Tải bản đầy đủ (.pdf) (159 trang)

Nghiên cứu một số giải pháp kỹ thuật để tăng khả năng sản xuất đàn bò sữa holstein friesian nhập từ úc nuôi ở thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.99 MB, 159 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận án là trung thực, do tôi khảo sát, nghiên cứu với sự hợp tác của
một số đơn vị có liên quan và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình
khoa học nào khác.

TP.HCM, ngày 15 tháng 9 năm 2010
Tác giả luận án

NCS. Nguyễn Hữu Hoài Phú


b

LỜI CẢM ƠN
Đề hoàn thành công trình nghiên cứu khoa học này, tác giả đã nhận được
sự động viên, ủng hộ giúp đỡ tận tình, quý báu của nhiều cơ quan, tập thể và cá
nhân. Tác giả xin chân thành cám ơn:
- Ban giám đốc, Phòng Đào tạo và hợp tác quốc tế Viện Khoa học Kỹ thuật
Nông nghiệp miền Nam đã tận tình giúp đỡ trong quá trình học tập, nghiên cứu
và hoàn thành luận án.
- Ban giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Cán bộ - công
chức Chi cục Phát triển nông thôn đã ủng hộ và tạo mọi điều kiện thuận lợi về
thời gian, tinh thần để hoàn thành luận án.
- Tác giả tri ân PGS.TS Lê Xuân Cương, TS Nguyễn Quốc Đạt đã tận tình
giúp đỡ, hướng dẫn trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài và hoàn thành luận án.
- Ban giám đốc Công ty bò sữa, bác sỹ thú y

Vũ Đình Hiếu ,

cùng cán



bộ, công nhân nông trường bò sữa An Phú đã nhiệt tình giúp đỡ trong quá trình
thực hiện đề tài.
- Nhóm nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu các giải pháp cải tiến tiểu khí hậu
và dinh dưỡng nhằm nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi bò sữa có tỷ lệ máu
Holstein Friesian cao (trên 7/8 máu HF) nuôi tại thành phố Hồ Chí Minh”
TS Đoàn Đức Vũ, Bác sỹ thú y Vũ Huy Tuấn.
- Tác giả cũng xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ về nhiều mặt của Phòng
Quản lý khoa học, Sở Khoa học công nghệ; Ủy ban nhân dân cùng phòng Nông
nghiệp và phát triển nông thôn các huyện Củ Chi, Bình Chánh, Hóc Môn; Chi
cục Thú y thành phố Hồ Chí Minh.


c

Cuối cùng xin giành những tình cảm tốt đẹp nhất để cám ơn cha - mẹ, vợ các con và thân quyến đã chia sẻ, động viên tinh thần giúp tôi vượt qua những
khó khăn trong suốt quá trình thực hiện luận án này.


d

MỤC LỤC
Đề mục

Trang

MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu .................................................................... 1
2. Mục tiêu luận án ....................................................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án ........................................................... 3

3.1. Ý nghĩa khoa học ....................................................................................................3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn .....................................................................................................3

4. Tính mới của luận án .......................................................................................... 3
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 4
1.1. Đặc điểm giống bò sữa Holstein Friesian .......................................................... 4
1.1.1. Đặc điểm chung.......................................................................................... 4
1.1.2. Giống bò sữa HF Úc .................................................................................. 5
1.1.3. Điều kiện tự nhiên và phương thức chăn nuôi bò sữa tại Úc..................... 8
1.1.4. Điều kiện tự nhiên và phương thức chăn nuôi bò sữa tại TP. HCM ......... 8
1.2. Cơ sở khoa học để nuôi bò HF gốc ôn đới trong điều kiện nhiệt đới ........... 9
1.2.1. Ảnh hưởng trực tiếp của môi trường (nhiệt độ, ẩm độ) cao lên hoạt động sinh
lý của con vật ...................................................................................................... 10
1.2.2. Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng đến sức sản xuất của bò sữa ............ 15
1.3. Những nghiên cứu về các giải pháp kỹ thuật để nuôi bò sữa HF trong điều
kiện nhiệt đới ...................................................................................................... 17
1.3.1. Những nghiên cứu ảnh hưởng của tiểu khí hậu và chế độ dinh dưỡng đối
bò HF bị stress nhiệt ........................................................................................... 17
1.3.2. Những giải pháp kỹ thuật để nuôi tốt bò HF................................................. 22


e

CHƯƠNG HAI NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............... 30
2.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ....................................................................... 30
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................... 30
2.2.1. Nội dung 1: Nghiên cứu sự thích ứng với khí hậu nóng ẩm của bò HF Úc
trong giai đoạn đầu mới nhập ở TP.HCM .............................................................. 30
2.2.1.1. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................... 30
2.2.1.2. Địa điểm và thời gian ............................................................................ 31

2.2.1.3. Bố trí thí nghiệm ................................................................................... 32
2.2.1.4. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ........................................................ 33
2.2.1.5. Xử lý số liệu ....................................................................................................35
2.2.2. Nội dung 2: Nghiên cứu một số giải pháp kỹ thuật nhằm tăng khả năng sản
xuất của bò HF Úc ........................................................................................................36
2.2.2.1. Vật liệu nghiên cứu .........................................................................................36

2.2.2.2. Địa điểm và thời gian ............................................................................ 36
2.2.2.3. Bố trí thí nghiệm ................................................................................... 36
2.2.2.4. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ........................................................ 42
2.2.2.5. Xử lý số liệu .......................................................................................... 44
2.2.3. Nội dung 3: Khảo sát kết quả chuyển giao cải tiến tiểu khí hậu chuồng
nuôi trong sản xuất ............................................................................................. 45
2.2.3.1. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................... 45
2.2.3.2. Địa điểm và thời gian ............................................................................ 45
2.2.3.3. Bố trí khảo sát ....................................................................................... 45
2.2.3.4.Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ......................................................... 46
2.2.2.5. Xử lý số liệu .......................................................................................... 46
CHƯƠNG BA KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................. 47
3.1. NỘI DUNG 1: NGHIÊN CỨU SỰ THÍCH ỨNG VỚI KHÍ HẬU NÓNG
ẨM CỦA BÒ HF ÚC TRONG GIAI ĐOẠN ĐẦU MỚI NHẬP Ở THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH (2003 – 2005) .................................................................. 47
3.1.1. Chuồng nuôi và tiểu khí hậu chuồng nuôi bò HF Úc .............................. 47
3.1.2. Khả năng thu nhận thức ăn của bò HF Úc ở TP. HCM ........................... 50


f

3.1.3. Các chỉ tiêu sinh lý của bò HF Úc .......................................................... 51
3.1.4. Khả năng sản xuất của bò HF Úc ............................................................ 58

3.1.5. Tỷ lệ bò chết, loại thải và mắc bệnh của bò HF Úc ................................ 62
3.2. NỘI DUNG 2: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP KỸ THUẬT NHẰM
TĂNG KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA BÒ HF ÚC .............................................. 65
3.2.1. Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của cải tiến tiểu khí hậu (TKH)
chuồng nuôi nhằm giảm stress nhiệt, tăng khả năng sản xuất cho bò HF Úc ............ 65
3.2.1.1. Tác động của cải tiến TKH đến THI chuồng nuôi bò HF Úc ............... 65
3.2.1.2. Tác động của cải tiến TKH chuồng nuôi đến sinh lý bình thường của
bò HF Úc ............................................................................................................ 70
3.2.1.3. Tác động của cải tiến TKH chuồng nuôi đến khả năng thu nhận thức
ăn của bò HF Úc ................................................................................................. 76
3.2.1.4. Tác động của cải tiến TKH chuồng nuôi đến khả năng sinh sản và sản
xuất sữa............................................................................................................... 77
3.2.1.5. Ảnh hưởng của giải pháp cải tiến TKH lên biến động năng suất sữa
trong chu kỳ và độ bền tiết sữa .......................................................................... 81
3.2.1.6. Tác động của cải tiến TKH chuồng nuôi đến hiệu quả kinh tế............. 82
3.2.2. Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của cải tiến dinh dưỡng khẩu phần
nhằm tăng khả năng sản xuất cho bò HF Úc........................................................... 84
3.2.2.1. Tác động của cải tiến dinh dưỡng khẩu phần đến khả năng thu nhận
dưỡng chất của bò HF Úc .................................................................................. 84
3.2.2.2. Tác động của cải tiến dinh dưỡng khẩu phần đến khả năng sinh sản và
sản xuất sữa ........................................................................................................ 85
3.2.2.3. Ảnh hưởng của cải tiến dinh dưỡng khẩu phần lên biến động năng
suất sữa trong chu kỳ và độ bền tiết sữa ............................................................ 89
3.2.1.4. Tác động của cải tiến dinh dưỡng khẩu phần đến hiệu quả kinh tế ...... 91
3.2.3. Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của kết hợp hai giải pháp cải tiến
tiểu khí hậu chuồng nuôi và dinh dưỡng khẩu phần cho bò HF Úc .......................... 93
3.2.3.1. Tác động của cải tiến kết hợp đến TKH chuồng nuôi ......................... 93
3.2.3.2. Tác động của cải tiến kết hợp đến khả năng thu nhận thức ăn của bò
HF Úc ................................................................................................................. 94



g

3.2.3.3. Ảnh hưởng của việc cải tiến kết hợp đến khả năng sinh sản và sản
xuất sữa của bò HF Úc ....................................................................................... 96
3.2.3.4. Ảnh hưởng của việc cải tiến kết hợp lên biến động năng suất sữa
trong chu kỳ và độ bền tiết sữa ........................................................................ 101
3.2.3.5. Tác động của việc cải tiến kết hợp đến hiệu quả kinh tế .................... 103
3.3. NỘI DUNG 3: KHẢO SÁT KẾT QUẢ CHUYỂN GIAO CẢI TIẾN
TIỂU KHÍ HẬU CHUỒNG NUÔI TRONG SẢN XUẤT (2006 – 2009) ...... 105
3.3.1. Kết quả cải tạo chuồng trại .................................................................... 105
3.3.2 Các chỉ tiêu sinh lý bình thường và khả năng sản xuất của của bò HF .. 107
3.3.3. Tác động của cải tiến TKH chuồng nuôi đến hiệu quả kinh tế.............. 109
CHƯƠNG BỐN KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................... 112
4.1. KẾT LUẬN ................................................................................................. 112
4.2. ĐỀ NGHỊ..................................................................................................... 113
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ....................... i
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... ii
PHỤ LỤC .........................................................................................................................x


h

DANH SÁCH BẢNG
Đề mục

Trang

Bảng 1.1: Sản lượng sữa của đàn bò HF có đăng ký giống quốc gia ở Úc ........ 5
Bảng 1.2: THI liên quan ngưỡng stress nhiệt ở bò sữa ...................................... 13

Bảng 1.3: Nhiệt độ, ẩm độ và THI của một số địa phương ở Việt Nam ........... 14
Bảng 1.4: Ảnh hưởng của THI đến năng suất sữa của bò HF ở một số nước
nhiệt đới .............................................................................................................. 14
Bảng 2.1: Định mức thức ăn cho bò HF Úc ...................................................... 32
Bảng 2.2: Định mức khẩu phần thức ăn cho bò TN2 và ĐC ............................ 41
Bảng 3.1: Đặc điểm cấu trúc chuồng nuôi bò HF Úc ........................................ 47
Bảng 3.2: THI tại chuồng nuôi bò HF Úc qua các tháng trong năm ................. 48
Bảng 3.3: Nhiệt độ, ẩm độ và THI chuồng nuôi bò vào các thời điểm trong
ngày .................................................................................................................... 49
Bảng 3.4: Lượng dưỡng chất thức ăn thu nhận của bò HF Úc .......................... 50
Bảng 3.5: Các chỉ tiêu sinh lý của bò HF Úc ..................................................... 51
Bảng 3.6: Sự thay đổi thân nhiệt của bò HF Úc vào thời điểm 13,00 giờ ......... 51
Bảng 3.7: Sự thay đổi nhịp thở bò HF Úc qua các tháng trong năm
............................................................................................................................ 53
Bảng 3.8: Sự thay đổi nhịp tim bò HF Úc qua các tháng trong năm ................. 55
Bảng 3.9: Các chỉ tiêu sinh lý, sinh hoá máu của bò HF Úc ............................. 57
Bảng 3.10: Các chỉ tiêu khả năng sinh sản, sản xuất sữa của bò HF Úc .......... 58
Bảng 3.11: Tỷ lệ chết và loại thải của bò HF Úc ở TP. HCM ........................... 62
Bảng 3.12: Một số bệnh trên bò HF Úc ở TP. HCM ......................................... 63
Bảng 3.13: Chỉ số số nhiệt độ, ẩm độ và T.HI trong chuồng nuôi bò HF Úc ... 65
Bảng 3.14: Nhịp thở và thân nhiệt của bò HF Úc tại lô TN1 và ĐC ................. 70
Bảng 3.15: Nhịp tim (lần/phút)của bò HF Úc lúc 13,00 giờ ............................. 74


i

Thí nghiệm 1:
Bảng 3.16: Lượng thu nhận dưỡng chất thức ăn và khả năng đáp ứng nhu
cầu của bò HF Úc ............................................................................................... 75
Bảng 3.17: Một số chỉ tiêu về khả năng sinh sản và sản xuất sữa của bò

HF Úc ................................................................................................................. 76
Bảng 3.18: Hệ số sụt sữa (%) trong chu kỳ sữa của bò HF Úc ......................... 81
Bảng 3.19a: Chi phí đầu tư và phần thu tính trên một chu kỳ sữa/bò HF Úc.... 82
Bảng 3.19b: Phần thu trên một chu kỳ sữa/bò HF Úc ....................................... 83
Bảng 3.19c: Hiệu quả kinh tế trên một chu kỳ sữa/bò HF Úc ........................... 83
Thí nghiệm 2:
Bảng 3.20: Khả năng đáp ứng nhu cầu dưỡng chất cho bò HF Úc ................... 84
Bảng 3.21: Khả năng sinh sản và sản xuất sữa của bò HF Úc.......................... 85
Bảng 3.22: Hệ số sụt sữa (%) trong chu kỳ sữa của bò HF Úc ......................... 89
Bảng 3.23a: Chi phí đầu tư tính trên một chu kỳ sữa/bò HF Úc ....................... 91
Bảng 3.23b: Phần thu trên một chu kỳ sữa/bò HF Úc ....................................... 91
Bảng 3.23c: Hiệu quả kinh tế trên một chu kỳ sữa/bò HF Úc ........................... 91
Thí nghiệm 3:
Bảng 3.24: Các chỉ số nhiệt độ, ẩm độ và THI chuồng nuôi bò HF Úc ............ 93
Bảng 3.25: Khả năng đáp ứng nhu cầu dưỡng chất thức ăn cho bò HF Úc ..... 94
Bảng 3.26: Khả năng sinh sản và sản xuất sữa của bò HF Úc........................... 96
Bảng 3.27: Hệ số sụt sữa (%) trong chu kỳ sữa của bò HF Úc ....................... 101
Bảng 3.28a: Chi phí đầu tư tính trên một chu kỳ sữa/bò HF Úc ..................... 103
Bảng 3.28b: Phần thu trên một chu kỳ sữa/bò HF Úc ..................................... 103
Bảng 3.28c: Hiệu quả kinh tế trên một chu kỳ sữa/bò HF Úc ......................... 104
Bảng 3.29: So sánh cấu trúc chuồng bò trước và sau khi cải tạo .................... 105
Bảng 3.30: Các chỉ số TKH tại chuồng nuôi bò HF vào thời điểm 13,00 giờ 106
Bảng 3.31: Các chỉ tiêu sinh lý và khả năng sản xuất của của bò HF ............ 107
Bảng 3.32a: Phần thu trên một chu kỳ sữa/bò HF ............................................... 109
Bảng 3.32b: Phần thu trên một chu kỳ sữa/bò HF .......................................... 109
Bảng 3.32c: Hiệu quả kinh tế trên một chu kỳ sữa/bò HF .............................. 109


j


DANH SÁCH SƠ ĐỒ - BIỂU ĐỒ - ĐỒ THỊ
Đề mục

Trang

Sơ đồ 1.1: Chuyển hoá năng lượng và sinh nhiệt ở bò sữa.............................. 11
Đồ thị 3.1: THI chuồng nuôi bò HF Úc tại nông hộ ............................................48
Đồ thị 3.2: Diễn biến thân nhiệt của bò HF Úc nuôi ở nông trường vào thời
điểm 13,00 giờ ..........................................................................................................52
Đồ thị 3.3: Diễn biến nhịp thở bò HF Úc nuôi tại nông trường trong năm .......54
Đồ thị 3.4: Diễn biến nhịp tim trong năm của bò HF Úc nuôi tại nông
trường .........................................................................................................................56
Đồ thị 3.5: Ảnh hưởng của cải tiến TKH tới THI chuồng nuôi vào lúc 13,00 giờ ....68
Đồ thị 3.6: Ảnh hưởng của cải tiến TKH tới THI chuồng nuôi vào lúc 19,00 giờ ....68
Đồ thị 3.7: Ảnh hưởng của cải tiến TKH tới THI chuồng nuôi vào lúc 7,00 giờ ......69
Đồ thị 3.8: Sự biến đổi nhịp thở của bò HF Úc trong chuồng không cải tiến TKH ..71
Đồ thị 3.9: Nhịp thở của bò HF Úc ở thời điểm 13,00 giờ ........................................72
Đồ thị 3.10: Thân nhiệt của bò HF Úc ở thời điểm 13,00 giờ ...................................73
Đồ thị 3.11: Nhịp tim của bò HF Úc lúc 13,00 giờ ....................................................74

Biểu đồ 3.1: Hệ số phối giống đậu thai của bò HF Úc ........................................77
Biểu đồ 3.2: Khoảng cách từ ngày đẻ đến ngày gieo tinh lần đầu bò HF Úc ...........78
Đồ thị 3.12: Biến đổi sản lượng sữa qua các tháng của bò HF Úc ............................82
Biểu đồ 3.3: Khối lượng sơ sinh của bê HF Úc ....................................................... 87
Biểu đồ 3.4: Sản lượng sữa thực tế và sản lượng sữa 305 ngày của bò HF Úc ........ 88
Đồ thị 3.13: Biến đổi sản lượng sữa qua các tháng của bò HF Úc ........................... 90
Biểu đồ 3.5: Khối lượng bê sơ sinh bò HF Úc .......................................................... 98
Biểu đồ 3.6: Sản lượng sữa thực tế và sản lượng sữa 305 ngày của bò HF Úc ...... 100
Đồ thị 3.14: Biến đổi sản lượng sữa qua các tháng của bò HF Úc ......................... 102


Đồ thị 3.15: THI chuồng nuôi bò HF vào thời điểm 13,00 giờ ...................... 107


k

DANH SÁCH HÌNH
Đề mục

Trang

Hình 1.1: Bò cái Australian Holstein ................................................................ 6
Hình 1.2: Bò đưa Australian Holstein ........................................................................ 7
Hình 2.1: Hò HF Úc nuôi tại nông trường An Phú, huyện Củ Chi ................ 31
Hình 2.2: Bò HF Úc nuôi tại nông hộ dân, huyện Bình Chánh ...................... 32
Hình 2.3: Lắp đặt quạt hút tại chuồng TN1 .................................................... 37
Hình 2.4: Lắp đặt quạt giá công nghiệp tại chuồng TN1 ................................ 38
Hình 2.5: Lắp đặt hệ thống phun sương tại chuồng TN1 ............................... 38
Hình 2.6: Cỏ Stylo được sử dụng ở TN2 .........................................................40
Hình 2.7: Cám hỗn hợp An Phú được sử dụng ở TN2 ....................................40
Hình 3.1: Bê sơ sinh của bò HF Úc ......................................................................... 79
Hình 3.2: Chuồng nuôi bò sữa khi chưa được cải tạo ............................................. 111
Hình 3.3: Chuồng nuôi bò sữa sau khi cải tạo ........................................................ 111


l

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADF

Chất xơ acid (Acid Detergent Fiber)


CF

Xơ thô (Crude Fibre)

CG

Chuyển giao

CK

Chu kỳ

CP

Protein thô (Crude protein)

CTV

Cộng tác viên

CV

Hệ số biến dị (Coefficient of Variation)

DHI

Chương trình cải tiến giống (Dairy Herd Improvement)

DM


Vật chất khô (Dry Matter)

ĐC

Đối chứng

Ei

Năng lượng ăn vào (Energy intake)

FAO

Tổ chức lương nông thế giới (Food and Agriculture
Organisation)

Fi

Lượng thức ăn ăn vào (Feed intake)

HF

Holstein Friesian

HI

Nhiệt gia tăng (Heat Increase)

HS


Hệ số

KHKT

Khoa học kỹ thuật

KHNN

Khoa học nông nghiệp

Max

Tối đa (Maximum)

Min

Tối thiểu (Minimum)

NDF

Chất xơ trung tính (Neutral Detergent Fiber)

NE

Năng lượng thuần (Net Energy)

NL (E)

Năng lượng (Energy)


NL thô (GE)

Năng lượng thô (Gross Energy)

NLTH (DE)

Năng lượng tiêu hóa (Digestible Energy)

NLTĐ (ME)

Năng lượng trao đổi (Metabolissable Energy)


m

NRC

Hội đồng nghiên cứu quốc gia (National Research
Council)

NSS

Năng suất sữa

Pi

Lượng protein ăn vào (Protein intake)

PP


Trang (paper)

Sci

Khoa học (Science)

SD

Độ lệch chuẩn (Standard Deviation)

SE

Sai số chuẩn của số trung bình (Standard Error for mean)

SLS

Sản lượng sữa

TKH

Tiểu khí hậu

THI

Chỉ số nhiệt ẩm (Temperature – Humidity Index)

USA

Hiệp chủng quốc Hoa kỳ (The Unieted States of
American)


VNĐ

Việt Nam đồng


n

TÓM TẮT
Luận án gồm 3 phần:
a. Đánh giá khả năng thích ứng đối thời tiết nóng ẩm của đàn bò sữa HF
nhập từ Úc (2003 - 2005);
b. Các thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của một số giải pháp kỹ thuật đến
khả năng sản xuất của đàn bò HF Úc nuôi ở TP.HCM (2005 - 2006);
c. Chuyển giao kết quả nghiên cứu ra sản xuất chăn nuôi nông hộ (2006 2009).
1.Về khả năng thích ứng với khí hậu nóng ẩm của bò HF nhập từ Úc:
Kết quả nghiên cứu trên 509 bò HF Úc nuôi ở ngoại thành TP.HCM (2003
– 2005) cho thấy: THI vào lúc 13,00 giờ từ 78,20 đến 83,30. Các chỉ số sinh lý
của bò vào thời điểm trên đều cao hơn mức bình thường. Thân nhiệt, nhịp thở và
nhịp tim dao động trong khoảng: 39,300- 40,200C; 70,10 – 82,90 lần/phút; 57 –
69 nhịp/phút, tương ứng. Tỷ lệ bò chết và loại thải là 4,31% và 14,95%, tương
ứng. Hệ số phối giống đậu thai là 2,30 lần. Khoảng cách từ ngày đẻ đến ngày
gieo tinh lần đầu là 148 ngày. Khối lượng sơ sinh của bê là 32,10 Kg. Thời gian
cho sữa và sản lượng sữa là 310 ngày và 4.028 Kg sữa, tương ứng.
Bò HF luôn stress vào thời điểm 13,00 giờ trong năm. Các chỉ tiêu về khả
năng sản xuất đều thấp; nhiều bò sinh bệnh tật, một số bị chết và loại thải.
Do điều kiện chăn nuôi ở nông trường tốt hơn so với nông hộ, nên các chỉ
tiêu về khả năng sản xuất của bò HF Úc ở nông trường đều cao hơn so với bò
nuôi tại nông hộ.



o

2. Nghiên cứu ảnh hưởng của giải pháp kỹ thuật đến khả năng sản xuất của
đàn bò HF nhập từ Úc:
- Kết quả cải tiến tiểu khí hậu chuồng nuôi (sử dụng quạt gió công nghiệp,
quạt hút, hệ thống phun sương) đã làm chỉ số THI < 78 vào thời điểm 13,00 giờ
trong năm. Nhờ đó, bò HF tránh được stress nhiệt (TN1).
- Kết quả của cải tiến dinh dưỡng khẩu phần: tăng khả năng thu nhận
protein thô từ 10 - 12% so nhu cầu bằng cách sử dụng cỏ họ đậu Stylo và bổ sung
cám hỗn hợp (TN2).
- Kết quả của kết hợp hai biện pháp trên đã đem lại hiệu quả cao hơn so với
từng biện pháp riêng rẽ (TN3).
* Hiệu quả trên tính năng sinh sản
 Hệ số phối giống đậu thai của bò HF Úc ở TN1, TN2, TN3 lần lượt là
2,10 – 2,20 – 1,90 lần/con, giảm rõ rệt so với ĐC (P<0,05).
 Khoảng cách từ ngày đẻ đến ngày gieo tinh lần đầu của bò HF Úc ở
TN1, TN2, TN3 lần lượt là 122 – 120 – 118 ngày, giảm rõ rệt so với ĐC (P<0,05).
 Khối lượng sơ sinh của bê bò HF Úc ở TN1, TN2, TN3 lần lượt là
33,70 - 36,60 - 36,20 Kg/con, tăng rõ rệt so với ĐC (P<0,05).
* Hiệu quả trên tính năng sản xuất sữa


Sản lượng sữa/CK của bò HF Úc ở TN1, TN2, TN3 lần lượt là 4.371

- 4.369 - 4.590, tăng rõ rệt so với ĐC (P<0,05).
Trong đó, cải tiến tiểu khí hậu chuồng nuôi đã ảnh hưởng rõ rệt tới các chỉ
tiêu về sinh sản; cải tiến dinh dưỡng đã ảnh hưởng rõ rệt tới các chỉ tiêu về năng
xuất sữa. Giải pháp kết hợp hai cải tiến trên đạt hiệu quả kỹ thuật cao nhất.



p

* Hiệu quả kinh tế:


Lợi nhuận thu được của bò HF Úc ở TN1, TN2, TN3 lần lượt là 893

– 2.069 – 3.208 ngàn đồng/bò/chu kỳ.


Tỷ lệ lợi nhuận trên đồng vốn bỏ ra (%) của bò HF Úc ở TN1, TN2,

TN3 lần lượt là 165% - 137% - 181%.
Như vậy, kết quả cải tiến tiểu khí hậu chuồng nuôi và cải tiến dinh dưỡng
khẩu phần đã nâng cao khả năng sản xuất của bò HF nhập từ Úc; mang lại hiệu
quả kinh tế cao hơn so với cải tiến kỹ thuật.
3. Chuyển giao kết quả cải tiến tiểu khí hậu chuồng nuôi trong sản xuất:
Kết quả cải tiến tiểu khí hậu chuồng nuôi cho thấy: THI < 78 vào thời điểm
13,00 giờ trong năm. Nhờ đó bò HF tránh được stress, lợi nhuận thu được cao
hơn so với không cải tiến tiểu khí hậu.
Với hiệu quả kinh tế cao, người chăn nuôi mạnh dạn cải tiến tiểu khí hậu
chuồng trại khi nuôi bò HF.


q

SUMMARY
The thesis included three parts:
a. Evaluation of the accommodation to hot – wet climate of Australian HF

cows (2003 - 2005);
b. Carry out the experiments on effects of technical improvement on
productivity of Australian HF cows raised in Ho Chi Minh City (2005 - 2006);
c. Transfer the research results into dairy farms of small holders (2006 –
2009).
1. Evaluating the accommodation to hot - wet climate of Australian HF
cows:
Results of investigation on 509 Australian HF cows reared in the suburb of
Ho Chi Minh city (2003 - 2005) showed that: the THI at 13.00 was from 78.20 to
83.30. The physiological parameters of the cows at that time were higher than
those of the normal cows. The body temperature, respiration rate and pulse
rhythm were from 39.300 to 40.200C - 70.10 to 82.90 times/min and 57.00 to
69.00 pulses/min, respectively. The percentage of dead and culled cows were
4.31% and 14.95%, respectively. The services per conception was 2.30 times.
The calving to first AI interval was 148 days. The birth weight was 32.10 Kg.
The lactation period and milk production per lactation were 310 days and 4,028
Kg, respectively.
The HF cows were always under stressful conditions at 13.00 of year. The
criteria of productivity of Australian HF cows was lower than HF cows reared in
the temperate zones; a lot of cows were ill, some of them were dead and
eliminated.


r

Due to reeding conditons at cattle-breeding State farm were better than
small holders, the criteria of productivity of Australian HF cows raised at cattlebreeding State farm were higher than small holders.
2. Experiments on effects of technical improvement on productivity of
Australian HF cows.
- The results of improving cowshed microclimate (used of industrial fans,

suck fan, fog system) showed that the THI was lower than 78 at 13.00 in year.
Therefore, it make HF cows were decreased serious heat stress (Exp 1).
- The results of nutritional improvement of diets on performance:
increasing CP from 10 to 12% in ration by using Stylo grass and increasing mix
bran (Exp 2).
- The results combine with improvement microclimate and nutrition level
(Exp 3) was highest effects compare with alone Exp 1 or Exp 2.
- Effects on reproductivity:
 The services per conception of Australian HF cows on the Exp 1, Exp
2, Exp 3 were on average 2.10 – 2.20 – 1.90 times/cow, its decreased really
compare with control group (P<0,05).
 The the calving to first AI interval of Australian HF cows on the Exp
1, Exp 2, Exp 3 were on average 122 – 120 – 118 days, its decreased really
compare with control group (P<0,05).
 The birth weight of Australian HF cows on the Exp 1, Exp 2, Exp 3
were on average 33.70 – 36.60 – 36.20 Kg, its increased really compare with
control group (P<0,05).


s

- Effect on milk productivity:
The milk production per lactation of Australian HF cows on the Exp 1, Exp
2, Exp 3 were on average 4,371 - 4,369 - 4,590 Kg, respectively, its increased
really compare with control group (P<0,05).
Thus, the measures of improving cowshed microclimate have effected
greatly on reproductivity of HF cows; and the measures of nutritional
improvement have effected greatly on milk production. But, combination both
two measures above have effected highest on reproductivity and milk production.
- Effect on economy:

 The profits get from Australian HF cows on the the Exp 1, Exp 2, Exp
3 were 893 - 2,069 - 3,208 thousand VNĐ/cow/lactation, respectively.
 Ratio of profit/investment (%) on the Exp 1, Exp 2, Exp 3 were 165% 137% - 181%.
Base on the above efficiences, the farmers can strongly and convinced
invest more capital for improving cowshed microclimate and nutritional
improvement when raising Australian HF cows.
Thus, results of improving cowshed microclimate and nutritional
improvement of diets on performance were increasing on productivity of
Australian HF cows; it maked economy that higher than none improving of
technical improvement .
3. Transfer the research results into dairy farms of small holders:
The results of improving cowshed microclimate showed that: the THI was
lower than 78 at 13.00 in year. Therefore, it make HF cows were decreased
serious heat stress. The profits get was higher than none of improving cowshed
microclimate.


t

With high economy, small holders feel secure about improving cowshed
microclimate to raise HF cows.


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Năm 2001, tổng đàn bò sữa trên cả nước chỉ có 41.214 con, sản lượng sữa
đạt khoảng 55.000 tấn. Mức sữa tươi tự sản xuất đạt 0,56 Kg/người/năm, trong
khi mức tiêu thụ sữa bình quân ở nước ta là 7,90 Kg/người, do đó lượng sữa
nhập khẩu chiếm tới 93,20%.
Mục tiêu của chương trình phát triển bò sữa đến 2010 đạt số lượng bò sữa

200 nghìn con, đáp ứng trên 40% lượng sữa tiêu dùng trong nước, trong đó, việc
nhập khẩu bò giống cao sản làm nguồn gen quý và nhập khẩu bò sản xuất để
phát triển nhanh tổng đàn bò sữa của cả nước là cần thiết (Cục Chăn nuôi, 2006
[5]). Vì vậy, trong 2 năm (2002 - 2003) nhiều địa phương như thành phố Hồ Chí
Minh (TP.HCM), Tuyên Quang, An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hà Tây, Sơn
La, Thanh Hóa, và một số tỉnh khác đã nhập về 11.000 con bò sữa Holstein
Friesian (HF) từ nhiều nước, trong đó TP.HCM nhập 974 bò sữa HF từ Úc (Viện
Chăn nuôi, 2006 [36]).
Đối với bò HF thuần, đã có những công trình nghiên cứu của Nguyễn Văn
Thiện và CTV, 1981 [28] HF nuôi thích nghi tại nông trường Sao Đỏ, Mộc
Châu. Võ Văn Sự và CTV, 1995 [23], nghiên cứu trên đàn bò HF có nguồn gốc
Cu Ba (nhập về năm 1976) được nuôi tại nông trường Mộc Châu (Sơn La);
Phạm Ngọc Thiệp và Nguyễn Xuân Trạch, 2002 [29] theo dõi bò HF thuần tại
Lâm Đồng. Đây là hai vùng cao nguyên, có khí hậu mát mẻ tương tự như miền
ôn đới, nơi lý tưởng để nuôi bò sữa ôn đới. Tuy nhiên, trong điều kiện nhiệt đới
nóng ẩm, một số bò HF Cu Ba đưa từ Đức Trọng (Lâm Đồng) về nuôi ở Long
Thành (Đồng Nai) đã gặp rất nhiều vấn đề về sinh sản, sản xuất sữa, bệnh tật và
bị thoái hóa nhanh (Đinh Văn Cải, 2003 [3]). Bởi lẽ, ở những vùng nhiệt đới
nóng ẩm (như ở TP.HCM), nhiệt độ trong khoảng từ 25 0C – 340C và ẩm độ 65 –
85%, THI trung bình từ 73 – 90. Khi THI chuồng nuôi > 78, bò sữa có dấu hiệu
stress nhiệt rất rõ. Khi bị stress nhiệt, bò giảm lượng ăn từ 10 – 20%, dẫn đến
các tính năng sản xuất đều giảm, có khi chết (Chamberlain, 1992 [48]). Do vậy,


2

để nuôi bò sữa gốc ôn đới cần phải có những giải pháp khắc phục stress nhiệt
cho bò sữa.
Trên thế giới, đã có những nghiên cứu về stress nhiệt ở bò HF thuần nuôi tại
vùng nhiệt đới xứ nóng của Moule (1954), Stott và CTV (1972), Collier và CTV

(1980), Gelsert (1988)

… trong đó, Bucklin (1991) đã tổng hợp kết quả nghiên

cứu ở Florida, Kentucky, Missouri và Israel khẳng định rằng: có thể cải tiến tiểu
khí hậu chuồng nuôi bằng cách sử dụng quạt gió, phun sương trong chuồng nhằm
giảm stress nhiệt khi nuôi bò sữa HF ở vùng nhiệt đới (trích dẫn lại của Đinh Văn
Cải, 2005 [2] và Đoàn Dức Vũ, 2006 [40]).

Tại TP.HCM và vùng Đông Nam Bộ, đã có một số tác giả nghiên cứu về
giống bò sữa HF lai Sind với các tỷ lệ máu: 1/2 HF, 3/4 HF, 7/8 HF cho kết quả
khả quan như Trần Trọng Thêm, 1986 [26], Lê Xuân Cương, 1991 [8], Lê Đăng
Đảnh, 1996 [10], Nguyễn Quốc Đạt, 1999 [11], Lã Văn Kính, 2003 [16], Đinh
Văn Cải, 2005 [2], Đoàn Đức Vũ, 2006 [40]. Tuy nhiên, việc nghiên cứu một
cách hệ thống và toàn diện để đánh giá khả năng thích ứng với điều kiện nóng
ẩm ở TP.HCM của bò HF nhập từ Úc và hiệu quả của các giải pháp kỹ thuật để
chống stress nhiệt nhằm tăng khả năng sản xuất của đàn bò HF Úc chưa được
các tác giả trên đề cập.
Từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành đề tài “NGHIÊN CỨU MỘT SỐ
GIẢI PHÁP KỸ THUẬT ĐỂ TĂNG KHẢ NĂNG SẢN XUẤT ĐÀN BÒ SỮA
HOLSTEIN FRIESIAN NHẬP TỪ ÚC NUÔI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH”.
2. Mục tiêu luận án
Xác định một số giải pháp kỹ thuật (cải tiến tiểu khí hậu, cải tiến dinh
dưỡng khẩu phần) nhằm tăng khả năng sản xuất của bò HF Úc.


3

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án

3.1. Ý nghĩa khoa học:
+ Đã đánh giá khả năng thích ứng với khí hậu nóng ẩm của bò HF mới
nhập từ Úc nuôi tại TP. HCM.
+ Đã xác định các giải pháp kỹ thuật nhằm làm giảm THI chuồng nuôi
để giảm stress nhiệt cho bò HF Úc và đề xuất mức dinh dưỡng khẩu phần
(protein thô) nhằm đảm bảo sức sản xuất (sinh sản, sản xuất sữa) của bò HF Úc,
đạt hiệu quả kinh tế cao.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn:
Đã xây dựng quy trình kỹ thuật chăn nuôi đàn bò cái vắt sữa HF Úc nhập
nội, trong đó chú trọng cải tiến tiểu khí hậu chuồng nuôi kết hợp với cải tiến
dinh dưỡng (xem phụ lục 1).
4. Tính mới của luận án:
4.1. Lần đầu tiên được thực nghiệm trên đàn bò HF Úc nuôi ở ngoại thành
TP.HCM nhằm xác định các yếu tố kỹ thuật cần thiết, đạt hiệu quả kinh tế cao,
đó là:
+ Giải pháp cải tiến tiểu khí hậu chuồng nuôi đảm bảo THI<78 tại thời
điểm nắng nóng qua các tháng trong năm ở TP.HCM.
+ Xác lập mức protein thô trong khẩu phần dinh dưỡng cao hơn tiêu
chuẩn NRC 1989 từ 10 – 12% khi nuôi bò HF Úc tại TP.HCM.
4.2. Thực nghiệm chuyển giao thành công giải pháp cải tiến tiểu khí hậu
chuồng nuôi ở hộ nông dân nhằm nuôi bò sữa HF cao sản đạt hiệu quả trong
điều kiện nóng ẩm ở TP. HCM.


4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. ĐẶC ĐIỂM GIỐNG BÒ SỮA HOLSTEIN FREISIAN
1.1.1. Đặc điểm chung

Giống bò Holstein Friesian được hình thành từ thế kỷ thứ XIV, xuất xứ từ
Hà Lan và vùng tam giác sông Rhine. Tại châu Âu, nó thường được gọi với
những tên như: Fries, Friesian hoặc Holstein Friesian. HF là quần thể giống bò
sữa lớn nhất, phân bố rộng rãi nhất, được nhiều nước nhân giống và chọn lọc do
tiềm năng di truyền về sản lượng sữa cao và chất lượng sữa tốt. Giống bò HF
chiếm tỉ lệ rất cao trong quần thể giống bò sữa ở nhiều nước như Mỹ 95%, Cộng
hòa Liên bang Đức 95%, Ba Lan 90%, Anh 89%, Pháp 82%, và các nước khác
hơn 60% (Lê Đăng Đảnh, 1996 [10]).
Màu sắc lông: giống HF đa số màu lông loang trắng đen (Black and
White) và một phần màu lông loang trắng đỏ (Red and White) được chọn lọc tùy
theo ý thích của người nuôi.
Một số đặc điểm sinh lý: bò sữa Holstein là giống có tầm vóc lớn (bò cái
trưởng thành có khối lượng 500 - 600 Kg, bò đực giống: 900 - 1.000 Kg). Bê lúc
mới sinh nặng từ 40 - 45 Kg trở lên, 14 tháng tuổi đạt 360 Kg. Tuổi động dục
đầu tiên 16 - 18 tháng tuổi. Bò bắt đầu đẻ và cho sữa lứa đầu từ khoảng 30 đến
36 tháng. Các lứa đẻ và cho sữa liên tục kéo dài trong 6 - 7 năm (Nguyễn Văn
Lý, 2002 [18]).
Năng suất sữa: ở các nước ôn đới (bắc Mỹ và châu Âu), năng suất sữa
sữa trung bình của một bò cái HF là 8.500 - 9.000 Kg/chu kỳ (CK) với 350 Kg
mỡ sữa và 285 Kg protein (Nguyễn Văn Lý, 2002 [18]).
Do tính năng di truyền vượt trội, nên việc sử dụng gen của giống bò HF
để lai tạo đàn bò sữa được phát triển rộng khắp thế giới với thuật ngữ “Holstein
hóa”. Mục đích của “Holstein hóa” là “sản xuất nhiều sữa hơn với số lượng bò ít
hơn”. Trong 30 năm qua, khi ngành công nghiệp sữa chuyển từ tự cấp tự túc


5

sang sản xuất sữa thương mại tập trung, giống bò HF đã trở nên phổ biến nhất
trên mọi vùng khí hậu. “Holstein hóa” đàn bò đang là cuộc cách mạng trong

chương trình lai tạo giống gia súc lấy sữa trên thế giới vì các giống bò kiêm
dụng đã trở nên lạc hậu và cần phải thay thế bằng giống chuyên sữa có tiềm
năng cho sữa cao nhất (Chamberlain, 1992 [48]).
Đó cũng là lý do mà Việt Nam nhập bò HF thuần với số lượng lớn trong
những năm 2002 - 2003, chủ yếu từ nước Úc.
1.1.2. Giống bò sữa HF Úc:
- Giống bò Holstein của Úc (thường gọi là bò Australian Holstein) được
nhập từ New Zealand vào cuối thế kỷ XIX (năm 1886). Tiếp đó, bò được nhập
thêm từ New Zealand và Hà Lan.
Năm 1914, nhóm các nhà nhân giống đã quyết định thành lập Sổ giống
quốc gia (Herd book) về giống bò này. Giờ đây, giống bò Australian Holstein
được làm tươi máu bằng bò đực giống hay tinh đông lạnh nhập từ Canada, Mỹ,
Anh và New Zealand. Bò Australian Holstein là giống chiếm 80% đàn bò sữa
của nước Úc. Bò được nuôi trong khắp nước Úc, từ vùng nhiệt đới miền Bắc đến
vùng ôn đới miền Nam, từ bờ biển phía Đông sang bờ biển phía Tây.
Bò cái Australian Holstein có khối lượng trung bình 500 - 550 Kg, sản
lượng sữa trung bình toàn đàn là 5.500 Kg/CK. Riêng đàn bò đăng ký giống
quốc gia đạt 6.291 Kg/CK với 3,89% mỡ và 3,14% protein (Võ Văn Sự, 2002
[22]).
Bảng 1.1: Sản lượng sữa của đàn bò HF có đăng ký giống quốc gia ở Úc
Sản lượng sữa (Kg)

Mỡ (%)

Protein (%)

New South Wales

6.054


3,79

3,10

Victoria

5.932

3,94

3,23

South Australia

7.304

3,86

3,14

Queensland

5.711

3,75

3,06

Western Australia


7.739

3,92

3,02

Tasmania

5.004

4,09
3,29
(Nguồn: Võ Văn Sự, 2002 [22])

Bang


×