Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Phương pháp học nghe nói tiếng ITALIA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.24 KB, 16 trang )

PHƯƠNG PHÁP HỌC NGHE NÓI TIẾNG ITALIA
Người thực hiện: Trần Thu Trang
Lớp: 1I-05
GVHD: Đặng Thị Phương Thảo
I. GIỚI THIỆU CHUNG
Hiện nay, trên thế giới, hội nhập và toàn cầu hoá là những đòi hỏi bức
thiết với mỗi quốc gia, nhất là đối với những nước đang phát triển. Và Việt
Nam cũng không nằm ngoài vòng xoáy ấy. Việc hội nhập đòi hỏi mỗi công
dân Việt Nam phải không ngừng học tập dù ở bất kì lĩnh vực nào. Trong bối
cảnh đó, việc học ngoại ngữ cũng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Học là
công việc lâu dài và đòi hỏi sự kiên trì. Dù học ở đâu, ở ngành nào cũng sẽ
gặp những khó khăn riêng. Học ngoại ngữ nói chung và tiếng Italia nói riêng
cũng vậy.
Theo như thăm dò của các chuyên gia, khi học một ngoại ngữ thứ hai,
nếu được hỏi: “Học kĩ năng nào khiến bạn cảm thấy khó khăn nhất?” thì hầu
hết những người được hỏi đều cho rằng kĩ năng nghe và nói là khó nhất đối
với họ. Bản thân người viết - với tư cách là người học ngoại ngữ - cũng thấy
như vậy. Chính vì thế chúng tôi chọn đề tài này để thực hiện nghiên cứu.
Bản nghiên cứu này tuy chưa phải là đầy đủ và thích hợp với tất cả
mọi người song đó là những tài liệu chúng tôi tìm được và những kinh
nghiệm riêng của bản thân rút ra trong quá trình học tiếng Italia. Chúng tôi hy
vọng bài nghiên cứu này có thể ít nhiều giúp ích được nhiều người trong việc
cải thiện khả năng nghe và nói ngoại ngữ.
Nghiên cứu được chia làm ba phần:

1


I. Phần mở đầu
II. Nội dung: Học tiếng Italia: nghe và nói sao cho có hiệu quả?
1. Những thuận lợi trong quá trình học nghe và học nói tiếng Italia


2. Những khó khăn thường gặp phải khi học nghe và học nói tiếng Italia
a.

Khó khăn trong việc nghe

b.

Khó khăn trong việc nói

3. Chúng ta làm gì để khắc phục khó khăn và phát huy những lợi thế?
III. Kết luận

2


II. HỌC TIẾNG ITALIA: NGHE VÀ NÓI SAO CHO HIỆU QUẢ?
1. Những thuận lợi trong quá trình học nghe và học nói tiếng Italia
Nghe và nói là hai hoạt động luôn luôn gắn liền với nhau trong quá
trình giao tiếp. Theo như những gì mà chúng tôi đã tìm hiểu và theo kinh
nghiệm, chúng tôi nhận thấy những thuận lợi của người Việt Nam khi học
nghe và nói tiếng Italia đều giống nhau. Thuận lợi của việc nghe cũng chính
là những thuận lợi của việc nói.
Thứ nhất, tiếng Italia và tiếng Việt đều sử dụng bảng chữ cái Latinh để
phiên âm, và gần như hầu hết các âm trong tiếng Italia đều có thể có những
tương đương trong hệ thống phát âm của tiếng Việt. Chỉ trừ một số âm tiết có
cách phát âm hoàn toàn khác, các âm tiết còn lại người Việt đều có thể nghe
hoặc nói dễ dàng khi sử dụng tiếng Italia. Đối với các nguyên âm, chúng tôi
không nhận thấy sự khác biệt nhiều trong cách phát âm của tiếng Italia và
tiếng Việt. Trong tiếng Italia: a, e, i, o, u đều được phát âm gần như trong
tiếng Việt.

Thứ hai, tiếng Italia là ngôn ngữ có kiểu phát âm nhẹ. Đó là không có
âm gió, không phải bật hơi để nói. Tiếng Việt cũng vậy, nên việc nghe và nói
tiếng Italia của người Việt có thêm một thuận lợi.
Thứ ba, tiếng Italia có cách phát âm tương đối đồng nhất với chữ viết nên khi
nghe một từ người ta có thể dễ dàng đánh vần lại từng chữ cái trong từ đó.
Còn khi nói cũng khiến cho người đối diện có thể hình dung ra từ đó được
viết như thế nào.
2. Những khó khăn trong quá trình học nghe và học nói tiếng Italia
Dù có những thuận lợi giống nhau, song việc nghe và nói lại có những khó
khăn rất riêng. Những khó khăn mà người học ngoại ngữ gặp phải được chia
làm hai loại: loại khó khăn do khách quan, tức là loại khó khăn do chính tiếng
Italia gây ra cho người học; và loại khó khăn chủ quan, đó là những thói quen
xấu trong phát âm, nghe, nói...

3


a. Khó khăn đối với việc nghe
Thường thì người Italia nói rất nhanh lại hay nuốt âm nên ngay từ đầu
muốn nghe được là rất khó khăn đối với tất cả mọi người. Bởi tiếng Việt là
ngôn ngữ đơn âm tiết, mỗi từ khi được phát âm, dù là do người nói nhanh hay
người nói chậm thì cũng được phát âm một cách rõ ràng. Nhưng tiếng Italia
là ngôn ngữ đa âm tiết, một từ có thể có từ một đến sáu hay bảy âm tiết.
Chính vì thế mà người Italia buộc phải nói nhanh để tránh làm cho câu văn
trở nên dài lê thê một cách không cần thiết, nhất là trong giao tiếp.
Một nguyên nhân khách quan nữa cũng gây ra không ít khó khăn cho
người học nghe là việc nghe những người bản ngữ đến từ nhiều vùng, miền
khác nhau. Rõ ràng là do giọng đọc và ngữ điệu của họ khác nhau nên mỗi
lần được nghe với một giọng khác thì sinh viên trở nên lúng túng hơn hẳn so
với được nghe giọng chuẩn hay một giọng quen thuộc. Chẳng hạn khi nghe

một người Roma nói, chúng ta sẽ hiểu và tiếp nhận được nhiều thông tin hơn
là nghe một người đến từ Sicilia. Và tất nhiên là nghe một giọng khàn và
trầm thì khó hơn hẳn so với nghe một giọng thanh và trong.
Ngoài vốn từ vựng, trong tiếng Italia còn có một hiện tượng từ vựng
khá thú vị nhưng cũng gây ra không ít khó khăn cho sinh viên. Đó là hiện
tượng phụ âm đúp. Từ tiếng Việt nếu kết thúc bằng âm tiết đóng, phụ âm sẽ
không được đọc rõ. Chính vì thế trong ngôn ngữ tiếng Việt không có khái
niệm về phụ âm đúp. Cho nên khi học tiếng Italia, sinh viên Việt Nam đã
không chú ý đến đặc điểm này khi phát âm dẫn đến không chú ý nghe nên
không phân biệt được những trường hợp có hay không có phụ âm đúp.
VD: sono – sonno
sano – sanno
nono - nonno
Ngoài những nguyên nhân khách quan ở trên, có những nguyên nhân
chủ quan, những nguyên nhân xuất phát từ phía người học tiếng Italia.

4


Vốn từ vựng không vững trở thành cản trở lớn đối với một người học
nghe. Do đặc điểm của tiếng Italia là có cách phát âm tương đối đồng nhất
với chữ viết nên khi nghe, người nghe có thể nghe được một từ, thậm chí có
thể viết ra từ đó song chưa chắc đã hiểu được từ đó. Chính vì thế học từ
vựng là việc cần phải được thực hiện một cách đều đặn và thường xuyên.
Một khi có được một vốn từ vựng đủ chắc thì người học ngoại ngữ mới đủ tự
tin để tham gia giao tiếp.
Ngoài vốn từ vựng mà người học cần phải có, người học còn phải
thường xuyên ôn lại ngữ pháp, ý nghĩa các thì của động từ, các cụm từ cố
định… Không những thế người học còn phải thường xuyên trau dồi vốn hiểu
biết của mình về cách sử dụng ngôn ngữ nói và một số phương ngữ. Sở dĩ

người học phải nắm vững cả hai yêu cầu trên bởi trong quá trình học, chúng
ta không chỉ được nghe băng mà còn được học giao tiếp với người bản ngữ.
Việc nắm vững ngữ pháp sẽ giúp người học có thể đạt được những hiệu quả
nhất định khi nghe những đoạn băng mẫu chuẩn về ngữ pháp. Bên cạnh đó,
trong quá trình giao tiếp với người bản ngữ, người ta sẽ không quá cầu kì về
ngữ pháp. Không chỉ người Italia, ngay cả người Việt chúng ta khi giao tiếp
đều cố gắng diễn đạt sao cho ngắn gọn, dễ hiểu lại tránh được những hiện
tượng ngữ pháp phức tạp. Ngôn ngữ nói (ngôn ngữ giao tiếp) mà chúng tôi đề
cập được diễn đạt bằng thuật ngữ chuyên môn là “khẩu ngữ”. Sở dĩ học khẩu
ngữ là quan trọng bởi mục đích của mỗi người khi cố gắng cải thiện khả năng
nghe (và tất nhiên là cả nói) đều là để có thể giao tiếp được với người bản
ngữ một cách tự tin hơn. Việc học khẩu ngữ, chúng tôi muốn nhấn mạnh
không phải là việc quan trọng nhất nhưng rất cần thiết. Chính vì những điều
trên, chúng tôi khẳng định rằng, nếu không nắm vững ngữ pháp và không
hiểu được một chút nào về khẩu ngữ của người Italia thì chắc chắn người học
sẽ gặp không ít khó khăn không chỉ trong việc học mà còn cả trong giao tiếp
với người Italia.
Theo các chuyên gia, rào cản tâm lý cũng gây ra nhiều khó khăn cho
người đang học nghe. Những người mới học thường quá căng thẳng và tự đặt
ra những yêu cầu quá cao cho bản thân mỗi khi nghe băng trong quá trình
5


học. Thật ra, tự đưa ra những mục tiêu cao khiến cho bản thân phải cố gắng
để thực hiện song lại khiến cho bản thân cảm thấy rất ức chế. Cũng chính
điều này làm hạn chế khả năng tiếp nhận và xử lí thông tin của não.
Ngoài nh ng i u k trên, trong quá trình h c, ng

i h c ph i nghe r t nhi u lo i


b ng. Rõ ràng là khi nghe b ng, n u không hi u thì b n có th nghe i nghe l i.
Nh ng trong giao ti p l i khác, b n g n nh ch
nh ng ng

c nghe m t l n. V y nên v i

i m i h c thì nghe tr c ti p s khó h n h n nghe b ng.

b. Đối với việc học nói tiếng Italia
Đối với người học ngoại ngữ nói chung và học tiếng Italia như một
ngoại ngữ nói riêng, để nói sao cho tốt là rất khó. Lỗi mà người học hay mắc
phải nhất là khi muốn nói một điều gì đó, trước tiên họ sẽ hình thành nội
dung trong đầu bằng tiếng mẹ đẻ rồi mới dịch sang tiếng Italia, sau đó thông
tin mới được chuyển tải tới người nghe. Rõ ràng đây không phải là một thói
quen tốt cho việc nói tiếng nước ngoài nói chung và tiếng Italia nói riêng.
Người ở mỗi quốc gia khác nhau về văn hoá, phong tục, ngôn ngữ nên chắc
chắn rằng họ sẽ không thể giống nhau về cách hình thành tư duy và cách diễn
đạt. Người Việt và người Italia cũng vậy. Nhiều khi, việc dịch từng từ, từng
từ một từ tiếng Việt sang tiếng Italia lại khiến cho những gì mà bạn nói ra
không thực sự đúng với những gì bạn muốn nói với người nghe. Lỗi này gây
ra rất nhiều khó khăn khi giao tiếp. Não của bạn phải xử lí hai lần cho một
thông tin: một lần bằng tiếng Việt, một lần dịch sang tiếng Italia, điều này
làm cho quá trình giao tiếp gặp rất nhiều gián đoạn. Lỗi này cũng làm cho
người nói muốn nói nhưng khó có thể bật lên thành lời do khối lượng thông
tin quá lớn mà não phải xử lí. Việc giao tiếp vốn là một hoạt động tự nhiên
đôi khi đã lại gây cho người tham gia giao tiếp cảm giác ức chế và bị bắt
buộc. Từ sự khác biệt giữa tiếng Italia và tiếng Việt đã làm cho họ trở nên
ngại nói. Họ luôn sợ mình nói sai và sợ bị người khác hiểu lầm. Có lẽ điều
này làm cho họ thu mình trước đám đông hay trong lớp học. Nhưng họ càng
sợ sai thì họ càng không biết cách sửa sai, càng ngày họ sẽ càng gặp nhiều

khó khăn hơn trong việc giao tiếp mà cụ thể ở đây chính là việc giao tiếp

6


(hay nói) bằng tiếng nước ngoài nói chung và tiếng Italia nói riêng. Qua
những điều nêu trên, chúng ta cũng phải công nhận rằng tâm lý có ảnh hưởng
không nhỏ đến một người đang học kĩ năng nói.
VD: Những tình huống khẩn cấp như cứu hoả, cấp cứu hay cần kêu
cứu hoặc gọi cảnh sát… là những tình huống đòi hỏi sự nhanh nhạy và ngay
tức khắc. Nếu không có một phản xạ ngôn ngữ tốt, người ta sẽ rất khó thực
hiện được những gì mình muốn.
Hay như trong cuộc sống, các cụm từ cố định, các thành ngữ được sử
dụng rất nhiều. Trong mỗi ngôn ngữ, những tình huống khác nhau sẽ có
những hình tượng khác nhau được dùng. VD: Trong tiếng Việt có câu “Gừng
càng già càng cay” nhưng trong tiếng Italia lại dùng hình tượng con gà già
“Gallina vecchia fa buon brodo”. Ngôn ngữ vốn chỉ là sự tương đối về mặt ý
nghĩa với nhau, trong mỗi tình huống khác nhau thì một từ sẽ mang những ý
nghĩa khác nhau. Cho nên người học nên hạn chế việc dịch từng từ từng từ
một từ tiếng Việt sang tiếng Italia và ngược lại.
Khi được hỏi: “Điều gì làm cho bạn thấy thiếu tự tin nhất khi phải nói
trước nhiều người bằng ngôn ngữ không phải là tiếng mẹ đẻ?”, thật bất ngờ,
câu trả lời của hầu hết mọi người không phải là rào cản tâm lí mà là cảm giác
không đủ về vốn từ vựng. Họ luôn sợ mình không có đủ vốn từ cần thiết để
có thể truyền tải hết những thông tin tới người nghe. Chắc chắn những người
mới học ngoại ngữ không thể tránh khỏi điều này. Có lẽ khi học ngoại ngữ,
việc học từ vựng là quá trình lâu dài nhất và đòi hỏi sự kiên trì nhiều nhất của
người học. Sự thiếu thốn về từ vựng sẽ khiến cho người học ngại nói và
không thể nói hết những gì mình nghĩ.
Một khó khăn khác cũng không thể bỏ qua: ngữ điệu. Tiếng Việt vốn

là ngôn ngữ giàu thanh điệu nhất trong số tất cả các ngôn ngữ (ngoài thanh
bằng, tiếng Việt còn có thêm 5 thanh điệu khác: thanh sắc, thanh huyền,
thanh hỏi, thanh ngã, thanh nặng). Bản thân thanh điệu trong tiếng Việt tự nó
cũng đã tạo ra ngữ điệu mà người nói không cần phải cố tạo ra, trừ một số
trường hợp kêu gọi hay hô hào.... Còn trong tiếng Italia dấu (`) được gọi là
7


grave, dấu (’) gọi là acuto có chức năng phân biệt đặc tính mở và đóng của
nguyên âm e và o.
VD: perché – e mở
il tè

– e đóng

andrò – o đóng
Còn trọng âm của tiếng Italia thường không thể hiện trong ngôn ngữ
viết. Bên cạnh đó, tính khác biệt của các loại câu trong tiếng Việt không thể
hiện nhiều bằng ngữ điệu mà chủ yếu bằng phương tiện từ vựng. Sở dĩ vậy là
do tiếng Việt có số lượng từ biểu thị cảm thán và nghi vấn rất nhiều so với đa
số các ngôn ngữ khác trên thế giới
VD: Khi biểu thị một sự ngạc nhiên, người ta thường nói: “Thật là
tuyệt!” hay “Quả là một sự bất ngờ!”. Trong hai câu cảm thán trên, từ “quả
là” và “thật là” chính là 2 từ biểu hiện sự cảm thán. Ngoài hai từ rất thông
dụng trên, người Việt còn hay sử dụng các từ: ối, chao ôi… Nếu để biểu thị
một sự nghi vấn, ở cuối câu thường có các từ như phải không, phỏng, chăng,
lẽ nào…
Tiếng Italia không có các từ để hỏi hoặc để biểu đạt cảm xúc nhiều như tiếng
Việt nên khi nói tiếng Italia, người nói phải tự mình điều chỉnh ngữ điệu
trong câu để giúp người nghe hiểu được đó là câu nghi vấn, câu cảm thán hay

câu trần thuật. Nếu đó là câu nghi vấn, người nói phải lên giọng ở cuối câu.
Còn nếu đó là câu trần thuật, người nói thường hạ giọng ở cuối câu. Người
học thường không bận tâm lắm đến điều này, nhưng chỉ khi được học nói
tiếng Italia, họ mới nhận ra là vấn đề này thực tế lại gây ra rất nhiều khó
khăn.
Đi kèm với những khó khăn về ngữ điệu thì trọng âm cũng là những
khó khăn của người học nói tiếng Italia. Sinh viên Việt Nam ít có khái niệm
về trọng âm. Nếu chưa từng học ngoại ngữ nào thì họ sẽ không chú ý đến
việc nhấn trọng âm sao cho đúng ngay từ khi mới học. Nếu đã từng học một
ngoại ngữ trước đó thì chắc chắn khi học tiếng Italia, họ sẽ bị ảnh hưởng từ
cách nhấn trọng âm của ngôn ngữ đó. Vì vậy không chỉ khi nói mà cả khi
8


nghe tiếng Italia họ gặp rất nhiều trở ngại để có thể hiểu đúng. Từ trong tiếng
Italia là từ đa âm tiết nên người nói không những phải phát âm chuẩn mà còn
phải đọc sao cho đúng trọng âm của từ. Nói sai trọng âm đôi khi khiến cho
người nghe hiểu nhầm ý nghĩa của từ.
VD: sùbito: ngay lập tức
subìto: chịu đựng
lèggere: đọc
leggère: nhẹ
àncora: cũng
ancòra: cái neo
(dấu huyền trong ví dụ là vị trí của trọng âm)
Như đã trình bày ở trên, tiếng Italia và tiếng Việt tuy giống nhau rất
nhiều về phát âm nhưng trong tiếng Italia vẫn có một số âm rất khó phát âm.
VD: c - đứng trước e hay i thì được phát âm là /tch/
ch - phát âm như k hay c trong tiếng Việt
g - trước e hay i thì được phát âm là /gi/

gh - phát âm như /g/
gl - trước e hay i thì được phát âm như /lli/ và chỉ trong một số ít
trường hợp thì nó mới được phát âm như /gl/
gn – phát âm như /nh/
sc- đứng trước e hay i thì được phát âm như /sh/
z – có trường hợp phát âm như /ts/ lại có trường hợp phát âm như /dz/
Và một vấn đề khác cũng thường gặp của người học ngoại ngữ nói
chung và người học tiếng Italia nói riêng, đó là người Việt Nam ở các vùng,
miền khác nhau sẽ có những ảnh hưởng nhất định từ tiếng địa phương về
cách phát âm. Thói quen nói tiếng địa phương chắc chắn có ảnh hưởng tới
việc phát âm tiếng Italia. Thí dụ: nói ngọng không phân biệt giữa /l/ và /n/
mới chính là điều kị nhất của người học ngoại ngữ. Nói ngọng không những

9


gây ra những khó chịu cho người nghe mà còn gây ra những hiểu lầm không
đáng có về ngôn ngữ.
VD: asilo: nhà trẻ
asino: con lừa
Chính vì th mu n nói sao cho chu n m t ngo i ng , tr c h t ph i nói chu n
ti ng m

.

3. Chúng ta phải làm gì để khắc phục những khó khăn và phát huy
những thuận lợi?
Trước hết, chúng tôi thành thật khuyên người học ngoại ngữ không
nên tin rằng tồn tại một phương pháp học siêu tốc mà cho bạn một kết quả tốt
chỉ trong một thời gian ngắn hay bạn không cần phải tốn quá nhiều công sức

để đầu tư cho việc học. Việc học, đặc biệt là học ngoại ngữ đòi hỏi sự kiên trì
và cần cù. Chúng ta có thể ví việc học ngoại ngữ giống như việc những con
ong xây tổ. Chúng không thể xây nên một cái tổ to và đẹp chỉ trong một hoặc
vài ngày mà đó là cả một quá trình lâu dài và đầy khó khăn. Chúng tôi muốn
nói điều trên bởi ngay sau đây chúng tôi sẽ đưa ra một số cách khắc phục
những khó khăn và phát huy những thuận lợi kể trên. Và chúng tôi thành thật
khuyên người học ngoại ngữ nên thực hành những phương pháp đó hàng
ngày để có thể đạt được những kết quả tốt nhất cho cả việc học nghe và nói.
Trước hết, người học nên cố gắng giữ được những lợi thế là một người
Việt học tiếng Italia ở những điểm đã nêu trên và nhất là: cách phát âm của
hai ngôn ngữ không khác nhau là mấy. Mỗi ngày người học có thể đọc một
đoạn văn nhỏ để tập cho quen với các âm trong tiếng Italia, nhất là các âm
khó để khi nghe hay nói đều không còn thấy lạ và cảm thấy lúng túng. Ngoài
ra việc luyện đọc hàng ngày còn giúp người học khắc phục những thiếu sót
về mặt trọng âm và có thể giúp cho người học cải thiện được tốc độ nói tiếng
Italia của mình.
Như đã nói ở trên, nghe và nói là hai hoạt động không bao giờ tách rời
nhau khi giao tiếp. Chính vì thế khi người học có thể khắc phục những khó

10


khăn của kĩ năng này tức là đã tạo thêm một điều thuận lợi để phát triển kĩ
năng kia.
Trước hết, chúng tôi muốn nói về cách khắc phục những điều gây trở
ngại cho người học khi muốn kĩ năng nghe của mình khá hơn. Kĩ năng nghe
vốn được cho là khó nhất bởi nó tốn nhiều thời gian của người học nhất và
cũng dễ làm cho người học nản lòng nhất. Học nghe cũng không có công
thức nào giống như học ngữ pháp.
Theo các nhà giáo dục, người học nên tự tạo cho mình một môi trường

tiếng Italia ở khắp mọi nơi. Điều này ban đầu tưởng chừng như không thể
thực hiện, song thực tế lại đơn giản hơn nhiều so với bạn tưởng. Có rất nhiều
cách để tạo cho mình một môi trường tiếng Italia xung quanh mình:
Radio: Người học sẽ nhận được tiếng Italia khi nghe Radio trên kênh
phát thanh VOV. Người học cũng có thể nghe trực tuyến trên mạng BBC
World Service. Trang web của BBC còn có hẳn chương trình đặc biệt dành
cho người học tiếng Italia.
TV: TV là một nguồn tốt mỗi khi người học muốn nghe tiếng Italia dù
là ngày hay đêm. Hiện nay, đài truyền hình cáp Hà Nội đã cung cấp thêm
kênh Rai TV International. Những hình ảnh sẽ giúp cho người học hiểu là
người ta đang nói về cái gì.
Internet: Ngày nay, để nghe tiếng Italia trên mạng đã trở nên dễ dàng
hơn nhiều. Nghe trực tuyến cũng giống như nghe Radio, đôi khi người học
còn được nghe những bài giống như nghe băng trên lớp.
Bài hát: Để tìm nghe một bài hát bằng tiếng Italia bây giờ không còn
là việc khó. Nếu bạn yêu âm nhạc, bạn hãy nghe chúng một cách thường
xuyên. Hãy mua những CD hay thu lại bằng băng cassett, nghe và cố gắng
ghi lại những gì bạn có thể nghe được. Để thực hiện được việc này, trước tiên
hãy chọn một bài hát có giai điệu chậm rồi tăng dần tốc độ lên.
Xem phim: Xem phim có lợi thế rất lớn. Người học có thể xem đi xem lại.
Hãy xem lần đầu tiên mà không bật phụ đề, chỉ cần hiểu nội dung của phim.

11


Đến những lần sau, người học hãy chú ý hơn đến những gì mà người ta nói
trong phim. Cố gắng nghe càng nhiều càng tốt, nếu không nghe được thì mới
nên bật phụ đề.
Theo như nhiều tài liệu mà chúng tôi tham khảo, người học được
khuyên rằng hãy cứ nghe trước, còn việc hiểu thì cứ để sau! Người học chỉ

cần nghe một cách vô thức chứ không cần quá chú ý xem mình nghe được
những gì. Hãy nghe, hãy xem như là bạn đang giải trí chứ không phải như là
bạn đang học. Điều quan trọng là bạn hãy nghe một cách thường xuyên và
tránh làm gián đoạn quá trình này. Dù có thể kết quả chưa xuất hiện ngay
nhưng hãy giữ thói quen nghe như thế này. Hẳn là dần dần não của bạn sẽ
quen với tiếng Italia và biết đâu kết quả sẽ còn vượt ngoài sự mong đợi của
bạn.
Đối với những người mới học, thường thì sẽ được nghe những đoạn
băng ngắn ở trên lớp. Hãy tập trung hiểu cả nội dung của bài chứ đừng chỉ
chú ý từng câu nhỏ lẻ. Người Italia nói nhanh và đôi khi còn nói những câu
rất dài. Muốn nghe được 100% chắc chắn là khó. Nhưng điều đó không có
nghĩa là người học không thể nghe nổi một chút nào. Thường thì người Italia
sẽ nói rõ ràng và to hơn những từ được cho là quan trọng và muốn người
nghe chú ý. Cho nên người học cũng không nên căng thẳng quá nếu chỉ nghe
được một ít. Hãy tập trung nghe những gì được nhấn mạnh trước, sau đó hãy
đòi hỏi bản thân phải nghe được những tiểu tiết.
Trong quá trình học, chúng tôi cũng được các thày cô khuyên rằng nếu
chỉ nghe được một ít từ thì hãy thử đoán xem người ta đang muốn nói về
điều gì. Đừng sợ mình đoán sai để không dám đoán, hay cũng đừng đoán mò.
Hãy dựa vào ngữ cảnh của đoạn băng mà bạn được nghe và hãy thử đoán.
Điều này đôi khi rất có lợi cho bạn khi làm bài thi.
Ngoài những điều nói trên, để có thể nghe tốt, người học còn phải tự
trau dồi cho bản thân một vốn từ vựng khá để không gặp lúng túng; nắm
vững các thời của tiếng Italia; cố gắng nghe được càng nhiều người nói khác

12


nhau thì càng tốt. Điều này sẽ giúp người học có thể quen với nhiều giọng nói
của những người đến từ nhiều vùng, miền khác nhau.

Để hoàn thiện việc giao tiếp, ngoài việc củng cố khả năng nghe, người
học còn phải nâng cao khả năng nói. Nói ở đây nghĩa là có thể nói một cách
trôi chảy. Để có thể đạt đến trình độ trên không dễ, nhưng cũng không phải là
không thể thực hiện được. Có một số bài tập riêng để có thể phát triển kĩ
năng này. Tuy nhiên, nếu chỉ làm những bài tập như vậy là không đủ. Mỗi
người khi học cần tìm thêm nhiều cách để mình có thể nói một cách trôi chảy
hơn, tự nhiên hơn.
Như đã trình bày ở trên, người học ngoại ngữ không được nói ngọng,
đối với những người nói tiếng địa phương thì tuyệt đối không được để ảnh
hưởng đến cách phát âm tiếng Italia. Nếu mắc phải tật nào thì phải rèn luyện
để có thể nói tiếng Italia chính xác nhất mà mình có thể. Chắc chắn không thể
nói như một người Italia nhưng hãy cố gắng để có thể nói chuẩn nhất trong
khả năng của bản thân.
Điều thứ hai mà chúng tôi muốn trình bày là người học càng hạn chế
tư duy bằng tiếng Việt càng nhiều thì càng tốt. Tư duy bằng tiếng Việt dễ làm
cho người học thiếu sự nhạy cảm về ngôn ngữ cần thiết của một người học
ngoại ngữ. Để có thể tư duy bằng tiếng nước ngoài nói chung và tiếng Italia
nói riêng không phải là việc có thể thực hiện một sớm một chiều. Nhưng nếu
rèn luyện thường xuyên, người học có thể tiến bộ vượt bậc không chỉ ở kĩ
năng nói mà còn ở cả kĩ năng viết và nghe. Ngay từ đầu, người học không thể
tư duy nhiều bằng tiếng Italia thì hãy làm dần dần, nâng từ dễ đến khó, từ
thấp đến cao về vấn đề tư duy bằng tiếng Italia. Ví như ban đầu bạn chỉ có
thể nói rằng: ”Fa caldo” hay “Che bello!” nhưng lâu dần bạn có thể bật ra
những câu dài mà không gặp bất cứ trở ngại nào. Bạn nói như thể đang nói
tiếng Việt. Đến lúc đó bạn đã đạt đến một ngữ cảm tốt. Phải nói thêm rằng để
đạt đến trình độ đó, bạn phải giữ được thói quen này. Hãy thật chăm chỉ và
kiên trì thì thành công mới đến!

13



Một điều nữa mà người học cũng cần phải rèn luyện thường xuyên
chính là nói có ngữ điệu. Người học có thể xem phim, rồi bắt chước theo
cách nói của nhân vật. Nói và suy nghĩ xem họ đã vận dụng như thế nào để
có thể nói đầy cảm xúc chứ không phải như một cái máy biết nói. Thực tế
cho rằng, hầu hết khi xem phim, người học chỉ chủ yếu học nghe là chính. Họ
chưa biết khai thác thêm một lợi thế từ việc xem phim là học ngữ điệu theo
nhân vật trong phim. Cách học như vậy vừa thoải mái, vừa thực tế lại vừa có
lợi cho kĩ năng nói của sinh viên. Bởi xem phim là một việc giải trí, sẽ không
gây cho bạn một áp lực nào. Hơn nữa, ngôn ngữ trong phim sử dụng rất
nhiều khẩu ngữ, hẳn người học sẽ học được rất nhiều về cách sử dụng khẩu
ngữ trong tiếng Italia từ việc xem phim. Và trên hết, họ có cơ hội bồi dưỡng
về ngữ điệu khi nói cho mình và có thể rèn luyện nhưng cơ quan cấu âm để
nói sao cho giống người Italia nhất. Người học có thể thu giọng của mình vào
băng rồi so sánh với giọng người bản ngữ xem mình sai ở đâu để sửa lại.
Cách làm này cũng rất hiệu quả cho việc luyện nói đúng trọng âm. Thường
thì người học không để ý đến việc nói đúng trọng âm ngay từ đầu nên khi
giao tiếp với người nước ngoài rất dễ mắc lỗi giao tiếp. Nói không đúng trọng
âm cũng tạo ra sự kém hấp dẫn trong những câu giao tiếp. Người học nên chú
ý nghe băng, nghe các thầy cô giáo nói để có thể nói có trọng âm tốt hơn. Sau
đây, chúng tôi xin nêu ra một số quy tắc phổ biến về cách nhấn trọng âm
trong một từ:
-

Những từ có thanh huyền hoặc sắc đặt ở âm tiết nào thì đó là trọng âm
(città, qualità, nazionalità...).

-

Những từ có hai âm tiết thường người ta nhấn trọng âm ở âm tiết đầu

tiên.

-

Những từ có ba âm tiết trở lên, người ta thường nhấn trọng âm ở âm
tiết thứ hai tính từ âm tiết cuối cùng.
Như đã nói ở trên, học từ vựng và nắm vững ngữ pháp là một việc vô

cùng quan trọng đối với việc học ngoại ngữ. Đối với kĩ năng nói cũng vậy.
Khi đạt được hai điều trên, người học cảm thấy tự tin hơn trong giao tiếp nhất
14


là khi muốn đưa ra ý kiến của riêng mình. Đối với những trường hợp phải nói
trước đám đông, người học nên nói trước gương để tập biểu lộ nét mặt của
bản thân khi nói. Họ không nên nhăn nhó quá, điều này không chỉ gây ức chế
cho người nghe mà còn tạo cho người nghe cảm giác nói rất khó khăn của họ.
Điều cuối cùng mà chúng tôi muốn nói là: Đừng ngại nói! Nói sai
khiến người học có thể tiến bộ lên rất nhiều. Chỉ khi nói thì họ mới có cơ hội
để biết mình sai ở đâu, để sửa và để không sai như vậy thêm một lần nữa.
Như các thày cô vẫn khuyên chúng tôi: “Nói thật nhiều vào cho dẻo mồm!”.
Đúng vậy, chỉ có nói thật nhiều thì bạn mới có thể quen với một thứ ngôn
ngữ mới. Với những giờ lên lớp, sinh viên cũng luôn được giảng viên khơi
gợi khả năng nói. Bằng cách đặt ra những câu hỏi kiểu: “Che cosa fai quando
hai tempo libero?”, sinh viên có thể phát huy khả năng nói của mình một
cách rất hiệu quả. Với câu hỏi đơn giản đó, giảng viên có thể dẫn dắt sinh
viên tới việc thảo luận về cuộc sống hàng ngày của họ. Đôi khi giảng viên
yêu cầu sinh viên kể lại một ngày làm việc của một người khác. Những cách
này tuy đơn giản nhưng lại giúp sinh viên tiến bộ rất nhiều. Chính vì thế, sinh
viên không nên xem nhẹ những câu hỏi đơn giản như thế. Đó chính là cơ hội

tốt nhất cho sinh viên học nói tiếng Italia.
III. Kết luận
Học một ngôn ngữ mới không bao giờ là việc dễ dàng. “Vạn sự khởi
đầu nan”, những thứ đầu tiên khi bắt tay vào một công việc mới hẳn không
dễ. Chúng tôi cũng đã trải qua một năm học với một sự khởi đầu cũng không
dễ dàng gì. Dù bây giờ chúng tôi chưa giỏi nhưng chúng tôi cũng đã định
hướng được cho mình một cách học hiệu quả để có thể tiến bộ hơn trong
tương lai. Những gì mà chúng tôi có thể trình bày trong nghiên cứu này chính
là những điều chúng tôi ít nhiều đã từng thử nghiệm, những kinh nghiệm mà
chúng tôi có thể rút ra trong quá trình học, những tài liệu mà chúng tôi đã
đọc, nhất là những lời khuyên bổ ích từ phía các thầy cô đã giúp chúng tôi
tiến bộ hơn phần nào.

15


Nghiên cứu này hẳn không thể đầy đủ và chắc chắn vẫn còn những sai
sót. Nhưng chúng tôi tin rằng những cách mà chúng tôi nêu ra để giúp những
người muốn học tốt tiếng Italia, nhất là hai kĩ năng nghe và nói, sẽ có hiệu
quả nếu như người học thực sự quyết tâm và có một sự rèn luyện chăm chỉ.
Chúng tôi xin cảm ơn những người đã động viên và giúp đỡ chúng tôi
rất nhiều để tôi có thể thực hiện nghiên cứu này. Đó là các thày cô trong
khoa, gia đình, bạn bè. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

16



×