Tải bản đầy đủ (.pdf) (197 trang)

Nghiên cứu mối quan hệ giữa quần xã cá rạn với một số đặc trưng và hiện trạng rạn san hô ở vùng biển ven bờ nam trung bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.86 MB, 197 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

VIỆN HẢI DƯƠNG HỌC
---------

NGUYỄN VĂN LONG

NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA QUẦN XÃ CÁ RẠN VỚI
MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG VÀ HIỆN TRẠNG RẠN SAN HÔ Ở
VÙNG BIỂN VEN BỜ NAM TRUNG BỘ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC

NHA TRANG - 2009
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM


VIỆN HẢI DƯƠNG HỌC
----------

NGUYỄN VĂN LONG

NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA QUẦN XÃ CÁ RẠN VỚI
MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG VÀ HIỆN TRẠNG RẠN SAN HÔ Ở
VÙNG BIỂN VEN BỜ NAM TRUNG BỘ

Chuyên ngành : Thủy sinh vật học


Mã số : 62 42 50 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS. Võ Sĩ Tuấn
2. PGS. TS. Tore Johan Hoisaeter

NHA TRANG - 2009


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình khoa học nghiên cứu mà tôi đã tham
gia nhiều năm và được phép sử dụng số liệu tổng kết của các đề tài, dự án liên
quan để viết luận án.
Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận án là trung thực và được sự
đồng ý của các thành viên tham gia cho phép công bố.
Tác giả

Nguyễn Văn Long


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án này tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ và tạo điều kiện của
Ban lãnh đạo Viện Hải Dương Học.
Xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy TS. Võ Sĩ Tuấn (Viện Hải Dương

Học) và PGS.TS. Tore Johan Hoisaeter (Viện Sinh học Trường Đại học Bergen –
Na Uy) đã tận tình hướng dẫn, đóng góp nhiều ý kiến lý luận khoa học, tạo điều
kiện và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn đến PGS.TS Nguyễn Hữu Phụng, TS.
Nguyễn Ngọc Lâm, TS. Đoàn Như Hải, TS. Lyndon DeVantier đã đóng góp
nhiều ý kiến quý báu trong quá trình nghiên cứu, soạn thảo và hoàn chỉnh bản
luận án này.
Trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận án, tôi đã nhận được sự cộng
tác và giúp đỡ của các đồng nghiệp tại Phòng Nguồn lợi Thủy sinh và các phòng
ban khác của Viện Hải dương học, đặc biệt là sự chia sẻ tư liệu liên quan từ các
chuyến khảo sát và đánh giá rạn san hô của ThS. Hoàng Xuân Bền, KS. Hứa Thái
Tuyến, KS. Phan Kim Hoàng, CN. Nguyễn Xuân Hòa và ThS. Nguyễn Văn Quân
để giúp tôi hoàn thành các nội dung liên quan trong luận án. Tôi xin được cảm ơn
đối với tất cả những sự giúp đỡ quý báu đó.
Sau hết tôi xin gởi lời cảm ơn đến những người thân trong gia đình đã luôn
kề cận và là nguồn động viên to lớn đối với tôi trong cuộc sống cũng như trong
suốt thời thực hiện luận án.


iii

DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tên các hình

Trang

2.1


Vị trí các điểm rạn khảo sát mặt rộng trong vịnh Vân Phong…………....27

2.2

Vị trí các điểm nghiên cứu rạn san hô trong vịnh Nha Trang…………....28

2.3

Vị trí các điểm khảo sát vùng ven bờ Ninh Thuận……………………….29

2.4

Vị trí các điểm nghiên cứu trong vịnh Cà Ná…………………………….30

2.5

Sơ đồ bố trí 4 đoạn trên dây mặt cắt nghiên cứu dài 100 m……………...32

3.1

Phân tích nhóm thành phần loài 10 họ cá đặc trưng của rạn san hô
ở các khu vực vùng biển Việt Nam………………………………………47

3.2

Các tập hợp quần xã cá rạn san hô theo vùng địa lý dựa trên kết quả
phân tích nhóm về sự phong phú của cá rạn san hô vùng biển Việt Nam..48

3.3


Các tập hợp quần xã cá rạn san hô theo vùng địa lý dựa trên kết quả
phân tích đa chiều về sự phong phú cá rạn vùng biển Việt Nam………...49

3.4

So sánh số lượng loài 10 họ cá đặc trưng của rạn san hô giữa các
vùng biển Việt Nam……………………………………………………....54

3.5

Mật độ tổng số và các nhóm kích thước 1 – 10cm, 11 – 20cm của
quần xã cá rạn san hô giữa các vùng biển Việt Nam……………………..61

3.6

Mật độ các nhóm cá kích thước 21 – 30cm và > 30cm của quần xã
cá rạn san hô giữa các vùng biển Việt Nam……………………………...61

3.7

Mật độ của các nhóm cá rạn san hô giữa các vùng biển Việt Nam………62

3.8

Mối tương quan giữa sự phong phú của 8 họ cá rạn san hô phổ biến
và đặc trưng và 3 yếu tố môi trường gồm độ phủ san hô cứng (HC);
độ sâu (DEPTH): và khoảng cách từ đầt liền (DIS)……………………...67

3.9


Mối tương quan giữa sự phong phú của 8 họ cá rạn san hô phổ biến và
đặc trưng và 2 yếu tố môi trường gồm độ phủ san hô dạng cành (BC)
và dạng phủ (EC)…………………………………………………………69

3.10 Mối tương quan giữa sự phong phú của 8 họ cá rạn san hô phổ biến
và đặc trưng và 3 yếu tố môi trường gồm độ phủ các giống san hô


iv
Acropora (ACRO), Montipora (MON) và Millepora (MILLE)….............70
3.11 Sự hình thành các dạng tập hợp quần xã cá rạn san hô trên cơ sở
kết quả phân tích nhóm về sự phong phú cá rạn theo các dạng hình
thái rạn san hô.............................................................................................73
3.12 Sự hình thành các dạng tập hợp quần xã cá rạn san hô từ kết quả
phân tích đa chiều về sự phong phú cá rạn theo các dạng hình thái
rạn san hô....................................................................................................74
3.13 So sánh sự thay đổi độ giàu có về loài ở đới mặt bằng rạn (a) và
sườn dốc rạn (b) giữa các thời kỳ trong năm (tháng 5, 8 và 1) của
8 điểm rạn giám sát trong vịnh Nha Trang từ năm 2003 đến 2005............78
3.14 Biến thiên độ giàu có về loài cá rạn san hô theo đới tại các điểm
giám sát vào các thời kỳ trong năm (tháng 5, 8 và 1) từ năm 2003
đến 2005......................................................................................................79
3.15 Biến thiên độ giàu có về loài của cá rạn tại 2 điểm giám sát trong
vịnh Nha Trang theo các tháng trong năm 2005……………….................80
3.16 So sánh sự thay đổi mật độ trung bình ở đới mặt bằng rạn (a) và
sườn dốc rạn (b) giữa các thời kỳ trong năm (tháng 5, 8 và 1) của
8 điểm rạn giám sát trong vịnh Nha Trang từ năm 2003 đến 2005………82
3.17 Biến thiên mật độ cá rạn san hô tại các điểm giám sát trong
vịnh Nha Trang theo các thời kỳ trong năm (tháng 5, 8 và 1) từ
năm 2003 đến 2005……………………………………………………….83

3.18 Biến thiên mật độ của cá rạn tại 2 điểm giám sát trong vịnh
Nha Trang theo các tháng trong năm 2005……………………………….84
3.19 So sánh độ phủ của san hô cứng, độ giàu có về loài và mật độ của quần
xã cá rạn giữa các khu vực rạn không bị ảnh hưởng (tây bắc Cù Lao Cau
và bắc Cù Lao Cau), ít bị ảnh hưởng (Cát Trắng) và bị ảnh hưởng nặng
nề (Bực Lỡ và Xóm Bảy) ở vịnh Cà Ná vào năm 2003…………………..87
3.20 Biến thiên độ giàu có về loài tổng số và một số họ cá chủ yếu
theo hiện trạng độ phủ san hô cứng và rong lớn tại vùng rạn


v
Cát Trắng – vịnh Cà Ná nơi ít chịu ảnh hưởng bởi tai biến nở hoa
của vi tảo từ 2003 đến 2006………………………………………………89
3.21 Biến thiên độ giàu có về loài tổng số và một số họ cá chủ yếu theo
hiện trạng độ phủ san hô cứng và rong lớn tại vùng rạn Bực Lỡ vịnh Cà Ná nơi chịu ảnh hưởng nặng nề bởi tai biến nở hoa của vi tảo
từ 2003 đến 2006…………………………………………………………90
3.22 Biến thiên độ giàu có về loài tổng số và một số họ cá phổ biến theo
hiện trạng độ phủ san hô cứng và rong lớn tại vùng rạn Xóm Bảy –
vịnh Cà Ná nơi bị ảnh hưởng nặng nề bởi tai biến nở hoa của vi tảo từ
2003 đến 2006…………………………………………………………….91
3.23 Biến thiên mật độ tổng số và một số họ cá chủ yếu theo hiện trạng độ
phủ của san hô cứng và rong lớn tại vùng rạn Cát Trắng – vịnh Cà Ná
nơi ít chịu ảnh hưởng bởi tai biến nở hoa của vi tảo từ 2003 đến 2006….93
3.24 Biến thiên mật độ tổng số và một số họ cá chủ yếu theo hiện trạng độ
phủ san hô cứng và rong lớn tại vùng rạn Bực Lỡ – vịnh Cà Ná nơi chịu
ảnh hưởng nặng nề bởi tai biến nở hoa của vi tảo từ 2003 đến 2006…….94
3.25 Biến thiên mật độ tổng số và một số họ cá chủ yếu theo hiện trạng độ
phủ san hô cứng và rong lớn tại vùng rạn Xóm Bảy – vịnh Cà Ná nơi chịu
ảnh hưởng nặng nề bởi tai biến nở hoa của vi tảo từ 2003 đến 2006…….95
3.26 Biến thiên độ giàu có về loài tổng số và một số họ cá chủ yếu

theo hiện trạng độ phủ san hô cứng và rong lớn tại tây nam Hòn Miễu
– vịnh Nha Trang theo thời gian………………………………………….98
3.27 Biến thiên mật độ tổng số và của một số họ cá chủ yếu theo hiện trạng
độ phủ san hô cứng và rong lớn tại tây nam Hòn Miễu – vịnh Nha
Trang theo thời gian………………………………………………………99
3.28 Biến thiên độ giàu có về loài tổng số và của một số họ cá rạn
chủ yếu theo hiện trạng độ phủ của san hô cứng và rong lớn tại
Hòn Đụn – vịnh Nha Trang từ 2002 đến 2007………………………….101
3.29 Biến thiên mật độ tổng số và của một số họ cá rạn chủ yếu theo


vi
hiện trạng độ phủ của san hô cứng và rong lớn tại Hòn Đụn –
vịnh Nha Trang theo từ năm 2002 đến 2007……………………………102
3.30 So sánh xu thế thay đổi số lượng loài và độ giàu có về loài của
quần xã cá rạn trong khu vực được bảo vệ và không được bảo vệ
theo thời gian……………………………………………………………104
3.31 So sánh xu thế thay đổi mật độ tổng số và các nhóm cá có kích
thước kích thước 1 - 10cm và 11 - 20cm trong khu vực được bảo vệ
và không được bảo vệ theo thời gian……………………………………107
3.32 So sánh xu thế thay đổi mật độ nhóm cá rạn có kích thước
21 – 30cm và > 30cm trong khu vực được bảo vệ và không được
bảo vệ theo thời gian…………………………………………………….107
3.33 So sánh thay đổi mật độ họ cá Thia (Pomacentridae) và họ cá Bàng
Chài (Labridae) trong khu vực được bảo vệ và không được bảo vệ
theo thời gian……………………………………………………………110
3.34 So sánh thay đổi mật độ họ cá Bướm (Chaetodontidae), cá Thiên
Thần (Pomacanthidae), cá Đuôi Gai (Acanthuridae) và cá Mó
(Scaridae) trong khu vực được bảo vệ và không được bảo vệ theo
thời gian…………………………………………………………………110

3.35 So sánh thay đổi mật độ họ cá Mú (Serranidae), cá Hồng (Lutjanidae),
cá Hè (Lethrinidae) và cá Kẽm (Haemulidae) trong khu vực được
bảo vệ và không được bảo vệ theo thời gian……………………………111
3.36 So sánh thay đổi mật độ họ cá Bò Da (Balistidae), cá Bò Giấy
(Monacanthidae), cá Miền (Caesionidae) và cá Dìa (Siganidae)
trong khu vực được bảo vệ và không được bảo vệ theo thời gian............111
3.37 So sánh thay đổi sinh khối tổng số, nhóm cá ăn sinh vật phù du và
nhóm cá ăn rong trong khu vực được bảo vệ và không được bảo vệ
theo thời gian............................................................................................114
3.38 So sánh thay đổi sinh khối của nhóm cá ăn động vật không xương
sống (ĐVKXS), nhóm cá ăn tạp và nhóm cá dữ trong khu vực được


vii
bảo vệ và không được bảo vệ theo thời gian............................................114
3.39 So sánh thay đổi sinh khối họ cá Thia (Pomacentridae), cá Bàng
Chài (Labridae), cá Bướm (Chaetodontidae) và cá Thiên Thần
(Pomacanthidae) trong khu vực được bảo vệ và không được bảo
vệ theo thời gian.......................................................................................117
3.40 So sánh thay đổi sinh khối họ cá Đuôi Gai (Acanthuridae), cá Mó
(Scaridae), cá Mú (Serranidae) và cá Hồng (Lutjanidae) trong
khu vực được bảo vệ và không được bảo vệ theo thời gian.....................117
3.41 So sánh thay đổi sinh khối họ cá Hè (Lethrinidae), cá Kẽm
(Haemulidae), cá Bò Da (Balistidae) và cá Bò Giấy (Monacanthidae)
trong khu vực được bảo vệ và không được bảo vệ theo thời gian............118
3.42 So sánh xu thế thay đổi sinh khối họ cá Miền (Caesionidae) và
cá Dìa (Siganidae) trong khu vực được bảo vệ và không được bảo
vệ theo thời gian.......................................................................................118



viii

DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tên các bảng

Trang

1.1

Khu vực, số trạm và thời gian khảo sát các nội dung trong luận án……...26

3.1

Độ phủ trung bình của một số thành phần chủ yếu trên các rạn san
hô tại các khu vực nghiên cứu vùng ven bờ Nam Trung Bộ năm
2006 - 2007……………………………………………………………….37

3.2

Số lượng giống, loài của từng họ cá rạn san hô ở các khu vực chủ
yếu vùng biển Nam Trung Bộ………………………………………........39

3.3

Độ giàu có về loài tổng số và 10 họ cá đặc trưng của quần xã cá rạn
ở các khu vực vùng biển Nam Trung Bộ…………………………………42

3.4


Mật độ cá rạn san hô theo các nhóm kích thước tại các khu vực
nghiên cứu vùng ven bờ Nam Trung Bộ…………………………………43

3.5

Mật độ trung bình của các nhóm cá thuộc các bậc dinh dưỡng ở
từng khu vực nghiên cứu trong vùng biển Nam Trung Bộ……………….44

3.6

Mật độ trung bình của một số họ cá rạn chủ yếu ở các khu vực
vùng biển Nam Trung Bộ………………………………………………...45

3.7

So sánh một số chỉ số đặc trưng của quần xã cá rạn san hô ở các
khu vực vùng biển Nam Trung Bộ……………………………………….46

3.8

Tóm tắt kết quả phân tích thống kê sự giống nhau (ANOSIM test)
dựa trên số liệu sự phong phú của cá rạn giữa các vùng biển
Việt Nam………………………………………………………………….49

3.9

Các nhóm loài đặc trưng cho từng kiểu quần xã cá rạn san hô ở
các vùng biển Việt Nam…………………………………………………..51


3.10 So sánh số lượng loài 10 họ cá đặc trưng của rạn san hô ở các
vùng biển Việt Nam………………………………………………………55
3.11 Độ giàu có về loài tổng số và của 10 họ cá rạn san hô đặc trưng ở
các vùng biển Việt Nam…………………………………………………..59
3.12 Mật độ trung bình tổng số và 10 họ cá rạn đặc trưng ở các vùng


ix
biển Việt Nam…………………………………………………………….63
3.13 So sánh một số chỉ số đặc trưng của quần xã cá rạn san hô giữa
các vùng biển Việt Nam…………………………………………………..64
3.14 Tóm tắt kết quả phân tích thống kê quan hệ giữa sự phong phú
của quần xã cá rạn san hô và các yếu tố môi trường bằng phép
phân tích tương quan giới hạn……………………………………………65
3.15 Tóm tắt kết quả phân tích thống kê quan hệ giữa sự phong phú của
quần xã cá rạn san hô và độ phủ các dạng tập đoàn san hô sống bằng
phép phân tích tương quan giới hạn (CCA)………………………………68
3.16 Tóm tắt kết quả phân tích thống kê quan hệ giữa sự phong phú của
quần xã cá rạn san hô và độ phủ các giống san hô bằng phép phân
tích tương quan giới hạn (CCA)………………………………………….71
3.17 Tóm tắt kết quả phân tích thống kê sự giống nhau giữa các tập hợp
quần xã cá rạn theo kiểu hình thái rạn san hô trong vịnh Cà Ná…………74
3.18 So sánh độ giàu có về loài và mật độ giữa các dạng hình thái rạn
san hô ở vịnh Cà Ná………………………………………………………75
3.19 Các nhóm loài đặc trưng cho từng kiểu quần xã cá rạn san hô ở
các vùng biển Việt Nam…………………………………………………..76
3.20 Tóm tắt kết quả thống kê biến thiên độ giàu có về loài và mật độ
của cá rạn tại 8 điểm giám sát trong vịnh Nha Trang giữa các thời
kỳ trong năm từ 2003 đến 2006…………………………………………..85
3.21 So sánh độ giàu có về loài và mật độ của quần xã cá rạn giữa các

khu vực rạn với các mức độ ảnh hưởng khác nhau bởi tai biến nở
hoa của vi tảo ở vịnh Cà Ná vào năm 2003………………………………88
3.22 Tóm tắt kết quả thống kê ANOVA một biến thay đổi mật độ tổng số
và các nhóm kích thước cá rạn tại các khu vực theo thời gian từ 2003
đến 2006…………………………………………………………………106
3.23 Mật độ trung bình của một số họ cá phổ biến và mức độ khác nhau
giữa khu vực được bảo vệ so với không được bảo vệ…………………..108


x
3.24 So sánh sinh khối trung bình của các nhóm cá theo bậc dinh dưỡng
và mức độ khác nhau giữa khu vực được bảo vệ và không được
bảo vệ…………………………………………………………………....112
3.25 Tóm tắt kết quả phân tích thống kê ANOVA một biến sự thay
đổi sinh khối cá rạn trong khu vực được bảo vệ và không được bảo
vệ từ 2003 đến 2006……………………………………………………..113
3.26 So sánh sinh khối trung bình của một số họ cá và mức độ khác nhau
giữa khu vực được bảo vệ so với không được bảo vệ…………………..115
3.27 Mức độ gia tăng sinh khối (lần) của một số họ cá trong khu vực
được bảo vệ và không được bảo vệ trong vịnh Nha Trang giữa
2003 và 2006…………………………………………………………….119


xi

BẢNG GIẢI THÍCH CÁC KHÁI NIỆM, THUẬT NGỮ
Mức độ đối sóng: là yếu tố môi trường được dùng để biểu thị mức độ ảnh hưởng
của sóng đối với rạn san hô. Thông thường yếu tố này được chia thành 4
mức độ khác nhau: kín (sheltered), nửa kín (semi-sheltered), nửa đối sóng
(semi-exposed) và đối sóng hoàn toàn (exposed).

Rạn dạng riềm (fringing reef): là kiểu cấu trúc được coi là đơn giản nhất phân bố
xung quanh các đảo nhiệt đới và đôi khi dọc theo bờ đất liền. Rạn dạng riềm
được chia thành 2 dạng khác nhau là riềm điển hình và không điển hình.
Rạn riềm điển hình là giai đoạn hoàn chỉnh của quá trình hình thành rạn san
hô và các thành phần cấu trúc của rạn được hình thành đầy đủ gồm lagun
riềm (fringing lagoon), mặt bằng rạn và sườn dốc rạn. Rạn riềm không điển
hình là giai đoạn chưa hoàn chỉnh của quá trình phát triển rạn san hô. Hình
thái rạn phụ thuộc vào địa hình nền đáy và thường gồm 3 đới: đới sát bờ, đới
mặt bằng rạn và đới sườn dốc.
Rạn dạng nền (platform reef): là một cấu trúc đơn giản đặc trưng bởi sự cách biệt
với đường bờ và có thể thay đổi lớn về hình dạng và kích thước.
Mặt bằng rạn (reef flat): là thành phần cấu trúc tiếp theo lagun riềm và thường có
cấu trúc bằng phẵng.
Sườn dốc rạn (reef slope): là phần tiếp theo mặt bằng rạn với độ dốc nền đáy tăng
nhanh và thậm chí gần như dốc đứng.
Chỉ số độ giàu có về loài (richness index - d): là số lượng loài có trong một quần
xã hoặc trong một khu vực xác định.
Chỉ số đa dạng loài (diversity index – H’): là tỉ số giữa số lượng loài và mức độ
ưu thế của các loài có trong một quần xã hoặc trong một khu vực xác định.
Chỉ số cân bằng hoặc đồng đều (eveness index – J’): là tỉ số giữa độ đa dạng (H’)
và số lượng loài (S) có trong một quần xã hoặc trong một khu vực xác định.


xii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN……………………………………………………………………..i
LỜI CẢM ƠN………………………………………………………………………... ii
DANH SÁCH CÁC HÌNH…………………………………………………………...iii
DANH SÁCH CÁC BẢNG………………………………………………………….viii

BẢNG GIẢI THÍCH CÁC KHÁI NIỆM, THUẬT NGỮ………………………….xi
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................1
Ý NGHĨA CỦA LUẬN ÁN...........................................................................................4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU......................................................................5
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI ..................................................5
1.1.1. Thành phần loài và phân bố cá rạn san hô .....................................................5
1.1.2. Các yếu tố chi phối phân bố và cấu trúc quần xã cá rạn san hô ....................6
1.1.3. Sự thay đổi của quần xã và các nhóm loài cá rạn đặc trưng theo các kiểu
hình thái rạn san hô..................................................................................................7
1.1.4. Sự thay đổi của quần xã cá rạn dưới các mối tác động..................................8
1.1.5. Sự thay đổi của quần xã cá rạn theo thời gian .............................................10
1.1.6. Sự thay đổi của quần xã cá rạn san hô trong các khu bảo tồn biển .............13
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÁ RẠN SAN HÔ Ở VIỆT NAM......................15
CHƯƠNG 2: TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................22
2.1. NGUỒN SỐ LIỆU SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN .........................................22
2.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU....................................................23
2.3. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU ...........................................................30
2.4. XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU...................................................................33
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................36
3.1. HIỆN TRẠNG ĐỘ PHỦ CÁC RẠN SAN HÔ VÙNG BIỂN VEN BỜ NAM
TRUNG BỘ...............................................................................................................36
3.2. CẤU TRÚC QUẦN XÃ CÁ RẠN SAN HÔ VÙNG BIỂN VEN BỜ NAM
TRUNG BỘ...............................................................................................................38
3.2.1. Tính chất thành phần loài và phân bố ..........................................................38
3.2.2. Độ giàu có về loài ........................................................................................41


xiii
3.2.3. Mật độ cá rạn ...............................................................................................42
3.2.4. Các chỉ số của quần xã cá rạn ......................................................................45

3.2.5. So sánh với các vùng biển khác ở Việt Nam ...............................................46
3.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA QUẦN XÃ CÁ RẠN SAN HÔ VỚI THÀNH PHẦN
VÀ CẤU TRÚC NỀN ĐÁY RẠN SAN HÔ ............................................................64
3.4. SỰ THAY ĐỔI CỦA QUẦN XÃ CÁ RẠN THEO CÁC KIỂU HÌNH THÁI
RẠN SAN HÔ ...........................................................................................................72
3.5. SỰ THAY ĐỔI CỦA QUẦN XÃ CÁ RẠN THEO THỜI GIAN.....................77
3.5.1. Sự thay đổi độ giàu có về loài......................................................................77
3.5.2. Sự thay đổi mật độ .......................................................................................81
3.6. SỰ THAY ĐỔI CỦA QUẦN XÃ CÁ RẠN DƯỚI CÁC TÁC ĐỘNG............86
3.6.1. Sự thay đổi của quần xã cá rạn dưới tác động tai biến nở hoa của tảo ........86
3.6.2. Sự thay đổi của quần xã cá rạn san hô dưới tác động của con người ..........97
3.7. SỰ THAY ĐỔI CỦA QUẦN XÃ CÁ RẠN GIỮA CÁC VÙNG RẠN ĐƯỢC
BẢO VỆ VÀ KHÔNG ĐƯỢC BẢO VỆ................................................................103
3.7.1. Sự thay đổi độ giàu có về loài....................................................................103
3.7.2. Sự thay đổi mật độ .....................................................................................105
3.7.3. Sự thay đổi về sinh khối ............................................................................112
3.8. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ VÀ SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI
NGUYÊN ĐA DẠNG SINH HỌC .........................................................................121
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................128
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN............132
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................134
PHỤ LỤC ...................................................................................................................157
PHỤ LỤC 1: TỌA ĐỘ CÁC ĐIỂM KHẢO SÁT RẠN SAN HÔ TRONG VÙNG
BIỂN VEN BỜ NAM TRUNG BỘ ........................................................................157
PHỤ LỤC 2: DANH MỤC THÀNH PHẦN LOÀI CÁ RẠN SAN HÔ VÙNG
BIỂN VEN BỜ NAM TRUNG BỘ ........................................................................160
PHỤ LỤC 3: DANH MỤC THÀNH PHẦN LOÀI CÁ RẠN SAN HÔ MỚI PHÁT
HIỆN Ở VÙNG BIỂN VEN BỜ NAM TRUNG BỘ .............................................181
PHỤ LỤC 4: ẢNH CHỤP CÁC LOÀI CÁ RẠN SAN HÔ MỚI PHÁT HIỆN Ở
VÙNG BIỂN VEN BỜ NAM TRUNG BỘ .................................................................182



1

MỞ ĐẦU
Rạn san hô là một trong những hệ sinh thái biển điển hình và quan trọng
bậc nhất ở vùng biển nhiệt đới. Bên cạnh việc tham gia hình thành và bảo vệ
hàng ngàn hòn đảo lớn nhỏ trên toàn thế giới, chúng còn đóng góp một vai trò
rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế biển, duy trì cân bằng sinh thái và
chúng thật sự góp phần nâng cao đời sống của nhiều cộng đồng ngư dân ở
nhiều quốc gia vùng ven biển nhiệt đới [37, 64, 72, 122]. Nhiều cộng đồng ngư
dân vùng ven biển sống phụ thuộc trực tiếp hoặc gián tiếp vào rạn san hô bởi
việc khai thác các nguồn lợi sinh vật sống trên rạn như tôm, cá, mực, ốc,…
Bên cạnh những giá trị về mặt hải sản, các rạn san hô còn được sử dụng cho
các hoạt động du lịch biển, và hàng năm cũng đã mang lại nguồn thu nhập
không nhỏ cho nhiều cộng đồng [149].
Rạn san hô còn được xem là nơi có tính đa dạng và năng suất sinh học
cao nhất so với các hệ sinh thái khác trên cạn và dưới biển trên trái đất [62,
169, 196]. Rạn san hô là nơi cư trú cho hàng ngàn loài sinh vật thuộc các nhóm
khác nhau, trong đó hải miên có đến 5.000 loài, thích ty bào (11.000 loài), cá
rạn (4.000 loài) và hàng ngàn loài giun, giáp xác, thân mềm, da gai, rùa và rắn
[212]. Với sự đa dạng về hình thái và màu sắc, rạn san hô đã góp phần tạo nên
sự hấp dẫn kỳ lạ mà không dễ nơi đâu có được và chúng đã trở thành tài
nguyên quý giá mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho nhiều quốc gia vùng biển
nhiệt đới. Với sự phức tạp về hình thái cấu trúc và sự đa dạng của thành phần
loài sinh vật, rạn san hô được xem là một hệ sinh thái phức tạp và có sức lôi
cuốn con người.
Mặc dù chỉ chiếm diện tích khoảng 284.300 km2 [212] hoặc 600.000
km2 [211], nhưng hàng năm rạn san hô đã đóng góp khoảng 10 % sản lượng
nghề cá trên toàn thế giới [211]. Nghề cá rạn đã góp phần cung cấp thực phẩm



2

và sinh kế cho trên 10 triệu người ở các vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới,
đặc biệt là các quốc gia đang phát triển [145].
Sản lượng xuất khẩu cá rạn sống của khu vực Đông Nam Á hàng năm
khá lớn và tăng dần từ 400 tấn trong năm 1989 lên đến 5.000 tấn trong năm
1995, nhưng lại giảm đến 22% vào năm 1996 [91].
Thống kê từ nghề thương mại cá rạn nhập khẩu vào thị trường Hồng
Kông và Trung Quốc hàng năm từ khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (chủ
yếu là các nước Indonesia, Philippin, Australia, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam,
Đài Loan, Fiji, Maldives, quần đảo Marshall, Papua New Guinea, Seychelles,
Singapore và quần đảo Salomon) dao động từ 18.000 – 240.000 tấn/năm với
doanh thu ước tính có thể lên đến 810 triệu đôla mỹ/năm. Sản lượng nhập khẩu
cá rạn sống vào thị trường Hồng Kông và Trung Quốc trong giai đoạn 1998 –
2002 có chiều hướng giảm dần từ 22.000 tấn trong năm 1998 xuống 13.000 tấn
vào năm 2002 với doanh thu ước tính có thể lên đến khoảng 350 triệu đôla
mỹ/năm [191].
Là thành phần cấu thành và tương tác với các thành phần khác trong hệ
sinh thái rạn san hô và cùng với sự đa dạng và phong phú của mình, cá rạn san
hô từ lâu đã nhận được sự quan tâm của các nhà khoa học trên thế giới. Hàng
loạt các vấn đề liên quan đến địa động vật, các đặc trưng sinh học và sinh thái,
mối quan hệ và tương tác qua lại giữa cá rạn san hô với các thành phần khác
trong hệ sinh thái, quản lý và khai thác hợp lý nghề cá rạn đã và đang được
nghiên cứu. Mặc dù nghiên cứu cá rạn san hô biển Việt Nam cũng đã được tiến
hành trong những thập niên gần đây, song nhiều vấn đề liên quan về thành
phần loài, phân bố, mật độ, cấu trúc, mối quan hệ với các thành phần sinh vật
khác trong rạn san hô, biến động theo thời gian và khả năng phục hồi của quần
xã cá rạn san hô trong khu bảo tồn biển ở vùng biển Việt Nam vẫn chưa được

nghiên cứu đầy đủ. Vì vậy, luận án “Nghiên cứu mối quan hệ giữa quần xã


3

cá rạn với một số đặc trưng và hiện trạng rạn san hô ở vùng biển ven bờ
Nam Trung Bộ” được tiến hành nhằm góp phần làm giải quyết những mục
tiêu và nội dung cụ thể như sau:
MỤC TIÊU CỦA LUẬN ÁN
- Xác định được cấu trúc quần xã cá rạn (thành phần loài, tính chất phân
bố và mật độ) và mối quan hệ với các đặc trưng rạn san hô ở vùng biển ven bờ
Nam Trung Bộ.
- Nắm được mức độ ảnh hưởng của các mối tác động đối với rạn san hô
vùng biển ven bờ Nam Trung Bộ thông qua quần xã cá rạn san hô, từ đó đề
xuất giải pháp bảo vệ và sử dụng hợp lý đa dạng sinh học biển ở Việt Nam.
NỘI DUNG CỦA LUẬN ÁN
- Nghiên cứu cấu trúc quần xã cá rạn san hô (thành phần loài, tính chất
phân bố và mật độ) ở vùng biển ven bờ Nam Trung Bộ, có so sánh với các
vùng biển khác ở Việt Nam.
- Nghiên cứu sự thay đổi cấu trúc quần xã cá rạn theo thời gian và theo
các kiểu hình thái rạn san hô.
- Nghiên cứu mối quan hệ giữa quần xã cá rạn với thành phần và cấu
trúc nền đáy rạn san hô.
- Nghiên cứu một số nhóm loài cá rạn đặc trưng chủ yếu cho các nhóm
rạn chịu các kiểu tác động khác nhau.
- Nghiên cứu sự thay đổi cấu trúc quần xã cá rạn san hô giữa các vùng
rạn được bảo vệ và không được bảo vệ.


4


Ý NGHĨA CỦA LUẬN ÁN
Đối với Việt Nam
- Luận án được xem là công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu khá
toàn diện nhiều vấn đề liên quan đến các đặc trưng và tính chất (thành phần
loài, phân bố, mật độ, cấu trúc, mối quan hệ với các thành phần và độ phủ nền
đáy rạn san hô, biến động theo thời gian) và khả năng phục hồi của quần xã cá
rạn san hô trong khu bảo tồn biển ở vùng biển Việt Nam.
- Kết quả nghiên cứu của luận án đã bổ sung 4 loài lần đầu tiên ghi nhận
cho khu hệ cá rạn san hô ở Việt Nam.
- Trên cơ sở phân tích và so sánh, luận án đã đề xuất phân chia khu hệ cá
rạn san hô biển Việt Nam thành 7 khu vực phân bố chính gồm Bắc vịnh Bắc
Bộ, Nam vịnh Bắc Bộ, Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ, vùng biển Đông
Nam, vùng biển Tây Nam và Trường Sa.
- Luận án đã chỉ ra rằng tính chất phân bố của khu hệ cá rạn là do cấu
trúc và mức độ phong phú trong quần xã chi phối hơn là do tính chất thành
phần loài. Điều này góp phần cải tiến phương pháp luận trong cách tiếp cận
nghiên cứu liên quan đến việc phân chia khu hệ sinh vật.
Đối với thế giới
- Kết quả của luận án đã góp phần làm sáng tỏ và khẳng định rằng phân
bố và cấu trúc của quần xã cá rạn không chỉ do độ phủ của san hô sống quyết
định mà còn chịu sự chi phối bởi thành phần, cấu trúc và mức độ phong phú
của các sinh cảnh nhỏ (micro-habitats) dạng cành và dạng phủ thuộc các giống
Acropora, Montipora và Millepora.


5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI

1.1.1. Thành phần loài và phân bố cá rạn san hô
Nghiên cứu rạn san hô trên thế giới được tiến hành từ rất sớm nhưng
những nghiên cứu về các đặc trưng phân bố và sinh học của quần xã cá rạn san
hô mới chỉ được quan tâm nghiên cứu từ thập kỷ 70 của thế kỷ 20.
Cho đến nay, có trên 4.000 loài thuộc 179 họ cá rạn đã được ghi nhận
trên toàn thế giới [212], trong đó vùng Ấn Độ – Tây Thái Bình Dương có đến
3.700 loài, vùng phía nam Philippin và tây Indonesia có đến 2.500 loài [152].
Các nghiên cứu theo từng khu vực riêng lẻ đã xác định vùng Micronesia gồm
1.407 loài thuộc 451 giống và 120 họ [152], vùng Great Barrier Reef và Coral
Sea gồm 1.111 loài thuộc 367 giống và 113 họ [168], vùng biển của Indonesia
và khu vực lân cận gồm 1.029 loài thuộc 268 giống và 63 họ [124] và vịnh
Thái Lan có 357 loài thuộc 61 họ [203]. Các họ cá có số lượng loài đa dạng
nhất là cá Bàng chài (Labridae: 500 loài thuộc 60 giống), cá Kẽm
(Haemulidae: 150 loài thuộc 19 giống), cá Thia (Pomacentridae) và cá Bướm
(Chaetodontidae) (mỗi họ 127 loài thuộc 11 giống), cá Hồng (Lutjanidae: 100
loài thuộc 16 giống), cá Mó (Scaridae: 90 loài thuộc 10 giống), cá Thiên thần
(Pomacanthidae: 86 loài thuộc 7 giống) [212].
Các nghiên cứu đánh giá khu hệ cá rạn theo từng khu vực cho thấy sự đa
dạng thành phần loài cá rạn san hô thay đổi theo vị trí địa lý. Vùng phía nam
Đài Loan được ghi nhận trên 1.130 loài thuộc 128 họ [206], kế đến là quần đảo
Mariana – Hoa Kỳ: 871 loài thuộc 97 họ [151], Coral Sea: 866 loài thuộc 134
họ [125], nam Great Barrier Reef – Australia: 859 loài thuộc 109 họ [188],
Adaman Sea: 810 loài thuộc 85 họ [203] và quần đảo Trường Sa: 421 loài
thuộc 49 họ [57].


6

Những nghiên cứu chi tiết tại từng khu vực rạn cũng cho thấy có sự khác
nhau về phân bố thành phần và số lượng của các loài cá rạn san hô trong cùng

một đới, giữa các đới trong cùng một rạn [70, 192, 193, 216] hoặc giữa các rạn
trong cùng một khu vực [99, 150, 178, 234], giữa các rạn trong khu vực kín và
đối sóng [95]. Gust và cộng sự (2001) [95] ghi nhận mức độ phong phú của họ
cá Mó (Scaridae) trên những vùng rạn đối sóng cao hơn 4 lần và sinh khối cao
hơn 3 lần so với những vùng khác. Nhiều loài cá thường phân bố trên mặt bằng
rạn khi còn non, nhưng khi trưởng thành thì chúng lại tập trung chủ yếu trên
sườn dốc rạn [100]. Một số loài trong cùng một họ có giới hạn phân bố tương
đối hẹp giữa các đới của rạn, trong khi đó một số loài khác lại có phân bố rộng
hơn [59, 44, 45, 80, 101, 178, 179]. Bouchon-Navaro và Harmelin-Vivien
(1981) [46] cho rằng thậm chí cùng một nhóm là các loài ăn thực vật, nhưng
các loài thuộc họ cá Đuôi Gai chiếm ưu thế trên mặt bằng rạn, trong khi đó các
loài thuộc họ cá Mó lại ưu thế trên sườn dốc rạn.
Travers và cộng sự (2006) [218] xác định có khác biệt phân bố của quần
xã cá rạn thuộc các họ cá Mú (Serranidae), cá Hồng (Lutjanidae), cá Hè
(Lethrinidae) và cá Khế (Carangidae) vùng phía tây Australia. Edgar và cộng
sự (2004) [74] nghiên cứu quần xã cá rạn trong vùng nước nông quần đảo
Galapagos, Ecuador và đã xác định được 3 nhóm quần xã cá rạn thuộc 3 khu
vực địa lý chủ yếu gồm khu vực phía bắc, khu vực trung/đông nam và khu vực
phía tây.
1.1.2. Các yếu tố chi phối phân bố và cấu trúc quần xã cá rạn san hô
Một trong những vấn đề nhận được sự quan tâm của các nhà sinh thái
rạn san hô là xác định các yếu tố chi phối sự phân bố và cấu trúc của quần xã
cá rạn. Những kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng các yếu tố chi phối đối với
quần xã cá rạn san hô là khá đa dạng. Sự khác nhau về phân bố của cá rạn san
hô phụ thuộc vào vị trí địa lý [48, 218], độ sâu [49, 48, 80, 82, 126, 178], dòng


7

chảy và chất lượng nước [112, 216], mức độ ảnh hưởng của sóng [68, 214,

231, 223], đới rạn [126, 68], khoảng cách từ các nguồn tác động [26, 93, 232,
126], nguồn thức ăn sẵn có [217], quá trình định cư [66, 161] và sự di chuyển
của cá [56, 81, 133, 236], sinh vật địch hại [32, 107, 110], nơi cư trú và trốn
tránh kẻ thù [50, 67, 108, 109, 173, 208], sự phức tạp về hình thái và cấu trúc
của rạn [48, 135] và độ phủ san hô sống [35, 47].
Những kết quả nghiên cứu của Luckhurst và Luckhurst (1978) [135],
Jennings và cộng sự (1996) [117], Chabanet và cộng sự (1997) [55], Cadoret
và cộng sự (1999) [49] cho thấy tính đa dạng loài và sự phong phú của quần xã
cá rạn bị chi phối bởi sự phức tạp của cấu trúc nền đáy rạn, trong khi đó một số
tác giả khác lai không tìm thấy có sự liên quan này [34, 173]. Nhiều nghiên
cứu chứng minh rằng độ phủ san hô sống có quan hệ mật thiết với mức độ giàu
có thành phần loài cá rạn [52, 35, 49], trong khi đó các kết quả của Luckhurst
và Luckhurst (1978) [135], Roberts và Ormond (1987) [173], Lecchini và cộng
sự (2003) [126] lại cho thấy không có sự quan hệ rõ ràng. Mặc dù đã có một số
kết quả nghiên cứu thể hiện mối quan hệ mật thiết giữa độ phủ san hô sống với
quần xã cá rạn như đã đề cập ở trên, nhưng có thể nói cho đến nay vấn đề này
vẫn còn đang còn tranh luận. Một số vấn đề được đặt ra là trong thành phần
san hô sống, yếu tố nào (dạng hình thái tập đoàn, giống san hô) đóng vai trò
quan trọng và chi phối mối quan hệ này thì chưa được quan tâm nghiên cứu.
1.1.3. Sự thay đổi của quần xã và các nhóm loài cá rạn đặc trưng theo các
kiểu hình thái rạn san hô
Nhìn chung, những nghiên cứu chi tiết về sự thay đổi của quần xã cá rạn
theo hình thái và cấu trúc rạn là rất ít. Kết quả của một số nghiên cứu cho rằng
hình thái và cấu trúc phức tạp của của rạn sẽ ảnh hưởng đến thành phần loài và
sự phong phú của cá rạn [38]. Sự đa dạng, phân bố và mức độ phong phú của
cá rạn chịu sự chi phối bởi thành phần cấu trúc của quần cư [141, 213]. Galzin


8


và Legendre (1987) [86] xác định 4 kiểu tập hợp quần xã cá rạn san hô ở khu
vực Polynesia (Pháp) và cho rằng chúng có liên quan mật thiết đối với sự khác
nhau về cấu trúc hình thái của các kiểu rạn như rạn riềm, lagun, mặt bằng rạn
và sườn dốc rạn bên ngoài. Letourneur (1996a) [127] nghiên cứu quần xã cá
rạn ở vùng đảo Reunion cũng đã xác định 3 kiểu tập hợp quần xã cá rạn phân
bố theo các đới khác nhau.
Gladfelter và Gladfelter (1978) [88] khi nghiên cứu cấu trúc quần xã cá
rạn trong các lagun ở quần đảo Virgin – Australia cho rằng sự thay đổi cấu trúc
quần xã cá rạn có liên quan đến sự khác nhau của cấu trúc quần cư. Galzin
(1987) [85] đã ghi nhận sự đồng nhất về các tập hợp thành phần loài cá rạn ở
độ sâu 3 – 30m khu vực đảo Moore – Polynesia (Pháp). Ở các rạn khu vực
Tulear (Madagascar), Harmelin-Vivien (1977) [100] xác định 2 kiểu quần xã
riêng biệt trên các đới nông và sâu > 20m của rạn san hô.
Letourneur và cộng sự (2000) [130] ghi nhận phân bố của quần xã cá
rạn san hô không có sự đồng nhất giữa 3 kiểu rạn (rạn chắn, rạn nền và rạn
riềm) ở vùng biển New Caledonia, trong đó vùng rạn chắn có sinh khối và trữ
lượng cao hơn so với vùng rạn nền và rạn riềm.
1.1.4. Sự thay đổi của quần xã cá rạn dưới các mối tác động
Các mối tác động của tự nhiên và con người đối với rạn san hô rất đa
dạng, trong đó một số tác động chủ yếu bao gồm khai thác quá mức, khai thác
hủy diệt, lắng đọng trầm tích và ưu dưỡng [115]. Những tác động này làm thay
đổi cấu trúc và chức năng trong mối quan hệ tương hỗ giữa các thành phần
sinh vật trong rạn [144]. Nghiên cứu sinh thái và biến đổi cấu trúc quần xã cá
rạn san hô dưới những tác động của tự nhiên và con người đã được quan tâm
trong những thập niên gần đây. Mặc dù quy mô nghiên cứu còn hạn chế, song
những kết quả đạt được cho thấy rằng quần xã cá rạn san hô bị tác động bởi
hoạt động khai thác quá mức [123, 180, 181, 182, 183], khai thác hủy diệt


9


[77], suy giảm độ phủ san hô sống và mất nơi cư trú [43, 148, 166], tình trạng
suy thoái [89, 230], biến cố tẩy trắng [43] và du lịch [103, 147, 199].
Khai thác quá mức được xem là một trong những nguyên nhân chủ đạo
làm thay đổi các đặc trưng sinh thái và sự đa dạng của quần xã sinh vật rạn san
hô [39, 165]. Tùy theo mức độ và phạm vi, hoạt động khai thác tác động trực
tiếp hoặc gián tiếp đến quần xã cá rạn san hô theo nhiều kiểu khác nhau như
làm thay đổi về cấu trúc thành phần loài [183, 123], kích thước và tính ưu thế
của một số nhóm loài trong quần xã cá rạn [25, 143], cấu trúc quần thể, sinh
trưởng và sinh sản của các nhóm loài chủ đạo [163] và từ đó làm mất cân bằng
trong hệ sinh thái rạn san hô do thiếu sự cạnh tranh của các nhóm sinh vật địch
hại [142, 163]. Việc khai thác quá mức một số nhóm cá rạn san hô, đặc biệt
nhóm cá ăn thực vật và động vật không xương sống làm thay đổi phân bố và
sự phong phú của quần xã rong biển [53, 131] và động vật không xương sống
trên rạn [53, 131, 137]. Một số nghiên cứu khác ghi nhận rằng sự phong phú
của nhóm cá ăn thực vật không thay đổi hoặc gia tăng khi gia tăng cường độ
khai thác [116, 172, 183].
Nghiên cứu ảnh hưởng của khai thác bằng chất nổ đã được tiến hành ở
nhiều nơi [28, 75, 162, 146] và thấy rằng khai thác hủy diệt là một trong những
nguyên nhân đe dọa đến hệ sinh thái rạn san hô ở nhiều quốc gia [77]. Một
trong những tác động chính của hoạt động khai thác bằng chất nổ làm phá hủy
và mất nơi cư trú (habitats) từ đó ảnh hưởng đến cấu trúc quần xã sinh vật sống
trên rạn. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự suy giảm độ phủ san hô cứng trên
rạn làm giảm đáng kể mức độ phong phú của cá rạn hoặc thậm chí có nguy cơ
tiệt chủng ở phạm vi hẹp, đặc biệt đối với các loài cá ăn san hô hoặc dùng rạn
san hô như là nơi trú ẩn của mình [43, 119, 132, 148]. Sự thay đổi của quần xã
cá Bướm Chaetodon spp. là một trong những ví dụ điển hình nhất do chúng ăn


10


chủ yếu là san hô [102, 166] và vì vậy chúng được xem là những nhân tố chỉ
thị đối với sự thay đổi tình trạng của rạn san hô [65].
Các nghiên cứu liên quan đến ảnh hưởng của hiện tượng tẩy trắng san
hô (coral bleaching) đã xác định rằng sự bổ sung nguồn giống, tính đa dạng và
cấu trúc quần xã cá rạn san hô trong cùng một vùng rạn bị tẩy trắng thường
thấp hơn so với trước khi bị tẩy trắng hoặc các rạn đã phục hồi sau biến cố này
[43]. Pratchett và cộng sự (2006) [167] ghi nhận sự suy giảm đáng kể nhất về
độ phong phú đối với các loài thuộc họ cá Bướm (Chaetodontidae) ăn polyp
san hô như Chaetodon baronessa, C. lunula, C. trifascialis, C. plebeius và C.
rainfordi, nhưng không có sự suy giảm về mức độ phong phú đối với các loài
C. auriga, C. aureofasciatus, C. citrinellus, C. melannotus và C. vagabundus
do độ phủ san hô sống bị suy giảm (> 90 %) sau biến cố tẩy trắng giữa năm
2000 – 2005. Sau biến cố tẩy trắng các rạn san hô thường ít có khả năng phục
hồi và bị suy thoái, và điều này thường kéo theo sự gia tăng mật độ của nhóm
cá ăn thực vật [89, 230] hoặc giảm mật độ của nhóm cá ăn san hô [161].
Du lịch đã góp phần làm phá hủy đáng kể các rạn san hô và từ đó ảnh
hưởng đến sự đa dạng của quần xã cá rạn [103, 199, 147]. Hawkins và cộng sự
(1999) [105] cho rằng với 6.000 khách tham gia lặn tại 1 rạn mỗi năm ở
Bonaire thuộc vùng đảo Caribê từ năm 1991 đến 1994 đã làm tăng mức độ gãy
đổ san hô nhưng không ảnh hưởng đến quần xã cá rạn.
1.1.5. Sự thay đổi của quần xã cá rạn theo thời gian
Những hiểu biết cơ bản về sự biến động theo thời gian của quần xã cá
rạn san hô đóng vai trò quan trọng trong việc nắm vững bản chất của quần xã
và nâng cao hiệu quả quản lý nghề cá. Tùy thuộc vào phạm vi và mức độ
nghiên cứu, nhưng nhìn chung nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng có sự biến
động của quần xã cá rạn theo thời gian [58, 80, 85, 189, 194, 195]. Sự biến
động của quần xã cá rạn theo thời gian chịu sự chi phối bởi nhiều yếu tố như



×