Tải bản đầy đủ (.pdf) (219 trang)

ĐÁNH GIÁ NHU CẦU SỬ DỤNG DỊCH VỤ KẾ TOÁN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.32 MB, 219 trang )

MỤC LỤC
Trang
1

Báo cáo đề dẫn
Đánh giá nhu cầu sử dụng dịch vụ kế toán tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa
bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

4

Quan hệ biện chứng của kinh tế hộ và kinh tế hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn
nước ta

11

Tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế hợp tác và ý nghĩa của nó trong đổi mới hợp tác
xã nông nghiệp hiện nay ở nước ta

19

Tiêu thụ thuỷ sản nuôi trồng ở Thừa Thiên Huế

27

Áp dụng phương pháp mô hình phương trình cấu trúc (SEM) để đánh giá các yếu tố
tác động đến hành vi sau tiêu dùng của hành khách việt nam đi máy bay

36

Việt nam đã cải thiện năng lực cạnh tranh trước những thách thức của WTO?
Nghiên cứu so sánh và kiểm định thống kê chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI.



50

Tăng cường liên kết địa phương để phát triển du lịch bền vững - trường hợp chuỗi
cung ứng rau xà lách ở Thừa Thiên Huế

62

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thừa Thiên Huế 20 năm đổi mới (1986 – 2005)

81

Sinh kế, nghèo đói và vấn đề giới vùng đầm phá tam giang - cầu hai, Thừa Thiên
Huế

92

Thực trạng cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại các tỉnh bắc miền trung

106

Tình hình vốn kinh doanh của các hợp tác xã nông nghiệp ở Thừa Thiên Huế trong
giai đoạn hiện nay

114

Xây dựng hệ thống quản lý điểm và hồ sơ sinh viên áp dụng cho phòng giáo vụ và
quản lý sinh viên của Trường Đại học Kinh tế Huế

123


Thực trạng phát triển kinh tế vùng gò đồi huyện Hương Thủy

131

So sánh sự hài lòng về công việc của cán bộ công nhân viên giữa Ngân hàng thương
mại Nhà nước và Ngân hàng cổ phần thương mại ở Thừa Thiên Huế

143

Vốn FDI ở tỉnh Thừa Thiên Huế - nhìn từ góc độ chính sách thu hút đầu tư
Thị trường chứng khoán Việt Nam sau gần 7 năm hình thành và phát triển

156
166

Phân tích những thay đổi căn bản của hệ thống tài khoản kế toán áp dụng trong các
đơn vị hành chính sự nghiệp theo quyết định 19/2006/QĐ - BTC

172

Nghiên cứu tình hình vận dụng chuẩn mực kế toán số 21 “trình bày báo cáo tài
chính” và chuẩn mực kế toán số 24 “báo cáo lưu chuyển tiền tệ” tại một số doanh
nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

178

Lượng giá giá trị kinh tế chủ yếu của phá Tam Giang

186


Mức độ hiệu quả của thị trường chứng khoán Việt Nam

198

Thừa Thiên Huế

213

-0-


Kính thưa quý vị đại biểu,
Kính thưa toàn thể quý thầy cô giáo và cán bộ trong toàn trường,
Trước hết, đựợc sự uỷ nhiệm của đồng chí Hiệu trưởng cho phép Tôi thay mặt
lãnh đạo nhà trường, nhiệt liệt chào mừng quý vị đại biểu và các thầy cô giáo trong
toàn trường đã tham dự Hội nghị nghiên cứu khoa học lần thứ II của Trường Đại học
Kinh tế- Đại học Huế, Kính chúc quý vị đại biểu sức khỏe và chúc hội nghị thành
công tốt đẹp.
Kính thưa quý vị đại biểu,
Kính thưa toàn thể hội nghị,
Hoạt động khoa học và công nghệ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm,
sống còn của các trường đại học. Nghiên cứu khoa học tạo điều kiện cho giảng viên,
các nhà nghiên cứu và sinh viên vận dụng các phương pháp nghiên cứu cũng như các
thành tựu khoa học kinh tế và quản lý tiên tiến trên thế giới để giải quyết các vấn đề
mà thực tiễn cuộc sống đặt ra góp phần quan trọng nâng cao chất lượng đào tạo, nâng
cao vị thế của Nhà trường đối với xã hội. Các trường đại học danh giá hàng đầu thế
giới đều được gọi một cách trân trọng là đại học nghiên cứu. Nghĩa là danh tiếng và
thương hiệu của họ trước hết và chủ yếu là do giá trị các công trình nghiên cứu khoa
học mà họ đã đóng góp cho sự phát triển nhân loại. Trong Hội nghị tổng kết hoạt động

khoa học công nghệ của Bộ giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2001-2005, Phó thủ tướng,
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân đã khẳng định sắp đến sẽ tiến
hành phân loại các trường Đại học, trước hết là xếp loại các trường Đại học nghiên
cứu, và coi đó là một tiêu chí quan trọng để xác định qui mô đào tạo và các chỉ tiêu
liên quan khác cho các trường đại học ở nước ta. Với nhận thức như vậy, trong những
năm qua công tác nghiên cứu khoa học của Trường đại học Kinh tế - Đại học Huế đã
được lãnh đạo Nhà trường, các đơn vị và cá nhân hết sức quan tâm. Điều đó được thể
hiện thông qua số lượng đề tài khoa học các cấp đã được thực hiện trong giai đoạn
2002-2007của cán bộ, giáo viên và sinh viên không ngừng tăng lên về quy mô lẫn
chất lượng. Cụ thể:
- Đối với các nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp Bộ, toàn Trường đã triển khai
thực hiện 45 đề tài. Toàn bộ các đã tài mang mã số B2002, 2003, 2004, 2005, 2006
đến nay đã được nghiệm thu ở hội đồng cấp cơ sở và nghiệm thu chính thức ở hội
đồng cấp Bộ.
-1-


- Đối với các đề tài NCKH cấp Trường, toàn Trường đã thực hiện 280 đề tài,
trong đó 124 đề tài của giáo viên và 156 đề tài của sinh viên. Kết quả nghiệm thu cho
thấy hầu hết các đề tài đều được xếp loại khá trở lên và nghiệm thu đúng hạn.
- Số lượng đề tài hợp tác quốc tế, hợp tác với các địa phương cũng như doanh
nghiệp trên địa bàn Miền Trung và Tây Nguyên cũng tăng đáng kể với hơn 30 dự án
đã và đang được triển khai.
Về nội dung nghiên cứu, nếu như trước năm 2002, các đề tài chỉ tập trung chủ
yếu vào lĩnh vực có thế mạnh truyền thống của Trường là kinh tế nông nghiệp, nông
thôn và quản trị kinh doanh tổng hợp thì trong giai đoạn 02-07, các đề tài nghiên cứu
đã được mở rộng với sự đa dạng và phong phú về nội dung nghiên cứu như: doanh
nghiệp vừa và nhỏ, kinh tế môi trường, đầu tư, du lịch, tài chính, kế toán, thị trường
và marketing ... Đây là những vấn đề mới mang tính thời sự được đặt ra trong bối
cảnh của sự hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng ở nước ta đặc biệt sau

khi gia nhập WTO. Nhiều nghiên cứu được triển khai dựa trên đơn đặt hàng của các
địa phương, doanh nghiệp cũng như các tổ chức quốc tế. Nhiều kết quả nghiên cứu
khoa học đã được các các nhân và nhóm nghiên cứu đăng tải trên các tạp chí trong
nước, quốc tế là nguồn tài liệu tham khảo có giá trị trong giảng dạy, học tập và cho
những nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách.
Cuối năm 2006, chúng ta đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác khoa học công
nghệ giai đoạn 2001-2005 và đề ra kế hoạch tổ chức Hội nghị khoa học để thông báo
các kết quả nghiên cứu trong năm 2007 nhưng vì nhiều lý do khác nhau, đến nay hội
nghị mới được tổ chức.
Trong hội nghị lần này, sẽ thông báo một số kết kết quả nghiên cứu của các cán
bộ, giáo viên đã hoàn thành trong giai đoạn 2002-2007 đã được công bố và trình bày
trong các Tạp chí khoa học Đại học Huế (số 36, 40, 43) và Kỷ yếu nghiên cứu khoa
học của Trường ĐH Kinh tế lần thứ II với tổng số 47 công trình và bài viết . Tuy
nhiên, do hạn chế về mặt thời gian nên BTC chỉ có thể chọn ra những đề tài tiêu biểu
đại diện cho các đơn vị, các lĩnh vực nghiên cứu để trình bày trước hội nghị.
Các đề tài được trình bày liên quan đến các lĩnh vực như:
- Lượng hóa giá trị kinh tế chủ yếu của đầm phá Tam Giang;
- Việt nam đã cải thiện năng lực cạnh tranh trước những thách thức của WTO?
Nghiên cứu so sánh và kiểm định thống kê chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI);
-2-


- Tăng cường liên kết địa phương để phát triển du lịch theo hướng bền vững trường hợp chuỗi cung ứng rau xà lách ở tỉnh Thừa Thiên Huế;
- Tình hình vốn kinh doanh của các HTX Nông nghiệp ở tỉnh Thừa Thiên Huế
trong giai đoạn hiện nay;
- Quan hệ biện chứng của kinh tế hộ và kinh tế hợp tác trong nông nghiệp,
nông thôn nước ta;
- Áp dụng phương pháp mô hình phương trình cấu trúc (sem) để đánh giá các
yếu tố tác động đến hành vi sau tiêu dùng của hành khách Việt Nam đi máy bay.
Từ kết quả của hội nghị này, Hy vọng rằng hoạt động nghiên cứu khoa học sẽ

được đẩy mạnh hơn nữa và thật sự trở thành sức sống, sức sáng tạo góp phần vào sự
phát triển chung của Nhà trường cũng như có những đóng góp tích cực cho sự phát
triển kinh tế xã hội của các địa phương khu vực Miền Trung và Tây Nguyên.
Đồng thời hội nghị lần này sẽ tạo tiền đề để chúng ta tiến tới tổ chức Hội nghị
khoa học của giáo viên trẻ và sinh viên vào cuối năm 2008; tích cực chuẩn bị cho việc
tổ chức Hội nghị khoa học lần thứ III nhân dịp kỷ niệm 40 năm truyền thống của
Trường đại học Kinh tế trong năm 2009; hướng tới hoàn thành nhiệm vụ khoa học
công nghệ của trường giai đoạn 2006-2010.
Cuối cùng, nhân dịp năm mới và xuân Mậu tý, một lần nữa thay mặt lãnh đạo
Trường đại học Kinh tế cho phép Tôi gửi đến quý vị đại biểu, các thầy cô giáo những
lời chúc tốt đẹp nhất, chúc quý vị năm mới dồi dào sức khỏe, an khang và thịnh
vượng. Chúc hội nghị thành công.
Xin trân trọng cám ơn!

-3-


ĐÁNH GIÁ NHU CẦU SỬ DỤNG DỊCH VỤ KẾ TOÁN TẠI
CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
THỪA THIÊN HUẾ
Nguyễn Thị Hải Bình
Khoa kế toán tài chính
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Kế toán là công cụ quản lý kinh tế quan trọng, có nhiệm vụ tính toán, phản ảnh
quá trình hoạt động kinh tế và kết quả hoạt động SXKD. Trong nền kinh tế thị trường,
kế toán là phong vũ biểu xác định nguồn thông tin trung thực để xác định tình hình tài
chính, kết quả hoạt động, nghĩa vụ thuế của từng đối tượng nộp thuế. Số liệu kế toán
trung thực được công bố công khai sẽ là cơ sở để kê khai thực hiện nghĩa vụ thuế của
đối tượng nộp thuế, là căn cứ cho việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế.
Trong nền kinh tế thị trường và trong xu thế hội nhập, kế toán trở thành một

nghề độc lập, có tổ chức riêng, có chuyên môn, kỹ thuật riêng và là một môn khoa học
riêng. Luật Kế toán 2003 qui định tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện theo qui định của
pháp luật có quyền hành nghề kế toán và tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực,
mọi thành phần kinh tế và các đơn vị hành chính sự nghiệp được quyền thuê các
doanh nghiệp dịch kế toán hoặc cá nhân có đăng ký kinh doanh dịch vụ kế toán để
làm kế toán hoặc làm kế toán trưởng.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế nói chung và thị trường dịch vụ nói
riêng, hoạt động cung cấp dịch vụ kế toán không còn là mới mẻ tại Việt Nam. Số
người hành có chứng chỉ hành nghề kế toán ngày càng nhiều, chất lượng dịch vụ ngày
càng đáp ứng cao nhu cầu của nền kinh tế. Điều đó chứng tỏ các doanh nghiệp đã
bước đầu có thói quen tìm đến các chuyên gia về kế toán để đáp ứng được những nhu
cầu thiết yếu của doanh nghiệp. Do đó nhu cầu này chắc chắn sẽ tăng trong tương lai,
hứa hẹn sự phát triển của một thị trường dịch vụ mạnh không những chỉ trong nước
mà còn trong khu vực Đông Nam Á
Tuy nhiên, trên thị trường Thừa Thiên Huế hiện nay chưa có sự xuất hiện của
các doanh nghiệp chuyên cung cấp dịch vụ kế toán cũng như các cá nhân có đăng ký
hành nghề kế toán. Điều đó đặt ra một câu hỏi là “ các doanh nghiệp tại đây chưa có
nhu cầu và thói quen sử dụng dịch vụ kế toán hay ngược lai đây lại là một thị trường

-4-


đầy tiềm năng nhưng chưa được khai thác?” Đây cũng chính là câu hỏi mà chúng tôi
muốn trả lời thông qua nghiên cứu này.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Qua nghiên cứu tài liệu và kết quả từ khảo sát thực tế tại 30 doanh nghiệp
vừa và nhỏ trên địa bàn Thừa Thiên Huế, chúng tôi nhận thấy rằng trên thị trường
Thừa Thiên Huế hiện nay chưa có sự xuất hiện của các doanh nghiệp chuyên cung cấp
dịch vụ kế toán cũng như các cá nhân có đăng ký hành nghề kế toán. Tình trạng khá
phổ biến hiện nay ở đây là các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuê các tổ chức, cá nhân

chưa đủ điều kiện hành nghề cung cấp dịch vụ ghi sổ và lập báo cáo tài chính
(BCTC). Các cơ quan thuế, cơ quan đăng ký kinh doanh... vẫn tiếp nhận các BCTC
của các doanh nghiệp được lập bởi các tổ chức, cá nhân chưa đủ điều kiện hành nghề.
Nguyên nhân của các tồn tại trên là do các cơ quan thuế, cơ quan đăng ký
kinh doanh, các bên đi thuê, làm thuê kế toán chưa nắm được các qui định về hành
nghề kế toán và chưa biết được các tổ chức, cá nhân nào được phép cung cấp dịch vụ
kế toán. Danh sách các tổ chức, cá nhân đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề kế toán
chưa được công khai. Khái niệm hành nghề kế toán còn khá xa lạ với các doanh
nghiệp, các đơn vị hành chính sự nghiệp, cơ quan thuế, cơ quan đăng ký kinh doanh...
Đánh giá chung về thị trường dịch vụ kế toán trên địa bàn thành phố Huế
thông qua kết quả điều tra
Tuy đã cố gắng tìm hiểu và tham khảo ý kiến trong việc lập phiếu điều tra ý
kiến của các doanh nghiệp về việc sử dụng dịch vụ kế toán nhưng do một số hạn chế
về thời gian và điều kiện thực tế tại các doanh nghiệp nên thông tin thu thập được
chưa thật sự đầy đủ, mới chỉ phản ánh được một phần ý kiến của các doanh nghiệp
trên địa bàn. Trên cơ sở kết quả phân tích từ số liệu điều tra được, tôi có thể khái quát
một số kết luận sau:
Thứ nhất, nhu cầu tìm hiểu về dịch vụ kế toán của doanh nghiệp là rất lớn
Thứ hai, đối với các doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ họ đều tỏ ra hài lòng
đối với dịch vụ mà mình nhận được và cho rằng chi phí mà doanh nghiệp họ trả cho
những lần sử dụng đó là hợp lý chứ không hề cao.
Thứ ba, số ý kiến đều cho rằng việc tạo lập một thị trường công khai về cung
cấp dịch vụ kế toán với sự xuất hiện của các các nhân và doanh nghiệp có đăng ký với

-5-


cơ quan có thẩm quyền là vấn đề khả thi và cần được tạo lập, quản lý, phát triển trên
địa bàn thành phố hiện nay.
Thứ tư, hiện nay khả năng tiếp cận của đơn vị đối với dịch vụ này còn nhiều

hạn chế. Việc doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng dịch vụ nhất là lần đầu tiên thì kênh
thông tin chủ yếu cung cấp cho họ là bạn bè.
Thứ năm, mặc dù có những hạn chế nhất định nhưng theo các DN được
phỏng vấn, số DN đồng ý rằng việc tạo lập một thị trường dịch vụ kế toán trên địa bàn
với các tổ chức và cá nhân có đăng ký hành nghề là khả thi.
Một số giải pháp phát triển thị trường dịch vụ trên địa bàn thành phố Huế
Dịch vụ kế toán dường như đã không còn xa lạ đối với các doanh nghiệp. Có
thể sự hiểu biết đó chỉ mới dừng lại ở góc độ nhận thức hay đó là sự trải nghiệm của
bản thân doanh nghiệp. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế trong cả nước, số lượng
doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Huế xuất hiện ngày càng nhiều. Sự phát triển của
các doanh nghiệp gắn liền với sự phát triển của dịch vụ kế toán là điều tất yếu. Có thể
nói thói quen sử dụng dịch vụ kế toán tại các doanh nghiệp vẫn chưa phổ biến trên địa
bàn thành phố Huế hiện nay nói riêng và trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung.
Nhưng có thể khẳng định loại hình dịch vụ này sẽ rất phát triển trong tương lai.
Để thị trường này phát triển lành mạnh thì trước hết là yêu cầu đặt ra đối với
các nhà cung cấp cần phải có chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp. Vì vậy các nhà
quản lý trên địa bàn cần quản lý chặt chẽ việc đăng ký kinh doanh của các tổ chức cá
nhân cung cấp dịch vụ.
Để có thể tạo lập một thị trường dịch vụ kế toán phát triển bên cạnh chú ý
đến các nhà cung cấp dịch vụ còn phải giúp các nhà quản trị doanh nghiệp nhận thấy
tầm quan trọng cũng như những lợi ích mà doanh nghiệp nhận được thông qua dịch
vụ này với tư cách như một công cụ hỗ trợ đối với doanh nghiệp.
Kế toán với tư cách là một ngành, một lĩnh vực thương mại dịch vụ được
quan tâm và hội nhập khá toàn diện. Thương mại dịch vụ nói chung, thương mại dịch
vụ kế toán nói riêng đã trở thành ngành kinh tế quan trọng và chiếm tỷ trọng đáng kể
trong thương mại của từng quốc gia và toàn cầu. Tự do hoá thương mại dịch vụ, tự do
hoá dịch vụ kế toán đã trở thành mối quan tâm của nhiều quốc gia , nhất là các nước
phát triển.

-6-



Một vấn đề đặt ra đối với dịch vụ kế toán trên địa bàn hiện nay là đã có sự xuất
hiện của những cá nhân cung cấp dịch vụ nhưng có thể do nhiều lý do khác nhau mà
các cá nhân này chưa có sự đăng ký với các cơ quan ban ngành, các DN sử dụng dịch
vụ của những cá nhân này đã vô tình gây nên sự lộn xộn của thị trường. Số cá nhân
cung cấp dịch vụ trên dịa bàn có thể là không ít, nhưng họ chưa quan tâm đến chứng
chỉ hành nghề,chưa quan tâm đến việc đăng ký kinh doanh và đăng ý nộp thuế …..
Sự lộn xộn trên thị trường dịch vụ kế toán như nêu trên, tất yếu dẫn đến hậu
quả là chất lượng của dịch vụ kế toán không cao; đạo đức nghề nghiệp của người hành
nghề kế toán chưa được quản lý; quy định về quyền và trách nhiệm của người làm
dịch vụ kế toán không được tôn trọng...
Hiện nay dịch vụ kế toán chủ yếu được cung cấp chi các doanh nghiệp có quy
mô nhỏ, thường là những doanh nghiệp chưa có thói quen sử dụng dịch vụ cũng như ý
thức được tầm quan trọng của dịch vụ. Họ chú ý đến loại hình dịch vụ này dường như
chỉ đơn giản do đơn vị chưa thể tổ chức được bộ máy kế toán.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ HUẾ
Dịch vụ kế toán dường như đã không còn xa lạ đối với các doanh nghiệp. Có
thể sự hiểu biết đó chỉ mới dừng lại ở góc độ nhận thức hay đó là sự trải nghiệm của
bản thân doanh nghiệp. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế trong cả nước, số lượng
doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Huế xuất hiện ngày càng nhiều. Sự phát triển của
các doanh nghiệp gắn liền với sự phát triển của dịch vụ kế toán là điều tất yếu. Có thể
nói thói quen sử dụng dịch vụ kế toán tại các doanh nghiệp vẫn chưa phổ biến trên địa
bàn thành phố Huế hiện nay nói riêng và trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung.
Nhưng có thể khẳng định loại hình dịch vụ này sẽ rất phát triển trong tương lai.
- Để thị trường này phát triển lành mạnh thì trước hết là yêu cầu đặt ra đối với
các nhà cung cấp cần phải có chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp. Vì vậy các nhà
quản lý trên địa bàn cần quản lý chặt chẽ việc đăng ký kinh doanh của các tổ chức cá
nhân cung cấp dịch vụ.

- Để có thể tạo lập một thị trường dịch vụ kế toán phát triển bên cạnh chú ý
đến các nhà cung cấp dịch vụ còn phải giúp các nhà quản trị doanh nghiệp nhận thấy
tầm quan trọng cũng như những lợi ích mà doanh nghiệp nhận được thông qua dịch
vụ này với tư cách như một công cụ hỗ trợ đối với doanh nghiệp.
-7-


Kế toán với tư cách là một ngành, một lĩnh vực thương mại dịch vụ được
quan tâm và hội nhập khá toàn diện. Thương mại dịch vụ nói chung, thương mại dịch
vụ kế toán nói riêng đã trở thành ngành kinh tế quan trọng và chiếm tỷ trọng đáng kể
trong thương mại của từng quốc gia và toàn cầu. Tự do hoá thương mại dịch vụ, tự do
hoá dịch vụ kế toán đã trở thành mối quan tâm của nhiều quốc gia , nhất là các nước
phát triển.
Một vấn đề đặt ra đối với dịch vụ kế toán trên địa bàn hiện nay là đã có sự xuất
hiện của những cá nhân cung cấp dịch vụ nhưng có thể do nhiều lý do khác nhau mà
các cá nhân này chưa có sự đăng ký với các cơ quan ban ngành, các DN sử dụng dịch
vụ của những cá nhân này đã vô tình gây nên sự lộn xộn của thị trường. Số cá nhân
cung cấp dịch vụ trên dịa bàn có thể là không ít, nhưng họ chưa quan tâm đến chứng
chỉ hành nghề,chưa quan tâm đến việc đăng ký kinh doanh và đăng ý nộp thuế …..
Sự lộn xộn trên thị trường dịch vụ kế toán như nêu trên, tất yếu dẫn đến hậu
quả là chất lượng của dịch vụ kế toán không cao; đạo đức nghề nghiệp của người hành
nghề kế toán chưa được quản lý; quy định về quyền và trách nhiệm của người làm
dịch vụ kế toán không được tôn trọng...
Hiện nay dịch vụ kế toán chủ yếu được cung cấp chi các doanh nghiệp có quy
mô nhỏ, thường là những doanh nghiệp chưa có thói quen sử dụng dịch vụ cũng như ý
thức được tầm quan trọng của dịch vụ. Họ chú ý đến loại hình dịch vụ này dường như
chỉ đơn giản do đơn vị chưa thể tổ chức được bộ máy kế toán.
Từ thực tế đó tôi xin đưa ra một số kiến nghị nhằm góp phần phát triển thị
trường dịch vụ kế toán trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và trên địa bàn
thành phố Huế nói riêng.

Kiến nghị đối với các cá nhân, đơn vị có nhu cầu cung cấp dịch vụ kế toán
Xuất phát từ đặc điểm và tính chất của hoạt động kế toán, những người hành
nghề kế toán trong cơ chế kinh tế mới, theo tôi trước hết cần phải có tính chuyên
nghiệp cao, tâm huyết và trách nhiệm với nghề. Chỉ có như vậy mới có thể cung cấp
những dịch vụ có chất lượng theo yêu cầu của các đối tượng sử dụng dịch vụ trong
nền kinh tế phát triển nhanh như hiện nay
Các đơn vị cá nhân cung cấp dịch vụ cần có những hiểu biết cần thiết về pháp
luật, đặc biệt là hiểu biết và khả năng tuân thủ, giải thích các quy định pháp lý về kinh

-8-


tế-tài chính. Từ đó có thể tuân thủ các yêu cầu về mặt pháp luật đối với việc đăng ký
kinh doanh, cũng như đối với số liệu kế toán.
Về năng lực chuyên môn, phải có sự hiểu biết, có năng lực, trình độ tổ chức,
điều hành công việc, có kỹ năng và sự nhậy cảm, sáng tạo trong xử lý nghiệp vụ, đặc
biệt là năng lực xử lý các nghiệp vụ kinh tế tài chính trong một nền kinh tế năng động
và hội nhập. Không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên để
đảm bảo được các yêu cầu đề ra của khách hàng cũng như xây dựng lòng tin đối với
họ. Có kiến thức tốt về kinh tế, tài chính, hiểu biết sâu về các quy định kế toán và
kiểm toán. Có khả năng tổ chức công việc thu thập, xử lý và tổng hợp thông tin kinh
tế tài chính theo yêu cầu quản lý. Tham mưu về quản trị doanh nghiệp, trong các
quyết định kinh doanh, trong chiến lược đầu tư và kinh doanh
Về Phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp: trung thực, khách quan và bản lĩnh
nghề nghiệp. Bản lĩnh nghề nghiệp đòi hỏi người làm kế toán phải tôn trọng sự thực
và tính khách quan của hoạt động kinh tế, các ý kiến và thái độ trước thông tin kinh tế
tài chính phải thể hiện trách nhiệm và sự vững vàng về chuyên môn, sự tin cậy và xác
thực của bằng chứng, sự mềm mại trong ứng xử và thuyết phục.
Kiến nghị đối với các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng dịch vụ kế toán
Phải tuân theo quy định của pháp luật về việc sử dụng các cá nhân tổ chức

cung cấp dịch vụ kế toán, phải thuê các đơn vị cung cấp dịch vụ có đăng ký kinh
doanh và đủ các tiêu chuẩn theo quy định hiện hành
Các đơn vị sử dụng dịch vụ kế toán cần phải nhân thấy rằng sử dụng dịch vụ
kế toán để giúp cho các nhà quản trị đơn vị nắm được những thông tin kế toán chính
xác và hiệu quả chứ không hải là một cách để các nhà quản lý sử dụng dịch vụ kế toán
để đối phó với pháp luật.
Kiến nghị đối với các Sở, ban ngành có liên quan
Cần có cơ chế chính sách thông thoáng hơn để nhiều người có điều kiện
thành lập doanh nghiệp dịch vụ kế toán, chẳng hạn: Nên quy định những người có
bằng Thạc sỹ kinh tế tài chính - kế toán, thì không cần chứng chỉ hành nghề cũng
được phép thành lập; hoặc đối với người có bằng Đại học tài chính kế toán, thì không
cần quy định phải qua 2 năm thực tế công tác tại lĩnh vực tài chính kế toán là được
phép thi tuyển lấy chứng chỉ hành nghề. Đồng thời, có chính sách ưu đãi đối với dịch
vụ kế toán.
-9-


Có chế tài xử lý đối với tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ kế toán khi vi
phạm pháp luật.
Có thể giao cho Sở Tài chính hoặc Hiệp hội kế toán các tỉnh, thành phố mở
lớp thi tuyển cấp giấy chứng chỉ hành nghề.
Thành lập cơ quan chuyên xét xử (tòa án kinh tế) ở địa phương huyện, tỉnh ,
thành phố để xét xử khi có khiếu tố, kiến nghị, tranh chấp…
Tuyên truyền sâu rông trên các kênh thông tin về dịch vụ kế toán để các
doanh nghiệp hiểu về lợi thế khi thuê người làm kế toán hay kế toán trưởng.
Nếu các kiến nghị trên được thực hiện , dịch vụ kế toán sẽ ổn định và phát
triển tốt trong tương lai.
-----------

SUMMARY

Assessing the needs of accouting services in small and micro scalle enterprises
in Thua Thien Hue province.
Along with the development of economy in general and service in particular,
the applying activities accounting services is not new in Viet Nam. The need of
accounting services will increase surely in the future, promising the development of
service market in our country and South –East Asia.
However, in Thua Thien Hue market, this service has not developed yet.
According to the researching result with 30 enterprises, we conlude that: (1) the need
of accounting services of business in research area is very high, 100% of enterprises
confirm this, (2) some enterprises used service is rather pleasured with the service and
cost level, (3) accessing ability accounting services is still limited because of many
reasons, (4) 83% of responders confirm that establishing
service market is high necessary and feasable.

- 10 -

the public accounting


QUAN HỆ BIỆN CHỨNG CỦA KINH TẾ HỘ VÀ KINH TẾ
HỢP TÁC TRONG NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN NƯỚC TA
Trần Xuân Châu
Đại học Kinh tế Huế
1. Trước hết cần khẳng định kinh tế hộ là tiền đề, điều kiện của kinh tế hợp tác.
Hộ nông dân (HND) là tế bào kinh tế - xã hội trong phát triển sản xuất hàng hóa ở
nông thôn (NT). Nói như Lê-nin, điều kiện cần thiết đố là: "Một chủ trại tự do trên
mảnh đất tự do". Vì vậy, trong thực tế mọi thành công và thất bại trong phát triển kinh
tế đều bắt nguồn từ việc xác định địa vị pháp lý và hình thức tổ chức kinh tế của hộ
gia đình ND. Kinh tế ND là một hình thức kinh tế phức tạp, gắn bó hữu cơ với gia
đình họ. Đó là một loại xí nghiệp lao động gia đình sống theo những quy luật của nó.

Trong kinh tế gia đình, người nông dân vừa là chủ, vừa là người lao động. Mục đích
sản xuất trước hết của họ không phải vì lợi nhuận mà là để thỏa mãn những nhu cầu
của gia đình. Khi vượt ra khỏi kinh tế tự cung tự cấp, người ND bắt đầu nhận thấy rõ
sự cần thiết của tín dụng, kỹ thuật, thị trường và công nghệ tiên tiến. Tuy nhiên, các
quá trình thuần túy sinh học lại đòi hỏi một sự chăm sóc của từng cá nhân và điều đó
đã hạn chế sự phát triển theo chiều rộng của kinh tế HND. Do vậy và từ đặc điểm của
sản xuất nông nghiệp, lối sản xuất tập thể, hình thức HTX (HTX) sản xuất thường là
không phù hợp.
Xét về các mặt sở hữu, tổ chức quản lý, quan hệ phân phối, kinh tế HND tự chủ là
đặc thù thích hợp trong nông nghiệp, nông thôn (NN, NT). Do đó, kinh tế HND đã,
đang và sẽ tồn tại bền vững ở hầu hết quốc gia có sản xuất nông nghiệp và là hạt nhân
chủ yếu trong sản xuất nông nghiệp, từ các nước kém phát triển. Ở các nước kém phát
triển, kinh tế HND chủ yếu là tiểu nông, tỷ suất hàng hóa thấp. Ở các nước đã phát
triển, đã tiến hành công nghiệp hóa, hộ tiểu nông đã chuyển thành nông trại, sử dụng
máy móc và công nghệ hiện đại, năng suất cao, sản lượng lớn sản phẩm hàng hóa là
chủ yếu. Từ kinh tế tiểu nông chuyển lên kinh tế nông trại là một quá trình lâu dài. Ở
Việt Nam hiện nay, trong NN và NT đang diễn ra quá trình chuyển từ kinh tế sản xuất
hàng hóa nhỏ sang kinh tế thị trường. Việc phát triển và đẩy nhanh quá trình đó, một
mặt, phải phát triển mạnh kinh tế hộ, mặc khác, cần có sự tác động tích cực của kinh
tế hợp tác và vai trò của Nhà nước.
2. C,Mác cho rằng, nghề nông hợp lý chính là nông trại gia đình. Tuy nhiên,
ông không tuyệt đối hóa kinh tế tiểu nông đó, vì đối với "nghề nông hợp lý" thì hoặc
- 11 -


là phải có "bàn tay của người tiểu nông sống bằng lao động của mình" hoặc là phải có
"sự kiểm soát của những người sản xuất lên kết với nhau". Tức là, trong hoạt động
kinh tế - theo Mác mỗi ngành có một giới hạn tối ưu cần thiết, và khi giới hạn tối ưu
đó vượt quá khuôn khổ kinh tế của gia đình ND, lúc đó họ tìm cách hợp tác với nhau
để đạt tới giới hạn tối ưu mới. Như vậy, một mặt, HND vẫn là đơn vị kinh tế tự chủ,

có sự liên kết các quá trình, khâu, ngành ở những mức độ và hình thức khác nhau, tạo
thành kinh tế hợp tác, và kinh tế hợp tác ấy dần dần biến thành kinh tế HTX ở nông
thôn
Kinh tế hợp tác, đại thể có hai cấp độ: hợp tác đơn giản, chưa thành tổ chức
kinh tế và hợp tác chặt chẽ với tư cách là một tổ chức kinh tế. Từ đó thấy rằng: kinh tế
hợp tác là khái quát hóa các loại hình, các lĩnh vực hợp tác, liên kết giữa các HND,
các thành phần kinh tế trên cơ sở thõa thuận tự nguyện, tự quản, không phân biệt quy
mô tổ chức, trình độ kinh doanh và hình thức sở hữu. Kinh tế hợp tác không xóa nhòa,
không ảnh hưởng đến bản chất và cản trở sự phát triển của các thành phần kinh tế.
Nhưng nó tạo ra cơ sở, tạo ra sự hợp tác nhằm tận dụng và nâng cao sức sản xuất. Hợp
tác chỉ là một phương thức hoạt động, một hình thức tổ chức kinh tế, chứ không phải
là mục đích tự thân. HTX càng không phải là hình thức kinh tế duy nhất như quan
niệm trước đây. Trình độ phát triển kinh tế của mỗi nước, mỗi vùng quyết định sự
hình thành các hình thức hợp tác, thích hợp trong từng thời gian. Khi chuyển sang sản
xuất hàng hóa, ND cần có sự tác động của nhiều hình thức hợp tác khác nhau, từ việc
thõa thuận một vài khâu, ký hợp đồng kinh tế, mua bán vật tư và nông sản với các cơ
sở đến việc tổ chức ra các HTX.
Ở nước ta hiện nay, phần lớn HND là hộ tiểu nông, sau khoán 10 ( 1988) đã có
bước phát triển mới. HIện nay, hệ thống kinh tế tập thể đã thu hút được 12,5 triệu lao
động có ảnh hưởng đến dời sống của gần 50 triệu dân, chủ yếu là tầng lớp dân cư có
thu nhập thấp. Tuy nhiên kinh tế HND còn bộc lộ nhiều hạn chế:
- Hiện nay, trong cả nước có khoảng 56% (của tổng số 12 triệu) số hộ thuộc
loại nghèo (thu nhập bình quân dưới 55000đ/người/tháng). Nhiều hộ phải đi vay nặng
lãi để sản xuất và sinh hoạt, khoảng cách giữa hộ giàu và hộ nghèo ngày càng xa ra.
- Các hộ lao động chủ yếu bằng công cụ thủ công, do thiếu vốn nên đầu tư ít và
chậm đưa tiến bộ khoa học - công nghệ vào quá trình sản xuất nên lao động cực nhọc,
năng suất thấp và tỷ suất hàng hóa thấp.
- 12 -



- Sản xuất tuy có đa dạng về cây trồng, vật nuôi, ngành nghề, nhưng còn manh
mún, nặng tính thuần nông, chủ yếu lo cái ăn cho gia đình, cho nên thu nhập thấp,
trong khi mức độ sử dụng ruộng đất và lao động lại cao.
- Dân số tăng nhanh nhưng ruộng đất có hạn; mặt khác, việc phân chia ruộng
đất bình quân manh mún, hạn chế quá trình tích tụ và tập trung để đẩy nhanh sản xuất
hàng hóa.
- Trình độ dân trí thấp nên việc tiếp cận thông tin gặp nhiều khó khăn, không quen
mua bán kinh doanh, thường bị tư thương ép giá khi muốn tiêu thụ sản phẩm ngay hoặc
muốn có vật tư kịp thời để sản xuất sinh hoạt. Tình hình đó đòi hỏi phải có sự hợp tác từng
mặt hay nhiều mặt giữa các hộ với nhau trên cơ sở tương trợ, tự nguyện, dân chủ, không
bóc lột, cùng có lợi.
Sau thất bại của phong trào hợp tác hóa từ những năm 60-80, ở nước ta đang
diễn ra quá trình xây dựng HTX kiểu mới và các hình thức kinh tế hợp tác đa dạng
trong NN, NT. HTX (và các tổ chức kinh tế hợp tác) ra đời trước hết là do nhu cầu
kinh tế của các HND. Họ tự nguyện xây dựng các tổ chức hợp tác để tạo nên sức
mạnh lớn hơn, sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn, chống lại độc quyền, lũng đoạn,
chèn ép. Về mặt lịch sử, trước khi nền sản xuất hàng hóa TBCN ra đời, trong NN, NT
đã có các hình thức hợp tác tương trợ giản đơn giữa những người lao động, giữa các
HND để tiến hành sản xuất theo những quy ước mà hai bên thỏa thuận. Từ kinh tế tiểu
nông chuyển sang sản xuất hàng hóa, đó cũng chính là quá trình đi đôi với sự ra đời
của các tổ chức, các hình thức kinh tế hợp tác gắn liền với kinh tế hộ. Về mặt kinh tế xã hội cũng như bản chất của sở hữu, kinh tế HND - về thực chất - là một cơ sở kinh
tế khép kín, là một đơn vị kinh tế tổng hợp (vừa trồng trọt, vừa chăn nuôi, có khi cả
nghề rừng và nghề cá, vừa chế biến, vừa làm nghề thủ công, lại có khi kiêm cả buôn
bán và tín dụng). A.V.Trai-a-nốp, nhà kinh tế nông nghiệp Nga nổi tiếng, cho rằng:
HTX NN là sự bổ sung cho kinh tế HND; thiếu kinh tế HND . HTX sẽ không có ý
nghĩa. Do đó, về bản chất, HTX và các hình thức kinh tế hợp tác chính là hình thức
liên kết của những người lao động, những hộ gia đình ở những khâu, những lĩnh vực
mà từng hộ không làm được hoặc làm kém hiệu quả. Kinh tế hợp tác trong thời kỳ đổi
mới khác với mô hình kinh tế tập thể hóa trước đây ở chỗ, nền kinh tế này bao gồm
hai bộ phận cấu thành; kinh tế hộ và kinh tế tập thể. Hai bộ phận này có mối quan hệ

qua lại chặt chẽ với nhau. Sự phát triển của bộ phận này là điều kiện cho sự phát triển
- 13 -


của bộ phận kia và ngược lại, trong đó kinh tế nông hộ là cái có trước, cái quyết định
cho sự ra đời và phát triển của kinh tế tập thể, Những đặc điểm, trình độ phát triển của
kinh tế nông hộ quyết định đặc điểm, trình độ phát triển của kinh tế hợp tác, kinh tế
tập thể. Thực tế phát triển của kinh tế hợp tác trong thời gian qua cho thấy, kinh tế tập
thể đã không đứng vững được khi tổ chức nó ở trình độ cao hơn trình độ phát triển của
kinh tế nông hộ và không trên cơ sở phát triển kinh tế nông hộ. Ngược lại, khi các
nông hộ có nhu cầu hợp tác, thì dù chưa có sự giúp đỡ bên ngoài, ND cũng tự tổ chức
thành những tổ chức kinh tế hợp tác giữa họ với nhau. Tính đến cuối năm 2006, cả
nước có 320.000 tổ hợp tác, tăng 35% so với năm 2001. Trong đó, tổ hợp tác nông –
lâm nghiệp chiếm 34%, tổ hợp tác tín dụng chiếm 23%, tổ hợp tác thuỷ sản chiếm
4,5%,… và đã có 120 tổ hợp tác đã phát triển thành HTX1. Như vậy, căn cứ vào nhu
cầu kinh tế (và trong chừng mực nhất định nào đó là cả nhu cầu xã hội của nông hộ)
mà tổ chức nên những loại hình hợp tác thích hợp với những nhu cầu đó.
Tóm lại, hợp tác là nhu cầu tất yếu của kinh tế hộ, nó trước hết phải xuất phát
từ tiền đề tất yếu kinh tế của kinh tế hộ. Do đó, muốn phát triển kinh tế hợp tác thì
điều đầu tiên phải làm cho HND thật sự trở thành đơn vị kinh tế tự chủ, tức là đã bắt
đầu sản xuất hàng hoá. như điều kiện cần, nếu chưa được như thế thì họ cũng không
có nhu cầu hợp tác. Trái lại, kinh tế hợp tác cùng tồn tại với kinh tế hộ, không hạn chế
hay loại trừ kinh tế hộ mà hỗ trợ cho kinh tế hộ phát triển. Đây chính là biện chứng
của sự phát triển.
Ở nước ta hiện nay, có một vấn đề rất phức tạp là, ở nhiều vùng khó khăn lạc
hậu có nhiều gia đình nông dân yếu kém, hoặc hộ gia đình chính sách, trong bước
chuyển sang kinh tế thị trường, bản thân họ không thể hoặc không có điều kiện để
vươn lên. Do đó, khoảng cách kinh tế giữa họ với các nhóm hộ khác ngày càng lớn. Nhu cầu
cấp bách của họ là xóa đói giảm nghèo. Đây cũng là một nhu cầu thực tiễn của quá trình hợp tác,
nhằm mục đích tương trợ, tương thân, tương ái, trong bước chuyển sang nền kinh tế thị trường ở

NT nước ta. Đặc thù này chính là biện chứng xã hội của sự phát triển các hình thức hợp tác trong
NN, NT Việt Nam hiện nay
Rõ ràng, trong sự phát triển của kinh tế hộ và kinh tế hợp tác - xét một cách
tổng thể - thì: quy luật phát triển của kinh tế hàng hóa đòi hỏi phải tách dần các hoạt
động kinh tế vốn là tổng hợp trong từng HND thành những chức năng độc lập thông
1

Báo cáo của liên minh HTX Việt Nam

- 14 -


qua con đường hợp tác hóa. HTX tổ chức thực hiện những chức năng được tách ra từ
kinh tế hộ để họ có thể chuyên môn hóa một hay một vài hoạt động nào đó có hiệu
quả kinh tế nhất.
Mỗi chức năng được tách ra có thể tương ứng với một loại hình HTX nhất định.
Các chức năng khác nhau được tách ra và do những tổ chức hợp tác đảm nhiệm sẽ tạo
thành sức mạnh tác động trở lại hoạt động của các nông hộ và đưa lại hiệu quả kinh tế cao
hơn. Như vậy, hợp tác phải đưa lại nhiều lợi ích hơn cho HND. Hợp tác hóa không phải là
mục đích tự thân, càng không phải để thực hiện mục tiêu phi kinh tế. Chừng nào mà sự tồn
tại của HTX không tăng thêm lợi ích cho người lao động, thì chừng đó, nhân dân vẫn thấy
tính chất lao động tổng hợp của hộ gia đình là ưu việt hơn. Một điều góp phần lý giải thái
độ của ND đối với HTX kiểu cũ trước đây là, trong quá trình hợp tác hóa, người ta chỉ để
lại cho ND các hoạt động sản xuất nông nghiệp và một phần thủ công nghiệp, còn những
hoạt động khác như buôn bán, tín dụng, chế biến - là những khâu có lãi nhiều - thì không
cho ND làm để họ bù vào phần thu nhập có hạn từ khâu hoạt động sản xuất. Cho nên, hợp
tác hóa là một quá trình hoàn toàn tự nguyện, là quá trình kinh tế là chính, chứ không phải
là quá trình chính trị thuần túy. Đó cũng chính là quá trình phát triển tự nhiên của phân
công lao động xã hội hướng vào các khâu: tín dụng, cung ứng, chế biến, tiêu thụ, tư vấn,
chuyên lo dịch vụ sản xuất... phục vụ cho sản xuất NN. Và, đây là lý do quan trọng nhất

của việc thành lập các HTX kiểu mới đòi hỏi trước hết phải là các HTX cổ phần, dựa trên
sở hữu tư nhân, cá thể kết hợp với sở hữu tập thể nhằm đảm bảo cho cả đôi bên cùng có lợi.
Đó là sự phủ định của sự liên kết kinh tế hộ và kinh tế hợp tác để thúc đẩy sản xuất trong
NN, NT phát triển nhanh hơn.
3. Trên cơ sở kinh nghiệm của nhiều nước và kinh nghiệm ở Việt Nam những
năm qua có thể rút ra một số kết luận sau nhằm luận chứng thêm cho mối quan hệ
biện chứng đã giải trình ở các phần trên:
- Cơ sở để hình thành và phát triển kinh tế hợp tác trong NN, NT là kinh tế
HND; hợp tác là nhu cầu tất yếu của HND.
- HTX trong NN đã ra đời, tồn tại, phát triển và ngày càng hoàn thiện, xuất
phát từ yêu cầu khách quan của sản xuất hàng hóa và đời sống của quần chúng nhân
dân. Tuy nhiên, HTX không phải là mục tiêu cuối cùng của tổ chức sản xuất mà chỉ là
hình thức tổ chức và biện pháp nhằm thúc đẩy kinh tế hộ phát triển. HTX cũng là con

- 15 -


đường để xã hội hóa nền sản xuất NN, nhất là những nước đang phát triển như Việt
Nam.
- Hợp tác hóa phải xuất phát không chỉ từ tất yếu kinh tế mà còn trên cơ sở của
tính tự nguyện, ý thức hợp tác, quản lý dân chủ, tương trợ, không bóc lột và cùng có
lợi. Đặc biệt, phải nâng cao ý thức hợp tác và đổi mới cách làm HTX
- Do những đặc thù của sản xuất NN mà HTX trong NN, về cơ bản, không phải
là các HTX sản xuất. Nó chỉ làm chức năng dịch vụ cho sản xuất NN. Còn việc trực
tiếp sản xuất, hạch toán kinh doanh do các hộ thực hiện, không cần có sự can thiệp
của HTX. Đây là đặc thù trong mối quan hệ giữa kinh tế hộ và kinh tế hợp tác trong
NN, NT.
- Tùy trình độ và quy mô, điều kiện cụ thể của từng vùng, mỗi hộ - trong điều
kiện kinh tế thị trường - có thể tham gia vào một hay nhiều HTX khác nhau, không
phân biệt địa giới hành chính, theo đúng quy định của Luật HTX.

- Về cơ bản, trong mối quan hệ của kinh tế hộ và kinh tế hợp tác, các HTX
được hình thành không phải trên cơ sở tập thể hóa, mà theo con đường góp vốn, góp
công và phân chia lợi ích. Nó không những không động chạm đến quyền sở hữu của
từng hộ gia đình mà còn tạo điều kiện tăng thêm năng lực sản xuất và lợi ích của từng
hộ. Chính điều này làm cho người ND dễ dàng tham gia và chấp nhận một cách tự
nguyện. Kinh tế hợp tác và kinh tế HTX do vậy, là sự cộng sinh tất yếu, làm động lực
thúc đẩy kinh tế hộ phát triển.
- Khi đã phát triển, các HTX thường liên kết với nhau thành các hiệp hội (hệ
thống) ở từng địa phương. Các hiệp hội này có tính chất tập trung hóa theo chiều dọc.
đấy chính là thực chất của hợp tác hóa NN, là kết quả kết hợp kinh tế hộ và sức mạnh
hợp tác, là xu hướng tất yếu, phổ biến của quá trình hợp tác hóa trong NN, NT và
trong cả nước. Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào các hợp tác kinh doanh của hộ
và HTX, mà chỉ tác động gián tiếp, kiểm tra, kiểm soát, giám sát các hoạt động kinh tế
theo pháp luật. Các liên hiệp HTX cấp toàn quốc có quyền thay mặt các xã viên HTX
để tham gia với Nhà nước trong việc nghiên cứu và ban hành các chính sách bảo vệ
quyền lợi của kinh tế hộ và các tổ chức hợp tác. Đây là điều đặc biệt quan trọng ở
nước ta hiện nay. Nếu trước đây cơ chế đó là Nhà nước - HND tập thể hóa, thì bây giờ
Nhà nước - HTX - thị trường - HND, hoặc Nhà nước - thị trường - HTX (trạm nghiên
cứu) - HND. HTX ở đây, ngoài chức năng hỗ trợ kinh tế trực tiếp cho kinh tế hộ, còn
- 16 -


đóng vai trò như một trạm nghiên cứu, thông tin cho các cấp chính quyền, trực tiếp đề
xuất vấn đề, còn HND là nơi ứng dụng trực tiếp. Đây cũng là đặc điểm phù hợp nhất
tạo thêm mối quan hệ và nâng cao tính hiệu quả của sự kết hợp, liên kết của kinh tế
ND và Nhà nước trong cơ chế thị trường. Có thể thấy rằng ngày nay, trong NN, NT,
nếu không có sự trợ giúp đắc lực của nhà nước thì kinh tế hợp tác, và nhất là HTX khó
hoạt động hiệu quả. Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách tích cực,
nhưng đến nay mới có 1/3 số tỉnh, thành phố trên cả nước có biện pháp hỗ trợ phát
triển HTX nông nghiệp2.

- Đứng trước cơ hội và thách thức hoà nhập WTO, trong NN, NT phải nhanh
chóng xúc tiến và nâng cao hiệu quả của hợp tác 5 nhà: Nhà nông, Nhà nước, nhà
doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà băng (tín dụng, ngân hàng), trong đó phải lấy kinh tế
hộ nông dân làm đối tượng phục vụ. Mặt khác, bản thân HND cũng phải vươn lên để
thật sự trở thành hộ kinh tế tự chủ, trở thành đối tác lợi ích nhiều chiều đối với các đối
tác. Có vậy mới đảm bảo một liên kết kinh tế bền vững, lâu dài, nâng cao sức cạnh
tranh với bên ngoài.
Như vậy, trong mối quan hệ biện chứng của kinh tế hộ và kinh tế hợp tác, hộ và tổ chức
hợp tác là hai chủ thể kinh tế tồn tại song trùng, không đối lập nhau: trong đó, kinh tế hộ là tiền
đề trực tiếp còn HTX kiểu mới là tổ chức kinh tế thuộc loại hình xí nghiệp cổ phần, HND
tương tự như những cổ đông. Dĩ nhiên, sở hữu và quan hệ kinh tế trong HTX có sự khác biệt
so với sở hữu công ty3:
Thành viên của công ty là những chủ doanh nghiệp, còn thành viên của HTX là
những người nông dẫn trực tiếp sản xuất và kinh doanh nhỏ.
Việc góp vốn của xã viên là nhằm hình thành một tổ chức kinh tế chung. Kinh tế HTX có
chức năng trước hết là hỗ trợ các thành viên – không chỉ là kinh tế mà còn trong đời sống
của họ
Tính cộng đồng (tương trợ, bình đẳng) là đặc trưng riêng có của tổ chức kinh tế hợp
tác
Nhà nước có vai trò hỗ trợ đặc biệt, thúc đẩy sự ra đời và phát triển của loại hình
sở hữu này. Do vậy, trên bề mặt của đời sống kinh tế, có sự đan xen giữa thể chế
kinh tế nhà nước, thể chế kinh tế thị trường và thể chế cộng đồng.
2
3

Tạp chí lý luận chính trị 4/2007
Tạp chí nghiên cứu kinh tế 12/2005

- 17 -



Hoạt động của các tổ chức kinh tế hợp tác chỉ tập trung vào những khâu, những
lĩnh vực đòi hỏi phải có sức mạnh tập thể, có sự hợp tác mới đem lại hiệu quả, nhằm
khắc phục những mặt hạn chế và giới hạn của kinh tế hộ và đẩy nhanh sự phát triển
của cả hai thực thể: kinh tế hộ và kinh tế hợp tác trong NN, NT nước ta hiện nay.
TÓM TẮT
Từ đặc thù sản xuất nông nghiệp và địa bàn nông thôn, hộ nông dân tự chủ là
đơn vị kinh tế thích hợp nhất. Trong quá trình phát triển, hợp tác là nhu cầu tất yếu
của kinh tế hộ nông dân, nhất là khi vượt qua khuôn khổ, điều kiện, khả năng của họ.
Kinh tế hợp tác và kinh tế hộ là hai thực thể kinh tế, có cùng các nguyên tắc
hợp tác với nhau. Sự phát triển của bộ phận này là điều kiện cho sự phát triển của bộ
phận kia, trong đó kinh tế hộ là cái có trước, là hạt nhân, quyết định cho sự ra đời và
phát triển của kinh tế hợp tác. Kinh tế hợp tác chỉ trở thành một thực thể kinh tế đích
thực khi kinh tế hộ đã bắt đầu sản xuất hàng hoá. Kinh tế hợp tác có vai trò hỗ trợ,
thúc đẩy kinh tế hộ phát triển hiệu quả hơn, từ đó giải quyết các vấn đề xã hội.
Muốn phát triển kinh tế hợp tác, ngoài nhu cầu kinh tế và ý thức hợp tác của hộ
nông dân, cần có sự trợ giúp đắc lực của nhà nước, của các tổ chức xã hội, trong đó
phải lấy hộ nông dân làm đối tượng phục vụ.

SUMMARY

THE DIALECTICAL RELATIONSHIP BETWEEN
INDIVIDUAL ECONOMY AND COOPERATIVE ECONOMY
IN THE AGRICULTURE AND RURAL AREAS IN VIETNAM
The college of economics
Tran Xuan Chau
The self-supporting farmer family is the most appropriate economic units due
to its agricultural characters and rural areas. Cooperation is the indispensable demand
for individual economy to overcome their difficulties.
Cooperatives and individuals are two economic factors which share the same

principles. The development of one factor provides conditions for the other.
Individuals that appear first determine the appearance and development of
cooperatives. Only when individuals start its production of goods do cooperatives
become a real economic entity. Cooperatives play an important role in supporting,
encouraging individual economy to develop, which solve social issues.
Besides economic demand and farmers’ cooperative consciousness, it is hard
support from the State and social organisations that help cooperative develop.

- 18 -


TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ KINH TẾ HỢP TÁC VÀ Ý
NGHĨA CỦA NÓ TRONG ĐỔI MỚI HỢP TÁC XÃ NÔNG
NGHIỆP HIỆN NAY Ở NƯỚC TA.
Trần Xuân Châu - Đại học Kinh tế Huế

Trong suốt thời kỳ hoạt động cách mạng, vấn đề được Chủ tịch Hồ Chí Minh
nhận thức sâu sắc nhất trong lý luận cách mạng vô sản của chủ nghĩa Mác – Lênin,
đồng thời cũng là vấn đề được Người vận dụng thành công rực rỡ trong hoạt động
thục tiễn ở cả hai giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ và cách mạng XNCH, có lẽ là
vấn đề nông dân, nông nghiệp. Có thể nói tư tưởng Hồ Chí Minh là sự vận dụng sáng
tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào hoàn cảnh cụ thể ở Việt Nam. Theo Người khi xem
xét vấn đề nông dân phải kết hợp chặt chẽ vấn đề chính trị với vấn đề gốc rễ của nó là
kinh tế nông nghiệp. Trong thời gian lưu lại ở Matxcơva (năm 1923), Người đã
nghiên cứu “vấn đề ruộng đất ở Châu Á” và rất quan tâm luận điểm của Mác “việc
không có chế độ tư hữu ruộng đất quả thật là chiếc chìa khoá để hiểu toàn bộ phương
Đông”. Vì vậy, trong giai đoạn giành chính quyền, vấn đề “độc lập dân tộc” và “người
cày có ruộng” được Người quan tâm háng đầu. Ngay trong tác phẩm “Đường cách
mệnh” (năm 1927) Hồ Chủ tịch đã viết:”Đảng cộng sản cầm quyền, tổ chức ra Chính
phủ công, nông binh, phát đất cho dân cày …. Ra sức tổ chức kinh tế mới”(1). Trong

giai đoạn phát triển đất nước, lợi ích kinh tế của nông dân và của nhân dân nói chung
được đặt lên hàng đầu. Chính trị là sự biểu hiện tập trung của kinh tế. Phép biện
chứng giữa kinh tế và chính trị thể hiện trong luận điểm của Người:”Nếu nước độc lập
mà dân không hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập dân tộc cũng chẳng có nghĩa lý
gì”(2). Tư tưởng ấy được chứng minh bằng thắng lợi to lớn trong chính sách của
Đảng, thể hiện tư tưởng chỉ đạo của Bác năm 1955 – 1960 – đây là thời kỳ khôi phục
và phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, bắt đầu từ nông nghiệp. Chủ tịch Hồ
Chí Minh nhấn mạnh rằng đặc điểm to lớn của nước ta trong thời kỳ quá độ (TKQĐ)
là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên CNXH không phải kinh qua giai
đoạn phát triển TBCN. Vì vậy, Người đã viết và phát biểu nhiều các vấn đề nông dân
nông nghiệp, trong đó, nổi bật là tư tưởng kinh tế hợp tác và HTX trong nông nghiệp,
nông thôn. Thời kỳ bôn ba tìm đường cứu nước, Người đã tiếp cận tư tưởng của Mác:

- 19 -


đối với “nghề nông hợp lý” thì hoặc là phải có “bàn tay của người tiểu nông sống
bằng lao động của mình” hoặc là phải có “sự kiểm soát của những người sản xuất liên
kết với nhau” – đây là cơ sở tư tưởng đầu tiên về một chế độ hợp tác trong nông
nghiệp mà Mác chưa kịp hoàn chỉnh. Chủ tịch Hồ Chí Minh hiểu rõ sức mạnh của hợp
tác, liên kết, nhưng làm thế nào để tổ chức ra sự hợp tác, liên kết đó nhất là trong nông
thôn lạc hậu, nông nghiệp yếu kém, manh mún như nước ta. Theo Người:”Sửa cái xã
hội cũ đã mấy nghìn năm (trì trệ, lạc hậu, nhân dân không có ruộng đất, canh tác
manh mún) làm xã hội mới (XHCN), ấy là rất khó. Nhưng biết cách làm, biết đồng
tâm hợp lực mà làm thì chắc chắn làm được”(3). Vì vậy không phải ngẫu nhiên mà
trong tác phẩm “Đường cách mệnh” người đã trang trọng dành một chương bàn về
“HTX” với rất nhiều nội dung (lịch sử, mục đích, lý luận, loại hình HTX (và các tổ
chức từng loại), tác dụng của HTX, cách tổ chức của HTX)
Về lịch sử, HTX đầu tiên xuất hiện đầu tiên ở nước Anh. Năm 1791, mấy
người thợ dệt vải rủ nhau lập ra một cái hội “làm vải cho tốt và bán giá trung bình

trong xóm”. Người còn chỉ ra các HTX ở Nga, Pháp, Đan mạch (nông dân hợp tác),
Đức (ngân hàng hợp tác) và “Ở Nhật Bản, có một hội khi mới thành lập ra chỉ có 1480
đồng vốn, sau 8 năm đã có 370.000 đồng”.
Về mục đích của các tổ chức hợp tác “tuy cách làm có khác nhau ít nhiều
nhưng mục đích thì nước nào cũng như nhau”, đó là mưu lợi cho những người tham
gia hợp tác, giúp đỡ tương trợ nhau, hạn chế bóc lột của tư bản và đế quốc.
Về lý luận, Người nêu:tục ngữ Việt Nam có câu:”Nhóm lại thành giàu, chia ra
thành khó” và “một cây làm chẳng nên non, nhiều cây cụm lại nên hòn núi cao”. Lý
luận TX đều ở trong những điều ấy”. Đáng chú ý là lý luận HTX và kinh tế hợp tác
của những Người giản dị, dể hiểu, dễ vận dụng. Người nói:”nếu chúng ta đứng riêng
ra, thì sức nhỏ mà làm không nên việc. Thí dụ, mỗi người mang một cái cột, một tấm
tranh ở riêng một người một nơi, thì lều chẳng ra lều, nhà chẳng ra nhà. Nhóm những
cột ấy, tranh ấy, sức ấy làm ra một cái nhà rộng rãi bề thế rồi ăn chung, ở chung với
nhau. Ấy là hợp tác”(4) Sau này, khi đến thăm nông dân HTX nông nghiệp Cầu
Thành (Đại từ, Thái Nguyên) ngày 2/3/1958, Người đã nói:”Một cây làm chẳng nên
non, ba cây chụm lại nên hon núi cao. Muốn làm hòn núi cao, phải vào tổ đổi công và
HTX, vì nhiều người hợp tác lại làm được nhiều, được tốt”

- 20 -


Về loại hình, Người đưa ra bốn loại hình: HTX tiền bạc (tín dụng), HTX mua –
bán, HTX sinh sản (sản xuất) và giải thích: HTX khác hội buôn bởi hội buôn lợi riêng,
HTX lợi chung và HTX tuy là để giúp đỡ nhau nhưng không giống các hội từ thiện.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, nguyên tắc chung của HTX, ngoài tự nguyện, cùng có
lợi, dân chủ, còn mang tính chất tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau và chống sự bóc lột.
Người cũng đã giải thích nội dụng hoạt động của mỗi loại hình HTX, trong đó nhấn
mạnh trước hết là HTX tín dụng, coi đó là “ngân hàng của nhân dân”, là nơi cung tiêu
vốn cho sản xuất và đời sống. Người còn chỉ ra việc tạo vốn, cách quay vòng vốn và
tạo uy tín của tín dụng trong nông thôn, chỉ ra vai trò và tác dụng của HTX thương

nghiệp, nhấn mạnh tính chất hợp tác – là nhằm có lợi cho nông dân khi mua hoặc khi
bán, chứ chưa nhấn mạnh tính chất kinh doanh thuần tuý của HTX thương nghiệp.
Đối với HTX sản xuất, Chủ tịch Hồ Chí Minh ví dụ: người trồng bông nhưng
không có bàn đánh bông, không có đồ kẹp sợi, cho nên phải đem bông bán giá rẻ. Nếu
góp nhau thành HTX, mua đủ đồ mà làm, thì công ít mà lợi nhiều”(5). Có thể nói,
thiên tài của Người không chỉ là đưa ra một lý thuyết về HTX và kinh tế hợp tác, mà
còn thể hiện tầm nhìn xa trông rộng, với một tình nhân ái, nhân văn sâu sắc đối với
người nông dân bao đời sống dưới ách phong kiến thực dân, còng lưng làm việc dưới
roi vọt. Có lẽ vì vậy mà ngay từ khi viết “Đường cách mệnh” để tuyên truyền tư tưởng
cách mạng giành độc lập dân tộc. Hồ Chí minh đã chuẩn bị con đường, giải pháp phát
triển kinh tế - xã hội trong nông nghiệp, nông thôn. Người chỉ rõ:”HTX để giúp nhau
làm ăn…HTX là rất có lợi nên dân các nước làm nhiều lắm”(6). Sau ngày miền bắc
hoàn toàn giải phóng, với cải cách ruộng đất – thành quả có ý nghĩa quan trọng là đã
giải phóng HND và nền sản xuất nông nghiệp khỏi sự cùm trói của phương thức bóc
lột phong kiến ngự trị ở nông thôn trong nhiều thế kỷ, đưa nông dân nô lệ, làm thuê
lên vị trí người nông dân tự do làm chủ. Trong lịch sử tiến hoá của giai cấp nông dân,
đây là bước nhảy vọt có ý nghĩa cách mạng. Trong những năm 1955 – 1957, dưới sự
chỉ đạo của Hồ Chủ tịch, Đảng và Chính phủ đã ban hành 8 chính sách khuyến khích
sản xuất nông nghiệp trong đó có chính sách “đẩy mạnh phong trào đổi công, giúp đỡ
nhau phát triển rộng rãi hình thức tổ chức đổi công”(7) và đây là một trong những
động lực thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển. Các Hội nghị đổi công toàn quốc
(lần thứ nhất – tháng 5/1955,lần thứ hai – tháng 3/1956 lần thứ ba – tháng 5/1957) đã
có tác dụng thiết thực trong việc hướng dẫn, vận động nông dân phát huy yếu tố tích
- 21 -


cực của hình thức hợp tác lao động giản đơn. Thời kỳ này, Hồ Chủ tịch đã bắt tay trực
tiếp chỉ đạo phong trào hợp tác hoá. Sau đó là sự ra đời “điều lệ HTX”.
Trong hội nghị đổi công toàn quốc (từ ngày 6 – 18 tháng 5 năm 1955) Hồ Chủ
tịch đã đến tham gia và nói chuyện về phương châm, nguyên tắc, phương pháp tổ

chức đổi công, theo Người, “nguyện vọng của nông dân khi chưa có ruộng đất thì
muốn có ruộng đất, khi có ruộng đất rồi thì muốn sản xuất nhiều để được ấm no. Đó là
mục đích của tổ chức đổi công”(8). .Vì vậy, không thể lý luận suông, chính trị suông,
người dân “ chỉ biết rõ giá trị của tự do, độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ”(9).
Nói chuyện trong phiên họp đầu tiên của Uỷ ban kiến quốc (năm1945).Hồ chủ tịch đã
nêu 4 nhiệm vụ “cần làm ngay” là phải cho dân có ăn, có mặc, có ở, được học
hành.(10)
Về phương châm, theo Người , cần phải phát triển tổ đổi công từng vụ, từng
việc, tiến tới tổ đổi công thường xuyên, đổi công mùa này sang mùa khác. Về nguyên
tắc tổ đổi công, Người nhấn mạnh” một là, không được cưỡng ép ai hết; hai là, làm
sao cho những gia đình trong tổ đều có lợi; ba là, quản trị phải dân chủ. Đặc biệt,
Người rất quan tâm phương pháp tổ chức đổi công và đã chỉ ra: một là, chớ ham làm
mau, làm rầm rộ, đi bước nào vững vàng, chắc chắn bước ấy; hai là, phải thiết thực;
ba là, phải làm từ nhỏ đến lớn. Tư tưởng này cho thấy, Hồ Chí Minh đã vận dụng
khéo léo các nguyên tắc hợp tác hoá (HTH) của Lênin vào hoàn cảnh nông thôn Việt
Nam vốn nhỏ lẻ, manh mún, lạc hậu. Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc phát triển
kinh tế hợp tác – các tổ đổi công ở nông thôn. Theo Người, ở chặng đầu của TKQĐ
lên CNXH, Việt Nam cần lấy phát triển nông nghiệp là chính. Ngay từ năm 1946,
Người đã chỉ ra:”Việt Nam là một nước sống về nông nghiệp. Nền kinh tế của ta lấy
canh nông làm gốc. Trong công cuộc xây dựng nước nhà, Chính phủ trông mong vào
nông nghiệp một phần lớn. Nông dân ta giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh
thì nước ta thịnh”(11). Để phát triển nông nghiệp, Người nhắc: ra sức xây dựng tổ đổi
công tốt để đẩy mạnh sản xuất và tiết kiệm, cần làm cho mọi người hiểu rằng có tổ đổi
công tốt thì sản xuất mới có thể gia tăng. Kinh tế nông thôn mới có thể phát triển, đời
sống nhân dân mới có thể ấm no, mọi việc khác mới có thể thi hành. Trong buổi nói
chuyện với Hội nghị tổng kết nông – lâm – ngư nghiệp tháng 4 – 1956, Hồ Chủ tịch
còn nhắc lại:”muốn sản xuất tốt, phải xây dựng tổ đổi công cho tốt…tổ đổi công là
một hình thức tiến dần lên xã hội XHCN”(12) và muốn xây dựng tổ đổi công, HTX
- 22 -



được tốt, phải đoàn kết, phải làm cho mọi người tự nguyện tham gia, phải bàn bạc dân
chủ và tính toán cho công bằng hợp lý”(13). Như vậy, đối với Hồ Chủ tịch, kinh tế
HTX và HTX không phải là mục đích tự thân mà chỉ là phương tiện để thúc đẩy kinh
tế phát triển, phải có lãi thì mới nên làm và phải tính toán cẩn thận “cái gì ra, cái gì
vào, việc gì phải làm ngay, việc gì chờ , hoãn, hay bỏ, món gì đáng tiêu, người nào
đáng dùng”(14). Có thể coi đây là một ý tưởng khoa học quản lý kinh tế mẫu mực trong
TKQĐ lên CNXH ở nước ta, nhất là những năm 60 của thế kỷ XX ở Việt nam. Thấy
được trình độ non kém trong công tác tổ chức quản lý của cán bộ ta, nhất là tư tưởng
nóng vội, chủ quan, duy ý chí trong việc phát triển kinh tế hợp tác ở nông thôn, trong
bài nói tại Hội nghị tổng kết phòng trào HTH nông nghiệp tháng 9 – 1959, Hồ Chủ
tịch nói rõ:”Chúng ta tổ chức HTX trước hết nhằm mục đích nâng cao đời sống nhân
dân, phát triển HTX một cách chắc chắn, không nên chạy theo số lượng”, bởi vì “nông
dân cần trông thấy lợi ích thiết thực, lợi ích gần và lợi ích xa, lợi ích riêng và lợi ích
chung, lợi ích bộ phận và lợi ích toàn cục”(15). Cho nên “Việc gì có lợi cho dân phải
hết sức làm, việc gì hại cho dân phải hết sức tránh”(16).
Khi đặt vấn đề đẩy lên một bước thành lập HTX, Hồ Chủ tịch đặt ra câu hỏi:
trước hết ta cần nhận rõ mục đích của việc tổ chức HTX là gì? Và Người trả lời luôn –
là để cải thiện đời sống nhân dân, làm cho nông dân được ấm no, mạnh khoẻ, được
học tập, làm cho dân giàu nước mạnh. Đó là mục đích riêng và mục đích chung của
việc xây dựng HTX.
Chúng ta cũng cần chú ý rằng, ngay từ năm 1927, Hồ Chủ tịch đã đặt vấn đề
HTX (dành trọn một chương trong “Đường cách mệnh” trình bày về HTX) nhưng
trong chỉ đạo thực tiễn những năm 1955 – 1960, Người mới chỉ nhấn mạnh tổ đổi
công - một hình thức kinh tế hợp tác - hợp tác đơn giản (cấp thấp của HTX). Và khi
đề cập đến HTX bậc cao, Người cũng rất dè dặt. Theo chúng tôi, tư tưởng về kinh tế
hợp tác được Hồ Chí minh đặt trong mối quan hệ tổng thể với các thành phần kinh tế
khác, cũng đang rất non yếu trong TKQĐ. Về quyền sở hữu tư liệu sản xuất, theo
Người có các hình thức sở hữu của Nhà nước, sở hữu của HTX, sở hữu của Người lao
động riêng lẻ, sở hữu của nhà tư bản. Các hình thức sở hữu này cùng tồn tại và hoạt

động đồng thời trong TKQĐ(17). Trong sự vận động đó, việc thành lập HTX trước hết
là do nhu cầu kinh tế - xã hội và liên kết một cách đa dạng, thậm chí không nhất thiết
phải theo địa giới hành chính. Người nói, “Không phải làng nào cũng phải lập mỗi
- 23 -


làng một HTX. Cũng không phải mỗi làng phải lập cả mấy HTX. Cũng không phải
lập HTX này thì không lập được HTX kia. Chẳng qua theo hoàn cảnh nơi nào lập
được HTX nào, và có khi 2 HTX – mua và bán - lập chung cũng được. Nếu nhiều nơi
đã thành lập HTX như nhau thì các HTX ấy nên liên lạc với nhau, thế lực ngày càng
mạnh hơn. Hoặc khi 2 HTX tính chất khác nhau thì cũng nên liên kết với nhau như
một HTX”(18). Đây là tư tưởng về HTX liên hiệp, vừa là kết quả vừa là tiền đề tất yếu
về mặt tổ chức trong sự phát triển kinh tế hợp tác trong nông thôn, trên cơ sở sự đa
dạng của nền kinh tế nhiều thành phần. Đây cũng chính là cống hiến quan trọng của
Chủ tịch Hồ Chí Minh về tư tưởng kinh tế hợp tác, bổ sung sang tạo lý luận HTH của
Lênin. HTX kiểu mới hiện nay chính là sự trở lại tư tưởng về kinh tế hợp tác của chủ
tịch Hồ CHí Minh.
Hồ Chủ tịch cũng đã đề ra nguyên tắc đối với thành viên là xã viên HTX:”HTX
chỉ có hội viên mới được hưởng lợi, chỉ có hội viên mới có quyền” và việc hưởng lợi
theo nguyên tắc hạch toán độc lập:”những việc kỹ thuật như tính toán, xem hàng hoá,
cầm máy,… thì có thể cho phép mướn người ngoài” và “đã vào hội thì bất kể góp
nhiều, góp ít, vào trước, vào sau, ai cũng bình đẳng như nhau”(19). Người còn nhấn
mạnh: Muốn xoá bỏ được nghèo nàn, lạc hậu, không chỉ phát triển kinh tế nhiều thành
phần, phát triển kinh tế quốc doanh, mà nhà nước cần khuyến khích, hướng dẫn và
giúp đỡ cho kinh tế HTX phát triển”(20).
Tóm lại, điều đáng chú ý trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế hợp
tác (tổ đổi công, hợp tác và HTX) trong nông nghiệp, nông thôn là: luôn luôn vì lợi
ích của quần chúng nông dân, vì mục đích của dân giàu, nước mạnh và nguyên tắc tự
nguyện, cùng có lợi, quản lý dân chủ, tương trợ, không bóc lột trong việc xây dựng
các tổ chức đổi công hợp tác.

Có thể thấy rằng, những năm 1955 – 1960, ở miền bắc, nông nghiệp, nông thôn
đã có những bước phát triển đáng kể. So sánh năm 1960 với năm 1955, năng suất lao
động nông nghiệp tăng 1,4 lần, sản lượng tăng 1,5 lần. Sản phẩm hàng hoá tăng 1,5
lần. 80% số HND đạt mức trung nông. Đó là kết quả của nhiều chủ trưởng chính sách
của Đảng và Nhà nước ta phù hợp với nông dân, trong đó có chính sách về kinh tế
hợp tác. Đây cũng là thời kỳ Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp lãnh đạo phong trào
HTH. Tiếc rằng tư tưởng tổ đổi công, về kinh tế hợp tác của Người đã không được
vận dụng trong lãnh đạo kinh tế thời kỳ 1960 – 1980 vã đã phạm một số sai lầm:
- 24 -


×