gÊp 3 lÇn tµu thun m¸y.
- Giai ®o¹n 1985-1990: Thun thđ c«ng t¨ng chËm h¬n giai ®o¹n 19801985. Tµu m¸y t¨ng nhanh h¬n, gÊp 1,4 lÇn thun thđ c«ng. B×nh qu©n c«ng st
mét ®¬n vÞ tµu thun m¸y n¨m 1990 ®¹t 17,63 cv.


17

- Giai đoạn 1990-1995: Thuyền thủ công ít biến động. Tàu máy tăng gấp 3
lần giai đoạn 1985-1990 và gấp 4,2 lần giai đoạn 1980-1985. Bình quân công suất
một đơn vị tàu thuyền năm 1995 đạt 21,28cv/tàu.
Tóm lại, giai đoạn 1980-1995 tàu cá nước ta nhỏ, đầu tư công nghệ thấp,
thông tin liên lạc kém. Năm 1993 số lượng phương tiện được cơ giới hoá chỉ chiếm
36% [32], khai thác chủ yếu ở vùng nước ven bờ. Sản lượng khai thác xa bờ năm
1993 chiếm 20% cơ cấu chung về sản lượng [32].
Giai đoạn 1995-2000: Thuyền thủ công tăng 6%, tàu máy tăng 12%, công

suất máy tăng 113%. Bình quân công suất một đơn vị tàu máy năm 2000 đạt
40,33cv/tàu, gấp 1,9 lần năm 1995. Chương trình khai thác hải sản xa bờ triển khai
từ năm 1997 của Chính phủ và định hướng phát triển ngành khai thác hải sản giai
đoạn 1996-2000, với mức tăng trưởng hàng năm 400-500 tàu công suất 90cv trở lên
và sản lượng hải sản khai thác hàng năm tăng 4-5%/năm [3], đã có tác động đến sự
phát triển tàu thuyền ở giai đoạn này. Tuy vậy, qui mô nghề cá nước ta năm 2000
vẫn nhỏ, chủ yếu tàu công suất dưới 45cv, chiếm 75,8%. Khối tàu công suất 90cv
trở lên chiếm 9,9% [48], tăng 2,6 lần so với năm 1900.
Giai đoạn 2000-2003: Số lượng tàu máy tăng 11,51%, công suất tăng 38,88%.
Bình quân công suất một đơn vị tàu năm 2003 đạt 49,33 cv/tàu. Sự tăng nhanh đội
tàu công suất lớn đẩy nhanh tỷ trọng sản lượng khai thác xa bờ từ 24,3% (năm 1997)
lên 38,8% (năm 2003) [1].
1.2.2. cơ cấu nghề khai thác hải sản Việt Nam.
1.2.2.1. Phân bố tàu thuyền khai thác hải sản Việt Nam.
Theo tổng kết của Bộ Thuỷ sản, phân bố tàu thuyền khai thác hải sản của
nước ta năm 2003 thể hiện bảng (1-2).
Từ bảng (1-2) thấy rằng:
- Nghề khai thác hải sản các tỉnh Nam Bộ phát triển hơn miền Bắc và miền
Trung, thể hiện số lượng tàu chỉ chiếm 30,49%, nhưng công suất máy chiếm 55,72%.
- Bình quân công suất một đơn vị tàu Nam Bộ gấp 3,6 lần miền Bắc và 2,36
lần miền Trung.


18

Bảng 1-2: Phân bố đội tàu khai thác hải sản năm 2003 của Việt Nam.
TT

Tỷ lệ (%)


Địa phương

CV/Tàu

Tàu (ch)

C.S (cv)

1

Các tỉnh phía Bắc (Quảng Ninh -Quảng Trị)

27,26

16,78

21,2

2

Các tỉnh Miền Trung (T.T.Huế - Bình Thuận)

42,26

27,50

32,34

3


Các tỉnh Nam Bộ (BR-VT- Kiên Giang)

30,48

55,72

74,3

Toàn quốc

100

100

1.2.2.2. Phân bố tàu thuyền theo nghề.
Nghề cá nước ta thuộc loại đa ngư cụ . Kết quả thống kê từ năm 1995-2000
cho thấy nghề cá nước ta có khoảng 20 loại ngư cụ khai thác khác nhau, thuộc 6 họ
nghề chủ yếu là lưới kéo, lưới vây, lưới rê, nghề câu, vó và ngư cụ cố định. Biến động
cơ cấu khai thác theo nghề của nước ta giai đoạn 1995-2003 thể hiện ở bảng (1-3).
Bảng 1-3: Phân bố tàu cá Việt Nam năm 2003 theo ngư cụ [1], [30], [42].
TT

Nghề

1

Tỷ lệ số lượng tàu (%)
Năm 1995

Năm 1997


Năm 2000

Năm 2003

Lưới kéo

26,2

23

30,6

32,45

2

Lưới rê

34,4

25

21,3

33,62

3

Câu


13,4

19

18,6

18,42

4

Lưới vây

4,3

6

7,5

9,26

5

Nghề khác

21,7

27

22


6,25

Tổng

100

100

100

100

Tỷ lệ cơ cấu tàu thuyền năm 2003 theo địa phương của nghề cá Việt Nam,
thể hiện ở bảng (1-4).
Bảng 1-4: Phân bố tàu cá Việt Nam năm 2003 theo địa phương
Tỷ lệ %
TT

Địa phương

Lưới

Lưới

Nghề

Lưới

Nghề


kéo

vây

câu



khác

Tổng

1

Các tỉnh miền Bắc

26,75

5,73

21,17

35,89

10,45

100

2


Các tỉnh miền Trung

20,93

14,65

22,64

38,01

3,76

100

3

Các tỉnh miền Nam

53,52

4,92

10,12

25,47

5,96

100



19

Từ bảng (1-3) và bảng (1-4) nhận thấy:
- Các tỉnh miền Trung nghề lưới vây phát triển mạnh, vì ngư trường và nguồn
lợi vùng biển miền Trung ít thuận lợi cho nghề lưới kéo cá đáy.
- Nghề lưới kéo phát triển nhất trong các họ nghề khai thác, nhất là các tỉnh
miền Nam . Số tàu nghề lưới kéo năm 2003 gấp 1,76 lần số tàu nghề câu và gấp 3,5
lần số tàu lưới vây.
1.2.3. Lao động khai thác thuỷ sản ở Việt Nam.
* Số lượng lao động: Từ bảng (2-1) phụ lục 2 có thể biểu diễn biến động lực
lượng lao động khai thác của nước ta theo biểu đồ ở hình vẽ (1-3) [1], [81].
Lao động
700000

640000

600000
520000

500000
420770

400000
300000
200000

190000


221000

1980

1985

253287

100000
0

Năm
1990

1995

2000

2003

Hình vẽ 1-3: Biến động lao động khai thác cá nước ta giai đoạn 1980-2003
Từ hình vẽ (1-3) nhận thấy:
- Lao động khai thác tăng hàng năm. Tốc độ tăng bình quân 9,87%/năm.
- Mức tăng trưởng bình quân năm lao động khai thác giai đoạn năm 19902003 gấp 4,36 lần giai đoạn 1980-1990.
* Trình độ dân trí lao động nghề biển: Kết quả điều tra trình độ văn hoá cộng
đồng ngư dân miền biển cho thấy có tới 10% mù chữ, 70% đạt trình độ tiểu học, 15%
học hất cấp hai, 2% học hết cấp 3 [29]. Đây là điều không thuận lợi trong việc bồi dưỡng
chuyên môn cho lao động nghề biển, cũng như phát triển nghề cá xa bờ.
1.2.4. Hiệu quả khai thác nghề cá Việt Nam.
Nếu xét theo tiêu chí về sản lượng và năng suất đánh bắt, từ bảng (2-1) phụ lục

2, hiệu quả khai thác nghề cá Việt Nam có thể biểu diễn qua biểu đồ hình vẽ (1-4):


20

1600000

Taỏn

Taỏn/CV
1.4
1482722

1.27

1400000

1.2
1280590

1200000
1000000

0.92
0.8

800000

576800
400000


0

0.8

928860
0.62 0.5
672130

600000

200000

1

1087000

0.6

Saỷn lửụùng
Naờng suaỏt

0.43
0.35

398600

0.4
0.2


0
Naờ
m
1980 1985 1990 1995 1997 2000 2003

Hình vẽ 1-4: Sản lượng và năng suất khai thác nghề cá Việt Nam -Nguồn: [1], [81]
Từ hình vẽ (1- 4) nhận thấy:
- So với năm 1980, sản lượng khai thác năm 2003 tăng 3,6 lần, nhưng công
suất máy tàu tăng 9 lần, nhanh gấp 2,5 lần tốc độ sản lượng khai thác. Điều này thể
hiện sự phát triển thiếu tính bền vững của nghề cá nước ta.
- Giai đoạn 1980-1989 sản lượng và năng suất khai thác đều tăng. Giai đoạn
từ năm 1990-2003, sản lượng khai thác tăng, nhưng năng suất giảm nhanh, đặc biệt
giai đoạn từ năm 1990-1995. Có thể giải thích như sau:
+ Giai đoạn trước năm 1990, số lượng tàu thuyền ít, sản lượng khai thác năm
1989 mới đạt 70,7% sản lượng cá vùng ven bờ được phép khai thác hàng năm.
+ Giai đoạn 1990-1995, số lượng tàu thuyền tăng nhanh, nhiều tàu công suất
nhỏ, khai thác chủ yếu ven bờ, nên cường lực khai thác vùng ven bờ tăng nhanh,
năng suất đánh bắt giảm.
+ Giai đoạn năm 1997-2003, tốc độ giảm của năng suất khai thác chậm lại, do đội
tàu công suất lớn chuyển dịch ra khai thác xa bờ, giảm được áp lực khai thác vùng ven bờ.
1.3. Những nghiên cứu khoa học về nghề lưới kéo.
Nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực nghề lưới kéo luôn được các nhà khoa
học quan tâm và đã được giải quyết theo các hướng sau:
1.3.1. nghiên cứu sự phù hợp giữa ngư cụ với đối tượng.
Hướng nghiên cứu này, theo các tài liệu [40], [85] đề cập các vấn đề cơ bản:


21

- Loại hình đánh bắt của ngư cụ: Lưới kéo đơn, kéo đôi, một tàu kéo nhiều lưới.

- Tầng nước đánh bắt của ngư cụ: Lưới kéo tầng đáy, lưới kéo tầng giữa, lưới
kéo nhiều tầng.
- Cấu trúc ngư cụ hợp lý với đối tượng đánh bắt: Lưới kéo tôm, lưới kéo cá,
lưới kéo hai tấm, lưới kéo bốn tấm, lưới kéo sáu tấm, lưới kéo dây.
- Hình dạng đầu cánh lưới, tăng độ mở miệng lưới: Đầu cánh thẳng, đầu cánh
én, đầu cánh bậc thang.
Dựa trên nền tảng hệ thống lý thuyết thiết kế ngư cụ của Baranov, các nhà bác
học Fridman, Mirski, Vineveski đã nghiên cứu lực cản thuỷ động tác dụng lên tấm
lưới (1 lớp, 2 lớp), các loại vật thể hình cầu, hình trụ Kuznhesop nghiên cứu lực cản
thuỷ động tác dụng lên lưới trong trường hợp có sóng. Tresop nghiên cứu lực cản tác
dụng lên lưới trong trường hợp dòng có phù sa [37], [40], [84].
Từ những năm 60 (thế kỷ XX) trở về trước các loại lưới kéo đáy của châu Âu,
Nhật Bản chỉ có độ mở cao 1,5-3,0m và tốc độ kéo lưới thường dưới 3 hl/h. Khi áp
dụng thành tựu khoa học vào lĩnh vực nghiên cứu nghề cá như sử dụng máy đo sâu
dò cá và các thiết bị khác cho thấy có nhiều loài cá kinh tế không chỉ tập trung ở
đáy, mà còn phân bố ở các tầng nước gần đáy. ý tưởng tăng độ mở cao cho miệng
lưới kéo để đánh bắt những đàn cá phân bố gần tầng đáy đã được nghiên cứu.
Các nhà khoa học các nước Tây Âu, Nhật Bản đã cải tiến lưới kéo đáy hai tấm
thành bốn tấm, tăng độ mở cao miệng lưới lên 5-10m. Hiện nay đang sử dụng nhiều ở
các nước có ngành công nghiệp cá phát triển như Na Uy, Đan Mạch, Iceland.
Các nước châu á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan cũng có nhiều
cải tiến mang lại hiệu quả sản xuất cho nghề lưới kéo đáy. Các mẫu lưới kéo bốn tấm, sáu
tấm, tám tấm đã được ứng dụng rộng rãi và cho độ mở cao miệng lưới lên tới 15-20m.
ấ n Độ, từ những năm thập kỷ 80 (thế kỷ XX) đã thí nghiệm lưới kéo sáu
tấm, tám tấm và hoàn thiện vào năm 1990, lưới có độ mở cao lên tới 25m.
Gần đây, người ta đã thiết kế mẫu lưới kéo bốn tấm có độ mở cao 50m. Kết quả
thí nghiệm các mẫu lưới kéo này cho sản lượng các loài cá gần đáy chiếm tới hơn 30%.
- Sử dụng mắt lưới hình vuông thay mắt lưới hình thoi ở phần đụt lưới kéo, giảm
được lực cản, tăng hiệu quả đánh bắt, tăng tính chọn lọc của lưới [33], [43], [87].



×